Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém môn sinh học 9 về các thí nghiệm của menđen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.59 KB, 36 trang )

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS VĨNH THỊNH


CHUYÊN ĐỀ:

(PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN SINH HỌC 9
VỀ CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN)

Tác giả chuyên đề: Vũ Thị Thúy Mười
Đơn vị: Trường THCS Vĩnh Thịnh

Tháng 11/2019
1


MỤC LỤC

TRANG

I. Lí do chọn chuyên đề

3

II.Thực trạng vấn đề dạy, học của nhà trường

4

1. Về phía học sinh

4



2. Về phía giáo viên

4

3. Về phía phụ huynh

4

4. Kết quả khảo sát học sinh khi chưa áp dụng chuyên đề

5

III. Đối tượng- phạm vi nghiên cứu

5

IV. Các giải pháp phụ đạo học sinh yếu kém

5

1. Phân loại đối tượng học sinh

6

2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện

6

3. Đối với học sinh


6

4. Đối với giáo viên

7

5. Đối với nhà trường

9

6. Đối với gia đình

9

V. Hình thức phụ đạo

9

VI. Nội dung phụ đạo cụ thể

10

1. Kiến thức lí thuyết cơ bản

10

2. Một số dạng bài tập thường gặp

13


VII. Kết quả thực hiện chuyên đề

32

VIII. Kết luận

33

IX. Đề xuất - Kiến nghị

34

2


I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vị trí hết sức quan trọng trong
hệ thống tri thức khoa học của nhân loại, có ý nghĩa thiết thực với đời sống, kinh tế
và xã hội loài người. Trong chương trình Sinh học cấp THCS nói chung và Sinh
học lớp 9 nói riêng, bên cạnh những kiến thức thuộc về lí thuyết được mô tả còn có
mảng kiến thức không kém phần quan trọng là bài tập Sinh học.
Ngày nay, khối lượng tri thức khoa học trên thế giới phát triển ngày càng
mạnh mẽ, chúng ta không thể hi vọng rằng trong thời gian nhất định ở trường phổ
thông mà có thể cung cấp cho học sinh một kho tàng tri thức khổng lồ mà loài
người đã tích lũy được. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không
những phải cung cấp cho học sinh một vốn tri thức cơ bản mà quan trọng là còn
phải trang bị cho học sinh khả năng tự làm việc, tự nghiên cứu. Trong những năm
qua, sự phát triển về trí tuệ của học sinh ngày càng tăng, nhu cầu học tập các môn

học ngày càng nhiều, kiến thức của môn Sinh học trong nhà trường cũng không
ngừng được mở rộng. Nhiều nội dung trước đây thuộc chương trình lớp 11 và 12
thì hiện nay lại được đưa vào chương trình lớp 9. Chính vì vậy, bộ môn Sinh học
lớp 9 không những được mở rộng về lí thuyết mà còn có nhiều dạng bài tập nhằm
kiểm tra khả năng vận dụng các kiến thức của học sinh.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những vấn đề quan trọng và
không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học, là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu, là
mối quan tâm lớn của các nhà trường. Chính vì vậy các nhà trường đang rất quan
tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm phát huy tính tích cực của
học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy
môn Sinh học lớp 9, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm và viết thành chuyên
đề:“Phụ đạo học sinh yếu kém môn Sinh học 9 về các thí nghiệm của Menđen”
3


II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC MÔN SINH HỌC 9

1. Về phía học sinh
Hầu hết học sinh yếu là những học sinh cá biệt, lười học trong lớp không tập
trung vào việc học, về nhà thì không học bài, không làm bài tập.
Một số học sinh còn mải chơi, chưa xác định được mục đích của việc học,
chưa có phương pháp học tập đúng đắn.
Môn Sinh học 9 là môn khoa học thực nghiệm khó và trừu tượng, đòi hỏi
học sinh phải có khả năng tư duy, tính toán tốt. Nhiều học sinh do khả năng nhận
thức chậm, tư duy, tính toán kém cộng thêm với tư tưởng ngại trao đổi bài với giáo
viên và các bạn trong lớp( do tâm lí nhút nhát hoặc giấu dốt..) nên dẫn đến tình
trạng không hiểu bài, không lĩnh hội được kiến thức, từ đó chán học và trở thành
học sinh yếu kém.
2. Về phía giáo viên
Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một

phần ảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chỉ chú ý đến việc truyền tải cho
hết nội dung kiến thức của bài học mà ít chú ý đến cách dẫn dắt học sinh tìm hiểu,
khám phá và lĩnh hội kiến thức, chưa chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng cho học
sinh.

4


Một số giáo viên chuẩn bị bài giảng chưa thật chu đáo, chưa bám sát kiến
thức trọng tâm của bài học. Nhiều khi giáo viên còn chưa quan tâm hết đến các đối
tượng học sinh trong lớp, chỉ chú ý đến những học sinh khá, giỏi.
3. Về phía phụ huynh
Vĩnh Thịnh là xã có nền kinh tế nông nghiệp, đa số các bậc phụ huynh đều
là làm ruộng do đó trình độ nhận thức của phụ huynh còn hạn chế nên phần lớn
phụ huynh chỉ quan tâm theo cách riêng của mình như tạo điều kiện cho con em
mình đến lớp. Nhưng chưa có biện pháp theo dõi quá trình đi học, chưa có biện
pháp giúp con học ở nhà, chưa kiểm tra được khả năng tiếp thu của con em ở
trường học cũng như chưa kiểm tra thời gian học hành của con em tại nhà dẫn đến
chất lượng học tập không cao.
Nhiều phụ huynh còn thiếu quan tâm đến việc học tập con em, phó mặc mọi
việc cho nhà trường và thầy cô.
Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm
khiến trẻ không chú tâm vào việc học tập.
4. Nhà trường
Thực trạng chất lượng bài kiểm tra môn Sinh học 9 của nhà trường đầu
năm học 2019 – 2020:
Năm học 2019-2020, tôi được phân công dạy môn Sinh học khối 9. Qua kết
quả bài kiểm tra khảo sát học sinh đầu năm khi chưa áp dụng chuyên đề tỉ lệ học
sinh yếu -kém rất cao, thể hiện qua bảng số liệu khảo sát đầu năm cụ thể như sau:

Khảo sát

Số

Giỏi

Khá

5

Trung bình

Yếu

Kém


HS

SL

%

SL

%

SL

%


SL

%

SL

%

lượng đầu 160

20

13

50

31

71

44

16

10

3

2


Chất
năm
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, DỰ KIẾN THỜI GIAN

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh yếu kém bộ môn Sinh học 9.
- Phạm vi nghiên cứu: Chương I: Các thí nghiệm của Men Đen.
- Dự kiến thực hiện trong 6 tiết học (1 tiết lí thuyết, 5tiết bài tập).
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

1. Phân loại đối tượng học sinh
Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kết quả bài khảo sát chất lượng đầu năm
hoặc kết quả học tập của học sinh ở năm học trước, giáo viên cần lập danh sách
học sinh yếu kém bộ môn mình để nắm bắt từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc
điểm nhận thức của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp. Một số vấn đề
thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ yếu, khả năng tiếp thu bài chậm, lười học,
thiếu tự tin, nhút nhát, …
2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần thiết để những giải pháp đạt
hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần
gũi, cảm giác an toàn đối với học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học
tập, trong cuộc sống của bản thân mình.

6


Phải nắm được tâm lý học sinh yếu kém, vì kiến thức bị hổng không theo
kịp kiến thức của các bạn dẫn đến ngày càng chán nản, buông thả. Từ nguyên nhân
đó, giáo viên phải luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không

gò bó, không áp đặt, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng
để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn
trọng mình.
Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi
tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng động viên, khen ngợi, giáo
viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi,
hoặc cho điểm cao để khuyến khích các em.
3. Đối với học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự
hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi
tiết dạy, giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được
ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ yêu
thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.Bên cạnh đó, giáo
viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh
hoạt, động viên, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, giúp các em thấy được
tầm quan trọng của việc học.
4. Đối với giáo viên
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân học sinh yếu kém của lớp, căn cứ vào
định hướng phụ đạo của tổ, vào cấu trúc đề kiểm tra, thi học kì của Sở GD&ĐT
cấu trúc đề thi thời khóa biểu của lớp,... giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch
phụ đạo (trái buổi, ít nhất 1 tiết/tuần).
7


Giáo viên tham mưu với BGH và xây dựng kế hoạch phụ đạo phù hợp.
Để dạy tốt phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp học đại trà giáo viên cần
định hướng nội dung, kỹ năng và phương pháp cụ thể.
+ Chuẩn bị:
Xác định rõ những kiến thức trọng tâm của các chương trong chương trình
Sinh hoc 9, điều tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.

Kế hoạch dạy phụ đạo giúp học sinh yếu được lãnh đạo chuyên môn kí
duyệt và sẽ thực hiện xuyên suốt hết học kì.
Giáo viên cho học sinh chuẩn bị tốt các dụng cụ, thiết bị, kiến thức bài cũ
làm nền tảng vận dụng tìm ra kiến thức mới.
Khi thiết kế bài giảng, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo
điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp.
Giáo viên tạo ra các nhóm học tập dạy kèm nhau ở nhà (phân bố các em ở
nhà gần nhau), đồng thời đưa ra thi đua ở các nhóm và tổng kết tuyên dương nhóm
lớp đó sau tiết học. Đây là một động lực mạnh thúc đẩy nhằm tạo được sự hòa nhã
nhằm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
+ Tiến hành dạy:
Trước khi tiến hành giảng dạy bài mới giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ
các em yếu kém của các nhóm đã chuẩn bị ở nhà (kiến thức dặn dò ở tiết trước) để
nhận xét, so sánh và tuyên dương gây được hưng phấn khi bước vào tiết học mới.
Giáo viên phải phân bố được thời gian và định hướng trước tình huống học
sinh trả lời để có hướng chủ động giải quyết, chỉ ra những sai sót, nhầm lẫn của
học sinh. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần quan tâm đặc biệt đến đối tượng
học sinh yếu kém trong mỗi tiết học, dành cho những học sinh này những câu hỏi
8


dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày
trước lớp. Đặc biệt, khi trả lời cần được tuyên dương trước lớp nhằm khích ngọn
lửa học tập trong lòng các em, đồng thời đẩy mạnh tư tưởng phấn đấu trong em.
Giáo viên chọn lựa, sử dụng các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh trong học tập và phát huy khả năng tự học. Hoạt động hóa việc
học bằng những phương pháp dẫn dắt cho học sinh tự thân trải nghiệm chiếm lĩnh
tri thức, tận dụng ưu thế của từng phương pháp dạy học tích cực, chú trọng phương
pháp dạy học
Giáo viên khắc sâu kiến thức trọng tâm và cách học và lưu nhớ kiến thức

dưới dạng tổng quát cơ bản làm nền tảng cho việc vận dụng học tập và làm bài tập
ở nhà.
+ Củng cố:
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để khẳng định sự nhận thức, lĩnh hội kiến
thức của học sinh hoặc dưới dạng bài tập trắc nghiệm khách quan.
Hệ thống hóa kiến thức dưới dạng các câu hỏi, sơ đồ tư duy.
Giáo viên có thể tổ chức các buổi phụ đạo cho những học sinh yếu khi các
biện pháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Trong các buổi này, giáo
viên chủ yếu kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các
em chưa nắm vững kiến thức thì cần tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức để các em
hiểu rõ và nắm chắc hơn.
Giáo viên cũng có thể phân công cho những học sinh khá, giỏi thường
xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến
thức,...
5. Đối với nhà trường
Luôn có kế hoạch cụ thể cho công tác phụ đạo học sinh yếu, kém.
9


Quan tâm sát sao tới công tác phụ đạo học sinh.
Cùng giáo viên có biện pháp giáo dục với những học sinh có ý thức họckém.
Có kế hoạch dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ
kịp thời.
6. Đối với gia đình
Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Cần thường xuyên quan tâm việc học tập ở trường và bố trí thời gian học ở
nhà của con em mình.
Đi họp phụ huynh theo định kỳ, theo dõi sổ liên lạc để trao đổi với giáo viên
và nắm bắt kịp thời việc học tập của con em mình.
Cung cấp các dụng cụ sách vở đầy đủ để các em học tốt.

V. HÌNH THỨC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM

* Tổ chức các tiết dạy phụ đạo có hiệu quả
Phụ đạo với số lượng học sinh vừa phải, quản lí học sinh chặt chẽ, thay đổi
phương pháp để tạo sự hấp dẫn... Theo sự thống nhất, tiết dạy phụ đạo thường tiến
hành theo các bước sau:
1. Ôn tập với chủ đề
Bước 1: Phát vấn học sinh ôn tập kiến thức trọng tâm bằng sơ đồ tư duy, đoạn
clip…
Bước 2: Học sinh tái hiện lại kiến thức (bằng cách lên ghi bảng, ghi vào phiếu học
tập hoặc đọc…) theo yêu cầu của giáo viên.
Bước 3: Nhận xét, rút kinh nghiệm về những nội dung chưa đạt của học sinh
2. Ôn tập kiến thức kết hợp với đối thoại thực hành
Khi ôn giáo viên tung ra các vấn đề sau đó cùng tranh luận, giải đáp với học
sinh. Thầy nêu trò trả lời. Trò đặt vấn đề, thầy giải đáp thắc mắc, sau đó cho học
sinh thực hành bài ở phần đã ôn tập. Ôn tập thực hành đối thoại học sinh cảm thấy
rất thoải mái như đang tham gia trò chơi tìm hiểu kiến thức Sinh học, giúp các em
nắm bắt kiến thức, có khả năng nhận xét đánh giá, tăng khả năng nhận xét, so sánh
10


3. Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập
Để các phương pháp ôn tập trên đạt hiệu quả cao đòi hỏi người dạy phải
tăng khả năng thực hành cho học sinh bằng cách trả lời trực tiếp hoặc viết bài. Khi
soạn câu hỏi phải đảm sự phù hợp với đối tượng học sinh và đạt các mức độ yêu
cầu như nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
VI. NỘI DUNG PHỤ ĐẠO CỤ THỂ

1. Những kiến thức lí thuyết cơ bản
1.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Menđen:

- Đối tượng nghiên cứu di truyền của Menđen: Đậu Hà lan (2n = 14).
+ Tự thụ phấn nghiêm ngặt -> dễ tạo dòng thuần.
+ Thời gian sinh trưởng ngắn (3 tháng).
+ Có nhiều tính trạng tương phản -> dễ phân tích kết quả thí nghiệm.
- Menđen dùng phương pháp phân tích thế hệ lai :
+ Tạo dòng thuần chủng, lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc một số
cặp tính trạng tương phản, theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng.
+ Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, rút ra các quy luật
di truyền.
- Một số khái niệm:
+ Tính trạng : Đặc điểm, hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
+ Cặp tính trạng tương phản : là hai trạng thái biểu hiện trái ngược của 1
tính trạng.
+ Nhân tố di truyền (gen, alen) : quy định các tính trạng.
+ Giống (dòng) thuần chủng : là giống có đặc tính di truyền đồng nhất.
+ Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
+ Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
+ Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
+ Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
11


+ Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa).
+ Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau
(Aa).
1.2. Các quy luật di truyền của Menđen
* Quy luật phân li
- Bản chất : Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong giảm
phân.
- Kết quả: Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần

chủng tương phản thì:
+ F1 đồng tính (Chỉ biểu hiện tính trạng 1 bên bố hoặc mẹ).
+ F2 phân tính theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
- Giả thuyết:Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (gen,
alen).
- Cơ chế di truyền các tính trạng: quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
- Thí nghiệm: Quy ước A – Hoa đỏ , a – Hoa trắng
Pt/c. Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa)
GP.

A

F1 .

a

Aa (100% hoa đỏ)

F1 x F1. Aa (Hoa đỏ) x Aa (Hoa đỏ)
GF1.

A, a

A, a

F2 .
- TLKG: 1AA:2Aa:1aa
- TLKH: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
* Quy luật phân li độc lập: Phép lai 2 cặp tính trạng tương phản
- Bản chất: sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình

giảm phân.
- Thí nghiệm:
12


Pt/c: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
F1: 100% Vàng, trơn
F1 tự thụ phấn.
F2 :

315 vàng, trơn = 9
108 vàng, nhăn = 3
101 xanh, trơn = 3
32 xanh, nhăn. = 1

- Biến dị tổ hợp (vàng nhăn và xanh trơn): là sự tổ hợp lại các tính trạng của
bố mẹ.
+ Nguyên nhân: Do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng
ở P, làm xuất hiện kiểu hình khác P.
- Ý nghĩa:
+ Quy luật phân li độc lập tạo ra lượng lớn BDTH cung cấp nguyên liệu cho
tiến hóa (giải thích sự đa dạng, phong phú của sinh giới).
- Có thể dự đoán được kết quả phép lai -> có ý nghĩa trong chọn giống.
* Công thức tổng quát: Với n cặp gen dị hợp:
+ SLGT: 2n
+ TLKG: (1 : 2 : 1)n
+ SLKG: 3n
+ TLKH: (3:1)n
+ SLKH: 2n
* Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm:

- Phép lai dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn:
+ Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội (đồng hợp lặn) = 1/16.
+ Tỉ lệ kiểu gen dị hợp 2 cặp (giống bố mẹ) = 4/16.
+ Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng (giống bố mẹ) A-B- = 9/16.
+ Tỉ lệ kiểu hình lặn về 2 tính trạng = 1/16.
13


+ Tỉ lệ kiểu hình có BDTH = 6/16.
- Lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định
kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn:
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen
đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội
có kiểu gen dị hợp.
Ví dụ:
P. AA x aa -> Fa: 100% Aa (trội)
P. Aa x aa -> Fa: 1Aa (trội) : 1aa (lặn).
P. AaBb x aabb -> Fa: 1:1:1:1
- Ý nghĩa của tương quan trội - lặn:
+ Tính trạng trội thường là tính trạng tốt vì vậy trong chọn giống phát hiện tính
trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế.
+ Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu
phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
2. Một số dạng bài tập di truyền thường gặp
2.1. Bài tập tìm số loại giao tử và kiểu gen của các loại giao tử
Phương pháp giải
- Số loại giao tử = 2n (n – số cặp gen dị hợp).
- Muốn xác định kiểu gen của giao tử, chúng ta kẻ sơ đồ phân nhánh.Cặp
gen dị hợp có 2 nhánh, cặp gen đồng hợp có 1 nhánh. Giao tử là các gen từ gốc

đến ngọn.
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hãy xác định số loại giao tử và kiểu gen giao tử của các cơ thể
sau: AA, aa, Aa, AaBb,
Hướng dẫn giải:
14


* Cơ thể có kiểu gen AA là đồng hợp hay dị hợp? Giảm phân cho ra mấy
loại giao tử đó là giao tử nào?
- Cơ thể có kiểu gen AA là cặp gen đồng hợp khi giảm phân chỉ cho ra 1 loại
giao tử là A.
* Tương tự cơ thể có kiểu gen aa(cặp gen đồng hợp) khi giảm phân chỉ cho
ra 1 loại giao tử là a.
* Cơ thể có kiểu gen Aa là đồng hợp hay dị hợp?Giảm phân cho ra mấy loại
giao tử? Đó là các loại giao tử nào?
- Cơ thể Aa có 1cặp gen dị hợp nên sẽ có 21= 2 loại giao tử.
- 2 loại giao tử đó là:1A: 1a
* Cơ thể có kiểu gen AaBb dị hợp về mấy cặp gen, cho ra mấy loại giao tử?
- Cơ thể có kiểu gen AaBb có 2 cặp gen dị hợpAa, Bbnên sẽ có 2 2= 4 loại
giao tử,
- Ta kẻ sơ đồ nhánh
BAB
b Ab

A

BaB
b  ab


a

=> 4 loại giao tử đó là: AB, Ab, aB, ab.
2.2. Bài tập tìm số kiểu tổ hợp giao tử, số loại kiểu gen, số loại kiểu hình
Phương pháp giải:
- Muốn tìm số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của một phép
lai thì phải viết giao tử của phép lai đó sau đó tiến hành kẻ bảng để tìm đời con.
- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái.
- Số loại kiểu gen = tích số loại kiểu gen của mỗi cặp gen.
- Số loại kiểu hình = tích số loại kiểu hình của mỗi cặp tính trạng.
Bài tập vận dụng
15


Bài tập 1: Cho biết A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với a quy định
cây thân thấp. Hãy xác định số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình của
các phép lai sau:
a.Aa x Aa

b. Aa x aa

c. AA x Aa

Hướng dẫn:
a. Phép lai Aa x Aa
- Cơ thể có kiểu gen Aa là đồng hợp hay dị hợp? Cho ra những loại giao tử
nào?
- Cả hai bên cơ thể Aa giảm phân cho 2 loại giao tử là A và a.
- Viết sơ đồ lai
P:


♂ Aa

G:

A: a

x

♀ Aa
A: a

F1 :


A

a


A
AA
Aa
a
Aa
aa
Như vậy ở đời con có 3 kiểu gen là: AA, Aa, aa với 2 loại kiểu hình là 3 cao
(1AA, 2 Aa ) và 1 thấp (aa)
b. Phép lai Aa x aa
- Cơ thể Aa là đồng hợp hay dị hợp ? các giao tử được tạo ra là gì?

Cơ thể Aa dị hợp 1 cặp gen nên số loại giao tử tạo ra là 21 = 2 loại A, a.
- Cơ thể aa là đồng hợp hay dị hợp? khi giảm phân tạo ra mấy loại giao tử?
Cơ thể aa đồng hợp chỉ cho ra 1 loại giao tử a.
- Viết sơ đồ lai
P:
G:

♂ Aa
A: a

x

♀ aa
a

F1 :
16




A

a


a
Aa
aa
Như vậy đời con có 2 kiểu gen là Aa và aa với 2 loại kiểu hình là 1 cao(Aa)

1 thấp(aa).
c. Học sinh làm tương tự ý b.
Bài tập2:Ở một loài thực vật cho biết mỗi gen quy đinh một tính trạng và
trội hoàn toàn. Ở phép lai ♂AaBb x ♀Aabb. Hãy cho biết: Đời con có bao nhiêu
kiểu tổ hợp giao tử?
Hướng dẫn:
- Cơ thể có kiểu gen AaBb là đồng hợp hay dị hợp? Dị hợp mấy cặp gen?
Khi giảm phân cho ra mấy loại giao tử?
- Cơ thể ♂AaBb có 2 cặp gen dị hợp nên tạo ra 4 loại giao tử.
- Cơ thể ♀ Aabb đồng hợp hay dị hợp? Dị hợp mấy cặp gen? Khi giảm phân
cho ra mấy loại giao tử?
- Cơ thể ♀ Aabb có 1 cặp genđồng hợp (bb), 1 cặp gen dị hợp (Aa) nên tạo
ra 21 =2 loại giao tử.
- Số kiểu tổ hợp giao tử = số loại giao tử đực x số loại giao tử cái


Số kiểu tổ hợp giao tử = 4♂ x 2♀ = 8 kiểu tổ hợp giao tử.

2.3. Nhận dạng bài toán thuộc quy luật Men đen
a. Trường hợp 1:
Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Men đen: Mỗi tính
trạng do 1 gen quy định; mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm
trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (đối với lai hai hay nhiều tính
trạng).
b. Trường hợp 2:
Nếu đề bài đã xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con
17


- Khi lai 1 cặp tính trạng (do 1 cặp gen quy định) cho kiểu hình là một trong

các tỷ lệ sau: 100% (đồng tính); 1: 1; 3 : 1;
- Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau:(1:
1)n ; (3 : 1)n;
c. Trường hợp 3:
Nếu đề bài không xác định tỷ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết một kiểu
hình nào đó ở con lai.
- Khi lai một cặp tính trạng, tỷ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số
của 25% hay 1/4.
- Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội
số của 6,25 % (hoặc 1/16); khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biết
cho phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỷ lệ bằng nhau và
bằng hoặc là ước số của 25%.
2.3.1. Bài tập về phép lai một cặp tính trạng
Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn(có thể không có bước này nếu như bài đã
cho).
B2: Quy ước gen(có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B3:Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định. Lai cây quả tròn với
cây quả bầu dục, ở F1 thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F 1 lai với
nhau để được F2, viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết không có đột biến xảy ra.
Hướng dẫn học sinh giải theo từng bước:
18


Bước1: Muốn xác định được tính trạng trội, lặn ta dựa vào giữ kiện nào của
đề bài? (Dựa vào kết quả ở F1)

- Vì F1thu được 100% quả tròn  quả tròn trội so với quả bầu dục.
Bước 2: Quy ước gen:

Gen A quy định quả tròn,

Gen a quy định quả bầu dục.
Bước 3: Xác định kiểu gen của P?
Vì F1 đồng tính  Pt/c, có các kiểu gen đồng hợp (AA và aa).
Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2:
Pt/c: ♂ AA (quả tròn) x
GP:

♀ aa (quả bầu dục)

A

a

F1: 100% Aa (quả tròn)
F1 x F1

Aa (quả tròn)

GF1:

x

Aa (quả tròn)

A: a


A: a

F2 :


A
a
Kết quả:

A

a

AA (quả tròn)
Aa (quả tròn)
TLKG: 1AA : 2Aa: 1aa

Aa (quả tròn)
aa (quả bầu dục)

TLKH: 3 quả tròn : 1quả bầu dục.
Bài 2: Ở cà chua thụ phấn cây quả tròn với cây quả bầu dục, ở F 1 thu được
100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F1 lai với nhau.
a. Xác định kết quả thu được ở F2.
b. Lấy các cây thu được ở F2 tự thụ phấn với nhau. Xác định kết quả ở F3.
Yêu cầu học sinh tự giải tương tự như bài tập 1 GV gọi học sinh lên bảng
chữa, GV nhận xét chốt kiến thức.
Bài giải:
19



Bước 1: Ở F1 100% quả tròn  quả tròn trội so với quả bầu dục.
Bước 2: Quy ước gen:

Gen B quy định quả tròn,

Gen b quy định quả bầu dục.
Bước 3: Vì F1 đồng tính 

Pt/c, có các KG đồng hợp (BB và bb).

Bước 4: Sơ đồ lai từ P đến F2:
Pt/c: ♂ BB (quả tròn)
GP:

B

F1 :
F1

×

×

♀ bb (quả bầu dục)
b

100% Aa (quả tròn)
F1


Bb (quả tròn)

1

GF :

B,b


B
b

Kết quả:

×

Bb (quả tròn)
B, b

B

B

BB (quả tròn)
Bb (quả tròn)
Bb (quả tròn)
bb (quả bầu dục)
- Tỉ lệ kiểu gen: 1BB: 2Bb: 1bb


- Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả tròn : 1 quả bầu dục.
b. Xác định kết quả ở F3
Lấy các cây F2 :BB, Bb; bb tự thụ phấn ta có:
* Sơ đồ lai 1:
F2 x F2: ♂ BB (quả tròn) x ♀ BB (quả tròn)
F3 :

BB

Kết quả:

- Tỉ lệ kiểu gen: 100% BB

- Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả tròn
* Sơ đồ lai 2:
F2 x F2: ♂ Bb (quả tròn) x ♀ Bb (quả tròn)
GF2:

B,b

B, b
20


F3 :


B

b



B
b

BB (quả tròn)
Bb (quả tròn)
Bb (quả tròn)
bb (quả bầu dục)
Kết quả: - Tỉ lệ kiểu gen: 1 BB : 2 Bb :1bb
- Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả tròn : 1 quả bầu dục
* Sơ đồ lai 3:
F2 x F2: ♂ bb (quả bầu dục) x
GF2:

♀ bb (quả bầu dục )

b

F3 :

b
bb

Kết quả:

- Tỉ lệ kiểu gen: 100% bb

- Tỉ lệ kiểu hình: 100% quả bầu dục
Bài tập3: Ở cá kiếm, mắt đen trội hoàn toàn so với mắt đỏ.

a. Đem lai hai giống cá kiếm thuần chủng mắt đen và mắt đỏ với nhau. Xác
định kết quả thu được ở F2.
b. Làm thế nào để xác định giống cá kiếm mắt đen có thuần chủng hay
không
- Yêu cầu học sinh vận dụng tự giải bài tập
a. 1AA: 2Aa: 1aa (3 mắt đen: 1 mắt đỏ)
b.Thực hiện phép lai phân tích.
Dạng 2: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen của bố, mẹ
Phương pháp giải:
B1: Xác định tính trạng trội, lặn (có thể không có bước này nếu như bài đã
cho).
B2: Quy ước gen(có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B3:Xác định kiểu gen (dựa vào tỉ lệ các kiểu hình): 100%; 3:1; 1:1
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả.
21


Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên nhiễm sắc thể
thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F 1 là 45 chuột lông xù và 16
chuột lông thẳng. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: Xác định tính trạng trội, lặn bằng cách nào? Dựa vào tỉ lệ ở F1

Xét kết quả F1 : Lông xù/Lông thẳng=

45
16

=


3
1

Kết quả F1 : ¾ lông xù: ¼ lông thẳng => Đây là tỉ lệ của quy luật nào?
=>¾ lông xù lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông
thẳng.
- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.
- Bước 3: F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1
=> P đều có kiểu gen dị hợp: Aa(lông xù) x Aa (lông xù)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (lông xù) ♂

Aa

G:

A, a

F1 :

AA : Aa : Aa: aa

x

♀ Aa (lông xù)

A, a

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.
Bài tập 2: Đem thụ phấn 2 thứ lúa hạt tròn và hạt dài với nhau, ở F 1 thu
được 100% lúa hạt tròn, F2 thu được 768 cây lúa hạt tròn và 250 cây lúa hạt dài.
a. Giải thích kết quả trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Làm thế nào để xác định được lúa hạt tròn thuần chủng hay không ?
Học sinh tự giải :
a. A A x a a

b. Lai phân tích

2.3.2. Bài tập về phép lai hai cặp tính trạng
22


Dạng 1: Xác định kết quả ở F1, F2
Phương pháp giải(Giống như bài toán lai một cặp tính trạng)
B1: Xác định tính trạng trội, lặn(có thể không có bước này nếu như bài đã
cho).
B2: Quy ước gen
B3:Xác định kiểu gen.
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Giao phối chuột đen, lông dài với chuột trắng, lông ngắn, ở F1 thu
được 100% chuột đen, lông ngắn. Sau đó lấy chuột F1 giao phối với nhau.
a. Xác định kết quả ở F2.
b. Lai phân tích chuột F1 . xác định kết quả ở F2
Hướng dẫn giải:
a. Xác định kết quả ở F2.
Bước 1:Dựa vào đâu để xác định trội lặn( Dựa vòa kết quả F1)
Vì F1 được 100% chuột đen, lông ngắn=> lông đen trội hoàn toàn so với

lông trắng, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
Bước 2: Quy ước: Gen A lông đen; Gen a lông trắng
Gen B lông ngắn; Gen b lông dài
-Bước 3: Xác định kiểu gen: Vì F1 đồng tính=> P thuần chủng
Chuột ♀ lông đen, dài có kiểu gen ( AAbb)
Chuột ♂ lông trắng, ngắn có kiểu gen (aaBB)
-Bước 4: Viết sơ đồ lai và kết quả
Sơ đồ lai:
♀ lông đen, dài ( AAbb)
Gp :
F1 :

x

♂ lông trắng, ngắn (aaBB)

Ab

aB
AaBb (100% đen, ngắn)
23


F1 x F1 :

AaBb

x

AaBb


GF1: AB = Ab = aB = ab = 25%

AB = Ab = aB = ab = 25%

F2


AB


AB
Ab
aB
ab
Kết quả:

AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab

aB

AABb
AAbb
AaBb
Aabb


AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

Tỷ lệ kiểu gen
1AABB:2AaBB : 2AABb: 4AaBb

Tỷ lệ kiểu hình
9A– B-

1AAbb : 2Aabb

9 đen, ngắn
3 A - bb

1aaBB :2aaBb

3 đen, dài
3 aaB -

1 aabb


3 trắng, ngắn
1 aabb
1trắng, dài

b) Lai phân tích chuột F1 (AaBb):
- Sơ đồ lai: PB:

F1 AaBb (lông đen, ngắn)

B

GP : (1/4AB:1/4Ab:1/4aB:1/4ab)
F2 :

×

×

aabb (lông trắng, dài)

1 ab

1/4 AaBb : 1/4 Aabb : 1/4 aaBb : 1/4 aabb

Kết quả:
TLKG: 1/4 AaBb : 1/4 Aabb : 1/4 aaBb : 1/4 aabb
TLKH: 25% đen, ngắn: 25% đen, dài: 25% trắng, ngắn: 25% trắng, dài.
Bài tập 2: Đem giao phối chuột đen, lông xù với chuột trắng, lông trơn ở F 1
thu được 100% chuột lông đen, xù. Sau đó lấy chuột thu được ở F 1 giao phối với
chuột lông trắng, trơn.

24


a. Xác định kết quả thu được ở F2
b. Nếu giao phối chuột trắng, xù có kiểu gen dị hợp với chuột đen, xù của
F1 thì F2 sẽ thu được kết quả như thế nào?
HS tự giải
Đáp án: a. 1 đen , xù: 1 đen , trơn: 1 trắng, trơn: 1 trắng, xù
b. Tỉ lệ 3: 3: 1 :1
P: aaBb x AaBb
G: aB,ab

AB, Ab, aB, ab

F2:



AB

Ab

aB
AaBB
AaBb
ab
AaBb
Aabb
Tỉ lệ ở F2: 3 A-B- : 3aaB-: 1Aabb: 1 aabb


aB
aaBB
aaBb

ab
aaBb
aabb

Dạng 2: Dựa vào tỉ lệ kiểu hình để xác định kiểu gen bố, mẹ
Phương pháp giải (Giống như bài toán lai một cặp tính trạng)
B1: Xác định tính trạng trội, lặn (có thể không có bước này nếu như bài đã
cho).
B2: Quy ước gen(có thể không có bước này nếu như bài đã cho).
B3: Xác định kiểu gen(dựa vào tỉ lệ kiểu hình). Xét riêng từng cặp cặp tính
trạng).
B4: Viết sơ đồ lai và kết quả.
Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Ở lúa, thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, chín sớm rội hoàn
toàn so với chín muộn. Đem hai thứ lúa đều thân cao, chín sớm thụ phấn với nhau
ở F1 thu được: 897 cây lúa thân cao, chín sớm: 299 cây lúa thân cao, chín muộn:
302 cây lúa thân thấp, chín sớm: 97 cây lúa thân thấp, chín muộn.
a. Xác định kiểu gen của bố mẹ.
25


×