Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tác phẩm văn học trong trường mầm gia khánh huyện bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 22 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA TÁC PHẨM VĂN
HỌC TRONG TRƯỜNG MẦM NON GIA KHÁNH

- Tác giả: Nguyễn Thị Hoa Huyền
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức vụ: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: CĐSP

Gia khánh, tháng 12/2018
1


Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hoa Huyền.
- Ngày tháng năm sinh: 14/08/1992

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: CĐSP


- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hoa Huyền
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các
thông tin cần được bảo mật (nếu có):
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học trong trường mầm Gia Khánh
huyện Bình Xuyên
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
- Mô tả sáng kiến:
7.1 Về nội dung của sáng kiến
7.1.1 Vai trò của hoạt động làm quen tác phẩm văn học đối với sự phát
triển toàn diện của trẻ
Như chúng ta đã biết cho trẻ làm quen với văn học- chữ viết là góp phần
kich thích sự phát triển tư duy, hình thành tính tích cực và mở rộng hiếu biết
thế giới xung quanh cho trẻ. Qua những tác phẩm văn học, những câu chuyện,
bài thơ, ca dao đồng dao... giúp trẻ cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, hiểu được
mối quan hệ gia đình, với mọi người xung quanh, từ đó hình thành ở trẻ tình
yêu quê hương đất nước, tình cảm giữa mọi người trong gia đình...
Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp
không thể tách rời giữa các môn học cũng như các hoạt động của trẻ .. Từ đó
giáo dục trẻ có những hành vi giao tiếp, có văn hóa với người xung quanh như:
Ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, trẻ có thói quen thích giúp đỡ những người
thân trong gia đình và người khác. Từ đó hình thành ở trẻ một số phẩm chất,
2


lòng dũng cảm, tính trung thực, sự khiêm tốn, cần cù, chăm chỉ lao động... và
tình yêu quê hương đất nước.
Văn học còn góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ: Thông qua ngôn ngữ
trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp của tự nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật và

sự tác động của ngôn ngữ nghệ thuật sẽ là một phương tiện hữu hiệu để giáo
dục thẩm mĩ cho trẻ. Bên cạnh đó thông qua tác phẩm văn học bước đầu trẻ
được làm quen với các ký hiệu chữ viết, biết ký hiệu đó là tên bài thơ, tên
truyện, hay tên một nhân vật nào đó, ban đầu trẻ nhận biết cách đọc từ phải
sang trái...
7.1.2 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
* Đặc điểm phát âm
- Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ, ít ê a, ậm ừ. Trẻ vẫn còn phát âm
sai những âm thanh khó hoặc những từ có 2 – 3 âm tiết như: lựu - lịu, hươu –
hiu, mướp - mớp, chiêm chiếp – chim chíp, thuyền buồm - thiền bờm, rắn dắn… Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn.
* Đặc điểm vốn từ
- Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng 1300 – 2000 từ . Danh từ và động từ
ở trẻ vẫn chiếm ưu thế. Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
- Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài- ngắn, rộng - hẹp, các từ chỉ tốc độ như: nhanh - chậm, các từ chỉ màu
sắc: Đỏ, vàng, trắng, đen. Ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm
qua, hôm nay, ngày mai…trẻ dùng còn chưa chính xác. Một số trẻ còn biết sử
dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam.
* Đặc điểm ngữ pháp:
- Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn. Ví dụ: Trẻ có thể thoại được lời
của nhân vật trong truyện “Ta vác hái trên vai đi tìm cáo gian ác, Cáo ở đâu ra
ngay… trích truyện Cáo thỏ và gà trống”
- Trẻ đã sử dụng các loại câu phức khác nhau. Ví dụ: Câu phức đẳng lập:
Tích Chu đi chơi, Tích Chu không lấy nước cho bà.
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng
từ trong câu vẫn chưa thật chính xác.
7.1.3 Đặc điểm tiếp nhận tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Ngay từ khi còn nằm nôi, trẻ đã được nghe tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ.
Chính từ những cánh đồng xanh ngút ngàn, những cánh cò chao nghiêng hay
những câu ca dao ca ngợi lao động sản xuất, ca ngợi đạo lý của con người… là
những bước đầu tiên để trẻ làm quen với văn học. Khi cho trẻ làm quen với văn

học, trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, thấy được cái hay cái đẹp trong tác
phẩm, trẻ có tình cảm và dùng ngôn ngữ, sử dụng vốn từ để diễn đạt miêu tả 3


phản ánh lại cái hay, cái đẹp đó trong tác phẩm . Trẻ học ở mọi lúc mọi nơi và
trong mọi hoạt động thì đều có thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ được. Nhưng
những kỹ năng nghe, hiểu, nói của trẻ sẽ được hình thành củng cố và phát triển
tốt thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học dưới hình thức dạy
trẻ kể chuyện và đọc thơ diễn cảm. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học
chính là những mẫu ngôn ngữ chuẩn mực phong phú kích thích trẻ học theo,
nói theo, vận dụng theo một cách tự nhiên và đến với trẻ em bằng con đường
ngắn nhất, ít chông gai nhất. Chính những điều này đã kích thích trẻ say sưa
với những câu chuyện, hứng thú thể hiện lại ngôn ngữ trong truyện....Qua đó
trẻ được phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Trẻ mầm non rất giàu cảm xúc, tình cảm. Do vậy các cháu dễ hòa nhập
với tâm trạng của các nhân vật trong các tác phẩm khi được nghe kể chuyện,
đọc thơ, các em bộc lộ một cách tự nhiên bột phát những cảm xúc, thái độ, tình
cảm của mình.
Trẻ cảm thụ văn học bằng cách gián tiếp, với lối tư duy trực quan hình
ảnh và vốn hiểu biết cuộc sống hạn chế nên việc cảm thụ văn học ở trẻ có
những giới hạn nhất định.Vì thế cần đọc kể tác phẩm có nghệ thuật và phát
triển sức nghe của trẻ. Đọc mạch lạc, phân biệt, nhấn mạnh sắc thái biểu cảm ở
những chi tiết trọng tâm. Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ tình cảm. Do đó phải
làm cho trẻ có khả năng nghe ra, nhìn thấy và cảm nhận được màu sắc xúc cảm
của những điều được cô truyền đạt.
Trẻ em nói chung và đặc biệt trẻ 5-6 tuổi rất thích những tác phẩm vui
nhộn, dễ chán những bài văn buồn và gây sự sợ hãi. Tuy nhiên phản ứng của
trẻ trước những cảnh hoặc chi tiết chứa đựng sự căng thẳng phụ thuộc vào cả
cách thể hiện của người lớn khi đọc, kể tác phẩm lẫn đặc điểm tâm lý cá nhân
cũng như sự từng trải của trẻ.

Qua tìm hiểu trẻ của lớp tôi nhận thấy nhiều trẻ còn nói còn ngọng ,
một số trẻ nói chưa lưu loát , trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động
làm quen văn học, trẻ chưa có nề nếp thói quen trong sinh hoạt tập thể. Trẻ hay
thích tự ý làm những điều mình muốn, thích chơi một mình, chưa tập trung chú
ý lắng nghe và thực hiện những yêu cầu của cô, chưa biết kết hợp cùng các bạn
hoạt động nhóm. Những trẻ chậm chạp chưa thể tự mình đọc hay trả lời được
câu hỏi của cô về nội dung bài thơ, câu chuyện. Khi tham gia hoạt động học
văn học trẻ chưa tập trung tư duy, ghi nhớ tên tác phẩm, thuộc tác phẩm mà trẻ
chỉ học theo lối tự phát, bắt chước, thích thì nghe, nói, đọc theo còn không
thích thì không chú ý gì…
Xác định được mục tiêu của ngành học cũng như nhu cầu thực tế của
cuộc sống, qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy việc làm cho trẻ yêu
thích, hứng thú tham gia vào các hoạt động làm quen với văn học là rất cần
thiết.
4


7.1.4 Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm
văn học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học nhằm cung cấp
vốn từ đồng thời hình thành cho trẻ các kỹ năng: Nghe, nói, làm quen với sách
bút. Từ đó trẻ càng được khắc sâu kiến thức hơn. Đối với trẻ mầm non, nhất là
trẻ nhà trẻ thì việc cho trẻ làm quen với văn học có tầm quan trọng rất lớn đối
với sự phát triển của trẻ.
Từ thực tế đó, tôi đưa sáng kiến kinh nghiệm này vào áp dụng để nâng
cao khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lớp mình phụ trách cũng như
trẻ nhà trẻ trong toàn huyện.
Đề tài được xây dựng dựa trên tất cả các nội dung dạy trẻ làm quen với
văn học: Dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe, kết hợp dạy trẻ đọc đồng
dao, ca dao vào các hoạt động trong ngày của trẻ...

Qua suốt quá trình xây dựng, nghiên cứu đề tài, từ thực trạng dạy trẻ hoạt
động làm quen tác phẩm văn học ở lớp mình, tôi đưa ra một số giải pháp giúp
trẻ phát triển gôn ngữ như sau :
*Giải pháp 1: Lựa chọn các tác phẩm văn học phù hợp nhận thức của
trẻ.
Đối với trẻ thơ một trong những nhiệm vụ cơ bản của việc giáo dục nhân
cách cho trẻ, là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên yên cuộc sống con người
qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị, tình cảm thương yêu quan
tâm tới bạn bè em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, cây
trồng...
Văn học trẻ thơ nói là kho tàng quý báu được khai thác không ngừng
phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm thơ chuyện
dành cho trẻ mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gũi phù hợp với nhận
thức của trẻ Được áp dụng theo từng lứa tuổi. Đã từng bước chắp cánh cho trẻ
vươn tới baoước mơ, bao điều tốt đẹp.
Muốn đạt được kết quả cao trong vấn đề này thì trước hết cô giáo cần
phải yêu văn học, say mê văn học, thích học hỏi tìm tòi khám phá những cái
hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích luỹ kiến thức, hiểu biết về văn
học nói chung và cụ thể là các bài thơ câu chuyện, đặc biệt là thơ truyện mầm
non.
Tiếp tục cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm sống, những qui luật của
vạn vật xung quanh, thông qua các bài thơ, câu chuyện bài vè, ca dao, đồng
dao…trẻ được khám phá những cái hay, cái đẹp, hình tượng và biểu tượng đẹp
đẽ trong bài thơ. câu thơ…
Bởi vậy muốn đạt được điều đó, bản thân khi xây dựng kế hoạch chủ đề,
tôi luôn lựa chọn những tác phẩm phù hợp với chủ đề và phù hợp với nhận
thức của trẻ. Những câu truyện có nhân vật ngộ nghĩnh và nội dung chuyện gần
5



gũi với trẻ, mang tính giáo dục trẻ. Để kích thích trẻ hứng thú tiếp nhận các tác
phẩm văn học.
Ví dụ: Truyện Tích chu, Cáo thỏ và gà trống, Gọi mẹ, Bông hoa cúc
trắng, …Thơ “Đàn gà con”; “Em yêu nhà em”; Tết đang vào nhà”; “ Giúp
bà”.....
Từ đó, tôi thiết kế bài soạn với nhiều hình thức đa dạng vào dạy trẻ.
* Giải pháp 2: Thiết kế bài giảng cho trẻ làm quen với văn học
Thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn của nhà trường. Trong giảng
dạy tôi luôn chuẩn bị bài soạn và đồ dùng trực quan phục vụ tiết dạy đầy đủ;
đọc thuộc bài thơ, câu chuyện trước khi soạn giảng; Khi soạn bài tôi xác định
rõ mục đích yêu cầu của tiết dạy, chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn trẻ
để xây dựng và tiến hành tổ chức cho trẻ hoạt động một cách phù hợp; tôi luôn
quan tâm đến đặc điểm cá nhân ở từng trẻ, vì mỗi cháu là một cá nhân khác
nhau, có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu chậm. Tôi thiết kế bài dạy với nhiều
hình thức từ khái quát trước rồi đi vào chi tiết cho từng trẻ; dạy trẻ theo
phương pháp tích hợp nhằm pháp triển toàn diện cho trẻ. Giúp trẻ có được vốn
kiến thức về tự nhiên và xã hội.
Ví dụ : Thiết kế bài giảng
Chủ đề : Thế giới động vật, chủ đề nhánh : Những con vật nuôi trong gia đình
Đề tài : Truyện : “Chú gà trống kiêu căng”
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: “ Con Gà trống kiêu căng”
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện :Gà trống kiêu ngạo tự cho mình gọi được mặt
trời tỉnh giấc. Vì tính kiêu ngạo của gà trống nên bị Gà Tồ đánh cho một trận
cho chừa tính kiêu ngạo .
2. Kỹ năng:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể ,quan sát hình ảnh trên sa bàn, truyện trên vi tính.
- Trẻ biết trả lời đủ câu.
- Trẻ có kỹ năng vận động và hát bài : “Con gà trống”, “Gà trống,mèo con và

cún con”
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện
- Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ không nên kiêu căng mà hãy sống tran hoà
với bạn bè trong lớp, với mọi người xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
6


- Đồ dùng:
+Đàn bài: “Con gà trống” “Gà trống mèo con và cún con”
+ Sa bàn truyện “Con Gà trống kiêu căng”
+ Truyện động trên vi tính, tranh truyện trên máy vi tính.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt độn của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- “Xúm xít, xúm xít”

Bên cô, bên cô”

- Để cho không khí lớp mình vui hơn
cô con mình cùng nhau hát và vận
động bài “Con Gà trống” nhé, các con
có đồng ý không ?
-Trẻ hát và vận động

- Cô và trẻ hát và vận động bài “Con

Gà trống”.
* Đàm thoại về nội dung bài hát :
+Bài hát nói về con gì?

2-3 trẻ trả lời

+ Con Gà trống trong bài hát có những
đặc điểm gì?

-Trẻ trả lời.

- Đúng rồi, con gà trống có cái mào
đỏ , chân có cựa , Gà trống còn có
tiếng gáy nữa đấy. Vậy các con có biết
Gà Trống gáy như thế nào không?

- Cho trẻ làm động tác gà gáy.

Gà trống còn là con vật nuôi ở trong
gia đình đấy.
- Chú ý

- Cô GD trẻ biết yêu quý và bảo vệ các
con vật.
2. Hoạt động 2: Nội dung chính
a, Cô giới thiệu tên truyện, tên tác giả
Các con biết không Có một con gà
trống với bộ lông sặc sỡ sắc màu, tiếng
gáy vừa dõng dạc vừa âm vang. Chính
vì vậy mà Gà trống có tính kiêu căng,

coi thường mọi người.Và chuyện gì sẽ
xảy ra với Gà trống. Cô mời các con
nghe cô kể chuyện “ChúGà trống kiêu
căng” thì sẽ rõ nhé.

- Chú ý

7


b, Cô kể chuyện
* Cô kể 1 lần: Cô kể diễn cảm

- Trẻ ngồi xúm xít nghe cô kể chuyện

- Hỏi trẻ: + Cô vừa kể cho các con
nghe truyện gì?

- Chuyện “Con gà trống kiêu
căng” ạ!

+ Trong truyện có những nhân vật nào?

- Gà trống, Gà tồ, Mèo vàng.

*Cô kể lần 2 ( Kết hợp với mô hình)
- Bây giờ cô và các con cùng gặp lại
các nhân vật trong câu chuyện “Chú
Gà trống kiêu căng” một lần nữa nhé!


-Trẻ ngồi nghe cô kể chuyện.

b, Đàm thoại và kể trích dẫn: (Trên vi
tính)
+ Bạn nào giỏi nhắclại tên câu chuyện
cho cô nào?

- 1- 2 Trẻ trả lời

+ Bạn nào giỏi hơn lại kể tên các nhân
vật có trong câu chuyện ?

- 1-2 Trẻ trả lời

+ Gà trống có bộ lông như thế nào?
+ Tiếng gáy của Gà trống ra làm sao?

- Có bộ lông sặc sỡ

-Gà trống rất tự hào về bộ lông và
tiếng gáy của mình vì vậy Gà trống đã
trở lên như thế nào?

- Tiếng gáy dõng dạc, âm vang...
- Kiêu căng ạ!

Vậy các con có, biết kiêu căng là gì
không, kiêu căng có nghĩa là kiêu ngạo
coi thường mọi người, không chơi với
ai và lúc nào cũng cho mình là nhất.


- Chú ý

*Trích dẫn:“ Gà trống có bộ lông đẹp
tuyệt vời. Lông đuôi của nó óng
mượt, nhiều màu sắc, trông xa
.......chẳng thèm ngó ngàng đến các
bạn.”
+ Gà trống đã khoe gì với Gà Tồ và
Mèo Vàng?

-Khoe tiếng gáy của mình ạ!

+ Gà Tồ đã trả lời gà trống ra sao?

-Ồ không phải đâu bạn đừng có
nói khoác.

+Còn Mèo Vàng đã nói gì với Gà
trống?

- Tiếng gáy của bạn làm sao mà
đánh thức được mặt trời.

+ Nhưng Gà trống có nghe Mèo vàng
nói không? Và nó đã nghĩ gì?

- Không nghe, rồi bỏ ra sân chơi,
và thầm nghĩ : “Được rồi sáng


*Trích dẫn: “Một hôm Gà Trống
8


khoe với .......... sáng mai sẽ biết.”

mai sẽ biết”

- Sáng hôm sau khi nghe tiếng gáy của
gà trống thì cả thiên hạ mới làm sao?

-Mới bắt đầu tỉnh dậy!

*Trích dẫn: “Sáng hôm sau vừa
dõng dạc ........ chạy đến chỗ gà Tồ,
Mèo vàng”

.

+ Gà trống đã hét lên với Gà Tồ và
Mèo vàng như thế nào?

-Hãy mở to mắt ra.....

+ Khi Gà tồ và mèo vàng không tiếp
chuyện thì Gà Trống đã làm gì?

-Gây sự với gà tồ!

+ Vì sao gà tồ lại dạy cho gà trống một

bài học?

-Vì gà trông hay gây sự và
khoác loác.

*Trích dẫn: “Hãy mở to
mắt......... .... .chợp mắt được ”
+ Khi tỉnh dậy Gà trống thấy điều gì
xảy ra?

-Mọi vật vẫn diễn ra bình
thường.

+ Gà trống đã nhận ra mọi việc và cảm
thấy như thế nào?Và từ đó gà trống
làm sao?

-Sấu hổ và không kiêu căng nữa.

*Trích dẫn: “Khi tỉnh dậy......... .... .
không còn kiêu căng nữa ”
+ Qua câu chuyện con thấy Gà trống là
con Gà như thế nào?

-Kiêu căng và khoác loác.

+Vậy qua câu chuyện các con rút ra
bài học gì?

- Luôn khiêm tốn chơi với mọi người,

không kiêu căng.

- Cô khái quát giáo dục trẻ: Đúng rồi,
Gà trống rất kiêu ngạo và coi thường
-Trẻ lắng nghe.
mọi người xung quanh. Vậy các con
không được bắt trước bạn Gà trống mà
hãy sống chan hoà với bạn bè trong lớp
và mọi người xung quanh nhé.
* Cho trẻ Vận động đàn gà trong sân

- Trẻ vận động

* Cô kể lần 3: Xem video trên máy
chiếu.
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
Cô và trẻ hát bài “Gà trống, mèo con
và cún con” và đi ra ngoài.

- Trẻ hát
9


* Giải pháp 3: Dạy trẻ làm quen với văn học qua hoạt động học.
Hoạt động học là hình thức chủ yếu cho trẻ làm quen với văn học ở
trường mầm non. Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình
thức tổ chức phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Thế giới cổ tích của bé
” vè; “Bé yêu thơ”; câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn những hình ảnh thật,
đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo đưa vào công nghệ thông tin để trẻ
hòa nhập , hóa thân vào các nhân vật trong tác phẩm mà tôi lồng ghép được.

Để rồi từ chỗ trẻ chăm chú xem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt
được nội dung tiết học một cách chủ động.

Hoạt động học (Đọc thơ: Hoa mào Gà)
Trong quá trình đọc thơ, kể chuyện tôi đặc biệt chú trọng đến ngữ điệu
giọng đọc, kể, kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy,tôi cũng đưa
ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic, phù hợp với trẻ theo nội dung tác
phẩm để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương trâm: “lấy trẻ làm
trung tâm” từ đó phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ. Liên hệ thực
10


tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt một
cách gò bó. Giúp trẻ lĩnh hội tác phẩm văn học một cách rõ ràng, trọn vẹn.
Cùng với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào
bài và chuyển hoạt động một cách linh hoạt. Ví dụ như trong một tiết kể
chuyện: “Cáo thỏ và gà trống” vào đầu tôi cho trẻ giải các câu đố về : “Con
thỏ, con cáo và con gà trống. Hỏi trẻ: Câu đố nói về con gì?. Cả 3 con vật các
con vừa giải câu đố có trong một câu truyện mà cô sẽ kể cho các con…Sau đó
cô giới thiệu chuyện và kể cho trẻ nghe, sau đó cô kể kết hợp cho trẻ tri giác
bằng tranh, sa bàn rối, cho trẻ xem “Chương trình Truyện cổ tích”… từ đó trẻ
dễ nhận thấy, phân tích tính cách nhân vật, biết đâu là việc làm đúng - sai để
trẻ hướng tới cái đích mà trẻ cần làm đó là biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ
mọi người xung quanh. Hay với tiết dạy thơ: Thăm nhà bà. Đầu tiên cô cho trẻ
quan sát, trò chuyện về những khung cảnh nhà bà, khuyến khích trẻ nói về bà,
giáo dục trẻ biết yêu quí bà, ngoan ngoãn và biết vâng lời bà. Cô giới thiệu bài
thơ và đọc cho trẻ nghe. Đọc thơ lần1: Cô đọc diễn cảm kết hợp các cử chỉ,
điệu bộ minh họa. Đọc lần 2: Kết hợp đồ dùng trực quan. Cô hỏi trẻ: Cô vừa
đọc bài thơ gì? Bài thơ nói về ai? Bạn nhỏ đã làm gì khi bà không có ở nhà?
…? Khái quát nội dung bài thơ. Đọc thơ lần 3: Cô đọc thơ tranh chữ to. Sau đó

cho trẻ đọc thơ bằng các hình thức: Cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cô hướng dẫn
trẻ đọc rõ lời, diễn cảm...
Giáo dục trẻ ngoan, biết chăm sóc các con vật gần gũi và biết giúp đỡ
người thân những công việc vừa sức.
Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác,
diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm không ngọng. Khi dạy trẻ
đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho
trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều lần và động viên trẻ “ con đọc gần
giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn
đến nhiều trẻ đọc tốt. Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều
lần hoặc cho trẻ khác giúp đỡ các bạn.
Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của
từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ vào
hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.
* Giải pháp 4: Dạy trẻ làm quen với văn học thông qua hoạt động góc
Để thực hiện giải pháp này, trong lớp tôi xây dựng góc sách - Góc thư
viện của bé. Tại đó trên mảng tường tôi trang trí những hình ảnh minh họa cho
một số bài thơ, câu chuyện

11


Hình ảnh góc sách truyện.
Trên giá sách tôi treo các tờ tranh truyện, để các truyện tranh theo các
chủ đề đang học đồng thời tôi cũng dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe những
câu chuyện trong chủ đề và khuyến khích trẻ kể chuyện cùng cô kết hợp hướng
dẫn trẻ nói tên tác phẩm, tên các nhân vật…Và sau một thời gian chuyển sang
chủ đề khác, tôi thay đổi các loại truyện tranh mới. Sau mỗi tiết học văn học,
trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ tập đọc, kể lại tác phẩm đó trong nhóm chơi
từ đó hình thành ở trẻ ý thức học tập theo nhóm, trẻ biết thi đua cùng nhau

trong nhóm chơi. Qua đó vừa nhằm khắc sâu tác phẩm văn học, vừa tạo hứng
thú đọc, vừa ôn luyện được nhiều hơn cho trẻ.
Để phát triển vốn từ cho trẻ, ở góc thư viện của bé tôi sưu tầm những
tranh ảnh đẹp, ngộ nghĩnh, có màu sắc rực rỡ nhằm giúp trẻ hứng thú với sách
tranh truyện. Qua đó hình thành ở trẻ kỹ năng cầm sách, thái độ đọc sách, bước
đầu trẻ hiểu được mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết.

12


Góc thư viên của bé.
* Giải pháp 5: Dạy trẻ làm quen với văn học thông qua các giờ học khác
Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen văn học cho
trẻ, có thể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện trẻ đã học hoặc chưa được
học
Ví dụ: Giờ học hát: Cháu yêu bà trong chủ đề: “Gia đình” Tôi kể tóm tắt
nội dung truyện “Tích chu” tích hợp trò chuyện về nội dung truyện làm cơ sở
để giới thiệu bài mới một cách lô gic. Từ đó cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.
Hay với giờ làm quen môi trường xung quanh: Quả cam, quả chuối, quả ổi, tôi
cho trẻ đọc đồng dao về các loại quả dưới hình thức trò chơi, hỏi trẻ kể tên
những loại quả được nói đến trong bài đồng dao và giới thiệu nội dung bài dạy.
Còn với giờ học giáo dục vệ sinh: Dạy trẻ chải răng cho búp bê, tôi kể cho trẻ
nghe câu chuyện: Gấu con bị sâu răng, tích hợp giáo dục trẻ thói quen vệ sinh
răng miệng hàng ngày. Hướng sự chú ý của trẻ vào quan sát cô làm mẫu…
Qua các giờ học khác tôi tích hợp cho trẻ làm quen văn học vào những
lúc trò chuyện với trẻ theo đề tài đưa thơ, chuyện, đồng dao vào giờ học. Bên
cạnh việc cung cấp vốn từ cho trẻ còn giúp trẻ tìm hiểu về thế giới xung
quanh. Hình thành cho trẻ tình cảm đối với con người, cuộc sống, giúp cho các
giờ học sinh động, hấp dẫn tránh sự nhàm chán trong giờ học, giúp trẻ lĩnh hội
kiến thức dễ dàng, nhẹ nhàng.

* Giải pháp 6: Dạy trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi
13


Dạy văn học cho trẻ có thể dạy ở tất cả các thời điểm trong ngày như:
Trong giờ đón trẻ cô cho trẻ đọc bài thơ “Bé không khóc nữa” kết hợp giáo
dục cho trẻ ngoan ngoãn khi đến lớp; Trong giờ thể dục sáng, tôi cho trẻ xếp
hàng kết hợp đọc các bài thơ về chủ đề đang thực hiện; những lúc đi dạo chơi
ngoài trời, tôi lồng luồn các bài thơ, ca dao, đồng dao liên quan đến các sự kiện
mà trẻ nhìn thấy như: Phong cảnh thiên nhiên, động vật, sự vật, hiện tượng…
như : Khi đi thăm quan vườn rau, cây xanh tôi cho trẻ đọc bài cây dây leo, hoa
mười giờ...hoặc tổ chức các hoạt động có mục đích ngoài trời là đọc thơ, xem
tranh thơ bằng các hình thức khác nhau: Cả lớp, nhóm nhỏ… Trước khi ngủ tôi
kể cho trẻ nghe những câu chuyện nhẹ nhàng giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
* Giải pháp 7: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới phụ huynh
Công tác phối kết hợp phụ huynh và nhà trường là một vấn đề rất quan
trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Vì thế tôi đưa vào trong các buổi họp phụ huynh đầu năm, giúp phụ
huynh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn làm quen văn học từ đó đề ra biện
pháp cụ thể.
Bằng cách cô ghi các nội dung bài thơ, câu chuyện ở góc tuyên truyền,
nhắc nhở phụ huynh theo dõi và về nhà kiểm tra trẻ qua các nội dung trẻ đã
học. Động viên phụ huynh cung cấp sách chuyện, tranh ảnh cho trẻ.

14


Góc tuyên truyền.
Hàng ngày giờ đón trả trẻ, cô gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp
thu trên lớp của trẻ để kết hợp với phụ huynh có biện pháp giúp đỡ trẻ, bồi

dưỡng cho trẻ.
Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó, các bậc phụ
huynh đã nhiệt tình ủng hộ, đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia
đình , mua sách báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe , dạy
con đọc những bài ca dao, đồng dao thậm chí còn hát cho con nghe, dạy con
hát…Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ riệt và hứng thú hơn
khi nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ.
Trên các tiết học tôi đều theo dõi để tìm ra những cái sai của trẻ rồi tìm
cách gặp phụ huynh trao đổi, động viên phụ huynh giúp đỡ thêm cho trẻ ở nhà
Đối với trẻ tiếp thu bài tốt, đọc thơ, kể chuyện hay, diễn cảm tôi cũng
gặp và trao đổi với phụ huynh để về nhà bố mẹ động viên khen ngợi trẻ kịp
thời.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào thực tiễn
giảng dạy ở lớp của mình, đồng thời vận động các lớp trong toàn khối cùng áp
15


dụng . Tuy thời gian áp dụng đề tài chưa được lâu, song bằng sự cố gắng, tâm
huyết của giáo viên và sự hợp tác của trẻ tôi thấy trẻ có sự chuyển biến rõ nét.

STT

Nội dung dạy trẻ

Tỷ lệ đầu năm Tỷ lệ cuối năm
trẻ đạt (T-K)
trẻ đạt (T-K)

1


Kỹ năng nghe

25/36 = 69%

98%

2

Kỹ năng nói

30/36 = 83%

99%

3

Kỹ năng làm quen với sách 28/36 = 78%
bút

97%

Căn cứ vào kết quả khảo sát đầu ra so với kết quả khảo sát ban đầu tôi
thực sự hài lòng, phấn khởi và tự tin khi thấy đạt được kết quả như trên. Tuy
thời gian tiến hành còn ngắn, xong kết quả thu được khả quan. Hầu hết trẻ đều
hứng thú tích cực tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện,diễn đạt lời nói rõ
ràng, đồng thời trẻ cũng thêm mạnh dạn, tự tin nhanh nhẹn, hoạt bát hơn; Trẻ
đã hiểu và thực hiện được yêu cầu của lời nói khi thực hiện đọc thơ theo hình
thức trò chơi : Giọng đọc to, giọng đọc nhỏ ; Trẻ có nề nếp, hứng thú trong
học tập, biết giữ gìn và sử dụng sách tranh đúng cách…

Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài tôi nhận thấy đề tài có ý
nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện một con người. Tôi
tin chắc đề tài có thể áp dụng cho tất cả trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi trong toàn huyện.
- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);
Không có thông tin cần được bảo mật
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;
- Hệ thống cơ sở lý luận
- Khảo sát đánh giá thực trạng
- Đề xuất một số biện pháp
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có);
Áp dụng cho tất cả các giáo viên mầm non và tất cả các nhóm/lớp mầm
non độ tuổi 5-6 tuổi trong toàn huyện.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn
16


Gia Khánh, ngày 08 tháng 12 năm 2018
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

Nguyễn Thị Hoa Huyền

17


Mẫu số 02

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG MẦM NON GIA KHÁNH
Số:……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Gia Khánh, ngày 8 tháng 12 năm 2018

BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
Trường mầm non Gia Khánh nhận được đơn đề nghị công nhận sáng
kiến của Bà: Nguyễn Thị Hoa Huyền.
a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Hoa Huyền
- Ngày tháng năm sinh: 14/08/1992

Nam, nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường mầm non Gia Khánh
- Chức danh: Giao viên
- Trình độ chuyên môn: CĐSP
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100%
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hoa Huyền
- Mô tả sáng kiến:
- Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học trong trường mầm non Gia Khánh
huyện Bình Xuyên”
- Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.
Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến.

- Tôi tên là: Chu Thị Hồng Tân
- Chức vụ: Hiệu trưởng
Thay mặt trường mầm non Gia Khánh nhận xét, đánh giá như sau:
1.Đối tượng được công nhận sáng kiến:
- Giải pháp : “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua tác phẩm văn học trong trường mầm non Gia Khánh huyện
Bình Xuyên”
2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: Nêu rõ quan điểm của cá
nhân theo các nội dung (bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây):
18


a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: Sáng kiến đã đảm bảo tính mới, tính
sang tạo vì:
- Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến
nộp trước;
- Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật
đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
- Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp
dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện
để áp dụng, phổ biến;
- Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc
phải thực hiện.
b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực:
- Mang lại lợi ích xã hội: Sáng kiến : “Một số biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tác phẩm văn học đã nâng cao chất
lượng, làm tăng thêm khả năng và kỹ năng cho trẻ giúp trẻ hứng thú học môn
văn học, góp phần phát triển ngô ngữ và nhân cách cho trẻ.
c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Có thể áp dụng rộng rãi trong các
trường mầm non.
3. Kiến nghị đề xuất:

- Tôi đề nghị Hội đồng sáng kiến Huyện Bình Xuyên công nhận sáng
kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông
qua tác phẩm văn học trong trường mầm non Gia Khánh huyện Bình Xuyên”
- Trường mầm non Gia Khánh đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận
sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua tác phẩm văn học trong trường mầm non Gia Khánh huyện Bình
Xuyên” của tác giả Nguyễn Thị Hoa Huyền.
Xin trân trọng cảm ơn./.
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

19


20


21


22



×