Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Tiểu luận cao học, tác PHẨM KINH điển “nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.14 KB, 35 trang )

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài

Hơn 20 năm tiến hành đổi mới, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu
trên các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực sản xuất vật chất. Đó là sự thực không
thể chối cãi. Nhưng có một sự thật khác, sự thật không vui, và cũng không thể
phủ nhận. Đó là sự xuống cấp về đời sống tinh thần của xã hội đặc biệt sự suy
thoái về đạo đức đang diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên.
Cố nhiên, sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận xã hội, hay trong một
bộ phận cán bộ, đảng viên, cũng là việc thường xảy ra trong xã hội, bởi vì con
người sinh ra vốn mang sẵn những di sản tốt và cả những di sản xấu. Bác Hồ
từng nói, trong một con người đều có sẵn cái thiện và cái ác, gặp hoàn cảnh tốt,
cái thiện thắng, gặp môi trường xấu cái ác sẽ nổi lên. Trong lịch sử hoạt động
của Đảng, kể từ khi Đảng nắm chính quyền các hiện tượng hư hỏng cũng đã
xuất hiện trong một số ít cán bộ, đảng viên. Đó là các bệnh quan liêu, hủ hóa,
tham nhũng, lãng phí, đầu óc địa vị, kèn cựa. Những biểu hiện đó đã bị Bác phê
phán trong hàng loạt bài báo, bài nói chuyện, trong các tác phẩm lý luận. Thêm
vào đó, dư luận xã hội và kỷ luật của Đảng rất nghiêm khắc. Vì vậy, những biểu
hiện tiêu cực đã được ngăn chặn một cách kịp thời. Bác thường căn dặn: "Làm
cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,
nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp.
Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang". Người luôn nói: “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ,
thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước; vì lợi ích chung của Đảng, của cách
mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh
tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng
của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rõ rệt nhất của đạo đức cách mạng".

Có thể nói, sinh thời Bác rất quan tâm đến việc giáo dục cán bộ, đảng
viên thường xuyên rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, nhằm


nâng cao uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng, bảo đảm hoàn thành sứ
mạng cao cả lãnh đạo đất nước giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước sau chiến tranh. Là người
sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu rằng, mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liền với sự trưởng thành của


Đảng. Người khẳng định: Trải qua 39 năm đấu tranh oanh liệt, 'Nhờ
đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân,
phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết,
tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này
đến thắng lợi khác. Trong lịch sử đấu tranh của Đảng và trong mọi hoạt
động hằng ngày, nhất là trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, rất nhiều cán
bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ
đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ vang. Vì vậy, mà bài tiêu luận
này, tôi xin chọn vấn đề “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chú trọng đi sâu tìm hiểu rõ hơn quan điểm của Bác về đạo đức
cách mạng, chủ nghĩa cá nhân và những giải pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân, xây dựng nền tảng đạo đức cách mạng. Đây là một nội dung không mới
tuy nhiên đề tài sẽ cung cấp một chỉnh thể có hệ thống những tư tưởng của
Người, từ đó giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát hơn.
3. Mục đích và ý nghĩa
3.1. Mục đích
Trong bối cảnh hiện nay các cấp lãnh đạo cần có những biện pháp tích
cực nhằm xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, đồng thời nâng cao đạo đức của
người cách mạng. Do đó cần thiết phải “học tập và làm theo tấm gương đạo đức
đạo đức Hồ Chí Minh”. Vì tư tưởng đạo đức của Người luôn là bộ phận quan
trọng của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để

nhân dân ta phát huy nội lực, vượt qua thử thách khó khăn tiến lên xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội.
3.2. Ý nghĩa
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp
quan trọng để mọi cán bộ đảng viên và tổ chức Đảng sửa chữa, khắc phục tình
trạng suy thoái về đạo đức. Chính vì vậy, việc tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng có ý nghĩa cực kì quan trọng và mang tính cấp
thiết cao.
4. Đối tượng nghiên cứu

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ trong
thời đại ngày nay


5. B cc nghiờn cu
Ngoi phn M u, Kt lun, Danh mc ti liu tham kho, ti c
kt cu nh sau:
CHƯƠNG I: chủ nghĩa cá nhân và đạo đức cách mạng.
Chơng II: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân.
Chơng III: giá trị của t tởng nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân


b. nội dung
CHƯƠNG I:
chủ nghĩa cá nhân và đạo đức cách mạng.

1.Mt s khỏi nim liờn quan Ch ngha cỏ nhõn theo t tng H Chớ
Minh.

1.1 o c cỏch mng l gỡ?
Nh trờn ó trỡnh by, Ch tch H Chớ Minh thng xuyờn quan tõm n
vn giỏo dc t cỏch, o c cỏch mng cho cỏc cỏn b, ng viờn. Tựy tỡnh
hỡnh tựy theo nhng yờu cu ca cỏch mng trong tng thi k Ch tch H Chớ
Minh li ra nhng ni dung c th v o c cỏch mng. Nhng nhỡn chung,
cú th khỏi quỏt nhng t tng c bn ca Bỏc v o c cỏch mng nh sau:Lm cỏch mng l phi bit hi sinh.Theo Bỏc, cỏch mnh l phỏ cỏi c i ra
cỏi mi, phỏ cỏi xu i ra cỏi tt"2. ú l mt cụng vic cc k khú khn, gian
kh, ũi hi phi cú s hy sinh. c hy sinh thc ra cng l mt phm cht cao
c ca nhõn loi. Lch s nhõn loi v ca dõn tc cũn ghi li nhiu tm gng
sỏng chúi v c hy sinh. Khụng cú hy sinh thỡ khụng th hon thnh ngha ln.
S nghip u tranh gii phúng giai cp v dõn tc trc õy, v s nghip xõy
dng v phỏt trin t nc hin nay luụn ũi hi nhng cỏn b ng viờn phi
cú tinh thn hy sinh, x thõn. Khụng cú s hy sinh xng mỏu ca bao chin s
cỏch mng tin bi trc õy, thỡ lm sao ngn la cỏch mng cú th bựng chỏy
thiờu hy ch thc dõn trờn t nc ta. Trong Bỏo cỏo chớnh tr ti i hi
i biu ton quc ln th II ca ng, Bỏc H vit: Cỏc ng chớ ta nh ng
chớ Trn Phỳ, ng chớ Ngụ Gia T, ng chớ Lờ Hng Phong, ng chớ Nguyn
Th Minh Khai,... v trm nghỡn ng chớ khỏc ó t li ớch ca ng, ca cỏch
mng, ca giai cp, ca dõn tc lờn trờn ht, lờn trc ht... Cỏc ng chớ ú ó
vui v hy sinh ht thy, hy sinh c tớnh mnh mỡnh cho ng, cho giai cp, cho
dõn tc. Cỏc ng chớ y ó em xng mỏu mỡnh vun ti cho cõy cỏch mng,
cho nờn cõy cỏch mng ó khai hoa, kt qu tt p nh ngy nay ..."3.
Ngoi s hy sinh tớnh mng l s hy sinh cao c nht thng din ra trong
nhng tỡnh th u tranh phc tp, gay gt, cũn cú s hy sinh thm lng din ra
mi lỳc mi ni. ú l s hy sinh li ớch cỏ nhõn cho li ớch ca dõn tc ca t
nc, ca ng. Ch tch H Chớ Minh thng dy: Tiờn thiờn h chi u nhi
u, hu thiờn h chi lc nhi lc". Cú ngha l trong bt c tỡnh hung no, cỏn
b, ng viờn cng phi bit ginh phn khú cho mỡnh, v phn thun li cho



người khác. Nói cách khác cán bộ, đảng viên phải luôn là người vị tha, vì quyền
lợi và hạnh phúc của mọi người. Tinh thần vị tha, vốn cũng là một phẩm chất,
một đức tính mà nhân loại luôn vươn tới.
- Phải giữ đúng tư cách của người cách mạng Sự hình thành một đội ngũ
những người cách mạng kiểu mới - cách mạng vô sản - đòi hỏi những tiêu chuẩn
mới về tư cách. Tư cách đó được thể hiện trên ba phương diện: đối với mình, đối
với người và đối với công việc. Trong tác phẩm Đường cách mệnh viết năm
1927 nhằm huấn luyện những chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Đảng, Bác Hồ
viết: “
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hòa mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà không nhút nhát.
Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó).
Hay nghiên cứu, xem xét.
Vị công vong tư.
Không hiếu danh, không kiêu ngạo.
Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững.
Hy sinh.
Ít lòng tham muốn về vật chất.


Bí mật.
Đối người phải:
Với từng người thì khoan thứ.
Với đoàn thể thì nghiêm.
Có lòng bày vẽ cho người.

Trực mà không táo bạo.
Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.
Quyết đoán.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể".
Như vậy, trong quan niệm của Bác, đạo đức nói chung và đạo đức cách
mạng nói riêng, được xác lập trên ba phương diện: với bản thân, với người khác
và với công việc.
1.2. Quan niệm về chủ nghĩa cá nhân trong lịch sử.
Những biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa cá nhân xuất hiện cùng với phong
trào văn hoá Phục Hưng, gắn liền với văn học ánh sáng, các nhà triết học khai
sáng. Lúc đầu, chủ nghĩa cá nhân xuất hiện như trạng thái đối lập với chế độ
chính trị đương thời, nói lên tính độc lập của con người, sự nỗ lực vươn lên của
cá nhân, quyền tự do dân chủ của cá nhân trong lòng xã hội. Vì vậy chủ nghĩa cá
nhân xuất hiện có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lịch sử, tiến bộ xã hội.
Chính giai cấp tư sản đã lợi dụng triệt để mặt tích cực này.
Tư tưởng chủ nghĩa cá nhân có từ rất sớm, nhưng về thuật ngữ chủ nghĩa
cá nhân xuất hiện vào những năm 20 của thé kỉ XIX. Chủ nghĩa cá nhân cực
đoan gắn với chủ nghĩa ích kỉ của giai cấp tư sản, những mặt tích cực dần bị che
khuất, còn mặt tiêu cực lại nhanh chóng nổi cộm lên. Sau này rất nhiều phân tích
đánh giá chủ nghĩa cá nhân đó là một thế giới quan mà thế giới quan đó dựa trên
sự đối lập cá nhân và xã hội.
1.3. Quan niệm về chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2.1. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc.
Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa cá nhân từ năm 1947 trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Trong đó Người coi “Chủ nghĩa cá nhân là như
một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”. Sau này
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, với mỗi sự phát triển tinh vi của chủ nghĩa



cá nhân, Người đều có những định nghĩa khác nhau cùng những tác phẩm quan
trọng đánh vào “thứ vi trùng” này. Nhưng Hồ Chí Minh luôn có quan điểm nhất
quán về những mặt tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, Người coi nó đối lập với đạo
đức cách mạng, gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. Theo Người chủ nghĩa cá nhân
chính là sự tôn thờ tuyệt đối hoá, tôn thờ quyền lợi và lợi ích cá nhân, đến mức
nó đối lập hoàn toàn với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, Bác nói : “Chủ nghĩa cá
nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi
của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ
nghĩa cá nhân”1.
Nhưng Hồ Chí Minh không hoàn toàn phủ nhận vai trò của chủ nghĩa cá
nhân, theo Người: “ Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân chứ không phải là giày
xéo lên lợi ích cá nhân”. Bác khẳng định: “Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội quyền
và lợi ích cá nhân được đảm bảo triệt để”.
Hồ Chí Minh dã nhiều lần có định nghĩa khái niệm chủ nghĩa cá nhân, sau
đây xin giới thiệu một vài khái niệm mà Người sử dụng nhiều nhất:
Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng của mình, của gia đình mình lên
trên, lên trước lợi ích chung của dân tộc. Đó là bệnh chính, bệnh mẹ, do đó mà
sinh ra nhiều chứng bệnh khác như: Tự tư, tự lợi, sợ khó, sợ khổ. Không yên
tâm công tác. Ham địa vị danh tiếng. Lãng phí, tham ô. Quan liêu, mệnh lệnh...
Chủ nghĩa cá nhân là trái với chủ nghĩa tập thể. Do chủ nghĩa cá nhân mà
đẻ ra các tư tưởng sai lệch khác” như “tư tưởng công thần”; “lo lắng tiền đồ bản
thân”; “đòi hưởng thụ đãi ngộ”...
Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của mình trước hết. Họ
không lo mình vì mọi người mà chỉ muốn mọi người vì mình.
Chủ nghĩa cá nhân là lợi mình, hại người, tự do vô tổ chức, vô kỉ luật và
những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội , là kẻ địch hung
ác của chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng , chủ nghĩa cá nhân

là một thứ rất gian xảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc; tóm
lại cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân.
Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do đó mà nó sinh ra
các thứ bệnh rất nguy hiểm. Sẽ được giới thiệu trong phần sau.
Chủ nghĩa cá nhân là so bì đãi ngộ: lương thấp, lương cao, quần áo đẹp,
xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, muốn hưởng thụ, an nhàn. Chủ nghĩa cá nhân
1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội - 1996, tập 9, tr 291


như vi trùng đẻ ra nhiều bệnh khác: sợ khó, sợ khổ, tự do chủ nghĩa; vui thì làm,
không vui thì không làm, thích thì làm, không thích thì không làm.
Chủ nghĩa cá nhân như tự tư, tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có
danh tiếng, xem khinh những công việc bình thường.
Tranh công đổ lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa đơn vị.
Chủ nghĩa cá nhân là tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp trong mình mỗi
người chúng ta... Nó là bạn đồng minh của hai kẻ thù kia (chủ nghĩa đế quốc và
thói quen truyền thống lạc hậu)
Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người chúng ta phải luôn
luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt.
1.2.2. Những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân1.
“Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các
thứ bệnh rất nguy hiểm, thí dụ những bệnh sau đây:
a) Bệnh tham lam - Những người mắc phải bệnh này thì đặt lợi ích của
mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ "tự tư tự lợi". Dùng
của công làm việc tư. Dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của
mình. Sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi. Tiền bạc đó ở đâu ra? Không xoay của
Đảng thì xoay của đồng bào. Thậm chí làm chợ đen buôn lậu. Không sợ mất
thanh danh của Đảng, không sợ mất danh giá của mình.
b) Bệnh lười biếng - Tự cho mình là cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết.
Làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó

thì đùn cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách để trốn tránh.
c) Bệnh kiêu ngạo - Tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta
tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì
hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không
thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng
muốn làm thầy người khác.
d) Bệnh hiếu danh - Tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Có khi vì cái tham
vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình
thì tinh thần lung lay. Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ
chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, uỷ viên
nọ, chớ không ham công tác thiết thực.
đ) Thiếu kỷ luật - Đã mắc bệnh cá nhân thì tư tưởng và hành động cũng
đặt cá nhân lên trên. Vì thế mà việc gì cũng không lấy Đảng làm nền tảng. Mình
1 Sđd, tập 5, tr 255 – 261.


muốn thế nào thì làm thế ấy. Quên cả kỷ luật của Đảng. Phê bình thì cốt công
kích những đồng chí mình không ưa. Cất nhắc thì cốt làm ơn với những người
mình quen thuộc.
e) Óc hẹp hòi - ở trong Đảng thì không biết cất nhắc những người tốt, sợ
người ta hơn mình. ở ngoài Đảng thì khinh người, cho ai cũng không cách
mạng, không khôn khéo bằng mình. Vì thế màkhông biết liên lạc hợp tác với
những người có đạo đức tài năng ở ngoài Đảng. Vì thế mà người ta uất ức và
mình thành ra cô độc.
g) Óc địa phương - Bệnh này tuy không xấu bằng các bệnh kia nhưng kết
quả cũng rất tai hại. Miễn là cơ quan mình, bộ phận mình, địa phương mình
được việc. Còn các cơ quan, bộ phận, địa phương khác ra sao cũng mặc kệ. Đó
là vì cận thị, không xem xét toàn thể. Không hiểu rằng lợi ích nhỏ phải phục
tùng ích lợi to, ích lợi bộ phận phải phục tùng ích lợi toàn thể.
h) Óc lãnh tụ - Đánh được vài trận, hoặc làm được vài việc gì ở địa

phương đã cho mình là tài giỏi lắm rồi, anh hùng lắm rồi, đáng làm lãnh tụ rồi.
Nào có biết so với công cuộc giải phóng cả dân tộc thì những thành công đó chỉ
là một chút cỏn con, đã thấm vào đâu! Mà so với những sự nghiệp to tát trong
thế giới, càng không thấm vào đâu.
i) Bệnh "hữu danh, vô thực" - Làm việc không thiết thực, không tự chỗ
gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm
được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì
rỗng tuếch.
k) Kéo bè kéo cánh lại là một bệnh rất nguy hiểm nữa. Từ bè phái mà đi
đến chia rẽ. Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho
là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người
tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm
cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến sự
thống nhất. Nó làm Đảng bớt mất nhân tài và không thực hành được đầy đủ
chính sách của mình. Nó làm mất sự thân ái, đoàn kết giữa đồng chí. Nó gây ra
những mối nghi ngờ.
l) Bệnh cận thị - Không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không
nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ. Thí dụ: việc tăng gia sản xuất, việc
tiếp tế bộ đội thì không lo đến, mà chỉ lo thế nào để lợi dụng cơm cháy và nước
gạo trong các bộ đội. Những người như vậy, chỉ trông thấy sự lợi hại nhỏ nhen
mà không thấy sự lợi hại to lớn.


m) Bệnh tị nạnh - Cái gì cũng muốn "bình đẳng". Thí dụ: Cấp trên vì công
việc phải cưỡi ngựa, đi xe. Cấp dưới cũng muốn cưỡi ngựa, đi xe. Người phụ
trách nhiều việc, cần có nhà rộng. Người không phụ trách nhiều việc, cũng đòi
nhà rộng. Phụ cấp cho thương binh cũng muốn nhất luật, không kể thương nặng
hay nhẹ. Làm việc gì, thì muốn già, trẻ, mạnh, yếu đều làm bằng nhau. Có việc,
một người làm cũng được, nhưng cũng chờ có đủ mọi người mới chịu làm. Bệnh
này sinh ra vì hiểu lầm hai chữ bình đẳng. Không hiểu rằng: người khoẻ gánh

nặng, người yếu gánh nhẹ. Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc
dễ thì ăn ít. Thế là bình đẳng”.

2- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
2.1. Đạo đức là gốc của người cán bộ cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức có vị trí rất quan trọng, Người coi đạo đức là
“cái gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng. Bác căn dặn: “ Cũng như sông thì
có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức,
không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”1 .
Chính vì vậy Người có tới 55 tác phẩm bàn về đạo đức cách mạng không
kể những tác phẩm có liên quan đến đạo đức. Trong tác phẩm “Đường Kách
mệnh” , nội dung đầu tiên mà Bác nhắc đến là “tư cách người cách mệnh” với
23 điểm mà nội dung chủ yếu là các tiêu chuẩn về đạo đức. Điều này đã bộc lộ
rõ tư tưởng của Người, theo Bác muốn làm cách mạng, muốn học chủ nghĩa
Mác - Lênin thì trước hết phải có được nền tảng đạo đức cách mạng, phải có
được các “tiêu chuẩn của một người cách mệnh”. Hồ Chí Minh nói: “Làm cách
mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang,
nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp,
lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”2.
2.2. Hệ giá trị đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.2.1. Trung, hiếu, nhân, nghĩa, trí, dũng.
a) Trung với nước, hiếu với dân
1 sđd, T5, tr 252
2 sđd, T9, tr 283



Trung với nước, hiếu với dân là những phẩm chất hàng đầu của đạo đức
cách mạng. Trung và hiếu là những khái niệm có trong tư tưởng đạo đức truyền
thống Việt Nam và phương Đông. Thế nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh không
chỉ kế thừa những giá trị của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà
còn vượt qua những hạn chế của chúng, nâng thành chuẩn mực giá trị đạo đức
mới - đạo đức cách mạng ở phạm vi rộng hơn.
Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước,
phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu”.
Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là lại là chủ đất nước, “bao nhiêu quyền
hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”, Đảng và chính phủ là đầy tớ nhân dân. Chính vì vậy trung
với nước cũng chính là trung với dân.
Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, nhà nướcvùa là “người lãnh đạo”, vừa
“là người người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Tư tưởng hiếu với dân
không dừng lại ở chỗ thương dân mà còn phải phục vụ hết lòng. Đòi hỏi phải
gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân
làm gốc. Phải nắm vững dân tình, nắm vững dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng
cao dân trí, làm cho dân hiểu dược quyền và trách nhiệm của người chủ đất
nước. Có được cái đức ấy thì người lãnh đạo, người cách mạng mới được dân tin
yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra sức mạnh to lớn cho cách mạng .
Người khẳng định: “Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hi
sinh vì độc lập dân tộc tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
b) Nhân, nghĩa, trí, dũng1.
“NHÂN là thật thà thương yêu, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào. Vì
thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân
dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau
thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
Những người đã không ham, không e, không sợ gì thì việc gì là việc phải họ đều

làm được.
NGHĨA là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có
việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo
toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy
việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà
1 trích, sđd, T5, tr 251- 252


phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
TRÍ vì không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch,
sáng suốt. Dễ hiểu lý luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xét việc.
Vì vậy, mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cất
nhắc người tốt, đề phòng người gian.
DŨNG là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết
điểm có gan sửa chữa. Cực khổ khó khăn, có gan chịu đựng. Có gan chống lại
những sự vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần, thì có gan hy sinh cả
tính mệnh cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.”
Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó
là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì
lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.
2.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sống mới, là
phương châm tư tưởng của đạo đức cách mạng trong tư tưởng đạo dức Hồ Chí
Minh. Người khẳng định:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây,
Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì
không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất. Thiếu một đức thì
không thành người”1.
a) Cần:


Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, có
năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không
ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ: “lao động là thiêng liêng, là nguồn sống,
nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
Cần: “Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Người Tàu có câu:
không có việc gì khó. Chỉ e ta không siêng. Tục ngữ ta có câu: Nước chảy mãi,
đá cũng mòn. Kiến tha lâu, cũng đầy tổ. Nghĩa là Cần thì việc gì, dù khó khăn
mấy, cũng làm được...
... Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng
nhai. Nó lại có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần...
Muốn cho chữ Cần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công
việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng…
… Cần và Chuyên phải đi đôi với nhau… Cần không phải là làm xổi…
1 sđd, T5, tr 631.


Cần là luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời. Nhưng không làm quá
trớn… Lười biếng là kẻ địch của Cần”1.
b) Kiệm:

Tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân,
của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ
cộng lại thành cái to; không phô trương hình thức không kiên hoan linh đình,
chè chén lu bù.
Kiệm tức “Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi.
CẦN với KIỆM , phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. CẦN mà
không KIỆM, "thì làm chừng nào xào chừng ấy". Cũng như một cái thùng
không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn
không. KIỆM mà không CẦN , thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà
vật gì đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước,

không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi
khô kiệt.
… Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải… Tiết kiệm thời giờ của
mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người…
… Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng
xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ
quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới
đúng là kiệm….
… Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ... Cho nên, muốn tiết kiệm có
kết quả tốt, thì phải khéo tổ chức”2.
c) Liêm:

Tức là: “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung
sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”.
“Liêm là trong sạch, không tham lam… Ngày nay, nước ta là Dân chủ
Cộng hoà, chữ LIÊM có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải LIÊM… Chữ
LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM. Cũng như chữ KIỆM phải đi đôi với chữ
CẦN. Có KIỆM mới LIÊM được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam.
Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều
là BẤT LIÊM. Người cán bộ, cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc
1 sđd,T5, tr 632 - 634
2 sđd, T5, tr 636 – 638


trộm của công làm của tư…
…Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị (đạo là
trộm). Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc nguy hiểm, không dám làm, là tham vật
uý lạo. Gặp giặc mà rút ra, không dám đánh là tham sinh uý tử. Đều làm trái với
chữ LIÊM.

… Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho
dân… Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong
nhân dân. Một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất,
mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”1.
d) Chính:

“Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì
không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc rễ của
CHÍNH. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là
hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải CHÍNH mới là
người hoàn toàn.
Đối với mình: không tự kiêu, tự đại, luôn chịu khó học cầu tiến bộ, luôn
tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa điều dở của bản thân mình. “Luôn luôn
tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để
phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình”2.
Đối với người: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là
những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì
ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh
người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học
người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác - Ái”3.
Đối với việc: “Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã
phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ
khó nhọc, không sợ nguy hiểm… Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác
thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước”4.
e) Chí công vô tư:

Chí công là rất mực công bằng, công tâm, vô tư là không được có lòng
riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán”. Phải “đem lòng chí
công vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ
1 sđd, T5, tr 640 – 642

2 sđd, T5, tr 644
3 sđd, T5, tr 644
4 sđd, T5, tr 645


đến mình trước, khi hưởng thụ thi mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ”.
Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Chúng
không tách rời nhau mà có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính
sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại đã chí công vô tư, một lòng vì nước, vì
dân, vì Đảng thì sẽ thực hiện cần, kiệm, liêm, chính và có được nhiều tính tốt
khác. “Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính
tốt sẽ ngày càng thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm 5 điều: nhân, nghĩa, trí,
dũng, liêm”1.
Bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư sẽ làm cho
con người vững vàng trước những thử thách: “giàu sang không thể quyến rũ,
nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”. Trong di chúc
của Người có đoạn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ
phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.”2
2.2.3. Tình yêu thương con người và tinh thần quốc tế trong sáng.
a) Tình yêu thương con người:

Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỉ, cùng với
việc thể nghiệm bản thân mình qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí
Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo
đức cao đẹp nhất của người cán bộ cách mạng nói riêng và con người nói chung.
Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những

người lao động bị áp bức. Ở Người, đó là lòng ham muốn tột bậc là làm cho
nước được độc lập, dân được tự do, mọi người “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành”.
Thương yêu con người là phải tin vào con người. Đòi hỏi mọi người luôn
chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với người khác. Yêu thương
con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải
thực hiện phê bình, tự phê bình, chân thành, giúp nhau sửâ chữa khuyết điểm để
không ngừng tiến bộ. Yêu thương là phải biết và dám dấn thân đấu tranh giải
phóng con người.
1 sđd, T5, tr 251
2 sđd, T12, tr 498


Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Học chủ nghĩa Mác- Lênin là để sống với nhau
có tình, có nghĩa. Nếu sống với nhau không có nghĩa có tình thì làm sao coi là
hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”.
b) Tinh thần quốc tế trong sáng.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết là sự mở rộng những quan
niệm đạo đức cách mạng của Người ra phạm vi toàn nhân loại.
Đoàn kết quốc tế trong sáng tức là đoàn kết với nhân dân các nước vì mục
tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột. Là đoàn kết
quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì mục tiêu chung, “bốn phương
vô sản đều là anh em”. Là đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và
tiến bộ xã hội.
Đó là chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, nó gắn liền với chủ nghĩa
yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống mọi biểu
hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỉ, hẹp hòi, kì thị dân tộc... Tất cả những khuynh
hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một
liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh

chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, đối địch.


Ch¬ng II:
N©ng cao ®¹o ®øc c¸ch m¹ng, quÐt s¹ch chñ nghÜa
c¸ nh©n.
1- Nâng cao đạo đức cách mạng phải gắn liền với quét sạch chủ nghĩa
cá nhân.
Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức cách mạng là một nhân tố quan trọng quyết
định đến sự thành công của cách mạng Việt Nam. Theo Người, đạo đức cách
mạng giúp cho con người vữn vàng trong mọi thử thách, “có đạo đức cách mạng
thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại không rụt rè, lùi bước”, “khi gặp thuận lợi,
thành công vẫn giữ vững tinh thần chất phác, khiêm tốn”. Chính nhờ coi trọng
đạo đức cách mạng mà Đảng ta mới có được những “thế hệ thanh niên cách
mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác”. Nhờ vậy
mà Đảng mới có thể lãnh đạo nhân dân giành nhiều thắng lợi. Chính vì vậy phải
không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, có như thế Đảng mới đạt được nhiều
thành công hơn nữa.
Tuy nhiên muốn nâng cao đạo đức cách mạng trước hết phải quét sạch
chủ nghĩa cá nhân. Bởi vì: “Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách
mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để
che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự
nghiệp cách mạng”1. Hồ Chí Minh căn dặn, cách mạng và những người cách
mạng phải chiến thắng 3 kẻ thù: chủ nghĩa tư sản và bọn đế quốc; thói quen và
tư tưởng lạc hậu; chủ nghĩa cá nhân.
Khi người cán bộ mang trong mình chủ nghĩa cá nhân thì “việc gì cũng
nghĩ đến lợi ích riêng trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn
“mọi người vì mình”. Họ trở nên : “ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ
hóa, lãng phí, xa hoa,...”. Điều đó “làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân
dân”. Có thể coi “chủ nghĩa cá nhân là một kẻ địch hung ác của chủ nghĩa xã

hội”. Cho nên “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của
đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.
Nói cách khác, nâng cao đạo đức cách mạng phải ngắn liền với quét sạch
chủ nghĩa cá nhân.

1 sđd, T9, tr 283


2- Giải pháp thực hiện.
2.1. Đối với Đảng.
2.1.1. Ra sức tăng cường giáo dục trong toàn Đảng.
Nội dung giáo dục ở đây là giáo dục về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về
đường lối, về nhiêm vụ và đạo đức của người đảng viên. Thực chất đây là giải
pháp nhằm thiết lập nền tảng tư tưởng, lý luận, kim chỉ nam cho hành động, tạo
dựng cái nền cái gốc của toàn Đảngvà với mỗi cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đế làm tròn sứ mệnh của mình, mỗi đảng viên
phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, củng cố lập trường giai cấp vô sản,
cố gắng nắm vững những quy luật của cách mạng Việt Nam, phải luôn luôn
nâng cao đạo đức cách mạng, kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,
bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà,
một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc.
Muốn vậy, việc giáo dục cần phải có phương pháp, nội dung cách thức tổ
chức giáo dục đúng đắn.
2.1.2. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng.
Theo Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của
Đảng, là vũ khí sắc bén trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đó là phương
thuốc hay nhất giúp cho toàn Đảng và mỗi đảng viên sửa chữa khuyết điểm,
phát huy ưu điểm, tiến bộ không ngừng, ngày một mạnh thêm. Người đòi hỏi:
“Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa
chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh

mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng”1.
Theo Bác, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình chính là phê bình phải có
tình đồng chí thương yêu giúp đỡ nhau, thấu tình đạt lý: “Phê bình mình cũng
như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm
bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những lời
mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc làm, chứ không phải phê bình
người.”2. Cần tránh lợi dụng phê bình để đạt mục đích tư lợi, tránh thái độ dĩ hòa
vi quý” cho xong chuyện, tránh cực đoan máy móc, có thái độ thái quá với
khuyết điểm.
Bác còn nhấn mạnh “phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật
thà phê bình cán bộ, đảng viên”.
1 sđd, T5, tr 239
2 sđd, T5, tr 232


2.1.3. Chế độ sinh hoạt của Đảng phải nghiêm túc, kỉ luật của Đảng phải
nghiêm minh.
Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất, là
đội tiền phong của giai cấp công nhân và cả dân tộc. Do đó, chế độ sinh hoạt
đảng từ chi bộ đến cấp cao phải nghiêm túc. Với người cộng sản, sự nghiêm
minh, chặt chẽ không tách rời tinh thần tự nguyện, tự giác. Người viết: Về kỉ
luật, Đảng Lao Động Việt Nam phải có kỉ luật sắt, đồng thời là kỉ luật tự giác.
“Phải kiên quyết thực hành kỉ luật, tức là cá nhân tuyệt đối phục tùng tổ
chức, số ít phục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phải
phục tùng trung ương”
2.1.4. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ.
Công tác kiểm tra chặt chẽ tức là thực hiện có hệ thống, thường xuyên.
Kiểm tra từ trên xuống, từ dưới lên, đánh giá từng cá nhân, từng tổ chức
đảng, tiến tới đánh giá toàn Đảng. Khi kiểm tra phải chon người có uy tín, có
trách nhiệm.

“Phải nghiêm ngặt kiểm tra, các địa phương phải kiên quyết thực hành
những nghị quyết của Đảng. Kiên quyết chống lại cái thói nghị quyết một
đường, thi hành một nẻo”. “Không phải ngày nào cũng kiểm tra. Nhưng
thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm,
phát triển ưu điểm” 1.
Như vậy để có thể nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, về phía Đảng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu, tức là:
“Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải
hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên.
Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm
minh. Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ”2.
2.2. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
2.2.1. Phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh
nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu khi lợi ích
của Đảng và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải
tuyệt đối phục tùng lợi ích của Đảng”3.
Theo Bác: “Lợi ích của dân tộc, gồm có lợi ích của Đảng. Lợi ích của
1 sđd, T5, tr 267 -276
2 sđd, T12, tr 439
3 sđd, T9, tr 289


Đảng, gồm có lợi ích của đảng viên. Vì vậy, sự phát triển và thành công của
Đảng, một mặt tức là thành công của dân tộc, một mặt tức là thành công của
đảng viên. Vì vậy, chỉ có khi Đảng thành công và thắng lợi, thì đảng viên mới có
thể thành công và thắng lợi. Chính vì vậy mà đảng viên cần phải hy sinh lợi ích
của mình cho lợi ích chung của Đảng”1.
Do đó: “Mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng: lợi ích của cá nhân nhất
định phải phục tùng lợi ích của Đảng. Lợi ích của mỗi bộ phận nhất định phải

phục tùng lợi ích của toàn thể. Lợi ích tạm thời nhất định phải phục tùng lợi ích
lâu dài. Nghĩa là phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước hết”2.
2.2.2. Về nhận thức tư tưởng.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết,
tính tổ chức và tính kỷ luật”3.
Theo Bác: nếu mỗi đảng viên có thái độ rõ ràng đối với chủ nghĩa cá nhân
thì tự nó hình thành nên chủ nghĩa tập thể, trong tổ chức đảng luôn phát triển, ổn
dịnh, đoàn kết, người cán bộ đảng viên nhân cách cũng hoàn thiện hơn.
Người căn dặn: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng
và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự
đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng
thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê
bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của
Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”4.
2.2.3. Phải sâu sát thực tế, gắn bó với dân.
Hồ Chí Minh nói: “Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự
tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân”5.
Mối quan hệ Đảng - Dân luôn là một nhân tố quyết định thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng. Người nhấn mạnh: “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm
được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” 6. Thấu hiểu tầm
quan trọng của vấn đề, từ 1954 - 1964, trong vòng 10 năm Bác đã thực hiện tới
700 cuộc đi về các địa phương, cơ sở, trung bình một lần đi hơn một lần.
Bác viết: “Hiện nay chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí, họ
1
2
3
4
5
6


sđd, T5, tr 253
sđd, T5, tr 251
sđd, T12, tr 439
sđd, T12, tr 497 - 498
sđd, T12, tr 439
sđd, T5, tr 293


tự cho mình cái gì cũng giái, họ xa dời quần chúng, không muốn học hỏi quần
chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng”. Đó là những người mắc bệnh quan
liêu, mệnh lệnh theo tư tưởng chủ quan, Bác kịch liệt phê bình lối làm việc đó.
Người gọi cách làm việc đó là làm việc theo cách “khoét chân cho vừa giầy”;
“chân là quần chúng, giầy là cách tổ chức và làm việc của ta. Ai cũng đóng giầy
theo chân không ai đóng chân theo giầy” 1. Người kết luận: “đạo đức cách mạng
là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng hiểu quần chúng
lắng nghe ý kiến quần chúng”2
2.2.4. Ra sức học tập nâng cao trình độ.
“Phải cố gắng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt
mọi nhiệm vụ”3.
Bác nói: cán bộ đảng viên đừng có tham, nhưng có một việc việc tham mà
Bác thích đó là ham học, tham làm những việc ích nước lợi dân. Đối với cán bộ
đảng viên quá trình học là quá trình tự nâng cao trình độ, nâng cao sự hiểu biết,
đó là quá trình mang tính đạo đức cách mạng, nhằm phục vụ tốt hơn cho Đảng
và nhân dân. Bác cho rằng: trước hết là học chủ nghĩa Mác - Lênin, học để làm
thế nào đó cán bộ đảng viên biết cách sống với nhau có tình có nghĩa. Học là
học về văn hóa để nghiên cứu hiểu biết về tự nhiên, xã hội; học về khoa học kinh tế để không tụt lùi so với cuộc sống; học phương pháp, phong cách của
quần chúng để làm việc với quần chúng. Như vậy học ở Hồ Chí Minh là học
toàn diện, học cả về tri thức, phong cách lãnh đạo, cách sống, cách đối nhân xử
thế. Học như vậy thì chiều sâu đó là chiều sâu về đạo đức. Trong học đó, Bác

luôn nhấn mạnh “học đạo đức là yếu tố hàng đầu”.
Theo Người: “Có học tập lý luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức
cách mạng, giữ vững lập truờng nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới
làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình. Bác phê bình những hiện tướng:
“Học sách vở Mác - Lênin nhưng không học tư tưởng Mác - Lênin. Học để trang
sức chứ không phải vận dụng vào công việc cách mạng”4

1 sđd, T5, tr 248
2 sđd, T9, tr 290
3 sđd, T12, tr 439
4 sđd, T9, tr 292


Ch¬ng III:
Ý NGHĨA THỰC TIỄN CÓ TÍNH THỜI SỰ SÂU SẮC CỦA TÁC
PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, QUÉT SẠCH CHỦ
NGHĨA CÁ NHÂN”
Toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta đang tiến hành cuộc vận động lớn
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đồng thời kỷ niệm 40
năm công bố tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, 39 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1969), v.v .. Việc làm này có ý nghĩa
quan trọng nhằm thúc đẩy cuộc vận động làm cho Đảng ta trong sạch, vững
mạnh, xã hội lành mạnh hơn; tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
1 - Xã hội nào cũng có cách phân định thiện - ác, tốt - xấu, vinh - nhục...
Những phạm trù đó có những tiêu chí giống nhau nhưng có những điểm
khác nhau của một hình thái kinh tế - xã hội, của mỗi dân tộc trong từng giai
đoạn phát triển, hình thành hệ giá trị - cốt lõi của văn hóa mỗi dân tộc, chủ yếu
để định hướng phát triển của xã hội và là tiêu chí để bình xét, đánh giá các hiện

tượng và con người.
Cùng với hệ giá trị của mỗi dân tộc, lại có chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa
ràng buộc với những ai ở trong cộng đồng đó. Đạo đức cách mạng là chuẩn mực
đạo đức của những người cách mạng có những tiêu chí chung và nhất quán như
sự hy sinh vì lý tưởng, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần hết lòng phụng sự Tổ
quốc, nhân dân,... đồng thời lại có những yêu cầu riêng của từng thời kỳ cách
mạng.


Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm giáo dục đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Ngay trong tác phẩm Đường cách mệnh, tập
hợp những bài giảng cho lớp thanh niên tiến bộ chuẩn bị cho việc thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đã đề cập các nội dung đạo đức của người
chiến sĩ cách mạng. Khi cách mạng thành công, Đảng lãnh đạo chính quyền,
đảng viên có nhiều cơ hội có địa vị, quyền hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đặc
biệt quan tâm tới việc giáo dục cán bộ, đảng viên mà có tác giả nước ngoài đã
đánh giá là vị lãnh tụ quan tâm nhất tới việc giáo dục đạo đức của cán bộ cầm
quyền. Ngay từ rất sớm, những nhà nghiên cứu thường nhắc tới hai bức thư
Người gửi cho các đồng chí Bắc Bộ, Trung Bộ khi mới trải qua hơn một năm
Cách mạng Tháng Tám thành công và tác phẩm Sửa đổi lối làm việc mà chúng
ta vừa kỷ niệm 50 ngày công bố. Ngay từ lúc đó, Người đã nhìn ra bệnh "quan
cách mạng" có thể phát triển, nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải tránh các bệnh
địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, hẹp hòi, quân phiệt quan liêu, ham chuộng
hình thức, làm việc bàn giấy xa rời nhân dân, bệnh kiêu ngạo tự mãn, vô kỷ luật,
ích kỷ, hủ hóa, óc địa vị, cố tranh cho được ủy viên này, chủ tịch kia, chỉ "lo ăn
ngon, mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư", "giữ thói một người làm quan cả
họ được nhờ, đem bà con bằng hữu đặt vào chức này, việc kia", rồi "không phê
bình giúp nhau sửa đổi mà lại che đậy cho nhau” làm hỏng việc của đất nước,
làm mất niềm tin của nhân dân.
Theo Người, cán bộ, đảng viên phải là người vừa có đức vừa có tài nhưng

đức là gốc vì "Trước mặt quần chúng, không phải ta viết lên trán hai chữ "cộng
sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ yêu quý những người có tư cách
đạo đức. Muốn hướng dẫn quần chúng phải làm mực thước cho người ta bắt
chước, hô hào dân tiết kiệm thì mình phải tiết kiệm trước đã"...
Rèn luyện đạo đức cách mạng là để làm cách mạng, làm tròn nhiệm vụ
nhân dân giao, để xứng đáng là công bộc của dân được nhân dân tin yêu.
2- Trong tác phẩm Đạo đức cách mạng, sau khi nêu rõ "thói quen và lạc hậu
cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ" cho nên phải
đổi mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập kẻ địch thứ hai là chủ nghĩa cá nhân.


Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân tập
trung đề cập "kẻ thù thứ hai mà Người cho là cội nguồn sinh ra các thói hư tật
xấu của cán bộ, đảng viên khi Đảng cầm quyền. Người cho rằng, người mắc chủ
nghĩa cá nhân thì "việc gì cũng chỉ muốn mọi người vì mình”. Tuy nhiên, khi chỉ
ra phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá
nhân, mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng, của bản
thân và gia đình. Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với tập thể thì không
phải là xấu.
Khi nói về tác hại của chủ nghĩa cá nhân, Người nhấn mạnh: "Do cá nhân
chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa.
Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập
thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa
rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn
lên, không chịu học tập để tiến bộ... do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết,
thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành
đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của
cách mạng, của nhân dân”2.
Đọc lại những dòng viết này vào những ngày này khi liên hệ với thực tiễn,
tôi có cảm giác như thấy Người đang nhìn chúng ta vừa âu yếm với tình thương

bao la, vừa nghiêm khắc với cháu con khi chưa làm được những điều Người dặn
lại, vì Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng
7-2006) vừa qua đã đánh giá: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức suy
thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ chủ
chốt các cấp, các ngành kể cả lãnh đạo cao cấp còn thiếu gương mẫu trong việc
giữ gìn phẩm chất, đạo đức" và chỉ rõ: "Cuộc đấu tranh còn nhiều hạn chế,
khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở
nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây
hậu quả xấu nhiều mặt, làm giảm lòng tin của nhân dân, là một nguy cơ lớn đe
dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ" .
3- Trong cuộc đấu tranh về tư tưởng đạo đức, lối sống, bao giờ cũng phải giải
quyết mối quan hệ giữa xây và chống, phòng ngừa và đấu tranh


Về cơ bản và lâu dài thì bao giờ cũng lấy xây và phòng ngừa là chính,
khuyến khích và phát huy những cái tốt đẹp để át đi cái xấu. Đó là tư tưởng
xuyên suốt của Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1924, Người đã cho rằng một tấm
gương sáng có thể hiệu quả hơn nhiều bài diễn thuyết. Và vào cuối đời Người
trực tiếp chỉ đạo viết sách Người tốt, việc tốt để nêu gương sáng cho mọi người
cùng làm theo. Do đó, sau khi nêu lên những tác hại của chủ nghĩa cá nhân,
trong tác phẩm quan trọng này Người đã nêu lên năm giải pháp để khắc phục
chủ nghĩa cá nhân. Đó là:
Phải thực hiện phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh;
Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ,
đảng viên;
Phải nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt;
Phải nghiêm chỉnh thực hiện kỷ luật Đảng;
Tiến hành chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng.
Có lẽ trong lúc này, đã qua 40 năm, đã có nhiều nghị quyết, hướng dẫn
của Đảng và Nhà nước theo tôi, nghĩa là không thấy có biện pháp nào mới hơn,

chỉ có điều các biện pháp đó đều làm chưa tốt, có biện pháp làm rất ít hiệu quả,
do đó các tiêu cực do chủ nghĩa cá nhân sinh ra vẫn cứ phát triển ngày một
nghiêm trọng. Từ "một số ít" đến "một số", “một số không nhỏ" mắc tiêu cực, từ
chỗ chỉ là cán bộ sơ cấp, trung cấp, cán bộ thừa hành tới chỗ "không ít cán bộ
chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ cao cấp còn thiếu gương mẫu trong
giữ gìn phẩm chất, đạo đức” như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã khẳng
định.
Nghe các đồng chí giúp việc Bác kể lại, đầu đề của bản thảo tác phẩm lúc
đầu là Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng nhưng khi
đưa cho một số đồng chí góp ý kiến thì Bác sửa lại như đã công bố, tuy sửa lại
theo ý kiến đóng góp nhưng Bác vẫn nói rằng: lúc này phải nhổ cho sạch cỏ thì
cây cối mới mọc lên được. Nghe kể lại như thế tôi chợt nhớ tới buổi bế mạc Hội
nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, trong bài phát biểu,
đồng chí Tổng Bí thư đã phân tích: "Nhìn xuyên suốt cả nhiệm vụ đấu tranh thì
phòng ngừa là chính. Nhưng trước tình hình bức xúc hiện nay phải hết sức coi
trọng việc kiên quyết đấu tranh, phát hiện, xử lý kịp thời cũng là để răn đe, là
một biện pháp phòng ngừa".


×