Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10 TỪ BÀI 20 ĐẾN BÀI 35, SOẠN THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.52 MB, 115 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Tuần 1 - Ngày soạn:
PPCT: Tiết

Bài 20. LỚP VỎ ĐỊA LÍ. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ
HOÀN CHỈNH CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được khái niệm lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí. Phân biệt được lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái đất.
- Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Giải thích được nguyên nhân của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí.
- Phân tích để thấy giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí có mối quan hệ
mật thiết với nhau.
2. Kỹ năng.
- Phân tích sơ đồ, lát cắt, video clip để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ
yếu của lớp vỏ địa lí: khái niệm và giới hạn của lớp vỏ địa lí, biểu hiện của quy
luật thống nhất và hoàn chỉnh.
3. Thái độ.
- Quan tâm đến sự thay đổi của môi trường tự nhiên xung quanh.
- Suy nghĩ, cân nhắc trước khi tiến hành một hoạt động nào đó có liên quan đến
môi trường, dự báo trước những hậu quả sẽ xảy ra từ hành động của mình.
- Có ý thức và hành động tích cực để bảo vệ tự nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên.
4. Năng lực được hình thành.
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt môn Địa lí
+ Nhận thức và phát triển được kĩ năng phân tích mối quan hệ tương hỗ, nhân
quả giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí.


+ Vận dụng quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí vào việc giải
thích một số đặc điểm, hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất và Việt Nam.
+ Năng lực sử dụng hình ảnh, hình vẽ, video địa lí.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Đối với giáo viên :
- Hình 20.1 SGK phóng to, tranh ảnh về tác động của con người trong việc sử dụng
tự nhiên, video tư liệu về sự thay đổi của trái đất.
NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

1


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Đối với học sinh :
- Tranh ảnh về sự tàn phá rừng ở địa phương.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Vận dụng
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cao
thấp
- Nêu được khái - Giải thích - Phân tích ví - Lấy một vài
LỚP VỎ niệm lớp vỏ địa lí, được
nguyên dụ về sự thay ví dụ minh
ĐỊA LÍ.
quy luật thống nhân của quy đổi của khí họa về những

QUY
nhất và hoàn chỉnh luật thống nhất hậu, sinh vật hậu quả xấu
LUẬT
của lớp vỏ địa lí. và hoàn chỉnh sẽ làm thay đổi do tác động
THỐNG Phân biệt được lớp của lớp vỏ địa các thành phần của con người
NHẤT
vỏ địa lí và lớp vỏ lí.
khác của tự gây ra đối với

Trái đất.
- Phân tích để nhiên
môi trường tự
HOÀN
- Trình bày khái thấy giữa các - Rút ra ý nhiên.
CHỈNH
niệm, sự biểu hiện thành phần tự nghĩa thực tiễn - Đưa ra các
CỦA
và ý nghĩa thực nhiên trong lớp của quy luật giải pháp sử
LỚP VỎ tiễn của quy luật vỏ địa lí có mối thống nhất và dụng và bảo
ĐỊA LÍ
về tính thống nhất quan hệ mật hoàn chỉnh
vệ tài nguyên
và hoàn chỉnh của thiết với nhau.
tại địa phương
lớp vỏ địa lí.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. Tình huống xuất phát (Thời gian: 2 phút)
1. Mục tiêu
- Kết nối bài mới

- Định hướng kiến thức bài mới.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Nêu vấn đề/cả lớp
3. Phương tiện:
- Các tranh ảnh về sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS quan sát một số bức ảnh về sự thay đổi của Trái Đất do biến
đổi khí hậu.
● Hình ảnh về sự thay đổi của Trái Đất do biến đổi khí hậu:

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

2


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
/>
● Giáo viên nêu vấn đề: Tại sao cảnh quan trên Trái đất lại có sự thay đổi
mạnh mẽ? Con người có vai trò như thế nào trong sự thay đổi của tự nhiên?
- Bước 2: Học sinh suy nghĩ, trao đổi và nêu ra quan điểm của mình.
- Bước 3: Giáo viên đánh giá, dẫn dắt vào bài học.
Trong tự nhiên, bất cứ một thành phần nào cũng nhiều thành phần tự nhiên
ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay
đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. Để hiểu sâu sắc hơn về quy
luật này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu LỚP VỎ ĐỊA LÍ. (Thời gian 5 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm lớp vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí.

- Phân biệt được lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái đất.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở/ Chia sẻ nhóm đôi; Hình thức dạy học: Cá nhân)
Phương tiện:
- SGK, sơ đồ lớp vỏ địa lí
- Phiếu học tập

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

3


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
HS đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ lớp vỏ địa lí hãy cho biết:

1) Lớp vỏ địa lí là gì? Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
2) Độ dày của lớp vỏ địa lí ở lục địa và đại dương.
3) Giới hạn trên và giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ học sinh khi phát hiện khó khăn.
- Bước 3: HS dựa vào sơ đồ lớp vỏ địa lí để báo cáo kết quả. Các HS khác nhận
xét, bổ sung.
- Bước 4: GV hỏi mở rộng:
✔ Căn cứ vào sơ đồ của lớp vỏ địa lí và lớp vỏ trái đất, hãy tìm sự khác biệt giữa
hai lớp vỏ này theo phiếu học tập sau:
+ Phiếu học tập số 1: Phân biệt lớp vỏ địa lí và lớp vỏ Trái Đất.
Điểm so sánh
Lớp vỏ địa lí
Lớp vỏ Trái Đất

Giới hạn
Chiều dày
Thành phần
- Bước 5: GV gọi HS trình bày và tổng kết.
NỘI DUNG
I. Lớp vỏ địa lí.
- Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ Trái Đất, ở đó các

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

4


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
lớp vỏ bộ phận xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Chiều dày của lớp vỏ địa lí khoảng từ 30 - 35 km, tính từ giới hạn dưới
của lớp ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương và xuống hết lớp vỏ phong hoá ở lục
địa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH
CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ. (Thời gian: 27 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày khái niệm, sự biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật về tính thống
nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Phân tích để thấy giữa các thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí có mối quan hệ
mật thiết với nhau
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Thảo luận nhóm/dạy học theo trạm, dạy học trải nghiệm/kỹ thuật mảnh ghép
3. Phương tiện dạy học:
- Video, hình ảnh trải nghiệm, bút màu, giấy vẽ, các phiếu học tập.
4. Các hoạt động học tập.

Lưu ý: Ở tiết trước GV đã chia lớp thành 4 nhóm chuyên gia về nhà trải nghiệm
thực tế địa phương, tìm hiểu kiến thức trong SGK, các tài liệu tham khảo hoặc
internet với các nội dung như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự nóng lên của Trái Đất đã tác động như thế nào đến các
thành phần tự nhiên khác.
+ Nhóm 2: Phân tích ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK trang 75.
+ Nhóm 3: Chụp ảnh thực trạng chặt phá rừng ở địa phương và hậu quả.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về sự thay đổi của trái đất trong những thập kỷ qua.
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK, nêu khái niệm và nguyên nhân của quy luật
thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
- Bước 2: Thống nhất nội quy học tập theo trạm.
GV giới thiệu nội dung tại các trạm học tập: Có 4 trạm học tập với các nội
dung khác nhau như sau:
● Trạm “Quan sát”: Qua đoạn video về sự tăng nhiệt độ của trái đất (+ Video
về sự tăng nhiệt độ của Trái Đất: www.youtube.com/watch?v=tOX9TuGrg.)
hãy cho biết: Hiện tượng trái đất nóng lên tác động đến các thành phần khác
như thế nào?
Phiếu học tập số 1
Nhân tố thay đổi
Tác động đến các thành phần tự nhiên khác
- Khí hậu: nhiệt độ trái đất nóng
lên.

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

5


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
● Trạm “Phân tích”: Phân tích ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK trang 75 để

thấy được sự thay đổi của lượng nước sông vào mùa lũ và sự biến đổi
của khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt.
Phiếu học tập số 2
Nhân tố thay đổi
Tác động đến các thành phần tự nhiên
khác
Sự thay đổi lượng nước sông ngòi
vào mùa lũ
Sự biến đổi khí hậu từ khô hạn
sang ẩm ướt
● Trạm “Trải nghiệm”: Từ những hình ảnh thực tế về thực trạng chặt
phá rừng ở địa phương do nhóm 3 (Nhóm trải nghiệm thực tế) cung
cấp:

hãy nêu sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác khi rừng bị chặt phá.
Phiếu học tập số 3

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

6


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Nhân tố thay đổi
Tác động đến các thành phần tự nhiên khác
Sinh vật: phá rừng
● Trạm “Sáng tạo”: Hãy vẽ một bức tranh, hình ảnh hoặc biểu tượng về
chủ đề “Sự thay đổi của Trái Đất”
- Bước 3: GV chia lớp thành 4 nhóm mảnh ghép (trong mỗi nhóm sẽ có 2 đến 3
chuyên gia là các HS ở nhóm chuyên gia đã tìm hiểu các nội dung học tập ở nhà).

Các nhóm sẽ lần lượt thực hiện nhiệm vụ học tập ở 4 trạm:
+ Nhóm 1 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Quan sát”
+ Nhóm 2 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Phân tích”
+ Nhóm 3 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Trải nghiệm”
+ Nhóm 4 sẽ bắt đầu học tập ở trạm “Sáng tạo”
- Bước 4: Di chuyển và học tập
+ Các nhóm sẽ lần lượt thực hiện nhiệm vụ ở các Trạm học tập khác nhau.
Tại mỗi trạm, HS ở nhóm chuyên gia sẽ hướng dẫn các HS khác tìm hiểu nội dung
học tập được giao trong khoảng thời gian 3 phút. Trong quá trình HS chuyên gia
hướng dẫn, các HS khác chủ động ghi chép, lắng nghe để thống nhất nội dung
trong phiếu học tập.
+ GV quan sát các nhóm làm việc và có sự hỗ trợ kịp thời khi thấy HS gặp
khó khăn. Hướng dẫn HS di chuyển qua các trạm học tập.
+ Sau khi nhiệm vụ ở trạm thứ nhất được hoàn thành thì các nhóm sẽ lần
lượt di chuyển qua các trạm tiếp theo để hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ di chuyển các trạm như sau:
Bắt đầu

Trạm
"Quan
sát"

Trạm
"Sáng
tạo"

Trạm
"Phân
tích"
Trạm

"Trải
nghiệm

- Bước 5: Báo cáo kết quả học tập.
+ GV yêu cầu các nhóm lên dán sản phẩm của mình lên bảng. Sau đó yêu
cầu mỗi nhóm sẽ trình bày ở mỗi Trạm học tập bất kì. Các nhóm khác sẽ nhận xét
bổ sung sau khi nghe báo cáo.

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

7


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
+ GV tổng hợp các ví dụ trên sơ đồ để hình thành mối quan hệ hai chiều
giữa các thành phần tự nhiên, tạo phản ứng dây chuyền, bổ sung hoàn thiện các ví
dụ và đưa ra kết luận.
- Bước 6: Sau khi các nhóm báo cáo xong kết quả học tập, GV gọi HS bất kì lên
bảng hoàn thành phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4
1. Khái niệm
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về
…………… giữa các thành phần và của …………….……………. trong lớp vỏ địa
lí.
2. Biểu hiện.
- Trong tự nhiên, bất cứ một ………………… nào cũng gồm ……………… ảnh
hưởng qua lại phụ thuộc nhau.
- Nếu một thành phần …………… sẽ dẫn tới sự ………………. của các thành
phần còn lại và ……………
Sau đó GV chuẩn kiến thức.

NỘI DUNG
I. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
1. Khái niệm
Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và
của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
2. Biểu hiện
- Trong tự nhiên, bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần
ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi thì sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành
phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Hoạt động 3: Rút ra Ý NGHĨA QUY LUẬT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM.(Thời
gian: 7 phút)
1. Mục Tiêu:
- Rút ra ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:
- Đàm thoại gợi mở/chia sẻ nhóm đôi; Hình thức: cặp
3. Phương tiện dạy học:
- Các tư liệu học tập

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

8


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS đọc bảng thông tin về thảm họa sinh thái trên vùng biển Aran
Năm 1963, chính quyền Xô Viết cho xây dựng các công trình thủy lợi dẫn
nước từ 2 con sông Xưa Đaria và Amu Đaria về tưới cho hoang mạc vùng
Trung Á. Nhờ có nước, nghề trồng cây ăn quả, bông vải và chăn nuôi được

phát triển thuận lợi. Giữa các hoang mạc khô cằn dần dần mọc lên các thị
trấn, các khu dân cư cùng các cánh đồng xanh tươi, trong khi lượng nước đổ
vào vùng biển A-ran giảm hẳn. Vào những năm 50 của thế kỷ XX, khối lượng
nước đổ vào biển A-ran vào khoảng 55 km3/năm, nhưng đến đầu những năm
80, khối lượng đó đã không còn đáng kể. Biển cạn dần, diện tích mặt biển bị
thu hẹp tới 2/5; bờ biển lùi xa có nơi tới 45km, nước biển mặn thêm, 24 loài cá
– một thời là nguồn lợi kinh tế chính của ngư dân vùng biển đã gần như tuyệt
chủng và nghề cá ở đây bị lụn bại, biển A-ran đang trở thành biển chết; thiệt
hại cho ngành hàng hải và thủy sản còn lớn hơn nhiều những gì nước 2 con
sông đem lại cho vùng Trung Á. Nguy hiểm hơn vùng đáy biển A-ran lộ ra
trên mặt, đất bị khô và hóa mặn, độ ẩm không khí giảm xuống nên các trận
bão bị tăng lên mang theo muối tới các vùng lân cận, làm giảm năng suất cây
trồng rõ rệt, thiệt hại cả ở chính ngành nông nghiệp, đặc biệt là cây bông vải –
cây trồng chính của khu vực này. Khí hậu quanh vùng trở nên khắc nghiệt
hơn, nếu trước khi đào kênh, trung bình nhiệt độ mùa hè là 350C và mùa đông
là 250C thì nay là 500C vào mùa hè và -500C vào mùa đông. Những hậu quả
trên đã gây thiệt hại lớn cho người dân nhưng thật khó để trả lại nước cho 2
con sông này.
(Nguồn: Địa lí tự nhiên đại cương 3 – trang
162)
- Bước 2: GV yêu cầu HS từng cặp đôi ngồi gần nhau thảo luận trả lời các câu hỏi
sau:
+ Hậu quả của công trình thủy lợi hồ A-ran là gì?
+ Việc nắm được quy luật tự nhiên có ý nghĩa gì với con người khi khai thác
tự nhiên?
+ Con người cần làm gì để bảo vệ tự nhiên?
HS thảo luận theo cặp, sau đó GV gọi từng cặp trả lời, các cặp khác nhận xét bổ
sung.
- Bước 3: GV chia lớp thành 2 nhóm (2 dãy bàn) sau đó tổ chức trò chơi tiếp sức:


NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

9


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
+ Nhóm 1 lên ghi các tác động tiêu cực của con người vào tự nhiên gây ảnh
hưởng đến cảnh quan ở địa phương em.
+ Nhóm 2 lên ghi những tác động tích cực của con người vào tự nhiên gây
ảnh hưởng đến cảnh quan ở địa phương em.
HS các nhóm lần lượt lên bảng ghi trong thời gian 1 phút.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và mở rộng:
+ Để hạn chế những tác động không mong muốn, con người cần rút ra bài
học gì khi khai thác tự nhiên?
NỘI DUNG
II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
3. Ý nghĩa thực tiễn.
- Cần nắm vững quy luật của tự nhiên để có thể dự báo trước sự thay đổi của các
thành phần tự nhiên khi chúng ta sử dụng chúng.
- Trong khai thác tự nhiên, cần nhìn nhận trong mối quan hệ tổng thể giữa các
thành phần tự nhiên, giữa tổng thể này với tổng thể khác theo một quá trình.
* Bài học.
✔ Cần nghiên cứu kĩ càng, toàn diện điều kiện địa lí của bất cứ lãnh thổ nào
trước khi đưa vào sử dụng chúng.
✔ Cần khai thác, sử dụng hợp lí nhằm phát triển bền vững đảm bảo cân đối
về kinh tế - xã hội – môi trường.
C. Hoạt động luyện tập (Thời gian: 3 phút)
1. Mục Tiêu:
- Củng cố kiến thức
2. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học:

- Trò chơi
3. Phương tiện dạy học:
- Các tư liệu học tập, bộ câu hỏi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên tổ chức trò chơi con số may mắn

1

2

3

6

5

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

4

10


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Luật chơi: Có 6 con số khác nhau, trong đó có 5 con số chứa 5 câu hỏi trắc
nghiệm và 1 con số may mắn. Các học sinh được phép lựa chọn các con số tùy ý,
nếu chọn con số có câu hỏi thì học sinh phải trả lời câu hỏi trắc nghiệm, trả lời
đúng được cộng 1 điểm, trả lời sai học sinh khác có quyền trả lời. Nếu học sinh
nào chọn được con số may mắn thì không phải trả lời mà vẫn được 10 điểm.
- Bước 2: Tiến hành chơi: HS chọn số. GV đọc câu hỏi. HS trả lời.

Câu 1. Đâu không phải là đặc điểm của lớp vỏ địa lí ?
A. Được cấu tạo bởi đá trầm tích, đá granit, đá bazan.
B. Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt lục địa.
C. Chiều dày khoảng 30-35 km.
D. Trong lớp vỏ địa lí, các quyển có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau.
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng ?
A. Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực.
B. Trong tự nhiên, các thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc
nhau.
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của nó có sự biến đổi.
D. Một thành phần của lớp vỏ địa lí biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả
các thành phần khác.
Câu 3. Đâu không phải là biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của
lớp vỏ địa lí?
A. Sự thay đổi lượng nước của sông ngòi vào mùa lũ là do nước mưa tăng lên.
B. Sự phân bố các vành đai đất và sinh vật theo độ cao địa hình.
C. Rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường.
D. Nhiệt độ trái đất nóng lên làm băng ở hai cực tan.
Câu 4. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải
nghiên cứu kĩ:
A. địa chất, địa hình. B. khí hậu, đất đai. C. toàn bộ điều kiện địa lý D. sinh vật,
sông.
Câu 5. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn
nào sau đây?
A. Điều tiết lũ. B. Cung cấp nước. C. Giảm diện tích rừng. D. Điều hòa
khí hậu.
- Bước 3: GV tổng kết và dặn dò.
D. Hoạt động nối tiếp và hướng dẫn tự học. (thời gian: 1 phút)
1. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế

2. Hình thức: cá nhân

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

11


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
3. Tiến trình thực hiện
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà
Câu 1: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở nước ta nếu không hợp lí sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến tài nguyên và môi trường.
Câu 2: Nguyên nhân và hậu quả của sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 ở
các tỉnh Bắc Trung Bộ?
- Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………………
….
………………………………………………………………………………………
….

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

12



GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Tuần - Ngày soạn:
PPCT: Tiết

BÀI 21. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm quy luật địa đới, quy luật phi địa đới.
- Trình bày được nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi
địa đới.
- Chứng minh được địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.
2. Kỹ năng
- Đọc bản đồ các đới khí hậu, bản đồ các nhóm đất chính, bản đồ các thảm thực vật
chính trên thế giới.
3. Thái độ
- Nhận thức được các quy luật địa đới và quy luật phi địa đới không tác động riêng
lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Từ đó có những tác động phù hợp
trong quá trình sử dụng tự nhiên.
4. Năng lực hình thành
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, tri thức
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, phân tích, đề xuất giải pháp
với các vấn đề thực tiễn
- Năng lực ngôn ngữ thông qua việc trình bày thông tin, phản bác, lập luận…
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử
dụng lược đồ, sơ đồ, bản đồ…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên

2. Chuẩn bị của học sinh
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Nội
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
dung
- Phát biểu được - Chứng minh - Đọc bản - Nhận thức được các
Quy
luật địa khái niệm quy được địa đới là đồ các đới quy luật địa đới và
đới và luật địa đới, quy quy luật phổ biến khí hậu, bản quy luật phi địa đới
luật phi địa đới. của các thành đồ
các không tác động riêng
quy
- Nêu được các phần địa lí.
nhóm
đất lẻ mà diễn ra đồng
luật
- Phân tích được chính, bản thời và tương hỗ lẫn
phi địa biểu hiện của

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

13


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
đới.


quy luật địa
đới, quy luật
phi địa đới.

nguyên nhân của đồ các thảm
quy luật địa đới, thực
vật
quy luật phi địa chính trên
đới.
thế giới
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Liên kết nội dung bài học
- Tạo sự tập trung vào tình huống “phải suy nghĩ”
2. Phương pháp dạy học:
- Khai thác hình ảnh trực quan/trò chơi
3. Phương tiện
- Hình 19.1

nhau. Từ đó có
những tác động phù
hợp trong quá trình
sử dụng tự nhiên.

4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV treo bảng thông tin giống nhau và hình 19.1.
Vĩ độ (BCN)
Thảm thực vật

Thảm thực vật từ Tây sang Đông
0
0
200
400
600
900

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

14


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
● GV chuẩn bị tên các thảm thực vật (in và cắt vừa chữ)
● Trong thời gian 1 phút, ai sắp xếp đúng vào ô tương ứng nhiều từ nhất sẽ
thắng.
- Bước 2: GV gọi ngẫu nhiên 2 HS và ra hiệu lệnh cho 2 HS lên dán vào cột của
mình (Mỗi HS giao một cột)
- Bước 3: GV tổng kết và dẫn nhập vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật địa đới (15 phút).
1. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm quy luật địa đới
- Nêu được các biểu hiện của quy luật địa đới.
- Phân tích được nguyên nhân của quy luật địa đới.
2. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm/Trạm
3. Phương tiện
- Các hình 12.1; 14.1; 19.1; 19.2;

- Bảng phụ, phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 10 nhóm theo 2 cụm ( Cụm 1: Nhóm 1,2,3,4,5;
Cụm 2: Nhóm 6,7,8,9,10.). Tại các trạm các nhóm sẽ giải quyết nội dung theo thứ
tự trong thời gian 5 phút. Hết 5 phút di chuyển đến trạm khác theo sơ đồ di chuyển

CỤM 1

Trạm
1

Trạm
2

Trạm
3

Trạm
4

Trạm
5

CỤM 2

Trạm
1

Trạm
2


Trạm
3

Trạm
4

Trạm
5

❖ Trạm 1: “Khái niệm – Nguyên nhân” SỰ PHÂN BỐ CÁC VÒNG ĐAI
NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT
Dựa vào SGK, sự hiểu biết cá nhân hãy hoàn thiện phiếu học tập:
Phiếu học tập trạm 1
QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
Khái niệm

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

15


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Nguyên nhân
❖ Trạm 2: “Biểu hiện 1” SỰ PHÂN BỐ CÁC VÒNG ĐAI NHIỆT TRÊN
TRÁI ĐẤT
Dựa vào SGK, sự hiểu biết cá nhân hãy hoàn thiện phiếu học tập:
Phiếu học tập trạm 2
Vị trí
Các vòng đai


Giữa các đường đẳng nhiệt

Khoảng vĩ tuyến

Nóng
Ôn hòa
Lạnh
Băng giá vĩnh cửu
❖ Trạm 3: “Biểu hiện 2” CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN
TRÁI ĐẤT
Dựa vào hình 12.1, sự hiểu biết cá nhân hãy cho biết trên Trái Đất có những
đai khí áp và những đới gió nào?

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

16


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Hình 12.1. Các đai khí áp và gió trên Trái Đất
❖ Phiếu học tập trạm 3
CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Các đai khí áp
các đới gió

❖ Trạm 4: “Biểu hiện 3” CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
Căn cứ vào hình 14.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có
mấy đới khí hậu? Kể tên các đới khí hậu đó.


Hình 14.1. Các đới khí hậu trên Trái Đất
❖ Phiếu học tập trạm 4
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

❖ Trạm 5: “Biểu hiện 4” CÁC NHÓM ĐẤT VÀ KIỂU THẢM THỰC
VẬT
Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết:

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

17


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
● Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân thủ theo quy
luật địa đới không?
● Liệt kê từng nhóm đất và từng kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo vào
phiếu học tập
Hình 19.1. Các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

18


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10

❖ Phiếu học tập trạm 5
NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ


19


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
TỪ CỰC VỀ XÍCH ĐẠO
Các nhóm đất
Kiểu thảm thực vật
- Bước 2: Các nhóm giải quyết nội dung tại các trạm.
- Bước 3: GV theo dõi hoạt động của các nhóm để đánh giá, nhận xét.
NỘI DUNG
Phản hồi phiếu học tập phần mục lục
Hoạt động 2: Tìm hiểu QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI (15 phút)
1. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm quy luật phi địa đới.
- Trình bày được các biểu hiện, nguyên nhân của quy luật phi địa đới.
- So sánh sự khác nhau giữa quy luật đai cao và quy luật địa ô.
2. Phương pháp dạy học:
- Nêu vấn đề/Thảo luận nhóm/kỹ thuật
khăn trải bàn
3. Phương tiện
- SGK, hình 19.1; hình 18; hình 19.11
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu vấn đề: Tại sao
nước ta có cùng vĩ độ với các nước ở
Tây Nam Á và Bắc Phi nhưng nước ta
không có hoang mạc?
- Bước 2: GV cho HS suy nghĩ 1 phút
và báo cáo vòng tròn.
Bởi vì, nước ta tiếp giáp với biển Đông và có 3260 km đường bờ biển trải
dài từ Bắc vào Nam nên nhận được lượng ẩm lớn. Nhất là vào khoảng thời gian từ

tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam hoạt động mạnh, khi đi qua vùng biển khối khí
này trở nên nóng ẩm lên, gây mưa lớn cho toàn Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Bước 3: GV dẫn dắt vào tìm hiểu quy luật phi địa đới. (Kỹ thuật khăn trải bàn)
● GV giữ 10 nhóm cũ, các nhóm ngồi theo vị trí
● Nhiệm vụ: Dựa vào hình 18; hình 19.1 và hình 19.11, hãy:
✔ Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của quy luật phi địa đới.
✔ Cho biết ở lục địa Bắc Mỹ, theo vĩ tuyến từ đông sang tây có những kiểu
thảm thực vật nào? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?
- Bước 4:
● Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

20


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
● Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời
● Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (Phiếu
học tập)
Phiếu học tập
QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện
Quy luật đai cao
Quy luật địa ô
- Khái niệm
- Nguyên nhân

- Biểu hiện
- Bước 5: GV bốc thăm ngẫu nhiên nhóm trình bày. Các nhóm còn lại bổ sung
(nếu có)
- Bước 6: GV chốt kiến thức. Các nhóm tự chấm điểm chéo nhau.

Sơ đồ các vành đai thực vật và đất ở sườn Tây dãy Cap-ca

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

21


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10

Sự thay đổi thảm thực vật dọc theo vĩ độ 400B ở lục địa Bắc Mĩ
C. Luyện tập và nâng cao (9phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức
2. Phương pháp dạy học:
- Hỏi đáp nhanh
3. Phương tiện
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm
- Bộ đáp án chữ cái A-B-C-D (HS)
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV ổn định, thống nhất cách trả lời: giơ 1 đáp án đúng nhất.
- Bước 2: GV đọc – HS giơ đáp án. GV có thể yêu cầu một vài em giải thích vì sao
chọn để kiểm tra mức độ hiểu bài hay là “giơ theo”.
CÂU HỎI
Câu 1. Qui luật địa đới là
A. sự thay đổi của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

B. sự thay đổi có qui luật của các thành phần địa lí và cảnh quan theo vĩ độ
C. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

22


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
D. sự thay đổi có qui luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến qui luật địa đới trên Trái Đất là
A. sự thay đổi mùa trong năm
B. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm
C. sự thay đổi bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ
D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ
Câu 3. Biểu hiện không đúng của quy luật địa đới là
A. trên Trái Đất, từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt.
B. trên Trái Đất có 6 đai khí áp và 7 đới gió.
C. trên Trái đất ở mỗi bán cầu đều có 7 đới khí hậu.
D. trên Trái Đất có 10 nhóm đất và 10 kiểu thảm thực vật.
Câu 4. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí
theo vĩ độ từ xích đạo đến cực là quy luật
A. thống nhất và hoàn chỉnh.
B. địa đới.
C. địa ô.
D. đai
cao.
Câu 5. Việt Nam thuộc kiểu khí hậu
A. cận nhiệt lục địa.
B. cận nhiệt gió mùa.

C. nhiệt đới gió mùa.
D. nhiệt đới lục địa.
Câu 6. Càng xa bề mặt Trái Đất thì tính địa đới sẽ
A. càng tăng lên.
B. càng yếu dần.
C. không thay đổi.
D. càng giảm nhanh.
Câu 7. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là
A. sự phân bố các vành đai đất và khí hậu theo vĩ độ.
B. sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
C. sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
D. sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái đất.
Câu 8. Sự phân bố đất liền, biển, đại dương và ảnh hưởng của các dãy núi chạy
theo hướng kinh tuyến tạo nên quy luật
A. địa ô.
B. đai cao.
C. địa đới.
D. thống nhất và hoàn
chỉnh.
Câu 9. Quy luật địa đới không biểu hiện qua yếu tố
A. khí hậu, thủy văn.
B. đất đai, sinh vật.
C. thảm thực vật.
D. độ cao địa hình.
- Bước 3: GV đánh giá và dặn dò.

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

23



GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
D. Vận dụng và mở rộng (1 phút) Cho tìm hiểu ở nhà
1. Mục tiêu
- Khẳng định được các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động riêng lẻ mà
diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau.
2. Phương pháp dạy học:
- Phát vấn/cả lớp
3. Phương tiện: Không
4. Tiến trình hoạt động
Phương án 1:
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: các quy luật địa đới và phi địa đới có quan hệ gì với
nhau không? Có, thì mối quan hệ này thể hiện và diễn ra như thế nào?
- Bước 2: HS trả lời
- Bước 3: GV chốt kiến thức: Các quy luật địa đới và phi địa đới không tác động
riêng lẻ mà diễn ra đồng thời và tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi quy luật lại
đóng vai trò chủ chốt trong từng trường hợp cụ thể, chi phối mạnh mẽ chiều
hướng phát triển của tự nhiên và địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần
địa lí.
Phương án 2: sau khi quan sát các hình trong SGK: hình 14.1 và hình 19.1, em
hãy tìm những nét tương đồng về sự phân bố của các đới khí hậu và các kiểu thảm
thực vật trên Trái Đất.
Những nơi thể hiện rõ quy luật địa đới
………………….
Những nơi thể hiện rõ quy luật phi địa ………………….
đới
Gợi ý trả lời:
Những nơi thể hiện rõ quy luật địa Bắc Âu, Bắc Á, Bắc và Trung Phi, Đông
đới
Nam Á.

Những nơi thể hiện rõ quy luật phi Ôxtrâylia, Nam Mỹ, Nam Phi, Trung và
địa đới
Đông Á.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập trạm 1
QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh
Khái niệm
quan địa lí theo vĩ độ.
Nguyên nhân Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt
Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.
Phiếu học tập trạm 2

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

24


GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 10
Vị trí
Các vòng đai

Giữa các đường đẳng nhiệt
200C của 2 bán cầu

Nóng

Khoảng vĩ tuyến
300B đến 300N


200C và 100C của tháng nóng 300 đến 600 ở cả hai bán cầu
nhất

Ôn hòa

Lạnh

Giữa 100 và 00 của tháng
nóng nhất

Ở vòng đai cận cực của 2
bán cầu

Băng giá vĩnh cửu

Nhiệt độ quanh năm dưới
00C

Bao quanh cực

❖ Phiếu học tập trạm 3
CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Các đai khí áp
các đới gió
- 7 đai khí áp:
- 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2
+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới. Đông cực.
+ 4 đai áp cao: 2 cận chí tuyến, 2 ở cực.
❖ Phiếu học tập trạm 4
CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận
cực, cực.
❖ Phiếu học tập trạm 5
TỪ CỰC VỀ XÍCH ĐẠO
Các nhóm đất
Kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến
xích đạo.
(Ghi tên ra)
(Ghi tên ra)

Khái niệm
Nguyên nhân

Phiếu hoc tập hoạt động 2
QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo
địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

NHỮNG GIÁO VIÊN ĐỊA LÝ TRẺ

25


×