Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM THỊ HỒNG THẮM

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN TUYÊN HÓA- CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 8.34.02.01

Đà Nẵng - 2020


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG

Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến
Phản biện 2: TS. Phạm Sỹ Hùng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân Hàng họp tại trường Đại học Kinh
tế, Đaị học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2020

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi được thành lập đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội
(NHCSXH) đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào thực tiễn một
mô hình quản lý mới, áp dụng phương thức đáp ứng được với các
điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các
tổ chức chính trị - xã hội cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tiễn.
Đặc biệt có thể khẳng định, chuyển biến rõ rệt nhất của NHCSXH là
tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với tín dụng chính sách xã hội, đưa Chỉ thị của Đảng đi sâu vào
cuộc sống, tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín
dụng chính sách. Đó là tín dụng ưu đãi được quan tâm, tăng cường,
tập trung về một đầu mối. Qua hơn15 năm hoạt động và phát triển,
phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động tín dụng của
NHCSXH Việt Nam đang được mở rộng và không ngừng hoàn thiện,
đáp ứng ngày càng tốt hơn trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội; đã
thực hiện tốt những mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra ban đầu là tập
trung nguồn lực, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo bền
vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách, huy
động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo, từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh
mẽ, toàn diện nhất là ở các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề được Đảng,
Chính phủ và cả xã hội quan tâm.
Huyện Tuyên Hóa là một huyện miền núi nằm phía tây bắc của
tỉnh Quảng Bình, Dân số toàn huyện có 90.755 người, phân bố trên

20 xã, thị trấn, là huyện miền núi mưa lũ kéo dài, sạt lở…ảnh hưởng


2
rất lớn đến đời sống của người dân, mặt khác tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn
cao so với mặt bằng chung với các huyện trong toàn tỉnh. Vì vậy,
nghiên cứu, phát triển các mô hình giảm nghèo, chuyển đổi ngành
nghề sản xuất tạo điều kiện cho hộ nghèo khắc phục khó khăn, ổn
định cuộc sống là một yêu cầu cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, tôi quyết định
chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ nghèo
tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên
Hóa, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài Luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
*/Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hoạt động cho vay Hộ nghèo
tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa,
tỉnh Quảng Bình. Từ đó đưa ra những khuyến nghị gì và đề xuất với
cơ quan nào để hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ nghèo tại Phòng
giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình trong những năm tiếp theo.
*/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho
vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác cho vay hộ nghèo tại
Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh
Quảng Bình
* Các câu hỏi nghiên cứu
- Các nội dung cơ bản của hoạt động cho vay hộ nghèo là gì?

- Một số tiêu chí nhằm đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ
nghèo là gì?


3
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ
nghèo là gì?
- Một số nội dung đạt được và các mặt hạn chế trong hoạt động
cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa,
chi nhánh Quảng Bình trong thời gian vừa qua?
- Cần có những khuyến nghị gì nhằm để hoàn thiện hoạt động
cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa,
chi nhánh Quảng Bình trong những năm tiếp theo?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu:
- Các bộ phận quản lý liên quan đến hoạt động cho vay hộ
nghèo bao gồm: các Tổ nghiệp vụ (gồm Tổ Tín dụng và Tổ Kế toán Ngân quỹ) ; 20 Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, 321 tổ TK&VV, 80
tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trên địa bàn huyện Tuyên
Hóa.
Khách hàng vay vốn thuộc chương trình tín dụng hộ nghèo của
ngân hàng tại huyện Tuyên Hóa; phỏng vấn hộ vay để nắm bắt được
ý kiến đánh giá về hoạt động cho vay, quy trình, lãi suất, chất lượng
dịch vụ khách hàng, nhu cầu… liên quan đến hoạt động cho vay hộ
nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Tuyên Hóa.
*/ Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng từ đó
đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ
nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, chi nhánh
Quảng Bình.

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại phòng giao
dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, chi nhánh Quảng Bình.


4
Phạm vi thời gian: Số liệu về thực trạng hoạt động cho vay hộ
nghèo của đề tài nghiên cứu được thu thập dữ liệu trong 3 năm, giai
đoạn (2016-2018). Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về
hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH huyện
Tuyên Hóa, chi nhánh Quảng Bình; đồng thời nghiên cứu các giải
pháp và từ đó đưa ra các khuyến nghị đề tài đề xuất các khuyến nghị
áp dụng cho thời gian đến.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài vận dụng một số phương pháp sau:
(a) Phương pháp thu thập dữ liệu
(b) Phương pháp nghiên cứu tài liệu khoa học
(c) Phương pháp quan sát
(d) Phương pháp phân tích thống kê
(e) Phương pháp phỏng vấn:
6. Bố cục đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng
giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, chi nhánh Quảng Bình
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ
nghèo tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện
Tuyên Hóa, chi nhánh Quảng Bình.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Để có được kiến thức nền tảng và hình thành nên phần cơ sở lý
thuyết của đề tài, tác giả đã tổng hợp, đúc kết và kế thừa từ một số

nguồn tài liệu, sách tham khảo được biên soạn mới nhất về cho vay
hộ nghèo, là giáo trình đã được giảng dạy tại trường Đại học kinh tế
Đà Nẵng.


5
Trong quá trình tiến hành đề tài này, tác giả đã nghiên cứu
nhiều nguồn tài liệu cho vay hộ nghèo của NHCSXH, nghiên cứu
của những tác giả một số luận văn thạc sỹ bảo vệ tại trường Đại học
kinh tế Đà Nẵng trước đây về đề tài Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ nghèo
tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam
Giang, chi nhánh Quảng Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Thành Tài năm
2019.
- Luận văn Thạc sỹ “Hoàn thiện hoạt động cho vay Hộ cận
nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh tỉnh Đắk Nông”
của Thạc sỹ Trần Quang Điệp năm 2018.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO
CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.1. NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Ngân hàng thông thường
gồm có Ngân hàng Trung ương và hệ thống các Ngân hàng trung
gian. Ngoài NH Trung ương với các chức năng cơ bản như: chức
năng phát hành tiền; chức năng ngân hàng của các NH trung gian;
chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng,
thanh toán và ngoại hối, tuỳ thuộc bối cảnh kinh tế - xã hội và vì
nhiều lý do có tính lịch sử mà mô hình hệ thống ngân hàng trung

gian không giống nhau giữa các nước. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào
tính chất hoạt động, hệ thống ngân hàng trung gian có thể phân
thành các loại hình chủ yếu sau:


6
- Ngân hàng thương mại
- Ngân hàng đặc biệt
- Ngân hàng hợp tác
- Ngân hàng đầu tư
1.1.2. Ngân hàng chính sách xã hội
a. Ngân hàng chính sách
Ngân hàng chính sách là một loại hình ngân hàng đặc biệt, hoạt
động không vì mục đích lợi nhuận mà để thực hiện các chính sách tín
dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng cụ thể.
Các mô hình phổ biến trên thế giới về việc hình thành các NH
chính sách thường bao gồm hai loại hình chính:
- Ngân hàng chính sách phục vụ chính sách phát triển kinh tế
theo định hướng của Chính phủ, thường được gọi là Ngân hàng phát
triển.
- Ngân hàng chính sách phục vụ các chính sách xã hội của Nhà
nước là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh
thương mại.
b. Đặc thù của Ngân hàng chính sách xã hội
- Đặc thù về mô hình tổ chức
- Tại cấp Trung ương: Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách
xã hội, ngoài những thành viên chuyên trách, còn có các thành viên
kiêm nhiệm là đại diện của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội.
- Tại địa phương: Bên cạnh bộ phận tác nghiệp chuyên trách

của Ngân hàng chính sách xã hội cũng còn có sự tham gia của chính
quyền địa phương (gồm cả chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
- Tại cấp cơ sở: chính quyền cùng với các tổ chức Hội đoàn thể
nhận ủy thác, thiết lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn gồm các đối


7
tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự nguyện xin
gia nhập Tổ và hoạt động theo quy ước tập thể, có trách nhiệm trong
việc sử dụng vốn vay.
- Đặc thù về cơ chế hoạt động
* Về mục tiêu hoạt động
* Về đối tượng vay vốn
* Về nguồn vốn
* Về sử dụng vốn
c. Vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội
- Vai trò trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giảm
nghèo
- Vai trò trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở
- NHCSXH là để chuyển tải vốn tín dụng chính sách theo
phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù thông qua hình
thức: (i) Phân công, phân cấp trách nhiệm trong việc xác định hộ
nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện vay vốn; (ii) Thực
hiện dân chủ, công khai trong cộng đồng dân cư; (iii) Kết hợp sự
tham gia của 04 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đây là một
địa chỉ đáng tin cậy của người dân.
-Ngân hàng chính sách xã hội góp phần tích cực vào đổi mới
hoạt động ngân hàng, cũng như thực hiện mục tiêu điều hành chính
sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.2.1. Khái niệm, đặc trưng cơ bản về cho vay đối với Hộ
nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội.
a. Khái niệm và đặc điểm của hộ nghèo
Quan niệm về nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư


8
không được thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống là
những đảm bảo mức tối thiểu về ăn, ở, mặc, sinh hoạt, vệ sinh, y tế,
giáo dục: quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng.
Các chuẩn mực đánh giá đói nghèo tại Việt Nam: Ở Việt Nam,
theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19
tháng 11 năm 2015, chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 như
sau:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
700.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
900.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.
b. Khái niệm cho vay Hộ nghèo
Cho vay Hộ nghèo là khoản tín dụng cho vay chỉ dành riêng
cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để phát
triển sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc
và lãi, góp phần thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm
nghèo và tạo việc làm, ổn định xã hội.
c. Đặc trưng cơ bản của cho vay đối với Hộ nghèo
Hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCS có những đặc điểm
chính như sau: hoạt động tín dụng không vì mục tiêu lợi nhuận; đối
tượng được thụ hưởng là Hộ nghèo theo quy định của pháp luật Việt
Nam; thủ tục và quy trình cho vay đơn giản, thuận tiện; cho vay

không cần tài sản đảm bảo; áp dụng lãi suất ưu đãi; Thời gian cho
vay dài;
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo
tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
a. Quy mô cho vay hộ nghèo
b. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng của các khoản cho vay hộ


9
nghèo
c. Mức độ đáp ứng nhu cầu tiếp cận vốn ưu đãi đối với hộ
nghèo
d. Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo về tác động xã
hội
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO
VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
1.3.1. Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế xã hội
1.3.2. Nhân tố thuộc về phía ngân hàng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚIHỘ NGHÈO
TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI HUYỆN TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH
2.1. TÌNH HÌNH ĐÓINGHÈO TẠI HUYỆNTUYÊN HÓA,
TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Tuyên hóa, tỉnh
Quảng Bình
2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng
Bình
a. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở huyện Tuyên

hóa,tỉnh Quảng Bình
Dân số toàn huyện có 90.755 người, phân bố trên 20 xã, thị
trấn, trong đó có 3.528 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,54% tổng số hộ trên
địa bàn huyện và 4.396 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 18,12% tổng số hộ
dân trên địa bàn; địa bàn huyện có 136 thôn, bản, tiểu khu.
Với mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ năm 2016-2020


10
mỗi năm giảm từ 4-5% tỷ lệ hộ nghèo phấn đấu đến năm 2020 toàn
huyện tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10,5%, huyện Tuyên Hóa đang tập
trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đưa lộ trình giảm nghèo
về đích đúng kế hoạch.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NHCSXH PGD NHCSXH HUYỆN
TUYÊN HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH.
2.2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và
Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Quảng Bình
* Về Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX, Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị Quyết kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khoá X về chính sách tín dụng đối với người nghèo, các
đối tượng chính sách khác và tách việc cho vay chính sách ra khỏi
hoạt động tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại Nhà
nước, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời Thủ tướng chính
phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính
sách xã hội trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo
(NHNg được thành lập theo Quyết định số 230/QĐ-NH5, ngày 01
tháng 09 năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).

*/Ngân hàng Chính sách xã hội, chi nhánh tỉnh Quảng Bình: Được
thành lập theo quyết định số 46/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ
tịch Hội đồng Quản Trị NHCSXH Việt Nam; Chi nhánh đã tổ chức 159
điểm giao dịch lưu động tại các xã/phường trên toàn tỉnh.
2.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Giao
dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, chi nhánh tỉnh Quảng Bình.
2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ


11
2.2.4. Mô hình tổ chức và hoạt động.
* Các chương trình tín dụng chính sách đang thực hiện: Đến
31/12/2018, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện đang thực hiện cho
vay 17 chương trình tín dụng. Kết quả thực hiện năm 2018:
Bảng 2.2: Kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác năm 2018
STT

Chương trình cho vay

Tổng
Dư nợ

Nợ
quá
hạn

Số hộ
vay
vốn


1

2

3

4

5

1

Cho vay ưu đãi hộ nghèo - NĐ 78/2002

151.078

138

3.564

2

Cho vay học sinh sinh viên - QĐ 157/2007

13.373

67

539


3

12.015

40

383

1.308

0

27

5

Cho vay giải quyết việc làm - NĐ 61/2015
Cho vay đi lao động có thời hạn nước ngoài QĐ 365
Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường - QĐ
62/2004

36.884

14

3.212

6


Cho vay hộ nghèo làm nhà ở - QĐ 167/2008

2.235

0

181

7

Cho vay hộ nghèo về nhà ở - QĐ 33/2015

5.123

0

205

8

Cho vay hộ mới thoát nghèo - QĐ 28/2015
Cho vay hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn
- QĐ 31
Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn - QĐ 54
Cho vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn - QĐ 32

38.022


0

884

94.897

126

2.419

165

0

27

422

40

85

0

0

0

411


0

9

4.203

0

282

7.146

0

479

133.470

0

3.126

4

9
10
11
12

15


Cho vay nhà ở xã hội - NĐ 100/2015
Cho vay thương nhân vùng khó khăn - QĐ
92/2009
Cho vay Đồng bào DTTS nghèo, đời sống
KK-QĐ 755
Cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng
tránh lụt KV miền trung -QĐ 48/2014

16

Cho vay hộ cận nghèo - QĐ 15/2013

13
14


12

STT

17

Chương trình cho vay
Chovay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn
nuôi QĐ 75
Tổng cộng

Tổng
Dư nợ

500
501.251

Nợ
quá
hạn

Số hộ
vay
vốn

0

10

425 15.532

(Nguồn Báo cáo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TUYÊN
HÓA, CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
2.3.1. Những vấn đề chung cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
- Đối tượng và điều kiện được vay vốn
- Mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay: Mức cho vay
tối đa là 100 triệu đồng /1 hộ; Lãi suất cho vay của NHCSXH do Thủ
tướng chính phủ quyết định từng thời kỳ. Hiện nay lãi suất cho vay
đối với hộ nghèo là 6,6%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so
với lãi suất cho vay trong hạn; Thời hạn cho vay: Tối đa 120 tháng
- Quy trình thủ tục vay vốn

Sơ đồ 2.2: Quy trình thủ tục xét duyệt cho vay hộ nghèo

2.3.2. Thực trạng triển khai các nội dung của hoạt động cho
vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa,


13
tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua
a. Thực trạng hoạt động xây dựng kế hoạch
b. Thực trạng hoạt động phân bổ nguồn vốn
c. Thực trạng hoạt động triển khai cho vay
d. Thực trạng hoạt động kiểm tra, giám sát
2.3.3. Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH
huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
a. Quy mô cho vay hộ nghèo
*/ Về nguồn vốn
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo giai đoạn (2016- 2018)

ĐV tính: triệu đồng, %
Năm 2016
T
T

Năm 2017

Tỷ

Nguồn vốn
Số dư


Tỷ
Số dư

trọng
%

1 Tổng nguồn vốn
2

Nguồn vốn Hộ
nghèo

Năm 2018

trọng

Tỷ
Số dư

%

trọng
%

387.125

435.430

501.286


126.623

32,7 144.198

33,1 151.082

30,1

Trong đó:
Nguồn vốn TW
NV ngân sách

126.573 99,96 144.048
50

0,04

150

99,89 150.832 99,83
0,11

250

0,17

( Nguồn NHCSXH huyện Tuyên Hóa)

Số liệu ở bảng trên cho thấy: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo qua
các năm tăng dần

* Trên cơ sở nguồn vốn như trên, quy mô cho vay hộ nghèo thể
hiện qua dư nợ cho vay hộ nghèo qua các năm từ 2016 - 2018 (Bảng
2.3)


14
Bảng 2.3. Bảng chương trình cho vay Hộ nghèo
Trong các năm qua dư nợ cho vay hộ nghèo tăng theo hàng năm
nhưng không đáng kể, dư nợ bình quân được nâng lên, năm 2018 là
43,7 triệu đồng/hộ tăng bình quân so với năm 2016 là 10,5 triệu
đồng.
b. Cơ cấu dư nợ Cho vay hộ nghèo theo địa bàn
Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ Cho vay hộ nghèo phân theo địa
bàn qua các năm tại NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng
Bình (2016 – 2018)
Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu vốn đầu tư cho các xã, thị
trấn trong huyện được phân bổ đều trên tất cả các đơn vị theo mức độ
tỷ lệ hộ nghèo. Dư nợ hộ nghèo của các xã vùng III, vùng có điều
kiện kinh tế xã hộ đặc biệt khó khăn, tỷ lệ số hộ nghèo cao như xã
Thanh Hóa có dư nợ hộ nghèo cao nhất huyện; điều này cho thấy sự
ưu đãi của chính sách trong việc phân bổ vốn cho các xã có nhu cầu
vốn lớn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Nguồn vốn của NHCSXH huyện đã trải khắp 20 xã, thị trấn trên
toàn địa bàn huyện, đến với các hộ nghèo ở tất cả các thôn, làng, tổ
dân phố.
c. Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ chức hội
Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay hộ nghèo ủy thác qua các tổ
chức hội của NHCSXH huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
(2016 - 2018).
Bảng 2.5. cho ta thấy số tuyệt đối dư nợ của các tổ chức hội nhận

ủy thác Hội phụ nữ, Hội Nông dân cao hơn so với dư nợ của Hội Cựu
chiến binh và Đoàn thanh niên. Dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội chiếm 99,9% so với tổng dư nợ của NHCSXH huyện và tăng dần
qua hàng năm.


15
Qua kết quả hoạt động của từng Tổ TK&VV, hàng tháng
NHCSXH đã phối hợp với Hội đoàn thể thường xuyên củng cố, kiện
toàn, đào tạo lại các Tổ TK&VV để có đủ điều kiện ký hợp đồng uỷ
thác cho vay. Nhìn chung, các Tổ TK&VV đang đi dần vào hoạt
động có nề nếp, ổn định nhưng vẫn còn một số Tổ chưa đồng đều,
chất lượng chưa cao.
d. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo
qua các năm( 2016- 2018)
Bảng 2.6. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo
TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2016-2018
2016

2017

2018

1


Tổng dư nợ

Tr.đ

126.614

144.196

151.079

2

Nợ quá hạn

Tr.đ

137

111

138

3

Tỷ lệ nợ quá

%
0,11

0,08


0,09

162

31

55

0,041

0,007

0,011

hạn
4

Nợ khoanh

Tr.đ

5

Tỷ lệ nợ

%

khoanh


(Nguồn: NHCSXH huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình)
Số liệu trên Bảng 2.6 phản ảnh kết quả Tỷ lệ nợ quá hạn qua 3
năm giảm dần và cao nhất là 0,11%, một tỷ lệ rất thấp nếu so với tín
dụng thương mại của các NHTM. Năm thấp nhất tỷ lệ này chỉ dưới
0,008%. Về tỷ lệ nợ khoanh trong 3 năm dao động trong khoảng từ
0,041% đến 0,011%.
Phân tích thêm về thực trạng rủi ro tín dụng theo địa bàn
cấp xã, kết quả thể hiện trên bảng 2.7.
Bảng 2.7. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo
theo địa bàn (Chỉ tiêu nợ quá hạn và )


16
Qua các bảng số liệu trên ta thấy, nợ quá hạn, nợ khoanh tại các
địa bàn xã trong huyện có tỷ lệ khác nhau, đến cuối năm 2018 có
4/20 xã có nợ quá hạn và 8/20 xã có nợ khoanh; Một số xã có tỷ lệ
nợ quá hạn cao hơn mức bình quân chung của huyện như: TT Đồng
Lê(0,51%), Thanh Thạch (0,42%),
Trong những năm qua, NHCSXH huyện tiếp tục thực hiện các
giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, chủ động rà soát và xử lý
triệt để nợ đến hạn, lập hồ sơ xử lý rủi ro kịp thời đối với các hộ vay
vốn gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, chú trọng đối với các hộ
bỏ đi khỏi địa phương đủ điều kiện xử lý rủi ro phải phối hợp với
chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác tiến hành lập hồ
sơ xử lý rủi ro theo quy định. Duy trì hoạt động của Tổ xử lý nợ khó
đòi để kiên quyết thu hồi các khoản nợ tồn đọng, nợ chây ỳ. Phối hợp
chặt chẽ với cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự để xử lý dứt điểm
các vụ khởi kiện để thu hồi nợ, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát
sinh.
Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

nghèo theo các kênh ủy thác, kết quả thể hiện ở bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ nghèo qua các tổ chức Hội (2016 - 2018)
ĐVT: %
Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ khoanh

Hội đoàn thể

2016

2017

2018

2016

2017

2018

Hội nông dân

0,06

0,05

0,06


0,12

0,03

0,02

Hội phụ nữ

0,13

0,06

0,12

0,11

0,04

0,05

Hội cựu chiến binh

0,14

0,10

0,11

0,16


0

0,08

Đoàn thanh niên

0,25

0,10

0,10

0,11

0

0

Tổng

0,11

0,07

0,09

0,12

0,02


0,03


17

(Nguồn: NHCSXH huyện Tuyên Hóa)

Qua bảng trên cho ta thấy: tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh là tương
đương nhau, chênh lệch không cao, nằm trong ngưỡng an toàn cho
phép.
g. Đánh giá kết quả cho vay hộ nghèo về mặt xã hội
Đánh giá chất lượng, hiệu quả đầu tư vốn của NHCSXH với kết
quả (2016-2018): Chương trình cho vay hộ nghèo đã giúp cho 1,525
ngàn hộ thoát ngưỡng nghèo đói, số hộ có đời sống cải thiện hơn
trước 3,1 ngàn hộ, số hộ vay vốn tuy chưa thoát nghèo nhưng có
chuyển biến nhận thức cách thức làm ăn 5,5 ngàn hộ. Chương trình
hộ cận nghèo giúp cho 2,6 ngàn hộ thoát cận nghèo. Hàng năm tại
huyện Tuyên Hóa đã giảm gần 5-6% tỷ lệ hộ nghèo hoàn thành Nghị
Quyết HĐND huyện đề ra, cụ thể như năm 2016 giảm 5% so với năm
2015; năm 2017 giảm 6,5% so với năm 2016, chiếm tỷ lệ hộ nghèo
20,32%; năm 2018 giảm 5,77% so với săm 2017, chiếm tỷ lệ 14,55%.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ
NGHÈO CỦA NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG
BÌNH
2.4.1. Những việc làm được
- Dư nợ Cho vay Hộ nghèo có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giao
đạt 100%.
- Dư nợ bình quân/hộ tăng lên qua các năm tăng lên.
- Khả năng hộ nghèo tiếp cận vốn ưu đãi của hộ nghèo khá tốt.
Quy trình, thủ tục cho vay đơn giản, chính sách cho vay khá hợp lý.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt theo kế hoạch đề ra của Hội đồng
nhân dân huyện qua các năm; Số hộ thoát nghèo hàng năm đạt kế
hoạch đề ra .


18
- Tình hình kiểm soát rủi ro tín dụng cơ bản tốt. Tỷ lệ nợ quá
hạn và tỷ lệ nợ khoanh thấp dưới 0,10%
- Hoạt động của NHCSXH đã góp phần đắc lực vào việc thực
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XĐGN.
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
a. Những hạn chế
- Tổ chức hội ủy thác: một số nơi, cán bộ Hội chưa bám sát và
theo dõi thường xuyên hoạt động của Tổ TK&VV, chưa tích cực đôn
đốc Ban quản lý Tổ thực hiện họp đồng ủy nhiệm đã ký với Ngân
hàng. Chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát.
- Chất lượng hoạt động Tổ TK&VV còn nhiều hạn chế như:
trình độ, nhận thức, trách nhiệm của một số Tổ trưởng yếu kém,
không đủ khả năng để làm cầu nối giữa NHCSXH và người vay.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương: Một số nhận thức
chưa đầy đủ, đôi lúc còn lệch lạc, chưa xem đây là nhiệm vụ trọng
tâm, xuyên suốt trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ xã, cán
bộ hội, tổ TK&VV chưa quan tâm đúng mức, thiếu chất lượng; Việc
cho vay vốn chưa có sự lồng ghép với nội dung tập huấn những kiến
thức về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn chăn nuôi trồng trọt.
- Hộ vay một số hộ vay chưa nghiêm túc thực hiện việc trả nợ
đến hạn đặc biệt là nợ đến hạn theo phân kỳ.
- NHCSXH nơi cho vay: Phòng giao dịch chưa quan tâm thực
hiện việc thu nợ phân kỳ hạn để thông báo đến hộ vay để trả nợ theo

từng kỳ hạn con.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân bên ngoài
- Các chương trình cho vay đều do Chính phủ chỉ định nên


19
NHCSXH không có quyền chọn đối tượng cho vay, nguồn vốn do
cấp trên phân bổ hàng năm nên không thể chủ động trong hoạt động
cho vay.
- Đối tượng vay vốn thường là nông dân thuần nông, những hộ
có thu nhập thấp là hộ nghèo; hoạt động kinh doanh của hộ nghèo
còn manh mún, nhỏ lẻ… tất cả những điều này làm tăng nguy cơ rủi
ro tín dụng.
- Sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan ban ngành vẫn
chưa đồng bộ, phân định trách nhiệm chưa rõ ràng.
- Việc xét duyệt hộ vay đôi khi chưa chính xác, ở một số xã
việc điều tra, phân loại hộ nghèo chưa chính xác.
- Về phía hộ vay: Nếu người nghèo nhận thức sai về khoản vay
ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai
dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay sẽ có nguy cơ
cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát, không đem lại hiệu quả,
không thực hiện được đúng chức năng của mình. Một số hộ nghèo,
hộ chính sách nên hiểu biết còn hạn chế về phương thức làm ăn,
cũng như trách nhiệm hoàn vốn cho nhà nước, vẫn còn tình trạng
trông chờ, ỷ lại chính sách ưu đãi của Nhà nước gây khó cho
NHCSXH trong công tác quản lý nguồn vốn.
- Nguồn vốn cho vay còn bị động, không chủ động được nguồn
vốn vay, nên khi hộ vay cần vốn để đầu tư sản xuất vào mùa vụ thì
nguồn vốn không đáp ứng kịp thời.

* Nguyên nhân bên trong
- Về chất lượng nguồn nhân lực do tỷ lệ cán bộ trẻ, thiếu kinh
nghiệm thực tiễn khá cao nên phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến
công tác triển khai các hoạt động nghiệp vụ.
- Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc chưa được đầy đủ; công


20
nghệ chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu trong công việc.
- Công tác tổ chức phối hợp giữa Phòng Giao dịch NHCSXH
với các cơ quan ban ngành vẫn chưa đồng bộ, phân định trách nhiệm
chưa rõ ràng.
- Việc tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngân hàng cho cán
bộ Ban giảm nghèo xã, cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV
chưa được quan tâm đúng mức...
- Công tác bình xét cho vay tại một số nơi vẫn còn tình trạng
chưa chặt chẽ, chưa công khai minh bạch.
- Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách tín dụng và các quy
định của ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số hộ nghèo không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản
xuất kinh doanh.
CHƯƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH HUYỆN TUYÊN
HÓA - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ.

3.1.1. Mục tiêu của huyện Tuyên Hóa trong công tác giảm
nghèo giai đoạn 2020 - 2025.
a. Mục tiêu tổng quát

b. Mục tiêu cụ thể
- Hàng năm giải quyết việc làm cho 3.200 lao động;
- Hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4- 4,5% (tiêu chí hiện hành);
-Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 35 triệu
đồng/người/năm…
3.1.2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Phòng giao
dịch NHCSXH huyện Tuyên Hóa, chi nhánh Quảng Bình 2020-


21
2025.
a. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu 100% người nghèo và các đối tượng chính sách theo
quy định của Chính phủ có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp
cận các sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.
- Thực hiện tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ theo chỉ tiêu Tổng
giám đốc giao, phấn đấu tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng
10%, riêng nguồn vốn huy động từ Ngân sách địa phương bình quân
hàng năm tăng 1-2 tỷ đồng.
- Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1,0%, tất cả các khoản nợ đến hạn, quá
hạn, nợ rủi ro bất khả kháng được xử lý kịp thời theo quy định.
- Phấn đấu tỷ lệ thu lãi bình quân các chương trình đều đạt trên
98% lãi phải thu, đạt kế hoạch khoán tài chính.
-Trên 95% tổ xếp loại tốt, khá.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp, lồng ghép với hoạt động hỗ
trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ...
3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI PGD NHCSXH HUYỆN TUYÊN HÓA

3.2.1. Phát huy hơn nữa vai trò quản lý của các cấp Chính
quyền địa phương và tăng cường đôn đốc, giám sát, quản lý của

Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác các cấp và Tổ TK&VV
- Nâng cao vai trò của Ban đại diện Hội đồng quản trị, của
Chính quyền địa phương.
- Nâng cao hiệu quả công tác nhận ủy thác đối với các Tổ chức
chính trị xã hội nhận các cấp: Chủ động đào tạo, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ làm dịch vụ ủy thác.
- Nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV: Tổ TK&VV
được thành lập theo Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013
của Hội đồng quản trị NHCSXH về việc Ban hành Quy chế về tổ


22
chức và hoạt động của Tổ TK&VV; tổ chức tập huấn đến 100% các
tổ TK&VV.
3.2.2.Tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ của
NHCSXH
- Công tác giao dịch xã: thực hiện đúngquy trình giao dịch xã
theo văn bản số 4030/NHCS-TDNN của Tổng giám đốc, tại Điểm
giao dịch xã 100% Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV đến giao
dịch để nộp lãi cho ngân hàng và tham gia giao ban tại xã.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định giao chỉ tiêu kế
hoạch tín dụng được giao.
- Cho vay đúng đối tượng thụ hưởng: chấp hành nghiêm túc quy
định, quy trình cho vay để đảm bảo cho vay đến đúng đối tượng thụ
hưởng nhằm thu hồi được vốn sau cho vay
- Thường xuyên phối hợp với Hội đoàn thể giám sát Ban quản lý
Tổ TK&VV trong khâu tổ chức công tác bình xét công khai, dân chủ.
- Thực hiện tốt việc thu lãi hàng tháng; thu hồi nợ gốc theo
phân kỳ.
- Đối với công tác kiểm tra đánh giá nợ: thường xuyên phân

tích, đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản đã cho vay,
phải đánh giá đúng thực trạng 100% món nợ quá hạn, nợ khoanh để
có giải pháp thu hồi và xử lý cho phù hợp.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát:
Tăng cường công tác kiểm tra của các cấp, các ngành; Xã hội
hóa việc kiểm tra, giám sát hoạt động NHCSXH
3.2.4.Gắn kết tốt hơn hoạt động cho vay vốn với hỗ trợ hoạt
động sản xuất - kinh doanh của người vay
Việc phối hợp lồng ghép với các chương trình dự án trên cùng
địa bàn có vai trò quan trọng, nhằm tương tác hổ trợ lẫn nhau tận


23
dụng nguồn tài chính, kỷ thuật, kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu
của các quả chất lượng dịch vụ tín dụng đối với hộ nghèo nói riêng.
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến mọi vấn đề, vì
vậy phải thường xuyên liên tục xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có
trình độ, có tâm huyết với nghề.
3.2.6.Vận dụng tốt các phương tiện truyền thông hổ trợ hoạt
động cho vay hộ nghèo trên địa bàn
Do đối tượng cho vay của NHCSXH là người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, vì vậy công tác tuyên truyền là một giải pháp
không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả các chương trình tín
dụng chính sách.
3.2.7.Ứng dụng tốt hơn công nghệ thông tin trong công tác
quản lý chỉ đạo
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý theo
dõi đôn đốc đối tượng vay vốn; kịp thời nắm bắt thông tin hoạt động
cho vay.

3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHCSXH CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG BÌNH
3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CẤP ỦY ĐẢNG, CHÍNH
QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP
a) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp huyện:
b) Đối với cấp ủy, chính quyền cấp xã:
c) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác


×