Tải bản đầy đủ (.pdf) (311 trang)

Luận án tiến sĩ Địa lý: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đảm bảo An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 311 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÉ BA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI 
PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC 
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC

1


TP Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÉ BA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI 
PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH LƯƠNG THỰC 

Chuyên ngành : Địa lí học
 Mã số

: 62 31 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.PGS.TS   NGUYỄN   KIM 
HỒNG       
2


2.PGS.TS  ĐÀO NGỌC CẢNH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số  liệu và kết  
quả trình bày trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công 
trình luận án nào trước đây.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ


1

ANLT

An ninh lương thực

2

CGH

Cơ giới hóa

3

CĐL

Cánh đồng lớn

4

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

5

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long


6

ĐNB

Đông Nam Bộ

7

TN

Tây Nguyên

8

TDMNPB

Trung du miền núi phía Bắc

9

DHNTB

 Duyên hải Nam Trung Bộ

10

BTB

Bắc Trung Bộ


11

BĐKH

Biến đổi khí hậu

12

FAO

Tổ   chức   Lương   thực   và   Nông   nghiệp   Liên   Hiệp 
Quốc
(Food   and   Agriculture   Organization   of   the   United  

13

WB

Nations)
World Bank
(Ngân Hàng Thế Giới)


14

BĐGLT

Biến động giá lương thực


15

VFA

Hiệp hội lương thực Việt Nam

16

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

TPP

(World Trade Organization)
Hiệp định  đối tác  xuyên Thái Bình Dương (Trans­

17

Pacific Partnership Agreement


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ



DANH MỤC BẢN ĐỒ  
Số

TÊN BẢN  ĐỒ


1

Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL

2

Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL

3

Bản đồ các nhân tố kinh tế ­ xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT vùng  

4

ĐBSCL
Bản đồ tổ chức lãnh thổ các cây lương thực ở vùng ĐBSCL

5

Bản đồ tình hình mất ANLT theo địa phương ở ĐBSCL năm 2018

6

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ĐBSCL năm 2018


MỞ ĐẦU
Bảng 1.


1. Tính cấp thiết của đề tài

Lương thực được coi là nhu cầu cơ  bản không thể  thiếu được  đối với đời 
sống xã hội con người. 
Ở Việt Nam, đảm bảo ANLT là một trong những vấn đề được đặc biệt quan  
tâm trong điều kiện dân số tăng, diện tích đất nông nghiệp  giảm, cùng với tác động 
của BĐKH dẫn đến thu nhập của nông dân đang sụt giảm dần, xu hướng“ly nông” 
ngày càng tăng nhất là những vùng sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. 
ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả  nước, nguồn cung lương thực không những 
đảm bảo cho nội vùng mà còn cung cấp lương thực đảm bảo ANLT quốc gia và 
xuất khẩu thu ngoại tệ. Cụ thể, sản xuất lương thực của vùng chiếm 48,4% diện 
tích và 49,6% sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước, bình quân lương thực  
có hạt theo đầu người là 1.360 kg, gấp 2,6 lần mức trung bình cả  nước; Riêng cây  
lúa, vùng ĐBSCL chiếm 54,8% diện tích và 55,2% sản lượng lúa cả  nước, bình 
quân sản lượng lương thực có hạt theo đầu người là 1.383,4 (2018) [67]. Mức tiêu  
dùng gạo và lương thực khác quy gạo chung của cả  nước từ 12,7 Kg/người/tháng 
(2005) xuống 10,8 Kg/ người/ tháng (2010) và 9,9 Kg (2016). 
Theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2018, trong giai đoạn 2005 – 2018, 
mức tiêu dùng lương thực (đã quy đổi ra gạo) khoảng 133 kg/người/năm thì ĐBSCL 
không chỉ  đảm bảo ANLT cho 17,66 triệu dân vùng, đảm bảo lương thực cho gần 
92,7 triệu dân cả  nước mà vẫn dư  thừa khoảng 1/2 sản lượng   lương thực. Song 
không phải mỗi người dân trong vùng ĐBSCL cũng như  cả  nước được cung cấp,  
được tiếp cận lương thực như nhau.  Thực tiễn, vấn đề đảm bảo ANLT ở ĐBSCL 
hiện vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại, có một nghịch lý là người nông dân ở vựa lúa 
quốc gia, nơi cung cấp lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam 
là nước đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng đổi lại họ là người có mức  
thu nhập thấp nhất và không tiếp cận đầy đủ  lương thực. Mặt khác, hàng năm, 
lượng lương thực sản xuất dư ra rất nhiều nhưng số lượng lớn là lương thực chất  



lượng chưa cao và bán với giá rẻ, điều này đẩy nông dân sản xuất lương thực trở 
thành người nghèo nhất. Vựa lúa ĐBSCL là vùng có thu nhập bình quân đầu người 
thấp hơn mức trung bình cả  nước, nông dân trồng l ương thực  ở  ĐBSCL có thu 
nhập thấp hơn so với lao động trong những lĩnh vực khác. Vấn đề ANLT ở ĐBSCL 
cần được xem xét một cách toàn diện là đảm bảo ANLT vùng ĐBSCL phải gắn với 
ANLT quốc gia và đảm bảo thu nhập cho nông dân, xác định các nhân tố ảnh hưởng 
đến đảm bảo ANLT  ở vựa lúa trên cơ sở khai thác hiệu quả nguồn lực kinh tế và  
khắc phục những nhân tố gây nên sự bất ổn định trong sản xuất, phân phối và tiếp  
cận lương thực  ở  ĐBSCL. Từ  đó, tìm giải pháp đảm bảo ANLT  ở  ĐBSCL. Đặc 
biệt, quan tâm đến tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ trồng cây lương thực và  
hộ nghèo trong vùng. 
Xuất phát từ  các lí do trên, tôi chọn đề  tài nghiên cứu: “ Các nhân tố   ảnh  
hưởng và giải pháp đảm bảo An ninh lương thực vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Bảng 2.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Vấn đề đảm bảo ANLT đa đu
̃ ̛ơc quan tâm t
̣
ừ rât xa x
́
ưa trong lich s
̣
ử cua nhan
̉
̂ 
loai, 
̣ ở ca phuong Đong lân phuong Tay. Tuy nhiên, các nghiên c
̉

̛ ̛
̂
̃
̛ ̛
̂
ứu có tính hệ thống  
và khoa học thì muộn hơn nhiều. Năm 1992, FAO mới đưa ra được định nghĩa đầy  
đủ về ANLT. Qua thời gian, quan niệm về ANLT có những biến đổi khác nhau và 
đã có nhiều nghiên cứu về ANLT.
2.1. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT trong sản 
xuất (cung lương thực) trên thế giới và Việt Nam. 
Vấn đề  cung cầu lương thực luôn là trọng tâm của nhân loại, ngày nay dưới 
áp lực suy giảm nguồn tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp, BĐKH,.v.v nên đã có 
rất nhiều công trình nghiên cứu về  các nhân tố   ảnh hưởng đến sản xuất và đảm  
bảo ANLT trên thế giới và ở Việt Nam.
2.1.1 Ở Việt Nam
Vấn đề  nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề  quan trọng trong  
chính sách phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế  của Việt Nam nói chung.  


ĐBSCL là một trong 7 vùng kinh tế, vùng trọng điểm cung  ứng lương thực không  
những giữ vai trò chủ đạo đảm bảo ANLT cho nội vùng mà còn cho các vùng khác 
trong cả  nước và xuất khẩu lương thực. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu về  các 
nhân tố   ảnh hưởng đến sản xuất lương thực đảm bảo nguồn cung cho đảm bảo  
ANLT nội vùng và quốc gia.
Đặng Kiều Nhân (2009) trong công trình Năng suất và lợi tức sản xuất lúa cao  
sản ở ĐBSCL giai đoạn 1995­2006 đã nhận ra được những yếu tố chính ảnh hưởng 
đến năng suất và lợi tức sản xuất lúa  ở  ĐBSCL. Cụ  thể, từ  kết quả  phân tích số 
liệu thống kê năng suất và lợi tức trong thời gian 10 năm của nông hộ, cho rằng  
diện tích lúa tăng ở những khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất lương  

thực theo hướng thâm canh và hạn chế độc canh cây lúa là điều kiện cần thiết để 
đảm bảo nguồn cung lương thực bền vững và tăng thu nhập cho người trồng lương 
thực.
Phạm Lê Thông (2011) qua nghiên cứu  Hiệu quả  kỹ  thuật và kinh tế  của vụ  
lúa Đông Xuân  ở  ĐBSCL  đã khẳng định vấn đề  lựa chọn vật tư  đầu vào và lao 
động nông thôn thường xuyên được tập huấn khuyến nông, kỹ thuật sản xuất mới,  
sử  dụng máy móc hiện đại,...có tác động lớn đến tăng năng suất lúa gạo  ở  vùng  
ĐBSCL.
Nguyễn Hữu Đặng (2012), Hiệu quả  kỹ  thuật và các yếu tố   ảnh hưởng đến  
hiệu quả  kỹ  thuật của hộ  trồng lúa  ở  ĐBSCL, Việt Nam giai đoạn 2008­ 2011.  
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất lúa ở  ĐBSCL nhìn chung hiệu quả  mang 
lại chưa cao và có xu hướng giảm là do sự không đồng bộ trong ứng dụng khoa học 
kỹ thuật vào sản xuất và lựa chọn nguồn vật tư đầu vào tối ưu kém. 
Nguyễn Tiến Dũng, Lê Khương Ninh (2015) Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu  
quả sản xuất lúa của nông hộ ở Thành phố  Cần Thơ. Trên cơ sở phân tích dữ liệu 
sơ cấp từ điều tra nông hộ sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ cho thấy sản xuất lúa gạo 
chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như quy mô diện tích, phương thức mua  
vật tư, phương thức bán, tập quán sản xuất, số lượng, chất lượng và kinh nghiệm  


của nguồn lao động,…
Lê Thị  Lương, Võ Thành Danh (2018),  Phân tích các yếu tố   ảnh hưởng đến  
tăng trưởng nông nghiệp  ở  Thành phố  Cần Thơ, đã phân tích các  nhân tố   ảnh 
hưởng đến nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp chủ  yếu phụ  thuộc vào việc tăng  
cường vốn vật chất đầu tư vào nông nghiệp, mở rộng quy mô đất canh tác do thủy 
lợi và cộng nghệ.
Vũ Thị  Kim Cúc (2011),  Vai trò của các nhân tố  kinh tế  ­ xã hội đối với sự  
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hải Phòng, nghiên cứu cho rằng 
lực lượng lao động chất lượng cao, thị  trường và chính sách nhà nước, ..sẽ  góp  
phần cho sản xuất nông nghiệp chuyển hướng tích cực theo hướng sản xuất lương 

thực hàng hóa
2.1.2 Trên thế giới
Các học giả Trung Quốc, Vương Dật Châu và cộng sự (1999) trong cuốn sách  
“An ninh quốc tế  trong thời đại toàn cầu hóa” [20] đã đề  cập đến nội dung của 
ANLT dưới góc độ là bộ phận quan trọng của an ninh kinh tế, đề ra tác động 2 mặt  
của toàn cầu hóa và tính phức tạp của an ninh thế  giới đối với ANLT của Trung 
Quốc. Như  vậy, đảm bảo ANLT là góp phần đảm bảo an ninh kinh tế  và chịu sự 
ảnh hưởng lớn của toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Báo cáo phát triển con người (2005) của Liên hợp quốc (UNDP) với chủ  đề: 
“Hợp tác quốc tế trong thời điểm quyết định: viện trợ, thương mại và an ninh trong  
một thế giới không bình đẳng” đã chỉ ra những cản trở, bất bình đẳng của thương 
mại trong nông nghiệp hiện nay đối với các nước đang phát triển, từ  đó tác động  
đối với sản xuất lương thực và đảm bảo thực hiện mục tiêu ANLT trên thế giới. 
Food   security:   Challengen   of   feeding   9   billion   people  (2010)   [114]   của   H. 
Charles, J. Godfray và cộng sự cho rằng những thách thức cho  đảm bảo ANLT toàn 
cầu trong 40 năm tới là sức ép của tăng dân số, BĐKH, khan hiếm nguồn nước,…  
khả  năng mở  rộng nguồn cung lương thực hạn hẹp và nhu cầu lương thực tăng. 
Nghiên cứu cũng cho rằng cần liên kết giữa các quốc gia để giải quyết nguồn cung 


cho vấn đề ANLT.
Water and food security in Vietnam: Challengenges for rice production (2013), 
[115] Chu Thái Hoành đánh giá hiện trạng cung cấp lương thực và nhu cầu lương 
thực cho ANLT Việt Nam. Đặc biệt, ở khía cạnh ANLT hộ gia đình thì lượng Kcal 
đóng góp vào cơ cấu khẩu phần ăn cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực (giảm  
Kcal từ lương thực). Tuy nhiên, để đảm bảo ANLT Việt Nam nói chung và ĐBSCL  
nói riêng còn rất nhiều thách thức như đối với chính sách, thu nhập người trồng lúa 
thấp,…Đặc biệt, là nhu cầu nguồn nước cho sản xuất lương thực dưới tác động  
BĐKH.
Rice   production   or   rice   farmer’s   liverhoods   for   national   food   security   under 

salinity intrucsion in the Mekong Delta (2013) [112], Đặng Kiều Nhân và cộng sự 
trên cơ  sở  nghiên cứu lí luận và thực tiễn và đưa ra 3 kịch bản tác động của xâm  
nhập mặn: với mức xâm nhập mặn 30 cm có đến 50.000 ha đất và 120.000 tấn 
lương thực bị mất, nếu xâm nhập mặn kết hợp xây dựng các đập thủy điện và kết 
hợp khô hạn thì hơn 500.000 ha bị  ảnh hưởng và 1.000.000 tấn lương thực bị mất, 
chỉ xâm nhập mặn ở các cửa sông lớn (Cái Lớn, Cái Bè, Cổ  Chiên và Hàm Luông) 
thì mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn nhiều.
2.2 Nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo ANLT trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Trên thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo ANLT luôn là vấn đề đáng quan tâm của thế giới. Vì 
vậy, cùng với nhiều công trình nghiên cứu, còn có những chương trình hành động 
nhằm thực thi các chính sách  chống đói nghèo, đảm bảo ANLT trên quy mô toàn 
cầu, nhất là ở các nước đang phát triển. 
Chiến dịch Chống đói (1960) của Liên hiệp quốc và Tổ chức Nông Lương với  
mục đích của chiến dịch là để  kết thúc đói bằng cách cho phép người dân tự  phát 
triển sản xuất lương thực đủ  để nuôi sống bản thân, chứ không phải thông qua sự 
phụ  thuộc vào viện trợ  lương thực. Vào thời điểm đó, quan điểm phổ  biến cho  
rằng, nhân tố  chính tác động đến ANLT là khả  năng sản xuất, nếu Chính phủ  các 


nước có thể  sản xuất đủ  lương thực để  cung cấp nhu cầu trong nước của họ  thì  
nạn đói sẽ biến mất. Như vậy, thời gian này, quan niệm ANLT chỉ chú trọng đến  
tính  ổn định trong sản xuất và khẳng định là giải pháp quyết định trong đảm bảo 
ANLT.
Chương trình lương thực theo tiêu chuẩn WHO (1962) cùng với sự ra đời của 
Ủy ban Codex Quốc tế đã đề cập đến các vấn đề bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng,  
đảm bảo công bằng trong thương mại, các tiêu chuẩn lương thực  an toàn, thúc đẩy 
sự  phối hợp của các tổ  chức liên chính phủ  và phi chính phủ  là một trong những 
giải pháp cho nỗ lực đảm bảo ANLT.
Cam kết quốc tế về ANLT của Liên hiệp Quốc (1974) được thông qua trong  

Hội nghị  về  ANLT tại Rome: Do trong những năm 1970, ANLT thế  giới thật sự 
gặp khó khăn do tác động của BĐGLT  tăng cao gây nên tình trạng khủng hoảng 
lương thực toàn cầu và dân số ngày càng tăng nhanh. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng  
đầu của các nhà hoạch định chính sách chính là  “ANLT và bùng nổ  dân số”  [2]. 
Trong giai đoạn này, ngoài nhân tố  sản xuất ra, thì dân số  tăng nhanh và  BĐGLT 
cũng tác động mạnh đến ANLT. Giải pháp quan trọng nhất là hướng đến những cải 
tiến trong sản xuất nông nghiệp và  “Cuộc cách mạng xanh”  đã tăng sản lượng 
lương  thực  góp phần  ổn  định ANLT  trong sản  xuất.  Tuy nhiên,  quan  niệm  về 
ANLT lúc này chủ  yếu là tập trung vào các vấn đề  cung lương thực ­ đảm bảo 
nguồn cung cấp và  ở  một mức độ  nào đó là ổn định giá cả  lương thực chủ  yếu  ở 
cấp độ quốc gia và quốc tế.
Cho đến cuối những năm 1980, hầu hết các nhà nghiên cứu đã cho rằng, khẩu 
phần ăn với 2100 kcal một ngày là tiêu chuẩn đánh giá ANLT [2]. Điều này tuy 
mang tính chủ quan nhưng đã bắt đầu có thay đổi về  nhận thức rằng, mỗi cá nhân 
có nhu cầu khác nhau về số lượng, chất lượng  lương thực, chứ không phải là 2100 
Kcal tiêu chuẩn. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn được chấp nhận khi đánh giá tiếp 
cận ANLT cấp quốc gia và vùng. Vì thế, trong thời kỳ này, các tổ chức quốc tế liên 
quan đến các vấn đề  về  lương thực và y tế  như: Tổ  chức Nông lương Thế  giới 


(FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), 
Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Thế  giới (IFPRI) và nhiều tổ  chức khác  
đều nỗ  lực kêu gọi phát triển nguồn lương thực, thực phẩm cân bằng và đời sống 
khỏe mạnh. Người ta cũng quan tâm nhiều hơn đến sở  thích đối với lương thực, 
thực phẩm theo truyền thống văn hoá hoặc xã hội. Mức độ phức tạp và cụ thể theo 
từng hoàn cảnh của ANLT cho thấy rằng, quan niệm này  chính là động lực thúc 
đẩy các hành động trung gian nhằm tạo ra những giải pháp hữu hiệu cho đảm bảo  
ANLT dựa trên những tiêu chuẩn chung của thế  giới về   đời sống cân bằng, năng 
động và khoẻ mạnh.
Báo cáo phát triển thế giới (2008) của Ngân hàng thế  giới với tiêu đề: “Tăng 

cường nông nghiệp cho phát triển” đã chỉ ra vai trò của nông nghiệp với đảm bảo 
ANLT, các giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa góp phần 
đảm bảo ANLT ở cả cấp độ toàn cầu, quốc gia và hộ gia đình.
2.2.2 Ở Việt Nam
Nguyễn Sinh Cúc (2008) An ninh lương thực Việt Nam – những cảnh báo và  
giải pháp,  Nghiên cứu đã khái quát trong bối cảnh BĐGLT diễn biến phức tạp đã  
gây nên những khó khăn và thách thức lớn cho đảm bảo ANLT từ sản xuất đến tiêu 
dùng trong nước và xuất khẩu,… Do vậy, giải pháp hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất 
lương thực theo hướng thâm canh, phát triển thị  trường lương thực trong nước và 
nâng cao giá trị lương thực hàng hóa xuất khẩu,..góp phần tăng cường thu nhập cho  
hộ trồng lúa là giải pháp thiết thực để ANLT được đảm bảo.
Chương trình hành động của APEC được thông qua trong tuần lễ  ANLT và 
đối thoại chính sách cao cấp về ANLT và nông nghiệp bền vững và BĐKH tại Cần  
Thơ từ 18 đến 25/8/2017 đã thảo luận 3 chương trình hành động: (1) Kế hoạch hành 
động thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về ANLT và BĐKH (gọi  
tắt là MYAP) 2018 – 2020; (2) Kế  hoạch hành động thực hiện khung chiến lược  
APEC về  phát triển nông thôn ­ đô thị  bền vững để  tăng cường ANLT và tăng 
trưởng chất lượng (gọi tắt là AP); (3) Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường ANLT và  


nông nghiệp bền vững thích  ứng với BĐKH. APEC đã nêu lên các hướng cho giải 
quyết ANLT của nhân loại là phải tăng cường liên kết và trao đổi thông tin trong  
nghiên cứu về  ANLT giữa các lĩnh vực, các địa phương, quốc gia, phát triển nông  
nghiệp sinh thái, công nghệ  cao và thích  ứng với BĐKH, phát triển nông thôn – đô  
thị đi đôi với xóa đói giảm nghèo [6].
2.3 Nghiên cứu tổng hợp về đảm bảo ANLT, các nhân tố   ảnh hưởng và giải  
pháp đảm bảo ANLT ở vùng ĐBSCL.
Ở khía cạnh nghiên cứu tổng hợp các nhân tố và giải pháp đảm bảo ANLT có 
nhiều tác giả đã đưa ra có rất nhiều nghiên cứu có giá trị góp phần làm sáng tỏ  các 
nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo ANLT, đặc biệt, các nhân tố ảnh hưởng đến khả 

năng tiếp cận lương thực.
2.3.1 Trên thế giới
Đầu tiên, đề  cập đến lý thuyết của Foster (1999) về ANLT. Trong công trình  
nghiên cứu The World Food Problem: Toward Ending Undernutrition in the Third  
World: Foster quan tâm đến ANLT và cho rằng các nhân tố  giới hạn khả năng tiêu 
dùng lương thực qua công thức sau [112]:
Sơ đồ 0.1. Các yếu tố giới hạn khả năng tiếp cận lương thực của hộ gia đình[112],
[2]
Nếu xét trên cấp độ ANLT cấp hộ gia đình khi vế trái lớn hơn vế phải thì hộ 
đạt được ANLT. Foster đã khẳng định mức độ ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố 
(thu nhập, giá cả) đến tình hình ANLT và ảnh hưởng gián tiếp thông qua các yếu tố 
như giáo dục, vốn, đất đai, việc làm, sức khỏe,…
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của những yếu tố trên đến  ANLT, chúng ta sẽ tìm 
hiểu các ảnh hưởng trên thông qua những nghiên cứu về khía cạnh tiếp cận lương 
thực của  Diskin qua công trình  “Understanding Linkages among Food Availability, 
Access, Consumption and Nutrition in Africa: Empirical Findings and Issues From the 
Literature.” (1995), Diskin đã đưa ra các mô hình thể hiện mối liên hệ giữa tiêu dùng  


lương thực của người dân với một số các yếu tố ảnh hưởng như thu nhập, quy mô 
đất đai, giáo dục, tài sản  khác,...[108]. Các yếu tố  này có thể  tác động trực tiếp 
hoặc gián tiếp đến khả  năng tiếp cận và tiêu dùng lương thực của dân cư  qua các 
kênh khác nhau.
Theo Diskin, hai yếu tố  chính quyết định trực tiếp đến khả  năng tiêu dùng  
lương thực  là giá lương thực và thu nhập [108]. Hơn nữa, theo lý thuyết hành vi 
người tiêu dùng lương thực với số lượng lớn hơn, đa dạng hơn  khi giá lương thực 
giảm. Ngược lại, khi giá lương thực tăng, với một mức thu nhập không đổi, khả 
năng mua của người tiêu dùng giảm, người tiêu dùng có khuynh hướng giảm lượng  
tiêu thụ.
Trong khi về mặt lý thuyết thì phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay 

đổi của giá cả hàng tiêu dùng về nguyên tắc chung là đúng như trên đã nói. Đặc biệt 
cần lưu ý một khía cạnh thực tế, lương thực là một mặt hàng đặc biệt, có vai trò 
thiết yếu đối với đời sống. Do đó, độ  co giãn theo giá của cầu đối với lương thực 
theo giá là rất thấp. Điều này có ý nghĩa là việc tăng giá lương thực không phải là 
luôn luôn làm giảm lượng tiêu dùng lương thực theo một tỉ lệ như có thể  quan sát 
thấy đối với các hàng hóa khác. Ngược lại, thông thường, để  bảo đảm mức tiêu 
dùng lương thực, người tiêu dùng có thể  cắt giảm các hàng hóa khác   làm tăng tỉ 
trọng chi tiêu cho lương thực.
Tuy nhiên, ngoài các nhân tố về thu nhập và giá cả, trong dài hạn, theo Diskin  
thì ở tất cả các cấp độ  của ANLT thì các nhân tố thuộc nguồn lực như đất đai, lao 
động, giáo dục, kinh nghiệm, vốn,... là nhân tố  chính tác động đến khả  năng tiếp 
cận lương thực của gia đình. Nguồn lực càng lớn (đất đai, lao động, vốn,...) sẽ 
tham gia tăng khả  năng tiếp cận lương thực, từ  đó dẫn đến, tiêu dùng lương thực  
càng tăng.
“Household Food Security: A Conceptual Review”  (1995)  [120],  Maxwell và 
Frankenberger cũng cho rằng, tài sản của hộ gia đình là nhân tố quyết định đến khả 
năng tiêu dùng  và  số  lượng lương thực tiêu dùng của hộ.  Trong đó, Maxwell và 


Farankenberger đã chia tài sản của hộ ra nhiều loại như: tài sản dùng trong sản xuất  
(đất đai, máy móc, công cụ lao động, súc vật,...), tài sản dự trữ (vàng, bạc, nhà cửa, 
tiền mặt,…), nguồn nhân lực (sức lao động, giáo dục, sức khỏe,…), và những mối 
quan hệ  xã hội. Hơn nữa, thường những hộ  gia đình ở  vào tình trạng thiếu lương  
thực là những hộ có ít tài sản.
Guide to Measuring household food security (2000) của Gary Bickel và cộng sự 
[111] đã khẳng định rằng nhân tố  gây nên mất ANLT ở  những vùng có nhiều tiềm 
năng cho sản xuất lương thực là do chính sách của nhà nước không hiệu quả. 
Nghiên cứu cũng cho rằng đánh giá ANLT, đặc biệt  ở  cấp độ  của hộ  gia đình là 
thật sự khó khăn. Vì vậy, đã xây dựng 18 câu hỏi và thang đo 10 cấp độ  về  ANLT 
hộ  gia đình là Food secure và Food insecure (Food insecure without hunger và Food  

insecure with hunger). Trong “Food insecure with hunger” lại chia làm 2 bậc là less 
severe (maderate) và moresevere (severe) để xác định mức độ mất ANLT hộ gia đình  
ở Mỹ vào thời điểm xác định.
Measuring Food insecurity (2010), Cristopher B. Barett trên quan điểm nhà kinh 
tế  học của Mỹ [118] đã đánh giá bối cảnh ANLT thế giới là khá khó khăn, có gần 
một tỷ người trên thế  giới mất ANLT và gấp đôi con số đó là khẩu phần ăn thiếu  
dưỡng chất. Ông cũng khẳng định rằng, đa số  các nghiên cứu đều chỉ  nhằm giải 
pháp cải thiện tình hình chứ  khái niệm đo lường chính xác vấn đề  ANLT thật sự 
khó khăn.
Nhà kinh tế học người  Ấn Độ  Amatya Sen trong hầu hết nghiên cứu của mình gồm 
“Poverty and Famines”  (1981) [99],  “Utilitarism and Beyond, “Choice, Welfare and  

Measurement”   (1982), “Resources, Values and Development”  (1984), “Commodities  
and Capabilities” (1985): Đối với Amartya Sen, chính những nhân tố kinh tế ­ xã hội 
là quyết định đối với ANLT. Tình trạng mất ANLT không phải do khan hiếm lương 
thực, mà là do bất bình đẳng trong sự  tiếp cận lương thực, mà điều này lại phát 
sinh từ  sự  bất bình đẳng trong sự  phân phối thu nhập. Nghiên cứu cho rằng, mất  
ANLT  là  do thiếu những chính sách nhà nước về  ANLT. Đồng thời cũng khẳng  


định, khả  năng tiếp cận lương thực  ở  tất cả  các cấp độ  phụ thuộc vào nguồn lực 
kinh tế của họ  mà quan trọng nhất là tài sản, kể  cả  sức lao động, việc làm và thu  
nhập. Ông đã cho thấy rằng, mất ANLT có thể  xảy ra trong trường hợp không có 
bất kỳ sự thay đổi trong sản xuất, nếu giá trị sản xuất của nhân dân vẫn ổn định và 
các hoạt động liên quan đến nạn đói là sự  tăng giá lương thực và sự  không đồng 
đều trong phân phối.
Trong những năm gần đây, dựa trên lý thuyết tiếp cận của Amatya Sen, một 
nhận thức rộng hơn về  ANLT thu hút sự  chú ý của thế  giới đó là “ Trường phái  
Sinh kế bền vững”. Trường phái này xem xét khả năng tiếp cận lương thực của cá  
nhân hay hộ gia đình trong dài hạn, có tính đến yếu tố thời gian. Khả năng tiếp cận 

lương thực không chỉ  phụ  thuộc vào nguồn lực kinh tế sẵn mà còn phụ  thuộc vào  
khả  năng duy trì các nguồn lực kinh tế đó để  có thể  tiếp cận đủ  lương thực trong  
mọi lúc, mọi nơi, ngay cả  khi gặp rủi ro bất ngờ. Hay nói khác đi là hộ  gia đình  
phải khai thác hiệu quả nguồn lực của hộ gia đình hay rộng hơn là của địa phương 
của vùng và quốc gia phải khai thác hiệu quả  nguồn lực sẵn có mới đảm bảo 
ANLT.
Discussion   paper   on   household   and   individual   food:Trader  eforms  and   food 
security (2003) [110], FAO đã xem xét mối quan hệ giữa ANLT và thương mại đã  
đưa ra định nghĩa ANLT và các cơ  sở  đánh giá ANLT, dự  báo tình hình ANLT thế 
giới. Đặc biệt cũng đưa ra các cách tiếp cận ANLT ở cấp hộ gia đình. Các nhân tố 
tác động đến ANLT, trong đó khẳng định mối quan hệ giữa ANLT và tự do thương 
mại có tác động lớn đến ANLT cấp quốc gia và hộ gia đình.
Feeding   Southeast   Asia:  Mekong   river  fishers   and   liverhood:  the  Changing 
situation   and   transboundary   implication   (2010)   [103],   Brooke   Peterson   và   Carl 
Middleton đã đề  cập đến khái niệm về  ANLT của FAO và chỉ  tiêu nhu cầu năng 
lượng 2100 Kcal/ ngày, đồng thời cũng khuyến cáo nhu cầu gạo và ngũ cốc đảm 
bảo ANLT của người Thái Lan phải đạt mức 600 gram/người/ ngày. Do vậy, các 
nước đòi hỏi phải cân nhắc thận trọng những tác động đến kinh tế  xã hội, môi 


trường và ANLT khi xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mê Kông.
Assessment of climate change  impacts to  water  resources  recession and  food 
security in the Mekong Delta (2014), [92] Annukka Lipponen đã phân tích ảnh hưởng 
BĐKH đến nguồn nước và ANLT ở ĐBSCL dựa trên các kịch bản BĐKH và nước  
dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghiên cứu cũng khẳng định nhân tố chính 
ảnh hưởng và đe dọa nguồn cung cho đảm bảo ANLT (Năng suất lương thực của 
năm 2030 sẽ  giảm còn 1 nửa so với năm 2008) là sự khan hiếm nguồn nước cùng  
tác động BĐKH. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp cần thiết cho đảm 
bảo ANLT là phát triển nền nông nghiệp tiên tiến thích ứng với BĐKH.
A comparative overview of commonly used food security indicators, case study  

in the Limpopo Province, South Africa (2012) [116] của Ir. De Cock Nathalie: Tác giả 
dựa trên 5 bộ tiêu chí để đánh giá ANLT thường được sử dụng như tình trạng mất  
ANLT  cấp  hộ  gia đình, chi tiêu cho lương thực của hộ, sự   đa dạng của nguồn 
lương thực cung cấp cho hộ  gia đình,  số  tháng mất ANLT trong năm của hộ  gia  
đình. Các chỉ tiêu này được xây dựng thành bảng hỏi và dựa trên cơ  sở tự đánh giá  
để đánh giá mức độ mất ANLT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nguyên nhân d ẫn 
đến 53% số hộ gia đình tại địa phương nghiên cứu tự   đánh giá là mất ANLT, 26 % 
số  hộ  là đảm bảo và còn lại là đảm bảo ANLT  ở  mức độ  khá bấp bênh là do thu  
nhập thấp, tỉ lệ phụ thuộc cao, chủ hộ là nữ, trình độ thấp.
National policy on food and nutrition security in South Africa (2013) [95], Chỉ thị 
về chính sách ANLT và dinh dưỡng của của Bộ  Nông lâm thủy sản Nam Phi: Trong  
chính sách của mình, Nam Phi đã khái quát lại khái niệm, cách đo lường và cấp độ 
ANLT theo các học giả  trước như  Daskin, Poster, Edward Clay. Khẳng  định cần  
thiết phải có một chính sách, một chỉ  thị  riêng cho ANLT để  cải thiện ANLT đặc 
biệt quan tâm ở cấp hộ gia đình, vì sau bao nỗ lực của quốc gia về cải thiện ANLT  
nhưng vẫn chưa tiến triển nhiều. Khẳng định quan niệm cho rằng, ANLT có thể 
được cải thiện nhờ vào chính sách quản lí của Chính phủ.
2.3.2 Ở Việt Nam


Ở  Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, quan niệm về  ANLT đã được 
quan tâm từ  lâu đời. Trong dân gian có câu:“Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông,  
nhất nông nhì sĩ”,  rồi  “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Tuy nhiên, quan niệm truyền 
thống về ANLT chủ yếu dưới góc độ hộ gia đình và các cộng đồng hẹp.
a) Nghiên cứu quản lý vĩ mô: Các nghiên cứu này chủ  yếu là các chủ  trương, 

chính sách định hướng về các giải pháp đảm bảo ANLT của chính phủ.
Vấn đề  đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân đã được Đảng và nhà 
nước quan tâm sâu sắc từ sau khi thực hiện công cuộc đổi mới phát triển kinh tế. 
Năm 1993 ­ 1994, được sự  giúp đỡ  của FAO, Bộ  Nông nghiệp và Phát triển 

Nông thôn xây dựng chương trình An ninh thực phẩm quốc gia. 
Năm 1996, báo cáo Đại hội Đảng lần thứ  VIII đã chỉ  rõ:  “Phát triển nông  
nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo ANLT quốc gia trong mọi tình huống, tăng  
nhanh nguồn thực phẩm và rau quả, cải thiện chất lượng bữa ăn, giảm suy dinh  
dưỡng”[7].
Ngày 20/6/1996, Chính phủ  ban hành Nghị  quyết 37/CP của về  định hướng 
chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân với các chỉ tiêu cụ thể: 
“Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% vào năm 2020 và chiều  
cao trung bình của thanh niên Việt Nam đạt 165 cm vào năm 2020”[7].
Ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 391/2008 về rà 
soát kiểm tra thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2002 – 2010: “ANLT là 
vấn đề quan tâm đầu tiên trong công tác quy hoạch đất đai của quốc gia”. 
Nghị quyết số 26/NQ­TW (2008) của Hội nghị Trung  ương 7 khóa X về Nông 
nghiệp, Nông dân, Nông thôn đã nêu ra mục tiêu tổng quát của Nghị  quyết là “… 
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,  
sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh  
cao, đảm bảo vững chắc ANLT quốc gia cả trước mắt và lâu dài” [8]. 
Năm 2009, Chính phủ  được ban hành Nghị  quyết 63/NQ­CP về  ANLT quốc 
gia.  Nghị quyết đã đề cập đến việc đảm bảo vững chắc ANLT ở từng hộ gia đình  


và trên phạm vi toàn quốc trong mọi tình huống bằng việc đẩy mạnh phát triển sản 
xuất lương thực, chủ  yếu là lúa trên cơ  sở   ổn định diện tích đất lúa nước, tăng 
cường thâm canh tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả  và thu nhập cho người 
sản xuất lương thực, tăng khả  năng tiếp cận đủ  lương thực của mọi người dân  
trong mọi tình huống: “Đến năm 2020, cải thiện tình trạng dinh dưỡng hướng tới  
cân đối dinh dưỡng và nâng cao mức tiêu thụ Kcal bình quân hàng ngày lên 2.600 ­  
2.700 Kcal/người và giảm tỷ  lệ  suy dinh dưỡng trẻ  em dưới 5 tuổi còn dưới 5%.  
Cải thiện   cơ   cấu   và   chất   lượng   tiêu   dùng   lương   thực,   đạt   mức   tiêu   thụ   bình  
quân/người vào năm 2020: gạo giảm xuống còn 100kg” [22].

Như vậy, Nghị quyết 63/NQ­CP về ANLT quốc gia của Chính phủ đã đề cập 
một cách sâu sắc và toàn diện nhất về ANLT. Nghị quyết không những khẳng định 
vai trò quan trọng của ANLT trong việc phát triển kinh tế ­ xã hội mà còn góp phần  
làm sáng tỏ lý luận và nêu ra rất nhiều giải pháp và mục tiêu đảm bảo ANLT đến  
2020. Theo tinh thần của nghị quyết, ANLT là đảm bảo đầy đủ các cấp độ  từ cấp  
quốc gia đến cấp hộ gia đình và cá nhân. Vấn đề đảm bảo ANLT không chỉ được  
thực hiện trong sản xuất, trong phân phối mà còn nâng cao khả năng tiếp cận lương 
thực của hộ gia đình. Trong đó, có nói nhiều đến tăng thu nhập của ngư ời dân,  ổn 
định diện tích đất lúa và tăng lợi nhuận cho người trồng lúa: “Đến năm 2020, tầm  
nhìn đến năm 2030 phải đảm bảo đủ  nguồn cung cấp lương thực với sản lượng  
cao hơn tốc độ  tăng dân số; chấm dứt tình trạng thiếu đói lương thực, nâng cao  
chất lượng bữa ăn; bảo đảm cho nông dân sản xuất lúa có lãi bình quân trên 30%  
so với giá thành sản xuất”.
b) Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng  

và giải pháp đảm bảo ANLT ở Việt Nam
Khái niệm về ANLT chỉ thật sự được đề cập đến từ năm 1992 khi thực hiện  
dự án mẫu về ANLT do Chính phủ Ý tài trợ thông qua FAO [39]. Nghiên cứu về cơ 
sở  lý luận về ANLT là vấn đề  khá mới mẽ  ở Việt Nam. Tuy nhiên đến này đã có 
nhiều công trình công bố liên quan đến vấn đề ANLT. Công trình: “Chênh lệch phát  


triển và an ninh kinh tế   ở  ASEAN”,  của tác giả  Nguyễn Xuân Thắng và cộng sự 
(2006) đã chỉ ra biểu hiện và cấu thành của an ninh kinh tế trong điều kiện toàn cầu  
hóa gắn với nhiều tiêu chí trong đó có làm rõ nội hàm của ANLT  để  xác định  
ANLT, hệ  thống giám sát đảm bảo ANLT và nguyên nhân của bất  ổn ANLT.  Ở 
khía cạnh kinh tế, tác giả đã gián tiếp cho rằng sự (chênh lệch) bất bình đẳng trong 
thu nhập, trình độ phát triển kinh tế, cũng là nguyên nhân gây mất ANLT. 
Nguyễn Văn Sánh và Đặng Kiều Nhân (2006) đã nghiên cứu ANLT nhìn từ 
khía cạnh nông dân trồng lúa và giải pháp liên kết 4 nhà tại ĐBSCL [63]. Trên cơ sở 

tự đánh giá của hộ trồng lúa, nghiên cứu đã khái quát những khó khăn của các hộ 
trồng lúa ở ĐBSBL. Đặc biệt là thu nhập từ trồng lúa quá thấp dẫn đến xu hướng 
ly nông và cũng khẳng định sự cần thiết phải liên kết 4 nhà và phối hợp 4 nhà để 
nâng cao thu nhập của hộ trồng lúa. Vì vậy, thu nhập của chủ thể trồng lúa cũng là 
nhân tố có tác động rất lớn đến đảm bảo ANLT.
Trong quyển sách “Kinh tế Việt Nam năm 2008”, Tạp chí Thông tin và Dự báo 
kinh tế ­ xã hội (8/2008) của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã đề 
cập đến sản xuất lúa gạo và vấn đề  ANLT  ở  Việt Nam, trong đó khái quát thành  
tựu của Việt Nam trong sản xuất và tiêu thụ  lúa gạo thời kỳ  đổi mới, thực trạng 
của sản xuất lúa gạo hiện nay gắn với yêu cầu đảm bảo ANLT, đề xuất giải pháp  
đối với sản xuất lúa gạo gắn với đảm bảo ANLT trong hội nhập WTO [86]. Trong  
đó, nhấn mạnh các giải pháp sản xuất lúa gạo theo lương thực hàng hóa hướng 
chất lượng cao. 
Ngoài ra, còn rất nhiều những nghiên cứu liên quan khác đến ANLT, mỗi 
nghiên cứu đề cập ở một góc độ nhất định về những vấn đề liên quan đến thúc đẩy  
sản xuất lương thực, để  góp phần đảm bảo ANLT. Có thể  kể  đến một số  công  
trình của Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh như: Nghiên cứu ảnh  
hưởng của chính sách đất đai đến kinh tế  nông hộ  và bền vững về  môi trường; 
Nghiên cứu vai trò của giới trong nông nghiệp và ANLT (2008 ­ 2009); Nghiên cứu  
cơ  sở  khoa học đề  xuất chính sách bù đắp thu nhập cho những hộ  sản xuất lúa  


×