Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

nhung mau chuyen BH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.74 KB, 6 trang )

81. Cây xanh bốn mùa
Bác Hồ rất thông cảm với sự vất vả của nhân dân. Tìm hiểu cụ thể đời sống của nhân dân, của
những người lao động là một nếp làm việc quen thuộc của Bác. Một hôm, Bác gọi đồng chí phục
vụ đến và nói
- Có những đêm nằm nghỉ nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa
đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rối nói lại cho
Bác biết.:
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí phục vụ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân
bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay. Một tối làm việc như vậy họ phải đi đoạn đường khá dài,
làm việc thầm lặng và rất vất vả.
Câu chuyện công việc của người công nhân quét đường trong đêm đông được báo cáo lại với Bác
rất tỉ mỉ.
Nghe đồng chí phục vụ nói, Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo:
- Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ
sức khỏe cho các cô các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến
anh chị em làm nghề vất vả này.
Thời gian trôi qua...
Lần ấy, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi
lá. Người bỗng phát hiện ra một loài cây vẫn xanh. Bác hỏi cán bộ địa phương, được biết đúng là
loài cây có sức sống tốt, bốn mùa đều xanh tươi.
Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác trao giống cây đó cho người
làm vườn và nói:
- Đây là loại cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và
xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ
tốn công cho anh chị em công nhân quét đường.
Trong Phủ Chủ tịch, gần nhà sàn của Bác, hiện vẫn còn loại cây trên, không rõ tên khoa học của
loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Nhìn cây xanh bốn mùa ghi nhớ tấm lòng thương yêu nhân dân của Bác. Là Chủ tịch nước Người
bận trăm công, nghìn việc lớn. Thế nhưng những việc thường ngày xảy ra chung quanh Bác cũng
không bỏ qua. Người quan tâm một cách cụ thể và thiết thực đến điều kiện làm việc của những
người công nhân. Việc làm của Bác luôn nhắc nhở chúng ta hãy biết quan tâm chia sẻ với những


khó khăn vất vả của người khác, những người cán bộ lãnh đạo càng phải ghi nhớ điều này.
T.C.N và T.G
Trích từ sách: Bao la nhân ái Hồ Chí Minh,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1994
82. Bác không đồng ý với nghị quyết của
Bộ Chính trị về tổ chức kỉ niệm
ngày sinh của Người
Năm 1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về việc tổ chức bốnngày kỷ niệm lớn: Kỷ niệm lần thứ 40
ngày thành lập Đảng ta, kỷ niệm lần thứ 100ngày sinh của Lênin, mừng thọ Hồ Chủ tịch 80 tuổi
và kỷ niệm lần thứ 25 ngàythành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hồi đó, sức Bác đã yếu.
Để giữ gìn sứckhỏe của Bác, Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng
vàNhà nước thì mời Bác chủ trì, còn khi bàn những việc thứ yếu thì cứ bàn rối báocáo lại. Bác
cũng đồng ý như vậy. Khi Bộ Chính trị bàn việc tổ chức kỷ niệm bốn ngày lễ lớn thì Bác không
dự. Nghị quyết đó ra từ tháng 4. Đến ngày 8-7 thì đăngtrên báo Nhân dân. Mọi việc lớn hay nhỏ,
khi Bộ Chính trị đã bàn xong đều báocáo lại. Riêng việc này, các đồng chí cũng ngại rằng nếu Bác
biết thì thể nàocũng không để tổ chức kỷ niệm ngày sinh của mình.
Hôm đó, đọc báo xong, Bác gọi các đồng chí trong BộChính trị vào, Bác chỉ vào tờ báo Nhân dân
để trên bàn và hỏi: Nghị quyết nàycác chú bàn bao giờ mà tại sao không cho Bác biết? Bác nói đại
ý: tất cả cácNghị quyết của Đảng đều do Bộ Chính trị quyết định tập thể. Gần đây, Bác mệt, cómột
số cuộc họp không dự được. Đó là khuyết điểm của Bác. Khi đọc nghị quyếtđăng trên báo, Bác
tán thành nhiều điểm. Chỉ có việc riêng của Bác, Bác khôngđồng ý. Ai cũng biết Bác là Chủ tịch
Đảng ta. Đọc nghị quyết này, người ta sẽnghĩ rằng Bác chủ trì phiên họp Bộ Chính trị để bàn việc
tổ chức lễ kỷ niệm ngàysinh của mình cho linh đình. Thế là không đúng. Bác ngừng một lúc, giở
tờ báo,chỉ tay vào một đoạn trong nghị quyết và nói: Lênin là bậc thầy của cách mạngthế giới. Bác
chỉ là học trò của Lênin? Sao các chú lại đặt việc riêng của Bácngang với những việc lớn của
Đảng và Nhà nước? Bác lại chỉ tay vào một đoạn nữatrong nghị quyết và hỏi các đồng chí trong
Bộ Chính trị: Sao các chú cho in sáchcủa Bác nhiều thế? Bây giờ nước nhà còn thiếu thốn, sách
học, giấy học cho cáccháu còn thiếu, thế mà sách báo của ta, kể cả sách của Bác, thì in lu bù.
Nênbớt đi, cái gì cần lắm hãy in, để giấy cho các cháu học. Nói xong, Bác lại lấyngón tay dò dò
trên tờ báo. Thi ra vẫn chưa hết! Chỉ tay vào một chỗ trong nghịquyết, ghi việc xây dựng và tu bổ

những nhà bảo tàng, nhà lưu niệm của những địaphương cơ sở cách mạng Bác nói: việc này cũng
cần thiết, nhưng Bác nghỉ nước tađang có chiến tranh, nhà cửa của nhân dân bị tàn phá nặng nề,
chúng ta nên đểdành vật liệu trước hết xây dựng nhà ở cho nhân dân, trường học cho các cháu
vànhà giữ trẻ. Khi đời sống nhân dân sung túc, lúc đó ta hãy xây dựng bảo tàngnày, bảo tàng nọ.
Từ một nghị quyết của Bộ Chính trị, Bác chỉ ra nhiềubài học rất thấm thía. Bác rất khiêm tốn,
không muốn đề cao cá nhân mình, lúcnào Người cũng chỉ nhận mình là học trò của Lênin vĩ đại.
Mỗi việc làm của Bácđều vì dân vì nước. Ngay cả đến khi sắp từ biệt thế giới này, Bác vẫn còn
căndặn: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãngphí thì giờ và
tiền bạc của nhân dân".
Nhờ Bác, chúng ta nhớ những lời Bác dạy. Mọi chínhsách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước đều
xuất phát từ điều kiện thực tế của đấtnước, và luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
Trích từ sách: Bác Hồ sống mãi với chúng ta, t.2
83. Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối
cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác
đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu
xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối
của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác
chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt.
Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí
cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết
kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.

Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ
của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo
đức Bác Hồ để chúng ta học tập.
Trích từ sách: Bác Hồ sống mãi với chúng ta
84. Những bông hoa trong vườn Bác
Sau ngày 12 tháng 8 năm 1969, bệnh tình của Bác mỗi ngày một nặng thêm. Căn bệnh hiểm
nghèo đã làm Bác phải trải qua những cơn đau dữ dội. Mỗi khi tỉnh lại, Bác lại hỏi han cặn kẽ tình
hình mọi mặt của đất nước. Người không quên từ việc lớn tới việc nhỏ. Những ngày cuối tháng 8,
bệnh tình của Bác càng trầm trọng thêm. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định điều động một
số cán bộ, nhân viên y tế giỏi của các bệnh viện lớn cùng với những thiết bị hiện đại đến cứu chữa
cho Bác. Trong số đó có một số là nữ y tá. Một lần, vừa qua cơn đau, tỉnh lại, Bác thấy có mấy nữ
y tá ở cạnh, Bác hỏi một đồng chí phục vụ:
- Những ai thế chú?
- Thưa Bác, đó là các đồng chí nữ y tá của bệnh viện Quân y 108 được điều động đến phục vụ
Bác.
Nghe xong, Bác không nói gì. Một lúc sau Bác nói chậm rãi:
- Các cháu còn trẻ, đang tuổi ăn, tuổi ngủ, Bác biết các cháu rất thương Bác, nhưng không nên để
các cháu ở đây, vì các cháu gái thường dễ xúc động.
Thoáng nhìn thấy những bông hoa hồng cắm trong lọ hoa bên cạnh, Bác hỏi đồng chí phục vụ:
- Hoa trong vườn phải không chú? Còn nhiều không? Nếu còn chú hái vào tặng cho các cháu gái.
Đồng chí phục vụ ra vườn hái hoa. Khi đồng chí phục vụ cầm hoa vào, Bác liền bảo:
- Bác đang mệt, chú thay mặt Bác tặng mỗi cháu gái một bông hồng.
Tất cả các cô gái y tá trẻ hôm đó mỗi người được tặng một bông hoa hồng trong vườn Bác. Không
trừ một ai, tất cả đều cảm động và sung sướng đến chảy nước mắt.
Đến phút chót của cuộc đời Bác vẫn không lo gì cho riêng mình, chỉ lo lắng khi mực nước sông
Hồng dâng lên, lo cho dân được xem bắn pháo hoa ngày Độc lập, nghĩ đến miền Nam, theo dõi
những chiến công mới nhất và mong sao cho các cháu gái ngày ngày vẫn có hoa.
Trích từ sách: Vũ Kỳ - Thư ký Bác Hồ kể chuyện.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

85. Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài
Lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là lúc ông cùng
kiều bào ta ở Pháp ra sân bay đón Bác - năm 1946, khi ấy Người sang thăm nước Cộng hoà Pháp
với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.
Ông có vinh dự được tham gia đoàn đại biểu thay mặt Hội Việt kiều tại Pháp đến thăm Bác, nghe
Bác kể về tình hình trong nước và đề nghị kiều bào ta báo cáo tình hình hoạt động. Ông đã cùng
với Bác đi thăm bà con Việt kiều, thăm Đảng Cộng sản Pháp và các danh lam, thắng cảnh. Trong
các cuộc đi thăm đó, Bác ăn mặc rất giản dị. Bác đi dép cao su, nơi nào có sân sạch là bác ngồi
xuống, nhân dân lao động và trẻ em quây quần xung quanh Bác. Bà con Việt kiều ở Pháp lúc đó
rất tin tưởng ở Người.
Sau một thời gian cùng Bác đi thăm các nơi, một hôm Bác nói với ông:
- Ngày kia Bác về nước, chú có về cùng Bác?
Bác không hỏi là ông có muốn về hay không. Tuy vậy, đối với ông, việc về nước đã được chuẩn bị
từ lâu, nên không có gì cập rập. Ngoài ông ra, còn có hai người cùng về với Bác là: Võ Quy Huân
và bác sĩ Trần Hữu Tước.
Bác cháu cùng nhau về nước trên một chiếc tàu chiến của Pháp. Sau khi về nước một thời gian
ngắn, Bác giao cho ông chức Cục trưởng Cục quân giới.
Trong kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Bác gửi thư cho ông, động viên và nhắc nhở là
trong chiến tranh nhân dân phải làm sao để các địa phương có thể tự túc được lương thực và huy
động được lực lượng tại chỗ, có vũ khí tiêu diệt Pháp. Chúng ta phải tự sản xuất lấy vũ khí. Đó là
quan điểm chiến tranh nhân dân.
Năm 1950, Bác chỉ định ông kiêm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, ông có dịp gặp Bác thường
xuyên ở các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có lần, Bác nói với ông, đại ý:
- Nếu vì những lý do nào đó mà cản trở công việc của chú, thì chú hãy báo cáo cho Bác biết.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ý kiến do ông đề xuất
đều được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng chấp nhận, tạo điều kiện thuận
lợi làm việc.
Khi chúng ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác nói:
- Tôi đem chú Nghĩa về để kháng chiến. Bây giờ cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt, chưa biết diễn
biến sẽ ra sao, chú Nghĩa đang ở Hà Nội, tại sao không mời chú ấy tham gia quốc phòng.

Sau đó, Bác chỉ định ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tư cách là Thư ký quốc
phòng.
Ba tháng sau, đồng chí Lê Đức Thọ mời ông tới nhà riêng và nói:
- Anh làm ba nhiệm vụ một lúc thì nặng quá, cho nên chức vụ "chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Kỹ
thuật Nhà nước" để trên cử người khác thay.
Sau này, ông mới biết là Bác không đồng ý. Bác nói với các đồng chí trong Bộ Chính trị:
- Chú Nghĩa hồi kháng chiến chống Pháp làm bao nhiêu nhiệm vụ mà cũng làm được (Cục trưởng
Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Pháo binh, Thứ trưởng Bộ Công thương). Tại sao sau mấy chục
năm chú ấy lại không làm được ba việc?
Cách đối xử của Bác với đồng chí Trần Đại Nghĩa đã thể hiện sự chung thuỷ, có trước có sau -
một trong những đức tính quý báu của Người. Đức tính quý báu ấy là tấm gương để chúng ta học
tập.
Câu chuyện trên đây còn là bài học về sử dụng nhân tài. Hiện nay ở nước ta đã và đang có hiện
tượng chảy máu chất xám. Nếu không có sự thay đổi thì hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn. Những
sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học trong nước đều không muốn làm cho các cơ
quan nhà nước, vì thu nhập thấp. Các em vào làm ở các công ty liên doanh của nước ngoài có
lương cao. Còn sinh viên có học bổng đi học tại các nước, nhiều em không trở về nước làm việc,
bởi chế độ đãi ngộ, lương và điều kiện làm việc thấp. Như vậy chúng ta đã lãng phí rất lớn, bởi số
tiền đưa các em đi đào tạo ở nước ngoài không phải là nhỏ, trong lúc đó đất nước ta còn nghèo.
Vậy mà ngay từ năm 1946, khi mới giành được độc lập, đất nước ở trong tình thế vô cùng khó
khăn, Bác đã mọi tìm cách thu hút nhân tài để phục vụ đất nước. Bài học này cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Trích theo sách: Kỷ niệm về Bác, Nxb. thông tấn, H, 2005, tr.71
86. Câu chuyện về chiếc tàu phá thuỷ lôi
mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác
Ông Phan Trọng Tuệ, nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, trong một lần gặp gỡ với ông
Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của Bác Hồ cùng ôn lại những kỷ niệm khi được làm việc với Bác kể
lại rằng: năm 1965, ông làm Chính uỷ kiêm Tư lệnh đường mòn Hồ Chí Minh. Một hôm đồng chí
Vũ Kỳ gặp ông và nói xem có phim tư liệu gì mới về cuộc sống, chiến đấu và lao động của cán bộ,
chiến sĩ, nhân dân đem vào chiếu cho Bác xem.

Ông về lựa chọn và đưa cuốn phim về giao thông vận tải, quay từ Hà Nội vào đến Vinh cho Bác
xem. Bộ phim ông mang vào chiếu cho Bác xem, có cảnh phá thuỷ lôi bằng kích thích. Cho ca nô
chạy nhanh qua bãi thuỷ lôi. Thuỷ thủ lái ca nô mặc áo bảo vệ kèm phao bơi. Bác xem rất chăm
chú sau đó Người hỏi: Mặc như thế kia thì cử động thế nào, ca nô chạy như thế liệu có đảm bảo an
toàn cho chiến sĩ? Tiếp đó Bác nói luôn các chú lái ca nô thật dũng cảm, nhưng phải nghĩ xem có
phương pháp nào điều khiển ca nô chạy tự động qua bãi thuỷ lôi, chứ làm như thế này nguy hiểm
cho tính mạng của các chiến sĩ.
Ông đã suy nghĩ rất nhiều về lời gợi ý của Bác. Sau đó ông cho họp Hội đồng kỹ thuật, báo cáo lại
ý kiến của Bác. Mọi người đều rất tán thành và đề nghị thiết kế tàu không người lái, điều khiển từ
xa.
Sau đó một loại tàu mới có biệt hiệu là T5 ra đời, có người điều khiển từ xa để phá thuỷ lôi. Đó là
do bao công sức đóng góp của các anh em làm công tác kỹ thuật sáng chế.
Khi chiếc tàu này mới được chế tạo, đã mang lên Hồ Tây chạy thử. Lần chạy thử đó có mời đồng
chí Tố Hữu đến xem. Nhờ chiếc tàu đó mà ta đã phá được rất nhiều thuỷ lôi, đảm bảo giao thông
đường thuỷ thông suốt, lại không nguy hiểm đến tính mạng cho các chiến sĩ.
Lời phát biểu của Bác đã tác động đến anh em kỹ thuật, giúp họ suy nghĩ, phát huy sáng kiến và
chế tạo ra chiếc tàu mang biệt hiệu T5.
Chiếc tàu mang biệt hiệu T5 hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. đó
không chỉ là hiện vật quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân ta, mà còn là
minh chứng cho tấm lòng thương yêu cán bộ chiến sĩ của Bác Hồ. Trước bất cứ một công việc gì,
Bác đều suy nghĩ làm thế nào cho tốt nhất, không ảnh hưởng đến tính mạng, của cải, tài sản của
nhân dân
Trích theo sách: Kỷ niệm về Bác, Nxb. thông tấn, H, 2005
87. Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô
của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn (1).
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn
xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó
đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng
bít tết to tướng...

Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn
thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có
ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu
thương của anh đối với những người nghèo.
(1) Một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn do ông Étcốtphie người Pháp làm đầu bếp.
Trích từ sách: Vũ Kỳ- Thư ký Bác Hồ kể chuyện.
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
88.Bác đi thăm rừng Cúc Phương

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×