Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Điều khiển luồng chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.51 KB, 14 trang )

BÀI 3 ĐIỀU KHIỂN LUỒNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình là một dẫy các lệnh được bố trí thực hiện theo một trình tự
nào đó, nhưng đôi khi ta muốn điều khiển luồng thực hiện của chương trình tuỳ
thuộc vào điều kiện gì đó. Ngôn ngữ lập trình java cung cấp một số phát biểu cho
phép ta điều khiển luồng thực hiện của chương trình, chúng được li
ệt kê trong
bảng sau:

Kiểu lệnh Từ khoá
Lặp while, do-while, for
Quyết định if-else, switch-case
Xử lý lỗi try-catch-finally, throw
Rẽ nhánh break, continue, label:, return

I. cấu trúc rẽ nhánh

1.1. phát biểu if
a) dạng khuyết
Cú pháp
if(Boolean-expression)
statement;
sự hoạt động của cấu trúc if thiếu được mô ta qua sơ đồ sau:











b) dạng đủ
Cú pháp
if(Boolean-expression)
statement1;
else
statement2;

sự hoạt động của cấu trúc if thiếu được mô ta qua sơ đồ sau:




1.2. biểu thức điều kiện
Cú pháp:
Variable=booleanExpression? true-result-expression:
false-result-expression;

1.3. cấu trúc switch
a) Dạng khuyết
Cú pháp
switch(biểu_thức) {
case gt_1:
lệnh 1; [ break;]
case gt_2:
lệnh 2; [ break;]

case gt_n:
lệnh n; [ break;]
}


Sau đây là sơ đồ khối mô tả sự hoạt động của cấu trúc rẽ nhánh switch dạng thiếu

b) Dạng đủ
Cú pháp
switch(biểu_thức) {
case gt_1:
lệnh 1; [ break;]
case gt_2:
lệnh 2; [ break;]

case gt_n:
lệnh n; [ break;]
default:
lệnh n+1;
}

Sau đây là sơ đồ khối mô tả sự hoạt động của cấu trúc switch dạng đủ

Chú ý:
- biểu_thức phải là một biểu thức có kiểu char, byte, short, int nhưng không thể

kiểu long, nếu biểu_thức có kiểu khác với các kiểu liệt kê ở trên thì java sẽ đưa ra
một thông báo lỗi.
- Nếu biểu_thức bằng giá trị của gt_i thì các lệnh từ lệnh i cho đến lệnh n nếu
không có default (lệnh n+1 nếu có default) sẽ được thực hiện.
- Câu lệnh break thoát ra khỏi cấu trúc switch.
Sơ đồ khối mô tả sự hoạt động của cấu trúc switch trong trường hợp có lệnh break




1.4 Toán tử điều kiện
Toán tử điều kiện là một loại toán tử đặc biệt vì nó gồm ba thành phần cấu
thành biểu thức điều kiện. hay nói cách khác toán tử điều kiện là toán tử 3 ngôi.
Cú pháp :
biểu thức 1? biểu thức 2 : biểu thức 3;
Trong đó
biểu thức 1: Biểu thức 1 là một biểu thức logic. Tức là nó trả trả về giá trị True
ho
ặc False
biểu thức 2: Giá trị trả về nếu biểu thức 1 nhận giá True.
biểu thức 3: Giá trị trả về nếu biểu thức 1 nhận giá trị False
Chú ý: Kiểu giá trị của biểu thức 2 và biểu thức 3 phải tương thích với nhau.
Ví dụ: Đoạn biểu thức điều kiện sau trả về giá trị “a là số chẵn” nếu như giá trị của
biến a là số chẵn, ngược lại trả về giá trị “a là số lẻ” nếu như giá trị của biến a là số
lẻ.
String result=a%2==0 ? “a là số chẵn” : “a là số lẻ”;

II. Cấu trúc lặp while và do-while

1. Lặp kiểm tra điều kiện trước
Ta có thể sử dụng cấu trúc while để thực thi lặp đi lặp lại một lệnh hoặc một khối
lệnh trong khi điều kiện đúng
Cú pháp:

while (BooleanExpression) {
statement;
}
ta có thể thấy được luồng thực hiện của chương trình thông qua sơ đồ khối sau:



trước tiên phát biểu while sẽ tính giá trị của biểu thức logic, nếu giá trị của biểu
thức logic là đúng thì câu lệnh trong thân của while sẽ được thực hiện, sau khi
thực hiện xong nó tính lại giá trị của biểu thức logic, nếu giá trị đúng nó lại tiếp
tục thự
c hiện lệnh trong thân while cho đến khi giá trị của biểu thức sai.
Ví dụ:

public class WhileDemo {
public static void main(String[] args) {

String copyFromMe = "Copy this string until you " +
"encounter the letter 'g'.";
StringBuffer copyToMe = new StringBuffer();

int i = 0;
char c = copyFromMe.charAt(i);

while (c! = 'g') {
copyToMe.append(c);
c = copyFromMe.charAt(++i);
}
System.out.println(copyToMe);
}

×