Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học chủ đề những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ x XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.1 MB, 80 trang )

PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo mục đích học tập do UNESCO khởi xướng “Học để biết, học để làm, học
để chung sống và học để tự khẳng định mình”; hiện nay nền Giáo dục Việt Nam
với sứ mệnh và vị trí quan trọng của mình có nhiệm vụ phải tạo ra những cơng dân
có tri thức, năng lực, trách nhiệm, biết cách thích nghi với cuộc sống mn hình
vạn trạng. Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra chủ trương đổi mới căn bản và
toàn diện nền giáo dục Việt Nam nhằm hướng đến chất lượng thực sự của nền
giáo dục. Đó vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục, trong đó có giáo dục PT.
Tiếp cận trí tuệ con người ở một khía cạnh rất đặc biệt, Howard Gardner đã
nhanh chóng trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong những thập niên gần đây
khi cơng bố nghiên cứu mang tên “Thuyết đa trí tuệ” – Theory of Multiple
Intelligences. Theo đó, trong mỗi người chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông
minh trong số các loại: Ngơn ngữ, logic/ tốn học, âm nhạc, khơng gian, vận động,
giao tiếp, nội tâm và tự nhiên. Thuyết đa trí tuệ với những đóng góp khoa học của
Howard Gardner đã đem đến những nhận thức mới về trí tuệ con người.
Theo “Thuyết đa trí tuệ” – Theory of Multiple Intelligences thì trí thơng minh
trở thành “khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra sản phẩm mà các giải pháp
hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều mơi trường văn hóa và trí thơng
minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ”. Việc tồn tại tất cả
các trí thơng minh với mức độ cao thấp khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thiên hướng
tiếp thu năng lực trí tuệ nào hiệu quả hoặc kém hiệu quả. Thêm nữa, trí thơng minh
không phải là cái bất biến. Thông qua đào tạo có thể tạo điều kiện phát triển hoặc
làm thui chột năng lực trí tuệ của HS. Vì thế, có thể xem việc kế thừa những thành
tựu trong nghiên cứu của Howard Gardner về trí thơng minh đa dạng như một gợi
ý để lựa chọn PPDH phù hợp trong tất cả các mơn học, trong đó có Lịch sử.
Lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner đã được nghiên cứu và đề cập ít nhiều
trong các cuốn sách, bài nghiên cứu và hoạt động của một số cơ sở giáo dục. Tuy
nhiên, các tài liệu nói trên mới chủ yếu đề cập nhiều đến quan điểm mới của
Howard Gardner về trí thơng minh, mơ tả các dạng trí thơng minh và đề xuất việc


vận dụng trong DHPT và đại học một cách sơ lược. Trên thực tế, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thuyết đa trí tuệ để vận dụng vào DHPT,
cụ thể là môn LS.
Trong hơn 20 năm trở lại đây, thuyết này được áp dụng ở rất nhiều quốc gia
châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Tại Việt Nam, nhiều trường học quốc tế ở những thành
phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đã sử dụng hiệu quả. Vậy mà việc
tiếp cận của nhà trường, đội ngũ GV và các em HS Nghệ An về lý thuyết đa trí tuệ
chưa thật rộng rãi. Đây thực sự là vấn đề cần xem xét, giải quyết bởi môi trường
giáo dục Nghệ An hiện nay đang có nhiều thay đổi tích cực. HS ngày càng năng

1


động, đa tài, thể hiện năng lực trên nhiều lĩnh vực: từ thành tích cao trong học tập
đến hoạt động văn nghệ, thể thao, những câu lạc bộ, nhóm thanh niên hoạt động
thiện nguyện… Lực lượng GV phần lớn nhiệt huyết, có trình độ về chun mơn,
chủ động, sáng tạo, cầu tiến bộ. Các cấp lãnh đạo luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện
tốt nhất cho hoạt động giáo dục trong trường lớp diễn ra hiệu quả… Vì thế, chúng
ta cần tích cực tìm hiểu, vận dụng học thuyết đa trí tuệ để tận dụng được hết tiềm
lực sẵn có của giáo dục tỉnh nhà, phát huy tốt năng lực của học sinh, nâng cao chất
lượng dạy học môn Lịch sử.
Như vậy, xuất phát từ thực tiễn DH của địa phương, từ khả năng vận dụng lý
thuyết đa thông minh của Howard Gardner trong DH phổ thông, chủ trương đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục của Đảng và vị trí, vai trị của bộ mơn LS, tơi
lựa chọn đề tài Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học chủ đề "Những cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vận dụng thuyết đa trí tuệ vào trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng

dạy học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
- Thuyết đa trí tuệ.
- Q trình dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Chủ đề: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV
(Lịch sử 10 Trung học phổ thông).
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng thuyết đa trí tuệ vào trong dạy học thì sẽ phát huy được tốt
năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí luận, gồm có:
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học giáo dục
phổ thơng, lí luận dạy học Lịch sử, lí luận về dạy học tích cực, văn kiện đại hội
Đảng về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lí
luận của đề tài.

2


- Nghiên cứu chương trình và SGK, sách GV mơn Lịch sử lớp 10 để soạn
thảo tiến trình dạy học theo định hướng nghiên cứu.
5.2. Nghiên cứu điều tra, phỏng vấn, thực nghiệm
- Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi, quan sát, phỏng vấn, dự giờ, bài kiểm tra,
quay phim, chụp ảnh về việc vận dụng thuyết đa trí tuệ trong nhà trường phổ
thơng.
- Tiến hành trong phịng học, thiết kế mô phỏng, phim học tập, sử dụng các
phần mềm học tập....

5.3. Tham vấn ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các giảng viên chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ mơn
lịch sử, cán bộ quản lí, GV các trường THPT trong việc soạn thảo, thiết kế vận
dụng thuyết đa trí tuệ và các tiêu chí đánh giá hiệu quả quả dạy học, đặc biệt đánh
giá NL GQVĐ của HS trong học tập.
5.4. Thực nghiệm sư phạm
Tiến hành TNSP trên đối tượng là HS bậc THPT tại 3 trường: THPT Phan
Bội Châu; THPT Dân tộc nội trú 2; THPT Cửa Lò thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghệ An.
5.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để phân tích kết quả TNSP và kiểm định giả
thuyết thống kê. Từ đó, khẳng định hiệu quả của việc vận dụng thuyết đa trí tuệ
trong dạy học Lịch sử nhằm phát triển năng lực cho HS.
6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về nghiên cứu lý luận
- Đề xuất một cách sắp xếp hệ thống các nhóm trí tuệ phù hợp trong 1 bài
học, chủ đề dạy học lịch sử.
- Đề xuất quy trình vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học một chủ đề của
chương trình Lịch sử THPT nhằm phát triển năng lực cho HS.
6.2. Về nghiên cứu ứng dụng
- Mô tả được thực trạng sử dụng thuyết đa trí tuệ ở một số trường THPT trong
tỉnh Nghệ An.
- Chuẩn bị được các điều kiện cần thiết để áp dụng thuyết đa trí tuệ cho học
sinh vào trong dạy học chủ đề ”Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các
thế kỉ X- XV”.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cấu trúc đề tài
như sau:
3



Phần mở đầu
Phần nội dung
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy
học Lịch sử ở trường THPT.
II. Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học lịch sử.
III. Vận dụng thuyết đa trí tuệ cho học sinh trong dạy học lịch sử
Chủ đề: Những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa lớn trong thời kỳ độc lập tự
chủ dưới chế độ phong kiến Việt Nam (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
IV. Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.

4


5


PHẦN II- NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng lý thuyết đa trí tuệ vào dạy học
Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm thuyết đa trí tuệ:
Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thơng minh của con người được nhìn
nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và cơng bố bởi tiến sĩ
Howard Gardner.Theo Gardner, trí thơng minh (intelligence) được ơng quan niệm
như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải
pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều mơi trường văn hóa" và trí

thơng minh cũng khơng thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.
1.1.2. Các loại hình thơng minh trong thuyết đa trí tuệ
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, một nhà tâm lý học người Mỹ Howard
Gardner, Tiến sĩ tâm lý học phát triển của trường đại học Harvard, đã đưa ra
Thuyết đa trí tuệ, ở Việt Nam thường được biết với tên: thuyết đa trí tuệ đa năng
lực, lý thuyết trí khơn nhiều thành phần, thuyết trí thơng minh đa dạng. Trong hơn
20 năm trở lại đây, thuyết này được áp dụng rất nhiều trong các nền giáo dục bậc
mầm non ở các quốc gia châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á và đã đạt được
những thành cơng nhất định.

Hình 1.1. Thuyết đa trí tuệ của Tiến sĩ Howard Gardner

Nếu thuyết trí tuệ truyền thống cho rằng trí tuệ của con người gồm năng lực
ngơn ngữ và năng lực tốn học (logic); thì Howard Gardner đưa ra 7 trí thơng

6


minh, 2 trí thơng minh đầu tiên có giá trị điển hình trong trường học; 3 trí thơng
minh tiếp theo thường được gắn với nghệ thuật và 2 trí thơng minh cuối được ơng
xếp vào “trí thơng minh cá nhân”, đó là: thơng minh về ngơn ngữ, thơng minh tốn
học, thông minh âm nhạc, thông minh thể chất, thông minh hội họa không gian,
thông minh nội tâm, thông minh về giao tiếp xã hội.
Trí thơng minh về tốn học/logic (mathematical/logical): những người có trí
thơng minh này có thiên hướng học tập thơng qua các lập luận logic, thích tốn
học, lập trình, chơi xếp hình.
Trí thơng minh về ngơn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): những người có trí thơng
minh này có thiên hướng học tập thơng qua việc nói và viết, thích đọc, chơi ơ chữ.
Trí thơng minh về thị giác/khơng gian (visual/spatial): những người có trí thơng
minh này có thiên hướng học tập thơng qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và

định hướng tốt trong không gian, chúng ta khơng nên nghĩ rằng trí thơng minh này
chỉ gắn với thị giác vì Gardner tin rằng đối với các trẻ em khiếm thị thì trí thơng
minh về khơng gian này cũng phát triển.
Trí thơng minh về vận động (bodily/kinesthetic): Những người có trí thơng
minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng động tác,
cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao.
Trí thơng minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic): Những người có trí
thơng minh này có thiên hướng học tập thơng qua các giai điệu, âm nhạc, thích
chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm.
Trí thơng minh hướng ngoại (interpersonal): Những người sở hữu trí thơng
minh này có thiên hướng học tập thông qua sử dụng các kỹ năng xã hội, giao tiếp,
hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trị chuyện, có khả năng thơng
hiểu người khác.
Trí thơng minh hướng nội (intrapersonal): Những người có trí thơng minh này
có thiên hướng học tập thơng qua tình cảm, cảm giác, điều khiển và làm chủ tốt
việc học của mình, hiểu rõ các suy nghĩ của bản thân, từ đó có thể hiểu được cảm
xúc, tình cảm của người khác.
Vào năm 1996, Gardner có bổ sung thêm 2 loại trí thơng minh mà ơng và đồng
nghiệp đang nghiên cứu: Trí thơng minh hướng về thiên nhiên (naturalist): người
có khả năng học tập thơng qua hệ thống sắp xếp, phân loại, u thích thiên nhiên,
các hoạt động ngồi trời. Trí thơng minh về sự tồn tại (existential): loại trí tuệ này
tìm kiếm sự kết nối giữa những kiến thức mới học với các ứng dụng, kiến thức
trong thực tế.
Theo H.G trí lực khơng cịn chỉ là trí thơng minh logic - toán học truyền thống
mà là những yếu tố giáo dục được nhấn mạnh như: năng lực thực tiễn, sức sáng
tạo; ơng cũng cho rằng trí lực khơng thể dùng một tiêu chuẩn đo lường chung để
đánh giá mà nó cịn lệ thuộc vào mơi trường văn hóa xã hội mới có thể tạo ra một

7



năng lực đặc thù nào đó; theo ơng, trí lực cũng khơng thể chỉ gồm 1 loại năng lực
nào đó hay một loại năng lực nào đó làm trung tâm, mà là một tổng hợp nhiều loại
trí tuệ khác nhau mà thành. Từ những lý luận của ông, chúng ta có thể hiểu con
người sở hữu nhiều loại trí tuệ, mỗi cá nhân sở hữu các trí tuệ ở những trạng thái
không giống nhau cho nên cách giải quyết vấn đề chắc chắn cũng khơng giống
nhau.
Vậy tóm lại từ thuyết đa trí tuệ của H.G cho chúng ta một cách thức mới đa
dạng hơn, phong phú hơn để hiểu về trí tuệ của con người, từ đó khi chúng ta kết
hợp những trí tuệ này để phục vụ cho cơng tác giảng dạy sẽ đạt hiệu quả hơn. Một
là thông qua thuyết đa trí tuệ có thể kiểm tra xem năng lực thật sự của bản thân,
tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn; hai là thông qua việc hiểu biết về
năng lực trí tuệ của học sinh để hiểu hơn về sức học của người học, ba là người
dạy cần tự nghĩ ra cách thức, quá trình giảng dạy đặc biệt để dạy, cũng như để phù
hợp yêu cầu cho những học sinh có trí tuệ đặc thù, bốn là có thể bồi dưỡng, hoặc tư
vấn kế hoạch học tập cho học sinh, năm là có thể đánh giá trình độ của người học
một cách hợp lý hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Để hiểu rõ về thực trạng đổi mới PP dạy và học môn lịch sử hiện nay, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát đối với GV và HS (Phiếu khảo sát ở Phụ lục 8)
Thu được kết quả như sau: về phía HS
THPT chun
Phan Bội Châu


THPT Cửa Lị

THPT
Dân tộc nội trú 2


Khơng



Khơng



Khơng

GV của các em 150/300
có áp dụng đa 50%
dạng
các
phương
pháp
dạy học tích cực
nhằm
khuyến
khích người học
phát triển năng
lực tự học, tự
nghiên cứu và
làm việc nhóm
hay chưa?

150/300
50%

120/300

40%

180/300
60%

112/300
37,3%

188/300
62,7%

Các
phương 150/300
pháp dạy học 50%
của GV có khiến
em cảm thấy

150/300
50%

120/300
40%

180/300
60%

112/300
37,3%

188/300

62,7%

8


phù hợp với
năng lực và sở
thích của bản
thân khơng?
Em có mong 298/300
muốn GV áp 99,3%
dụng
nhiều
phương
pháp
dạy học tích cực
mới
nhằm
khuyến
khích
người học phát
triển năng lực tự
học, tự nghiên
cứu và làm việc
nhóm khơng?

2/300
0,7%

250/300

83,3%

50/300
16,7%

245/300
81,7%

55/300
18,3%

Kết quả thu được về phía GV:
THPT chun
Phan Bội Châu


THPT Cửa Lị

THPT
Dân tộc nội trú 2

Khơng



Khơng



Khơng


Thầy/cơ đã áp 15/30
dụng đa dạng 50%
các
phương
pháp dạy học
tích cực nhằm
khuyến
khích
người học phát
triển năng lực tự
học, tự nghiên
cứu và làm việc
nhóm hay chưa?

15/30
50%

12/30
40%

18/30
60%

11/30
36,7%

19/30
63,3%


Thầy/ cơ đã thực 15/30
sự hài lòng với 50%
thái độ học tập
của học sinh
trong các tiết
dạy hay chưa?

15/30
50%

12/30
40%

18/30
60%

11/30
36,7%

19/30
63,3%

Ban giám hiệu ở 29/30
trường
của 96,7%

1/30
3,3%

25/30

83,3%

5/30
16,7%

24/30
80%

6/30
20%

9


thầy/cơ có tạo
điều kiện tốt
nhất cho hoạt
động đổi mới
phương
pháp
dạy học hay
khơng?
Thầy/ cơ có 29/30
mong muốn tiếp 96,7%
cận thêm những
phương
pháp
dạy học mới để
giúp HS tích
cực, hứng thú

hơn trong học
tập khơng?

1/30
3,3%

29/30
96,7%

1/30
3,3%

28/30
93,3%

2/30
6,7%

Như vậy, khi khảo sát thực tiễn dạy học ở các môi trường khác nhau như trường
THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Dân tộc nội trú 2, THPT Cửa Lị; tơi nhận
thấy cũng có rất nhiều thuận lợi trong việc áp dụng những phương pháp dạy học
tích cực mới. Đó là học sinh hiện nay rất năng động, sáng tạo; ngoài học kiến thức
văn hố trên lớp, nhiều em cịn được gia đình cho rèn luyện các hoạt động thể thao,
tiếp xúc những lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, khiêu vũ, nhạc kịch…
Có những học sinh được sở hữu thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ tốt cho việc
học tập như máy tính xách tay, điện thoại thơng minh… Các trường học hiện nay
hầu hết đều đã trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu, máy tính nối mạng Internet, hệ
thống bảng phụ, bản đồ, tranh ảnh… GV cơ bản có trình độ chun mơn tốt, tích
cực tiếp thu và ứng dụng những phương pháp GD mới đã được kiểm chứng khoa
học. Ban lãnh đạo các trường rất chú trọng công tác đổi mới GD, tăng cường đầu

tư trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học, động viên kịp thời những sáng kiến
nâng cao chất lượng GD… Tất cả những yếu tố đó tạo cơ sở, điều kiện để có thể
vận dụng tốt thuyết đa trí tuệ trong giáo dục PT nói chung và DHLS nói riêng trên
địa bàn Nghệ An.
II. VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ
2.1. Phân loại thuyết đa trí ṭ có thể vận dụng trong dạy học mơn Lịch sử ở
trường THPT.
Để vận dụng thuyết đa trí tuệ vào trong dạy học một cách có hiệu quả, GV cần đánh
giá được các dạng năng lực trí tuệ của mỗi HS, linh hoạt thay đổi hình thức, PPDH cho
phù hợp với đối tượng HS để phát huy được trí thông minh đa dạng của HS.

10


2.1. 1. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh logic
Nhiều quan điểm cho rằng, trí tuệ logic chỉ phù hợp với dạy học những môn về
khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, bộ môn LS luôn yêu cầu người học phải có những
tư duy logic để nắm được bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS. Vận dụng trí
tuệ logic-tốn học vào bộ mơn LS có rất nhiều PPDH như sơ đồ, biểu đồ, bảng
biểu, đồ thị, băng thời gian… Trong đó, sử dụng sơ đồ tư duy có ưu thế lớn.
Ví dụ: sau khi dạy xong mục Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, GV có thể
đưa ra sơ đồ tư duy (hình dưới), hoặc có thể u cầu học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy
theo ý kiến của mình trên cơ sở dựa vào nội dung bài học, tự thiết kế các nhánh nội
dung kiến thức và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. Việc dựa trên sơ đồ giáo
viên cho, HS có thể nắm vững những nội dung cơ bản nhất của đề mục; còn nếu
HS tự vẽ sơ đồ thì khơng chỉ giúp HS hiểu đầy đủ nét chính về cuộc kháng chiến
chống Tống lần hai của quân dân Đại Việt, mà còn rèn được kĩ năng thực hành bộ
môn và giáo dục HS lịng u nước, tự hào dân tộc.

Hình 1.2. Sơ đồ tư duy cuộc kháng chiến chống Tống

thời Lý
2.1.2. Những hoạt động vận dụng trí tuệ ngơn ngữ
Trong DHLS, việc vận dụng trí tuệ ngơn ngữ giữ vai trị đặc biệt quan trọng.
Ngơn ngữ nói trong DHLS được thể hiện qua thơng báo, tường thuật, miêu tả, nêu
đặc điểm, giải thích, trao đổi thảo luận, tranh luận, đóng vai, thuyết trình...
Ví dụ: khi dạy mục Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, GV có thể yêu cầu
HS tường thuật trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt: Đọc lại bài thơ Thần của Lý
Thường Kiệt, ý nghĩa của bài thơ, tác dụng của việc đọc vào ban đêm trong đền
thờ Trương Hống, Trương Hát (Hai vị tướng của Triệu Quang Phục).

11


2.1.3. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh khơng gian:
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện,
hiện tượng LS nên việc vận dụng trí tuệ khơng gian để tái hiện lại bức tranh quá
khứ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong q trình DHLS, GV có thể hướng dẫn HS sử
dụng cơng nghệ thơng tin: phim hoạt hình, tranh ảnh, tranh vẽ, biểu đồ, tranh dán,
kẻ ô, điêu khắc, phim ảnh để hỗ trợ việc giảng dạy, tạo nên sự phong phú, đa dạng
và hấp dẫn trong giờ học; hoặc có thể khích lệ người học sắp xếp góc học tập, bảng
học tập.
Ví dụ: khi dạy về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo, GV có
thể hướng dẫn HS vẽ lược đồ, biểu diễn vị trí của trận địa cọc, vị trí mai phục của
quân ta, kế hoạch nhử địch… đồng thời, bằng sự kết hợp với ngơn ngữ miêu tả,
tường thuật, giải thích HS biết sử dụng lược đồ, bản đồ để tái hiện lại trận Bạch
Đằng lần ba. Qua đó, HS khơng chỉ hiểu được nghệ thuật quân sự độc đáo của
Trần Hưng Đạo, tính kế thừa trong truyền thống chống giặc ngoại xâm, mà còn
giáo dục được cho HS lòng yêu nước và đánh giá được vai trò của Hưng Đạo
Vương trong lịch sử dân tộc.


Hình 1.3. Lược đồ Chiến thắng Bạch Đằng (1288)

2.1.4. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh vận động:
Đây là dạng trí tuệ chú trọng vào hoạt động và hệ thống thao tác được vận dụng
linh hoạt. Vận dụng trí tuệ vận động vào DHLS có thể sử dụng nhiều PPDH khác
nhau, trong đó sân khấu hố có ưu thế nổi trội. Sân khấu hố là một hình thức nghệ
thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, đề cao tính tương tác và khả năng
sáng tạo của HS, tạo cơ hội cho các em phát huy trí tuệ hình thể-động năng, trí tuệ
ngơn ngữ cũng như trí tuệ giao tiếp.
Ví dụ: GV có thể gợi ý cho HS chọn chủ đề sân khấu hố “Hào khí Đơng A” để
hiểu được tinh thần quật cường, sức mạnh của nhà Trần trong công cuộc chống

12


giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc. Để xây dựng được kịch bản, GV hướng dẫn
HS dựa vào một số tác phẩm tiêu biểu như Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng
giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạch Đằng
giang phú (Trương Hán Siêu). Từ đó, chọn ra một số nhân vật tiêu biểu như Trần
Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,… một số nhân vật phụ như binh lính nhà Trần,
tướng giặc, quân giặc… để viết lời thoại theo từng cảnh. Cảnh 1: giặc Mông
Nguyên xâm lược nước ta với thế giặc hùng mạnh, hung tàn. Cảnh 2: Trần Quốc
Tuấn soạn lời hịch để khích lệ quân dân đấu tranh. Cảnh 3: quân dân nhà Trần
đánh tan qn Mơng Ngun, ca khúc khải hồn. Tiếp đó, GV hướng dẫn HS
luyện tập, biểu diễn trước lớp. Điều này vừa giúp HS khắc sâu kiến thức, vừa thể
hiện được năng khiếu của cá nhân.
2.1.5. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh âm nhạc:
Một giờ học LS nếu có sự kết nối kiến thức thơng qua âm nhạc, sẽ tạo được
khơng khí học tập và nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức. Để vận dụng loại trí tuệ
này có thể có nhiều cách như ghi âm, sử dụng các ca khúc, clip, đọc thơ… Đặc

biệt, là PP viết lời cho nhạc, tức là trên cơ sở những giai điệu có sẵn mà chuyển thể
nội dung LS trong bài học thành lời của bài hát - đây là PP dành cho những em có
sự phát triển vượt trội về trí tuệ âm nhạc, vì vậy cần dựa vào năng lực thực sự của
HS, tránh ép buộc, khiên cưỡng, làm khó cho HS.
Ví dụ: Trong giảng dạy, Giáo viên lập kế hoạch tìm hiểu các bài hát trước khi
chuẩn bị dạy như bài Lí Thường Kiệt của Ngô Nguyễn Trần-Tâm Thơ, chuẩn bị đĩa
hát, cắt đoạn nhạc có nội dung hỗ trợ bài giảng... Đến tiết dạy, phần liên quan ở
mục Kháng chiến chống Tống thời Lí, giáo viên sử dụng đoạn nhạc có giá trị về
mặt lịch sử để học sinh học lịch sử qua bài hát tạo khơng khí thoải mái cho HS và
làm việc tiếp nhận kiến thức trở nên dễ dàng hơn ...
2.1.6. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh hướng ngoại:
Trong dạy học LS, việc vận dụng trí tuệ giao tiếp đem đến những gợi ý về cách
thức tổ chức hoạt động học tập để HS phát huy tính tích cực và chủ động chiếm
lĩnh kiến thức, trong đó hình thức hoạt động nhóm rất có ưu thế. Bởi vì, thơng qua
hoạt động nhóm, HS khơng chỉ chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức, mà còn
phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác và rèn luyện năng lực tổ chức trong học tập
và cuộc sống.
Ví dụ: khi DH về Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, GV có thể chia lớp thành ba
nhóm: nhóm 1- tìm hiểu về ngun nhân bùng nổ khởi nghĩa (khách quan, chủ
quan); nhóm 2 - khái quát diễn biến của cuộc khởi nghĩa; nhóm 3- tìm hiểu bản
Bình Ngơ đại cáo và đặc điểm của cuộc khởi nghĩa. Trong đó, GV phải giao nhiệm
vụ cụ thể, phân công trách nhiệm, giới thiệu nguồn tư liệu, theo dõi, hỗ trợ các
nhóm làm việc. Đồng thời, yêu cầu mỗi nhóm phải có sản phẩm khi trình bày kết
quả dưới nhiều hình thức khác nhau như thuyết trình bằng Power Point, làm tập

13


san (hình ảnh, tư liệu), vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung hay quay clip ngắn đóng
vai nhân vật LS… Qua đó, HS được phát huy các trí tuệ khác nhau và đem lại sự

hứng thú học tập bộ mơn.
2.1.7. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh hướng nội:
Người có trí tuệ nội tâm có ý thức cao về khả năng tự hiểu được cảm xúc riêng,
mục tiêu và động cơ cá nhân. Để vận dụng loại trí tuệ này trong DHLS có thể sử
dụng các PPDH suy ngẫm, bài tập nghiên cứu tình huống, kĩ thuật K-W-L-H…
qua đó phát huy khả năng tư duy độc lập của cá nhân người đọc.
Ví dụ: GV khi dạy mục Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn có thể nêu tình huống: Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng
em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia
biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù. Người cha bảo Nguyễn Trãi: “Con
là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế
mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay
sao?”. Trong tình thế đó, nếu em là Nguyễn Trãi em sẽ hành động như thế nào? Vì
sao? HS sẽ suy ngẫm, tự đặt mình vào nhân vật, tìm hiểu bối cảnh giai đoạn đó để
đưa ra quyết định và lí giải cho quyết định đó. Qua đó HS hiểu sâu hơn về tài năng,
nhân cách của Nguyễn Trãi.
2.1.8. Những hoạt động vận dụng Trí thơng minh tự nhiên
Với sự nhạy cảm nắm bắt các hiện tượng trong thiên nhiên của loại trí tuệ này,
DHLS có thể sử dụng các hình thức dạy học tại bảo tàng, thực địa, trải nghiệm, dự
án, tham quan học tập… sẽ đem lại hiệu quả cao cho quá trình lĩnh hội kiến thức
LS cho HS.
Ví dụ: khi dạy mục Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên ở thế
kỉ XIII, GV có thể cho HS hiểu rõ hiện tượng thuỷ triều được vận dụng trong trận
Bạch Đằng lần ba như thế nào khi lồng ghép tổ chức dã ngoại ở vùng biển Cửa Lò,
trực tiếp quan sát thuỷ triều ở phía Bắc Việt Nam.
2.2. Các bước tổ chức một giờ học theo kiểu dạy học vận dụng thuyết đa trí tuệ.
Để cho HS nắm bắt được cách thức làm việc, hình thức đánh giá kết quả học
tập nhằm tạo ra sự ganh đua giữa các nhóm và giữa các HS với nhau, đồng thời
tránh được tình trạng mất trật tự trong quá trình làm việc cũng như năng lực học
tập của HS giữa các nhóm chênh lệch nhau sẽ làm cho kết quả học tập giữa các

nhóm quá chênh lệch nhau thì khi tổ chức một giờ dạy học có sự vận dụng thuyết
đa trí tuệ, GV cần phải tiến hành theo các bước sau:
14


Bước 1: Giáo viên xác định các đơn vị kiến thức bài học. Từ đó, xác định bài
học có thể sử dụng những loại “trí tuệ” nào.
Bước 2: Chia nhóm
Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả của q trình học tập.
GV tiến hành cho HS làm trắc nghiệm về các loại hình trí tuệ theo thuyết đa trí
tuệ. Sau khi có kết quả, tùy thuộc vào mức độ khó – dễ của kiến thức, thời gian và
đặc biệt trong vận dụng thuyết đa trí tuệ trong dạy học, Gv phải chú trọng đến về
nội dung để có thể chia nhóm cho phù hợp.
Bước 3: Thống nhất nội quy học tập theo nhóm
GV giới thiệu nội dung học tập ở các nhóm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu
học tập – phiếu hỗ trợ và cách làm việc làm việc trên các phiếu học tập,…
Bước 4: Tổ chức cho các nhóm làm việc
HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm tùy theo yêu cầu nhiệm vụ
học tập của GV giao.
Bước 5: Tổng kết kết quả học tập
Sau khi các nhóm đã hồn thành nhiệm vụ theo quy định, từng nhóm trình bày
kết quả cuối cùng mà nhóm hồn thành trước lớp. Sau khi một nhóm lên trình bày
kết quả nhóm hồn thành, các nhóm cịn lại nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm
vừa báo cáo.
Khi các nhóm đã báo cáo xong, GV trình chiếu nội dung cho từng nhóm, các
nhóm đánh giá kết quả hồn thành nhiệm vụ của các nhóm bạn, trên cơ sở đó các
đánh giá – cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tính tích cực của
nhóm và đánh giá nội dung nhóm đó đã làm được.
2.3. Vai trị của vận dụng thút đa trí ṭ vào dạy học lịch sử ở trường THPT.

2.3.1. Đối với học sinh:
Thomas Armstrong nhận định: “Hằng ngày mỗi chúng ta đều sử dụng tám loại
hình thơng minh nhưng cách thể hiện hoàn toàn khác nhau… khi sử dụng tất cả các
loại hình trí thơng minh theo cách của riêng mình, mỗi người sẽ góp vào thế giới
một giai điệu riêng biệt mà khơng ai có thể tạo ra”.
Vận dụng thuyết đa trí tuệ là sân chơi bổ ích cho HS sẽ rèn luyện nhiều kĩ năng,
đặc biệt là kĩ năng tư duy LS; kĩ năng đánh giá, nhận xét về các sự kiện, hiện
tượng, nhân vật LS; kĩ năng vận dụng, liên hệ thực tiễn cuộc sống… Từ đó, phát
triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề và năng lực giao tiếp, giúp HS năng động,
tự tin, linh hoạt và làm chủ được kiến thức của mình.

15


Vận dụng thuyết đa trí tuệ trong DHLS giúp HS có nhiều cơ hội bày tỏ quan
điểm cá nhân, hình thành thế giới quan khoa học. Mặt khác, HS làm việc tích cực
trong mọi hoạt động học tập góp phần khắc phục thói quen ỉ lại, trơng chờ, thụ
động rèn luyện tính chủ động trong học tập và cuộc sống.
2.3.2. Đối với giáo viên:
Thuyết đa trí tuệ trang bị cho GV cơ sở để đánh giá đúng khả năng phát triển trí
tuệ của học sinh. Từ đó, lựa chọn, tìm tòi, sáng tạo ra những PPDH nhằm tác động
trực tiếp tới cá thể HS, tạo điều kiện cho HS bộc lộ và phát huy tối đa khả năng trí
tuệ của mình để tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo chiếm lĩnh tri thức. Theo
đó, trong q trình dạy học LS tuỳ thuộc vào mục tiêu và nội dung dạy học, đối
tượng và khả năng nhận thức mà GV lựa chọn các PPDH cho phù hợp. Như vậy,
thuyết đa trí tuệ mở ra nhiều con đường để GV giúp HS hình dung được quá khứ
sinh động, khoa học.
Thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học
sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ. Và họ hiểu thấu đáo vì sao
phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả

với học sinh kia. Thuyết này cũng giúp giáo viên áp dụng linh hoạt hơn các
phương pháp giáo dục và kĩ năng sử dụng các tài liệu, các thiết bị dạy học đa dạng
hơn, phong phú hơn. Trong lớp học đa trí tuệ, giáo viên phải linh hoạt thay đổi
phương pháp và khéo léo chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang lối dạy không gian rồi
lối dạy âm nhạc hay vận động, giao tiếp…
2.3.3. Đối với bộ môn Lịch sử:
Trong giáo dục nhà trường, bộ mơn lịch sử có vai trị đặc biệt đối với việc giáo
dục đạo đức, tư tưởng, nhân cách HS. Học lịch sử để hiểu về cội nguồn dân tộc, để
trân trọng những gì mình đang có, để biết ơn tổ tiên và sống có trách nhiệm trong
hiện tại và tương lai. Kiến thức LS phản ánh toàn diện các lĩnh vực của đời sống
con người trong quá khứ như kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội. Với nội dung kiến
thức đa dạng, phong phú của LS thế giới và LS dân tộc cần phải sử dụng nhiều
PPDH khác nhau. Theo đó, thuyết đa trí tuệ rất có ưu thế, đem lại hiệu quả cao
trong giờ học bộ môn LS.
Mỗi người đều sở hữu tất cả những trí thơng minh kể trên, chỉ là mỗi người sẽ
có những phương thức vận dụng các trí thơng minh này khơng giống nhau. Thuyết
đa trí tuệ đã phá vỡ những lý thuyết trí tuệ truyền thống, các khái niệm về thơng
minh sẽ khơng cịn phụ thuộc vào chỉ số thơng minh được đánh giá thông qua
những bài trắc nghiệm IQ nữa. Phương pháp giảng dạy truyền thống với vai trò
người thầy làm trung tâm phát thơng tin, và học trị bị động tiếp nhận thông tin đã
trở nên lạc hậu trước yêu cầu đào tạo xã hội, khi các giá trị được kỳ vọng từ xã hội

16


là năng lực tư duy sáng tạo và khả năng tự tiếp thu cái mới, hay cao hơn nữa là khả
năng tự hoàn thiện. Nếu theo cách dạy cũ, các kỹ năng được truyền đạt một chiều
thì tiềm năng của mỗi người sẽ không được phát huy triệt để, càng không tạo được
hứng thú cho học sinh, không đảm bảo hiệu quả của buổi học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai tổ chức dạy học bằng áp dụng

linh hoạt, tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Các hoạt động như
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy,… sẽ tạo
ra môi trường học tập đa trí tuệ rất hiệu quả.
Lúc này ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào cơng tác dạy học LS rất phù hợp với chủ
trương “lấy học sinh làm trung tâm” đề xướng ra cách dạy để người học tự phát
hiện và vận dụng các trí thơng minh của bản thân nắm vững bài học, đảm bảo hiệu
quả và sự hưng phấn của người học trong học tập. Thuyết đa trí tuệ sẽ cung cấp
cho mỗi người khơng gian trí tuệ rộng lớn hơn, mỗi học sinh đều có điểm mạnh,
các phương thức học tập không giống nhau, kể cả tiềm năng học tập cũng có sự
khác biệt. Việc ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy LS sẽ giúp học sinh của
chúng ta trở nên thơng minh hơn, thậm chí sự thơng minh của họ cịn vượt q
những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Thuyết đa trí tuệ được sử dụng trong q trình giảng dạy mơn Lịch sử, đã mang
lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết trong trường học. Mục đích nhằm kêu gọi
nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh. Mỗi loại trí
tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh
hướng khác nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều
kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Làm
được điều đó, chúng ta sẽ giúp mỗi học sinh tỏa sáng và thành công trong cuộc
sống của các em.
III. VẬN DỤNG THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CUỘC KHÁNG CHIẾN, KHỞI NGHĨA LỚN TRONG
THỜI KỲ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV)
(Thời lượng: 2 tiết- Tiết PPCT: 25,26)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi học xong chuyên đề học sinh:
 Nêu được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV của dân tộc.

 So sánh được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X
đến thế kỉ XV của dân tộc.

17


 Nhận xét được các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ
X đến thế kỉ XV của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử
- Kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, nhận xét các sự kiện lịch sử
3. Thái độ:
- Biết được âm mưu, bản chất xâm lược của kẻ thù.
- Biết tôn trọng, tri ân các vị anh hùng đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập của
dân tộc.
- Nhận thức được vai trò của nhân dân trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa
chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của dân tộc.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa
chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của dân tộc.
- So sánh, phân tích sự giống và khác nhau giữa các cuộc kháng chiến, khởi
nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của dân tộc.
- Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn: Biết cách tìm hiểu thơng tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong các cuộc
kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV của dân tộc
gắn với địa phương.
B. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN


Nội dung Nhận biờt Thụng hiu
I.
Các
cuộc
kháng
chiến
chống
quân
xâm
lợc
Tống

Trình
bày c
những
nét khái
quát
về
diễn
biến,
kết quả,
ý
nghĩa
của
các
cuộc

Hiu c vỡ
sao


Thng Kit
li ch động
mở cuộc tập
kích lên đất
Tống

18

Vận dụng

Vận dụng cao

Phân
tích
được ý nghĩa
của bài thơ
Nam quốc sơn


Nhận xét được
cách kết thúc
chiến
tranh
trong
cuộc
kháng
chiến
chống Tống thời
thời Lý



kháng
chiến
hai
lần
chống
Tống
II. Các
cuộc
kháng
chiến
chống
quân xâm
lợc
Mông
Nguyên ở
thế
kỉ
XIII

Trình
bày c
diễn
biến,
kết quả,
ý
nghĩa
của
ba
lần

kháng
chiến
chống
quân xâm
lợc
MôngNguyên

Hiu c ti
sao nhõn dân
thời Trần lại
sẵn sàng đồn
kết với triều
đình
chống
giặc giữ nước.

Lập
được
bảng hệ thống
về các cuộc
kháng chiến
chống quân
xâm
lược
Mông

Nguyên ở thế
kỉ XIII về các
nội dung: thời
gian, những

thắng lợi tiêu
biểu,
người
chỉ huy.

Rút ra được bài
học kinh nghim
ca cỏc cuc
khỏng
chin
chng quõn xõm
lc Mụng
Nguyờn th k
XIII

III.
Phong
trào
đấu
tranh
chống
quân
xâm
lợc
Minh và
khởi
nghĩa
Lam Sơn

Trình

bày c
diễn
biến,
kết quả,
ý
nghĩa
của khởi
nghĩa
Lam Sơn

Lý gii c
tinh thn on
kt của nhân
dân
trong
cuộc
khởi
nghĩa
Lam
Sơn.

So sánh được
cuộc
khởi
nghĩa
Lam
Sơn với các
cuộc
kháng
chiến thời Lý

– Trần

Bài học về cách
kết thúc chiến
tranh trong cuộc
kháng
chiến
chống Tống thời
Lý được vận
dụng như thế
nào trong cuộc
khởi nghĩa Lam
Sơn ở thế kỉ XV.

C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
1. Câu hỏi mức độ nhận biết:
Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm

19


Câu 1. Năm 981, lợi dụng tình hình nào vua nhà Tống sai quân sang xâm lược
nước ta?
A. Vua Đinh Tiên Hoàng bị ốm nặng, nước Đại Cồ Việt suy yếu.
B. Vua Đinh Tiên Hồng bị ám hại, triều đình Đại Cồ Việt gặp nhiều khó khăn.
C. Nước Đại Việt đang đứng trước những khó khăn vơ cùng to lớn.
D. Vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nội bộ triều đình Đại Việt mâu thuẫn.
Câu 2. Thập đạo tướng quân Lê Hồn được ai tơn làm vua, chỉ đạo cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Tống?
A. Được Thái hậu Dương Văn Nga và các tướng lĩnh tôn làm vua.

B. Được Thái hậu Dương Văn Nga tôn làm vua.
C. Được tướng lĩnh và nhân dân Đại Cồ Việt tôn làm vua.
D. Được nhân dân Đại Cồ Việt tôn làm vua.
Câu 3. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng
lợi ở đâu?
A. Sông Như Nguyệt.
B. Sông Bạch Đằng.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 4. Người chỉ đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Tống (1075 – 1077) là
A. Lê Hồn.
B. Lý Cơng Uẩn.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Trần Hưng Đạo.
Câu 5. Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh bại 30 vạn quân Tống xâm lược tại
A. cửa sông Bạch Đằng.
B. vùng Đông Bắc.
C. trên đất Tống.
D. phịng tuyến sơng Như Nguyệt.
Câu 6. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, các vương triều phong kiến phương Bắc nào đã
tiến hành xâm lược nước ta?
A. Tống, Mông – Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tống, Mông – Nguyên, Minh.

20


C. Tống, Mông – Nguyên, Thanh.
D. Mông – Nguyên, Minh, Thanh.

Câu 7. Nước Đại Việt dưới thời nào đã phải đương đầu với cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
A. Thời nhà Đinh – Tiền Lê.
B. Thời nhà Lý.
C. Thời nhà Trần.
D. Thời nhà Hồ.
Câu 8. Vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Triều Trần.
B. Triều Hồ.
C. Triều Lê Sơ.
D. Triều Mạc.
Câu 9. Năm 1427, 10 vạn quân cứu viện nhà Minh đã bị nghĩa quân Lam Sơn
đánh tan trong trận
A. Tốt Động – Chúc Động.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, ai là người thực hiện chiến
lược “Tiên phát chế nhân”?
A. Lê Hoàn.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Hưng Đạo.
D. Lê Lợi.
Phần 2- Câu hỏi tự luận
Câu 1. Nêu kh¸i qu¸t diƠn biến, kết quả, ý nghĩa của các
cuộc kháng chiến chống Tèng thời Tiền Lê và thời Lý.
Câu 2. Tại sao nhân dân thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với triều đình chống giặc
giữ nước?
Câu 3. Hãy phân biệt khái niệm kháng chiến và khởi nghĩa.
Gợi ý trả lời


21


Cõu 1. Nờu khái quát diễn biến, kết quả, ý nghÜa cđa c¸c
cc kh¸ng chiÕn chèng Tèng thời Tiền Lê và thời Lý..
* Cc kh¸ng chiÕn chèng Tèng thêi TiỊn Lê:
- Din bin :
+ Năm 981, nhà Tống nhân cơ hội Đinh Tiên Hoàng mất,
ngời nối ngôi là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, đà mang quân
sang xâm lợc nớc ta.
+
tình hình đó, Thập đạo tớng quân Lê Hoàn đợc
Thái hậu Dơng Vân Nga và các tớng lĩnh suy tôn làm
vua, lÃnh đạo cuộc kháng chiến.
- Kt qu, ý ngha: Nhân dân Đại Việt chiến đấu anh
dũng, đà bắt đợc nhiều tớng giặc, quân Tống phải rút
quân. Đất nc độc lập.
* Cuéc kh¸ng chiÕn chèng Tèng thêi Lý:
- Diễn biến :
+ Âm mu xâm lợc của nhà Tống đối với Đại Việt : vào
những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống đang gặp những khó
khăn. Trong nớc, nông dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc
hai nc Liêu và Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên của Vơng An
Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi giáp với
Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lc
+ Trớc tình hình đó, vua Lý giao cho Thái uý Lý Thờng Kiệt lÃnh đạo cuộc kháng chiến.
+ Năm 1075, Lý Thờng Kiệt đà kết hợp quân đội
triều đình với lực lng dân binh của các tù trởng
tộc ít ngi tập kích sang đất Tống, đánh tan các

quân của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu
rút về nc.

của
dân
đạo
rồi

+ Năm 1077, khoảng 30 vạn quân Tống sang xâm lợc Đại
Việt. Dới sự lÃnh đạo của Lý Thờng Kiệt, nhân dân ta
xây dựng phòng tuyến sông Nh Nguyệt.
- Kt qu, ý ngha:
quân xâm lợc Tng b đánh tan.
Nền độc lập của nớc ta c giữ vững.
Cõu 2. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của ba lần
kháng chiến chống quân xâm lợc Mông - Nguyªn thời Trần.
Trả lời:
* Diễn biến:

22


-Thế kỉ XIII, đế quốc Mông Cổ hình thành và phát
triển, vó ngựa của chúng đà giày xéo từ Đông sang Tây,
từ Âu sang á. Nhân dân Đại Việt phải 3 lần kháng chiến
chống quân xâm lợc Mông -Nguyên (1258, 1285 và 1287 1288).
- Các vua Trần cùng các tớng lĩnh và đặc biệt là nhà
quân sự Trần Quốc Tuấn đà lÃnh đạo nhân dân đứng lên
đánh giặc.
- Kt qu, ý ngha:

- Cả 3 lần quân Mông -Nguyên đều thất bại. Với các
chiến thắng: Đông Bộ Đầu, Chơng Dơng, Hàm Tử, Tây
Kết, Vạn Kiếp, đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Đây là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại
Việt, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Cõu 3. Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghÜa cđa khëi
nghÜa Lam S¬n (1418 – 1427).
Trả lời :
* Din biờn :
- Năm 1407, quân Minh xâm lợc nớc ta, cuộc kháng
chiến của quân dân ta đà gây nhiều khó khăn cho địch.
Tuy nhiên, do sự chênh lệch về lực lợng, cuộc kháng
chiến thất bại, nc ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà
Minh.
- Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đà nổ ra ở đầu thế kỉ
XV. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi lÃnh
đạo nổ ra ở Lam Sơn (Thanh Hoá) vào năm 1418. Với chiến
lợc chiến thuật tài giỏi, có bộ tham mu khởi nghĩa
sáng suốt,... và c nhõn dõn nhit lit hng ng.
* Kờt qua, ý ngha:Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đà giành đợc
thắng lợi. Đất nớc đợc giải phóng, nhà Hậu Lê đợc
lập nên vào năm 1428, mở đầu một thời kì mới của lịch
sử dân tộc.
2. Cõu hi mc thông hiểu:
Phần 1- Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đến giữa thế kỉ XI, tình hình nước ta dưới thời Lý như thế nào?
A. Chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn.
B. Dần dần ổn định.

23



C. Đang phát triển.
D. Lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu.
Câu 2. Giữa thế kỉ XI, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta trong hoàn cảnh
như thế nào?
A. Đang ở thời kì phát triển và xâm lược các nước khác.
B. Đang bị các nước xâm lấn ở phía Bắc.
C. Đang khủng hoảng và bị xâm lấn ở phía Bắc.
D. Đang mở rộng xâm lược các nước ở vùng biên giới phía Nam.
Câu 3. Đến giữa thế kỉ XI, triều đình nhà Tống đã giải quyết những khó khăn như
thế nào?
A. Cầu hòa với các nước Liêu, Hạ ở phía Bắc.
B. Đánh chiếm Champa để mở rộng lãnh thổ.
C. Cầu hòa với Đại Việt để đánh các nước Liêu, Hạ.
D. Đánh Đại Việt để các nước Liêu, Hạ kiêng nể.
Câu 4. Chủ trương “Tiên phát chế nhân” thực hiện trong cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý được hiểu như thế nào là đúng?
A. Đánh bí mật và bất ngờ.
B. Đốt phá kho lương và tiêu diệt sinh lực địch.
C. Ra tay trước chế ngự địch.
D. Ra tay trước để giành thắng lợi hồn tồn.
Câu 5. Trần Thái Tơng viết hai câu thơ
“Người lính già đầu bạc
Kẻ mãi chuyên Ngun Phong”
Để nói về chiến cơng oanh liệt chống qn xâm lược nào?
A. Nhà Tống (1075 – 1077).
B. Mông Cổ (1258).
C. Nhà Nguyên (1288).
D. Nhà Minh (1427).

Câu 6. Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian về các cuộc kháng
chiến bảo vệ đất nước của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV: 1. Kháng
chiến chống Tống; 2. Kháng chiến chống Minh; 3. Kháng chiến chống quân Nam
Hán; 4. Kháng chiến chống Mông – Nguyên.
A. 1,2,3,4.

24


B. 1, 3,2,4.
C. 3,4,2,1.
D. 3,1,4,2.
Câu 7. Tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân nhà Trần được thế hiện qua
khẩu hiệu
A. “Sát thát”.
B. “Tiên chế phát nhân”.
C. “Đánh cho để tóc dài”.
D. “Đánh cho để đen răng”.
Câu 8. Câu thơ: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn;
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
(Trích Bình Ngơ đại cáo)
Thể hiện tình cảnh của nhân dân ta dưới ách thống trị của thế lực nào?
A. Quân xâm lược Xiêm.
B. Quân xâm lược Mông – Nguyên.
C. Quân xâm lược Minh.
D. Quân xâm lược Thanh.
Câu 9. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là
A. từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc.
B. Từ quy mô nhỏ phát triển rộng khắp, có đại bản doanh, căn cứ địa.

C. Từ phong trào ở địa phương phát triển rộng khắp cả nước.
D. Từ đầu đến cuối của cuộc khởi nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
Câu 10. Vì sao nhà Trần thực hiện thành công chủ trương “vườn không nhà trống”
trong cả ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
A. Ý chí kiên cường của nhân dân ta.
B. Nhà Trần được lòng dân và biết dựa vào dân.
C. Nhà Trần có tướng tài, qn đơng.
D. Truyền thống u nước sâu sắc của nhân dân Đại Việt.
Phần 2- Câu hỏi tự luận
Câu 1. Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động mở cuộc tập kích lên đất Tống?

25


×