Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

chuyên đề hội thảo bồi dưỡng học sinh yếu kém cấp thcs môn hóa học lập PHƯƠNG TRÌNH hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.84 KB, 12 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM CẤP
THCS Môn: Hóa học

I. Tác giả chuyên đề: Lê Hồng Minh
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Nhân Đạo, huyện Sông Lô, tỉnh
Vĩnh Phúc
II. Tên chuyên đề: LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
III. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG
THCS NHÂN ĐẠO NĂM HỌC 2018 -2019.
1. Quy mô lớp, học sinh
Năm học 2018-2019, trường có 08 lớp, tổng số học sinh: 316; Nữ: 169;
(khối 6: 2 lớp, số học sinh 88, khối 7: 2 lớp, số học sinh 85, khối 8: 2 lớp, số học
sinh 60, khối 9: 2 lớp, số học sinh 83).
2. Chất lượng đại trà: Học sinh tham gia xếp loại hai mặt chất lượng:
Năm học

Hạnh kiểm
Tốt

Khá

282

23

89,24

7,28

Chỉ tiêu KH



90,19

6,65

So sánh

+0,95

+0,63 +0,32

2018-2019

T.B

Học lực
Yếu

Giỏi

11

0

22

3,48

0


3,16

Khá

T.Bình

Yếu

Kém

97

173

24

0

6,96

30,70

54,75

7,59

0

0


6,12

30,38

58,54

5,06

0

0

+0,84

+0,32

+3,79

+2,53

0

Cuối năm học có 292/316 được lên lớp thẳng đạt 92,4% (thấp hơn kế hoạch
2,60 % ) học sinh lên lớp sau khi thi lại 18/24 = 75,0%. Như vậy, chất lượng giáo
dục toàn diện của trường THCS Nhân Đạo được giữ vững và có chiều hướng nâng
cao song tỉ lệ học sinh có học lực yếu vẫn còn là thách thức, chưa đáp ứng được
giáo dục yêu cầu đặt ra.
3. Nguyên nhân
a. Từ phía học sinh:
- Môn Hóa học là một môn học mới, có nhiều khái niệm trừu tượng nên

chưa tạo được hứng thú với một số em nên dẫn đến hổng kiến thức.
- Một số em lười học, không chú ý và hay nói chuyện riêng trong giờ học,
thiếu ý thức rèn luyện, chưa chăm học, chưa xác định rõ mục đích học tập để lập
thân lập nghiệp.
1


- Một số em thiếu sự tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu
vươn lên, có thói quen chờ đợi, ỷ nại, lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè
hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
b. Từ phía giáo viên:
- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà
chỉ chú trọng một số em học khá - giỏi.
- Một số giáo viên chưa nhiệt tình và thiếu tính kiên trì. Chưa động viên và
khen thưởng kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh nên chưa tạo được cho
học sinh không khí học tập thân thiện.
- Khả năng phối kết hợp của giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và
phụ huynh học sinh chưa cao.
- Chưa đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với từng
đối tượng học sinh nên đánh giá học sinh chưa chính xác và nghiêm túc, vì vậy
chưa kích thích được tính tự học, chủ động, sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức của
học sinh.
c. Từ gia đình và xã hội.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình mà
giao phó việc học tập của con em họ cho nhà trường, không quan tâm quản lý thời
gian cũng như việc học tập của con em mình ở nhà dẫn đến tình trạng một số em
còn lơ là trong học tập, ý thức rèn luyện đạo đức chưa tốt.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các
dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn học sinh.
4. Giải pháp:

* Đối với học sinh:
- Phải hiểu và nhận thức được môn hóa học là một môn học quan trọng có
nhiều úng dụng trong thực tiễn, cuộc sống.
- Cần có ý thức tự học, có thái độ học tập nghiêm túc và cần tìm hiểu những
kiến thức mới ở nhà trước khi học bài mới.
- Đến lớp phải tích cực học tập, tham gia xây dựng bài để lĩnh hội hoặc tìm
tòi ra những kiến thức mới theo từng chủ đề, nội dung học tập.
* Đối với giáo viên:
- Tạo động cơ học tập cho học sinh để các em xác định đúng động cơ, thái
độ học tập. Tích cức, tự giác, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên.

2


- Giáo viên phải xác định được những kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần
phải đạt cũng như các tình huống có thể nảy sinh từ đó giáo viên lựa chọn được
các phương pháp dạy học phù hợp.
- Phải thường xuyên thay đổi phương pháp, hình thức dạy học linh hoạt đa
dạng trong mỗi tiết học. Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, thân thiện cho
học .
- Lựa chọn bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu
kém nếu thực sự cố gắng cũng hoàn thành được yêu cầu của giáo viên giao cho.
- Giáo viên phải nhiệt tình, nhẫn nại, không nôn nóng, sốt ruột và thiếu tin
tưởng vào sự tiến bộ của học sinh.
- Tổ chức cho các em học sinh có học lực khá, giỏi giúp đỡ, kèm các em có
học lực yếu, kém.
- Giúp các em biết lựa chọn cách học và biết cách ghi nhớ, ghi nhớ có chon
lọc để khắc sâu kiến thức.
- Cho học sinh làm việc nhiều hơn, tăng cường bài tập vận dụng kiến thức,
bài tập rèn luyện kiến thức, bài tập rèn luyện kĩ năng thích hợp cho các đối tượng.

- Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội.
IV. ĐỐI TƯỢNG, SỐ TIẾT DẠY
1. Đối tượng:
Đối tượng là những học sinh học yếu kém môn hoá học 8. Hoạt động này
diễn ra ngoài giờ chính khóa. Giải pháp này được xây dựng để triển khai trong
năm học 2019 - 2020 ở trường THCS Nhân Đạo - Sông Lô - Vĩnh Phúc.
2. Dự kiến số tiết dạy: 01 tiết.
V. HỆ THỐNG CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN
ĐỀ:
Dạng 1. Lập PTHH dựa trên sơ đồ mô tả PƯHH.
- Cho sơ đồ mô tả phản ứng hóa học: Chất tham gia  chất tạo thành (sản
phẩm)
- Quan sát sơ đồ viết CTHH của chất tham gia và sản phẩm
- Lập thành PTHH
Dạng 2. Lập PTHH dựa trên sơ đồ phản ứng (Cân bằng PTHH).
Loại 1: Phương pháp chẵn lẻ:
Bước 1: Viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm.
3


Bước 2: Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai
vế đều bằng nhau.
+ Xác định chất phức tạp và có chỉ số nguyên tử lẻ cao nhất trong sơ đồ
phản ứng
+ Làm chẵn chỉ số nguyên tử lẻ trên bằng các hệ số chẵn, bắt đầu từ 2,4, 6
+ Cân bằng nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Loại 2: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp “Hệ số thập
phân”.
Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các công thức

hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3:
Viết phương trình hoá học.
Loại 3: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số
chung nhỏ nhất.
Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó trong
công thức hoá học.
Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng công
thức hoá học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
VI. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ
GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ.
Để giảng các dạng bài tập trong chuyên đề tôi kết hợp sử dụng các phương
pháp:
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực.
Giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước giải quyết vấn đề bằng cách :
+ Nghiên cứu thông tin trong bài học.
+ Sử dụng kiến thức đã biết.
+ Trao đổi nhóm rồi rút ra nhận xét, kết luận.
+ Giáo viên bổ sung, hoàn thiện kiến thức.

4


VII. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, BÀI TẬP CỤ THỂ CÙNG LỜI GIẢI
MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ
Dạng 1. Lập PTHH dựa trên sơ đồ mô tả PƯHH.

* Nguyên tắc chung:
- Cho sơ đồ mô tả phản ứng hóa học: Chất tham gia  chất tạo thành (sản
phẩm)
- Quan sát sơ đồ viết CTHH của chất tham gia và sản phẩm
- Viết thành PTHH.
* Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Hình dưới đây là sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí H2 và
khí Cl2 tạo ra hiđroclorua (HCl):

H

H

Cl

H

Cl

H

Cl
Cl

H

Cl
Cl

H


Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên.
Giải: PTHH là: H2 + Cl2

2HCl

Ví dụ 2: Sơ đồ sau mô phỏng phản ứng tạo ra khí cacbon đioxit như sau:

Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên.
Giải: PTHH là: 2CO +

O2

2CO

Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

Hãy viết phương trình hoá học cho phản ứng trên.
Giải: PTHH là: 2CH4 + 4O2  2CO2 + 4H2O

5


Dạng 2. Lập PTHH dựa trên sơ đồ phản ứng (Cân bằng PTHH).
Loại 1: Phương pháp chẵn lẻ:
* Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau.
Bước 1: Viết đúng công thức hoá học của các chất tham gia và sản phẩm.
Bước 2: Chọn hệ số phân tử sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai
vế đều bằng nhau.

+ Xác định chất phức tạp và có chỉ số nguyên tử lẻ cao nhất trong sơ đồ
phản ứng.
+ Làm chẵn chỉ số nguyên tử lẻ trên bằng các hệ số chẵn, bắt đầu từ 2, 4, 6

+ Cân bằng nguyên tử của các nguyên tố còn lại.
Bước 3:
Viết phương trình hoá học.
* Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Lập PTHH có sơ đồ phản ứng sau: P + O2 ---> P2O5
Nhận xét:
Trong sơ đồ phản ứng trên, chất phức tạp và có chỉ số nguyên tử lẻ cao
nhất là P2O5.
+

Làm chẵn chỉ số nguyên tử lẻ trên bằng cách thêm các hệ số chẵn, bắt đầu
từ 2. Ta thêm hệ số 2 trước CTHH của hợp chất P2O5
+

P + O2 ---> 2P2O5
Sau khi thêm hệ số 2 vào trước CTHH P2O5 ta thấy số nguyên tử P, O ở vế
phải đều cố định rồi. Lúc này số nguyên tử P là 4 và số nguyên tử O là 10.
+

+

Thêm hệ số 4 trước công thức P và thêm hệ số 5 trước công thức O2
0

Viết phương trình hoá học:


4P + 5O2 t 2P2O5

Ví dụ 2: Lập PTHH có sơ đồ phản ứng sau:
Fe(OH)2 + O2 + H2O ---> Fe(OH)3
Nhận xét:
+ Trong sơ đồ phản ứng trên, chất phức tạp và có chỉ số nguyên tử lẻ cao
nhất là Fe(OH)3.
+ Làm chẵn chỉ số nguyên tử lẻ trên bằng cách thêm các hệ số chẵn, bắt đầu
từ 2.
Fe(OH)2 + O2 + H2O ---> 2Fe(OH)3
6


+ Sau khi thêm hệ số 2 vào trước CTHH Fe(OH) 3 ta thấy số nguyên tử Fe,
O, H ở vế phải đều cố định rồi, nhưng vì sắt có trong duy nhất một công thức hóa
học nên ta cân bằng trước. Nếu cân bằng nguyên tố H, O trước thì không xác định
được đặt hệ số mấy trước CTHH nào.
2Fe(OH)2 + O2 + H2O ---> 2Fe(OH)3
+ Bây giờ ta cân bằng đến nguyên tố H vì số nguyên tử H trong 2Fe(OH) 2
đã cố định nên ta chỉ cần thêm hệ số vào trước công thức hóa học H 2O sao cho số
nguyên tử H ở 2 vế bằng nhau. Cuối cùng cân bằng đến nguyên tố O vì O tồn tại ở
dạng đơn chất.
1
Viết phương trình hoá học: 2Fe(OH)2 + 2 O2 + H2O t0 2Fe(OH)3
Ví dụ 3: Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:
NaOH + Fe2(SO4)3 Fe(OH)3+ Na2SO4
- Ta coi nhóm SO4 và nhóm OH mỗi nhóm như một nguyên tố.
- Vậy nhóm SO4 và OH có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên
ta cân bằng trước.
- Đặt hệ số 3 trước Na2SO4 và NaOH để làm cho số nguyên tử của nhóm

SO4 và nhóm OH ở hai vế phương trình bằng nhau.

- Tiếp đó cân bằng số nguyên tử Na, vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2
trước NaOH: 2  3NaOH + Fe2(SO4)3  Fe(OH)3 + 3Na2SO4
- Tiếp đó cân bằng số nhóm OH vì một bên 6, một bên 3. Đặt thêm 2 trước
Fe(OH)3 : 6NaOH + Fe2(SO4)3  2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 Kiểm tra lại
số nguyên tử và nhóm nguyên tử hai bên đã bằng nhau.
Viết phương trình hoá học: 6NaOH + Fe2(SO4)3





2Fe(OH)3 +3Na2SO4

Ví dụ 4: Cân bằng phương trình hoá học sau.
FeS2 + O2 ----> Fe2O3 + SO2
Ta thấy số nguyên tử oxi trong O2 và SO2 là chẵn còn trong Fe2O3 là lẻ vậy
cần đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3
Cách làm:
FeS2 + O2 ---> 2Fe2O3 + SO2
Tiếp theo ta lần lượt cân bằng số nguyên tử Sắt và Lưu huỳnh.
4FeS2 + O2 ---> 2Fe2O3 + SO2
4FeS2 + O2 ---> 2Fe2O3 + 8SO2

7


Cuối cùng ta cân bằng số nguyên tử Oxi: Ta thấy ở vế phải có tổng cộng 22
nguyên tử Oxi vậy phải thêm hệ số 11 vào trước công thức O2 ta được phương

0

trình hoá học:

4FeS2 + 11 O2

t2Fe2O3+ 8SO2

Ví dụ 5: Lập PTHH của PƯ:

Fe2O3 + HCl ---> FeCl3 + H2O

Ta thấy số nguyên tử Fe trong Fe2O3 là chẵn còn trong FeCl3 là lẻ ta thêm 2
trước FeCl3: Fe2O3 + HCl ---> 2FeCl3 + H2O Ta tiếp
tục cân bằng số nguyên tử Clo
Fe2O3 + 6HCl ---> 2FeCl3 + H2O
Cuối cùng ta cân bằng số nguyên tử Hidro
Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3+ 3H2O
Loại 2: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp “Hệ số thập
phân”.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn các hệ số là số thập phân hay phân số đặt trước các công thức
hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3:
Viết phương trình hoá học.
Ví dụ : Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
Phốt pho + Ôxi
to

Đi phốt pho pen ta oxit( P2O5)


P 2O 5
+ Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O,
còn ở vế trái có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O .
5
+ Chọn hệ số 2 đặt vào trước P hệ số 2 vào trước O2 để cân bằng số
5o
t O2
P2O5
nguyên tử của các nguyên tố.2P +
- Viết sơ đồ của phản ứng: P + toO2



2

- Quy đồng mẫu số với mẫu chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được:
4P + 5O2



t

o



2 P2O5


t

- Viết phương trình hoá học: 4P + 5O2

o



2P2O5

C2H2 + O2 ---> CO2 + H2O
Ví dụ 2: Cân bằng phản ứng sau:
Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử C, ở bên trái có 2C. Đặt
hệ số 2 vào trước CO2 ta được:
C2H2 + O2 ---> 2CO2 + H2 O
Lúc này ta thấy ở vế trái có 2 nguyên tử O còn ở vế bên phải có 5 nguyên tử
5
O vậy ta thêm hệ số 2 vào O2
8


5

to



C2H2 + 2 O2


---> 2CO2

+ H2O

Quy đồng mẫu số với mẫu chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được:
0

2C2H2 + 5O2 t2CO2+ 2H2O
Viết phương trình hoá học: 2C2H2 + 5O2 t2CO2+ 2H2O
Loại 3: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số
chung nhỏ nhất.
* Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta
cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tố đó trong
công thức hoá học.
Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số trong từng công
thức hoá học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
0


Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố nào có số nguyên tử nhiều và không
bằng nhau ở 2 vế phương trình.
*Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
P + O2

P2O5

to




Bước 1:
- Nguyên tố O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai
chỉ số 2 và 5 là 10.
Bước 2:
- Ta lấy 10 : 5 = 2  đặt hệ số 2 trước công thức P2O5.
- Ta lấy 10 : 2 = 5  đặt hệ số 5 trước công thức O2 ta được:
- Tiếp theo, ta cân bằng P: Đặt hệ số 4 trước P, ta được:
to

Bước 3:

4P + 5O2



2P2O5
t

Viết phương trình hoá học:

4P + 5O2

0

 2P2O5
t


0

Fe + O2  Fe3O4
Ví dụ 2: Lập PTHH sau:
Ta nhận thấy vế trái có 1 nguyên tử Fe; 2 nguyên tử O, vế phải có 3 nguyên
tử Fe, 4 nguyên tử O -> thêm hệ số 3 trước công thức Fe để cân bằng số nguyên tử
Fe.

9


=

Cân bằng oxi chọn bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2 và 4 là 4 ta lấy 4:2
2 => đặt hệ số 2 trước công thức O2
0

Viết phương trình hoá học: 3Fe + 2O2 t Fe3O4
Ví dụ 3: Lập PTHH sau:

Al + Cl2 ---> AlCl3

Cách làm ta chọn nguyên tố Clo để cân bằng, bội số chung nhỏ nhất của 2
chỉ số 2, 3 là 6. Ta lấy 6 : 3 = 2 điền 2 trước AlCl3. Lấy 6 : 2 = 3 điền 3 trước Cl2 ta
được phương trình: Al + 3Cl2 ---> 2AlCl3
0

Cân bằng số nguyên tử Nhôm: 2Al + 3Cl2 t 2AlCl3
Nhận xét chung về các phương pháp:

- Chỉ áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơn giản.
- Khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp.
* Cách giải chung: Học sinh tự nhẩm số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai
vế của phương trình hóa học. Từ đó thêm hệ số thích hợp sao cho số nguyên tử của
mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
* Chú ý:
- Xem nguyên tố nào tồn tại trong duy nhất một công thức hóa học thì ưu tiên
cân bằng trước.
- Đơn chất nên cân bằng sau cùng.
Bài tập củng cố:
Giáo viên cho học sinh làm trắc nghiệm 5 phút đánh giá khả năng tiếp thu bài
của học sinh như thế nào:
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Cho phương trình phản ứng sau: 4Al

+

3O2

- -> 2Al2O3

1. Các chất tham gia là
A. O2 , Al2O3

B. Al, Al2O3

C. Al, O2.

D. Al


2. Các chất tạo thành (sản phẩm) là
A. AlO2 ,

B. Al2O3

C. 4AlO3.

D. 2Al3O

C.

D. 4:3:3

3. Các hệ số của phương trình lần lượt là:
A. 4:3:2

B. 4:2:3

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng:

Hg + O2 -->

2:3:4
HgO

Các hệ số của phương trình lần lượt là:
A. 1:2:2

B.


2:2:1

C.
10

1:1:1

D. 2:1:2


Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng:
Fe

+

Cl2

- -> FeCl3

Các hệ số của phương trình lần lượt là:
A. 3:2:2 B.

2:3:2

C. 2:1:2

D.

1:1:1


VIII. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐƠN VỊ NHÀ TRƯỜNG
Chuyên đề vừa được xây dựng chuẩn bị triển khai trong năm học 2019 - 2020
Nhân Đạo, ngày 31 tháng 10 năm 2019
Người viết

Lê Hồng Minh

11



×