Tải bản đầy đủ (.doc) (487 trang)

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 487 trang )

Lịch sử
Chủ đề 1: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
* Lưu ý: -Hội nghị Ianta: Bối cảnh, diễn biến, nội dung của Hội nghị.
-Việc hình thành trật tự thế giới mới từ những quyết định của Hội nghị Ianta.
1. Hội nghị Ianta
* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:
_ Đầu 1945, thế chiến hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề nổi lên cần giải quyết:
+ Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương
+ Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia khu vực ảnh hưởng và khu vực đóng quân theo chế độ quân quản của các
nước tham gia chống phát xít.
_ Trong bối cảnh đó, ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh đã tổ chức Hội nghị cấp cao ở Ianata
(Liên Xô), diễn ra từ 4 -> 11-2-1945. (Tham dự có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
Xtalin, Tổng thống Mĩ Rudơven, Thủ tướng Anh Sơcsin).
* Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh
gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vi thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực
lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa
bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
* Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung của Hội nghị):
_ Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
_ Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và
trật tự thế giới sau chiến tranh.
_ Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở châu Âu và châu Á (tham khảo thêm phần chữ nhỏ trong sách giáo k hoa trang 87).
Những quyết định của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước
được thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc, thường được gọi là
"trật tự hai cực Ianta" (trật tự hai cực Xô - Mỹ).
* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:
_ Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các
nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.


_ Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với
trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự Ianta có những nét khác biệt:
+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hôi
Quốc Liên trước kia.
+ Có "cực" Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào CM XHCN, CM GPDT và sự nghiệp
đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối
với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Osinhtơn.
2- Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta:
_ Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:
+ Thắng lợi của CM Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và
1


Liên Xô buộc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.
+ Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị
trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở
Tây Âu.
+ Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt
của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
_ Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị
phá vỡ:
+ Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt
động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối
SEV).
+ Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc
độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.
+ Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm
vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi).

+ Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước
thắng trận trước đây (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn
toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực”
đang dần dần hình thành.
3. Tổ chức Liên Hợp Quốc:
a-Quá trình thành lập:
_ Đầu 1945, thế chiến thứ hai sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại hoàn toàn. Các nước Đồng
minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng hòa bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh mới.
_ Tại Hội nghị Ianta (2-1945), những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Anh, Mĩ đã nhất
trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới.
_ Từ 25-4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phơranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến
chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24-10-1945, Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực,
được coi là ngày chính thức thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.
_ Lúc mới thành lập, Liên Hợp Quốc có 50 nước thành viên, đến 2002 có 189 nước thành viên.
Việt Nam gia nhập vào tháng 9-1977, là thành viên thứ 149 của Liên Hợp Quốc.
b-Mục đích:
Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới; thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước
trên cơ sở tôn trọng bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
c-Nguyên tắc hoạt động:
_ Tôn trọng quyền bình đẵng giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
_ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
_ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
_ Nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô (Nga), Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc.
_ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
Trong đó nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc là nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động
2


của Liên Hợp Quốc

d-Các cơ quan chính:
_ Đại hội đồng: Là cơ quan cao nhất của Liên Hợp Quốc gồm tất cả các nước thành viên. Mỗi
năm họp một lần. Các vấn đề quan trọng phải được 2/3 số phiếu chấp nhận, các vấn đề khác
phải được quá bán mới có giá trị.
_ Hội đồng bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên, chịu trách
nhiệm chính về hòa bình, an ninh quốc tế. mọi hoạt động của Hội đồng bảo an chỉ được thông
qua với sự nhất trí của 5 ủy viên thướng trực Hội đồng là Liên Xô (Nga), Anh, Mĩ, Pháp, Trung
Quốc.
_ Ban thư ký: Là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc, đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội
đồng bầu ra, 5 năm họp một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
_ Ngoài các cơ quan chính, Liên Hợp Quốc còn nhiều tổ chức chuyên môn khác. (Hội đồng
kinh tế và xã hội, Tòa án quốc tế, chương trình lương thực – PAM, Quỹ nhi đồng quốc tế –
UNICEF, tổ chức giáo dục-khoa học-văn hóa – UNESCO, tổ chức y tế thế giới – WHO…).
_ Trụ sở Liên Hợp Quốc đặt tại NIU OÓC (Mĩ).
e-Vai trò của Liên Hợp Quốc trong quan hệ quốc tế:
_ Là tổ chức quốc tế lớn nhất nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
_ Giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. Như vấn đề Palextin, vấn đề Irắc, vấn đề
Triều Tiên, vấn đề Đông ti mo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 – đầu 1990 của
thế kỷ XX…
_ Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các
quốc gia thành viên.
_ Viện trợ giải quyết nạn đói, bệnh tật ở châu Phi và các nước chậm phát triển...
_ Liên Hợp Quốc đã giúp đỡ Việt Nam nhiều mặt như hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi
phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Giúp đỡ thông qua các tổ chức: UNESCO, UNICEF,
WHO…
Câu 1. Vấn đề trọng tâm và gây tranh cãi nhiều nhất giữa các nước tham dự hội nghị Ianta là?
A. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
B. Thống nhất tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
C. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng
D. Thành lập khối Đồng minh chống Phát xít

Câu 2: Hội nghị Ianta diễn ra khi nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc
D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt
Câu 3: Thành phần tham dự Ianta gồm những nước nào?
A. Anh, Mĩ, Liên Xô
B. Anh, Pháp, Liên Xô
C. Mĩ, Pháp,Trung Quốc
D. Mĩ, Nga, Anh
Câu 4: Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của?
A. Mĩ và Anh, Trung Quốc.
3


B. Các nước phương Tây
C. Các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu
D. Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 5: Trật tự thế giới mới được hình thành sau Hội nghị Ianta có tên gọi là gì?
A. Trật tự thế giới “đa cực”
B. Trật tự thế giới “1 cực”
C. Trật tự thế giới hai cực Ianta
D. Cả A và B đều đúng
Câu 6: Hội nghị quốc tế diễn ra tại Xan Phranxco Mĩ (25/4 đến 26/6/1945) đã có quyết định
quan trọng nào?
A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật
B. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng
C. Thành lập khối Đồng minh chống Phát xít
D. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
Câu 7: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giơi của tổ chức

Liên Hợp Quốc là:
A. Đại Hội Đồng
B. Hội Đồng bảo an
C. Tòa án quốc tế
D. Hội đồng kinh tế xã hội
Câu 8: Tổ chức Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng nhất là gì?
A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
B. Giải quyết tranh chấp, xung đột ở các khu vực
C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế
D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai tổ chức có vai trò duy trì hòa bình và an ninh thế giới là
tổ chức nào?
A. Tổ chức ASEAN
B. Tổ chức Liên minh châu Âu (EU)
C. Tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Câu 10: Tháng 9/1977 Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức quốc tế nào?
A. Tổ chức ASEAN
B. Tổ chức Liên minh châu Âu (EU)
C. Tổ chức Liên Hợp Quốc
D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Câu 11: Trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có nguyên tắc: Chung sống
hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn đó là những nước nào?
A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.
B. Nga, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.
C. Liên Xô, Mĩ, Đức, Nhật, Trung Quốc.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 12: Tổng thư kí Liên hợp quốc có nhiệm kì bao nhiêu năm
4



A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
Câu 13: Ngày 16/10/2007, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã bầu Việt nam giữ vị trí nào?
A. Uỷ viên không thường trực Hội Đồng Bảo An nhiệm kỳ 2008 – 2009
B. Uỷ viên thường trực Hội Đồng Bảo An nhiệm kỳ 2008 – 2009
C. Ủy viên của Ban Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009
D. Ủy viên của Tòa án quốc tế nhiệm kỳ 2008 – 2009
Câu 14: Đến năm 2006, Liên Hiệp Quốc có bao nhiêu thành viên
A. 172 thành viên
B. 182 thành viên
C. 192 thành viên
D. 202 thành viên
Câu 15: Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên Hiệp
Quốc?
A. 149
B. 194
C. 192
D. 129
Câu 16: Những nước nào ở châu Âu trở thành những nước trung lập sau chiến tranh thế giới thứ
hai?
A. Phần Lan, Bỉ
B. Áo, Phần Lan
C. Anh, Pháp
D. Bỉ, Hà Lan
Câu 17: Theo quyết định của Hội nghị Ianta quân đội Mĩ được chiếm đóng những vùng đất nào
ở châu Á?
A. Nhật bản

B. Nam Triều Tiên
C. Bắc Triều Tiên
D. Đáp án A và B đúng
Câu 18: Theo thỏa thuận của Hội Nghị Potxdam (17/7 đến 12/8/1945), việc giải giáp quân Nhật
ở Đông Dương giao cho quân đội của nước nào?
A. Quân đội Pháp, Anh
B. Quân đội Anh, Trung Hoa dân Quốc
C. Quân đội Anh, Mĩ
D. Quân đội Mĩ, Trung Quốc
Câu 19. Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là văn kiện nào?
A. Hiến chương Liên Hợp Quốc
B. Nguyên tắc hoạt động
C. Mục đích hoạt động
D. Vai trò của Liên hợp quốc
5


Câu 20. Hội nghị quốc tế diễn ra tại Xan Phranxco (Mĩ) từ 25/4 đến 26/6/1945 đã có quyết định
quan trọng nào?
A. Thông qua bản hiến chương
B. Tuyên bố thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc
C. Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân Phiệt Nhật
D. Đáp án A và B đều đúng
Câu 21. Vấn đề nào sau đây KHÔNG thuộc nội dung quan trọng và cấp bách đặt ra cho các
nước Đồng minh ở giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
A. Thành lập Khối đồng minh chống phát xít
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Câu 22. Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thường kì mấy năm một lần?

A. 1 năm
B. 2 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
Câu 23. Có bao nhiêu nước đầu tiên tham gia sáng lập Liên hợp quốc
A. 30 nước
B. 50 nước
C. 15 nước
D. 45 nước
Câu 24. Những nước nào sau đây không phải là ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc
A. Nhật Bản, Đức
B. Trung Quốc, Mĩ
C. Liên Xô, Anh
D. Pháp, Mĩ
Câu 25. Ý nào sau đây phản ánh hạn chế của tổ chức Liên hợp quốc trong quá trình tồn tại và
phát triển?
A. Liên hợp quốc chưa đổi mới cơ cấu tổ chức, đặc biệt là quyền lực của Hội đồng Bảo an quá
lớn, một số nước lớn có quyền chi phối Liên hợp quốc khiến Liên hợp quốc chưa phát huy hết
vai trò của minh
B. Liên hợp quốc chưa bảo vệ được hòa bình, an ninh thế giới
C. Sự hợp tác còn lỏng lẻo
D. Các cơ quan chính của LHQ hoạt động chưa thực sự hiệu quả
Câu 26. Vì sao nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là giải quyết các tranh chấp quốc tế
bằng biện pháp hòa bình
A. Vì Liên hợp quốc là tổ chức liên kết lớn nhất thế giới với nhiều quốc gia ở tất cả các khu vực
trên thế giới tham gia
B. Vì mục đích hoạt động của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới
C. Vì các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc không muốn thế giới xảy ra chiến tranh, muốn
xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển

6


D. Đáp án A va B đúng
Câu 27. Ý nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Liên hợp quốc từ khi ra đời cho đến nay
A. Vai trò trong cuộc đấu tranh giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới
B. Giải quyết vấn đề Trung Đông
C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về y tế, văn hóa,
nhân đạo
D. Đáp án A và C đúng
Câu 28. Số phận chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật được định đoạt như thê
nào nào trong hội nghị Ianta
A. Tiêu diệt tận gốc
B. Bị quân đồng minh chiếm đóng
C. Giải tán lực lượng quân đội
D. Phi quân sự hóa
CÂU HỎI VẬN DỤNG:
Câu 1. Để nhanh chóng kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh
đã thống nhất nội dung nào dưới đây?
A. Liên Xô sẽ tham chiến tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Liên Xô sẽ vào giải giáp quân phiệt Nhật ở Bắc Triều Tiên.
C. Hồng quân Liên Xô sẽ tấn công vào sào huyệt Béc-lin của Đức.
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 2. Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?
A. Những quyết định của Hội nghị Ianta và thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
B. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
C. Những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Những quyết định của Hội nghị Ianta và Hội nghị Pốtxđam.
Câu 3. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Ianta (2 – 1945) đã tạo điều kiện cho thực dân
Pháp trở lại xâm lược Đông Dương?

A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
Câu 4. Quyết định nào dưới đây của Hội nghị Pốtxđam (7– 945) đã tạo ra những khó khăn mới
cho cách mạng Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô không được đưa quân đội vào Đông Dương.
B. Quân Anh sẽ mở đường cho thực dân Pháp chiếm lại Đông Dương.
C. Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
D. Đồng ý cho quân Trung Hoa Dân quốc và quân Anh vào Đông Dương.
Câu 5. Theo quyết định của Hội nghị Pốtxđam (Đức), lực lượng nào sẽ vào giải giáp phát xít
Nhật ở Đông Dương ?
A. Quân Anh và quân Pháp.
B. Quân Mĩ và quân Liên Xô.
C. Quân Anh và quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa Dân Quốc.
7


Câu 6. Từ năm 1945 đến nay, tổ chức nào đã trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu
tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Liên hợp quốc (UN).
C. Liên minh châu Âu (EU).
D. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7. Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu trật tự thế giới mới được hình thành.
B. Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.

D. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 8. Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do
A. các nước có quan điểm khác nhau về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò, địa vị của mình.
D. các nước muốn tạo ra tình trạng đối đầu Đông-Tây.
C. các nước muốn tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 9. Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức
Liên hợp quốc?
A. Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Đề cao việc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
C. Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
D. Đề cao sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Câu 10. Ý nào dưới đây không là hệ quả của những quyết định quan trọng trong Hội nghị Ianta
(2-1945)?
A. Dẫn đến sự hình thành trật tự thế giới “hai cực”.
B. Dẫn đến tình hình thế giới chia thành hai phe.
C. Dẫn đến tình trạng đối đầu Đông-Tây.
D. Dẫn đến hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
Câu 11. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945) về việc đóng quân tại các nước nhằm giải
giáp phát xít,Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của
A. Pháp.
B. Mĩ.
C. Liên Xô.
D. Anh.
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO:
Câu 1. Sự kiện nào sau đây mở ra một chương mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng
hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?
A. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).
B. Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO (2007).
C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).

D. Việt nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Câu 2. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai
8


là gì?
A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe.
B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành.
C. Mĩ vương lên trở thành siêu cường duy nhất.
D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
Câu 3. Nhận xét nào dưới đây là đúng về việc thỏa thuận đóng quân và phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa ba cường quốc trong Hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ, Anh.
B. Thực chất là phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
C. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đơn cực”.
D. Thực chất là hình thành trật tự thế giới “đa cực”.
Câu 4. Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc trong việc giải
quyết những biến động của tình hình thế giới hiện nay?
A. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh
thế giới.
B. Liên hợp quốc thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hơp tác giữa các nước thành viên trên
nhiều lĩnh vực.
C. Liên hợp quốc bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo khi các thành viên gặp khó
khăn
D. Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khỏe loại người.
Câu 5. Nguyên tắt hoạt động nào dưới đây của tổ chức Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản
Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.
C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau.

D. Hợp tế có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Câu 6. Tại sao nói Cách mạng Trung Quốc thắng lợi là bước khởi đầu cho sự xói mòn của trật
tự hai cực Ianta?
A. Trung Quốc trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
B. Mĩ và Liên Xô mất đi những đặc quyền và ảnh hưởng ở Trung Quốc.
C. Hệ thống XHCN nghĩa được tăng cường ở châu Á.
D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ hơn
CHỐT ĐÁP ÁN CHỦ ĐỀ 1. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ HAI.
Câu 1C, 2C, 3A, 4B, 5C, 6D, 7B, 8A, 9C, 10C, 11D, 12D, 13A, 14C,15A, 16B, 17D, 18B,
19A, 20D, 21A, 22A, 23B, 24A, 25A, 26B, 27D, 28A,
VẬN DỤNG. 1D, 2A, 3C, 4D, 5C, 6A, 7B, 8B, 9D, 10D, 11A,
VẬN DỤNG CAO. 1A, 2A, 3B, 4A, 5A, 6B.
Chủ đề 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU, LIÊN BANG NGA.
* Yêu cầu: -Bối cảnh và những thành tựu trong xây dựng CNXH của Liên Xô và các nước
Đông Âu và ý nghĩa
9


- Nguyên nhân sụp đổ, bài học kinh nghiệm
- Liên bang Nga hiện nay
1-Liên Xô xây dựng CNXH (từ 1945 đến nữa đầu những năm 70):
a-Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH:
* Trong nước: Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy
sinh và tổn thất rất to lớn: trên 27 triệu người chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị
thiêu hủy, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
* Thế giới: Các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị,
phát động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm
tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
* Chủ trương: Tự lực, tự cường để khôi phục kinh tế, xây dựng đất nước, nâng cao đời sống

nhân dân, củng cố quốc phòng chuẩn bị chống lại những âm mưu của CNĐQ; Ủng hộ, phải
giúp đỡ phong trào CM thế giới.
b-Những thành tựu:
* Về kinh tế:
_ 1950 tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt
mức trước chiến tranh.
_ 1972 sản lượng công nghiệp tăng 321 lần so với năm 1922, sản lượng công nghiệp chiếm
20% thế giới, thu nhập quốc dân tăng 112 lần.
_ Trong các thập kỉ 50, 60 và nữa đầu thập kỉ 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp thứ hai
thế giới (sau Mỹ). Chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
_ Đi đầu trong một số ngành công nghiệp mới: công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện tử, nguyên
tử.
* Về khoa học - kỹ thuật: Thu được nhiều thành tựu rực rỡ:
_ 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của
Mĩ.
_ 1957 Liên Xô là nước đầu tên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (Spoutnick).
_ 1961 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công con tàu vũ trụ (Phương Đông I), đưa nhà du
hành Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
* Quân sự:
_ 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
_ Từ 1972 qua môt số Hiệp ước , Hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược, Liên Xô đã đạt được
thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng so với các
nước đế quốc.
* Về chính trị:
_ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định, khối đoàn kết trong
Đảng cộng sản và giữa các dân tộc trong Liên bang được duy trì.
_ Bên cạnh những thành tựu, các nhà lãnh đạo Xô viết vẫn tiếp tục mắc phải những thiếu xót,
sai lầm: chủ quan, nóng vội, thực hiện chế độ Nhà nước bao cấp về kinh tế, thiếu dân chủ và
công bằng xã hội, vi phạm pháp chế XHCN… Tuy nhiên công cuộc xây dựng CNXH ở thời kỳ
này vẫn phát triển.

* Về đối ngoại:
Luôn quán triệt chính sách đối ngoại hòa bình và tích cực ủng hộ CM thế giới:
1
0


_ Giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước XHCN anh em xây dựng CNXH.
_ Ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân các
nước trên thế giới.
_ Đi đầu trong cuộc đấu tranh cho nền hòa bình và an ninh thế giới, kiên quyết chống lại các
chính sách gây chiến, xâm lược của CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế.
c-Ý nghĩa:
_ Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực: xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân, cũng cố quốc phòng, ổn định chính trị.
_ Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản CM của Mỹ và đồng minh của Mỹ.
_ Tăng cường cũng cố hòa bình và thúc đẩy CM thế giới phát triển.
ĐỌC THÊM. Những nét lớn về công cuộc cải tổ ở Liên Xô từ 1985 – 1991 và hậu quả của nó:
* Bối cảnh lịch sử:
_ Từ 1973, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng, dẫn đến các cuộc khủng hoảng về
kinh tế, chính trị, tài chính, đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành những cải cách, điều chỉnh về cơ
cấu kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp với tình hình mới.
_ CM KHKKT phát triển mạnh tác động đến các nước trên thế giới.
_ Trong bối cảnh đó, mô hình và cơ chế của CNXH ở Liên Xô không còn phù hợp, ngày càng
cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội Xô viết, sự bất mãn trong nhân dân ngày càng tăng.
* Công cuộc cải tổ 1985 – 1991):
_ Năm 1985, M. Goocbachốp tiến hành công cuộc cải tổ nhằm đưa đất nước Xô viết thoát khỏi
khủng hoảng và xây dựng một nước XHCN dân chủ, nhân văn. Nhưng công cuộc cải tổ gặp
nhiều khó khăn, bế tắc: kinh tế suy sụp, dẫn đến khủng hoảng chính trị, xã hội; xung đột sắc
tộc, một số nước cộng hòa đã tách khỏi Liên Xô..
_ Từ 19-8 đến 21-8-1991, xảy ra cuộc đảo chính lật đổ M. Goocbachốp nhưng thất bại và đã để

lại những hậu quả nghiêm trọng: Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Liên bang cộng
hòa XHCN Xô viết bị tan vỡ (25-12-1991).
c-Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu:
_ Mô hình về CNXH chưa đúng đắn, chưa phù hợp. (cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp đã thủ
tiêu sự sáng tạo, tính năng động avf sự mềm dẻo trong sự phát triển; riêng các nước Đông Âu
lại “sao nguyên khuôn mẫu” xây dựng CNXH ở Liên Xô chứ không xem xét đến điều kiện,
hoản cảnh kinh tế, chính trị của nước mình).
_ Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của thế giới, nhất là chậm đổi mới về kĩ
thuật. Và khi sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của CN MLN.
_ Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và
Nhà nước. (Ví dụ trường hợp ở Rumani và Cộng hòa dân chủ Đức trong SGK).
_ Hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
=> Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là một tổn thất lớn của phong trào CM
thế giới, một bước lùi tạm thời của CNXH. Song đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH
chưa khoa học, có nhiều sai lầm, thiếu sót, chứ không phải là sự thất bại của CNXH nói chung.
(Mặt khác chú ý các thành tựu, cúng như sai lầm để rút ra bài học xây dựng CNXH).
Đọc thêm để hiểu về Nguyên nhân sụp đổ:
-Xây dựng mô hình CNXH chưa phù hợp với qui luật khách quan (cơ chế quan lưu bao cấp, thủ
tiêu tính sáng tạo của cá nhân …), chủ quan duy ý chí, chưa dân chủ, chưa công bằng, chưa
1
1


nhân đạo..
-Các nước Đông Âu áp dụng mô hình của LX một cách máy móc, không phù hợp với thực tế
đất nước.
-Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, đưa đến sự trì
trệ khủng hoảng kinh tế - xã hội.
-Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm nặng nề.
-Các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng, CNXH là ưu việt, song khi thay đổi lại xa rời nguyên lí

của chủ nghĩa Mác-Lenin.
-Một số lãnh đạo tha hoá ,biến chất.
-Các thế lực chống CNXH hoạt động cả trong và ngoài nước gây tác động không nhỏ làm cho
tình hình ngày thêm rối loạn.
-Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy sụp tiềm lực kinh tế.
-Ngoài ra còn có những sai lầm trong chính sách dân tộc của Đảng cộng sản.
*Bài học kinh nghiệm (nhận xét).
+Đây là thất bại tạm thời của CNXH trên phạm vi thế giới, nhưng đã làm tan vỡ hệ thống
XHCN.
+Đây là sự sụp đổ mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của CNXH. vì vậy cần
phải xây dựng CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với khách quan, phù hợp với hoàn cảnh của
mỗi quốc gia.
+Phải luân nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, đồng thời cảnh giác với sự phá hoại từ
bên ngoài.
+Để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và đổi mới,
nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người.
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945- 1991).
LIÊN BANG NGA (1991- 2000)
Câu 1: Năm 1961 ở Liên Xô có sự kiện nổi bật?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
B. Phóng tàu vũ trụ đưa người đầu tiên bay ra ngoài quỹ đạo trái đất.
C. Đưa con người lên Mặt Trăng, chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. Đưa con người lên Sao Hỏa, phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 2: Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên xô trở thành:
A. cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.
B. cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
C. cường quốc công nghiệp đứng thứ ba thế giới.
D. cường quốc công nghiệp đứng thứ tư thế giới.
Câu 3: Từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào?
A. Hóa chất, cơ khí

B. Cơ khí, chế tạo máy
C. Luyện kim và cơ khí
D. Vũ trụ và điện hạt nhân
Câu 4: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Hòa bình, trung lập, không can thiệp và tham gia bất cứ hoạt động nào bên ngoài lãnh thổ
B. Bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ
1
2


nghĩa.
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người.
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ.
Câu 5: Nét nổi bật trong đường lối đối ngoại của Liên Bang Nga (1991-2000) là:
A. đối đầu quyết liệt với Mĩ
B. ngả về phương Tây
C. đối đầu với các nước phương tây
D. Ngả về Mĩ
Câu 6: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên Bang Nga:
A. là quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.
B. trở thành quốc gia kế tục Liên Xô.
C. nắm mọi quyền hành ở Liên Xô.
D. tiếp tục duy trì mô hình CNXH của Liên Xô
Câu 7: Khi cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 diễn ra, Liên Xô đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Không tiến hành những cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội.
D. Có sửa đổi nhưng chưa triệt để, chỉ tập trung vào nông nghiệp.
Câu 8: Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX khi:
A. đất nước lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.

B. có phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. phải cải tổ sớm để theo kịp các nước phương Tây.
D. phát triển chậm, không đồng đều, có nguy cơ tụt hậu
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để phát triển
đất nước?
A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
B. Phát triển công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển công, nông, thương nghiệp.
D. Phát triển công nghiệp nặng
Câu 10: Liên xô hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế (1946-1950) trước thời hạn:
A. 7 tháng B. 8 Tháng C. 9 Tháng D. 10 Tháng
Câu 11: Nguyên nhân nào Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những
năm 1945 - 1950?
A. Cần nhanh chóng khôi phục kinh tế bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề.
B. Tiến hành công cuộc xây dựng CNXH đã bị gián đoạn từ năm 1941.
C. Xây dựng chế độ chủ nghĩa xã hội phát triển nhất thế giới.
D. Để tiến hành cuộc chiến tranh hạt nhân với Mĩ.
Câu 12: Liên xô dựa vào những thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước sau chiến
tranh thế giới thứ Hai?
A. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng .
B. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng CNXH trước chiến tranh.
C. Sự ủng hộ của cách mạng thế giới, các nước xã hội chủ nghĩa
D. Lãnh thổ lớn & tài nguyên phong phú
1
3


Câu 13: Liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949 có ý nghĩa to lớn như thế nào?
A. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế
giới

B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân
C. Phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ.
D. Liên xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử.
Câu 14: Sự kiện đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học –kĩ thuật Xô Viết trong
giai đoạn 1946-1950 là sự kiện nào?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp của
toàn thế giới.
Câu 15: Sự sụp đổ của LX và Đông Âu được coi là:
A. sự sụp đổ của cả Chế độ XHCN.
B. sự sụp đổ của một mô hình XHCN chưa khoa học.
C. Sự thất bại của chủ nghĩa Mác – Lênin.
D. sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Mác – Lênin.
Câu 16: Ý nghĩa cơ bản của những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô (1945-1970) là gì?
A. Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.
B. Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển.
C. Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị thế của Liên Xô.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước Xã hội chủ nghĩa.
Câu 17: Đâu là sai lầm trong đường lối xây dựng CNXH ở Liên Xô?
A. Cơ cấu kinh tế mất cân đối.
B. Chỉ chú trọng phát triển nông nghiệp.
C. Thiếu công bằng, chủ quan, nóng vội.
D. Không chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục.
Câu 18: Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tác động như thế nào đến
tình hình thế giới?
A. Chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang trên quy mô toàn cầu
B. Dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu

C. Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào, trật tự hai cực Ianta tan rã.
D. Mĩ vươn lên xác lập trật tự thế giới “một cực”
Câu 19: Hậu quả nặng nề nhất từ sự tan rã chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là gì?
A. Hệ thống XHCN thế giới chỉ còn tồn tại ở Châu Á.
B. Chế độ XHCN thế giới chỉ còn tồn tại ở Châu Á và châu Phi.
C. Hệ thống XHCN thế giới chỉ còn tồn tại ở Châu Á và Mỹ latinh.
D. Hệ thống XHCN bị sụp đổ, chỉ còn một số nước đi theo con đường CNXH.
Câu 20. Tại sao các nước tư bản phương Tây lại âm mưu chống phá Liên Xô?
A. Vì Liên Xô chủ trương giúp đỡ các dân tộc bị áp bức bóc lột và công nhân thế giới
B. Liên Xô không bắt tay hợp tác với các nước Tư bản để phát triển kinh tế
1
4


C. Vì Liên Xô muốn làm bá chủ thế giới
D. Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, đe dọa hòa bình, an ninh thế giới
Câu 21: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được những thành tựu cơ bản gì để
đối trọng với Mĩ và Tây Âu?
A. Trở thành đối thủ cạnh tranh lớn về mặt kinh tế, tài chính.
B. Đạt thế cân bằng về sức mạnh quân sự và hạt nhân.
C. Thế cân bằng về dự trữ vàng và vũ trụ.
D. đạt thế cân bằng về sản lượng nông nghiệp.
Câu 22: Vì sao tốc độ tăng trưởng GDP của Liên bang Nga từ 1991-1995 luôn là số âm?
A. Vì nhân dân Nga không có những nỗ lực cố gắng để vươn lên.
B. Hậu quả của cuộc khủng hoảng khi Liên Xô sụp đổ nên còn gặp nhiều khó khăn.
C. Nhà nước không quan tâm phát triển kinh tế đất nước, chỉ chú trọng vào công nghiệp quốc
phòng.
D. Nhà nước chỉ tập trung phát triển nông nghiệp và giao thông vận tải, dịch vụ.
Câu 23: Tháng 12/1993 Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định:
A. Chế độ quân chủ Lập hiến.

B. Chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Liên bang Nga là nước tự trị.
D. Thể chế tống thống liên bang.
III. Vận dụng.
Câu 1. Nhân tố quan trọng nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế 1946 1950?
A. Tinh thần tự lực tự cường.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật.
D. Sự hợp tác giữa các nước XHCN.
Câu 2. Nguyên nhân có tính chất quyết định đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ XHCN
và Liên Xô ở Đông Âu là
A. chậm sửa đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
B. xây dựng mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn và chưa phù hợp.
C. hoạt động chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
D. sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số lãnh đạo.
Câu 3. Vai trò quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là gì?
A. Nga tiếp tục giữ vai trò là một đối trọng về quân sự với Mĩ.
B. Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hệp quốc.
C. Nga giữ vai trò chủ yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Nga tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Thắng lợi to lớn nhất của Liên Xô trong công cuộckhôi phục kinh tế (1946 – 1950) là
A. chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. tổng sản lượng công nghiệp tăng 73%.
C. Sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh
D. hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.
Câu 5. Mục tiêu lớn nhất của Tổng thống Nga V. Putin khi lên cầm quyền là
1
5



A. Nâng cao vị trí của nước Nga ở châu Á.
B. Nâng cao mức ảnh hưởng ở các nước Đông Âu
C. Nâng cao vị trí của nước Nga trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Nâng cao vị trí của cường quốc Á - Âu trên trường chính trị thế giới.
Câu 6. Từ năm 1950 đến giữa những năm 70, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô đã có ý
nghĩa như thế nào?
A. Làm thất bại “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ.
B. Khẳng định sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.
D. Làm cho phong trào cách mạng trên thế giới phát triển.
Câu 7: Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm quý báu nào từ sự sụp đổ mô hình CNXH ở
Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Đường lối lãnh đạo phải sáng suốt, khoa học sáng tạo. Khi tiến hành cải tổ không được xa
rời những nguyên lí cơ bản của CN Mác – Lênin.
B. Phải bắt kịp bước phát triển khoa học kĩ thuật thế giới, không cần thiết phải cải tổ trước
những biến động của tình hình thế giới.
C. Phải trở thành đồng minh thân thiết của Mĩ và tăng cường giao lưu hợp tác với các nước về
mọi mặt
D. Cần tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, về mọi mặt, đặc biệt là về văn hóa.
Câu 8: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN Liên Xô và Đông Âu là:
A. do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan duy ý chí.
B. chậm sửa chữa trước những biến động lớn của tình hình thế giới.
C. tham nhũng, tha hoá về phẩm chất đạo đức của một số người lãnh đạo.
D. do cuộc chiến tranh lạnh Mĩ phát động để chống Liên Xô.
IV. Vận dụng cao
Câu 1: Tại sao sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại: Một mặt
ngả về phương Tây, đồng thời khôi phục phát triển mối quan hệ với các nước Châu Á?
A. Vì Liên bang Nga là đồng minh của các nước phương Tây.
B. Vì sau khi kế tục Liên Xô, Liên bang Nga còn gặp nhiều khó khăn.
C. Liên bang Nga muốn bắt tay thân thiện với các nước Tư bản chủ nghĩa

D. Mĩ ép buộc Liên bang Nga phải thiết lập quan hệ với các nước tư bản phương Tây
Câu 2: Từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Anh, chị có nhận xét gì về công cuộc cải tổ đất
nước ở Liên Xô?
A. Cải tổ đất nước ở Liên Xô tại thời điểm đó là hoàn toàn không phù hợp
B. Cải tổ là một tất yếu, tuy nhiên cần phải kịp thời và hợp lí.
C. Cải tổ đất nước là sai lầm lớn, vì không cần phải thay đổi.
D. Mô hình CNXH ở Liên Xô có quá nhiều thiếu sót, sai lầm nên không thể cải tổ.
Câu 3. Bài học kinh nghiệm về kinh tế mà Việt Nam rút ra được từ sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội
của Liên Xô và Đông Âu là
A. Cải cách kinh tế triệt để.
B. Cải cách nông nghiêp.
C. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
D. Thực hiện chính sách nhà nước nắm toàn bộ nền kinh tế.
1
6


Câu 4. Sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là
A. sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ nhân dân.
B. sự sụp đổ của mô hình nhà nước dân chủ tư sản.
C. sự sụp đổ của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa.
D. sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp.
Câu 5. Để tránh sự sụp như Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam cần phải thực hiện điều cơ bản nhất
nào dưới đây?
B. Ngăn chặn diễn biến hòa bình.
A. Bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật.
C. Không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo.
D. Không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị.
Câu 6. Những thành tựu của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai có tác động gì đối với
phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Được ủng hộ và cách mạng phát triển mạnh mẽ.
B. Được ủng hộ và hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Được ủng hộ và hoàn thành cuộc cách mạng tư sản dân quyền.
D. Được ủng hộ và đánh bại Mĩ - Chính quyền Sài Gòn để thống nhất đất nước.
Câu 7. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam
có thể rút ra để phát triển kinh tế hiện nay là
A. xây dựng nền kinh tế thị trường.
B. xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. xây dựng nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. xây dựng nển kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp.
Câu 8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu mà Việt Nam
có thể rút ra để tăng cường sức mạnh của Nhà nước
A. tăng cường mối quan hệ với các cường quốc.
B. mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước.
C. tăng cường tính dân chủ trong nhân dân.
D. tăng cường tình đoàn kết trong đảng và trong nhân dân.
CHỐT ĐÁP ÁN BÀI TẬP CHỦ ĐỀ LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU
1B 2B 3D 4B 5B 6B 7C 8A 9D 10C 11A 12A 13C 14A 15B 16C 17C 18C 19D 20A 21B 22B
23D
VẬN DỤNG
1A 2B 3B 4Đ 5D 6A
VẬN DỤNG CAO.1B 2B 3C 4D 5C 6B 7Đ
Chủ đề 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á. TRUNG QUỐC
1. Sự thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa:
- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra
cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm
( 1946 - 1949 ).
+ Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch đã huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy
( 113 lữ đoàn, khoảng 160 vạn quân ) tấn công toàn diện vào các vùng giải phóng do Đảng
Cộng sản lãnh đạo. Chính thức phát động cuộc nội chiến chống Đảng Cộng sản.

1
7


+ Do tương quan lực lượng nên từ tháng 7 - 1946 đến tháng 6 - 1947, quân giải phóng Trung
Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không giữa đất đai mà chủ yếu nhằm tiêu diệt
sinh lực địch và xây dựng lực lượng mình
+ Từ tháng 6 - 1947, quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào giải phóng các
vùng do Đảng Quốc dân kiểm soát.
+ Bằng ba chiến dịch lớn ( Liêu - Thẩm, Hoài - Hải, Bình - Tân ) từ 9 -1948 đến 1 - 1949, quân
giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 1.540.000 tên địch ( gần 144 sư đoàn quân chính quy,
29 sư đoàn quân địa phương ) làm cho lực lượng chủ lực của địch bị tổn thất nghiêm trọng.
- Tháng 4 - 1949, quân giải phóng vượt sông Trường Giang; ngày 23 - 4 - 1949, Nam Kinh
được giải phóng. Cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập
đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy sang Đài Loan.
Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thành lập, đứng đầu là Chủ
tịch Mao Trạch Đông.
- í nghĩa:
+ Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa
nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Sự kiện này đã tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ Âu sang Á và ảnh hưởng sâu sắc tới
phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Lưu ý. Cách mạng TQ có ảnh hưởng rất lớn đến cách mạng VN giai đoạn này.
2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới ( 1949 - 1959 ):
Sau khi hoàn thành các mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Trung Quốc là
đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục.
- Kinh tế:
+ Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, tiến hành những
cải cách quan trọng: cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công - thương
nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa, giáo

dục,...
+ Đến cuối năm 1952, công cuộc khôi phục kinh tế đã kết thúc thắng lợi.
+ Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên ( 1953 - 1957 ). Nhờ nỗ lực lao
động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm đã thu được những thành tựu to
lớn. Bộ mặt Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt:
• Trong những năm 1953 - 1957, 246 công trình đã được xây dựng và đưa vào sản xuất; đến
năm 1957, sản lượng công nghiệp tăng 140 %, sản lượng nông nghiệp tăng 25 % ( so với năm
1952 ).
• Các nghành công nghiệp nặng như chế tạo cơ khí, luyện kim, điện lực, khai thác than,... phát
triển nhanh. Trung Quốc đã tự sản xuất được 60 % máy móc cần thiết.
• Trong mười năm đầu xây dựng chế độ mới, tổng sản lượng công - nông nghiệp tăng 11,8 lần;
riêng công nghiệp tăng 10,7 lần.
• Nền văn hóa - giáo dục cũng đạt được những bước tiến vượt bậc. Đời sống nhân dân được cải
thiện.
- Về đối ngoại:
+ Trong những năm 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm
củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Địa vị quốc tế
1
8


của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.
+ Ngày 14 - 2 - 1950, Trung Quốc kí với Liên Xô Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ
Trung - Xô và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân
Triều Tiên chống Mĩ ( 1950 - 1953 ); tham gia Hội nghị các nước Á - Phi tại Băng-đung
( 1955 ); giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp, ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thập niên đầu sau khi cách mạng thắng lợi,
địa vị của Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế.
+ Ngày 18 - 1 - 1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ với Việt Nam
3. Công cuộc cải cách mở cửa.
* Đường lối:

- Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho
công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua
Đại hội XII ( 9 - 1982 ), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng ( 10 - 1987 ): lấy phát triển kinh tế
làm trọng tâm.
- Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản:
+ Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân.
+ Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc.
+ Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông.
- Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang
màu sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn
minh.
* Thành tựu:
- Sau 20 năm ( 1979 - 1998 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ
tăng trưởng cao nhất thế giới:
+ Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ
nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới.
+ Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), tức là đạt 1.072 tỉ
USD ( tương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ ).
+ Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6
tỉ USD ), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế
giới.
+ Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm
chủ yếu, thì đến năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp
tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %.
+ Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu
người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2 090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3
nhân dân tệ.
- Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

+ Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1922, chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 - 1999 đến
tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu và ngày 15 - 10 1
9


2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự
kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới ( sau Nga và Mĩ ) có tàu cùng với
người bay vào vũ trụ.
- Đối ngoại:
+ Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt
Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a; thiết lập
quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nươc trên thế
giới, có nhiều đóng góp trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.
+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công ( 7 - 1997 ) và Ma Cao ( 12 - 1999 ).
Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 3. TRUNG QUỐC
Câu 1. Đến những năm 70 (XX), quốc gia nào của khu vực Đông Bắc Á trở thành nền kinh tế
lớn thứ hai thế giới?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc. D. CHDCND Triều Tiên
Câu 2. Đâu không phải là “con rồng” kinh tế của khu vực Đông Bắc Á?
A. Đài Loan. B. Hồng Kông.
C. Hàn Quốc. D. Singapo.
Câu 3. Đâu không phải là ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Trung Quốc?
A. Xóa bỏ tàn dư phong kiến.
B. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
C. Ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng thế giới.
D. Nhà nước XHCN đầu tiên ra đời.

Câu 4. Tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện
A. công cuộc cải cách, mở cửa. B. đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
C. công cuộc đổi mới đất nước. D. công cuộc cải tổ.
Câu 5. Đâu không phải là đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc?
A. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Thực hiện kinh tế thị trường.
C. Xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
D. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo xu hướng “đa cực”.
Câu 6. Cách mạng Trung quốc 1949 thắng lợi đã
A. xóa bỏ chế độ phong kiến.
B. lập ra nhà nước công – nông đầu tiên ở châu Á.
C. xóa bỏ tàn dư phong kiến.
D. làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
Câu 7. Đâu là những nội dung của đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc:
1. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
2. Thực hiện kinh tế thị trường.
3. Xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
4. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo xu hướng “đa cực”.
A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4 . D. 1, 3, 4.
2
0


Câu 8. Sự khác nhau cơ bản nhất của đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc với công
cuộc cải tổ ở Liên Xô là:
A. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
C. Thực hiện kinh tế thị trường.
D. Mở rộng quan hệ đối ngoại.
Câu 9. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

đã làm cho
A. hệ thống thuộc địa bị sụp đổ.
B. trật tự hai cực Ianta bước đầu bị xói mòn.
C. Chủ nghĩa xã hội vượt qua phạm vi một nước.
D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
Câu 10. Những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế nào của khu vực Đông Bắc Á có tốc độ tăng
trưởng nhanh và cao nhất thế giới?
A. Trung Quốc. B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc. D. Đài Loan.
Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã
hoàn thành?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
B. Trung Quốc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng”.
C. Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa.
D. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) hoàn thành thắng lợi.
Câu 12. Những năm 90 (XX), Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với
A. Ma Cao. B. Đài Loan và Hồng Kông.
C. Hồng Kông và Ma Cao D. Hồng Kông.
Câu 13: Từ 1946 đến 1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc chiến nào?
A. Chiến tranh chống Phát xít Nhật Bản
B. Chiến tranh giải phóng Đài Loan
C. Nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Địa chủ phong kiến
D. Nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản.
Câu 14: Từ tháng 6/1947, quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang phản công, lần lượt giải
phóng những vùng nào?
A. Vùng do Quốc Dân Đảng kiểm soát
B. Vùng do địa chủ phong kiến quân phiệt.
C. Khu vực do Nhật bản chiếm đóng
D. Các đảo Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan
Câu 15: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa nào quan trọng nhất đối với

nhân dân Trung Quốc?
A. Đưa đất nước Trung Hoa thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và tiến lên chủ nghĩa xã hội
B. Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội
C. Chấm dứt ách nô dịch của thực dân, phong kiến và tàn dư của nó
D. Cổ vũ tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa trên thế giới
Câu 16: Sau khi thành lập (1949 - 1959), Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực
2
1


nhằm mục đích nào?
A. Củng cố hòa bình và an ninh châu Á - Thái Bình Dương
B. Củng cố hòa bình và thúc đẩy hợp tác quốc tế
C. Củng cố hòa bình, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam
D. Củng cố hòa bình, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
Câu 17: Tháng 12/1978, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện quan trọng gì?
A. Tổng thống Mĩ R. Níchxơn thăm Trung Quốc mở đầu quan hệ mới theo hướng hòa dịu
B. Mao Trạch Đông qua đời, Trung Quốc dần đi vào ổn định
C. Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua đường lối cải cách, mở cửa
D. Thực hiện đường lối "Ba ngọn cờ hồng" nhằm nhanh chóng xây dựng thành công xã hội chủ
nghĩa.
Câu 18: Thực hiện cải cách, mở cửa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu khoa học - kỹ
thuật nào?
A. Chế tạo vũ khí hủy diệt và thực hiện chương trình thám hiểm không gian
B. Thực hiện chương trình thám hiểm không gian và đưa người lên sao hỏa
C. Thử thành công bom nguyên tử và phóng tàu Thần Châu lên mặt trăng.
D. Thử thành công bom nguyên tử và đưa người bay vào vũ trụ.
Câu 19: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, vai trò, địa vị của Trung Quốc ngày càng cao trên
trường quốc tế vì:
A. Bình thường hóa qua hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam và các nước láng giềng khác.

B. Bình thường hóa qua hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia … và mở rộng quan hệ với nhiều
nước trên thế giới.
C. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông, Ma Cao, làm chủ Tân Cương Tây Tạng.
D. Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông, Ma Cao, đánh thắng Nhật Bản
Câu 20: Sự kiện nào sau đây không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau
năm1945?
A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.
D. Một số nước đạt nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 21: Cuộc nội chiến 1950 đến 1953 trên bán đảo Triều Tiên là sản phẩm của
A. mâu thuẫn về kinh tế giữa Liên Xô và Mĩ.
B. mâu thuẫn về chính trị giữa Liên Xô và Mĩ.
C. mâu thuẫn về quyền lợi giữa Liên Xô và Mĩ
D. sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa phe TBCN và XHCN
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh ý nghĩa lịch sử sự ra đời của nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa ?
A. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế.
B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc .
C. Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc.

2
2


Chốt đáp án bài Trung Quốc.
1B, 2D, 3D,4A, 5D, 6C, 7A, 8A, 9B, 10A, 11A, 12C, 13D, 14A, 15B, 16D, 17C, 18D, 19B,
20A, 21D, 22A
Chủ đề 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Nội dung: - Những biến đổi của các nước ĐNA
- Các giai đoạn phát triển chính của cách mạng Lào
- Các giai đoạn phát triển chính của CM Campuchia
- Những nét chính về các nước ĐNA và tổ chức ASEAN.
1. Các giai đoạn phát triển của CM Lào
a. Giai đoạn từ 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp:
_ Tháng 8-1945 lợi dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, nhân dân Lào đã nổi dậy
giành chính quyền. Ngày 12-10-1945 Lào tuyên bố độc lập.
_ Tháng 3-1946 Pháp quay trở lại xâm lược Lào, nhân dân Lào được sự giúp đỡ của quân tình
nguyện Việt Nam đã đứng lên kháng chiến.
_ Từ 1947 các chiến khu dần dần được thành lập ở Tây Lào, Thượng Lào, Đông Bắc Lào.
- 20-1-1949 quân Giải phóng nhân dân Lào thành lập, do Cayxỏn Phômvihản chỉ huy.
- 13-8-1950 thành lập Mặt trận Lào tự do và Chính phủ kháng chiến Lào, do Hoàng thân
Xuphanuvông đứng đầu. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặc phát trển của cách mạng Lào.
- Những năm 1953 - 1954 quân Giải phóng nhân dân Lào cùng quân tình nguyện Việt Nam mở
nhiều chiến dịch lớn ở Trung và Hạ Lào (1953), chiến dịch Thượng Lào (1954) phối hợp với
chiến dịch Điện Biên Phủ buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào.
b- Giai đoạn 1954 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ:
_ Sau khi chủ nghĩa thực dân cũ bị đánh bại, Mỹ tìm cách thay chân Pháp. Núp dưới hình thức
"viện trợ" kinh tế và quân sự, Mỹ dựng lên chính quyền và quân đội tay sai, tấn công vào vùng
tập kết của cách mạng Lào, tiến hành đàn áp lực lượng kháng chiến.
_ Nhân dân Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng nhân dân Lào (thành lập 1955) đứng lên
kháng chiến, đánh bại các cuộc tấn công của địch, đến đầu những năm 60, giải phóng 2/3 đất
đai và hơn 1/3 dân số trong cả nước.
_ Cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng cũng dâng cao.
_ Từ 1964 - 1973, Mỹ tiến hành "chiến tranh đặc biệt" rồi chuyển sang "chiến tranh đặc biệt
tăng cường", liên tiếp mở những cuộc hành quân lớn nhằm đánh chiếm vùng giải phóng, tiêu
diệt lực lượng cách mạng. Mĩ đã ném 3 triệu tấn bom xuống Lào. Nhân dân Lào đánh trả các
cuộc hành quân leo thang của Mỹ giành thắng lợi to lớn.

_ Ngày 21-2-1973, Mỹ và tay sai phải ký Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình, thực hiện hòa
hợp dân tộc ở Lào.
_ Từ 1973 - 1975: đấu tranh hoàn thành CM DTDC trong cả nước. Ngày 2-12-1975, nước CH
DCND Lào chính thức thành lập.
c.Từ 1975 - 2000: Lào xây dựng chế độ DCND, tiến lên theo định hướng XHCN. Những năm
gần đây, Lào thực hiện đổi mới toàn diện và đã thu được những thành tựu đáng kể trong sự
nghiệp xây dựng đất nước.
d- Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi CM Lào:
_ Đánh thắng thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, giành ĐL, DC, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
2
3


_ Chấm dứt nền quân chủ phong kiến, thành lập nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
_ Hoàn thành thắng lợi cuộc CM DTDC, đưa nước Lào bước sang thời kỳ phát triển mới: Độc
lập, DC, thống nhất và tiến bộ xã hội.
_ Đánh dấu thắng lợi mới của tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh
chống đế quốc, giành ĐLTD và xây dựng đất nước. tình đoàn kết và hữu nghị Việt – Lào đã
được thử thách trong khói lửa chiến tranh, ngày càng phát triển trong công cuộc xây dựng hòa
bình.
2. Các giai đoạn phát triển của CM Campuchia
a. Giai đoạn từ 1945 - 1954: Kháng chiến chống Pháp:
_ Tháng 10-1945, ngay sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Pháp quay lại xâm lược Campuchia,
triều đình phong kiến nhanh chóng đầu hàng: ngày 7-4-1946, ký với Pháp Hiệp định chấp thuận
sự thống trị của Pháp.
_ Những năm 1951 - 1952 phong trào kháng chiến của nhân dân Campuchia phát triển mạnh
mẽ khắp nơi. Đảng nhân dân CM Campuchia đã lãnh đạo nhân dân anh dũng kháng chiến.
_ 1950, Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương lâm thời tức Chính phủ kháng chiến
do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch.
_ 1951, thành lập quân đội CM lấy tên là Ítxarăc Khơme.

_ Cuối 1952, lợi dụng những khó khăn của Pháp về chính trị, quân sự, tài chính (do cuộc chiến
tranh Đông Dương đem lại), Xi ha núc đã tiến hành cuộc vận động ngoại giao (thường được gọi
là "cuộc thập tự chinh của Quốc Vương vì nền độc của Campuchia") gây sức ép buộc Chính
phủ Pháp phải ký "Hiệp ước trao trả độc lập" cho Campuchia (9-11-1953). Tuy vậy, quân đội
Pháp vẫn chiếm đóng và nắm mọi quyền hành ở Campuchia.
_ Sau thất bai ở điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương. Campuchia được độc lập.
b- Giai đoạn từ 1954 - 1970: Thời kỳ hòa bình trung lập:
_ Chính phủ Campuchia do Xi ha núc đứng đầu đã thực hiện đường lối hòa bình trung lập,
Campuchia trải qua một thời kỳ phát triển hòa bình và có điều kiện đẩy mạnh công cuộc xây
dựng kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
_ Ngày 18-3-1970, Mỹ và bọn tay sai Mỹ đã làm cuộc đảo chính lật đổ Xi ha núc, phá hoại nền
hòa bình, đưa Campuchia vào quỹ đạo chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ trên cả
ba nước Đông Dương.
c- Giai đoạn 1970 - 1975: Kháng chiến chống Mỹ:
_ Ngay sau cuộc đảo chính, được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuôc kháng chiến
chống Mỹ của Cam pu chia phát triển, lực lượng vũ trang lớn mạnh, vùng giải phóng được mở
rộng.
_ Mùa xuân 1975, quân và dân Campuchia mở cuộc tổng công kích. Ngày 17-4-1975, Thủ đô
Phnôm Pênh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Campuchia
thắng lợi.
d - Giai đoạn 1975 - 1979: Thời kỳ thống trị của chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari:
_ Ngay sau khi Phnôm Pênh được giải phóng, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêngxari (Khơme
đỏ) quay lại phản bội cách mạng.
+ Thực hiện chính sách đối nội cực kỳ phản động: Đuổi nhân dân ra khỏi các thành phố, buộc
họ về sống trong các trại tập trung ở nông thôn. Tàn phá chùa chiền, trường học, cấm họp chợ
2
4



và tàn sát dã man hàng triệu người dân vô tội, đặt dân tộc Campuchia trước một thảm họa bị
diệt chủng.
+ Về đối ngoại: Gây cuộc chiến tranh xâm lược biến giới Tây Nam Việt Nam, kích động sự hằn
thù dân tộc chống Việt Nam.
_ Trước thảm họa diệt chủng, nhân dân Campuchia nổi dậy đấu tranh. Ngày 3-12-1978 Mặt trận
dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận, được sự giúp đỡ
của bộ đội tình nguyện Việt Nam, nhân dân Campuchia nổi dậy lật đổ chế độ "Khơ me đỏ".
Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng.
e- Từ 1979 - 2000:
_ Nhân dân Cam pu chia vừa thực hiện công cuộc hồi sinh xây dựng đất nước, vừa phải trải qua
một cuộc nội chiến giữa các thế lực đối lập (từ 1979 - 1991).
_ Ngày 23-10-1991, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, Hiệp định hòa bình về Campuchia
được ký kết tại Pa ri, tạo điều kiện cho Campuchia khôi phục và phát triển đất nước.
_ Tháng 5-1993, Campuchia bầu cử Quốc hội lập hiến và thông qua Hiến pháp, thành lập
Vương quốc Campuchia do Quốc Vương Xi ha núc đứng đầu, thực hiện chính sách trung lập
không liên kết, chung sống hòa bình với các nước láng giềng.
Nội dung 3.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á có những biến đổi như thế nào?
Trong những biến đổi đó biến đổi nào quan trọng nhất? Vì sao?
Hướng dẫn làm bài
Đông Nam Á gồm 11 nước, trước 1945 đều là thị trường và thuộc địa của tư bản Phương Tây,
sau năm 1945 có nhiều biến đổi.
+ Biến đổi thứ nhất:
Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến nay Đông Nam Á
trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh tế –xã hội khác nhau:
Việt Nam: Là thuộc địa của Pháp, 1945 phải tiến hành hai cuộc k/c đến 30/4/1975 mới thắng lợi
hoàn toàn.
Lào: thuộc Pháp, Mỹ đến ngày 02/12/1975 mới giành thắng lợi.
Campuchia; thuộc Pháp, Mỹ, Nhật, sau năm 1975 phải chống Pônpốt đến 07/01/1979 mới
thắng lợi.

Inđônêsia; thuộc Hà Lan, sau1945 Hà Lan tái chiếm, nhân dân đấu tranh đến 1965 mới độc lập
hoàn toàn.
Malaysia: thuộc Anh, nd đấu tranh đến 8/1957 mới độc lập.
Philippin: thuộc Mỹ đến tháng 7/1946 Mỹ mới công nhận độc lập.
Singapore: thuộc Anh, nhân dân đấu tranh đến 1957 Anh mới công nhận độc lập.
Thái Lan: Sau 1945 Mỹ hất chân Anh kiểm soát Thái Lan.
Myanma: Thuộc Anh, tháng10/1947 Anh công nhận độc lập.
Brunây: thuộc Anh, nd đấu tranh đến tháng 01/1984 độc lập (trong khối liên hiệp Anh)
Đôngtimo: thuộc Inđônêsia đến tháng 4/2002 tách khỏi Inđônêsia, trở thành quốc gia độc lập
+ Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ xây dựng nền kinh tế vững mạnh, phát
triển nhất là Sigapore, Thái Lan… được xếp vào các nước phát triển trên thế giới (NIC)
+ Biến đổi thứ 3: Đến 30/4/1999 các quốc gia ĐNÁ có một tổ chức chung (ASEAN), đây là
một liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự lực tự
2
5


×