Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận cao học, tâm lý học TRONG HOẠT ĐỘNG tư TƯỞNG biến đổi tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.36 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, phụ
nữ Việt Nam đã có những cống hiến, đóng góp to lớn, góp phần xây dựng và
bảo vệ non sông gấm vóc của Tổ quốc, tạo dựng nên truyền thống vẻ vang:
Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đánh giá cao vị trí,
vai trò của phụ nữ. Người từng nhấn mạnh "Non sông gấm vóc Việt Nam, do
phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ"; "Dân tộc
ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến
những người con ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non
sông gấm vóc do tổ tiên để lại".
Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của các thế hệ đi trước,
phụ nữ Việt Nam ngày nay đang tiếp tục có vai trò và đóng góp quan trọng
trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Do đặc điểm tâm lý về giới tính, về tính chất lao động và vai trò của
phụ nữ trong gia đình, xã hội mà trong tâm lý của người phụ nữ, bên cạnh
những đặc điểm tâm lý chung của người Việt Nam, vẫn có những đặc điểm
riêng cần lưu ý trong công tác tuyên truyền. Những đặc điểm ấy được biểu
hiện trong hoạt động nhận thức, tình cảm và trong cả ý chí, hành động của
người phụ nữ Việt Nam.
Nhận thức tầm quan trọng của việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý riêng
của người phụ nữ Việt Nam để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, tôi đã chọn
đề tài “Biến đổi tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài
tiểu luận môn học Cơ sở tâm lý của công tác tư tưởng.
2. Mục đích nghiên cứu

1



Làm rõ đặc điểm tâm lý chung của người phụ nữ Việt Nam và những
biến đổi tâm lý của người phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm
phục vụ tốt công tác tuyên truyền.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu các tác phẩm về đặc điểm tâm lý, tình cảm phụ nữ Việt Nam
và những biến đổi tâm lý của họ trong giai đoạn hiện nay
4. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Những đặc điểm tâm lý cơ bản của phụ nữ Việt Nam
Chương 2: Những biến đổi tâm lý của phụ nữ Việt nam trong giai đoạn
hiện nay.

2


CHƯƠNG 1:
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM
1.1. Những đặc điểm về nhận thức của phụ nữ
Trình độ nhận thức của phụ nữ Việt Nam mang nặng dấu ấn của xã hội,
lịch sử. Trình độ nhận thức của phụ nữ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như:
trình độ phát triển văn hóa - xã hội; quan niệm của xã hội về vị trí, vai trò của
phụ nữ trong gia đình, xã hội; Và chính nhận thức của phụ nữ về nghĩa vụ, vị
trí của mình đối với gia đình và xã hội.
Một bộ phận phụ nữ còn hạn chế về mặt nhận thức, quen sống thụ
động, tự ti, an phận, phụ thuộc vào đàn ông, chấp nhận những đối xử bất bình
đẳng, chưa biết tự bảo vệ quyền lợi của mình dẫn đến tình trạng bạo lực gia
đình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, thậm chí thiệt hại tính mạng.
Nhận thức của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin; chưa
chú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữ
gìn, phát huy các phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ, của dân tộc.

Nhận thức có vai trò rất quan trọng trong hoạt động và trong cuộc
sống của phụ nữ, đó là cơ sở quan trọng cho thái độ và hành vi. Nhận thức
thấp, hoặc nhận thức sai sẽ là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sai lầm trong
hành động. Trước đây, dưới chế độ phong kiến, do quan niệm lạc hậu, phụ nữ
không được học hành đầy đủ lại bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến, bởi quan
niệm khắc nghiệt của xã hội. Phụ nữ không được học hành, không có cơ hội
tham gia hoạt động xã hội, cũng như không có quyền quyết định những vấn
đề có liên quan đến sinh mệnh của mình. Vì thế, nhận thức của phụ nữ vốn đã
hạn hẹp thì nay càng trở nên hạn hẹp hơn.
Hơn nữa, tâm lý chung là vợ phải kém chồng mới có hạnh phúc bền
lâu. Quan niệm ấy đặt phụ nữ trước sự lựa chọn: hạnh phúc gia đình hay tiến
thân, vì vậy nhiều phụ nữ đã nhường nhịn, tạo điều kiện cho chồng, con học
tập, phấn đấu, còn họ cam chịu quay về với công việc nội trợ phục vụ gia

3


đình. Đây là sự hy sinh tự nguyện, hoặc do ảnh hưởng của gia đình, dòng họ
hay xã hội đã ảnh hưởng đến quyết định của phụ nữ.
Bên cạnh đó, do điều kiện tiếp xúc giao lưu hạn hẹp hơn nam giới, thời
gian dành cho việc học tập, đọc sách, báo, tạp chí của phụ nữ còn ít hơn nhiều
so với nam giới. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận phụ nữ, đa phần phụ nữ
nông thôn còn tự ti, thiếu tự tin trong giao tiếp, không dám ăn cơm tiếp khách
cùng chồng. Đạo đức phong kiến hàng ngàn năm đã đề cao người đàn ông, coi
thường phụ nữ. Họ cho rằng, phụ nữ chỉ là người tề gia nội trợ, mà không được
tham gia các hoạt động xã hội. Tư tưởng đó còn ảnh hưởng đến quan niệm của
không ít ông chồng và ngay trong nhận thức của phụ nữ khiến cho phạm vi
nhận thức của phụ nữ hẹp hơn nam giới.
1.2. Đặc điểm về tình cảm của phụ nữ
Con người Việt Nam rất coi trọng tình nghĩa; dù trong lúc khó khăn,

nguy hiểm hay lúc hiển vinh họ đều không quên tình, quên nghĩa. Người Việt
Nam rất trọng tình cảm như: tình cha con, mẹ con, tình vợ chồng, tình anh
em, tình hàng xóm, tình đồng hương... Trong tục ngữ, ca dao Việt Nam chúng
ta tìm thấy rất nhiều chữ tình. Vì thế, các nhà khoa học cho rằng người Việt
Nam duy tình. Đặc biệt là người phụ nữ, với chức phận làm mẹ thì tình cảm
lại càng trở nên đậm đà hơn, sâu sắc hơn. Những tình cảm đó thể hiện:
- Tình cảm gia đình, đặc biệt là lòng yêu thương chồng con.
- Tình cảm quê hương rất sâu đậm và gắn liền với tình yêu Tổ quốc vốn
là tình cảm mạnh mẽ nhất của người Việt Nam. Mảnh đất Việt Nam thấm đẫm
mồ hôi, cả máu và nước mắt của những người đi trước. Vì thế, mỗi tấc đất của
Tổ quốc đều có máu thịt của người Việt Nam nói chung và người phụ nữ nói
riêng.
Tình yêu thương với công việc cũng là tình cảm của phụ nữ. Người phụ
nữ Việt Nam với sức vóc nhỏ bé, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
nhưng nhờ vào tình yêu đối với lao động mà nhiều phụ nữ đã làm việc tới 12 16 tiếng/ ngày. Ngoài công việc lao động kiếm sống, họ lại trở về nhà với

4


trăm nghìn công việc không tên, mà không được trả công. Cả cuộc đời họ là
vậy, hết lòng vì gia đình, vì chồng, vì con.
1.3. Sự hình thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phụ
nữ Việt Nam hiện nay:
Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của hoạt động trong quá
trình biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Từ khi bắt đầu công cuộc
đổi mới (1986), những chuyển biến của xã hội, đặc biệt về kinh tế đã tác động
mạnh mẽ, làm biến đổi tâm lý người Việt Nam nói chung và nhân cách người
phụ nữ nói riêng. Tuân theo quy luật chung của sự phát triển, nhân cách con
người được hình thành và phát triển trong hoạt động. Trong quá trình đó, sự
chi phối của nhiều yếu tố, đặc biệt là điều kiện kinh tế, xã hội có vai trò rất

quan trọng. Nhân cách người phụ nữ Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật
đó hình thành và phát triển theo con đường từ ngoài vào trong nội tâm, từ các
quan hệ về thế giới đồ vật do các thế hệ trước đã tạo ra, với các quan hệ xã hội
mà họ gắn bó. Nhân cách phụ nữ là tổ hợp những thuộc tính tâm lý cá nhân thể
hiện bản sắc và giá trị xã hội của phụ nữ. Nhân cách phụ nữ được hình thành và
phát triển trong hoạt động dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, song điều kiện
kinh tế xã hội có vai trò rất quan trọng. Nhân cách người phụ nữ Việt Nam có
một số phẩm chất đáng chú ý sau:
Cần cù trong lao động, tiết kiệm trong sinh hoạt:
Phụ nữ Việt Nam phần lớn là nông dân (80%), còn lại, dù là thành phần
xã hội khác, nhưng chủ yếu họ cũng xuất thân từ nông dân, nên tính cần cù,
tiết kiệm chắt chiu, chịu thương chịu khó vẫn là đặc điểm nổi bật. Sở dĩ người
phụ nữ có được phẩm chất quý giá này là do người Việt phải sống trong
những điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, thiên tai, lụt lội liên miên đồng thời
luôn phải đương đầu với những kẻ địch mạnh hơn mình, luôn muốn thôn tính
đất nước ta, biến dân ta thành nô lệ cho chúng. Trong điều kiện thiên tai, địch
họa như vậy, với kỹ thuật canh tác còn hạn chế, công cụ lao động lại rất thô
sơ, cộng với sự gia tăng dân số nhanh, muốn tồn tại và phát triển mọi người

5


Việt Nam đều phải cần cù, tiết kiệm, phải “tích cốc, phòng cơ”. Đặc biệt,
người phụ nữ với chức năng thiên bẩm là làm vợ, làm mẹ, luôn gắn với việc
nhà, việc đồng áng và công việc nội trợ thì phẩm chất này càng thể hiện rõ
nét.
Khiêm tốn và giản dị, lòng vị tha và tinh thần hy sinh vì chồng con:
Người phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống khiêm tốn, giản dị, luôn hy sinh
vì chồng vì con. Việt Nam hiện nay đã đổi mới về nhiều mặt, những thành tựu
của đổi mới là to lớn và rất quan trọng trên tất cả các bình diện kinh tế, chính

trị, văn hóa xã hội. Nhưng, nhìn chung thu nhập bình quân đầu người vẫn còn
rất thấp, đa số người dân vẫn còn nghèo. Trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp
kéo dài như vậy đã rèn luyện cho người phụ nữ Việt Nam lối sống khiêm tốn,
giản dị, cộng với lòng nhân ái vốn là truyền thống lâu đời của nhân dân ta, đã
tạo nên ở người phụ nữ Việt Nam tấm lòng vị tha, tinh thần hy sinh vì người
khác, trước hết là vì chồng vì con.
Kiên trì, chịu đựng:
Vì phải sống trong những điều kiện khắc nghiệt, thiên tai, địch hoạ liên
miên, với trách nhiệm chăm sóc chồng con và gánh nặng gia đình, người phụ
nữ Việt Nam luôn phải vượt qua mọi khó khăn thử thách. Những khó khăn nối
tiếp khó khăn đã rèn luyện cho người phụ nữ tinh thần vượt gian khó và lòng
kiên trì chịu đựng gian khổ, nguy nan. Đây là phẩm chất rất quý giá của người
phụ nữ Việt Nam.

6


CHƯƠNG 2:
NHỮNG BIẾN ĐỔI TÂM LÝ CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Những biến đổi về nhận thức
2.1.1. Ưu điểm
Gia đình truyền thống ở Việt Nam đề cao nghĩa tình, sự thủy chung
chồng vợ, thờ phụng tổ tiên, biết ơn cha mẹ, chữ hiếu, tôn trọng người già, lễ
nghĩa, trật tự kỷ cương… Gia đình lại gắn chặt với dòng họ, xóm làng, xã hội
tạo nên cộng đồng bền chặt từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Những yếu tố
văn hóa truyền thống ở trên đã tạo cơ sở nền tảng để phụ nữ Việt Nam tiếp tục
phát huy những phẩm chất, đạo đức truyền thống trong bối cảnh hiện nay.
Nhờ có nền tảng truyền thống vững chắc, nhiều phụ nữ Việt Nam đã vượt qua
những cạm bẫy, những cám dỗ, những khó khăn, vất vả trong công việc xã

hội cũng như trong gia đình, hoàn thành vai trò “kép” của mình một cách xuất
sắc. Đồng thời, người phụ nữ hiện đại ngày càng nhận thức rõ vị trí, vai trò
của mình trong gia đình và trong xã hội nên đã không ngừng học tập, tu
dưỡng nâng cao nhận thức bản thân đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã
hội.
2.1.2. Hạn chế
Tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn đang là trở ngại lớn cho việc phát
triển tâm lý của người phụ nữ hiện nay. Thuyết tam tòng, tứ đức đã cột chặt
người phụ nữ với gia đình, với người chồng, người đàn ông. Người phụ nữ
truyền thống phải lấy đức hạnh, gia đình làm trọng, lo toan gia đình để chồng
con thăng tiến được coi là mẫu mực trong xử sự của phụ nữ truyền thống. Với
những quy tắc Nho giáo phong kiến, người phụ nữ cũng phải xử sự theo địa vị
thấp kém và về tâm lý, họ luôn có mặc cảm thấp kém so với nam giới. Việt
Nam đã có hàng ngàn năm tồn tại dưới chế độ phong kiến, tư tưởng lạc hậu

7


“trọng nam, khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp nghĩ, hành vi, cách ứng xử của cả
nam giới và nữ giới.
Hiện nay, không ít nam giới vẫn suy nghĩ về phụ nữ theo tư tưởng
phong kiến, coi thường phụ nữ, nhất là coi thường khả năng lãnh đạo, quản lý
của phụ nữ. Một bộ phận nam giới có tư tưởng không phục tùng phụ nữ,
không muốn làm việc dưới sự lãnh đạo của cán bộ nữ. Mặt khác, một bộ phận
phụ nữ còn tâm lý tự ti, an phận, chưa chủ động vượt khó vươn lên. Trong nội
bộ phụ nữ còn có tình trạng ghen ghét, đố kị, kìm hãm lẫn nhau. Nhiều phụ
nữ, nhất là phụ nữ ở miền núi, vùng nông thôn hẻo lánh, mù chữ, tái mù chữ
và học vấn thấp còn nhiều. Phụ nữ còn bị phân biệt đối xử dưới nhiều hình
thức. Hơn nữa, một bộ phận phụ nữ sống thiếu lý tưởng, vô cảm, bàng quan
trước các vấn đề bức xúc của xã hội, cộng đồng; một bộ phận nữ thanh niên

thích hưởng thụ, đua đòi, dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn xã hội. Một số
phụ nữ vi phạm pháp luật như tham gia vào các hoạt động buôn bán phụ nữ,
trẻ em; buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma tuý trái phép; tham gia chơi lô đề,
cờ bạc, mê tín dị đoan... Hoạt động mại dâm diễn ra khá phức tạp, khó kiểm
soát, nhất là ở các khu du lịch, các thành phố lớn. Nhận thức của một bộ phận
người dân, phụ nữ về vai trò, chức năng giáo dục của gia đình còn hạn chế;
trách nhiệm của mỗi cá nhân trong xây dựng gia đình hạnh phúc có xu hướng
bị xem nhẹ; tình trạng ngoại tình, ly hôn có chiều hướng gia tăng; lối sống
thiếu văn hoá, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức gia đình đang
là vấn đề đáng lo ngại.
2.2. Những biến đổi về tình cảm
2.2.1. Ưu điểm:
Lòng yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, lý tưởng cuộc sống cao
đẹp cũng như tình cảm gắn bó với gia đình, dòng họ là động lực, là sức mạnh
tự thân giúp người phụ nữ vươn lên, khắc phục mọi khó khăn, trở ngại để có
thể làm giàu kiến thức của mình, có sức khỏe dẻo dai, có lối sống văn hóa,
hoàn thành được nhiệm vụ đặt ra, cả sự nghiệp và gia đình. Rất nhiều phụ nữ

8


làm ra tiền, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm
mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa,
chăm sóc con cái, chăm sóc chồng và cả gia đình chồng, lại còn phải tranh thủ
đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây
chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “ công,
dung, ngôn, hạnh” thời nay. Đã có một thời, nền nếp gia đình truyền thống bị
coi là cổ hủ, là phong kiến, là kìm hãm sự nghiệp giải phóng phụ nữ, và
chúng ta đã dần xóa bỏ cái cũ, cái lạc hậu của mô hình “gia đình phong
kiến”. Tuy nhiên, không phải mọi cái cũ đều lạc hậu, vì thế không thể xóa bỏ

triệt để mà một bộ phận phụ nữ nhận ra và trân trọng những cái hay, cái đẹp,
cái tinh hoa của gia đình truyền thống, cụ thể là nét văn hóa ứng xử trong
quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa bố mẹ chồng và con dâu, quan hệ giữa cha
mẹ và con cái.
2.2.2. Hạn chế
Trong cơ chế thị trường hiện nay, một bộ phận phụ nữ khác đã không
gìn giữ và phát huy những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ
Việt Nam nên những giá trị đạo đức rất dễ bị đảo lộn. Sự dịu dàng, ân cần,
khéo léo, sự ngoan ngoãn, tôn trọng người trên và tình yêu, tình thương của
một người con, người vợ, người mẹ không còn là chìa khóa bảo vệ hạnh phúc
gia đình, xây dựng gia đình trở thành tổ ấm thực sự, góp phần xây dựng một
xã hội phát triển lành mạnh. Mô hình người phụ nữ xưa chỉ là con người
“bổn phận và trách nhiệm”, nhằm thỏa mãn những yêu cầu của gia đình và
xã hội của thời bấy giờ đã không còn phù hợp. Gia đình trong xã hội hiện đại
đang cần những người vợ, người mẹ đảm đang, thông minh, tinh tế, nhân hậu,
năng động và sáng tạo. Song chính vì vậy khiến họ đang phải chịu những
thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại, nhất là
giới trẻ đang có xu hướng sống thực dụng, có quan niệm lệch lạc trong hôn
nhân, tình yêu. Xu hướng lấy chồng ngoại chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt đã
xuất hiện ở một bộ phận nữ thanh niên. Những cuộc hôn nhân theo hình thức

9


thương mại hoá này đã dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng cho phụ nữ: bị lạm
dụng tình dục, bị cưỡng ép quan hệ tình dục với nhiều người trong gia đình,
bị bán làm gái mại dâm hoặc bị hành hạ, đánh đập. Hình ảnh các cô dâu Việt
được rao bán trên một số báo Hàn Quốc, Đài Loan; những vụ xem mặt, chọn
vợ tập thể diễn ra ở một số nơi đã và đang làm tổn hại nghiêm trọng đến phẩm
giá, đạo đức, làm sai lệch hình ảnh tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Một mặt

khác, cám dỗ về những mối tình tay ba, lãng mạng và ngang trái của những
người phụ nữ cũng không còn là việc hiếm gặp. Cho nên, có lẽ chưa bao giờ
vấn đề trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình lại được đặt ra lớn đến
vậy. Việc gìn giữ tình cảm, sự cảm thông, gần gũi về tinh thần của hai vợ
chồng, cũng như vai trò tinh thần của việc thoả mãn quan hệ chăn gối trong
gia đình không thể né tránh một thực tế là quan hệ gia đình ngày nay đang bị
"xã hội hoá" một cách ghê gớm. Những quan hệ ngoài hôn nhân ngày càng
nhiều, thậm chí ngày càng có phần công khai. Mong ước của đại đa số chị em
phụ nữ ngày nay, có lẽ là: một người chồng biết cảm thông (vừa là bạn vừa là
người yêu), một gia đình hoà thuận, những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn,
một công việc thích hợp với khả năng, thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài
năng và khẳng định vai trò xã hội của mình. Những mong ước nói trên không
thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của "phái mạnh", của gia đình và xã
hội. Khi ở vào thời kỳ mới, để khẳng định và phát huy vai trò của mình, phụ
nữ Việt Nam có nhiều mặt thuận lợi do sự phát triển kinh tế mang lại, nhưng
đồng thời với nó là những thử thách họ cần phải vượt qua. Lòng chung thủy
của phụ nữ đứng trước thách thức lớn khi tình cảm gia đình luôn có nguy cơ
phai nhạt.
2.3. Những biến đổi về hành vi
Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát
triển của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động.
Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có

10


nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ
những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
2.3.1. Ưu điểm và những thành tựu đạt được
2.3.1.1. Phụ nữ tham gia hoạt động chính trị

Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
ngày càng tăng. Các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây luôn có cán bộ nữ là Ủy
viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và nhiều Ủy viên Trung ương
Đảng, bộ trưởng, thứ trưởng; tỷ lệ nữ trong QH chiếm gần 27%. Hiện có tới
33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở châu Á và là một
trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ
tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Các cán bộ nữ tiêu biểu giữ
các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị hiện nay phải kể đến đó là:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc
Thịnh, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng thị Phóng, Trưởng Ban Dân
vận Trung ương Trương Thị Mai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến,…
Hiện nay, số cán bộ công chức nữ tham gia công tác quản lý nhà nước
trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước.
Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý
hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm
công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
Trình độ học vấn của các cán bộ nữ không ngừng được nâng cao, góp
phần tích cực và có hiệu quả vào việc khẳng định vị trí của họ bộ máy chính
trị.
Mặc dù so với yêu cầu thực tiễn, tỷ lệ cán bộ nữ cũng chưa cao nhưng
với những vị trí to lớn đã được tín nhiệm giao cho phần nào đã chứng tỏ vai
trò quan trọng của phụ nữ trong việc đảm nhận trọng trách trong cơ quan quản
lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
2.3.1.2. Phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế - lao động

11


Lao động nữ tham gia nhiều ngành nghề mới mà trước đây chỉ dành
cho nam giới; trong khoa học, công nghệ phụ nữ tham gia gần 40% và tỉ lệ

các nhà khoa học nữ đạt hơn 6%. Đặc biệt, trong giáo dục, đào tạo và y tế,
cán bộ nữ chiếm tỉ lệ lớn, nhiều người có trình độ cao. Sự trưởng thành của
phong trào phụ nữ, những đóng góp xứng đáng của các cấp hội phụ nữ đạt
được trong nhiệm kỳ vừa qua, đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, trao tặng
nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý.
Sự đóng góp của đội ngũ lao động nữ trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ cũng là động lực để phát triển kinh tế;
nhiều chị em đã phấn đấu vươn lên, giữ nhiều cương vị chủ chốt trong hoạt
động quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, quyền của phụ nữ về kinh tế đã được
nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam
giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở và tài sản. Cơ hội tiếp
cận tín dụng của phụ nữ được cải thiện.
2.3.1.3.Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ
Đội ngũ nữ trí thức Việt Nam cũng đã có bước trưởng thành cả về số
lượng và chất lượng trên nhiều lĩnh vực như khoa học tự nhiên, nông - lâm thủy sản, khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn. Trong các cơ sở
nghiên cứu, đã có 8% cán bộ phụ trách là nữ; 14% đề tài nghiên cứu khoa học
cấp nhà nước do phụ nữ làm chủ nhiệm. Nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến
khoa học của họ đã làm lợi cho đất nước nhiều tỉ đồng. Ngày càng nhiều tập
thể và cá nhân các nhà khoa học nữ có công trình nghiên cứu được nhận giải
thưởng VIFOTEC của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam,
Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kô-va-lépxkai-a... Nhiều nhà khoa học nữ đã lập ra các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ,
trung tâm nghiên cứu, tư vấn để tiếp tục phát huy trí tuệ, tài năng của mình
đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước.

12


2.3.1.4. Trong lĩnh vực giáo dục
Trình độ học vấn của nữ giới ngày càng cao. Hơn 90% phụ nữ biết đọc,

biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ
25,69%.
Số nữ tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân tăng theo từng năm, nhiều học sinh,
sinh viên nữ đỗ thủ khoa, đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế. Phụ
nữ các vùng miền đã tích cực tham gia học tập bằng nhiều hình thức để nâng
cao trình độ và luôn chăm lo đến việc học tập của con cái, góp phần tạo nên
chuyển biến tích cực trong nền giáo dục nước nhà. Phụ nữ Việt Nam cũng là
thành phần quan trọng góp phần hình thành nên diện mạo nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2.3.1.5. Trong xây dựng gia đình
Phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên, là
điểm tựa tinh thần vững chắc, gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng
chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần giải quyết hài hòa các mối
quan hệ xã hội và gia đình, đảm đang gánh vác cả việc nước lẫn việc nhà, tiếp
tục là lực lượng nòng cốt để bảo vệ tổ ấm gia đình trong thời kỳ kinh tế thị
trường. Đáng chú ý là, chị em đã thể hiện vai trò rõ nét trong xây dựng gia
đình theo chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phòng chống tệ
nạn xã hội từ gia đình.
Nhiều tập thể, cá nhân nữ được tặng Huân chương Độc lập và Huân
chương Lao động các hạng; hàng ngàn chị em được phong tặng danh hiệu
chiến sĩ thi đua toàn quốc, nhà giáo, thầy thuốc ưu tú; nhà giáo, thầy thuốc
nhân dân; nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân... Nhiều tấm gương thầm lặng làm
nhiều việc tốt, việc thiện đã tô đẹp thêm hình ảnh cao quý của phụ nữ Việt
Nam. Tất cả những thành tựu này khẳng định vai trò to lớn của phụ nữ Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển ngày nay, góp phần khẳng định các
giá trị của người phụ nữ hiện đại năng động, tự tin, ngày càng chứng tỏ được

13



vị thế, vai trò quan trọng của mình trong gia đình và trong xã hội. Đó là
minh chứng cho sự nỗ lực không mệt mỏi, không ngừng nghỉ của phụ nữ
Việt Nam trong việc hưởng ứng, thực hiện các chính sách đúng đắn của
Đảng và Nhà nước ta đối với phụ nữ, đưa vị thế xã hội của người phụ nữ lên
một tầm cao mới.
2.3.2. Hạn chế
Tuy đạt được rất nhiều thành tựu nhưng trước yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới, phụ nữ cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, cản
trở như trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp; cơ hội có việc
làm khó hơn so với nam giới; ở những vùng khó khăn, điều kiện sống và làm
việc của phụ nữ chưa được bảo đảm; tâm lý tự ti vẫn còn ăn sâu trong một bộ
phận phụ nữ vốn có thói quen sống an phận; tư tưởng định kiến giới trong xã
hội, gia đình vẫn còn tồn tại dai dẳng, trở thành lực cản đối với sự tiến bộ của
nữ giới.
2.4. Dự báo về sự biến đổi tâm lý phụ nữ Việt Nam hiện nay
Do sự phát triển của cơ chế thị trường rất phức tạp cũng sẽ dẫn đến sự
biến đổi tâm lý vốn đã phức tạp và bị nhiều gò bó của phụ nữ Việt Nam. Vậy
nên, theo tôi, cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện
các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới,
khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, níu kéo nhau, nêu cao tình thần tự chủ,
đoàn kết, vượt khó vươn lên để không ngừng tiến bộ, đóng góp ngày càng
nhiều cho gia đình, xã hội.
- Quan tâm và ưu đãi phụ nữ các dân tộc thiểu số, phụ nữ miền núi,
vùng sâu vùng xa. Làm tốt điều này, chính là thực hiện tinh thần Nghị quyết
số 11-NQ/TƯ ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, Nghị quyết cũng

14



nhấn mạnh với cán bộ phụ nữ cần “có chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ
công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo, là người dân tộc thiểu số,
cán bộ nữ đi học có con nhỏ”. Và như vậy, không chỉ tạo điều kiện cho các
dân tộc thiểu số phát triển, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
vùng khó khăn, rút ngắn khoảng cách bất bình đẳng xã hội và phát triển
không đồng đều giữa các vùng, miền, dân tộc.
- Thúc đẩy hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, để nam
giới và xã hội nhận thức được việc đầu tư giáo dục cho phụ nữ có tầm quan
trọng như thế nào đối với sự phát triển quốc gia (Hoàng Bá Thịnh, 2008). Bên
cạnh đó, cần nhanh chóng làm thế nào đưa Luật giáo dục đặc biệt là Luật bình
đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình vào cuộc sống.
- Xoá bỏ tâm lý giới (tự ty mặc cảm trước nam giới), sự hẹp hòi “níu áo
nhau” trong phụ nữ là điều cần thiết. Quan trọng hơn, phụ nữ nói chung và nữ
trí thức nói riêng cần nỗ lực, cố gắng vươn lên, không ỷ lại, phụ thuộc, trông
chờ sự giúp đỡ của Chính phủ, của nam giới.

KẾT LUẬN

15


Phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống phẩm chất tốt đẹp. Ở bất cứ thời
kì nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những phẩm chất đạo đức ấy luôn tỏa
sáng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và
trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy hơn nữa những phẩm chất
đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là bốn phẩm
chất tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi người phụ nữ càng phải luôn

luôn cố gắng phấn đấu, học tập để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kĩ năng
sống, tu dưỡng rèn luyện không ngừng, xứng đáng là người “giữ ngọn lửa
ấm” trong mỗi gia đình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất
nước. Chính sự kết hợp hài hoà giữa những đặc điểm tâm lý,những phẩm chất
tinh hoa truyền thống và những tính cách hiện đại, văn minh sẽ tạo nên giá trị
và vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ Việt Nam.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Hà Thị Bình Hòa: Giáo trình tâm lý học tuyên truyền, Nxb. Lao
động - xã hôi, Hà Nội 2013
2. GS. Lê Thi: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam,
1998 của, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thanh Hòa: Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp chí cộng sản.
4. Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội đại
biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2017-2022.
5. Nghị quyết số 11-NQ/TW, của Bộ Chính trị, Về công tác phụ nữ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

17



×