Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CHUONG TRINH DOI TNTP NAM HOC 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.81 KB, 7 trang )

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI THCS THỊ TRẤN THỨ 11 Thứ 11, ngày 29 tháng 9 năm 2010
* * *
Số: /CT- LĐ

CHƯƠNG TRÌNH
Công tác Đội và phong trào Thiếu nhi
Năm học 2010 - 2011
-------
Hướng tới kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 70 năm
ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng tỉnh Kiên Giang lần
thứ IX tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được trong năm học qua, chương trình hoạt
động của Hội Đồng Đội huyện An Minh Nay BCH Liên Đội xây dựng chương trình công
tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2010 - 2011 như sau:
I/ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC:
1. Xây dựng, triển khai các hoạt động cụ thể, những việc làm thiết thực tạo điều kiện
cho thiếu nhi tìm hiểu về lịch sử của Đảng, của dân tộc, của tổ chức Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các ngày lễ lớn của
dân tộc.
2. Duy trì có hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động của Đội; tiếp tục hướng dẫn
các em thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Thiếu nhi Kiên Giang thi đua thực hiện tốt 5
điều Bác Hồ dạy", phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
3. Tập trung triển khai Nghị quyết 06 của BCH Trung ương Đoàn khoá IX và chương
trình hành động số 10 CTHĐ/TĐTN ngày 26/7/2010 của Ban Thường vụ tỉnh Đoàn Kiên
Giang về "Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng".
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi, cán bộ chỉ huy đội các cấp;
đảm bảo chất lượng đội viên.
II/ CHỦ ĐỀ NĂM HỌC:
“Vâng lời Bác dạy,


Làm nghìn việc tốt,
Dâng Đảng quang vinh,
Mừng Đoàn vững mạnh”.
III/ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Chương trình 1: Bảy mươi mùa hoa - Đội ta lớn lên cùng đất nước:
* Mục đích:
Khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang 70 năm Đội TNTP Hồ
Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lịch sử, truyền
thống; giáo dục đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt
Nam; tạo môi trường thuận lợi để các em phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên
tốt, cháu ngoan của Bác Hồ.
* Nội dung và giải pháp:
Đa dạng hoá các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi thông qua các hình thức:
Hội diễn văn nghệ; giao lưu, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, nghe nói chuyện truyền thống;
Hội trại, các hoạt động về nguồn; thi tìm hiểu về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, về quê
hương đất nước nhằm giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, con người, biết yêu
thương và chia sẻ với đồng bào và đặc biệt là bạn bè mình ở những nơi còn nhiều khó
khăn... Tập trung cao điểm vào dịp chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX
tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và kỷ niệm 65 năm Quốc khánh nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam.
Phát động trong thiếu nhi trong toàn huyện phong trào thi đua "Bảy mươi mùa hoa -
Đội ta lớn lên cùng đất nước" với nhiều hoạt động thiết thực nhằm khơi dậy trong thiếu nhi
niềm tự hào về truyền thống vẻ vang 70 năm cống hiến và trưởng thành của Đội TNTP Hồ
Chí Minh thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các diễn đàn "Thiếu nhi Kiên Giang - Vâng
lời Bác dạy", "Tự hào truyền thống Đội ta", "Yêu Sao, yêu Đội", "Tiến bước lên Đoàn",
"Khăn quàng thắm mãi vai em"; Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, trao đổi thông tin
trên các thông tin Đoàn – Đội của từng phòng truyền thống Đội; và chương trình phát
thanh măng non; tiếng loa sân trường.
Duy trì và nhân rộng các phong trào "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa",

"Đi tìm địa chỉ đỏ", "
Á
o lụa tặng bà"... Hướng dẫn cho thiếu nhi tích cực tham gia công
tác "Trần Quốc Toản", tổ chức cho các em thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình
chính sách, các gia đình thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam anh hùng; tích cực tham gia
năm thứ 3 phong trào "Kế hoạch nhỏ" góp phần tôn tạo khu di tích lịch sử anh hùng Kim
Đồng tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Tiếp tục triển khai phong trào "Nói lời hay - làm việc tốt" nhằm giáo dục đức hy sinh,
lòng dũng cảm, khả năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật cho thiếu nhi, biết
vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô.
2. Chương trình 2: Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai:
* Mục đích:
2
Hướng dẫn cho thiếu nhi xây dựng phương pháp học tập tích cực, khoa học; phát huy
tinh thần chủ động, vượt khó vươn lên, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ; tạo
phong trào thi đua sôi nổi gắn với các ngày lễ kỷ niệm nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng
tạo của các em.
* Nội dung và giải pháp:
Đa dạng hóa các mô hình học tập nhằm khuyến khích thiếu nhi xây dựng phương
pháp học tập chủ động, sáng tạo; triển khai có hiệu quả phong trào "Vượt điểm 5, qua điểm
7, đạt điểm 10", "Hoa điểm tốt", "Vở sạch chữ đẹp"... Định hướng cho thiếu nhi ý thức
"Vượt khó học tốt", "Học đều, học đủ, học chăm", "Học" đi đôi với "Hành", "Học thực chất
- Thi nghiêm túc".
Nâng cao chất lượng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực", chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam"; tiếp tục triển khai có hiệu
quả cuộc vận động "Vòng tay bè bạn", "Giúp bạn tới trường - cùng hướng tới tương lai"...
nhằm tạo ra nhiều nguồn lực để trao học bổng, tặng đồ dùng học tập, quần áo, sách vở,
phương tiện đến trường cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ, cổ vũ, tạo niềm tin và
đồng hành cùng các em trên con đường biến ước mơ thành hiện thực.
Nhân rộng mô hình các câu lạc bộ học tập: Câu lạc bộ "Toán học", "Tin học", "Ngoại

ngữ", "Nhà sử học nhỏ tuổi", "Nhà khoa học tương lai"... nhằm phát triển khả năng tư duy
theo sở thích của các em; chú trọng hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ để giúp các em
tiếp cận với các môn học có hiệu quả. Duy trì các nhóm "Bạn giúp bạn", "Nhóm học tập",
"Đôi bạn cùng tiến", phân công giúp đỡ các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn
vươn lên cùng học tốt.
Định hướng cho các em trong việc tiếp cận với các môn khoa học, phát huy khả năng
sáng tạo trong các cuộc thi "Sáng tạo trẻ", "Tin học trẻ", "Em yêu khoa học", "Ngày hội
khám phá Internet"...
Khuyến khích thiếu nhi tích cực, chủ động trang bị những kiến thức về ngoại ngữ, tin
học nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Rèn luyện ý thức, tác phong cho
thiếu nhi thông qua việc thực hiện nghiêm chỉnh nề nếp học đường, không nghỉ học tuỳ
tiện, không đi học muộn, không nói chuyện riêng trong giờ học.
3. Chương trình 3: Vui bước đến trường - Ươm ước mơ xanh:
* Mục đích:
Phát triển và nhân rộng các mô hình, hoạt động giáo dục kỹ năng, các loại hình giáo dục
kết hợp vui chơi và thực hành; khuyến khích thiếu nhi tham gia các hoạt động tập thể, cộng
đồng, tham gia vui chơi giải trí, phát triển cả về thể chất và tinh thần. Xây dựng các mô hình
hoạt động hấp dẫn, có tính giáo dục cao trong và ngoài nhà trường, tạo điều kiện giúp thiếu
nhi bổ sung kiến thức thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng nhằm bồi dưỡng
3
tâm hồn, thắp sáng ước mơ, tình yêu thiên nhiên, đất nước, tinh thần tương thân tương ái,
sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
* Nội dung và giải pháp:
Tiếp tục triển khai, tổ chức nhân rộng các mô hình giáo dục kỹ năng cho thiếu nhi như
"Học kỳ quân đội", "Học từ thiên nhiên", "Học từ làng nghề", "Học từ dân gian", ... phù hợp
với điều kiện từng địa phương, đơn vị. Khuyến khích các hoạt động giao lưu, kết nghĩa
giữa các đơn vị. Tăng cường giáo dục kỹ năng về giới tính, sức khoẻ sinh sản, phòng
chống tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích và bạo lực học đường... cho thiếu nhi.
Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích
cực“, "Vì màu xanh quê hương", "Trường em xanh - sạch - đẹp", "Ngày thứ bảy tình

nguyện", "Ngày chủ nhật xanh", ... xây dựng môi trường học đường thân thiện, không bạo
lực; động viên thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh
trường học, tham gia tu sửa làm mới các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương.
Tổ chức có hiệu quả các hoạt động giao lưu kết nghĩa, tương thân tương ái, giúp đỡ
thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng các quỹ học bổng: "Thiếu nhi nghèo vượt khó",
"Nuôi heo đất vì bạn nghèo", " Học sinh nghèo hiếu học" ...; hướng dẫn thiếu nhi tham gia
các hoạt động tình nghĩa như: "Ngôi nhà tình bạn", "Vì bạn nghèo hiếu học", "Hũ gạo tình
thương", "Tấm áo tặng bạn", "Xe đạp giúp bạn đến trường" ... Kêu gọi, vận động các nguồn
lực xã hội hỗ trợ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên học tập tốt.
Phát triển các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tác văn học tạo môi
trường an toàn, lành mạnh để thiếu nhi sinh hoạt, phát triển năng lực, phát huy năng khiếu.
Duy trì và phát huy hiệu quả các "Đội phát thanh măng non", "Đội tuyên truyền măng
non"... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về Công ước quốc tế Quyền trẻ em, Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục...
Tiếp tục tham mưu cụ thể hoá Nghị quyết 06 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa
IX “về tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên nhi đồng’’, tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho thiếu
nhi trong và ngoài nhà trường.
4. Chương trình 4: Xây Đội vững mạnh - Tiến bước lên Đoàn:
* Mục đích:
Tập trung thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội viên, từng bước
đổi mới nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện vui chơi, học tập của thiếu
nhi, phát huy tính tự nguyện, tự quản và các quyền của thiếu nhi, phát huy tính chủ động,
sáng tạo của thiếu nhi trong tham gia hoạt động Đội. Chú trọng bồi dưỡng, tôn vinh đội
ngũ cán bộ chỉ huy Đội giỏi; củng cố hệ thống tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội đồng Đội các
cấp; thành lập, duy trì và đẩy mạnh hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư.
4
* Nội dung, giải pháp:
a- Công tác nhi đồng:
Tập trung dành các điều kiện, các nguồn lực, con người cho công tác nhi đồng. Quan

tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao. Triển khai có hiệu quả chương
trình "Dự bị đội viên"; chuẩn hoá các danh hiệu thi đua theo chương trình "Dự bị đội viên".
Nghiên cứu triển khai, đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt Sao thông qua đổi mới nội
dung hoạt động Sao nhi đồng theo chủ đề, chủ điểm năm học; áp dụng phương pháp "Trẻ
với trẻ", phương pháp "Cùng tham gia", kết hợp với các giáo cụ trực quan hỗ trợ tạo sự sinh
động cho các buổi sinh hoạt Sao.
Tổ chức các cuộc thi: "Phụ trách sao giỏi", "Em là phụ trách Sao", "Ai tài - Ai khéo",
"Sao vui của em",... tạo sân chơi, bồi dưỡng kiến thức, bước đầu giúp các em làm quen với
các phong trào hoạt động, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội.
Quan tâm xã hội hoá công tác nhi đồng gắn với vận động các nguồn lực xã hội, sự
quan tâm chăm lo của gia đình, xã hội dành cho lứa tuổi nhi đồng; đổi mới nội dung sinh
hoạt Sao gắn với các vấn đề về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh, nếp sống cho nhi đồng.
b- Công tác đội viên:
Tiếp tục nghiên cứu đổi mới nội dung và phương thức triển khai thực hiện Chương
trình rèn luyện đội viên theo hướng giảm tải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của các đối
tượng thiếu niên, nhi đồng và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
đơn vị.
Chú trọng chất lượng đội viên mới kết nạp; tập trung bồi dưỡng đội viên lớn vào
Đoàn. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng đội viên gắn với các phong
trào, các đợt thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX và Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn, 70 năm thành lập Đội và các
ngày lễ lớn của đất nước, dân tộc.
Làm tốt công tác bàn giao đội viên đã trưởng thành để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển
đoàn viên. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, triển khai chương trình "Dự bị đoàn viên" theo
hướng phù hợp thực tiễn cơ sở, tạo điều kiện cho sự phát triển vững chắc của tổ chức
Đoàn, Đội.
c- Công tác xây dựng Ban chỉ huy Liên, chi đội:
Làm tốt công tác lựa chọn cán bộ chỉ huy Liên, chi đội. Thường xuyên tổ chức các đợt
tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức cho đội ngũ chỉ huy Đội, giúp các em làm quen với
tổ chức các hoạt động lớn; phát huy vai trò tự nguyện, tự quản, tính chủ động, sáng tạo

trong mỗi cán bộ chỉ huy Đội.
5

×