Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐLIÊN QUAN ĐẾN VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA,BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.79 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

CÙ THU HƯỜNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA
ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

CÙ THU HƯỜNG

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY CỦA
ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI MỘT SỐ KHOA,
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Chuyên ngành : Quản lý Bệnh viện
Mã số


: 60720701

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội,
Ban lãnh đạo Viện ĐTYHDP&YTCC, các thầy cô giáo các bộ môn, phòng
ban đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô
Văn Toàn, người đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những kiến thức khoa
học cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: :Ban Giám đốc bệnh viện, các khoa, phòng
ban của bệnh viện Phụ Sản Trung ương, đặc biệt là phòng điều dưỡng và
khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện
cho tôi hoàn thành luận văn cũng như các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp
đã giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin gửi lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, những người yêu
quý của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời gian và công
sức để có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Cù Thu Hường



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3
1.1.Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy....................................3
1.1.1 . Tầm quan trọng của vệ sinh tay.......................................................................4
1.1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện....................................................................................7
1.2.Kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế....................9
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành vệ sinh tay ở nhân viên y tế12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................17
Các điều dưỡng, hộ sinh là nhân viên của khoa và trực tiếp chăm sóc người bệnh tại
4 khoa lâm sàng sau: Khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản nhiễm khuẩn, khoa
Sản bệnh lý và khoa Đẻ..................................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................................17
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................................17
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................17
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................17
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu......................................................................................18
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................18
2.3.4. Xử lý và phân tích số liệu...............................................................................20
2.3.5. Sai số và các biện pháp khắc phục.................................................................24
2.3.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................24
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................26
3.1. Đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu....................................................26
Đa số điều dưỡng và hộ sinh sau khi tốt nghiệp đã được đào tạo về vệ sinh bàn tay
với tỷ lệ 96,3%;..............................................................................................28
3.2. Kiến thức về vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh......................28
3.3. Thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh.........................33

3.4. Yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy của điều
dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương....................................40


3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về vệ sinh tay thường quy.................40
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành vệ sinh tay thường quy của điều
dưỡng, hộ sinh................................................................................................43
Chương 4 BÀN LUẬN......................................................................................................47
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.......................................................47
4.2. Kiến thức, thực hành VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản
trung ương......................................................................................................47
4.2.1. Kiến thức về VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh...........................................47
Kiến thức về VSTTQ đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao tuân thủ thực hành
VSTTQ. Kiến thức có thể được nâng cao qua nhiều kênh đào tạo như trong
các buổi họp giao ban, các buổi giám sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
điều dưỡng và hộ sinh được tập huấn về vệ sinh tay chiếm 98,2%; tỷ lệ điều
dưỡng và hộ sinh được kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh tay chiếm 99,1%.
Như vậy rõ ràng là công tác đào tạo tập huấn và kiểm tra giám sát vệ sinh tay
tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn được quan tâm................................47
4.2.2. Thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh......................51
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành VSTTQ của điều dưỡng,
hộ sinh............................................................................................................54
4.4. Hạn chế trong nghiên cứu..................................................................................57
KẾT LUẬN........................................................................................................................58
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................60
............................................................................................................................................63
PHỤ LỤC 1........................................................................................................................64



DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế 13
Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu 22
Bảng 3.1. .Phân bố tuổi, giới của điều dưỡng và hộ sinh 26
26
27
Bảng 3.2. Phân bố thực trạng đào tạo về VST của điều dưỡng và hộ sinh 28
Bảng 3.3. .Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh có kiến thức về 5 thời điểm vệ sinh tay thường
quy 28
Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% điều dưỡng và hộ sinh đều có kiến thức đúng về 5
thời điểm vệ sinh tay thường quy. 28
Bảng 3.4. .Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh có kiến thức đúng về tác dụng của vệ sinh tay
thường quy 28
Bảng 3.5. Tỷ lệ kiến thức của điều dưỡng và hộ sinh về dung dịch vệ sinh tay phù hợp
nhất 30
Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước khi tiếp xúc với người bệnh 33
Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay trước khi làm thủ thuật vô khuẩn 33
Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh 34
Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh tuân thủ VST sau khi tiếp xúc với người bệnh chiếm 82,6%.
34
Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể 34
Bảng 3.10. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt xung quanh
người bệnh 34
Bảng 3.11. Tỷ lệ sử dụng phương thức vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh
36
Bảng 3.12. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh tuân thủ đúng đủ các bước của quy trình vệ sinh
tay thường quy 36
92,7% điều dưỡng và hộ sinh tuân thủ đúng đủ bước 1 và 78,0% điều dưỡng và hộ sinh
tuân thủ đúng đủ bước 2. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh bỏ qua bước 5 là 9,2%, bỏ qua

bước 6 là 5,5%. 37
Bảng 3.13. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nơi công tác 38
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân, các yếu tố tăng cường và kiến
thức của điều dưỡng, hộ sinh về vệ sinh tay thường quy 40
Bảng 3.15. Mô hình hồi quy Logistic về mối liên quan giữa một số yếu tố và kiến thức về
vệ sinh tay thường quy 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và thực hành vệ sinh tay
thường quy 43
Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chuyên môn công tác, nơi
công tác với tuân thủ thực hành VSTTQ với p < 0,05. 43


Bảng 3.17. Mô hình hồi quy Logistic mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân và
thực hành vệ sinh tay thường quy 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa yếu tố tạo điều kiện, các yếu tố tăng cường và thực hành
vệ sinh tay thường quy 45
Kết quả cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố tạo điều kiện,
các yếu tố tăng cường và thực hành VSTTQ. 45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy 45
Bảng 3.20. So sánh trung bình điểm kiến thức giữa 2 nhóm thực hành đạt và thực hành
chưa đạt 46
Từ kết quả của kiểm định Levene, đọc kết quả T test cho trường hợp phương sai hai
nhóm bằng nhau. Có sự khác biệt về trung bình điểm kiến thức giữa 2 nhóm thực hành
đạt và thực hành chưa đạt (p < 0,05). 46

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình rửa tay thường quy 6


Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu 15

1.3.Giới thiệu về Bệnh viện Phụ sản Trung ương 15
Hình 3.1: Phân bố trình độ chuyên môn của điều dưỡng và hộ sinh 26
Hình 3.2: Phân bố thâm niên công tác của điều dưỡng và hộ sinh 27
Hình 3.3: Phân bố điều dưỡng, hộ sinh theo đơn vị công tác của điều dưỡng và hộ sinh 27
Hình 3.4: Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh sắp xếp đúng thứ tự các bước trong quy trình vệ sinh
tay thường quy 30
Hình 3.5: Tỷ lệ phân loại kiến thức chung về vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ
sinh 33
Hình 3.6: Thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh 38
Hình 3.7: Phân bố thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh theo thời
điểm quan sát 39


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AH1N1

Cúm AH1N1

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

CDC
ĐTNC

Trung tâm phòng ngừa kiểm soát bệnh Hoa Kỳ
Đối tượng nghiên cứu

ĐD,HS


Điều dưỡng, hộ sinh

KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

MRSA
NKBV

Tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin
Nhiễm khuẩn bệnh viện

NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

RTTQ

Rửa tay thường quy

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TTRT


Tuân thủ rửa tay

VST

Vệ sinh tay

VSBT

Vệ sinh bàn tay

VSTTQ

Vệ sinh tay thường quy

VSV

Vi sinh vật


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)
là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện và
không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện.
Có nhiều tác nhân gây NKBV như nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng [1].
NKBV là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại Việt
Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV làm tăng
tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều

trị. Theo thống kê, tỷ lệ NKBV chiếm khoảng 5 - 10% ở các nước phát triển
và 15 - 20% ở các nước đang phát triển [2].
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng NKBV như: môi trường ô nhiễm, bệnh
truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng nhiễm bẩn bàn tay
của nhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong dây truyền NKBV.
TCYTTG khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn” và “Vệ sinh
tay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV”.
Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất [3].
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VST với dung dịch sát khuẩn tay
chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân
gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: Khi tỷ lệ
tuân thủ VST của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9%
xuống còn 9,9% [4]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng
(2007) cho thấy 97,6% NVYT cho rằng VST làm giảm nguy cơ NKBV ở
người bệnh và 96,1% cho rằng việc này sẽ giảm NKBV ở NVYT [5].
Năm 2007, Bộ Y Tế đã ban hành công văn số 7517/BYT- Đtr quy định
và hướng dẫn quy trình VST thường quy [6]. Năm 2009, Bộ Y Tế đã ban
hành thông tư số 18/2009/TT - BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó đã
quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên – học sinh và người bệnh, người nhà


2

người bệnh khi đến bệnh viện phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ
sở khám chữa bệnh [7]. Ngày 28/8/2017, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số
3916/QĐ - BYT về các hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh trong đó có hướng dẫn thực hành VST [8]. Tại các cơ sở khám, chữa
bệnh thì điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất.
Phần lớn các hoạt động chăm sóc, trị liệu trên người bệnh đều do điều dưỡng

thực hiện. Nếu bàn tay người điều dưỡng mà nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ
có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về
lĩnh vực Sản phụ khoa. Bệnh viện là tuyến cao nhất có chức năng khám, cấp
cứu, điều trị và phòng bệnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn người
bệnh đến khám, điều trị và sinh con tại viện…Điều này đồng nghĩa với tần
suất chăm sóc và thăm khám đỡ đẻ của điều dưỡng, hộ sinh trên người bệnh
rất nhiều, vì vậy khi điều dưỡng, hộ sinh thực hành tốt VSTTQ sẽ làm giảm
nguy cơ NKBV. Bệnh viện đã và đang triển khai các chương trình VST theo
hướng dẫn của Bộ Y Tế. Tuy nhiên bệnh viện chưa có nghiên cứu nào đánh
giá khảo sát về kiến thức và thực hành VST của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh
viện. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến
thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của
điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, ,bệnh viện Phụ sản Trung ương” với 2
mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức và thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng,
hộ sinh tại 4 khoa lâm sàng thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành vệ sinh
tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa được nghiên cứu.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy
- Bệnh viện: Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bệnh viện là một
bộ phận của một tổ chức mang tính y học và xã hội, có chức năng đảm bảo
cho nhân dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện cả về y tế, phòng bệnh và
chữa bệnh. Công tác điều trị ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằm

trong phạm vi quản lý của bệnh viện. Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế
và nghiên cứu y sinh học.
- NKBV: Theo tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) NKBV là“các nhiễm
khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện
cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện”.
- Vệ sinh tay: là một thuật ngữ chung để chỉ hoặc rửa tay bằng xà phòng
thường, rửa tay bằng xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay bằng dung dịch vệ
sinh tay chứa cồn.
- Rửa tay: là rửa tay với nước và xà phòng.
- Chà tay khử khuẩn: Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch vệ sinh
tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn
tay. Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn
ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử
khuẩn khác.
- Rửa tay khử khuẩn: là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn.
- Cơ hội VST: :theo TCYTTG, cơ hội VST là “Một thời điểm khi có nguy
cơ lây truyền mầm bệnh thực tế hoặc tiềm tàng từ một bề mặt (hoặc bệnh
nhân) này tới bề mặt (hoặc bệnh nhân khác) thông qua bàn tay”.
- Tuân thủ VST trong nghiên cứu này là: rửa tay với nước và xà phòng
hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn/ cồn tại các thời điểm cần VST và thực
hiện đúng đủ 6 bước của quy trình RTTQ.


4

- Vùng kề cận người bệnh: là vùng xung quanh người bệnh như
giường bệnh, bàn, ga trải giường, các dụng cụ thiết bị trực tiếp phục vụ
người bệnh. Vùng kề cận người bệnh thường ô nhiễm các vi sinh vật (VSV)
có từ người bệnh.
1.1.1 . Tầm quan trọng của vệ sinh tay

Bàn tay là vật trung gian truyền bệnh
NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chăm
sóc người bệnh, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu,
dịch tiết sinh học, dịch tiết của người bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnh
nhân truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa
các vi khuẩn gây bệnh tiềm năng [1]. 5 bước bàn tay phát tán mầm bệnh:
- Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật
- Mầm bệnh bám vào da tay củaNVYT
- Mầm bệnh sống trên da tay
- Vệ sinh tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn
- Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh, đồ vật [1].

Trong một nghiên cứu được thực hiện trên 77 bàn tay của NVYT tại
bệnh viện Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh cho kết quả, trung bình có 267,378 vi
khuẩn/cm2 trong đó: Bàn tay bác sĩ có chứa 275,110 vi khuẩn/cm 2; bàn tay
điều dưỡng chứa 126,875 vi khuẩn/cm2[1].
Các chủng vi khuẩn thường có trên bàn tay NVYT [9]:
+ Vi khuẩn định cư: Ít có khả năng gây nhiễm khuẩn trừ khi chúng xâm
nhập vào cơ thể qua các thủ thuật xâm lấn như phẫu thuật, đặt catherter lòng
mạch. Cần VST bằng hóa chất khử khuẩn như cồn hoặc chlorhexidine với
thời gian đủ dài nhằm loại bỏ các vi khuẩn này.
+ Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này xuất hiện ở bàn tay NVYT khi
bàn tay bị nhiễm bẩn từ người bệnh nhân hoặc các đồ vật bẩn trong môi
trường bệnh viện trong qua trình chăm sóc và điều trị. Vi khuẩn vãng lai gồm


5

mọi sinh vật có mặt trong môi trường bệnh viện (vi khuẩn, vi rút, ký sinh
trùng) và là thủ phạm chính gây lên NKBV, có thể loại bỏ hầu hết các vi

khuẩn này bằng biện pháp VSTTQ với nước và xà phòng thường hoặc chà xát
tay bằng dung dịch VST có chứa cồn.
Hiệu quả của vệ sinh tay và mối liên quan với nhiễm khuẩn bệnh viện:
+ Vệ sinh tay đúng cách sẽ làm loại bỏ hầu hết lớp vi sinh vật gây ra
NKBV cho người bệnh.
+ NKBV lây truyền qua một số con đường, trong đó lây truyền thông qua
bàn tay của NVYT là phổ biến nhất [9].
+ NKBV gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng không chỉ với
người bệnh mà còn với các NVYT. Sự tuân thủ VSTTQ của NVYT (VST với
nước và xà phòng, VST với dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn) được coi là
biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để phòng ngừa hiệu quả NKBV [9].
Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VSTTQ bằng dung dịch có chứa cồn
là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh
trong các cơ sở y tế [4]. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến năm
1997 trên 20.000 cơ hội VST của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy:
Khi tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ
lệ NKBV giảm từ 16,9% (1994) xuống còn 6,9% (1997) [4]. Tại Việt Nam,
can thiệp làm tăng sự tuân thủ VST của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích
cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ 17,1% trước can thiệp xuống còn
4,8% sau can thiệp [10].
Đánh giá được tầm quan trọng của VSTTQ trong việc phòng ngừa và
giảm bớt tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y Tế đã ban hành Quy trình VSTTQ
có minh họa bằng hình ảnh. Năm 2007, dựa trên hướng dẫn mới nhất của của
TCYTTG về phương pháp VSTTQ và sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn
có chứa cồn, Bộ Y Ttế đã mời các chuyên gia y tế và chuyên gia KSNK sửa
đổi quy trình cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và ban hành công văn
số 7517/BYT - Đtr ngày 12 tháng 10 năm 2007 đề nghị các Sở Y tế, các đơn


6


vị tổ chức cho cán bộ, nhân viên bệnh viện học tập và thực hiện theo hướng
dẫn mới và treo Quy trình VST bằng hình ảnh ở những vị trí thuận lợi để
NVYT thực hiện theo quy định [11]. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông
tư 18/2009/TT - BYT: “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại các
cơ sở khám chữa bệnh”. Thông tư quy định: “Thầy thuốc, nhân viên y tế, học
sinh, sinh viên thực tập tại các cơ sở khám chữa bệnh phải tuân thủ VST đúng
chỉ định và đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y Ttế. Người bệnh và người
nhà người bệnh, khách đến thăm phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ
sở khám, chữa bệnh” [7].
Các thời điểm nhân viên y tế bắt buộc phải vệ sinh bàn tay bao gồm:
+ Trước khi tiếp xúc với người bệnh
+ Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn
+ Sau khi tiếp xúc với người bệnh
+ Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể
+ Sau khi tiếp xúc vùng xung quanh người bệnh
Quy trình VSTTQ của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch
sát khuẩn tay chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau:

Hình 1.1: Quy trình rửa tay thường quy


7

1.1.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện
* Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện:
Theo TCYTTG, NKBV là “các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ
khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ
bệnh tại thời điểm nhập viện” [12].
* Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện

a) Vi khuẩn
Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác. Vi khuẩn nội sinh,
thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn, bình thường trên da có
khoảng 13 loài vi khuẩn ái khí được phân bố khắp cơ thể và có vai trò ngăn
cản sự xâm nhập của vi sinh vật (VSV) gây bệnh. Một số vi khuẩn nội sinh có
thể trở thành căn nguyên nhiễm trùng khi khả năng bảo vệ tự nhiên của vật
chủ bị tổn thương. Vi khuẩn ngoại sinh có thể từ dụng cụ y tế, NVYT, không
khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các người bệnh [13].
b) Vi rút
Một số vi rút có thể lây truyền NKBV như vi rút viêm gan B và C (lây
truyền qua đường máu, lọc máu, đường tiêm truyền, nội soi), các vi rút hợp
bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột (Enteroviruses) truyền qua tiếp
xúc từ tay - miệng và theo đường phân - miệng. Các vi rút khác cũng luôn lây
truyền trong bệnh viện như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herper,
Varicella- Zoster [13].
c) Ký sinh trùng và nấm
Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây truyền dễ dàng giữa
người trưởng thành và trẻ em. Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật
cơ hội và là nguyên nhân nhiễm trùng trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và


8

trong trường hợp suy giảm miễn dịch (Candida albicans, Aspergillus spp,
Cryptococcus neoformans,…).Căn nguyên nhiễm trùng là nấm thường kháng
thuốc cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị [13].
* Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện
Có 3 đường lây truyền chính trong cơ sở y tế là lây qua tiếp xúc, giọt bắn
và qua không khí [14]. Trong đó lây qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm
quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV (chiếm 90% các NKBV) và được

chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (trực tiếp
với các tác nhân gây bệnh) và lây qua tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung
gian truyền bệnh). Nhiễm khuẩn huyết cũng được coi là một dạng đặc biệt của
lây truyền qua tiếp xúc bởi các phương tiện dụng cụ có chứa vi khuẩn xâm
nhập vào đường máu.
* Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với người bệnh
cũng như các NVYT. Các hậu quả của NKBV bao gồm:
(a) Tăng chi phí và tăng ngày điều trị:
Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội
năm 2008 cho biết, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4
đến 24,3 ngày và tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 đến 32,3 triệu đồng [15].
Đây là số tiền lớn so với mức thu nhập bình quân của người dân Việt Nam tại
thời điểm năm 2008 là 1024 USD, tương đương gần 16 triệu đồng [16].
Theo thống kê của CDC năm 2009, ước tính hàng năm Hoa Kỳ phải chi
một số tiền cho việc điều trị NKBV là từ 28 đến 48 tỷ đô la mỹ [17]. Nhiều
nghiên cứu tiến hành tại các bệnh viện ở Mỹ cho thấy, NKBV kéo dài thêm
thời gian nằm viện trung bình từ 7,4 đến 9,4 ngày [18].


9

(b) Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật
Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm
sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của VSV, làm
xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến
tử vong trong các bệnh viện. Tại Mỹ, tháng 10/2010, CDC công bố số người
chết do MRSA (tụ cầu kháng kháng sinh Methicillin) đã vượt quá số người
chết do AIDS. Trong số các bệnh viện được khảo sát, MRSA được tìm thấy ở
176 người bệnh, chiếm 45%, trong đó 7,7% bị lây khi đang nằm viện. Tại

Châu Á, các chủng loại vi khuẩn đa kháng kháng sinh được xác định là
nguyên nhân gây ra từ 70% đến 80% trường hợp lây nhiễm trong bệnh viện.
Theo giáo sư Xiao Yonghong của Viện Dược lý lâm sàng - Trường Đại học
Bắc Kinh, tỷ lệ lây nhiễm MRSA trong các bệnh viện Trung Quốc đã tăng từ
30% lên 70% [19].
1.2. Kiến thức, thực hành tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên
y tế
Nghiên cứu nổi tiếng của Pitte và cộng sự tại Thụy Sỹ cho thấy 48% điều
dưỡng tuân thủ VST thường quy (VSTTQ) và sau 3 năm có chương trình can
thiệp thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ tăng lên tới 66%. Một nghiên cứu khác nhằm
thu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp KSNK. Trong
số các sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2%
sinh viên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho người bệnh, thời
gian trung bình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9%. Kết luận từ
nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều được học về cách VST nhưng
thực sự sinh viên vẫn chưa quan tâm tới VST và chưa thực hành được kiến
thức đã học [20].


10

Tuân thủ VST phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ VST của
NVYT còn rất thấp. Tại Hoa Kỳ, một số nghiên cứu về tỷ lệ này được thực
hiện trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt
29% đến 40% [21].
Năm 2010 nghiên cứu của Allegranzi và cộng sự tại 47 quốc gia cho thấy
tỷ lệ TTRT của mẫu nghiên cứu là 60,4% [24].
Năm 2002, tại Italia, Nonile và cộng sự đã tiến hành đánh giá kiến thức,
thái độ và thực hành VST của NVYT tại các khoa hồi sức tích cực tại 24 bệnh
viện vùng Campania và Calabria. Kết quả cho thấy 53,2% NVYT có kiến thức

đúng, tỷ lệ có thái độ tích cực về VST là 96,8%, thái độ tích cực của nhóm
NVYT có trình độ học vấn cao và nhóm nữ, lớn tuổi cao hơn có ý nghĩa thống
kê so với các nhóm khác. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ TTRT của NVYT tại thời
điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau chăm sóc đạt 72,5% [22].
Nghiên cứu của Khaled và cộng sự thực hiện năm 2008 tại bệnh viện Đại
học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức VST tốt hơn
bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn (37,5%), tuy nhiên,
tỷ lệ VST đúng của họ chỉ là 11,6% [23].
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và cộng sự thực hiện tại một số bệnh
viện khu vực phía Bắc vào năm 2005 cho thấy tỷ lệ NVYT nhận thức về VST
chưa tốt ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ NVYT có
nhận thức tốt về VST chỉ đạt 41,2% [16].
Nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng
sự thực hiện năm 2005 cho thấy: Trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ VST của
NVYT chỉ đạt 6,3%. Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng
cường VST, tỷ lệ TTRT đã tăng lên 65,7% [25].


11

Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hà năm 2010 về kiến thức và thực
hành vệ sinh bàn tay tại một số bệnh viện ở Hưng Yên trên đối tượng bác sỹ,
điều dưỡng và kĩ thuật viên cho thấy tỷ lệ đạt về kiến thức của nhân viên y tế
là 35,9%, tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung là 39% trong đó cao nhất là nhóm điều
dưỡng và nữ hộ sinh 10,9% (p<0,001) và tại khoa Nội 22,5%. Tuân thủ rửa
tay của nhân viên y tế khác nhau ở từng bệnh viện, từng khoa, từng ĐTNC và
phụ thuộc vào thời gian làm việc sáng hay chiều [26].
Nghiên cứu của Bàng Thị Thanh Huyền năm 2010 tại BVĐK tỉnh Hòa
Bình cho thấy 72% NVYT có nhận thức tốt về vai trò của VSBT. Tỷ lệ này ở
nữ là 76,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê sao với nam (62,5%). Tuy tỉ lệ có

nhận thức tốt về vai trò của VSBT khá cao nhưng tỷ lệ TTRT chỉ đạt 34%,
trong đó điều dưỡng tuân thủ VSBT tốt hơn bác sỹ (34,9% so với 27%) [27].
Năm 2010, Đặng Thị Vân Trang đã khảo sát tỷ lệ tuân thủ VST theo 5
thời điểm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của
NVYT trung bình là 25,7%, tỷ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng (67,5%) cao
hơn so với bác sĩ (24,6%), kỹ thuật viên (3,1%), nhân viên khác (4,8%). Tỷ lệ
tuân thủ VST lần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc người bệnh, 31,8% trước
thao tác vô khuẩn, 56,7% sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc người bệnh
và 12,3% sau khi chạm vào môi trường xung quanh người bệnh. Tỷ lệ tuân
thủ rửa tay khác nhau ở khoa Hồi sức (36,1%), các khoa Nội (21,6%), và các
khoa Ngoại (28,4%) [28].
Nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương trước và sau can thiệp về vệ
sinh bệnh viện tại Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội năm 2010 được thực hiện trên
đối tượng bác sĩ và điều dưỡng cho thấy kiến thức sau can thiệp đạt yêu cầu
của NVYT vềVST tăng lên 12,7% (p< 0,001) [29].


12

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Anh (2012) về kiến thức và tỷ lệ tuân
thủ VSTTQ của điều dưỡng Bệnh viện Xanh Pon Hà Nội cho thấy 70,1% điều
dưỡng có kiến thức tốt về thực hành VST. Điều dưỡng khoa Ngoại có kiến
thức tốt hơn khoa Nội (63,6% so với 36,4%), tỷ lệ tuân thủ các cơ hội VST là
58%, tỷ lệ tuân thủ buổi sáng cao hơn buổi chiều (60,7% so với 50,3%) [14].
Nghiên cứu của Phùng Văn Thủy năm 2014 về tuân thủ VST thường quy
của NVYT tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: số có cơ hội tuân thủ VSTTQ
chiếm 39,5% tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy cao nhất tại các thời điểm
sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân chiếm 76,4%. Có 14,8%
nhân viên y tế có thực hành VSTTQ đạt [30].
Nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp, Trần Thị Xuân Thùy và cộng sự (2015)

về kiến thức và thực hành về rửa tay thường quy của điều dưỡng - hộ sinh
BVĐK Tịnh Biên cho thấy 84,4% điều dưỡng - hộ sinh có kiến thức chung
đúng về VST. 73,3% điều dưỡng, hộ sinh thực hành chung đúng về VST [31].
Nghiên cứu củaNguyễn Thị Mai Hương (2017) tại bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ học viên và nhân viên y tế bệnh viện có kiến thức
đúng về những nội dung cần vệ sinh tay đúng chiếm tỷ lệ khá cao (>95%).
Thực hành rửa tay của nhân viên y tế và người đi học còn rất hạn chế.
Thực hành vệ sinh tay khi tiếp xúc với người bệnh lần 1 của các đối tượng
nghiên cứu còn hạn chế (12,1 - 53,4%),thực hành vệ sinh tay trước khi thực
hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn lần 1 (12,8 - 71,5%), thực hành vệ sinh tay khi
tiếp xúc dịch cơ thể lần 1 (6 - 58,3%) [36].
1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành vệ sinh tay ở nhân viên
y tế
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ VST ở NVYT gồm thiếu phương
tiện, thiếu kiến thức, thiếu NVYT (quá tải), lạm dụng găng, thiếu kiểm tra
giám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quen VST (Bảng 1.1).


13

Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế
Các yếu tố thu được qua giám sát trực tiếp:
- Bác sỹ: Tuân thủ kém hơn điều dưỡng.
- Hộ lý: Tuân thủ kém hơn điều dưỡng.
- Nam: Tuân thủ kém hơn nữ.
- Làm việc ở khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực.
- Thời gian làm việc trong tuần (không phải ngày cuối tuần).
- Mang găng tay.
- Các thực hành chăm sóc có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Khu vực chăm sóc đòi hỏi tần suất VST cao.

Các yếu tố thu được qua phỏng vấn nhân viên y tế:
- Hóa chất VST gây khô da hoặc kích ứng da.
- Bồn rửa tay thiếu hoặc bố trí ở nơi không thuận tiện.
- Thiếu dung dịch rửa tay, thiếu hoặc không có khăn lau tay.
- Quá bận, không đủ thời gian.
- NB quá đông, thiếu nhân viên.
- Cần tập trung thời gian cho chăm sóc NB.
- VST làm ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa NVYT và NB.
- Nguy cơ lây nhiễm chéo (từ NB sang NVYT) không cao.
- Mang găng nên không cần VST.
- Thiếu kiến thức về các quy trình/hướng dẫn thực hành VST.
- Quên không VST.
- Không được yêu cầu hoặc hướng dẫn từ người có trách nhiệm.
- Không tin tưởng về hiệu quả VST trong phòng ngừa NKBV.
- Không đồng ý với quy trình VST.
- Thiếu thông tin khoa học liên quan giữa VST và NKBV.

Một số yếu tố khác:
- Thiếu các biện pháp thúc đẩy VST từ lãnh đạo khoa/bệnh viện.
- Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/bệnh viện.
- Thiếu các biện pháp hành chính liên quan tới thực hành VST (phê bình,
khiển trách, khen thưởng).
* Pittet D. Improving compliance with hand hygiene in hospitals. Infect
Control Hosp Epidemiol 2000;21:381–6.


14

Theo nghiên cứu của Lò Thị Hà và cộng sự tại bệnh viện Việt Nam Cu
Ba năm 2013 cho thấy có 85,1% các bác sỹ, điều dưỡng đã hiểu đúng khái

niệm vệ sinh tay. Tuy nhiên, chỉ có 73,3% ĐTNC cho rằng vệ sinh tay là biện
pháp quan trọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện.
20,8% các bác sỹ, điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về thời gian thích hợp
để vệ sinh tay. Chỉ có 48,5% ĐTNC có kiến thức đúng về vị trí vi khuẩn được
tìm thấy nhiều nhất trên bàn tay.
Các điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức đúng về vệ sinh tay thường quy, tác chính
nhân gây NKBV và thái độ đúng về 5 thời điểm vệ sinh tay cao hơn nhiều so với
bác sỹ (p<0,05). Các bác sỹ, điều dưỡng tại khối ngoại (RM, TMH, PTTH HM) có tỷ lệ kiến thức đúng cao hơn nhiều so với các khối nội (Nội, Nhi, Đông
Y). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh về tỷ lệ kiến thức
đúng của vệ sinh tay theo thâm niêm công tác của các ĐTNC [32].
Theo nghiên cứu về kiến thức, thực hành của Điều dưỡng - Hộ sinh về
rửa tay thường quy tại các khoa lâm sàng BVĐK Tịnh Biên nNăm 2015 cho
thấy, nhóm tuổi < 30 có kiến thức chung đúng cao nhất: 100%; nhóm tuổi từ
30 – 40 có kiến thức chung đúng thấp hơn: 88,5%; nhóm tuổi > 40 có kiến
thức chung đúng thấp nhất: 50%. Giới nam có kiến thức chung đúng 83,3%
tương đương với nữ 84,8% có kiến thức chung đúng. Trình độ cao đẳng, đại
học 100% có kiến thức chung đúng cao hơn trình độ trung học 81,6% có kiến
thức chung đúng.
Nhóm tuổi < 30 thực hành chung đúng là 72,7%. Nhóm tuổi từ 30 –
40 thực hành chung đúng là 73,1%. Nhóm tuổi > 40 thực hành chung đúng là
75%, các tỷ lệ là tương đương nhau. Giới nam thực hành chung đúng là
83.3% cao hơn nữ thực hành chung đúng là 69,7%. Trình độ cao đẳng, đại học
thực hành chung đúng chiếm 85,7% cao hơn trình độ trung học thực hành


15

chung đúng là 71,1%. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ giữa các nhóm tuổi, giới
tính, trình độ có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng không có sự
khác biệt nhiều, và không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [31].

Các yếu tố liên quan đến VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh

Yếu -tố đặc điểm cá nhân:
tuổi, giới, trình độ chuyên
môn, thâm niên công tác,
khoa làm việc
Tuân thủ
thực hành
vệ sinh tay
thường
Yếuquy
tố tạo điều kiện và
các yếu tố tăng cường:
phương tiện phục VST,
nơi VST thuận tiện,
quy định về VST,
kiểm tra, giám sát VST
Tập huấn VST

Kiến thức đúng
về vệ sinh tay
thường quy

Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hạng I đầu
ngành về lĩnh vực sản phụ khoa. Bệnh viện là tuyến cao nhất có chức năng
cấp cứu, khám, điều trị và phòng bệnh. Bệnh viện có 09 phòng chức năng, 14
khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 7 trung tâm. Bệnh viện được giao chỉ



16

tiêu 1060 giường bệnh, với 1391 cán bộ công nhân viên chức và người lao
động trong đó có 228 bác sỹ, 648 điều dưỡng và hộ sinh còn lại là kỹ thuật
viên. Trong 14 khoa lâm sàng có các khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Sản nhiễm
khuẩn, khoa Sản bệnh lý là những nơi tập trung nhiều người bệnh nặng nhất
viện, hơn nữa người bệnh thường có bệnh lý kèm theo nên sức đề kháng của
người bệnh kém; khoa Đẻ là nơi tập trung các sản phụ đến sinh, hàng ngày số
lượng sản phụ vào sinh rất đông nên tần suất hoạt động của hộ sinh tại khoa
Đẻ nhiều nhất viện. Vì vậy nếu điều dưỡng, hộ sinh tại các khoa trên không
tuân thủ rửa tay thường quy sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao, kéo dài
thời gian điều trị đặc biệt có thể gây tử vong cho người bệnh. Đây là đặc điểm
quan trọng để lựa chọn các khoa trên tham gia trong nghiên cứu này.


×