Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Các tư liệu về nguyên tố Bạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.56 KB, 2 trang )

CÁC TƯ LIỆU VỀ BẠC
Tác dụng sát trùng, diệt khuẩn của bạc
Người Mông Cổ rất thích dùng sữa ngựa đãi khách, để tỏ với khách là tình bạn của họ tinh khiết như bạc và
cũng tinh khiết như sữa ngựa. Điều kì lạ là bát bằng bạc như có phép giữ cho sữa ngựa thức ăn đựng
trong đó trong một thời gian dài không bị thiu, ôi. Dùng bình bạc đựng nước có thể bảo quản được nhiều
tháng không hề bị hôi thối. Vì sao vậy?
Nhiều người cho rằng bạc không hoà tan vào nước. Thực ra, không có chất gì không hoàn toàn hoà tan vào
nước. Khi bạc gặp nước, sẽ có một lượng nhỏ bạc đi vào nước và tạo thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt
khuẩn rất mạnh. Chỉ cần có 1/5tỉ gam bạc trong một lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không cho vi
khuẩn phát triển tất nhiên thức ăn cũng sẽ không bị thiu.
Khoảng 2000 năm trước người cổ Ai Cập đã biết dùng các lá bạc để phủ lên miệng vết thương để diệt vi
khuẩn, chống bị viêm. Ngày nay người ta cũng thường dùng tác dụng diệt khuẩn mạnh của ion bạc trong
y học. Ví dụ để ngăn ngừa cho mắt trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm vi khuẩn, lúc trẻ mới ra đời người ta nhỏ
vào mắt một lượng bạc nitrat hoặc một protein có chứa bạc vừa không gây hại cho mắt vừa có nhiệm vụ
sát trùng.
Sau khi bơi lội, nếu nhỏ vào mắt một lượng protein có chứa bạc có thể giúp bạn chữa được bênh đau mắt do
bơi lội. Trong loại thuốc họ sunfamit có sunfuguanizin bạc, trong phân tử có chứa bạc nhờ đó khả năng
diệt vi khuẩn tăng cao hơn nhiều. Khi bị bỏng, trên bề mặt các vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt
đối với loại trùng mủ xanh là vấn đề nan giải trước đây thì nay nhờ sử dụng sunfuguanuzin bạc có thể
ngăn chặn việc nhiễm trùng, cứu được sinh mệnh người bệnh, khiến cho việc đấu tranh của loài người
đối với việc chống nhiễm trùng bề mặt vết thương được hữu hiệu.
Bí mật của những chiếc cốc bạc
Thắng hết trận này sang trận khác, năm 327 trước công nguyên, quân hy lạp do vua alecxander xứ macedonia
tràn đến biên giới ấn độ. tưởng như không một sức mạnh nào có thể chặn được đạo quân thiện chiến đó.
thế nhưng, bỗng nhiên, quân hy lạp bắt đầu mắc bệnh nặng về đường tiêu hóa. những người lính gầy
còm và kiệt sức đã nổi loạn, đòi trở về quê hương. mặc dù sự khát khao những chiến công mới nhưng
buộc lòng vua phải lui quân. nhưng một điều đáng chú ý : so với binh lính thì các tướng lĩnh hy lạp bị
bệnh ít hơn nhiều dù họ đã cùng nhau chia sẻ mọi gian lao vất vả.
Mất hơn 2000 năm sau, vấn đề này đã được sáng tỏ: các binh lính đã uống nước đựng trong cốc bằng thiếc còn
tướng lĩnh thì sử dụng cốc bạc. Mà bạc thì có một tính chất kỳ diệu: chỉ cần vài phần nghìn gam bạc hoà
tan là đã khử trùng cho 1 lit nước còn thiếc thì không có tính chất ấy.


Tính chất đặc biệt của bạc
Mặc dầu hoạt tính của các hợp chất bạc rất hấp dẫn song tính chất vật lí và ứng dụng kĩ thuật của chính kim
loại này có lẽ còn hấp dẫn hơn rất nhiều. Trong số các kim loại, bạc cùng một lúc giữ luôn kỉ lục: khả
năng phản xạ ánh sáng, độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt. Do đó, bạc được dùng làm gương sử dụng hàng
ngày hay là một chi tiết quan trọng trong kính hiển vi, kính viễn vọng... "Kĩ năng" dẫn điện và dẫn nhiệt
tuyệt vời của bạc làm cho nó trở thành thứ vật liệu không thể thay thế được trong nhiều thiết bị kĩ thuật
điện và vô tuyến điện. Ngoài ra, bạc còn có tính dẻo đáng kinh ngạc: có thể cán bạc thành lá trong suốt
có chiều dày chỉ bằng 1/4 m, còn một hạt bạc nặng 1 g thì có thể kéo thành một sợi "tơ nhện" rất mảnh
có chiều dài đến 2 km!
Phục hồi dụng cụ bằng bạc bị xỉn đen
Bạc là một kim loại quý. Các dụng cụ bằng bạc, lúc đầu sáng lấp lánh thật hấp dẫn. Nhưng nếu để một thời
gian lâu thì những dụng cụ bằng bạc đó sẽ bị xỉn đen lại. Đó là do trong không khí có tồn tại một lượng
nhỏ hydro sunfua (H2S) mà bạc gặp nó sẽ sinh ra bạc sunfua có màu đen.
Những dụng cụ bằng bạc khi bị xỉn đen thì làm sao làm cho chúng trở lại được vẻ đẹp ban đầu ?
Có người nói, dùng giấy nhám để mài đi là xong. Chúng tôi khuyên là không nên làm như thế! Dùng giấy
nhám để mài, xát thì tuy có thể cọ đi những chất màu đen, nhưng lại làm hư hỏng dụng cụ bằng bạc.
Muốn làm cho các dụng cụ phục hồi vẻ đẹp "thanh xuân", đồng thời lại không một chút nào làm hại nó
thì có thể dùng phương pháp hóa học.
Đặt vào dụng cụ bằng bạc đã bị xỉn đen vào một chậu đen chứa dung dịch sôđa ( tức là natri cacbonat) thuần
khiết để ngâm. Sau đó lại cho vào cồn. Không phải chờ lâu, dụng cụ bằng bạc đã bị xỉn đen sẽ lại biến
thành có màu sáng đẹp. Cuối cùng, dùng nước sạch để rửa sạch đồ dùng bằng bạc đó là chúng trở lại
như mới.
Bùi Ngọc Sơn (Sưu tầm )

×