Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.29 MB, 266 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HOÀNG VĂN HẢI

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
THẢM THỰC VẬT TRÊN NÚI ĐÁ VÔI Ở KHU VỰC
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Sinh thái học
Mã số: 9420120

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Hƣng
2. PGS.TS. Lê Ngọc Công

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả phân tích nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố
trong bất kì công trình nào để bảo vệ luận án Thạc sỹ hay Tiến sỹ. Những số
liệu kế thừa đã đƣợc chỉ rõ nguồn và đƣợc sự cho phép sử dụng của tác giả.
Tác giả luận án


Hoàng Văn Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành là kết quả học tập và nghiên cứu nỗ lực của bản
thân, cùng với sự giúp đỡ vô cùng to lớn của các thầy hƣớng dẫn khoa học, các
thầy cô giảng viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, các nhà khoa
học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thế Hƣng, Trƣờng
Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng; PGS.TS Lê Ngọc Công, Trƣờng Đại học Sƣ
phạm - Đại học Thái Nguyên, những ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều thời
gian và công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Tập thể cán bộ giảng viên khoa Sinh học trƣờng
Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu Luận án.
Cảm ơn sự quan tâm chia sẻ, động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè về mặt
tinh thần và vật chất để tôi có thể hoàn thành luận án.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v

DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 1
3. Ý nghĩa của luận án .................................................................................................. 2
4. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 2
5. Bố cục của luận án .................................................................................................... 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật ...................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 3
1.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 7
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên núi đá vôi ........................................... 12
1.2.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 12
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 17
1.3. Những nghiên cứu về thảm thực vật ở tỉnh Quảng Ninh..................................... 26
1.3.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật nói chung ................................................ 26
1.3.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên núi đá vôi ........................................ 28
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 32
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 32


iv
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................ 32
2.2.1. Nghiên cứu hiện trạng của thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................ 32
2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi thông qua kết cấu về
một số chỉ tiêu về mật độ và chỉ tiêu sinh trƣởng (N-D, N-H, H-D) ............... 32
2.2.3. Đánh giá khả năng tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong thảm thực vật núi đá

vôi khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ......................................... 32
2.2.4. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh .................................................. 32
2.2.5. Đánh giá tổng hợp về giá trị, tình hình quản lý sử dụng và xác định các nguy
cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh ...................................................................................................... 33
2.2.6. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng và phát triển thảm thực
vật núi đá vôi khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ........................ 33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 33
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa ........................................................................................ 33
2.3.2. Phƣơng pháp ô tiêu chuẩn, phƣơng pháp điều tra theo tuyến .......................... 33
2.3.3. Phƣơng pháp phân loại và xác định độ che phủ của thảm thực vật.................. 35
2.3.4. Xác định thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống (life form formula)
thực vật ............................................................................................................. 35
2.3.5. Phƣơng pháp tính chỉ số Sorensen .................................................................... 35
2.3.6. Phƣơng pháp xác định cấu trúc tổ thành........................................................... 36
2.3.7. Phƣơng pháp mô phỏng quy luật cấu trúc đƣờng kính, chiều cao của cây ...... 36
2.3.8. Phƣơng pháp mô phỏng quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng
kính (Hvn/D1.3) .................................................................................................. 38
2.3.9. Phƣơng pháp đánh giá khả năng sinh trƣởng của cây gỗ trong thảm thực
vật núi đá vôi .................................................................................................... 39


v
2.3.10. Phƣơng pháp nghiên cứu khả năng tái sinh của cây gỗ trong thảm thực
vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ................................................................... 41
2.3.11. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp giá trị, tình hình quản lí bảo tồn và xác
định các nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố
Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ............................................................................... 43
Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 47
3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 47
3.1.1. Vị trí địa lí ......................................................................................................... 47
3.1.2. Địa hình............................................................................................................. 48
3.1.3. Núi đá vôi.......................................................................................................... 48
3.1.4. Khí hậu .............................................................................................................. 49
3.1.5. Thủy văn ........................................................................................................... 57
3.1.6. Địa chất thổ nhƣỡng.......................................................................................... 57
3.1.7. Thủy triều .......................................................................................................... 59
3.1.8. Độ mặn của nƣớc biển ...................................................................................... 60
3.1.9. Tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 60
3.1.10. Tài nguyên rừng và thực vật rừng................................................................... 61
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 64
3.2.1. Dân số và dân tộc .............................................................................................. 64
3.2.2. Cơ cấu lao động ................................................................................................ 65
3.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế............................................................................. 67
3.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng................................................................................... 67
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lí tài nguyên rừng ............................................................... 67
3.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên
rừng trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ............................. 68


vi
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 70
4.1. Đặc trƣng về cấu trúc không gian của thảm thực vật trên núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ....................................................................... 70
4.2. Đặc trƣng thành phần loài thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh ...................................................................................................... 72
4.3. Đặc trƣng các dạng sống của thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả....... 79
4.4. Đặc trƣng các yếu tố địa lí của thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả

tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................... 80
4.5. Đặc trƣng cấu trúc thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh ...................................................................................................... 82
4.5.1. Đặc trƣng cấu trúc tổ thành............................................................................... 82
4.5.2. Đặc trƣng cấu trúc mật độ................................................................................. 86
4.5.3. Cấu trúc N/D1.3.................................................................................................. 87
4.5.4. Cấu trúc N/Hvn .................................................................................................. 89
4.5.5. Quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính (Hvn/D1.3) thảm thực
vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ..................... 91
4.6. Khả năng sinh trƣởng của các loài cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá
vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ........................................................ 92
4.6.1. Khả năng sinh trƣởng của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi
thành phố Cẩm Phả theo biến đƣờng kính (D1.3) ............................................. 93
4.6.2. Khả năng sinh trƣởng của cây gỗ theo biến chiều cao vút ngọn (Hvn) ............ 97
4.7. Khả năng tái sinh của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố
Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 101
4.7.1. Cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh .................................................... 101
4.7.2. Nguồn gốc và phẩm chất cây gỗ tái sinh ........................................................ 102
4.7.3. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao .................................................... 103
4.7.4. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ....................................... 105
4.7.5. Một số nhân tố tác động đến khả năng tái sinh của cây con ........................... 106


vii
4.8. Đánh giá tổng hợp giá trị, tình hình quản lí sử dụng và xác định các nguy cơ gây
thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ........ 112
4.8.1. Giá trị của thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ........ 112
4.8.2. Tình hình quản lí và bảo tồn thảm thực vật trên núi đá vôi ............................ 116
4.8.3. Các nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả
tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 121

4.9. Một số biện pháp bảo tồn và phát triển thảm thực vật trên núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ...................................................................... 125
4.9.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về quản lí bảo tồn đa dạng sinh học .... 125
4.9.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực quản lí ................................................... 126
4.9.3. Nhóm biện pháp về cơ chế chính sách ........................................................... 127
4.9.4. Nhóm biện pháp về phát triển kinh tế- xã hội ................................................ 128
4.9.5. Nhóm biện pháp khoa học kĩ thuật ................................................................. 130
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 132
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................ 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 135
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LẤY MẪU ...............................................................................


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BC

: Bãi Cháy

CO

: Cửa Ông


CR

: Cấp độ rất nguy hiểm

D1.3

: Đƣờng kính ngang ngực

EN

: Cấp độ nguy hiểm

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IIa + IIb

: Rừng phục hồi

IIIa1

: Rừng nghèo

Lp

: Cây dây leo

ODB


: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

Ph

: Cây chồi trên

SL

: Số lƣợng

TL

: Tỉ lệ

Th

: Cây sống một năm

VU

: Cấp độ sẽ nguy hiểm

EN

: Cấp độ nguy cấp


CR

: Cấp độ rất nguy cấp

NDĐ

: Nƣớc dƣới đất trong

AIC

:Akaike’s information criterion


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Danh sách các địa hình Karst trên thế giới ........................................... 12

Bảng 1.2.

Thống kê trữ lƣợng rừng núi đá vôi ...................................................... 21

Bảng 2.1.

Tổng hợp các phƣơng trình đƣợc áp dụng mô phỏng sinh trƣởng
của thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ......................... 39

Bảng 2.2.


Tiêu chí xác định thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố
Cẩm Phả ................................................................................................ 44

Bảng 2.3.

Bảng điểm đánh giá mức độ thoái hóa rừng ......................................... 45

Bảng 3.1.

Nhiệt độ (0C) trung bình tháng, năm (2009-2014)................................ 49

Bảng 3.2.

Lƣợng mƣa (mm) trung bình tháng, năm (2009-2014) ........................ 51

Bảng 3.3.

Độ ẩm(%) trung bình tháng, năm (2009-2014) .................................... 53

Bảng 3.4.

Tốc độ gió (m/s) trung bình tháng, năm (2009-2014) .......................... 55

Bảng 3.5.

Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo 2 loại rừng ..................... 62

Bảng 3.6.

Hiện trạng diện tích các loại rừng phân theo chủ quản lí ..................... 63


Bảng 3.7.

Dân số, dân tộc và mật độ 16 đơn vị hành chính cấp phƣờng (xã)
của thành phố Cẩm Phả......................................................................... 64

Bảng 3.8.

Lực lƣợng lao động trong độ tuổi lao động, nhóm tuổi ........................ 65

Bảng 3.9.

Số lao động có việc làm trong tuổi lao động, nhóm tuổi ...................... 66

Bảng 4.1.

Sự phân bố các taxon trong hệ thực vật trên núi đá thành phố
Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ................................................................. 72

Bảng 4.2.

So sánh hệ thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả với hệ thực vật
trên núi đá vôi ở các khu vực khác ....................................................... 73

Bảng 4.3.

So sánh hệ số chi, hệ số họ của thảm thực vật núi đá vôi thành phố
Cẩm Phả với các khu hệ thực vật trên núi đá vôi khác ......................... 74

Bảng 4.4.


Các họ thực vật giàu loài nhất trong hệ thực vật trên núi đá vôi ở
thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 74

Bảng 4.5.

Các loài thực vật đặc hữu của thảm thực vật trên núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả ......................................................................................... 75


vi
Bảng 4.6.

Các loài vật quý hiếm cần đƣợc bảo tồn của thảm thực vật trên núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả .................................................................... 76

Bảng 4.7.

Số loài giống nhau và chỉ số Sorensen giữa hệ thực vật trên núi đá
vôi thành phố Cẩm Phả với các hệ thực vật khác ................................. 78

Bảng 4.8.

Phân bố dạng sống của thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ....... 79

Bảng 4.9.

Dạng sống thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả và khu hệ
thực vật đá vôi khác .............................................................................. 80


Bảng 4.10.

Phân bố các yếu tố địa lí của hệ thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm
Phả tỉnh Quảng Ninh ............................................................................. 81

Bảng 4.11.

Mật độ trung bình của cây gỗ trong các thảm thực vật tại khu vực
nghiên cứu ............................................................................................. 86

Bảng 4.12.

Tổng hợp các dạng phƣơng trình tƣơng quan Hvn/D1.3 của các loài
cây gỗ trong thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................... 91

Bảng 4.13.

Kết quả ƣớc lƣợng các tham số của hàm sinh trƣởng về đƣờng kính (D1.3)........ 93

Bảng 4.14.

Kết quả dạng hàm phƣơng trình sinh trƣởng ........................................ 93

Bảng 4.15.

Dự đoán sinh trƣởng đƣờng kính D1.3 của cây gỗ trong thảm thực
vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả sau 15 năm .............................. 95

Bảng 4.16.


Các phƣơng trình tham số mô phỏng sinh trƣởng của các loài cây
gỗ trong thảm thực vật theo chiều cao (Hvn) ......................................... 97

Bảng 4.17.

Kết quả dạng hàm sinh trƣởng cho Hvn của các loài cây gỗ trong
thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ........... 97

Bảng 4.18.

Dự đoán sinh trƣởng chiều cao của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả sau 15 năm ................................................... 99

Bảng 4.19.

Tổ thành cây gỗ tái sinh trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả ....................................................................................... 101

Bảng 4.20.

Nguồn gốc và phẩm chất cây gỗ tái sinh trong thảm thực vật trên
núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ............................................................ 103

Bảng 4.21.

Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao trong các thảm thực vật
trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ..................................................... 104



vii
Bảng 4.22.

Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng năm ngang ........................... 105

Bảng 4.23.

Phân biệt các địa hình núi đá vôi thành phố Cẩm Phả........................ 106

Bảng 4.24.

Ảnh hƣởng của yếu tố địa hình đến phẩm chất của cây gỗ trong
thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .............................. 107

Bảng 4.25.

Thống kê vi phạm công tác quản lí bảo tồn vịnh Bái Tử Long .......... 109

Bảng 4.26.

Thống kê số vụ vi phạm khai thác lâm sản ......................................... 110

Bảng 4.27.

Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác lâm sản tới phẩm chất cây tái sinh 111

Bảng 4.28.

Danh lục một số cây thuốc phổ biến trong thảm thực vật trên núi đá
vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh ........................................... 113


Bảng 4.29.

Thống kê vi phạm công tác quản lí bảo tồn vịnh Bái Tử Long .......... 117

Bảng 4.30.

Tổng hợp kết quả phỏng vấn về những tác động của ngƣời dân tới
thảm thực vật trên núi đá vôi .............................................................. 119

Bảng 4.31.

Tổng hợp kết quả điều tra tác động của con ngƣời tới thảm thực vật
trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ..................................................... 119

Bảng 4.32.

Ma trận SWOT về công tác quản lí bảo tồn thảm thực vật trên núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả .................................................................. 120

Bảng 4.33.

Kết quả đánh giá mức độ thoái hóa của thảm thực vật trên núi đá
vôi thành phố Cẩm Phả ....................................................................... 122

Bảng 4.34.

Tổng hợp các nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi
thành phố Cẩm Phả ............................................................................. 123



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Phân bố các địa hình Karst trên thế giới ................................................. 14

Hình 1.2.

Phân bố núi đá vôi ở Việt Nam ............................................................... 17

Hình 2.1.

Sơ đồ bố trí điều tra ................................................................................. 34

Hình 2.2.

Giao diện bảng tính fi và Xi (theo [41]).................................................. 37

Hình 2.3.

Giao diện tính toán các đặc trƣng mẫu [41] ............................................ 37

Hình 2.4.

Giao diện mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số ...................................... 38

Hình 3.1.

Bản đồ hành chính thành phố Cẩm Phả .................................................. 47


Hình 3.2.

Bản đồ vùng biển thành phố Cẩm Phả (ảnh vệ tinh 13/03/2015) ........... 49

Hình 3.3.

Nhiệt độ (0C) trung bình tháng, năm (2009-2014) .................................. 50

Hình 3.4.

Nhiệt độ (0C) trung bình năm (2009-2014) ............................................. 50

Hình 3.5.

Lƣợng mƣa (mm) trung bình tháng, năm (2009-2014)........................... 52

Hình 3.6.

Lƣợng mƣa (mm) trung bình năm (2009-2014) ..................................... 52

Hình 3.7.

Độ ẩm (%) trung bình tháng, năm (2009-2014) ..................................... 54

Hình 3.8.

Độ ẩm (%) trung bình năm (2009-2014) ................................................ 54

Hình 3.9.


Gió (m/s) trung bình tháng, năm (2009-2014) ........................................ 56

Hình 3.10. Tốc độ gió (m/s) trung bình năm (2009-2014) ....................................... 56
Hình 3.11. Thủy triều lên xuống ............................................................................... 60
Hình 3.12. Số ngƣời trong độ tuổi lao động ............................................................. 65
Hình 3.13. Số lao động có việc làm trong tuổi lao động, nhóm tuổi ........................ 66
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố các taxon trong hệ thực vật trên núi đá thành
phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 73
Hình 4.2.

Phổ dạng sống của thảm thực vật núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .......... 80

Hình 4.3.

Phẫu đồ thảm thực vật ở thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả
(năm 2016) .............................................................................................. 83

Hình 4.4.

Phẫu đồ thảm thực vật ở chân núi đá vôi thành phố Cẩm Phả (năm 2016)........... 84

Hình 4.5.

Phẫu đồ thảm thực vật ở sƣờn vách núi đá vôi thành phố Cẩm
Phả (năm 2016) ...................................................................................... 85


vii
Hình 4.6.


Biểu đồ cấu trúc N/D1.3 thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả ........................................................................................... 89

Hình 4.7.

Biểu đồ cấu trúc N/Hvn thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả ........................................................................................... 90

Hình 4.8.

Biểu đồ tƣơng quan Hvn/D1.3 của các loài cây gỗ trong thảm thực vật
ở thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ........................................... 92

Hình 4.9.

Biểu đồ tƣơng quan giữa giá trị thực nghiệm và hàm lý thuyết: ............ 95

Hình 4.10. Biểu đồ dự đoán sinh trƣởng đƣờng kính cây gỗ trong 15 năm ............. 96
Hình 4.11. Biểu đồ dự đoán sinh trƣởng chiều cao cây gỗ trong 15 năm .................... 100
Hình 4.12. Phân bố số cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao ...................................... 104
Hình 4.13. Phẩm chất cây gỗ tái sinh trong các thảm thực vật trên núi đá vôi
thành phố Cẩm Phả ............................................................................... 108
Hình 4.14. Biểu đồ mô tả số vụ vi phạm khai thác lâm sản .................................... 111
Hình 4.15. Biểu đồ mô tả số vụ vi phạm công tác quản lí bảo tồn vịnh Bái Tử Long .. 118
Hình 4.16. Biểu đồ mô tả mức độ thoái hoá thảm thực vật trên núi đá vôi thành
phố Cẩm Phả ......................................................................................... 122
Hình 4.17. Biểu đồ kết quả phân tích nguy cơ gây thoái hóa thảm thực vật trên
núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .............................................................. 124



vii
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1.

Bảng phân bố 50 OTC và 18 tuyến điều tra ..................................... 145

Phụ lục 2.2.

Hàm Power ....................................................................................... 147

Phụ lục 2.3.

Hàm Compound ................................................................................ 148

Phụ lục 2.4.

Hàm Logarit ...................................................................................... 149

Phụ lục 2.5.

Hàm S ............................................................................................... 150

Phụ lục 2.6.

Danh sách các hộ gia đình tham gia phỏng vấn“Đánh giá giá trị, tình
hình quản lí và bảo tồn thảm thực vật trên núi đá vôi Cẩm Phả” .............. 151

Phụ lục 2.7.


Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình“Đánh giá giá trị, tình hình quản
lí và bảo tồn thảm thực vật trên núi đá vôi Cẩm Phả” .............................. 152

Phụ lục 2.8.

Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân“Đánh giá giá trị, tình hình quản
lí và bảo tồn thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả” ..... 158

Phụ lục 2.9.

Phân tích SWOT về công tác quản lí bảo tồn thảm thực vật trên
núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .......................................................... 159

Phụ lục 2.11. Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình“Tìm hiểu nguy cơ gây thoái hóa
thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả” ................................. 161
Phụ lục 2.12. Bảng câu hỏi phỏng vấn cá nhân“Tìm hiểu nguy cơ gây thoái hóa
thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả” ................................. 164
Phụ lục 2.13. Bảng câu hỏi thảo luận nhóm (Kĩ thuật KIP)“Tìm hiểu nguy cơ
gây thoái hóa thảm thực vật trên núi đá vôi Cẩm Phả” .................... 165
Phụ lục 4.1.

Danh lục thực vật trên núi đá vôi thành phố cẩm phả tỉnh Quảng Ninh 166

Phụ lục 4.2.

Cấu trúc tổ thành theo chỉ số IVI% thảm thực vật thung lũng núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả (năm 2016) ............................................ 219

Phụ lục 4.3.


Cấu trúc tổ thành theo chỉ số IVI % thảm thực vật chân núi đá vôi
thành phố Cẩm Phả (năm 2016) ....................................................... 221

Phụ lục 4.4.

Cấu trúc tổ thành theo chỉ số IVI % thảm thực vật sƣờn vách núi
đá vôi thành phố Cẩm Phả (năm 2016) ............................................ 223

Phụ lục 4.5.

Kết quả mô phỏng cấu trúc N/D1.3 theo hàm phân bố khoảng cách
cho thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ......... 224


viii
Phụ lục 4.6.

Kết quả mô phỏng cấu trúc N/D1.3 theo hàm phân bố giảm cho
thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ................ 225

Phụ lục 4.7.

Kết quả mô phỏng cấu trúc N/D1.3 theo hàm phân bố Weibull cho
thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả................ 226

Phụ lục 4.8.

Kết quả mô phỏng cấu trúc N/Hvn theo hàm phân bố khoảng cách
cho thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ......... 227


Phụ lục 4.9.

Kết quả mô phỏng cấu trúc N/Hvn theo hàm phân bố giảm cho
thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ................ 228

Phụ lục 4.10. Kết quả mô phỏng cấu trúc N/Hvn theo hàm phân bố Weibull cho
thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ................ 229
Phụ lục 4.11. Kết quả mô phỏng tƣơng quan Hvn/D1.3 theo hàm Logarit cho thảm
thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả.......................... 230
Phụ lục 4.12. Kết quả mô phỏng tƣơng quan Hvn/D1.3 theo hàm Power cho thảm
thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .......................... 231
Phụ lục 4.13. Kết quả mô phỏng tƣơng quan Hvn/D1.3 theo hàm Compound cho
thảm thực vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ................ 232
Phụ lục 4.14. Kết quả mô phỏng tƣơng quan Hvn/D1.3 theo hàm S cho thảm thực
vật thung lũng núi đá vôi thành phố Cẩm Phả .................................. 233
Phụ lục 4.15. Tổ thành cây gỗ tái sinh .................................................................... 234
Phụ lục 4.16. Kết quả điều tra khoảng cách cây gỗ tái sinh ................................... 235
Phụ lục 4.17.

Bảng đánh giá mức độ thoái hóa thảm thực vật thung lũng núi đá vôi ..... 236

Phụ lục 4.18. Bảng đánh giá mức độ thoái hóa thảm thực vật chân núi đá vôi ...... 237
Phụ lục 4.19. Bảng đánh giá mức độ thoái hóa thảm thực vật sƣờn vách núi đá vôi ..... 238


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền
kinh tế quốc dân, đối với môi trƣờng, cảnh quan và cũng là một đối tƣợng quan trọng

của công tác nghiên cứu khoa học.
Quảng Ninh là một tỉnh có hệ thực vật núi đá vôi phong phú và đa dạng, là nguồn
tài nguyên sinh vật quan trọng của tỉnh. Cho đến nay tính đa dạng sinh vật trong các
thảm thực vật này vẫn chƣa đƣợc khám phá hết và còn nhiều điều mới đối với khoa
học. Hiện nay nguồn tài nguyên sinh vật vô giá đó đang bị suy giảm nghiêm trọng. Độ
che phủ của các thảm thực vật và các nguồn tài nguyên sinh vật bị suy giảm, trong đó
các loài thực vật đặc hữu và quý hiếm đang đứng trƣớc nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy,
việc nghiên cứu đánh giá lại hiện trạng của nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và
thảm thực vật trên núi đá vôi của tỉnh Quảng Ninh nói riêng là rất cần thiết, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp hữu hiệu để quản lý, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên
sinh vật trên địa bàn tỉnh đang là một việc làm cấp bách hiện nay.
Thành phố Cẩm Phả có vịnh Bái Tử Long (vùng đệm của vịnh Hạ Long) là một
trong những khu du lịch của tỉnh Quảng Ninh, hiện nay thảm thực vật trên núi đá vôi
đang bị suy giảm cả về diện tích và chất lƣợng do các nguyên nhân nhƣ khai thác tài
nguyên thực vật làm gỗ củi, khai thác đá vôi cho công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng và việc lấn biển, mở rộng quỹ đất dân sinh...
Sự suy giảm tài nguyên thực vật trên núi đá vôi dẫn đến ảnh hƣởng nghiêm
trọng tới giá trị địa chất địa mạo của kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (hai
lần đƣợc UNESCO công nhận là kì quan thiên nhiên thế giới).
Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững thảm
thực vật trên núi đá vôi ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, nhằm nâng cao giá trị
cảnh quan địa mạo của kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, chúng tôi lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát
triển bền vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định đƣợc những đặc trƣng cơ bản của thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu
vực thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.



2
Đề xuất một số giải pháp trong việc sử dụng, bảo vệ hợp lí thảm thực vật trên
núi đá vôi ở thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội và môi trƣờng.
3. Ý nghĩa của luận án
Bên cạnh việc đƣa ra những dẫn liệu khoa học về đặc trƣng cơ bản của thảm
thực vật, đề tài nghiên cứu đã lƣợng hóa đặc điểm cấu trúc và khả năng sinh trƣởng
của cây gỗ trong thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh,
kết quả nghiên cứu là cơ sở định hƣớng các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững
thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả.
4. Đóng góp mới của luận án
- Về mặt lí luận: Cung cấp dẫn liệu khoa học về thảm thực vật trên núi đá vôi ở
thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Đề tài đã phát hiện đƣợc các đặc trƣng cơ bản
của thảm thực vật trên núi đá vôi thành phố Cẩm Phả ở các vị trí chân núi, sƣờn vách
núi và thung lũng về cấu trúc tổ thành, phân lớp tầng tán, độ che phủ, mật độ, khả năng
tái sinh của cây gỗ. Đề tài đã phát hiện đƣợc 608 loài thực vật trên núi đá vôi thành phố
Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, trong đó có 12 loài đặc hữu hẹp và 27 loài quý hiếm.
- Về mặt thực tiễn: Đề tài đƣa ra đƣợc 5 nhóm giải pháp bảo tồn, phát triển bền
vững thảm thực vật trên núi đá vôi ở khu vực thành phố Cẩm Phả nói riêng và khu
vực tỉnh Quảng Ninh nói chung.
5. Bố cục của luận án
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội khu vực nghiên cứu
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo



3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật
1.1.1. Trên thế giới
Nghiên cứu về thảm thực vật đƣợc triển khai từ rất sớm, nhƣng phải đến thế kỉ
XVII việc nghiên cứu về thảm thực vật mới trở thành bộ môn khoa học độc lập. Ở giai
đoạn này, các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc mô tả, định tên và hệ
thống hóa các loài. Tiêu biểu là công trình nghiên cứu của tác giả Ray (1963),trong
cuốn “Historia plantarum”, luận bàn về nơi sinh trƣởng của thực vật, trong đó ông đã
vạch rõ ảnh hƣởng của độ vĩ địa lí và độ cao so với mặt biển. Và tác giả J.P. de
Tournefort (1656-1708), đã xác định đặc điểm thành phần của hệ thực vật và các vành
đai cao (dẫn theo[48]).
Nghiên cứu về thảm thực vật tiếp tục phát triển trong thế kỉ XIX, các công trình
nghiên cứu của Heer (1838), Unger (1836), Schnizlein và Frickhinger (1848),
Sendtnerr (1854, 1860), Lorenz (1858), Marilaun (1863), Wirtgen (1864), Senft (1865),
Goppert (1868), Gradmann (1898) và nhiều tác giả khác đã chú ý đến địa lý học thảm
thực vật: điều kiện lập địa, đặc điểm địa phƣơng, thảm thực vật nguyên thủy, thảm thực
vật thứ sinh, các quần thể thực vật cảnh quan (dẫn theo [50]).
Grisebach (1872), Drude (1890) và Warming (1895) đã đề xuất những hệ
thốngphân loại chung cho thảm thực vật thế giới. Sau đó Schimper A.F (1898) chia
quần hệ thực vật thành quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhƣỡng và quần hệ vùng núi
(dẫn theo [114]).
Wettstein và V.V.Dokuchaep (1898) cho rằng một hệ thống phân loại thảm thực
vật phản ánh đƣợc tồn tại khách quan đúng quy luật của nó chỉ có thể dựa trên kết
quả phân tích tổng hợp các mối quan hệ tác động qua lại các nhân tố phát sinh quần
thể thực vật (dẫn theo [62]).
Schimper (1903) đã phân biệt 3 kiểu quần hệ là: quần thụ (woodland), quần thảo
(grass land), hoang mạc (desert). Theo ông trong 3 loại quần hệ nói trên có thể phân
biệt đƣợc những loại hình quần hệ nhỏ hơn là kiểu thảm thực vật (vegetation types)

(dẫn theo [112]).
Morodov (1904) [69] đã công bố công trình “Học thuyết về các kiểu rừng” phục vụ
mục đích kinh doanh. Trong đó, ông trình bày những vấn đề cơ bản về sinh thái rừng.


4
Hội nghị sinh học lần thứ 3, tại Brussels, trong bản báo cáo của Flao và Srichora
đã đề nghị dùng thuật ngữ Quần hợp làm đơn vị cơ sở của lớp phủ thực vật. Quần
hợp là quần xã thực vật có thành phần loài xác định với sự đồng nhất về môi trƣờng,
đồng nhất về ngoại mạo (dẫn theo[6]).
Dudley- Stamp (1925) đã dựa trên cơ sở lƣợng mƣa hàng năm để chia những
khu vực khí hậu, và trong mỗi khu vực ông tìm đƣợc những xã hợp có loài cây chiếm
ƣu thế khác nhau trên các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau (dẫn theo [112]).
Sukachev (1928) đã xây dựng hệ thống phân loại với đơn vị cơ bản là kiểu rừng [85].
Rubel (1933) đã hoàn thiện thêm hệ thống phân loại của Brocman- Erosth
(1912), hệ thống bao gồm 4 kiểu thảm thực vật và 25 lớp quần hệ, các kiểu đƣợc xây
dựng trên cơ sở dấu hiệu ngoại mạo, còn các lớp đƣợc xây dựng trên cơ sở dấu hiệu
sinh thái ngoại mạo, đây là hệ thống đƣợc nhiều ngƣời dùng (dẫn theo [6]).
Champion (1936), đã phân biệt 4 đai thảm thực vật lớn theo nhiệt, bao gồm:
nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Cách phân biệt này hiện nay vẫn đƣợc sử
dụng phổ biến (dẫn theo [98]). Theo Thái Văn Trừng (1998) [112], hệ thống phân
loại của Champion là một hệ thống mang tính chất tự nhiên khá nhất vì nó dựa trên
nguyên lí sinh thái và đặc biệt là kiểu thảm thực vật đƣợc xếp theo một trật tự hợp lí,
làm nổi bật mối quan hệ nhân quả giữa thực vật và hoàn cảnh sống.
Burt-Davy (1938) đã tổng hợp tất cả những bảng phân loại đã có và đề nghị một
khung phân loại thảm thực vật nhiệt đới áp dụng cho toàn thế giới (dẫn theo [114]).
Obrevin (1938) khi nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới ở châu Phi đã khái quát
hóa các hiện tƣợng tái sinh rừng và đƣa ra lí luận bức khảm tái sinh (dẫn theo [6]).
Sennhicop (1941, 1964) [84] đƣa ra quan điểm phân loại rừng theo nơi sống và
quần xã thực vật, trên đó có các kiểu thảm thực vật đặc trƣng. Kiểu phân loại này

thích hợp với việc phân loại quần xã phục vụ chăn nuôi.
Bear (1944), nhà lâm học ngƣời Anh đã đề nghị một hệ thống phân loại cho những
quần thể thực vật vùng nhiệt đới Nam Mỹ, hệ thống phân loại của ông gồm 3 cấp: một
cấp thuộc về thành phần loài cây là quần hợp, một cấp thuộc về hình thái và cấu trúc là
quần hệ, và một cấp về môi trƣờng sinh trƣởng là loạt quần hệ (dẫn theo [114]).
Clements, Gorotkop (1946), Whittaker (1953) (là các tác giả điển hình cho trƣờng
phái Anh-Mỹ) đã đƣa ra hệ thống phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau của thảm
thực vật ở các trạng thái. Đó là quần xã dẫn xuất hay quần xã cao đỉnh (dẫn theo
[85],[140]).


5
Richard (1952) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng mƣa nhiệt đới về mặt hình thái,
theo ông đặc điểm nổi bật của rừng mƣa nhiệt đới là các cây thân gỗ, ông đã phân biệt tổ
thành thực vật của rừng mƣa nhiệt đới thành hai loại là rừng mƣa hỗn hợp có tổ thành
cây phức tạp và rừng mƣa đơn ƣu có tổ thành cây đơn giản [81].
Theo Van (1956) đối với rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh
phân tán liên tục và tái sinh vệt [124].
Sukachev (1957) đã đƣa ra định nghĩa đầy đủ hơn về quần hợp. Theo ông, quần
hợp thực vật là đơn vị phân loại cơ sở của thực vật quần lạc học, bao gồm các thực
vật quần giống nhau về khả năng tích lũy và chuyển hóa vật chất và năng lƣợng trên
bề mặt Trái đất, hay có thể nó là đồng nhất về sinh địa quyển. Ông đƣa ra hệ thống
phân loại thảm thực vật dựa trên cơ sở nguồn gốc tiến hóa hệ thực vật (dẫn theo [6]).
Fosberg (1958) đƣa ra hệ thống phân loại thảm thực vật trên cơ sở hình thái và
cấu trúc của quần thể. Tác giả đã phân biệt một nhóm cấu trúc dựa theo khoảng cách
giữa các cá thể trong quần thể, một lớp quần thể dựa theo chức năng vật hậu, một cấp
cơ sở là quần hệ dựa trên dạng sống ƣu thế trong quần thể (dẫn theo [112]).
Theo Schmithuesen (1959) thảm thực vật trên Trái đất đƣợc phân thành 9 lớp
quần hệ sau: lớp quần hệ rừng, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ savan và quần xã,
lớp quần hệ quần xã, lớp quần hệ cây bụi nhỏ và nửa cây bụi, lớp quần hệ thực vật

sống một năm, lớp quần hệ hoang mạc, lớp quần hệ thực vật hồ nƣớc nội địa và lớp
quần hệ thực vật biển (dẫn theo [6]).
Các nhà lâm học Trung Quốc đã căn cứ vào nguyên tắc sinh thái quần xã, kết
cấu ngoại mạo, phân bố địa lí, động thái diễn thế, môi trƣờng sinh thái để chia ra các
cấp phân loại khác nhau: Loại hình thực bì (đơn vị cấp cao); Quần hệ (đơn vị cấp
trung) và đơn vị cơ bản. Trên mỗi cấp,lại chia ra các cấp phụ. Căn cứ phân loại đơn vị
cấp cao chủ yếu dựa vào ngoại mạo, kết cấu và đặc trƣng địa lí sinh thái, cấp trung và
dƣới cấp trung chủ yếu căn cứ vào tổ thành loài (dẫn theo [71]).
Aubreville (1963) dùng tiêu chuẩn độ tàn che trên nền đất của tầng ƣu thế sinh thái
để phân loại các kiểu thảm thực vật, đã phân chia đƣợc những kiểu quần thể thƣa nhƣ
kiểu rừng thƣa và kiểu truông thảm thực vật (dẫn theo [112]).
Ellenberg, Museller, Dombois (1967) (là tác giả tiêu biểu cho trƣờng phái Thủy
Điển) đã đƣa ra hệ thống phân loại thảm thực vật gồm 7 lớp quần hệ, các lớp lại đƣợc
chia thành lớp phụ, nhóm quần hệ và sau cùng là quần hệ (dẫn theo [6]).


6
Theo Utkin và Đƣlít (1968) (trƣờng phái Xô Viết), toàn bộ sinh quyển trên đất
liền có các kiểu sau: rừng, đầm lầy, thảo nguyên, hoang mạc. Kiểu rừng là đơn vị
phân loại lớn nhất. Kiểu rừng đƣợc chia ra 2 kiểu phụ: 1A- kiểu rừng có khoảng
không phân bố trên 8-10m; 1B- rừng cây bụi và rừng thấp cao dƣới 8-10 m. Các kiểu
phụ lại đƣợc chia thành các sinh địa quần lạc rừng (dẫn theo [6]).
Theo Vipper (1973) khi nghiên cứu về tái sinh rừng đã kết luận tầng cỏ quyết và
cây bụi có ảnh hƣởng xấu đến sự tái sinh của cây con (dẫn theo [114]).
Theo Tolmachop (1974) khi nghiên cứu thảm thực vật nhiệt đới ông đã kết luận
rằng thành phần thực vật rất đa dạng, tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ có số loài lớn
nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài, trong một quần thụ thƣờng có 1-2 loài chiếm ƣu thế
(dẫn theo [114]).
Whitmore (1975) đã cho xuất bản quyển sách Những rừng mưa nhiệt đới của
vùng Viễn Đông, trong đó ông đã lập một khung phân loại khá độc đáo của vùng

nhiệt đới gió mùa, chia thành hai kiểu rừng lớn: rừng mƣa nhiệt đới và rừng gió mùa
(dẫn theo [114]).
Liên Hợp Quốc (1973) đã chấp nhận sử dụng hệ phân loại thảm thực vật của
Ellenberg và Muller (1967) dựa trên nguyên tắc ngoại mạo cấu trúc và có thể thể hiện
đƣợc trên bản đồ 1:2.000.000. Hệ thống đƣợc sắp xếp nhƣ sau [114],[6]:
1. Lớp quần hệ
1.A. Phân lớp quần hệ
1.A.1. Nhóm quần hệ
1.A.1.1.Quần hệ
1.A.1.1.1. Phân quần hệ
Theo hệ thống phân loại này, thì thảm thực vật thế giới có 5 lớp quần hệ là: 1.
Lớp quần hệ rừng kín (close forest); 2. Lớp quần hệ rừng thƣa Woodland (open
stands of trees); 3. Lớp quần hệ cây bụi (shrubland or thicket); 4. Lớp quần hệ cây bụi
lùn và các quần hệ tƣơng tự (dwarf shrub and related comunities); 5. Lớp quần hệ cây
thảo (herbaceous vegetation).
Lamprecht (1989) đã nghiên cứu ảnh của các nhân tố sinh thái nhƣ nhân tố ánh
sáng, độ ẩm, kết cấu quần thụ, cây bụi, thảm tƣơi đến khả năng tái sinh của cây [135].
Theo David và cộng sự (1993) khi nghiên cứu rừng nhiệt đới Nam Mỹ đã nhận
định sự xuất hiện hiện tƣợng tái sinh tại chỗ và liên tục của các loài cây và tổ thành


7
loài cây có thể giữ nguyên không đổi trong một thời gian dài, hiệu quả của tái sinh
rừng đƣợc xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lƣợng cây con, đặc
điểm phân bố (dẫn theo [114]).
Nhận xét: Các tác giả trên thế giới khi nghiên cứu về thảm thực vật đã tập trung
vào xác định loài, xây dựng khung phân loại để phân chia kiểu thảm thực vật, tìm
hiểu ảnh hƣởng của khí hậu thổ nhƣỡng đến sự sinh trƣởng và tái sinh của cây,
nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố địa lí, ảnh hƣởng tƣơng hỗ của các tầng cây trong
thảm…Đây là cơ sở quan trong cho việc đề xuất các biện pháp khai thác, bảo tồn và

phát triển bền vững thảm thực vật rừng.
1.1.2. Ở Việt Nam
Chevalier (1918), nhà bác học ngƣời Pháp là ngƣời đầu tiên đƣa ra bảng xếp
loại thảm thực vật rừng Bắc Bộ thành 10 kiểu (dẫn theo [114]).
Maurand (1943) đã chia Đông Dƣơng thành ba vùng: vùng Bắc Đông Dƣơng,
vùng Nam Đông Dƣơng và vùng trung gian, và đã kể ra 8 kiểu quần thể trong vùng
đó (dẫn theo [114]).
Ở miền Nam, Maurand (1953) có đƣa ra bảng phân loại mới về các quần xã
thực vật (dẫn theo [6]).
Dƣơng Hàm Hi (1956), Viện khoa học Lâm nghiệp Bắc Kinh đã đƣa ra bảng
xếp loại mới về thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam (dẫn theo [114]).
Viện điều tra quy hoạch rừng (1960) đƣa ra bảng phân loại thảm thực vật rừng
thành 4 loại hình lớn: Loại hình I gồm những đất đai hoang trọc, những trảng thảm
thực vật, và cây bụi; Loại hình II gồm những rừng non mới mọc; Loại hình III gồm
tất cả các loại rừng bị khai thác mạnh; Loại hình IV gồm những rừng già nguyên sinh.
Cách phân loại này rất đơn giản, do đó đã đƣợc áp dụng rộng rãi (dẫn theo [114]).
Loschau (1960) đƣa ra một khung phân loại rừng theo trạng thái ở Quảng Ninh.
Bảng phân loại này đã phân thành 4 trạng thái nhƣ sau: Rừng loại I: gồm những đất
đai hoang trọc, trảng thảm thực vật và cây bụi; Rừng loại II: gồm những rừng non
mới mọc; Rừng loại III: gồm tất cả các rừng đã bị khai thác trở nên nghèo kiệt, tuy
còn có thể khai thác lấy gỗ trụ mỏ; Rừng loại IV: rừng nguyên sinh chƣa bị khai thác.
Đây là hệ thống phân loại đƣợc áp dụng khá rộng rãi ở nƣớc ta trong việc điều tra tái
sinh rừng cũng nhƣ điều tra tài nguyên rừng theo khối trạng thái (dẫn theo [113]).
Thomasius (1962) đã đƣa ra bảng phân loại các kiểu lập địa vùng Quảng Ninh
dựa trên những điều kiện địa hình, đá mẹ, đất đai, khí hậu và các loài cây ƣu thế (dẫn
theo [114]).


8
Pócs (1965) đã phân tích và sắp xếp các loài của hệ thực vật miền Bắc nƣớc ta

thành 22 yếu tố địa lí. Phổ yếu tố do ông đƣa ra cho thấy hệ thực vật miền Bắc có yếu
tố đặc hữu chiếm 23,6%, yếu tố Đông Dƣơng 16,4%, Yếu tố Indo-Malaisia 25,7%,
yếu tố Ấn Độ 9,3% và yếu tố Nam Trung Quốc 5,1% [136]. Từ đó cho thấy hệ thực
vật Việt Nam có mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thực vật lân cận.
Vũ Đình Huề (1969), khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu, đã
phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp, rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu.
Ông cũng đã kết luận tái sinh tự nhiên rừng miền Bắc Việt Nam mang những đặc
điểm tái sinh của rừng nhiệt đới [40].
Trần Ngu Phƣơng (1970) khi nghiên cứu thảm thực vật rừng miền Bắc Việt Nam
đã chỉ ra những đặc điểm cấu trúc tổ thành của các thảm thực vật (dẫn theo [121]). Ông
cũng đã đƣa ra bảng phân loại chia rừng miền Bắc thành ba đai lớn theo độ cao: đai
rừng nhiệt đới mƣa mùa, đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa và đai rừng á nhiệt đới mƣa
mùa núi cao. Bảng phân loại gồm có các đai rừng và kiểu rừng sau (dẫn theo [114]).
- Đai rừng nhiệt đới mƣa mùa: Bao gồm: Kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng
xanh ngập mặn; Kiểu rừng nhiệt đới mƣa mùa lá rộng thƣờng xanh; Kiểu rừng nhiệt
đới ẩm lá rộng thƣờng xanh; Kiểu rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thung lũng; Kiểu phụ
rừng nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh núi đá vôi.
- Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa: Kiểu rừng á nhiệt đới lá rộng thƣờng xanh;
Kiểu rừng á nhiệt đới lá kim trên núi đá vôi.
- Đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao:
Vũ Tự Lập (1976) đã sử dụng độ ƣu thế của các loài cây trong ô tiêu chuẩn để
xác định quần hợp và ƣu hợp trong công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt
Nam”. Theo ông, quần hợp là tập hợp có quy luật của một số loài cây, trong đó có 5
loài chính chiếm ≥ 80% sinh khối, cây lập quần chiếm ≥ 50%; bán quần hợp là tập
hợp thực vật chỉ đạt 1 trong 2 nội dung của quần hợp, đó là loài lập quần chiếm trên
≥ 60% sinh khối nhƣng tập hợp cả 5 loài chỉ chiếm ≥ 75% hoặc tập hợp 5 loài
chiếm trên 80% nhƣng loài lập quần < 50%; ƣu hợp là tập hợp có quy luật của các
loài thực vật, trong đó loài chính chiếm > 50% sinh khối, cây lập ƣu hợp ≥ 30%
sinh khối; bán ƣu hợp là tập hợp thực vật chỉ đạt 1 trong 2 nội dung của ƣu hợp tập
hợp, đó là 5 loài chiếm ≥ 50%, nhƣng loài lập ƣu hợp lại < 30% sinh khối hoặc tập

hợp 5 loài chỉ đạt đến 45% còn loài lập ƣu hợp ≥ 30% sinh khối (dẫn theo [98]).


9
Theo Thái Văn Trừng (1978), trong tất cả các nhóm nhân tố sinh thái phát sinh
thảm thực vật thì nhóm nhân tố khí hậu thủy văn là nhóm nhân tố chủ đạo quyết
định hình dạng và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật [112].
Vũ Đình Huề (1984) đã đƣa ra hệ thống phân loại rừng phục vụ mục đích kinh
doanh, theo ông kiểu rừng là một loạt các xã hợp thực vật thuộc một kiểu trạng thái
trong phạm vi một kiểu điều kiện thực bì rừng và tƣơng ứng có một biện pháp lâm
sinh thích hợp (dẫn theo [6]).
Phạm Hoàng Hộ (1991) khi nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam đã công bố công
trình “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập, trong đó tác giả mô tả 10.500 loài thực vật có
mạch, đây là công trình đầy đủ có hình vẽ kèm theo về toàn bộ hệ thực vật rừng Việt
Nam [32],[33].
Phan Kế Lộc (1985) dựa trên khung phân loại của UNESCO (1973) đã đƣa ra
khung phân loại thảm thực vật ở Việt Nam có thể thể hiện trên bản đồ 1:2.000.000.
Bảng phân loại gồm 5 lớp quần hệ, mỗi phân lớp quần hệ lại phân thành các nhóm
quần hệ, quần hệ và thấp nhất là dƣới quần hệ [58].
Nguyễn Vạn Thƣờng (1991) đã kết luận tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng
miền Bắc Việt Nam diễn ra liên tục, không mang tính chu kì. Sự phân bố cây tái sinh
không đồng đều, số cây mạ chiếm ƣu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác. Quần
xã thực vật tái sinh tự nhiên sau nƣơng rẫy có tính đa dạng sinh học cao [106].
Vũ Tiến Hinh (1991) khi nghiên cứu quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu
Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo
phần trăm số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái
sinh cũng vậy. Từ đó, nếu biết mật độ chung của những cây tái sinh có triển vọng sẽ
xác định đƣợc số lƣợng tái sinh của từng loài [30].
Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thƣ (1995) khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm
thực vật rừng ở Hoành Bồ, Quảng Ninh đã đề xuất quy phạm tạm thời về khoanh

nuôi phục hồi rừng tại Quảng Ninh [63].
Nguyễn Vạn Thƣờng (1995) đã xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc-Trung, đây
là sơ đồ tổng quát nhất về thảm thực vật Việt Nam (dẫn theo [6]).
Trần Xuân Thiệp (1995) khi nghiên cứu vai trò của tái sinh và phục hồi rừng tự
nhiên ở các vùng thuộc miền Bắc Việt Nam, đã kết luận mật độ cây tái sinh khá cao
đạt từ 500-8.000 cây/ha [94],[95].


×