Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Dược học: Đánh giá một số giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.25 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TRUNG

ĐÁNH GIÁ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG
THUỐC CHỐNG UNG THƯ TẠI BỆNH
VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Chuyên ngành: Tổ chức Quản lý Dược
Mã số: 62720412
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại : Trường Đại học Dược Hà Nội
…………………………………………………………………….......
Người hướng dẫn khoa học :…………………………………….........
1. TS. Nguyễn Sơn Nam
2. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn
Phản biện 1 : ………………………………………….........................
…………………………………………...............................................
Phản biện 2 : …………………………………………..................
…………………………………………..
Phản biện 3 : …………………………………………..
.......................................................................................
…………………………………………......................................
…………………………………………......................................


…………………………………………......................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
họp tại : ………………………………………………….................
Vào hồi …………..giờ……….ngày……….tháng…….. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Trường ĐH Dược HN


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ung thư có xu hướng gia tăng tỉ lệ mắc mới và tử vong trong
những năm gần đây cả trên thế giới và ở Việt Nam. Các thuốc chống
ung thư (CUT) là thuốc độc tế bào và có giá trị cao nên hoạt động quản
lý sử dụng thuốc CUT đảm bảo an toàn và kinh tế (tiết kiệm) luôn là
vấn đề được quan tâm.
Pha chế tập trung thuốc CUT và sử dụng phần mềm kê đơn thuốc
CUT chuyên dụng đã được ghi nhận là các giải pháp đảm bảo kinh tế
trong quản lý sử dụng thuốc CUT. Khi sử dụng thuốc CUT cần phải
được cá thể hoá theo người bệnh và kế hoạch trước được các đợt truyền
thuốc nên pha chế tập trung có thể ghép bệnh nhân tránh lãng phí
lượng thuốc dư thừa. Quá trình kê đơn thuốc CUT thường phức tạp
với nhiều thông tin phải ghi nhận và tính toán nên sử dụng phần mềm
kê đơn thuốc CUT giúp tiết kiệm thời gian cho CBYT và tăng hiệu
suất làm việc.
Thuốc CUT không chỉ ảnh hưởng lên người bệnh mà còn có thể
ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ y tế (CBYT), những người thường
xuyên tiếp xúc với thuốc CUT. Pha chế tập trung với các trang thiết bị
hiện đại, chuyên dụng cũng là giải pháp giúp đảm bảo an toàn hơn cho
CBYT thực hiện pha chế. Sau dược sĩ thực hiện pha chế thuốc CUT
thì điều dưỡng là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng thứ hai. Đào tạo
về thực hành an toàn (THAT) cho điều dưỡng là giải pháp giúp đảm

bảo an toàn trong sử dụng thuốc CUT đã được áp dụng tại nhiều quốc
gia. Giải pháp áp dụng phần mềm trong kê đơn còn giúp giảm sai sót
do hoạt động kê đơn thủ công gây ra do vậy cũng nâng cao an toàn
trong điều trị cho bệnh nhân.
Nhằm mục đích nâng cao hoạt động quản lý sử dụng thuốc CUT
tại Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 đã áp dụng cả 3 giải

1


pháp là pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược, sử dụng mô-đun
kê đơn chuyên dụng thuốc CUT và đào tạo cho điều dưỡng về THAT.
Để đánh giá hiệu quả các giải pháp này tại Bệnh viện TWQĐ 108,
chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá một số giải pháp quản lý sử
dụng thuốc chống ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108” với hai mục
tiêu sau:
1. Đánh giá kinh tế các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung
thư tại Bệnh viện TWQĐ 108.
2. Đánh giá về an toàn của các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống
ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108.
Chương I. TỔNG QUAN
1. Bệnh ung thư, thuốc chống ung thư và chi phí điều trị
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác
nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không
tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển cơ thể. Tỉ lệ mắc mới và
tử vong do ung thư đang có xu hướng tăng trên thế giới và Việt Nam.
Chi phí điều trị ung thư ngày càng gia tăng tương ứng.
Thuốc CUT là những thuốc dùng để ức chế sự phát triển hoặc tiêu
diệt tế bào ung thư. Hoá trị liệu là phương pháp điều trị ung thư phổ
biến tại Việt Nam. Thuốc CUT không chỉ gây ảnh hưởng với người sử

dụng mà cả những người thường xuyên tiếp xúc như CBYT. Dược sĩ
thực hiện pha chế thuốc CUT là đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm, bị
ảnh hưởng cao nhất bởi thuốc CUT, tiếp đến là điều dưỡng sử dụng
thuốc CUT cho bệnh nhân.
2. Các giải pháp quản lý sử dụng thuốc chống ung thư
Quy trình sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện gồm 3 hoạt động chính
pha chế, kê đơn và sử dụng có liên quan đến cả 3 nhóm CBYT là bác
sĩ, dược sĩ và điều dưỡng.

2


Tại một số quốc gia như Pháp để đảm bảo an toàn thì pha chế thuốc
CUT bắt buộc phải tập trung tại khoa Dược. Tại Việt Nam, TT
22/2011/TT-BYT đã đưa ra khái niệm về chuẩn bị thuốc điều trị ung
thư tuy nhiên chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cách triển khai. Bệnh
viện TWQĐ 108 là bệnh viện đi tiên phong trong thực hiện pha chế
tập trung với các trang thiết bị (TTB) hiện đại trong đó có Isolator và
xây dựng quy trình pha chế thuốc CUT tập trung tại khoa Dược.
Ứng dụng máy tính trong kê đơn là một giải pháp giúp giảm thiểu
các sai sót này. Phác đồ điều trị ung thư thường rất phức tạp chính vì
vậy cần có một phần mềm kê đơn chuyên dụng. Một số phần mềm kê
đơn thuốc CUT chuyên dụng trên thế giới đã được biết đến như
CHIMQUEST, PACA, STABILIS, CATO, CHIMIO...Tuy nhiên, các
phần mềm này thường có giá cao, không được việt hoá và thiết kế dựa
trên những quy định của các nước đó nên không phù hợp với các bệnh
viện tại Việt Nam. Hiện nay, mặc dù các bệnh viện đều áp dụng công
nghệ thông tin trong quản lý nhưng chưa có bệnh viện nào có phần
mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT bằng tiếng Việt. Bệnh viện
TWQĐ 108 cũng là bệnh viện tiên phong trong triển khai thử nghiệm

giải pháp này.
Ngoài CBYT thực hiện pha chế thì điều dưỡng sử dụng thuốc cho
bệnh nhân cũng là những người có nguy cơ ảnh hưởng cao bởi thuốc
CUT. Do đó, theo khuyến cáo của các tổ chức hiệp hội về dược như
ASHP, NIOSH...khi điều dưỡng làm việc với thuốc CUT để đảm bảo
an toàn cần tuân thủ theo các hướng dẫn về THAT. Đào tạo là một giải
pháp đã được chứng mình hiệu quả giúp thay đổi kiến thức, thái độ,
thực hành của điều dưỡng với thuốc CUT. Nhưng, tại Việt Nam chưa
có chương trình đào tạo hoặc văn bản nào hướng dẫn điều dưỡng về
THAT và cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về hiệu quả của giải

3


pháp này đối với đối tượng điều dưỡng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo cho điều dưỡng Bệnh viện TWQĐ
108 về THAT và đánh giá hiệu quả của giải pháp này.
3. Đánh giá giải pháp can thiệp trong quản lý sử dụng thuốc CUT
3.1. Đánh giá kinh tế
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đánh giá về kinh tế thể hiện ở việc
tiết kiệm chi phí hoặc thời gian cho cán bộ y tế. Một số nghiên cứu
trên thế giới thực hiện bởi Gianpiero Fasola, Adriano và Vurun Monga
đã chỉ ra hoạt động này còn giúp tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu tại Việt
Nam đều cho thấy pha chế tập trung giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên
với các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ đánh giá trong 1 năm và chưa
đánh giá trong một giai đoạn.
Giải pháp tin học hóa, sử dụng phần mềm hỗ trợ kê đơn đã được
chứng minh giúp tiết kiệm thời gian cho cán bộ y tế.
3.2. Đánh giá an toàn
3.2.1. An toàn trong pha chế tập trung thuốc CUT

Pha chế thuốc CUT là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phơi nhiễm
với thuốc CUT nhất. Vì vậy nhiều nghiên cứu trên thế giới sử dụng
nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá an toàn của giai đoạn này. Các
nghiên cứu sử dụng chỉ số về tỉ lệ gây ung thư và độc tính trên sinh
sản của người pha chế để đánh giá ảnh hưởng lâu dài. Chỉ số đánh giá
những ảnh hưởng tức thời là tỉ lệ gặp triệu chứng cấp tính khi pha chế
thuốc CUT. Cuối cùng, đánh giá nguy cơ phơi nhiễm với thuốc CUT
của CBYT bằng chỉ số đánh giá mức độ tiếp xúc với thuốc CUT
(Indice de contact cytotoxiques - ICC) cũng được sử dụng. Để đảm
bảo an toàn theo khuyến cáo của hiệp hội Dược ung thư Pháp (Société
Française Pharmacie Oncologique - SFPO) khi chỉ số ICC cao hơn 3

4


thì cần thực hiện pha chế với trang thiết bị chuyên dụng như Isolator
hoặc các tủ an toàn sinh học (BSC).
3.2.2. An toàn trong sử dụng mô-đun chuyên dụng kê đơn thuốc
CUT
Theo tác giả Cindy kê đơn thủ công sẽ có nguy cơ mắc lỗi. Điều
này có thể dẫn đến những sai sót trên lâm sàng và có thể ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị. Đối với thuốc CUT nó có thể gây ra những hậu
quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Nhiều nghiên
cứu được thực hiện bởi tác giả Amandine Grave và L. Grangeasse đã
cho thấy hiệu quả giảm sai sót khi sử dụng phần mềm kê đơn thuốc
CUT.
3.2.3. An toàn trong sử dụng thuốc CUT của điều dưỡng
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến THAT của điều dưỡng. Một số nghiên
cứu đã sử dụng mô hình yếu tố dự đoán sử dụng các biện pháp phòng
ngừa đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc độc tế bào (thuốc CUT).

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện để đánh giá về kiến
thức, thái độ và hành vi về THAT khi sử dụng thuốc CUT của điều
dưỡng. Một số nghiên cứu còn triển khai can thiệp và đánh giá hiệu
quả của các can thiệp này. Đào tạo về THAT là một giải pháp được áp
dụng rộng rãi và được đánh giá là giải pháp mang lại hiệu quả.
4. Giới thiệu về bệnh viện TWQĐ 108
Bệnh viện TWQĐ 108 là bệnh viện đa khoa, tuyến cuối của ngành
Quân Y. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư tại bệnh
viện ngày càng đông. Bệnh viện luôn đi đầu triển khai các giải pháp
trong quản lý sử dụng thuốc CUT.
5. Tính cấp thiết của đề tài
Chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính kinh tế và an toàn của cả 3
giải pháp về quản lý sử dụng thuốc CUT tại bệnh viện là pha chế tập

5


trung, sử dụng mô-đun kê đơn chuyên dụng và đào tạo về THAT cho
điều dưỡng trong sử dụng thuốc CUT.
Chương2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dược sĩ ĐH, dược sĩ TH, bác sĩ và điều dưỡng tại các khoa có
liên quan đến sử dụng thuốc CUT được pha chế tại khoa Dược. (Tiêu
chí lựa chọn: Dược sĩ tại phòng pha chế, điều dưỡng, bác sĩ tại 4 khoa
A6, A5, B3-B, B3-C, là các khoa có sử dụng thuốc CUT nhiều và
thường xuyên nhất. Tiêuchuẩn loại trừ: Dược sĩ, điều dưỡng không
đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc đang trong thời kỳ nghỉ thai sản
không có mặt ở khoa).
- Hồ sơ, sổ sách giấy tờ lưu trữ tại: Khoa Dược, phòng KHTH, khoa
Trang bị, phòng Tài chính về hoạt động pha chế thuốc CUT.

- Đơn thuốc hoá trị liệu và phiếu pha chế.
- Dữ liệu về đơn hoá trị liệu được chiết xuất từ phần mềm quản lý bệnh
viện VIMES.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang: Hồi cứu, so sánh trước sau can thiệp. Nghiên cứu
kết hợp định tính và định lượng. Sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau trong thu thập số liệu: khảo sát bằng bộ câu hỏi, quan sát sử dụng
bảng kiểm, phỏng vấn sâu với bộ câu hỏi bán cấu trúc, hồi cứu tài liệu.
Cỡ mẫu: khảo sát 4 dược sĩ ở phòng pha chế, 75 điều dưỡng. Phỏng
vấn sâu 10 dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng. Đánh giá 3610 cặp đơn hoá
trị liệu và phiếu pha chế.
Phân tích số liệu định lượng: sử dụng phần mềm Epi info7 để nhập
liệu, phần mềm R phân tích. Các test thống kê được sử dụng để so
sánh sự khác biệt giữa 2 nhóm trước và sau can thiệp (đào tạo). Biến
định lượng phân bố chuẩn sử dụng t-test để so sánh 2 nhóm, phân bố

6


không chuẩn sử dụng Mann Whitney test. Biến định tính sử dụng test
Chi bình phương khi giá trị mong đợi >=5 hoặc Fisher's exact test khi
giá trị mong đợi <5 để so sánh. Mô hình phân tích đa biến regression
sử dụng kỹ thuật BMA (Bayesian Model Averaging) để chọn ra mô
hình tối ưu.
Phân tích số liệu định tính: sử dụng phương pháp phân tích nội
dung theo hướng dẫn của tác giả Graneheim & Lundman. Sử dụng
phần mềm Nvivo7 để quản lý dữ liệu.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá kinh tế các giải pháp
3.1.1. Đánh giá kinh tế của pha chế tập trung thuốc CUT

3.1.1.1. Lợi ích kinh tế của pha chế tập trung thuốc CUT giai đoạn
2011-2017
Áp dụng Labo pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa Dược bệnh
viện đã tiết kiệm được 9.869 triệu VNĐ. Giá trị này có tỷ lệ 3,46% so
với kinh phí thuốc CUT được thanh toán và đạt hiệu suất tiết kiệm
52,52% trong cả giai đoạn.
Giá trị thuốc tiết kiệm so với thuốc lãng phí vẫn cao hơn trong cả
giai đoạn tương ứng 52,52%, tuy nhiên không đều giữa các năm. Năm
2015 giá trị lượng thuốc lãng phí còn chiếm tỷ trọng cao hơn giá trị
tiết kiệm trong tổng số giá trị thuốc thừa dư của năm này là 53,9%.
5 hoạt chất chiếm tỷ trọng 68,8% tổng giá trị tiết kiệm trong đó
oxaliplatin chiếm 38,5% với giá trị tiết kiệm đạt 3.774.742.000 VNĐ.
Hoạt chất pemetrexed đưa vào sử dụng từ năm 2015-2017 nhưng đã có
giá trị tiết kiệm đứng thứ sáu với 463.038.000 VNĐ chiếm 4,7% tổng
giá trị thuốc tiết kiệm được.

7


3.1.1.2. Đánh giá hiệu quả vốn đầu tư xây dựng Labo
Với NPV = 2.647.673.177 (>0), B/C = 3,22 (>1) và IRR = 64% ở
năm 2013, Dự án đem lại hiệu quả kinh tế tốt cho vốn đầu tư.
3.1.1.3. Đánh giá lợi ích kinh tế của pha chế tập trung thuốc CUT từ
phía CBYT
Nghiên cứu định tính cũng cho thấy CBYT nhận thấy hoạt động
pha chế tập trung đem lại lợi ích kinh tế nhờ tiết kiệm chi phí thuốc
CUT và tiết kiệm thời gian cho CBYT.
3.1.2. Kê đơn thuốc CUT sử dụng mô-đun phần mềm chuyên dụng
Sử dụng mô-đun kê đơn chuyên dụng thuốc CUT mang lại lợi ích
cho cả bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng.

Bảng 3.18. So sánh trước và sau khi sử dụng mô-đun kê đơn
Đối
Khi chưa cómô-đun kê
Khi có
tượng
đơn thuốc CUT
mô-đun kê đơn thuốc CUT
Tốn nhiều thời gian viết
Đánh máy, giảm thời gian viết tay
tay
Tính liều thủ công
Tự động tính liều
Phải tra cứu phác đồ
Thông số phác đồ tự hiện ra, có
Bác sĩ
thể điều chỉnh theo ý muốn
Không biết về số lượng
Biết được số lượng thuốc có và
thuốc còn, hết tại khoa
còn tại khoa Dược
Dược
Điều
Lọc đơn thủ công
Có thể lọc theo ý muốn
dưỡng Tổng hợp thủ công
Tổng hợp thông tin trên máy tính
Đợi đơn thuốc chuyển
Duyệt trực tiếp trên phần mềm.
xuống khoa Dược mới
Khi đơn chuyển xuống, kiểm tra

Dược
duyệt
lại và xác nhận

Mất thời gian tạo lại phiếu Thông tin chuyển tự động từ đơn
pha chế và nhãn
hóa trị vào phiếu pha chế và nhãn

8


3.2. Đánh giá về an toàn của các giải pháp
3.2.1. An toàn trong pha chế tập trung thuốc CUT
Tổng hợp những ưu điểm khi thực hiện pha chế tập trung so với
pha chế tại khoa lâm sàng trước kia được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.19. So sánh pha chế thuốc CUT tại khoa lâm sàng và Dược

Yếu tố

Nội dung
Trình độ
chuyên môn

1. Con
người

Số lượng
Đào tạo

2. Trang

thiết bị
bảo hộ
3. Khu
vực pha
chế

4. Quy
trình
5. Thuốc
CUT
6. Triệu
chứng cấp
tính

Trước 2010
Điều dưỡng (không
đúng lĩnh vực chuyên
môn được đào tạo)
Nhiều (Điều dưỡng
thay phiên nhau thực
hiện)
Không được đào tạo,
làm theo kinh nghiệm
Găng tay thông thường

Sau 2010
Dược sĩ (Đúng
trình độ chuyên
môn)
Ít (cố định 3 dược

sĩ trung học)

Không có
Chỉ có 2 khoa có




Tất cả các nơi liên
quan đến pha chế

Chỉ bên trong
Isolator

Không có
Không có




Chưa có



Thải ra môi trường, bỏ
đi


Ghép BN giảm
lượng thuốc thừa

Không

Tăng khi pha chế nhiều

-

Găng tay
Isolator
Buồng pha chế
riêng
Diện tích vấy
nhiễm do pha
chế gây ra
Pha chế
Xử trí sự cố
rơi, tràn thuốc
CUT
Xử lý thuốc
dư, rác thải
Lượng thuốc
thừa
Gặp triệu
chứng cấp tính
khi pha chế
Tần suất

9

Được đào tạo đúng
chuyên môn

Găng tay chuyên
dụng của Isolator


Thái độ của điều dưỡng và dược sĩ đối với hoạt động pha chế tập
trung là đều tích cực (ủng hộ), điểm trung bình đều trên 4,2.
3.2.2. An toàn trong kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun chuyên dụng
3.2.2.1. Giảm sai sót hành chính và lâm sàng trong kê đơn thuốc CUT
a. Sai sót thông tin hành chính

Hình 3.9. Đánh giá thông tin trên đơn hoá trị liệu và phiếu pha
chế
Đơn hoá trị liệu thông tin thiếu nhiều nhất là thông tin về thời gian
sử dụng của các thuốc dao động trong khoảng từ 8-35%. Với phiếu
pha chế thông tin thiếu nhiều nhất là diện tích bề mặt cơ thể, chiếm tỉ
lệ 9,3%. Đánh giá mức độ trùng khớp thông tin giữa phiếu pha chế và
đơn hoá trị liệu cho thấy tên thuốc là thông tin có sự khác biệt nhiều
nhất, dao động từ 14,3-46,9%. Thông tin về cân nặng cũng là thông
tin có sự khác biệt nhiều giữa đơn hoá trị liệu và phiếu pha chế, chiếm
18,3%.
b. Sai sót ảnh hưởng lâm sàng
Hầu hết thông tin trong đơn là đều có sai lệch. Diện tích bề mặt cơ
thể là thông tin có nhiều sai lệch nhất với 54,6%. Tỉ lệ thuốc được kê
đơn không nằm trong phác đồ từ 5,0-8,4% và 0,6% đơn hoá trị liệu
thiếu thuốc có thể pha chế được tại khoa Dược so với phác đồ.

10


3.2.2.2. Đặc tính mô-đun phần mềm kê đơn chuyên dụng thuốc CUT

Phần mềm giúp cập nhật và lưu trữ thông tin bệnh nhân tốt hơn.
Cung cấp thông tin về thuốc, phác đồ điều trị giúp bác sĩ kê đơn
hoá trị liệu chính xác hơn.
3.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT
3.2.3.1. THAT trước đào tạo và nhu cầu đào tạo của điều dưỡng
a. Thực hành sử dụng trang thiết bị an toàn của điều dưỡng
Kết quả theo dõi bằng bảng kiểm cho thấy, tỉ lệ sử dụng đầy đủ tất
cả TTB được bệnh viện trang bị cho các hoạt động từ 45% đến 61%.
Tỉ lệ điều dưỡng thực hành đeo khẩu trang và mũ trùm đầu cao hơn so
với đeo găng tay khi sử dụng thuốc cho người bệnh. Tỉ lệ đeo găng tay
khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân thấp nhất (58,3%).
b. Thực hành làm việc với thuốc CUT của điều dưỡng
Trong nghiên cứu này có 76,4% điều dưỡng không thực hiện các
hành vi có nguy cơ mất an toàn tại các khu vực có liên quan đến thuốc
CUT.
c. Nhu cầu đào tạo về THAT của điều dưỡng
Có 70,7% điều dưỡng chưa được đào tạo về THAT. Tất cả điều
dưỡng được đào tạo là do đơn vị công tác tự tổ chức đào tạo. Những
kiến thức mà điều dưỡng có được chủ yếu từ chia sẻ của đồng nghiệp
82,4%. Có tới 97,3% điều dưỡng trong nghiên cứu này mong muốn
được đào tạo THAT. Kiến thức mà điều dưỡng mong muốn đào tạo
rất đa dạng từ kiến thức về thuốc CUT, tác hạị của thuốc CUT, trang
thiết bị bảo hộ và biện pháp xử trí khi có các tình huống xảy ra một
cách an toàn (trên 79%). Nội dung đào tạo về THAT phải được đào
tạo thường xuyên định kỳ.

11


d. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành an toàn của điều dưỡng

Để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu ra, chạy hồi quy tuyến
tính theo phương pháp BMA để chọn mô hình tối ưu. Kết quả cho ra
5 mô hình.

Models selected by BMA

x1

x2

x3

x4

x5

x6

1

2

3

4

5

6


7

8

9

11

14

18

Model #

Hình 3.10. Mô hình lựa chọn bởi BMA
Mô hình 1 được lựa chọn do có xác suất hậu nghiệm và BIC thấp
nhất: y1= 0,94 + 0,56*x2 + 0,25*x3 có 2 biến giải thích được 45,8%
phương sai của tuân thủ các quy định hoặc hướng dẫn về thực hành an
toàn và xác suất hậu nghiệm là 24,6%; BIC = -34,95 (Trong đó: x2:
hỗ trợ về quản lý; x3: không có trở ngại hoặc rào cản). Như vậy, hỗ
trợ của quản lý và không có trở ngại là các yếu tố có ảnh hưởng.
3.2.3.2. Kết quả đánh giá trước sau đào tạo về THAT cho điều dưỡng
a. Thay đổi về kiến thức
Hầu hết nội dung kiến thức về THAT của điều dưỡng trước sau đào
tạo là khác biệt có ý nghĩa thống kê trừ kiến thức về công việc cần sử
dụng TTB bảo hộ, nhận thức về thuốc CUT gây độc gen, giai đoạn
thay đổi thuốc sang dịch truyền và ngược lại, dọn bao bì thuốc và dọn
dẹp khi thuốc CUT bị đổ vỡ. Nghiên cứu định tính cũng cho thấy điều
dưỡng thiếu kiến thức liên quan đến thuốc CUT.


12


b. Thay đổi về thái độ và thực hành
Sau đào tạo thì tất cả điều dưỡng đều có thái độ tích cực và sẽ thực
hiện các hành vi giúp đảm bảo an toàn. Hầu hết thái độ và hành vi của
điều dưỡng đều khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau đào
tạo. Tỉ lệ điều dưỡng luôn đeo găng tay, luôn đeo khẩu trang và rửa
tay sau khi kết thúc hành vi lần lượt trước đào tạo là 88,0%; 90,7%;
93,3% và sau đào tạo đều là100,0%.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt
Nam tiến hành đánh giá đồng bộ 3 giải pháp trong quản lý sử dụng
thuốc CUT.
4.1. Về các giải pháp can thiệp
4.1.1. Pha chế tập trung thuốc CUT
Để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm thuốc CUT của CBYT, các hiệp
hội ngành nghề Y, Dược có uy tín trên thế giới và trong khu vực về
chuẩn bị thuốc CUT đều thống nhất ở các hướng dẫn về quy trình thực
hiện và sử dụng thiết bị pha chế chuyên dụng như BSC hoặc Isolator.
So sánh với khuyến cáo, Bệnh viện TWQĐ 108 hiện đã trang bị
các trang thiết bị cần thiết đặc biệt là Isolator cũng như xây dựng quy
trình cho giai đoạn pha chế, quy trình xử trí sự cố và xử lý rác thải độc
hại.
4.1.2. Về việc sử dụng mô-đun phần mềm kê đơn thuốc CUT chuyên
dụng
Nhu cầu về một giải pháp giúp cho quá trình kê đơn thuốc CUT
thuận tiện hơn, hiệu quả hơn xuất phát từ thực tế quá trình kê đơn, điều
trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108. Mô-đun kê đơn thuốc
CUT chuyên dụng được xây dựng dựa trên những đặc điểm về phần

mềm kê đơn VIMES của bệnh viện, khả năng về công nghệ thông tin,

13


thực trạng kê đơn hiện nay và các phần mềm kê đơn chuyên dụng trên
thế giới. Mô-đun kê đơn chuyên dụng thuốc CUT của bệnh viện
TWQĐ 108 có nhiều đặc điểm tương tự với các phần mềm kê đơn
thuốc CUT trên thế giới như CHIMIO, CHIMQUEST.
4.1.3. Đào tạo về THAT khi sử dụng thuốc CUT
Đào tạo cũng được coi là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
THAT theo nghiên cứu của Sevcan Topçu năm 2017. Đào tạo thuộc
nhóm yếu tố tín hiệu thúc đẩy hành động. Dược sĩ đào tạo về THAT
khi làm việc với thuốc CUT cho điều dưỡng là một giải pháp được áp
dụng nhiều trên thế giới. Tại Bệnh viện TWQĐ 108 chỉ có 29,3% điều
dưỡng được đào tạo về THAT, nguồn cung cấp kiến thức chính cho
điều dưỡng là chia sẻ của đồng nghiệp và tự tích luỹ từ kinh nghiệm
bản thân (82,4% và 70,7%). Chỉ một tỉ lệ nhỏ điều dưỡng có kiến thức
từ trường học 9,3% và 10,7% tham gia các khoá đào tạo. Kết quả này
khác biệt so với các nghiên cứu trên thế giới. Tỉ lệ các nguồn kiến thức
mang tính chính thống tại Việt Nam thấp hơn so với nghiên cứu tại
Iran, Thổ Nhĩ Kỹ và thấp hơn nhiều quốc gia phát triển như Hàn Quốc.
Điều dưỡng thiếu nguồn mang tính chính thống về THAT có thể sẽ
khiến cho họ có nhận thức chưa chính xác. Nghiên cứu của tác giả
Meral Turk cũng đã cho thấy kiến thức giữa nhóm nhận được thông
tin mang tính chính thống và nhóm nhận thông tin không chính thống
là khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chính vì vậy, cần phải tiến hành đào
tạo cho điều dưỡng về THAT theo những hướng dẫn chuẩn đã được
các hiệp hội nghề nghiệp Dược có uy tín trên thế giới công bố để đảm
bảo an toàn cho họ. Ngoài ra, đào tạo cho điều dưỡng về THAT cũng

là phù hợp với nhu cầu của họ. Có 97,3% điều dưỡng mong muốn
được đào tạo về THAT. Ngay tại Hàn Quốc, nơi điều dưỡng được đào
tạo về THAT với thuốc CUT ở trường học thì vẫn có đến 70,8% điều

14


dưỡng có nhu cầu đào tạo. Nghiên cứu của Sevcan Topçu năm 2017
cũng cho thấy điều dưỡng cho rằng họ cần được đào tạo về THAT bên
cạnh các giải pháp khác.
4.2. Về đánh giá kinh tế của các giải pháp
4.2.1. Pha chế tập trung thuốc CUT
Pha chế tập trung thuốc CUT tại Bệnh viện TWQĐ 108 tiết kiệm
được 3,46% kinh phí sử dụng thuốc CUT. Giá trị tiết kiệm trong giai
đoạn 2011-2017 đạt đến gần 10 tỷ đồng. Giá trị này tiết kiệm được từ
số lượng bệnh nhân ung thư có sử dụng thuốc CUT được pha chế là
8.564. Kết quả này cũng phù hợp một số nghiên cứu khác về mức tiết
kiệm trước đây. Số lượng bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện TWQĐ
108 chỉ chiếm một con số nhỏ so với số lượng bệnh nhân ung thư cả
nước. Do đó nếu áp dụng trên cả nước chi phí tiết kiệm được sẽ rất
lớn. Điều này càng quan trọng khi xu hướng chi phí thuốc cho điều trị
ung thư ngày một tăng cao và luôn dẫn đầu trong chi phí điều trị các
loại bệnh.
Xét về hiệu quả kinh tế của dự án xây dựng Labo pha chế thuốc
CUT tập trung tại khoa Dược, chỉ số NPV >0 và tỷ số B/C >1 cho thấy
nên đầu tư dự án này. Với IRR = 64% năm 2013, tức là đến năm thứ
03 thì đầu tư Dự án đã có lãi.
4.2.2. Kê đơn thuốc CUT với mô-đun phần mềm chuyên dụng
Mô-đun chuyên dụng có những tính năng cơ bản, đặc trưng giúp
cán bộ y tế tiết kiệm được thời gian do có thể tự động tính diện tích bề

mặt cơ thể, tính liều của từng thuốc, giúp điều dưỡng nhanh chóng
tổng hợp thuốc do khả năng chiết xuất dữ liệu từ phần mềm, dược sĩ
có thể rà soát nhanh chóng thông tin trên đơn, in được phiếu pha chế,
nhãn thuốc nhanh do khả năng chuyển đơn trực tiếp xuống khoa Dược
và kết nối thông tin giữa khoa Dược với khoa lâm sàng. Những tính

15


năng này không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc của người kê đơn tại
Việt Nam mà cũng giống với mong muốn của người kê đơn tại một số
quốc gia khác như tại Massachusetts (Mỹ). Ngoài ra, với việc sử dụng
phần mềm thì nếu có bất kỳ thay đổi nào về mẫu đơn, thông tin trên
đơn cũng sẽ được thống nhất, tránh được tình trạng bác sĩ sử dụng mẫu
đơn tự thiết kế dễ xảy ra lỗi “copy-paste” dẫn đến sai sót.
4.3. Về đánh giá an toàn của các giải pháp
4.3.1. Pha chế tập trung thuốc CUT
Tác giả Abdol đã chứng minh thuốc CUT là thuốc độc tế bào có
thể gây ra các phản ứng tức thời khi làm việc và sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về phản ứng cấp tính giữa nhóm điều dưỡng làm việc
với thuốc CUT và điều dưỡng không tiếp xúc với thuốc CUT. Có
51,5% điều dưỡng tại bệnh viện TWQĐ 108 đã từng pha chế thuốc
CUT gặp phải triệu chứng cấp tính. Tỉ lệ này tương tự như nghiên cứu
tại một bệnh viện của Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện
TWQĐ 108 cũng như 1 số nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các phản
ứng mà điều dưỡng khi pha chế gặp phải rất đa dạng.
Về chỉ số ICC, với mức độ ICC của 3 khoa A6, A5 và B3, theo
khuyến cáo của các hiệp hội ngành nghề như SFPO (hiệp hội Dược
ung thư Pháp) cần có những trang thiết bị pha chế chuyên dụng như
Isolator để để đảm bảo an toàn cho việc pha chế thuốc CUT ở khoa

phòng. Khi hoạt động pha chế được tập trung về khoa Dược, chỉ số
ICC của các DSTH pha chế thuốc cũng ở mức thấp. Tuy nhiên, do xu
hướng bệnh nhân ung thư tăng nên chỉ số ICC của dược sĩ thực hiện
công tác pha chế thuốc ung thư từ năm 2011 đến năm 2017 có xu
hướng tăng liên tục, năm 2015 đã lên mức độ 2 và năm 2017 lên mức
độ 3. Vẫn thấp hơn so với 3 khoa lâm sàng khi còn thực hiện pha chế
(ICC trên 4,5). Mặc dù chỉ số ICC đã tăng lên 3 nhưng với việc pha

16


chế tập trung được trang bị Isolator vẫn đảm bảo an toàn cho người
pha chế do môi trường pha chế được cách ly, người pha chế thực hiện
thao tác qua găng tay. Bệnh viện cũng cần có một số giải pháp khắc
phục vấn đề này như tuyển dụng thêm nhân viên pha chế hoặc luân
chuyển DSTH thực hiện pha chế.
Pha chế tập trung an toàn hơn cho CBYT do dược sĩ có kiến thức
chuyên môn và được đào tạo bài bản về thuốc và kỹ thuật pha chế
thuốc. Đồng thời, pha chế tập trung còn giúp đảm bảo an toàn hơn cho
môi trường.
4.3.2. Kê đơn thuốc CUT với mô-đun chuyên dụng
5,0-8,4% đơn thuốc có những thuốc pha chế không thuộc phác đồ.
Điều này có thể do bệnh nhân dị ứng với thuốc bác sĩ phải thay thuốc
khác hoặc có thể do nhầm lẫn. Tuy nhiên, các thông tin này với quy
trình kê đơn thủ công hiện nay đều không được ghi nhận. Điều này sẽ
khó cho quá trình quản lý và đánh giá kê đơn. Tuy nhiên với việc sử
dụng phần mềm kê đơn điều này sẽ không còn nữa.
Thông tin thiếu nhiều trên đơn hoá trị liệu nhất là thời gian sử dụng
của các thuốc. Đây được coi là thông tin quan trọng giúp điều dưỡng
có thể biết cách để sử dụng đúng thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bác

sĩ thường cũng bỏ qua không ghi có thể do bác sĩ cho rằng điều dưỡng
đã quen và biết cách sử dụng thuốc này hoặc bác sĩ cũng thường hướng
dẫn, ra y lệnh cho điều dưỡng về sử dụng thuốc trong bệnh án. Với nội
dung thông tin này nếu bác sĩ sử dụng bằng phần mềm kê đơn chuyên
dụng thuốc CUT thì vẫn phải điền đủ.
Phần mềm giúp bác sĩ không phải ghi nhớ thủ công một số thông
tin về bệnh nhân ngoại trú (khắc phục được một trong các nhược điểm
của kê đơn thủ công). Ngoài ra, phần mềm còn tích hợp các phác đồ
điều trị chuẩnvà khi bác sĩ thay đổi cần có giải thích lý do cũng sẽ

17


khiến bác sĩ thận trọng, cân nhắc kỹ hơn trong các quyết định điều trị.
Đây cũng có thể coi là một cảnh báo nhắc nhở các bác sĩ khi có thay
đổi gì so với liều, phác đồ chuẩn.
4.3.3. Đào tạo THAT trong sử dụng thuốc CUT cho điều dưỡng
4.3.3.1. Về trang thiết bị bảo hộ đảm bảo an toàn cho điều dưỡng
Nếu đối chiếu theo khuyến cáo của các nước trên thế giới hiện nay
thì Bệnh viện TWQĐ 108 hiện chưa trang bị được TTB đáp ứng đúng
quy định về THAT cho điều dưỡng. Bệnh viện hiện mới chỉ trang bị
được cho điều dưỡng khi thực hành gồm găng tay, khẩu trang và mũ
trùm đầu. Trong các dụng cụ bảo hộ mà Bệnh viện TWQĐ 108 trang
bị thì găng tay bằng cao su tự nhiên (latex) là đáp ứng đúng yêu cầu
về THAT thuốc CUT theo đúng khuyến cáo. Thực tế không chỉ tại
Bệnh viện TWQĐ 108 và Việt Nam nói chung mà tại nhiều nước trên
thế giới cũng chưa trang bị được đủ tất cả các trang thiết bị đáp ứng
theo chuẩn về thực hành an toàn. Chính vì vậy, hầu hết nghiên cứu đều
chỉ tập trung đánh giá việc THAT luôn đeo găng tay, rửa tay sau khi
tháo găng và khẩu trang khi làm việc với thuốc CUT. Trong nghiên

cứu này khi đánh giá về thực hành chúng tôi cũng chỉ tập trung đi vào
đánh giá 3 thao tác trên.
4.3.3.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến THAT của điều dưỡng
Việc không có rào cản sẽ thúc đẩy điều dưỡng THAT như vậy cần
có sự phân công hoặc số lượng điều dưỡng tại khoa phải phù hợp để
điều dưỡng không phải làm quá nhiều việc và có thời gian để tuân thủ
các quy định về THAT. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác
giả Martha và Gershon. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng một
nhóm yếu tố khác ảnh hưởng là hỗ trợ về quản lý. Trong đó yếu tố quy
định có điểm số cao nhất. Tại Việt Nam cũng như tại Bệnh viện
TWQĐ 108 hiện chưa có quy định hay hướng dẫn về THAT cho điều

18


dưỡng khi làm việc với thuốc CUT. Như vậy, Bệnh viện cần phải ban
hành những quy định về THAT cho điều dưỡng.
4.3.3.3. Thay đổi về kiến thức, thái độ và THAT trong sử dụng thuốc
CUT ở điều dưỡng do đào tạo
Theo nghiên cứu của Sevcan một trong các yếu tố ảnh hưởng đến
THAT là nhận thức về tính nhạy cảm trong đó có nhận thức về nguy
cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy 86,7% điều dưỡng nhận thức bản thân
là đối tượng có nguy cơ và tỉ lệ này tăng lên 100,0% sau đào tạo. Tỉ lệ
điều dưỡng tại Bệnh viện TWQĐ 108 có kiến thức về các giai đoạn có
nguy cơ phơi nhiễm với thuốc tốt hơn so với nghiên cứu của Jeong.
Có 88,0% điều dưỡng tại Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện hành vi đeo
găng tay trước đào tạo và tăng lên 100,0% sau đào tạo. Tỉ lệ điều
dưỡng đeo găng tay trước đào tạo tại Bệnh viện TWQĐ 108 thấp hơn
nghiên cứu của Martha, Maryam; tương tự nghiên cứu của Mario
(85,2%) nhưng cao hơn Meral Turk. Tỉ lệ điều dưỡng tại Bệnh viện

TWQĐ 108 đeo găng tay khi quan sát bằng bảng kiểm chỉ đạt 58,072,0%. Kết quả này khác với nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả
Christina năm 2012. Kết quả đánh giá về đeo các TTB bảo hộ khi thực
hành bằng phương pháp quan sát và tự đánh giá là không có sự khác
biệt.
Hành vi rửa tay sau khi tháo găng tay là một hành động đơn giản
nhưng lại quan trọng giúp giảm tác động của thuốc CUT. Đây được
đánh giá là hành vi ít rào cản nhất nghĩa là hành vi điều dưỡng dễ thực
hiện nhất và thực hiện với tỉ lệ cao trong hoạt động hàng ngày của điều
dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy kết quả như vậy.
Trong 3 hành vi đeo găng tay, đeo khẩu trang và rửa tay sau khi tháo
găng thì tỉ lệ điều dưỡng thực hiện hành vi rửa tay sau khi tháo găng
trước đào tạo là cao nhất, chiếm 93,3%. Tỉ lệ này là tương tự với

19


nghiên cứu của Chistina (92,0%), cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
Sarah Ben-Ami hay nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Anh,
Canada và Columbia. Có 1,3% điều dưỡng Bệnh viện TWQĐ 108
trước đào tạo không thực hiện hành vi rửa tay sau khi tháo găng. Tỉ lệ
này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Laura.
Khả năng cung cấp dụng cụ bảo hộ của bệnh viện chỉ có thể trang
bị được khẩu trang y tế, chưa có được cho điều dưỡng các thiết bị bảo
vệ mặt chuyên dụng hơn theo đúng khuyến cáo. Tuy nhiên, tuân thủ
đeo khẩu trang y tế cũng sẽ giúp bảo vệ điều dưỡng tốt hơn. Chúng tôi
tạm sử dụng tỉ lệ này để so sánh với tỉ lệ THAT về sử dụng TTB bảo
vệ mặt hoặc cơ quan hô hấp trên thế giới. Có 90,7% điều dưỡng tham
gia nghiên cứu trước đào tạo có đeo khẩu trang khi làm việc. Tỉ lệ này
cao hơn kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới. Điều này có thể
do thiết bị bảo vệ mặt trong các nghiên cứu khác là thiết bị chuyên

dụng sẽ có nhiều rào cản hơn trong sử dụng. Tỉ lệ sử dụng khẩu trang
trước đào tạo thấp hơn kết quả thực hiện bởi Maryam. Điều này có thể
do khi tác giả Maryam tiến hành nghiên cứu này thì tại Iran đã ban
hành khuyến cáo THAT với thuốc CUT nên điều dưỡng có ý thức hơn.
Kết quả nghiên cứu cả định tính và định lượng của chúng tôi đều cho
thấy tỉ lệ sử dụng găng tay ở điều dưỡng thấp hơn tỉ lệ sử dụng khẩu
trang. Lý giải cho điều này là do găng tay khiến họ khó thao tác một
số hoạt động còn khẩu trang đeo nhiều hơn là do hơi thở của bệnh
nhân có mùi khó chịu. Theo khuyến cáo, găng tay được coi là thiết bị
cần sử dụng trong mọi trường hợp còn TTB bảo hộ mặt chỉ cần sử
dụng khi thuốc có nguy cơ bị bắn hoặc khi xử trí chất thải, dịch cơ thể
của bệnh nhân. Đánh giá theo điều kiện trang bị về TTB của bệnh viện
đáp ứng theo khuyến cáo thì đeo găng tay được coi là quan trọng và
cần tuân thủ.

20


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn cho thấy một tỉ lệ điều dưỡng
vẫn thực hiện hành vi có nguy cơ mất an toàn tại khu vực có thuốc
CUT, nhưng thấp hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Ege và Seoul
và cao hơn nghiên cứu của tác giả James. Vì vậy cần phải có biện pháp
để giúp điều dưỡng nhận thức được việc thực hiện các hành vi này là
nên tránh.
Đánh giá về hiệu quả của giải pháp đào tạo cho thấy cả về kiến
thực, thái độ và thực hành đều khác biệt có ý nghĩa thống kê.
4.4. Ưu nhược điểm của nghiên cứu
Ưu: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau
để đánh giá về hoạt động quản lý thuốc CUT. Nhược: Nhiều dữ liệu
từ bộ câu hỏi khảo sát nên có những hạn chế chung của phương pháp

này. Nghiên cứu mới chỉ đánh giá được hiệu quả can thiệp đào tạo dựa
vào bộ câu hỏi tự điền chưa sử dụng được các phương pháp khác.

21


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Đánh giá kinh tế
1.1.1. Pha chế tập trung
Giá trị tiết kiệm từ 2011 đến 2017 là 9.869 triệu VNĐ. So với kinh
phí thuốc CUT được thanh toán giá trị này chiếm 3,46%, đạt hiệu suất
tiết kiệm 52,52% trong cả giải đoạn từ 2011-2017.
Giải pháp xây dựng Labo pha chế tập trung thuốc CUT tại khoa
Dược mang lại hiệu quả kinh tế cao so với vốn đầu tư. Các chỉ số giá
trị hiện tại dòng NPV=2.647.673.177 (>0), tỷ suất lợi ích-chi phí
B/C=3.22 (>1) và hệ số hoàn vốn nội bộ IRR = 64% ở năm thứ 3 của
Dự án minh chứng cho điều này.
Pha chế tập trung tại khoa Dược giúp tiết kiệm về thời gian làm
việc cho điều dưỡng của các khoa lâm sàng.
1.1.2. Kê đơn thuốc chống ung thư với mô-đun phần mềm chuyên
dụng
Tiết kiệm thời gian cho bác sĩ do giảm thời gian viết tay, tính liều
thủ công, không phải tra cứu phác đồ, giảm thời gian tìm hiểu và đợi
thuốc ở khoa Dược. Tiết kiệm thời gian kiểm soát và tạo phiếu pha
chế cho dược sĩ. Tiết kiệm thời gian tổng hợp phiếu lĩnh cho điều
dưỡng. Giảm thời gian chờ đợi giữa các giai đoạn.
1.2. Đánh giá an toàn
1.2.1. Pha chế tập trung thuốc chống ung thư
An toàn cho CBYT do không còn gặp các triệu chứng cấp tính khi

pha chế thuốc CUT. Có 51,5% điều dưỡng từng pha chế thuốc CUT
tại khoa phòng gặp phản ứng cấp tính trong đó trên da là 88,2%. Chỉ
số ICC của điều dưỡng giảm 50% khi thực hiện pha chế tập trung tại
khoa Dược thay cho khoa lâm sàng.

22


An toàn hơn cho môi trường do giảm lượng thuốc CUT thải ra môi
trường và giảm diện tích vấy nhiễm ra môi trường.
1.2.2. Kê đơn thuốc CUT bằng mô-đun phần mềm chuyên dụng
Giảm sai sót về hành chính và lâm sàng: thông tin về thời gian sử
dụng thuốc thiếu trên đơn hoá trị liệu nhiều nhất, tỉ lệ dao động từ 8,735,1%. Thông tin về diện tích bề mặt cơ thể thiếu trên phiếu pha chế
nhiều nhất, chiếm 9,3%. Sai lệch về tên thuốc giữa phiếu pha chế và
đơn hoá trị liệu cao nhất từ 14,3-46,9%.
Mô-đun kê đơn thuốc chuyên dụng giúp đảm bảo an toàn hơn do
các tính năng như cập nhật và lưu trữ thông tin bệnh nhân, cung cấp
thông tin về thuốc và phác đồ điều trị chuẩn giúp bác sĩ kê đơn hoá trị
liệu chính xác hơn.
1.2.3. Đào tạo về thực hành an toàn trong sử dụng thuốc CUT
Tỉ lệ sử dụng găng tay và khẩu trang theo kết quả bảng kiểm tương
ứng là từ 58,3%-71,4%; 65-75%. Cán bộ y tế còn thực hiện một số
hành vi có nguy cơ mất an toàn tại nơi có liên quan đến thuốc CUT,
cao nhất là uống 13,9%. Đã có 29,3% điều dưỡng đã từng được đào
tạo về THAT trong đó 100,0% là do đơn vị công tác thực hiện. Nguồn
cung cấp kiến thức về THAT chủ yếu từ chia sẻ của đồng nghiệp
(82,4%).
Hai yếu tố ảnh hưởng đến THAT của điều dưỡng là hỗ trợ về quản
lý và không có trở ngại hoặc rào cản. Mô hình lựa chọn đã giúp giải
thích được 45,8% phương sai của tuân thủ các quy định hoặc hướng

dẫn về thực hành an toàn.
Hầu hết điều dưỡng có sự thay đổi về kiến thức, thái độ và thực
hành trước và sau đào tạo, khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kiến thức có
tỉ lệ thấp nhất trước đào tạo là về xử trí khi thuốc dây vào bộ phận cơ
thể chiếm 5,3%. Kiến thức tốt nhất là về điều dưỡng cần sử dụng trang
thiết bị khi làm việc với thuốc CUT (98,7%). Sau đào tạo, kiến thức

23


×