Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Array, indexer and collection

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.15 KB, 9 trang )

Array, Indexer, and Collection Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang

58


Chương 9 Array, Indexer, and Collection
.NET Framework cung cấp cho ta rất nhiều kiểu lớp tập hợp: Array, ArrayList,
NameValueCollection, StringCollection, Queue, Stack, và BitArray. Array là lớp
đơn giản nhất. Trong C# nó được ánh xạ thành cú pháp dựng sẵn tương tự như
C/C++.
Net Framework cũng cung nấp những giao diện chuẩn như IEnumerable,
ICollection để tương tác với các lớp tập hợp (túi chứa).
9.1 Mảng (Array)
Mảng là một tập hợp các phần tử có cùng kiểu, được xác định vị trí trong tập hợp
bằng chỉ mục. C# cung cấp những dạng cú pháp dạng đơn giản nhất cho việc khai
báo một mảng, rất dễ học và sử dụng.
9.1.1 Khai báo mảng
Chúng ta có thể khai báo một mảng kiểu C# như sau:
kiểu[] tên_mảng;
Ví dụ như:
int[] myIntArray;
Dấu ngoặc vuông [ ] biểu thị cho tên biến ở sau là một mảng Ví dụ dưới đây khai
báo một biến kiểu mảng nguyên myIntArray với số phần tử ban đầu là 5:
myIntArray = new int[5];
9.1.2 Giá trị mặc định
Giả sử có đoạn mã sau:
/*1*/ int[] myArray;
/*2*/ maArray = new int[5];

/*3*/ Button[] myButtonArray;
/*4*/ myButtonArray = new Button[5];


dòng /*1*/ khai báo biến myArray là một mảng kiểu int. Khi này biến myArray có
giá trị là null do chưa được khởi tạo. Dòng /*2*/ khởi tạo biến myArray, các phần
tử trong mảng được khởi tạo bằng giá trị mặc định là 0. Dòng /*3*/ tương tự /*1*/
nhưng Button thuộc kiểu tham chiếu (reference type). Dòng /*4*/ khởi tạo biến
myButtonArray, các phần tử trong mảng không được khởi tạo (giá trị "khởi tạo" là
null). Sử dụng bất kỳ phần tử nào của mảng cũng gây lỗi chưa khởi tạo biến.
Array, Indexer, and Collection Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang

59
9.1.3 Truy cập đến những phần tử trong mảng
Để truy cập đến những phần tử trong mảng, ta sử dụng toán tử lấy chỉ mục []. Cũng
giống như C/C++, chỉ mục mảng được tính bắt đầu từ phần tử 0. Property Length
của lớp Array cho biết được kích thước một mảng. Như vậy chỉ mục của mảng đi từ
0 đến Length - 1. Trong mảng myArray ví dụ trên để lấy phần tử thứ 2 (có chỉ số là
1) trong mảng, ta viết như sau:
int phan_tu_thu_hai = myArray[1];
9.2 Câu lệnh foreach
foreach là một lệnh vòng lặp, dùng để duyệt tất cả các phần tử của một mảng, tập
hợp (nói đúng hơn là những lớp có cài đặt giao diện IEnumerable). Cú pháp của
foreach nhẹ nhàng hơn vòng lặp for (ta có thể dùng for thay cho foreach)
foreach (kiểu tên_biến in biến_mảng)
{
khối lệnh
}
Ví dụ 9-1 Sử dụng foreach
using System;
namespace Programming_CSharp
{
// một lớp đơn giản để chứa trong mảng
public class Employee

{
public Employee(int empID)
{
this.empID = empID;
}
public override string ToString()
{
return empID.ToString();
}
private int empID;
private int size;
}
public class Tester
{
static void Main()
{
int[] intArray;
Employee[] empArray;
intArray = new int[5];
empArray = new Employee[3];
// populate the array
for (int i = 0; i < empArray.Length; i++)
empArray[i] = new Employee(i+10);

foreach (int i in intArray)
Console.WriteLine(i.ToString());

foreach (Employee e in empArray)
Console.WriteLine(e.ToString());
Array, Indexer, and Collection Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang


60

}
}
}
9.2.1 Khởi tạo các phần tử mảng
Ta có thể khởi tạo các phần tử mảng vào thời điểm khai báo mảng, bằng cách ta
cung cấp một danh sách những giá trị của mảng được giới hạn trong hai dấu ngoặc
nhọn { }. C# có thể cung cấp những cú phápngắn gọn như sau:
int[] myIntArray = new int[5] { 2, 4, 6, 8, 10 }
int[] myIntArray = { 2, 4, 6, 8, 10 }
Hai cách trên cho cùng kết quả là một mảng 5 phần tử có giá trị là 2, 4, 6, 8, 10.
9.2.2 Từ khóa params
Đôi lúc có những phương thức ta không biết trước số lương tham số được truyền
vào như: phương thức Main() không thể biết trước số lượng tham số người dùng sẽ
truyền vào. Ta có thể sử tham số là mảng. Tuy nhiên khi gọi hàm ta phải tạo một
biến mảng để làm tham số. C# cung cấp cú pháp để ta không cần truyền trực tiếp
các phần tử của mảng bằng cách thêm từ khóa params
Ví dụ 9-2 Sử dụng từ khóa params
using System;
namespace Programming_CSharp
{
public class Tester
{
static void Main( )
{
Tester t = new Tester( );

/**

* cách truyền tham số bằng các phần tử
* không cần phải khởi tạo mảng
* (cú pháp rất tự do)
*/
t.DisplayVals(5,6,7,8);

/**
* Cách truyền tham số bằng mảng
* Mảng phải được tạo sẵn
*/
int [] explicitArray = new int[5] {1,2,3,4,5};
t.DisplayVals(explicitArray);
}
public void DisplayVals(params int[] intVals)
{
foreach (int i in intVals)
{
Console.WriteLine("DisplayVals {0}",i);
}
}
Array, Indexer, and Collection Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang

61
}
}
Kết quả:
DisplayVals 5
DisplayVals 6
DisplayVals 7
DisplayVals 8

DisplayVals 1
DisplayVals 2
DisplayVals 3
DisplayVals 4
DisplayVals 5
9.2.3 Mảng nhiều chiều
Ma trận là một ví dụ về mảng hai chiều. C# cho phép khai báo mảng n chiều, tuy
nhiên thông dụng nhất vẫn là mảng một chiều (mảng) và mảng hai chiều. Ví dụ
trong phần này là mảng hai chiều, tuy nhiên đối với n chiều cú pháp vẫn tương tự.
9.2.3.1 Mảng chữ nhật
Trong mảng chữ nhật (Rectangular array) 2 chiều, chiều thứ nhất là số dòng và
chiều thứ hai là số cột. Số phần tử trong các dòng là như nhau và bằng số cột (tương
tự số phần tử trong các cột là như nhau và bằng số dòng) để khai báo ta sử dụng cú
pháp sau:
type [,] array-name
ví dụ như:
int [,] myRectangularArray;
9.2.3.2 Mảng Jagged
Mảng jagged là loại mảng trong mảng. Loại mảng này thật sự thì chúng chỉ là mảng
một chiều nhưng những phần tử của chúng có khả năng quản lí được một mảng
khác nữa, mà kích thước các mảng này thay đổi tùy theo nhu cầu của lập trình viên.
Ta có thể khai báo như sau:
type [ ] [ ]...
Ví dụ như khai báo một mảng hai chiều với tên là myJaggedArray:
int [ ] [ ] myJaggedArray;
Chúng ta có thể truy cập phần tử thứ 5 của mảng thứ ba bằng cú pháp
myJaggedArray[2][4]
9.2.4 Lớp System.Array
Lớp Array có rất nhiều hàm hữu ích, nó làm cho mảng trong C# "thông minh" hơn
nhiều ngôn ngữ khác. Chúng được hỗ trợ như là các phương thức được dựng sẵn

như trường hợp string. Hai phương thức quan trong nhất của lớp System.Array là
Sort() và Reverse().
Array, Indexer, and Collection Gvhd: Nguyễn Tấn Trần Minh Khang

62
9.3 Indexers
Indexer tương tự như Property, tuy có khác nhau một chút về ý nghĩa. Xét một ví dụ
mô phỏng một quyển sách có nhiều chương
Xây dựng 2 lớp Sách và Chương. Lớp Chương cài đặt bình thường. Với lớp Sách ta
sẽ cài đặt một biến thành viên có kiểu túi chứa. Để đơn giản biến này có kiểu là một
mảng
public class Chuong
{
// Các biến thành viên
string m_sTen;
string m_sNoiDung;
}
public class Sach
{
// biến thành viên
Chuong[] m_dsChuong;

// Property
public Chuong[] DsChuong
{
get{ return m_dsChuong; }
}
}
Cách làm này có vài bất lợi như sau: thứ nhất để lấy nội dung từng chương chúng ta
dùng Property để lấy danh sach chương sau đó duyệt qua mảng để lấy chương mong

muốn. Thứ hai là mỗi chương được định danh bởi tên chương nên ta mong muốn có
cách lấy một chương thông qua tên của nó. Ta có thể cài đặt một hàm để duyệt qua
mảng các chương, nhưng Indexer sẽ giúp làm việc này.
Ví dụ 9-3 Sử dụng indexer
using System;
using System.Collections;
namespace ConsoleApplication
{
// Cài đặt lớp Chuong
public class Chuong
{
private string m_sTen;
private string m_sNoiDung;
public Chuong()
{
m_sTen = "";
m_sNoiDung = "";
}
public Chuong(string sTen, string sNoiDung)
{
m_sTen = sTen;

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×