Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

VINH BIET CUU TRUNG DAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 5 trang )

Ngày soạn:04/12/2009 Ngày dạy:07/12/2009
Lớp: 11A4
Tiết 61:
Đọc văn: VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
(Trích kịch: Vũ Như Tô)
Nguyễn Huy Tưởng.
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được những đặc điểm chính của thể loại bi kịch.
- Hiểu và phân tích mâu thuẫn, xung đột kịch và cách giải
thích.
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch cơ bản qua tính cách,
diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi năm của vở kịch.
- Nắm được những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của vở kịch.
2. Về kỹ năng: Giúp học sinh:
- Có kĩ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm kịch.
- Có kĩ năng đọc lời thoại kịch bản, nhập vai nhân vật.
3. Về thái độ: Học sinh có thái độ đúng đắn:
- Ngưỡng mộ, trân trọng tài năng của nghệ sĩ tài hoa và tâm
huyết lớn nhưng lâm vào tình trạng bi kịch.
- Tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức;nghiêm túc, tập trung
học tập.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sgk+ Sgv Ngữ văn 11 ( ban cơ bản ).
Giáo án, tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk + bài soạn ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong
sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
* Ổn định tổ chức: (1’)
1. Kiểm tra bài cũ: (6’)


Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định trong tác phẩm “Vi
hành” của Nguyễn Ái Quốc và cho biết nghệ thuật trào phúng , chân biếm, đẩ kích
sâu cay, thâm thúy.
Đáp án: Tác phẩm được xác định bằng bút pháp trào phúng đả kích ,
châm biếm sâu cay, thâm thúy.
- Hiện lên trong cái nhin của người Pháp: Lố lăng, cổ hủ, Vua mà
như hề, ăn chơi sa đọa, làm mất thẻ diện quốc gia, làm bù nhìn cho thực dân pháp.
- Nghệ thuật trào phúng của truyện ngắn: Mâu thuẫn giữa bản
chất bên trong và hình thức bên ngoài. Bản chats bù nhìn , sa đọa, hèn hạ, thói ăn
chơi đàng điếm và xứ mệnh ông vua của một nước, giữa mục đích và việc làm của
chính quyền và thực dân pháp đối với nhân dân Pháp trong việc sử dụng Khải Định
đến thăm Pháp.
* Giới thiệu bài mới: (2’)
Trong văn học chúng ta đã được làm quen với nhiều thể loại như:
truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Trong đó thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết chúng ta
đã gặp nhiều hơn cả. Còn với thể loại kịch thì sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau
tìm hiểu. Để cụ thể hơn cho thể loại này chúng ta sẽ đi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể
cùng với nó là tác giả của vở kịch nổi tiếng này. Đó chính là “ Vĩnh biệt cửu trùng
đài” ( trích kịch Vũ Như Tô) tác giả Nguyễn Huy Tưởng.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
Nội dung ghi bảng
Nêu tóm tắt nội dung
phần tiểu dẫn?
Nhấn mạnh: Nguyễn
Huy Tưởng – nhà văn
của Thănh Long – Hà
Nội; người rất thành
công với hai thể loại

tiểu thuyết và kịch lịch
sử.Các tác phẩm tiêu
biểu: Vũ Như Tô, Sống
mãi với thủ đô, Lũy hoa,
Lá cờ thêu sáu chữ
vàng…
Em hãy nêu một số
tác phẩm chính của
Nguyễn Huy Tưởng?
Nêu một số nét chính
về vở kịch?
HS đọc sgk, tóm
tắt đôi nét về tác
giả.
- Nguyễn Huy
Tưởng (1912-
1960) xuất thân
trong gia đình nhà
nho, sớm tham gia
cách mạng, hoạt
động văn hóa văn
nghệ do Đảng lãnh
đạo.
- Có thiên hướng
đề tài lich sử và có
đóng góp nội bật ở
kịch và tiểu
thuyết.
- Văn phong giản
dị, trong sáng, đôn

hậu, thâm trầm,
sâu sắc.
- 1996 được nhận
giải thưởng HCM
về văn học và
nghệ thuật.
Tác phẩm chính:
Các vở kịch: Vũ
Như Tô (1941),
Bắc Sơn (1946),
Những người ở lại
(1948),
Là một vở kịch
viết về lịch sử,
I. tìm hiểu chung:
1. tiểu dẫn:(13’)
a. Về tác giả Nguyễn Huy
Tưởng:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-
1960), xuất thân trong một gia đình
nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn,
Bắc Ninh ( nay là Dục Tú, Đông
Anh, Hà Nội).
- Năm 1943, tham gia hội văn
hóa cứu quốc, từng là đại biểu Quốc
dân đại hội Tân Trào(1945).
- Có thiên hướng khai thác đề
tài lịch sử, có đóng góp lớn trên hai
thể loại: tiểu thuyết và kịch.
- Được tặng giải thưởng Hồ

Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 1996.
b. sự nghiệp:
Tác phẩm chính: Các vở kịch:
Vũ Như Tô (1941), Bắc Sơn (1946),
Những người ở lại (1948), Lũy hoa
(1960), Sống mãi với Thủ đô (1961),
các tiểu thuyết: Đêm hôi Long Trì
(1942), An Tư (1945)…
2. Về vở kịch “Vũ Như Tô”:(12’)
Vũ Như Tô là vở kịch gồm 5
hồi viết về một sự kiện lịch sử xảy
Em hãy tóm tắt ngắn
gọn vở kịch.
Nhấn mạnh: Đặc
điểm bi kịch lịch sử:
Lấy đề tài trong lịch sử,
tôn trọng sự thật lịch sử.
Mâu thuẫn bi kịch
không thể giải quyết,
nếu giải quyết sẽ mang
lại sự phá hoại, tiêu diệt
các giá trị. Nhân vật bi
kịch: anh hùng, nghệ sĩ,
con người có khát vọng
lớn lao, cao đẹp, cũng
có khi sai lầm, phải trả
giá, phải hi sinh cho lí
tưởng…kết thúc bi kịch:
bi thảm, giá trị nhân

văn, cái đẹp được khẳng
định, tôn vinh.


Em hãy nêu hoàn
cảnh và mục đích sáng
tác của tác phẩm.
một sự kiện xẩy ra
ở Thăng Long
khoảng năm 1516-
1517, dưới thời Lê
Tương Dực. Tác
phẩm viết xong
vào 1941.
Học sinh tóm
tắt theo sgk.

Học sinh nghiên
cứu trả lời câu hỏi.
ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-
1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác
phẩm được tác giả viết xong vào
mùa hè năm 1941. Từ vở kịch 3 hồi
đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943-
1944, sau đó được sự đóng góp ý
kiến của nhiều nhà văn tiến bộ,
Nguyễn Huy Tưởng đã sửa lại thành
vở kịch 5 hồi.
Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô:
Vũ Như Tô – một kiến trúc sư

có tài; bị Lê Tương Dực bắt xây
Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng
lạc cùng với các cung nữ. Vốn là
nghệ sĩ có tâm, Vũ Như Tô bất chấp
Lê Tương Dực dọa giết vẫn ngang
nhiên chửi mắng tên hôn quân, kiên
quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài.
Cung nữ Đan Thiềm đã thuyết phục
ông nhận lời, lợi dụng quyền thế và
tiền bạc của nhà vua để xây dựng
cho đất nước một công trình :bền
như trăng sao”, “tranh tinh xảo với
hóa công”, cho “dân ta nghìn thu
còn hãnh diện”.
Làm theo lời khuyên, ông dồn
hết tâm sức để xây dựng Cửu Trùng
Đài và vô tình đã gây bao tai họa
cho nhân dân. Mâu thuẫn giữa
những người nông dân nghèo với
tập đoàn thống trị, giữa Vũ Như Tô
với người dân lao động ngày càng
sâu sắc. Lợi dụng tình hình đó, quan
Trịnh Duy Sản dấy binh nổi dậy giết
Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan
Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính
những người thợ đốt phá.

II. Đọc hiểu.
1. Đọc văn bản.(8’)
a. Hoàn cảnh và mục đích sáng

tác:
- Đây là sự kiện có thật xảy ra
tại Thăng Long vào khoảng những
năm 1516 và 1517 dưới triều vua Lê
Tương Dực.
- Tác phẩm viết xong vào mùa
Phân vai học
sinh đọc tác phẩm
( một số đoạn tiêu
biểu).
Yêu cầu giọng đọc
đúng với lứa tuổi, tính
cách và tâm trạng của
nhân vật.
Đặc biệt chú ý giọng
đọc của hai nhân vật
Vũ Như Tô và Đan
Thiềm.
- Vũ Như Tô: Cứng
rắn, tỏ rõ sự đau khổ
và đau khổ đến tột
cùng khị chứng kiến
Cửu Trùng Đài biến
thành đài lửa.
- Đan Thiềm: lo lăng,
cứng cỏi, đau khổ…
Hành động kịch là
gì? Với Vũ Như Tô ,
hành động kịch được
thể hiện như thế nào?

Học sinh đọc
bài theo sự phân
vai và hướng dẫn
của giáo viên.
hè 1941, đề tựa tháng 6/1942, với
mục đích đề cao vai trò của người
nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
c. Hệ thống nhân vật:
- Vũ Như Tô: Kiến trúc sư
(40t)
- Đan Thiềm: Cung nữ
(33t)
- Nguyễn Vũ: Đông các
đại học sĩ (52t)
- Lê Trung Mại: Tái giám
(42t)
- Kim Phượng: Thứ phi
(20t)
- Ngô Hạch: Võ sĩ của
Trịnh Duy Sản (25t)
- Vua Lê Tương Dực
(23t)
- Trịnh Duy Sản: Quận
công (60t)
- Ngoài ra còn có các nội
giám, cung nữ và quân sĩ.
b. Hành động kịch:
Sự giằng xé giữa người nông
dân và người nghệ sĩ, giữa khát
vọng nghệ thuật và thực tế xã hội

không thuận chiều trong tâm trạng,
con người Vũ Như Tô. Cuối cùng sự
lựa chọn không đúng dẫn đến kết
cục bi thảm của người nghệ sĩ và cả
công trình nghệ thuật. Đồng thời thể
hiện mâu thuẫn giữa tập đoàn
phong kiến và nhân dân lao động.
3. Củng cố và luyện tập: (2’)
- Học sinh cần nắm được tính cách nhân vật Vũ Như Tô, Đan
Thiềm.
- Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Học sinh về nhà học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài theo hệ
thống câu hỏi trong sgk.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×