Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

CHUYÊN đề hội THẢO bồi DƯỠNG học SINH yếu kém cấp THCS môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.69 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỘI THẢO BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU KÉM
CẤP THCS Môn: Vật lí
1. Tác giả chuyên đề: Nguyễn Minh Ngọc - Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Phong
2. Tên chuyên đề: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 8
3. Thực trạng chất lượng năm học 2018-2019

Trường THCS Cao Phong đóng trên địa bàn khá rộng có dân số đông, với 18 thôn
dân cư, năm học 2019 - 2020, Trường có 14 lớp với tổng số học sinh là 518 em trong đó
khối 9 có 3 lớp, khối 8 có 3 lớp, khối 7 có 4 lớp, khối 6 có 4 lớp. Là một trong những
trường có số lượng học sinh đông nhất trong toàn huyện Sông Lô. Một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đề ra trong năm học này là “Nâng cao chất lượng
đại trà” của toàn bộ các môn, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên một định hướng,
phương pháp giáo dục hợp lí để hoàn thành nhiệm vụ này
Trong công tác giáo dục nhiệm vụ của mỗi nhà trường cũng như của mỗi người
giáo viên là giáo dục cho học sinh đạt được hiệu quả cao. Khi trong thực tế một lớp học
bao giờ củng có sự chênh lệch về trình độ tiếp thu của học sinh và nhất là đối với học
sinh yếu kém thì quả là một gánh nặng. Gánh nặng đó khiến cho các em khó vượt qua
để theo kịp với các bạn trong lớp. Nhiều học sinh yếu làm cho các em chán nản không
muốn đi học. Nhiều khi các em mặc cảm với chúng bạn về sức học của mình. Giáo viên
đôi lúc nhìn học sinh yếu chưa thật sự thân thiện. Vậy làm sao để thúc đẩy động cơ học
tập của học sinh yếu kém? Đó là vấn đề mà chúng ta đặt ra và cần có hướng giải quyết.
Kết quả khảo sát năm học 2018-2019
- Có 21 HS trên tổng số 80 HS đạt điểm yếu kém = 26,25%
Nguyên nhân:
- Giáo viên: Quan tâm sát sao chất lượng HS mũi nhọn nhiều hơn khắc phục học
sinh yếu kém, do chủ quan nghĩ rằng HS đã hiểu.
- Học sinh
+ Học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học, còn ham chơi, chưa thấy được
tầm quan trọng của việc học tập ,chưa tự giác học tập.


1


+ Một số em học sinh chưa biết cách học hiệu quả, chưa chú ý nghe giảng, chưa
tích cực tham gia góp ý xây dựng bài;
+ Khi gặp bài tập HS không biết tóm tắt, tìm dạng và tìm lời giảim , chưa có kì
năng trình bày lời giải
- Phụ huynh
+ Một số phụ huynh thường xuyên đi làm về muộn nên thời gian quản lí việc học
ở nhà của con còn ít
+ Một số phụ huynh còn ngại giao tiếp với giáo viên về việc học tập của con mình

- Giải pháp.
+ Nhà trường lên kế hoach bồi dưỡng HS yếu kém
+ Giáo viên khảo sát, phân loại đối tượng HS, lập kế hoạch và viết chuyên đề cụ
thể bồi dưỡng HS yếu kém
+ Phối hợp với phụ huynh HS để quản lí thời gian học
4. Đối tượng học sinh: 21 em HS lớp 8A1; 8A2 trường THCS Cao Phong
5. Hệ thống (phân loại, dấu hiệu nhận biết đặc trưng) các dạng bài tập đặc
trưng của chuyên đề.
Dạng 1: Đổi đơn vị và so sánh vận tốc
Dạng 2: Tính vận tốc
Dạng 3: Tính quãng đường
Dạng 4: Tính thời gian
Dạng 5: Bài toán về chuyển động không đều, vân tốc trung bình
Dạng 6: Bài tập tổng hợp.
6. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề.
Thông thường các bài tập định tính sẽ được tiến hành giải theo 4 bước
sau *) Bước 1: Tìm hiểu đề:



- Đọc, ghi chép ngắn gọn các dữ kiện đã cho và phải tìm bằng các kí hiệu vật lí.
- Vẽ hình hoặc làm thí nghiệm (nếu cần)

2


*) Bước 2: Xác lập mối quan hệ của các dữ kiện xuất phát với cái phải tìm: Đối
chiếu các dữ kiện đã cho và cái phải tìm, xem xét bản chất vật lí của tình huống đã cho
để nhận ra các định luật, các công thức có liên quan.
*) Bước 3: Tiến hành giải: Từ các mối liên hệ đã xác lập trên, tiếp tục giải, tính
toán và rút ra kết quả cần tìm.
*) Bước 4: Kiểm tra xác nhận kết quả:
- Kiểm tra việc trả lời câu hỏi.
- Kiểm tra việc tính toán.
- Kiểm tra đơn vị phù hợp không.
- Xem xét về ý nghĩa thực tế có phù hợp không.
- Giải bài toán theo cách khác xem có cùng kết quả không.
6. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập
trong chuyên đề.
*) Dạng 1: Đổi đơn vị và so sánh vận tốc
- Đơn vị vận tốc bằng đơn vị quãng đường chia đơn vị thời gian
+ Quãng đường (m); Thời gian (s) thì vận tốc ( m/s)
+ Quãng đường (km); Thời gian (h) thì vận tốc ( km/h)
- Khi giải bài tập chuyển động nên sử dụng đơn vị hợp pháp là m/s và km/h
- Khi so sánh vận tốc cần đổi ra cùng đơn vị.
*) Dạng 2: Tính vận tốc
- Vận tốc là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động.
- Vận tốc của một chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được

trong một đơn vị thời gian và không đổi trên mọi quãng đường đi
V= s
t

với s: Quãng đường đi
t: Thời gian vật đi quãng đường s


v: Vận tốc
*) Dạng 3: Tính quãng đường:
Quãng đường được kí hiệu là S, đơn vị thường gặp là km, m.
3


Công thức tính : S = v.t
Trong đó: v là vận tốc của vật (m/s) hoặc km/h
s là quãng đường đi được (m) hoặc Km
t là thời gian để đi hết quãng đường đó (s) hoặc h
Chú ý : khi làm bài tập phải kiểm tra các đại lượng xem đơn vị đã phù hợp chưa,
nếu chưa phù hợp ta phải đổi để có các đơn vị đúng trong công thức
*) Dạng 4: Tính thời gian:
t= s

Công thức

v

Trong đó :
v là vận tốc của vật (m/s) hoặc km/h
s là quãng đường đi được (m) hoặc km

t là thời gian để đi hết quãng đường đó. (s) hoặc h
*) Dạng 5: Bài toán về chuyển động không đều, vân tốc trung bình
- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó
(tương ứng với thời gian chuyển động trên quãng đường đó) được tính bằng công
s

Thức: Vtb= t

với

s: Quãng đường đi

t: Thời gian đi hết quãng đường S
- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng
đường đi.
- Nếu quãng đường chia làm nhiều đoạn thì vận tốc trung bình bằng tổng các
quãng đường chia tổng thời gian.
s s

Vtb=

1

2

t1 t2


- Lưu ý: Vận tốc trung bình khác trung bình cộng vân tốc.


4


*) Dạng 6: Bài tập tổng hợp.
- Trong một số bài tập đề bài không tường minh yêu cầu chúng ta phải tìm nhiều
đại lượng khác nhau như thời gian, quãng đường rồi mới tính được vận tốc trung bình.
Đồng thời phải đổi đơn vị cho phù hợp.
7. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên
đề. *) Dạng 1: Đổi đơn vị và so sánh vận tốc
Bài tập 1: Đổi vận tốc v1 = 5m/s ra km/h và vận tốc v2 = 36km/h ra m/s. Từ đó so
sánh độ nhanh , chậm của hai chuyển động có vận tốc nói trên
Hướng dẫn cách đổi đơn vị
Ta biết 1m =

1 km = 0,001km
100

1km = 1000m

1

1s = 3600 h = 0,00028 s
Ta có: 1m/s=3,6km/h.

1h = 3600s

1km/h=0,28m/s

Bài giải
Vậy:


v1 = 5m/s = 5.

1
1000 km
1

 5.

3600

h

km / h 18km / h

1000

3600

v2 = 36km/h = 36. 1000m 10 m / s
3600s

Ta có v1 = 5m/s

V2 = 36km/h = 10m/s

Vậy v2> v1 nên chuyển động 2 nhanh hơn chuyển động1.
Bài tập 2: Đổi một số đơn vị sau :
a. … km/h = 5 m/s


b. 12 m/s = … km/h

d. 150 cm/s = … m/s = … km/h

c. 48 km/h = … m/s

e. 62 km/h = … m/s = … cm/s

Học sinh có thể áp dụng cách đổi trên, nếu không nhớ có thể vận dụng luôn kết


quả: 1m/s=3,6km/h.

1km/h=0,28m/s

*) Dạng 2: Tính vận tốc
Bài tập 1:Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim – người Mĩ đạt được là
9,78s
5


a. Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều?
Tại sao?
b. Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.
* HD trả lời:
a. Chuyển động của vận động viên này là không đều. Vì lúc bắt đầu chạy vận
động viên còn chạy chậm sau đó mới tăng dần vận tốc.
b. Vận tốc trung bình của vận động viên này:
s
100

vtb = t  9,
78  10, 225m / s  36,8km/h

Bài tập 2: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong
thời gian 10 phút. Tính vận tốc của học sinh đó ra km/h, m/s.
Tóm tắt:

iải

s = 0,9 km

Vận tốc của học sinh đó là:
v = s = 0,9 = 5,4km/h = 1,5 m/s

t = 10p = 1/6h

t

1
6

v =?
Bài tập 3: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong
thời gian 2h. Tính vận tốc của học sinh đó
Tóm tắt
S= 3,6 Km

Bài giải
Vận tốc của học sinh đó
v = s = 3,6 = 1,8 km/h


t = 2h

t

2

v =?
*) Dạng 3: Tính quãng đường:
Bài tập 1: Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình
30km/h mất 1.5 h. Tính quãng đường từ thành phố A đến thành phố B.
Tóm tắt:

Bài giải


v = 30km/h

t = 1.5 h

Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B.
S = v.t = 30. 1,5 = 45 km
6


S=?
Bài tập 2: Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới
trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là bao nhiêu?
Tóm tắt
v = 4km/h


Bài giải
Quãng đường từ nhà Mai đến trường là:

t = 15 ph = 1/4h

S = v.t = 4. 1/4 = 1 km

S=?
Bài tập 3 :Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình 1m/s. tính
quãng đường đoàn tàu đi được.
Tóm tắt

iải

t = 5h

Quãng đường đoàn tàu đi được là:

v = 1m/s=3,6km/h

s= v.t= 5.3,6= 18km

s=?

*) Dạng 4: Tính thời gian:
Bài tập 1: Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc
trung bình 4m/s Nam đến trường mất bao lâu
Tóm tắt
S = 4,8Km

v = 4m/s = 14,4km/h

Bài giải
Nam đến trường mất thời gian là
t = s = 4,8 = 1/3h
v

14,4

t=?
Bài tập 2:Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2km. Nếu đi với vận tốc không
đổi 1m/s thì thời gian Nam đi từ nhà mình tới công viên là bao nhiêu?
Tóm tắt
S = 7,2Km

Bài giải
Nam đến công viên mất thời gian là


v = 1m/s = 3,6km/h

t = s = 7,2 = 2h
v

3,6

t=?
7



*) Dạng 5: Bài toán về chuyển động không đều, vận tốc trung bình
Bài tập 1: Một người đi xe đạp xuống dốc dài 120m. Trong 12 giây đầu đi được
30m, đoạn dốc còn lại đi hết 18 giây. Tính vận tốc trung bình:
a) Trên mỗi đoạn dốc
b) Trên cả đoạn dốc
Tóm tắt

Bài giải

S=120m

a) Vận tốc trung bình trên đoạn dốc thứ nhất là
S 30
v1 = 1 
= 2,5( m/s)

S1=30m
t1 12

t1=12s

Quãng đường còn lại là:

t2=18s

a)
V2= ?

S2= 120-30=90m


V1=? Vận tốc trung bình trên đoạn dốc còn lại là

Vtb=?

b)

v2 =

S2

90


t2

= 5(m/s)
18

b) Vận tốc trung bình trên cả đoạn dốc là
vtb = S  S1S2  120 = 4( m/s)
t

tt
1

30
2

Bài tập 2: Một ôtô đi từ A đến B cách nhau 72 km mất thời gian 1 giờ 30 phút,
sau đó tiếp tục chuyển động 18 km với vận tốc trung bình 36km/h thì đến C. Tính:

a. vận tốc trung bình trên đoạn đường AB.
b. thời gian ôtô đi từ B đến C.
c. vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AC.

Tóm tắt

Giải :


S1 = 72 km
T1 = 1 giờ 30 phút = 3/2 h

a) Vận tốc trung bình trên đoạn
đường AB :

S2 = 18 km
8


V2 = 36km/h
s1
t1

vtb1 =
a)

v1=?

b)


t2 =?

c)

vtb =?

=72 = 48km/h
3
2

b) Thời gian ôtô đi từ B đến C :
V2= s2 => t2= s 2 = 18 =0,5h
t

2

v

2

36

c) Vận tốc trung bình trên cả đoạn
đường AC :
Vtb = (s1 +s2)/(t1 + t2) = (72 + 18) : (3/2
+ 1/2) = 45km/h.
*) Dạng 6: Bài tập tổng hợp.
Bài tập 1: Một người đi bộ trên một quãng đường dài 3km với vận tốc 3m/s.
Quãng đường sau dài 1,95km hết 0,5 giờ. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả
hai quãng đường.

Tóm tắt

Bài giải

S1=3km

Thời gian đi trên quãng đường đầu là:
3
s
T1= 1 =
=0,3h

V1=3m/s=10,8km/h

v1 10,8

S2=1,95km
T2=0,5h

Tổng thời gian người đó đi trên cả hai quãng đường là
t=t1+ t2= 0,3+0,5=0,8h
Chiều dài cả hai quãng đường là:

Vtb=?

S= s1+ s2=3+1,95=4,95km
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là:
s 4,95
Vtb= t =
0,8 =6,2km/h



Bài tập 2: Một người đi xe máy trên một quãng đường trong 1,5 giờ đầu người
đó đi với vận tốc 48 km/giờ, trong 0,5 giờ sau người đó đi với vận tốc 40km/giờ. Tính
vận tốc trung bình của người đó trên suốt quãng đường đã đi?

9


Tóm tắt

Bài giải

T1=1,5h

Quãng đường người đó đi trong 1,5 giờ đầu là:

V1=48km/h

S1=t1 v1= 48 x 1,5 = 72 (km)

T2= 0,5h

Quãng đường người đó đi trong 0,5 giờ sau là:

V2= 40km/h

S2 = t2 v2= 40 x 0,5 = 20 (km)

Vtb=?


Tổng quãng đường người đó đi là:
S = S1 +S2 = 72 + 20 = 92 (km)
Thời gian người đó đã đi là:
t = t1 +t2 = 1,5 + 0,5 = 2 (giờ)
Vận tốc trung bình người đó đi là:
vtb= s = 92 =46km/h
t

2

8. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường (nếu đã triển khai).

Cao Phong, ngày 12 tháng 11 năm 2019
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Minh Ngọc


10



×