Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.94 KB, 18 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa học công nghệ nói
chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống
xã hội. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những chủ trương rất
cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác dạy
và học để đáp ứng được nguồn nhân lực phù hợp với từng vị trí việc làm hiện nay.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước bộ môn Tin học đã được đưa vào trong
các nhà trường. Ngay từ bậc Tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học
để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để
học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.
Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tiếp
nhận, mở rộng tri thức và sáng tạo trong thời đại thông tin, kết nối và toàn cầu
hóa. Môn học cũng hỗ trợ đắc lực học sinh tự học và tập nghiên cứu; tạo cơ sở
vững chắc cho việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, phục vụ phát triển nội dung
kiến thức mới, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại cho tất cả môn
học. Trong đó, giai đoạn giáo dục cơ bản ở Tiểu học, môn Tin học giúp học sinh
hình thành và phát triển năng lực ứng dụng tin học, làm quen và sử dụng
Internet; bước đầu hình thành và phát triển tư duy giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ
của máy tính; hiểu và tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong chia sẻ và trao đổi
thông tin.
Thực hiện theo chỉ đạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 trong toàn
ngành cũng như theo chỉ đạo của Phòng giáo dục đào tạo Cẩm Khê về triển khai
dạy học Tin học trong toàn huyện. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lí, dạy và học. Từ năm học 2018-2019, hầu hết các trường Tiểu học trong
huyện Cẩm Khê đều đã đưa môn Tin học vào giảng dạy. Ngay từ năm học trước,
Phòng giáo dục đào tạo Cẩm Khê đã chỉ đạo các trường tiểu học thực hiện dạy và
học Tin học theo bộ sách Hướng dẫn học Tin học lớp 3, lớp 4, lớp 5 của Nhà
xuất bản Giáo dục biên soạn theo tinh thần chỉ đạo tại Văn bản số
3031/BGDĐT-GDTH ngày 17/7/2017 của Bộ giáo dục và đào tạo thay thế cho
bộ sách “Cùng học Tin học” quyển 1, quyển 2, quyển 3.
1




Môn Tin học thay vì là môn tự chọn như hiện nay, thì trong soạn thảo
chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học trở thành môn học bắt buộc
và rất quan trọng. Là một giáo viên dạy Tin học, tôi nắm rõ được vị trí và vai trò
của bộ môn mình giảng dạy. Tôi luôn cố gắng và trăn trở làm sao để học sinh đạt
được những kĩ năng tốt nhất sau mỗi tiết học. Bằng những thành tựu và kinh
nghiệm có được qua những năm giảng dạy tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm:
“Một số phương pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 3”. Nội dung trong sáng
kiến này đã được tôi thực hiện trong các năm học trước và tiếp tục thực hiện đối
với học sinh lớp 3 trường Tiểu học Ngô Xá trong năm học 2018 - 2019.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1 Thực trạng của vấn đề
Tin học là một môn học mới, khó học, dạy học Tin học thường gồm có hai
phần: Lý thuyết và thực hành, cả hai được kết hợp song song với nhau trong quá
trình dạy học, phần lý thuyết Tin học là rất mới đối với đa số học sinh. Vì vậy
trong một tiết học lý thuyết Tin học thường rất khô khan, có thể nói, sự cung cấp
kiến thức thường diễn ra một chiều. Bởi vì, nhiều kiến thức mới, khó học, có
nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ tiếng Anh,
vì vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với với các em mà nhất là với
các em học sinh lớp 3. Trong các tiết học thực hành không tránh khỏi hiện tượng
còn nhiều lộn xộn, xảy ra tình trạng học sinh ngại tiếp cận, thậm chí có những
học sinh nhút nhát bị bạn dành máy, mặc cảm nên rất ít khi thực hành. Như vậy
để khắc phục được hạn chế nêu trên, trước hết giáo viên cần phải có một phương
pháp dạy học thật tốt, một phương thức tổ chức dạy kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành sao cho thích hợp và có hiệu quả nhất.
2.1.1. Thuận lợi
- Từ phía nhà trường luôn tạo điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ tốt nhất cho
phòng Tin học với 19 máy học sinh và 1 máy giáo viên. Bên cạnh đó bổ sung
thêm 1 chiếc tivi để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy.

- Sách mới được thiết kế thay đổi theo mô hình trường học mới Vnen,
chia ra các phần rõ ràng: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng
2


dụng mở rộng và mục em cần ghi nhớ. Nội dung trong sách giáo khoa mới có sự
thay đổi và bổ sung phù hợp theo xu thế phát triển của khoa học công nghệ hiện
nay, các bài học được thiết kế đẹp mắt, đa dạng, được nâng cao hơn về kĩ năng
kích thích được học sinh trong quá trình học tập và sáng tạo.
2.1.2. Khó khăn
- Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là
những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi
học sinh thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp
thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được.
- Việc giảng dạy một số nội dung trong sách mới với học sinh Tiểu học,
đặc biệt với học sinh khối 3 còn gặp khó khăn. Các em ở vùng điều kiện kinh tế
còn khó khăn, chỉ được thực hành máy tính ở trên lớp về nhà không có máy tính
để ôn luyện kĩ năng nên một số phần mở rộng của nội dung sách mới chưa được
học sinh thực hành đạt kết quả cao.
- Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và
phụ huynh chưa quan tâm.
- Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn
do học sinh không có nhiều thời gian luyện gõ cũng như các bài học dành riêng
cho luyện gõ 10 ngón còn ít (Có 2 bài dạy 4 tiết, chia làm 2 thời điểm dạy khác
nhau. Một bài học trong chủ đề 1, một bài học ở cuối chủ đề 3).
2.2. Các biện pháp giải quyết vấn đề
Từ những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đã được áp dụng trong
những năm học vừa qua, bản thân tôi đưa ra “Một số phương pháp để dạy tốt
môn Tin học lớp 3” theo sách Hướng dẫn học Tin học 3 như sau:

Biện pháp 1: Coi học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học, học trong
hoạt động và học bằng tinh thần tự giác, tích cực.
Người học là chủ thể chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỉ năng, hình thành
thái độ chứ không phải là người bị động hoàn toàn theo lệnh của cô giáo. Cô
giáo đóng vai trò chủ đạo điều khiển, định hướng quá trình hoạt động của học
3


sinh. Học sinh thông qua những hoạt động cụ thể để định hướng thành động cơ,
kiến tạo tri thức mới cho mình. Chẳng hạn khi dạy một nội dung lý thuyết Tin
học người giáo viên cần đưa ra một hệ thống rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó.
Lúc đầu bao giờ cũng nêu ra những câu hỏi rất dễ để lôi cuốn, phát huy tính tích
cực hoạt động đến tất cả các đối tượng học sinh mà nhất là những học sinh yếu
kém, giáo viên cần ưu tiên, khuyến khích các đối tượng này. Sau đó đưa ra các
câu hỏi khó dần để tất cả học sinh tham gia ý kiến và tự hình thành tri thức mới,
giáo viên góp ý, nhận xét để học sinh xác nhận lại kiến thức mới đó.
Biện pháp 2: Dạy học lý thuyết kết hợp với thực hành
Phương pháp dạy học lý thuyết kết hợp với thực hành có thể nói là mới
đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học thì phương pháp này là
không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung Tin học nào. Đây là một phương
pháp dạy học chủ đạo trong quá trình dạy học Tin học. Bởi vì, học sinh học rất
nhiều môn, thực tế trong nhà trường môn Tin học thường bị xem như là một
môn học phụ, lượng kiến thức cho học sinh học bị dồn nén. Do đó, nếu học lý
thuyết chung chung học sinh rất mau quên. Kiến thức Tin học là những nội dung
tương đối mới mẻ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng đối với nhiều học
sinh. Hơn nữa kiến thức Tin học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng sử dụng máy tính
nhanh chóng và chính xác. Chẳng hạn khi dạy ở chủ đề “Em tập vẽ” nếu yêu cầu
học sinh trình bày các bước sử dụng các công cụ vẽ thì đây là một yêu cầu rất
khó ngay cả đối với học sinh giỏi. Còn nếu yêu cầu học sinh lên máy tính thực
hiện và trình bày thì có rất nhiều học sinh biết, ngay cả những học sinh kĩ năng

chậm. Vì vậy dạy học lý thuyết gắn liền với thực hành trên máy tính là điều kiện
rất quan trọng để học sinh nắm được kiến thức mới, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
cho mình. Kiến thức Tin học không đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết
xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kỷ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy
tính thành thạo.
Biện pháp 3: Cải thiện chất lượng phòng máy
Trong quá trình giảng dạy đôi khi một số sự cố bất ngờ từ phần cứng của
máy tính như: treo máy, tắt đột ngột, không có kết nối Internet,…làm ảnh hưởng
4


tới chất lượng dạy học. Các máy tính của nhà trường được đầu tư từ tổ chức
LCMS World Mission cho tới thời điểm hiện nay bị khấu hao rất nhiều về phần
cứng, ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình thực hành của học sinh. Vì vậy cần được
thay mới từ 5 - 7 bộ máy tính. Bản thân là một giáo viên Tin học, do đó cũng cần
học thêm một số kiến thức sửa chữa cơ bản về máy tính để có thể xử lí kịp thời
trong quá trình dạy học trước khi có nhân viên bảo trì máy tính tới sửa chữa.
- Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ
liệu…) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách.
+ Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây: Nếu
sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm,
bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình
thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì
tiếp tục làm sau đó.
+ Chạy các chương trình diệt Virut hiệu quả: Để chương trình này chạy
tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem là
tốt nhất hiện nay như: BKAV, AGV Antivirus…
+ Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác,
thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám
trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn

nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy
hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì.
+ Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường
gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt
động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch
chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị
trí khác nhau để kiểm tra.
+ Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình
đang sử dụng tốt khác để thử.
+ Máy tính không truy cập được Internet. Cần kiểm tra xem máy tính hiện
5


đang ở chế độ kết nối mạng Wifi hay mạng Lan. Kiểm tra nếu là lỗi dấu than
vàng trên biểu tượng mạng. Đặt lại địa chỉ IP tĩnh, sử dụng câu lệnh DOS, kích
hoạt chế độ từ Disable sang Enable, cài driver cạc mạng cho máy tính, thay đổi
proxy trình duyệt,…
+ Không điểu khiển được chuột hay bàn phím: Kiểm tra lại cổng cắm
chuột hay bàn phím xem có bị lỏng hay bị đứt ở đâu không. Thay đổi vị trí khe
cắm cổng chuột hoặc bàn phím. Nếu hỏng thì yêu cầu được thay mới.
Biện pháp 4: Ứng dụng quản lí phòng máy bằng phần mềm NetOp
School
Các tính năng của phần mềm NetOp School như là: trình diễn bài giảng,
giám sát màn hình làm việc máy học sinh, điều khiển máy học sinh, tắt máy
đồng loạt,…giúp ích rất nhiều cho mỗi giáo viên trong các giờ học. Quan sát kết
quả làm việc của các nhóm mà không phải đến từng nhóm, trình chiếu kết quả
làm việc của học sinh một cách nhanh chóng không mất nhiều thời gian. Phần
mềm còn bổ sung thêm tính năng khóa chuột từ máy học sinh trong khi giáo
viên đang giảng bài.


Giáo viên trình chiếu kết quả làm việc máy số 10 thực hành vẽ
6


Tắt máy tính đồng bộ
Biện pháp 5: Sắp xếp nội dung, phương pháp giảng dạy cho từng phần
học phù hợp, hiệu quả. Chuẩn bị kĩ nội dung mỗi bài dạy, tùy theo lớp, theo
đối tượng học sinh để có những nội dung giảng dạy phù hợp.
Nội dung trong sách giáo khoa mới được thiết kế vô cùng đẹp mắt, dễ
hiểu; các hoạt động được được thiết kế sẵn. Tuy nhiên để đạt được mục đích
mục của mỗi bài học giáo viên có thể bổ sung và thay đổi một số phương pháp
và hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Có những
bài học với các em học sinh ở thành thị thì có thể đạt được mục tiêu rất nhanh
chóng, có khi chưa cần dùng tới 2 tiết của một bài dạy. Nhưng đối với các em
học sinh ở vùng khó khăn như trường Tiểu học Ngô Xá việc nhìn thấy máy tính
với các em có khi là lần đầu tiên chứ chưa nói tới là sử dụng. Vậy nên để đạt
được mục đích của các bài dạy này là cả một sự nỗ lực của cả cô và trò. Với các
em học sinh lớp 3, vì độ tuổi còn nhỏ còn hiếu động nên khả năng ghi nhớ ngay
của các em còn chưa nhanh nên trong các giờ học, giáo viên nên kết hợp vừa
hướng dẫn vừa thao tác để học sinh quan sát và cùng làm theo.
Trước mỗi buổi lên lớp, giáo viên cần nắm rõ nội dung của mỗi bài dạy.
Các bài giảng nên được thiết kế PowerPoint (trình chiếu) sẽ giúp học sinh thêm
hứng thú và tích cực với mỗi giờ học. Cần vạch rõ các mục tiêu cần đạt được
cho từng đối tượng học sinh của mỗi bài học để có thể chủ động trong quá trình
giảng bài. Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan tới bài học. Bổ sung thêm
các bài tập các nội dung nâng cao với những em có kĩ năng thực hành nhanh,
7


chính xác. Từ đó giáo viên có thể phân loại và nắm rõ được tình hình học tập

của học sinh theo từng lớp.
* Chủ đề 1: Làm quen với máy tính
Ví dụ như ngay 2 bài dạy đầu tiên của chủ đề 1 sách “Hướng dẫn Tin học
3” là bài “Người bạn mới của em” và “Bắt đầu làm việc với máy tính”. Trong
nhiều năm giảng dạy tôi nhận ra một điều rằng khi học sinh quan sát bộ phân
thân máy của máy tính để bàn, rất nhiều em đều nói rằng đây là cái “loa”. Để
tránh tình trạng nhầm lẫn giống như những năm học trước, năm học này khi
giảng dạy, ngoài việc cho học sinh quan sát các bộ phận của máy tính để bàn tôi
còn cho học sinh quan sát thêm cả hình ảnh chiếc loa thật. Ngoài ra tôi còn đưa
ra các hình ảnh khác nhau về các bộ phận của máy tính để học sinh phân biệt
được chính xác. Đến với thao tác tắt máy của bài 2 “Làm việc với máy tính”.
Nếu như hướng dẫn học sinh thao tác theo 3 bước tắt máy trong sách giáo khoa
thì học sinh rất khó có thể thực hiện được. Chính vì thế, trước khi hướng dẫn
học sinh thao tác, tôi cho học sinh tìm và quan sát 3 phím: phím
và phím

, phím

. Sau khi giới thiệu và học sinh quan sát xong, tôi bắt đầu

hướng dẫn và thao tác theo từng bước để các em cùng làm theo cô.
Với bài dạy về bàn phím và tập gõ bàn phím giáo viên cần giúp học sinh
hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức
hơn trong việc rèn luyện. Muốn cho học sinh nhớ được tên các phím trên từng
hàng phím và quy tắc gõ 10 ngón. Tôi yêu cầu học sinh giơ 10 ngón tay của
mình ra trước mặt, hướng dẫn các em cách đọc tên từng phím theo thứ tự từ trái
qua phải và từ cách đọc đó thể hiện luôn cách gõ các ngón tay tương ứng khi gõ
những phím. Đó cũng là cách tôi yêu cầu học sinh về nhà học thay vì điều kiện ở
gia đình các em chưa có máy tính để thực hành. Phần này đòi hỏi phải có sự tập
luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Cần phải chú trọng và

nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím…thì đến lớp
4 - 5 học sinh mới có thói quen gõ 10 ngón. Hình thành thói quen gõ 10 ngón
giúp các em gõ nhanh và chính xác hơn khi soạn thảo văn bản.
8


* Chủ đề 2: Em tập vẽ
Với chủ đề này, học sinh rất có hứng thú học tập. Ngoài việc luyện cho
các em thao tác sử dụng chuột thêm thành thạo thì ở chủ đề này học sinh có thể
thao tác tạo bài vẽ mới, lưu bài vẽ, sử dụng các công cụ vẽ để vẽ hình từ đơn
giản tới phức tạp tiến tới hoàn thiện một bức tranh trên phần mềm Paint. Trong
phần học này giáo viên cần chú trọng cho học sinh thực hành nhiều, giảm tiết lý
thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy học sinh
mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong
sách giáo khoa. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác để
phần học này thêm phong phú. Những em có kĩ năng thực hành nhanh, nên để
cho các em thỏa sức sáng tạo và thực hành từ những công cụ đã học.
Trong chủ đề này, công cụ thực hành khó nhất đối với các em có lẽ là
công cụ “Vẽ đường cong”. Các em rất hay quên ở thao tác cuối cùng trong khi
vẽ đường cong đó là: Sau khi uốn cong được đoạn thẳng, các em thả nút chuột
ra và không nhấn lại cố định đỉnh của đường cong một lần nữa nên đỉnh của
đường cong thường bị méo không theo ý chủ quan ban đầu. Các bước hướng
dẫn trong sách mới không đưa ra bước này, chính vì vậy trong quá trình dạy giáo
viên cần bổ sung và hướng dẫn kĩ cho học sinh số lần nháy chuột trong 1 lần vẽ
đường cong (3 lần). Khi hướng dẫn vẽ, thì chúng ta áp dụng luôn với một bài vẽ
cụ thể: ví dụ là vẽ con cá hay chiếc lá. Với những học sinh kĩ năng yếu hơn thì
sang tiết 2 của bài này chúng ta chưa cần cho các em thực hành bài tập mở rộng
ngay mà cho các em ôn lại vẽ các bài từ buổi trước.
* Chủ đề 3: Soạn thảo văn bản
Nội dung kiến thức chủ yếu trong chủ đề này là tạo cho học sinh những

kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này giáo
viên cũng chú ý đến dạy thực hành hơn, dạy xong lý thuyết là cho học sinh thực
hành ngay như vậy học sinh mới nắm được.
Ở lớp 3 học sinh được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex.
Song để tránh nhầm lẫn và phù hợp với quy định soạn thảo văn bản như hiện
9


nay, tôi hướng dẫn và yêu cầu học sinh thực hành trên kiểu gõ Telex với phông
chữ chuẩn: Times New Roman, cỡ chữ 14. Bên cạnh đó cũng bổ sung thêm một
số phông chữ theo kiểu gõ Telex, bảng mã Unicode để học sinh mở rộng và thực
hiện cách thay đổi phông chữ trong các bài dạy. Trong quá trình các em thực
hành, giáo viên cần chú ý nhắc nhở các em về tư thế ngồi và thực hiện soạn thảo
theo quy tắc gõ 10 ngón. Cần tăng tốc độ soạn thảo sau mỗi tiết học. Để giúp
cho học sinh nhớ và thực hiện nhanh các thao tác trình bày văn bản giáo viên
nhấn mạnh: tên các bài văn, bài thơ thì được trình bày với kiểu chữ đậm. Với
các bài thơ lục bát thì thường được trình bày theo dạng căn lề giữa; những đoạn
văn, văn bản là văn xuôi thì được trình bày dạng căn đều cả hai lề. Với những
thể thơ tự do thì thường được trình bày ở dạng căn lề trái hoặc căn đều cả hai lề.
* Chủ đề 4: Thiết kế bài trình chiếu
Đây là nội dung hoàn toàn mới so với bộ sách “Cùng học Tin học”. Việc
làm quen với phần mềm trình chiếu với các em học sinh lớp 3 ban đầu rất khó
khăn. Ở phần dạy này nếu phòng dạy Tin học mà chưa có máy chiếu thì rất khó
có thể đạt được hết mục tiêu của chủ đề học.
Để bắt đầu cho học sinh thao tác tốt, giáo viên nên hướng dẫn học sinh
làm quen với các từ tiếng anh mới về các thẻ, các nút lệnh trong mỗi bài học;
giải nghĩa sang Tiếng việt cho học sinh hiểu tác dụng của thẻ, nút lệnh đó. Giáo
viên thao tác hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm theo. Hướng dẫn các em cách
chọn bố cục (Layout) cho phù hợp với yêu cầu của mỗi nội dung trình chiếu.
Phần học sinh hứng thú nhất của chủ đề học này có lẽ là nội dung bài 5

“Sử dụng bài trình chiếu để thuyết trình”. Học sinh bước đầu còn lúng túng vì
lần đầu tiên được trải nghiệm giống như vai trò một nhà báo cáo, một nhà thuyết
trình mà các em từng nhìn thấy qua tivi, sách báo. Tuy nhiên, học sinh rất thích
thú và tích cực tham gia. Để có nội dung hay chủ đề để thuyết trình trong bài
học này, giáo viên cần cố gắng giúp đỡ hỗ trợ cho học sinh thực hành trong các
buổi học trước đó để hoàn thành một nội dung. Bởi nội dung đó sẽ là chủ đề để
cho các em thuyết trình trong bài học này.
10


Biện pháp 6: Sắp xếp vị trí ngồi, sử dụng phương pháp hợp tác nhóm;
giáo viên quan tâm, gần gũi, động viên học sinh.
Đối với môn Tin học, mỗi máy tính thường ngồi từ 2 - 3 học sinh/máy
tính. Vì vậy việc tổ chức hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm là việc làm
thường xuyên. Để chuẩn bị cho mỗi tiết học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần
nghiên cứu bài dạy, chuẩn bị nội dung hoạt động của các nhóm trong giờ. Xác
định số lượng học sinh trong nhóm: Dựa vào mục tiêu của bài thực hành, giáo
viên sẽ quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm. Đối với những yêu cầu dễ, giáo
viên chia nhóm đôi (mỗi nhóm 2 - 3 học sinh); yêu cầu khó giáo viên chia nhóm
lớn để học sinh thảo luận (mỗi nhóm 4 - 5 học sinh). Có nhiều tiêu chí để thành
lập nhóm: phân chia theo năng lực học tập, phân chia theo đặc điểm chung, phân
chia theo sự tự nguyện,...trong môn Tin học, giáo viên nên sắp xếp cho các
thành viên nhóm càng đa dạng càng tốt. Các nhóm chỉ nên duy trì trong một số
tuần hoặc một số tháng nhất định, không nên kéo dài quá lâu. Quá trình này sẽ
giúp học sinh lần lượt được hoạt động nhóm với tất cả các bạn trong lớp sau một
học kì hay sau một năm học. Học sinh có cơ hội giao tiếp với nhiều nét tính cách
riêng, khác nhau ... Điều đó, làm tăng ý nghĩa giao lưu, giao tiếp, mở rộng và
nâng cao kiến thức môn học. Những em có kĩ năng yếu, khi được sắp xếp chỗ
ngồi cùng với một em kĩ năng thực hành khá hơn sẽ được các bạn hỗ trợ kịp thời
trong khi thực hành. Giảm áp lực cho giáo viên trong quá trình kiểm soát giúp

đỡ học sinh. Trong quá trình sử dụng phương pháp nhóm giáo viên cần chú ý:
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề, giao nhiệm vụ chung và cụ thể cho mỗi nhóm.
+ Giáo viên đưa ra những hướng dẫn cho học sinh từng bước thực hiện, cung
cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo.
+ Giáo viên nói rõ thời gian hoàn thành nhiệm vụ để học sinh chủ động lập kế
hoạch.
+ Giáo viên phổ biến cách thức và thang điểm đánh giá kết quả nhóm.
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác nhóm sẽ hình thành ở học sinh khả
năng giao tiếp, hợp tác, thích ứng và độc lập suy nghĩ. Học sinh phải trao đổi với
nhau, chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng
11


đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy tính Từ đó hình thành kĩ năng kiểm soát,
chủ động và hứng thú trong quá trình học tập cho học sinh.
Việc quan tâm, gần gũi, động viên không chỉ cần thiết với môn Tin học
mà trong tất cả các môn học. Thực hiện phong trào học “đôi bạn cùng tiến”
trong môn Tin học tạo cho học sinh hứng thú và tích cực trong mỗi giờ học.
Trong quá trình các em thực hành trên lớp giáo viên nên khuyến khích động viên
để các em sáng tạo, phát triển thêm ý tưởng, bày tỏ suy nghĩ ý kiến của bản thân
về một vấn đề các em thích thú trong nội dung học tập.
Biện pháp 7: Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi
tính, hoặc truy cập Internet để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên phục
vụ cho quá trình dạy và học.
Trong các phòng Tin học hiện nay, theo quy định của Bộ giáo dục và đào
tạo đều có kết nối Internet. Chính vì vậy, đó là một lợi thế cho các giáo viên dạy
Tin học. Chúng ta cần khai thác triệt để điều đó để bản thân vừa mở rộng kiến
thức đồng thời học sinh có thêm những nguồn thông tin mới ngoài sách giáo
khoa. Với bài dạy về “Làm quen với Internet”, ngoài việc giới thiệu với học sinh
về mạng máy tính, cách truy cập được trang web, chúng ta có thể cho học sinh

thực hành ngày trên Website “violympic.vn” để tham gia các vòng thi trực
tuyến.
Biện pháp 8: Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức
bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách
đầy đủ, chính xác.
Tóm lại: Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy
Tin học cần phải có kế hoạch bồi dưỡng về phương pháp dạy học tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi bài dạy, để giúp cho học sinh học tập tốt.
Tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài cho học sinh.
Giáo viên lấy các ví dụ cho bài học nên gần gũi gắn với cuộc sống hằng ngày.
Các bài tập thực hành ngoài sách giáo khoa, giáo viên bổ sung thêm các nội
dung thực hành liên quan về trường lớp, liên quan tới một số nội dung học của
môn khác,...Yêu nghề, mến trẻ, tăng cường tự học tự bồi dưỡng để nâng cao
12


trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tích cực dự giờ đồng nghiệp, tham gia hội thảo
phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.
Bên cạnh đó, giáo viên cần phải tìm hiểu các kiến thức khác như văn hoá,
kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức của bản thân.
2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt được
hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng học sinh sử dụng thạo máy tính mỗi năm một
tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng
thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài.
Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng đã đạt được trong năm học vừa
qua:
Năm học 2016-2017
Mức độ thao tác


Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Số
học sinh

%

Số
học sinh

%

Số
học sinh

%

Thao tác đúng,
nhanh

31/130

23,8

35/132

26,5


39/143

27,3

Thao tác đúng

69/130

53,1

70/132

53

79/143

55,2

Thao tác chậm

30/130

23,1

27/132

20,5

25/143


17,5

Chưa biết thao tác

0/130

0

0/132

0

0/143

0

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học tiểu học đã trình bày ở trên giúp học sinh không những nắm chắc kiến thức
mà các em học tập hào hứng, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
Thao tác đúng, nhanh và thao tác đúng được tăng lên về kết quả qua từng thời
gian học tập. Còn thao tác chậm và chưa biết thao tác thì được giảm dần, đặc
biệt học sinh chưa biết thao tác đến cuối học kì 1 đã chấm dứt hẳn.
Mỗi tiết dạy giáo viên giảm bớt áp lực trong việc hỗ trợ cho những học
sinh kĩ năng thực hành yếu. Giáo viên có thêm thời gian để bổ sung các thông
tin mới liên quan tới bài học ngoài sách giáo khoa. Bổ sung thêm được nhiều nội
dung thực hành nâng cao, chính vì vậy kĩ năng thực hành của học sinh ngày
càng được mở rộng và tiến bộ. Học sinh có tinh thần học tập phấn khởi, vui tươi.
13



Đặc biệt việc sử dụng máy tính ngày một thành thạo hơn, tạo tiền đề để các em
học tốt môn Toán và môn Tiếng Anh hơn với việc say mê giải toán trên mạng
trên trang violympic.vn và thi Tiếng Anh trên mạng trên trang IOE.go.vn.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đề tài “Một số phương pháp để dạy tốt môn Tin học lớp 3” sẽ phần
nào giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần quan
trọng vào việc giảng dạy bộ môn Tin học còn mới mẻ trong trường tiểu học hiện
nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng bộ môn tin học trong trường
tiểu học. Công bằng trong việc đánh giá chất lượng học sinh, tạo niềm tin vững
chắc từ phía học sinh, đồng nghiệp và phụ huynh học sinh. Phát hiện kịp thời
những kiến thức bị hổng của học sinh để kịp thời phụ đạo bằng nhiều hình thức.
Phát hiện những tiến bộ dù là rất nhỏ của các em để kịp thời khuyến khích, động
viên học sinh hứng thú học tập, sáng tạo.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho
người lao động hiện đại của thời kì công nghệ số như:
+ Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.
+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.
+ Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao
động xã hội hiện đại.
+ Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính các sản phẩm tin học.
+ Bước đầu hiểu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập.
Những biện pháp tôi vừa trình bày không phải quá xa lạ đối với chúng ta.
Bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được. Tuy vậy, trong thực tế không phải
lúc nào cũng đựơc giáo viên chú trọng nó đòi hỏi ở lương tâm người thầy, cần
phải coi học sinh như chính những đứa con của mình. Khi những cố gắng của
người giáo viên đạt kết quả tốt, được học sinh tin yêu. Đó mới chính là phần
thưởng lớn nhất trong cuộc đời dạy học của mình.
3.2. Kiến nghị
Trong năm học tiếp theo, kính mong Phòng giáo dục và đào tạo Cẩm Khê

tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường như những năm học
14


gần đây. Để giáo viên Tin học trong huyện chia sẻ kinh nghiệm về giờ dạy và rút
ra những biện pháp dạy học mới giúp học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong giờ
học.
Môn Tin học là môn chủ yếu thực hành trên máy tính là dụng cụ học tập
có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp các
ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho
việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất.
Cần có sự quan tâm đúng mực từ phía phụ huynh học sinh: quản lý thời
gian và tạo điều kiện mua sắm máy tính để các em thực hành ở nhà. Không nên
xem nhẹ môn Tin học như là môn học Tự chọn như hiện nay. Bởi vì, trong
chương trình giáo dục phổ thông mới môn Tin học là môn học quan trọng, mang
tính bắt buộc và nó là môn học định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học
phổ thông.
Trên đây là những biện pháp cũng như quan điểm của cá nhân tôi được rút
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Tôi mong được quý vị đón nhận và áp
dụng triển khai trong nhà trường để chứng minh tính khả thi của sáng kiến kinh
nghiệm. Rất mong Ban giám hiệu và các đồng chí đồng nghiệp góp ý kiến để
sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ngô Xá, ngày 28 tháng 4 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm mình tự viết, không sao chép nội
dung của người khác, từ mạng Internet.

(Kí, ghi rõ họ tên)

15


MỤC LỤC

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 1116/SGD&ĐT-GDTH: Về việc hướng dẫn thực hiện chương
trình, sách dạy học Tin học cấp tiểu học từ năm học 2017-2018.
2. Công văn số 1076/SGD&ĐT: Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục
Tiểu học năm học 2018-2019 của Sở giáo dục đào tạo tỉnh Phú Thọ.
3. Sách “Hướng dẫn Tin học lớp 3”

17


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
(Ký tên, đóng dấu)

18



×