Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.65 KB, 3 trang )
PHÒNG GD HUYỆN ĐẮC SONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG THẾ VINH
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
.Tên đồ dùng: BỘ ĐỒ DÙNG DẠY ĐỊA LÍ VIỆT NAM.
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH GỒM:
1.Thời gian làm: 5 người * 1buổi
2. Quy trình làm:
- Vật liệu gồm có: 1 tờ giấy rô- ki, 3 tập giấy màu thủ công học sinh( xanh, đỏ,
vàng), 3 màu bột vẽ:( xanh, trắng, vàng),1 bút dạ màu đen,1hộp hồ dán, hộp bút
màu.
- Cách làm: Tờ gấy rô-ki dùng vẽ lược đồ trống Việt Nam.Phần còn lại chúng tôi
dùng để cắt, dán, vẽ các sản phẩm gồm:
+1 bộ thẻ từ ghi tên các nhánh sông chính, các dãy núi chính, các địa danh và các
mũi tên chỉ hướng đi của gió.
+ 1 bộ kí hiệu về khoáng sản, công nghiệp,giao thông.
+ 1 bộ biểu tượng về các loại cây trồng, các con vật nuôi.
3. Cách sử dụng: Sau khi đọc các thông tin, tìm hiểu lược đồ trong sách giáo
khoa, học sinh lên nhặt các thẻ từ, các kí hiệu, các biểu tượng hoặc các mũi tên để
sắp xếp hoặc đặt vào vị trí cần xác định.
* Ví dụ: Khi tiến hành dạy bài “ Khoáng sản” ( Địa lí lớp 5).
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy cho biết nước ta nơi nào có nhiều than, nơi
nào có nhiều sắt, nơi nào có nhiều bô xít, nơi nào có nhiều dầu mỏ…?
- Học sinh có nhiệm vụ lên nhặt kí hiệu về than đặt vào vị trí tỉnh Quảng Ninh,
nhặt kí hiệu về sắt đặt vào các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Tĩnh, nhặt kí hiệu về
bô xít đặt vào vị trí tỉnh Tây Nguyên, nhặt kí hiệu về dầu mỏ đặt vào vị trí tỉnh Vũng
Tàu…
+ Hoặc khi dạy bài: “ Đồng bằng Duyên hải Miền Trung” ( Địa lí lớp 4)
- Giáo viên yêu cầu học sinh: Em hãy sắp xếp tên các đồng bằng Duyên Hải
Miền Trung theo thứ tự của bản đồ từ Bắc xuống Nam?
- Học sinh lên nhặt thẻ từ ghi tên các đồng bằng Duyên Hải Miền trung sắp xếp
theo thứ tự của bản đồ :Đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh, đồng bằng Bình Trị Thiên,