Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bổ trợ lý thuyết p1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.68 KB, 6 trang )

THỰC CHIẾN PHÒNG THI

ĐỀ KIỂM TRA ÔN TẬP Lý Thuyết (SỐ 1)

Trương Công Kiên

Môn: Sinh học – LUYỆN THI THPT QG

HOTLINE : 0399036696

“Thực Chiến Phòng Thi Môn Sinh”

Đăng Ký Khóa Học – />Câu 1: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vật chất di truyền ở động vật?
I. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen quy định giới tính.
III. Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành thể đực.
IV. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A.1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 2: Khi nói về đột biến gen có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
1. Nucleotid hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi AND gây đột biến thay thế
một cặp nucleotid.
2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
3. đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotid.
4. đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.


5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen.
6. Hóa chất 5 – Brom Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành A-T.
2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 3: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
1. Bộ ba đối mã của phức hợp met – tARN gắn bổ sung với codon mở đầu trên mARN.
2. Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh.
3. Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
4. Codon thứ nhất trên mARN gắn bổ sung với anticodon với phức hệ aa1 – tARN.
5. Riboxom dịch đi 1 codon trên mARN theo chiều 5’ – 3’.
6. Hình thành liên kết peptid giữa aa mở đầu và aa1.
Trình tự đúng:
3-1-2-4-5-6

B. 5-2-1-4-6-3

C. 1-3-2-4-6-5

D. 2-1-3-4-6

Câu 4 : Cho các nguyên nhân sau:
1.Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường.
2. Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.
3. Do sự rối loạn quá trình trao đổi kép xảy ra ở kì đầu giảm phân I.

4. Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện của thoi phân bào.
Số nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc NST là:
A.2

B. 4

C. 3

D. 1


Câu 5: Lấy hạt phấn loài A (2n = 18) thụ phấn cho loài B (2n = 26) người ta thu được một số cây
lai. có bao nhiêu nhận định đúng về loài cây này?
1.Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.
2. Có thể hình thành loài mới nếu có khả năng sinh dưỡng.
3. Có khả năng trở thành loài mới thông qua sinh sản hữu tính.
4.có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.
có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Câu 6: Cho các trường hơp sau:
1.Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotid.
2. Gen tạo ra sau tái bản AND bị thay thế ở 1 cặp nucleotid.
3. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotid.

4. mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotid.
5. Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị mất 1 aa.
6. Chuỗi polipeptid tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 aa.
có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A.4

B. 3

C. 5

D. 2

Câu 7: Có một trình tự ARN như sau: 5’-AUG GGG UGX XAU UUU-3’ mã hóa cho một đoạn
polipeptid sơ khai gồm 5 axit amin. Trong các trường hợp sau, có bao nhiêu trường hợp dẫn đến
việc đoạn polipeptit sơ khai từ trình tự ARN này chỉ còn lại 2 axit amin?
1.Thay thế G ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
2. Thay thế A ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng X.
3. Thay thế U ở bộ ba nucleotit đầu tiên bằng A.
4. Thay thế X ở bộ ba nucleotit thứ 3 bằng A.
A.1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Cho các phát biểu sau về gen cấu trúc:
1.Gen cấu trúc gồm 3 trình tự điển hình: vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc.
2.Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát PM

3.Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc mang tín hiệu khởi đầu và kiểm soát DM
4.Những đoạn nucleotit ở vùng điều hòa của gen thường phản ứng với các tín hiệu hóa học bên
trong và ngoài tế bào.
5.Những tương tác của vùng ĐH với tín hiệu bên trong hoặc ngoài gây nên bất hoạt các gen CT
6.Vùng điều hòa của gen gồm vùng khởi động, vùng vận hành, vùng suy giảm, vùng tăng cường.
7.Vùng mã hóa mang thông tin mã hóa các axit amin.
8.Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc mang thông tin kết thúc phiên mã.
9.Mạch mã gốc mang thông tin di truyền còn mạch bổ sung không mang thông tin di truyền.
có bao nhiêu phát biểu đúng?
A.4

B. 5

C. 6

D. 7


Câu 9: Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?
A. Các mạnh gỗ ở thân. B. Lá cây. C. Các lông hút ở rễ. D. Cành cây.
Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay người. B. Mang cá và mang tôm.
C. Gai xương rồng và gai hoa hồng. D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 10: Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY
được gặp ở?
A. Chim, bướm, ếch nhái.
B. Châu chấu, rệp.
C. Động vật có vú.
D. Bọ nhậy.
Câu 11 : Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể?

A. Cá ở Hồ Tây.
B. Đàn voi ở rừng Tánh Linh.
C. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.
D. Rừng cọ ở Vĩnh Phú.
Câu 12: Kích thước quần thể phụ thuộc vào
A. mức nhập cư và xuất cư của quần thể.
B. mức sinh sản và tử vong của quần thể.
C. tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử cũng như xuất nhập cư.
D. mật độ cá thể của quần thể.
Câu 13: Trong một chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha:
I. Pha co tâm nhĩ.

II. Pha co tâm thất.

III. Pha dãn chung.

Các pha trên diễn ra theo thứ tự đúng là
II → III → I. B. II → I → III. C. I → III → II. D. I → II → III
Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các loài lưỡng cư xuất hiện ở
kỉ nào?
A. kỉ silua. B. kỉ pecmi. C. kỉ than đá. D. kỉ đêvôn.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
B. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch
lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
C. Các con lai F 1 có UTL cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống nhau.
D. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F 1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.


Câu 16: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:

A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
B. điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
Câu 17: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đung
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số
alen theo một hướng xác định.
C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của
các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Chọc lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 18: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các
thể ba này:
A. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào xoma khác nhau và kiểu hình khác nhau.
Câu 19: Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát
biểu sau:
I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.
II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.
III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.
IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.



Câu 20: Khi nói về con đường cố định CO 2 ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là
không đúng?
I. Chất nhận CO 2 đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên cũng là AOA như thực vật
C4.
II. Vào ban đêm, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra, kết quả hình thành ATP, NADPH và
giải phóng oxi.
III. Vào ban đêm, độ pH của tế bào tăng lên do sự tích lũy malat tăng lên tạm thời.
IV. Sự tái tạo chất nhận PEP diễn ra vào ban ngày.
1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:
I. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen
và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là lí do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào
khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có thể
có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số
alen của quần thể và ngược lại
IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể,
giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 22: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh có bao

nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong diễn thế nguyên sinh, tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
III. Trong diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng.
IV. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn trong diễn thế.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 23: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.
II. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
III. Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.
IV. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
1. B. 2. C. 3. D. 4.


Câu 24 Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức
ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động
vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim
ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt
và chim ăn thịt cỡ lớn.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 3 chuỗi thức ăn mà mỗi chuỗi chỉ có tối đa 3 mắt xích.
II. Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh thì số lượng chim ăn thịt cỡ lớn và thú ăn thịt sẽ tăng.
III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4.
IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái
trùng nhau một phần.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các
phát biểu dưới đây?
I. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô
nhiễm, bệnh tật tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

II. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và sự dao động này là khác
nhau giữa các loài.
III. Kích thước của quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể
trong quần thể.
IV. Nếu kích thước của quần thể vượt qua mức tối đa, quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm
dẫn tới diệt vong.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×