Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

chuyên đề phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 23 trang )

Phần I:

ĐẶT VẤN ĐỀ.
======*****=======
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận:
Để học tốt môn Địa lí, học sinh đồng thời phải biết khai thác tốt cả kênh chữ lẫn kênh
hình, nắm vững kiến thức lý thuyết kết hợp với thực hành tốt các kĩ năng đọc bản đồ, vẽ biểu
đồ, phân tích số liệu, lập sơ đồ… Trong tất cả các kĩ năng đó, vẽ biểu đồ là kĩ năng khó nhất
và bởi vậy, thường khiến học sinh “sợ” nhất. Trong các bài thi, từ kiểm tra một tiết, kiểm tra
học kỳ đến thi học sinh giỏi, phần thực hành (chủ yếu là vẽ và nhận xét biểu đồ) có một vị trí
quan trọng, thường chiếm khoảng 1/3 lượng điểm toàn bài.
Thế nhưng, chương trình Địa lí ở cả cấp học không có một tiết học riêng nào giới thiệu
cho học sinh các loại biểu đồ và cách vẽ chúng. Các bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ thì có
nhưng rải rác ở các bài học . Trong phạm vi một tiết học với nhiều nội dung, giáo viên không
thể có điều kiện để hướng dẫn sâu cho học sinh kĩ năng này. Do vậy, việc “sợ” vẽ biểu đồ là
vấn đề đáng ngại ở nhiều học sinh.

2. Cơ sở thực tiễn.
Không chỉ với học sinh đại trà mà ngay cả với đối tượng học sinh trong các đội tuyển
học sinh giỏi Địa lí cũng không dễ có phương pháp tốt trong vẽ và nhận xét biểu đồ. Chúng
ta vẫn thường bắt gặp những thực trạng sau đây:
- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số liệu (nếu có).
- Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài.
- Kĩ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng.
- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ.
Từ thực tiễn giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy muốn đạt kết quả cao trong các kỳ thi
học sinh giỏi bộ môn Địa lí THCS, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, nâng cao năng
lực nhận thức và kĩ năng thực hành…Tất cả những điều đó sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu học
sinh được rèn luyện tốt kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Vì sao lại nói như vậy? Vì khi thành


thạo kĩ năng vẽ biểu đồ, các em sẽ tự tin đạt một lượng điểm đáng kể khi đi thi, sẽ hứng thú
hơn rất nhiều với môn học, biết cách trình bày khoa học và thẩm mĩ. Việc nhận xét và giải
thích biểu đồ giúp các em luôn được củng cố và nâng cao kiến thức.
Với những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài “Phương pháp vẽ và
nhận xét các loại biểu đồ Địa lí” nhằm giúp học sinh hiểu về các loại biểu đồ, biết lựa chọn
biểu đồ thích hợp nhất với từng dạng bài tập. Từ đó giúp các em tự rèn luyện, nâng cao tiến
tới thành thạo kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ và dùng kiến thức đã học để giải thích
(nếu có ) .

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
1. Đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài.
“ Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí” được viết dựa trên những hiểu
biết của cá nhân thông qua quá trình học hỏi, nghiên cứu tài liệu cũng như thực tiễn giảng
dạy, nhằm hai mục đích cơ bản sau:
1


Một là: Tháo gỡ những lúng túng cho học sinh khi làm dạng bài tập Địa lí có liên quan đến
vẽ và nhận xét biểu đồ.
Hai là: Nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh. Từ đó góp phần nâng cao kĩ
năng thực hành Địa lí nói riêng và chất lượng học tập Địa lí nói chung cho các em.

III. CẤU TRÚC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
Gồm 2 nội dung chính:
1. Phương pháp vẽ và nhận xét các loại biểu đồ Địa lí.
a. Khái niệm biểu đồ.
b. Các loại biểu đồ và cách vẽ.
c. Cách nhận xét, giải thích biểu đồ.
2. Một số bài tập cụ thể về vẽ và nhận xét các loại biểu đồ.

a. Bài tập về biểu đồ tròn.
b. Bài tập về biểu đồ hai cặp nửa đường tròn.
c. Bài tập về biểu đồ cột.
d. Bài tập về biểu đồ đường.
e. Bài tập về biểu đồ kết hợp.
f. Bài tập về biểu đồ miền.
Phần II:

NỘI DUNG .
======*****=======
A. PHƯƠNG PHÁP VẼ VÀ NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ.
I. Khái niệm biểu đồ.
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một
hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớn
giữa các đại lượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng) hoặc cơ cấu thành phần
của một tổng thể (như cơ cấu ngành của nền kinh tế).
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ có thể được dùng để biểu
hiện nhiều chủ đề khác nhau và ngược lại, có khi một chủ đề cũng có thể biểu hiện bằng
nhiều loại biểu đồ khác nhau. Do đó, khi vẽ ta phải căn cứ vào chủ đề để chọn loại biểu đồ
thích hợp nhất.
II. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ VÀ CÁCH VẼ.
1. Biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông).
a. Vai trò: Dùng để thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể.
b. Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ :
- Đề bài yêu cầu cụ thể là “hãy vẽ biểu đồ tròn” hoặc “hãy vẽ biểu đồ ô vuông”
- Trong đề bài có từ cơ cấu (nhưng chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm).
- Đề bài tuy không có từ “cơ cấu” nhưng có những từ như tỉ lệ, tỉ trọng của các thành phần
và tổng giá trị tương đối của các thành phần đó là 100%.
c. Cách vẽ:
* Đối với biểu đồ hình tròn:

+ Dùng compa vẽ một hình tròn, sau đó vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ “tia 12
giờ”, vẽ thuận chiều kim đồng hồ.
2


+ Coi cả hình tròn là 100%. Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ
cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu hay kẻ
vạch đến đó.
* Đối với biểu đồ hình vuông:
Vẽ một khung hình vuông, trong đó chia 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô coi là 1%. Đánh dấu kí
hiệu từng thành phần trong cơ cấu (chiếm bao nhiêu phần trăm thì đánh dấu kí hiệu như nhau
ở bấy nhiêu ô vuông).
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải.
+ Tên biểu đồ: ghi phía dưới biểu đồ .
+ Chú thích: ghi bên phải hoặc phía dưới biểu đồ (sau tên biểu đồ).
- Một số điểm cần chú ý khi vẽ:
+ Bất cứ bài tập nào vẽ được biểu đồ tròn thì cũng có thể vẽ biểu đồ ô vuông, nhưng ta chỉ vẽ
biểu đồ ô vuông khi đề bài bắt buộc.
+ Nếu đề bài cho số liệu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải xử lí sang số liệu tinh
hay số liệu tương đối (tỉ lệ %) theo công thức:
% A= (GTTĐA / GTTĐtổng thể) x 100 (%)

Cần lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý khâu làm tròn số, sao cho tổng các thành
phần phải đúng bằng 100,0%.
+ Nếu đề bài cho bảng số liệu tuyệt đối với cùng đơn vị đo từ 2-3 năm thì sau khi xử lí sang
số liệu tương đối (%) , ta phải tính bán kính các đường tròn theo công thức:
R2 

s2
x R1 .

s1

Trong đó:
+ R2: bán kính năm sau
+ R1: bán kính năm trước, tự cho bao nhiêu cm cũng được (thông thường 2cm)
+ S1: là số liệu tuyệt đối của năm trước.
+ S2 : là số liệu của năm sau.
(Để HS hiểu rõ công thức tính bán kính, GV nên giải thích cơ sở dẫn đến công thức nàyXuất phát từ công thức tính diện tích đường tròn:
R1 là bán kính của đường tròn có diện tích là S1.
R2 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3.
R3 là bán kính của đường tròn có diện tích là S3...
Diện tích và bán kính của đường tròn này có mối liên hệ:
2

R 2 S

3
3
;R2 S 2
Quy ước diện tích của đường nhỏ nhất làm đơn vị (tổng số nhỏ nhất); bán kính của
đường tròn này bằng 1 đơn vị dài. Sự chênh lệch về diện tích của các đường tròn S 2, S3 với
S1 và bán kính tương ứng như sau:

R12  S1

R12 S1
R12 S1
S
  2   S 2 .R12  S1 .R12  R2  R1 2
2

S1
R2 S 2
R2 S 2
S3
Tương tự, R3 = R1 . S
1
3


Chọn bán kính của đường tròn có tổng số nhỏ nhất làm đơn vị là 1 hoặc 2cm. Nên chọn
là 2cm, vì trong thực tế, vẽ đường tròn có bán kính bằng 1cm rất khó khăn đối với dụng cụ
học sinh và quá nhỏ trong tờ giấy thi. Không nên chọn các tổng số trung bình hoặc lớn làm
đơn vị, vì khi tính toán các bán kính cần tính đều nhỏ hơn bán kính đã lựa chọn. Trường hợp
vẽ biểu đồ hình vuông sử dụng số liệu tuyệt đối cũng tuân theo cách tính độ dài cạnh hình
vuông. Diện tích hình vuông bằng bình phương của cạnh.
+ Nếu đề bài đã cho sẵn bảng giá trị % của cùng đại lượng từ 2-3 năm thì ta không tính bán
kính (vì không có cơ sở), nhưng khi vẽ cũng chú ý để đường tròn năm sau lớn hơn năm trước
(để thể hiện sự phát triển đi lên).
+ Nếu mỗi hình tròn thể hiện một đại lượng khác nhau (như diện tích, sản lượng…) thì ta vẽ
chúng có bán kính như nhau.
Tóm lại: Có 4 bước chính khi vẽ biểu đồ tròn:
- Xử lí số liệu (nếu đề bài cho bảng giá trị tuyệt đối) .
- Tính góc ở tâm (bước này chỉ cần tính ra nháp) theo công thức:
100%= 3600 => 1%= 3,60 =>a%= a x 3,6 (độ).

- Tính bán kính (nếu cần).
- Vẽ biểu đồ (dùng thước đo độ vẽ theo góc ở tâm để đảm bảo độ chính xác cao).
- Ghi tên biểu đồ, bảng chú giải.
2. Biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn.
a.Vai trò: Dùng để thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu.

b. Dấu hiệu nhận biết.
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn.
- Khi đề bài có các cụm từ cơ cấu xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu mà nhìn bảng số
liệu ta thấy tổng xuất và tổng nhập bằng 100%.
c. Cách vẽ.
- Mỗi năm vẽ 2 cặp nửa đường tròn úp vào nhau.
+ Nửa đường tròn trên thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu. Coi cả nửa đường tròn là 100%. Ta
vẽ theo chiều kim đồng hồ từ trái sang phải lần lượt các hình quạt theo thứ tự các yếu tố đề
bài cho. Ghi trị số % trong mỗi quạt. Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu đến đó.
+ Nửa đường tròn dưới thể hiện cơ cấu giá trị nhập khẩu. Ta cũng vẽ tương tự như nửa
đường tròn trên, vẫn vẽ theo chiều kim đồng hồ (nhưng lúc này làtừ phải sang trái).
- Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu từ 2-3 năm mà bảng số liệu lại
cho giá trị tuyệt đối thì ta cũng tính bán kính các nửa đường tròn: Đặt bán kính nửa đường
tròn xuất khẩu năm đầu tiên = 1 cm. Các nửa đường tròn xuất khẩu và nhập khẩu khác tính
theo bán kính này. Công thức tính như tính bán kính trong biểu đồ tròn.
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải.
Tóm lại: Có 4 bước cơ bản để vẽ biểu đồ 2 cặp nửa đường tròn:
+ Xử lí số liệu (nếu cần)
+ Tính bán kính nếu từ 2 năm và đề bài cho bảng giá trị tuyệt đối).
+ Vẽ biểu đồ.
+ Ghi tên biểu đồ, chú giải.
3. Biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang ).
4


a, Vai trò: Dùng để thể hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng (dùng nhiều nhất),
hoặc thể hiện động thái phát triển, cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Biểu đồ hình cột bao gồm 3 loại chính: cột rời (cột đơn), cột ghép (cột cặp, cột nhóm) và
cột chồng.
b, Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ cột.

- Đề bài yêu cầu cụ thể là “hãy vẽ biểu đồ cột”.
- Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn kém, nhiều ít , hoặc muốn so sánh các yếu tố.
- Đề bài có các cụm từ như: “số lượng”,” sản lượng”,”so sánh”...
- Đề bài có các đơn vị: kg/người, tấn/ha, USD/người, người/km2, ha/người…
- Khi vẽ về lượng mưa của một địa phương nào đó.
Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ so sánh => cột ghép.
+ Vẽ biểu đồ có những từ như so với, trong đó... thì phải đọc kĩ vì đây thường là biểu đồ cột
chồng.
+ Đối với biểu đồ cột chồng thì thông thường bảng số liệu cho có cột tổng số (nhưng thường
phải xử lí số liệu về % nếu đề bài không cho %).
c. Cách vẽ:
- Vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc, trong đó trục tung và trục hoành có chiều mũi tên thể
hiện động thái phát triển.
+ Trục hoành: Thường thể hiện các yếu tố như: năm, các vùng, các khu vực, các nước…
+ Trục tung: Thường thể hiện các đại lượng như: %, triệu tấn, nghìn ha…
- Chia khoảng cách trên trục tung và trục hoành sao cho hợp lí. Ở trục hoành nếu biểu diễn
năm thì năm đầu tiên nên cách gốc tọa độ 1cm, khoảng cách các năm phải tương ứng
(khoảng cách 4 năm phải gấp 2 lần 2 năm, 8 năm phải gấp 4 lần 2 năm...). Trị số cuối cùng
trên trục tung và trục hoành cũng nên cách mũi tên 1cm.
- Biểu đồ thanh ngang thực ra vẫn là biểu đồ hình cột, có điều các cột ở đây nằm theo chiều
ngang. Trên biểu đồ thanh ngang, các yếu tố trên trục tung và trục hoành đối lập so với biểu
đồ hình cột. Tuỳ từng bài mà ta chọn biểu đồ cột hay thanh ngang để đảm bảo tính thẩm mĩ.
- Vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải.
- Một số điều cần chú ý khi vẽ:
+ Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều ngang và chiều cao
của các cột) sao cho phù hợp với khổ giấy và đảm bảo tính mĩ thuật.
+ Các cột chỉ khác nhau về chiều cao, còn bề ngang phải bằng nhau
(thông thường cột đơn 0,8cm , cột ghép 0,5- 0,8 cm, cột chồng 1,5 cm).
+ Có kí hiệu thể hiện trên các cột. Trên đỉnh cột nên ghi trị số.

4. Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị) .
a. Vai trò: Sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát triển của một hiện tượng qua thời
gian. Biểu đồ đường giúp dễ nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố trên một đường hay
nhiều đường qua các năm.
b. Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ đường:
- Khi đề bài yêu cầu: hãy vẽ biểu đồ đồ thị, hãy vẽ ba đường biểu diễn…
- Khi đề bài có một trong các cụm từ: tốc độ, gia tăng, tốc độ tăng trưởng, chỉ số tăng trưởng,
giá trị gia tăng, gia tăng tự nhiên của dân số…. thể hiện rõ qua nhiều năm.
c. Cách vẽ:
5


- Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục toạ độ vuông góc mà trục tung thể hiện các đại lượng
(chỉ ghi đơn vị của đại lượng trên đầu mũi tên), còn trục hoành thể hiện các năm.
- Cần xác định tỉ lệ thích hợp ở cả hai trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ giấy, cân đối và
thể hiện rõ được yêu cầu của đề bài.
- Cần chia khoảng cách các năm trên trục hoành cho đúng tỉ lệ, năm đầu tiên trùng với gốc
tọa độ.
- Nếu đồ thị yêu cầu thể hiện hai đường biểu diễn có các đại lượng khác nhau
(VD: một đường biểu diễn số dân, một đường biểu diễn sản lượng lúa) thì vẽ hai trục tung ở
hai bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một đại lượng.
- Nếu biểu đồ có nhiều đường biểu diễn, cần chọn tỉ lệ hợp lí để các đường biểu diễn khỏi
trùng lên nhau hoặc nằm quá sát nhau. Mỗi đường biểu diễn phải được thể hiện bằng một kí
hiệu riêng.
- Sau khi vẽ xong cần ghi tên biểu đồ, bảng chú giải.
5. Biểu đồ kết hợp:
a. Vai trò: Thường gồm một biểu đồ hình cột và một đường biểu diễn thể hiện động lực phát
triển và tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
b. Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ kết hợp:
- Khi đề bài yêu cầu : vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.

- Khi đề bài có hai đại lượng với hai đơn vị tính khác nhau
c. Cách vẽ:
- Dựng hệ trục tọa độ vuông góc với 2 trục tung và 1 trục hoành: 2 trục tung thể hiện các đại
lượng, trục hoành thể hiện năm (cũng có thể là tên nước hay các tháng trong năm…)
- Trong 2 đại lượng, ta chọn một đại lượng biểu thị bằng cột (vẽ trước), đại lượng còn lại
biểu thị bằng đường (vẽ sau). Cần phải chia tỉ lệ sao cho hạn chế sự dính nhau giữa các cột
và đường. Tọa độ đường luôn nằm giữa các cột.
- Vẽ xong ghi tên biểu đồ và chú thích.
6. Biểu đồ miền:
a. Vai trò: Được sử dụng để thể hiện đồng thời cả hai mặt: Cơ cấu và động thái phát triển
của một đối tượng.
b . Dấu hiệu để lựa chọn biểu đồ miền:
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể “Hãy vẽ biểu đồ miền”
- Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ cấu”…
- Khi đề bài chỉ có từ cơ cấu nhưng từ 4 năm trở lên.
Lưu ý: Không vẽ biểu đồ miền khi bảng số liệu không phải là theo các năm- Vì trục hoành
trong biểu đồ miền luôn biểu diễn năm.
c. Cách vẽ:
- Biểu đồ miền chính là một biến thể từ biểu đồ cột chồng, khi ta tưởng tượng các cột
chồng có bề rộng chỉ bằng sợi chỉ và ta nối các đoạn cột chồng với nhau.
- Biểu đồ là hình chữ nhật, trong đó:
+ Trục tung có trị số là % (nếu đề cho số liệu thô thì phải xử lí sang %) .
+ Trục hoành là các năm. Cần thể hiện khoảng cách năm sao cho hợp lí.
- Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm. Cách xác định các
điểm vẽ tương tự như khi vẽ biểu đồ cột chồng.
- Vẽ đến đâu thì đánh kí hiệu hay kẻ vạch đến đó, đồng thời thiết lập bảng chú giải. Nên ghi
riêng bảng chú giải.
III. CÁCH NHẬN XÉT CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ.
6



Sau khi vẽ xong biểu đồ, đề bài thường yêu cầu dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, nhiều
khi chỉ dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét vấn đề. Việc nhận xét này cần đảm bảo hai phần:
- Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ của các số liệu.
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Thường phải dựa vào kiến
thức đã học để giải thích).Thực chất, giải thích là làm rõ nhận xét và kiến thức để giải thích
chính là những kiến thức cơ bản về tự nhiên, về kinh tế- xã hội có liên quan đến đối tượng.
Lưu ý:
- Đối tượng học sinh giỏi, nhất là các em trong đội tuyển HSG tỉnh phải luôn nhớ: Nhận xét
luôn đi cùng với giải thích vấn đề, ngay cả khi đề bài không yêu cầu giải thích. Công việc
này có thể thực hiện theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang.
+ Theo chiều dọc: Tức là nhận xét rồi giải thích luôn cho vấn đề vừa nhận xét, làm rõ hết đối
tượng này rồi mới đến đối tượng khác. Đối với các bài vẽ về cơ cấu thì nên lựa chọn cách
này, vừa đơn giản, lại rõ ràng và khoa học. Khi thực hiện cách làm theo chiều dọc như trên,
ta nên triệt để áp dụng theo công thức:
Đưa ra lí lẽ- số liệu minh chứng- giải thích
+ Theo chiều ngang: Tức đi hết phần nhận xét rồi mới giải thích cho tất cả mọi vấn đề.
- Phần nhận xét gồm 2 khía cạnh: Nhận xét chung (đưa ra nhận định khái quát) và nhận xét
riêng (đưa ra các nhận định chi tiết đối với từng đối tượng). Cần nhận xét từ khái quát đến
chi tiết rồi đánh giá chung.
- Khi nhận xét cần kết hợp số liệu theo hàng dọc và hàng ngang; nên nhận xét một cách ngắn
gọn, khoa học, có số liệu minh chứng rõ ràng.
- Khi giải thích phải tập trung vào các số liệu biến động- thực chất là nêu lí do dẫn đến đối
tượng đó bị thay đổi ( gồm cơ sở tự nhiên và cơ sở kinh tế- xã hội).

B. MỘT SỐ BÀI TẬP CỤ THỂ VỀ VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ.
1. Bài tâp về biểu đồ tròn.
Ví dụ 1: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Các thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước

Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng cộng

Tỉ lệ (%)
38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
100,0

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2002.
Phân tích: Ta vẽ biểu đồ tròn vì căn cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài thấy có từ
cơ cấu (1 năm).

7


Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu dưới đây. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng
lao động phân theo ngành ở nước ta các năm 1990, 1995 và 2000 .
Số lao động đang hoạt động kinh tế phân theo ngành của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị : nghìn người).

Năm

Tổng số lao

động
29412,3
33030,6
36701,8

Nông, lâm, ngư
nghiệp
21476,1
23534,8
25044,9

Công nghiệp- XD

Dịch vụ

1990
3305,7
4630,5
1995
3729,7
5766,1
2000
4445,4
7211,5
Hướng dẫn:
* Phân tích đề:
- Đề có từ cơ cấu trong 3 năm nên chọn biểu đồ tròn là thích hợp nhất (ngoài ra có thể vẽ
được biểu đồ cột chồng, biểu đồ ô vuông).
- Đề có bảng giá trị tuyệt đối với những tổng giá trị trong mỗi năm lớn, nhỏ khác nhau. Do
đó khi làm bài ta thực hiện đủ 4 bước như đã nêu.

* Bài làm:
a. vẽ biểu đồ.
*) Xử lí ra số liệu tương đối (%) và tính góc ở tâm (góc A= A x 3,6; đơn vị: độ) ta có bảng
sau:
Cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế phân theo ngành của nước ta qua một số năm.
(Đơn vị : %)

Năm

Tổng số lao động Nông, lâm, ngư nghiệp

%
1990
100
1995
100
2000
100
*) Tính bán kính:

độ
360
360
360

%
73,0
71,3
68,2


độ
262,8
256,7
245,5

Công nghiệpXD
%
độ
11,2
40,3
11,3
40,7
12,1
43,6

Dịch vụ
%
15,8
17,4
19,7

độ
56,9
62,6
70,9

8


Đặt R1990= 1,5cm => R1995= 1,5x 33030, 6 / 29412,3 = 1,6cm

R2000= 1,5x 36701,8 / 29412,3 = 1,7cm
*) Vẽ biểu đồ:
Vẽ 3 biểu đồ tròn cho 3 năm theo bán kính trên. Các hình quạt vẽ đúng theo góc ở tâm đã
tính. 3 biểu đồ có chung 1 chú thích, 1 tên biểu đồ (Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân
theo ngành kinh tế của nước ta trong 3 năm 1990, 1995 và 2000).
b. Nhận xét
Qua 2 bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, ta thấy:
Từ năm 1990 đến năm 2000:
- Về giá trị tuyệt đối: Tổng số lao động nói chung và số lao động trong từng ngành đều tăng
liên tục vì nước ta có dân số đông, mỗi năm lại được bổ sung khoảng 1 triệu lao động.
+ Tổng số lao động tăng 7289,5 nghìn người.
+ Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3568,8 nghìn người
+ Lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng 1139,7 nghìn người
+ Lao động trong ngành dịch vụ tăng 2581 nghìn người.
- Về giá trị tương đối: Cơ cấu lao động của nước ta có xu hướng giảm tỉ lệ lao động trong
nông, lâm, ngư nghiệp (4,8%); tăng tỉ lệ lao động trong công nghiệp- xây dựng (0,9%) và
dịch vụ (3,9%), dịch vụ có mức tăng cao nhất. Đây là xu hướng tích cực, chứng tỏ nước ta
đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, khiến lao động
trong nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ.
- Mặc dù giảm về tỉ lệ, song lao động trong nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
Nguyên nhân là do lao động nước ta chủ yếu phân bố ở nông thôn và nhìn chung nước ta vẫn
đang là một nước nông nghiệp.
(Chú ý: HS cũng có thể nhận xét theo chiều ngang với 4 ý lĩnh vực như ở bảng số liệu. Trong
mỗi ý đều có: đưa ra nhận đinh- số liệu minh chứng- giải thích)
Ví dụ 3:
a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp và tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp của các
vùng trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp của cả nước năm 1992 theo bảng số liệu dưới
đây:

Các vùng


Giá trị sản lượng công
nghiệp
8,8
14,5
11,1

Giá trị sản lượng nông nghiệp

TDMNBB
12,6
ĐBSH
18,3
Các tỉnh duyên hải
17,5
MT
Tây Nguyên
0,9
4,2
Đông Nam Bộ
50,2
9,5
ĐBSCL
14,5
37,9
b. Qua biểu đồ và bảng số liệu, so sánh sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp giữa các
vùng nói trên vào năm 1992 và giải thích vì sao có sự khác nhau giữa các vùng.
Hướng dẫn:
* Phân tích đề:
- Đề bài mới nhìn không thấy có dấu hiệu để vẽ biểu đồ tròn, nhưng có từ tỉ trọng và qua

bảng số liệu thấy tổng giá trị sản lượng công nghiệp và tổng giá trị sản lượng nông nghiệp
9


đều bằng 100%. Do đó biểu đồ phải vẽ chính là biểu đồ cơ cấu. Có thể nói đề bài cho dấu
hiệu ngầm.
- Vẽ cơ cấu của 2 đại lượng khác nhau trong cùng 1 năm=> Vẽ 2 biểu đồ tròn có bán kính
bằng nhau, mỗi biểu đồ thể hiện 1 đại lượng.
* Bài làm:
a. Thực hiện 2 bước: Tính góc ở tâm và vẽ biểu đồ
Chú ý:
+ Nên vẽ 2 biểu đồ cùng bán kính lớn: khoảng 2,5- 3cm (vì có 6 hình quạt- bán kính rộng
mới có độ thoáng, sẽ thẩm mĩ hơn)
+ 2 biểu đồ có cùng bảng chú giải và tên biểu đồ (Biểu đồ thể hiện tỉ trọng giá trị sản lượng
công nghiệp và tỉ trọng giá trị sản lượng nông nghiệp của các vùng kinh tế nước ta trong
năm 1992).
b. So sánh và giải thích:
* Nhận xét, so sánh: Qua biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy:
- Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp năm 1992 không đồng đều, có sự
chênh lệch rõ ràng trong các vùng.
- Vùng ĐNB có giá trị sản lượng CN lớn nhất (chiếm 52% giá trị sản lượng CN cả nước).
- Vùng ĐBSCL có giá trị sản lượng NN lớn nhất (chiếm 37,9% giá trị sản lượng CN cả
nước).
- Tây Nguyên là vùng có giá trị sản lượng CN (0,9%) và NN (4,2%) thấp nhất trong cả nước
(CN 0,9%; NN 4,2%) .
* Giải thích:
- Có sự phân hóa về giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp giữa các vùng trong cả
nước là do tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và kinh tế- xã hội giữa các vùng khác
nhau.
- Về cơ cấu tỉ trọng giá trị công nghiệp:

+ Có sự phân hóa giữa các vùng là do các vùng khác nhau về: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên
nhiên, lực lượng lao động (nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật), cơ sở vật chất kĩ thuật
và cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển, …).
+ ĐNB có giá trị sản lượng CN lớn nhất cả nước là do hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện
thuận lợi trên. Còn các vùng khác (Tây Nguyên, TDMNBB…) hoạt động CN bị hạn chế vì
thiếu sự đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt cơ sở hạ tầng- giao thông chưa phát triển,
trình độ lao động chưa cao, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Về cơ cấu tỉ trọng giá trị nông nghiệp:
+ Có sự phân hóa giữa các vùng là do các vùng khác nhau về: điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên, dân cư và lao động nông thôn, ứng dụng KHKT, chính sách phát triển nông
nghiệp, …
+ ĐBSCL có giá trị sản lượng NN lớn nhất cả nước, rồi đến ĐBSH- là do hội tụ đầy đủ nhất
các điều kiện thuận lợi trên. Còn các vùng khác, nhất là Tây Nguyên hoạt động NN bị hạn
chế vì thiếu sự đồng bộ của các nhân tố này.

2. Bài tập về biểu đồ hai cặp nửa đường tròn.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu dưới đây về giá trị xuất khẩu, nhập khẩu phân theo thị trường
các châu lục. Hãy vẽ biểu đồ nửa đường tròn thể hiện cán cân xuất nhập khẩu của ngành
ngoại thương nước ta trong các năm 1995, 2001. Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy nhận xét
và rút ra những kết luận cần thiết.( Đơn vị Triệu R - USD )
10


Thị trường
Tổng số
Châu Á
Châu Âu
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Úc và Đại Dương

Không phân loại

Năm 1995
XK
NK
698,
1857,
5
4
145,
219,2
0
421,2 1448,7
13,7
13,6
0
0
2,4
6,9
116,2
169,0

Năm 1997
XK
NK
9185,
11592,3
0
6017,1
9085,7

2207,6
426,1
49,5
254,9
229,8

1726,6
305,5
23,7
218,4
232,4

Hướng dẫn:
1-Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ
a)Xử lý số liệu.
Tính tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của các thị trường khác gồm: Châu Phi, Châu
Mỹ, Châu Úc và Đại Dương; Tính tỉ lệ các thị trường so với tổng số là 100% ta có bảng
sau:
Năm Thị trường
Năm 1985
Năm 1997
XK
NK
XK
NK
Tổng số
100,0 100,0 100,0 100,0
1
Châu Á
20,8

11,8
65,5
78,4
2
Châu Âu
60,3
78,0
24,0
14,9
3
Các thị trường khác
18,9
10,2
10,5
6,7
Tính bán kính các nửa đường tròn:
RXK1985 = 1cm; RNK1985 = 1. 1857,4 : 698,5  2,6 1,6cm
RXK1997 = 1. 9185,0 : 698,5  13,5 3,6cm
b)Vẽ biểu đồ:

; RNK1997 = 1.
11592,3 : 698,5  16,6 4,1cm

2- Nhận xét.
a- Tổng kim ngạch ngoại thương tăng rất nhanh sau 12 năm. Tổng kim ngạch đã tăng từ
255,9 Triệu R-USD lên 20777,3 triệu R-USD (8,13 lần). Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
đều tăng.

11



b- Cán cân ngoại thương Trong đó xuất khẩu tăng 13,1 lần; nhập khẩu tăng 6,2 lần. Kết quả
là cán cân ngoại thương có giá trị nhập siêu giảm dần. Năm 1985 GTXK chiếm
37,6%GTNK, tới năm 1997 đã là 79,2% GTNK.
c- Sự thay đổi thị trường.
Năm 1985. Thị trường Châu Á rất nhỏ, chỉ chiếm 20,8% GTXK và 11,8% GTNK.Thị
trường châu Âu rất lớn chiếm tới 60,3%GTXK và 78,0% GTNK. Thị trường Châu Âu lúc
này đều thuộc các nước Liên Xô và Đông Âu.Thị trường khác còn rất hạn chế, chưa có các
thị trường Châu Phi.
Năm 1997.Thị trường Châu Á rất lớn chiếm 65,5,8% GTXK và 78,4% GTNK.Thị
trường châu Âu giảm chỉ còn 24,0%GTXK và 14,9% GTNK. Thị trường Châu Âu lúc này
đều thuộc các nước Tây Âu,thị trường khác tăng rất mạnh, xuất hiện các thị trường Châu Phi,
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cũng tăng mạnh.
d) Có kết quả đó là do...
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu dưới đây về tình hình phát triển ngoại thương nước ta các năm
1995- 2001, vẽ biểu đồ và nhận xét sự thay đổi cán cân và cơ cấu thị trường ngoại thương
nước ta trong các năm nói trên.
Đơn vị Triệu USD

Hàng hoá
Giá trị hàng xuất khẩu:
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
Hàng Công nghiệp nhẹ và TTCN
Hnàg nông- lâm- thuỷ, hải sản và hàng
khác
Giá trị hàng xuất khẩu:
Tư liệu sản xuất
Hàng tiêu dùng

1995

2001
5448,9 15027,0
1377,7 4600,0
1549,8 5400,0
25214 5027,0
8155,4 16122,0
6917,6 15312,0
1237,8
850,0
Nguồn NGTK trang 371

Hướng dẫn:
1-Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
Tính cơ cấu các loại hàng của giá trị xuất khẩu từng năm.
Tính tổng kim ngạch ngoại thương của từng năm (đơn vị Triệu USD),
Tính cán cân xuất khẩu/ nhập khẩu của năm 1991 và 1995.
Kết quả như bảng sau: (Đơn vị %).
Hàng hoá
1995
2001
Giá trị hàng xuất khẩu:
100
100
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
30,6
Hàng Công nghiệp nhẹ và TTCN
28,4
35,9
Hàng nông- lâm- thuỷ, hải sản và hàng khác

46,3
33,5
Giá trị hàng nhập khẩu:
100
100
Tư liệu sản xuất
84,8
94,7
Hàng tiêu dùng
15,2
5,3
Tổng kim ngạch ngoại thương (Triệu 13604,3
31149
USD)
GTXK/GTNK (%)
66,8
93,2
12


* Tính bán kính các nửa đường tròn:
RXK95 = 1 cm;

R

NK295

1. 8155,4 : 5448,9  2,61 1,22cm =

RXK2001 = 1. 16122,0 : 5448,9  2,96 1,72cm

RNK2001 = 1. 15027,0 : 5448,9  2,76 1,66cm
Mỗi năm vẽ hai nửa đường tròn với bán kính đã tính như trên. Mỗi nửa đường tròn thể
hiện cơ cấu các hàng hoá xuất khẩu hoặc các hàng hoá nhập khẩu như trong bảng đã tính ở
trên.

2-Nhận xét.
a) Cán cân ngoại thương diễn biến phức tạp.
Xuất khẩu tăng 2,76 lần; nhập khẩu tăng 1,98 lần.
Giá trị xuất khẩu năm 1995 là 66,8% giá trị nhập khẩu tới năm 2001 là 93,2%. Đây là
chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần giá trị nhập siêu.
Các nguyên nhân...Có nhiều nguyên nhân, quan trọng nhất là sự thay đổi trong cơ cấu
hàng xuất nhập khẩu.
b- Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.
Nông sản vẫn là hàng xuất khẩu quan trọng năm 2001 vẫn chiếm tới 33,5% GT hàng
xuất khẩu, so với 1995 đã giảm đi nhiều, năm 1995 loại hàng này chiếm tới 46,3%.
Tỉ trọng các hàng hoá công nghiệp ( nặng, nhẹ và TTCN) tăng khá, từ 53,7% năm
1995 đã tăng lên 66,5% năm 2001. Trong đó hàng công nghiệp nhẹ và TTCN tăng mạnh nhất
từ 28,4% tăng lên 35,9 %.
d- Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu.
Tư liệu sản xuất vẫn là hàng nhập khẩu lớn nhất hiện nay.
Năm 1995 chiếm tới 84,8% tổng GTNK, tới 2001 đã chiếm tới 94,7%.
Hàng tiêu dùng giảm dần tỉ trọng từ 15,2% xuống còn 5,3%. Lí do...

3. Bài tập về biểu đồ cột.
Ví dụ 1:
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây , hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất của
ngành chăn nuôi (%).
Sản phẩm
Phụ phẩm
Năm

Tổng số
Gia súc
Gia cầm
trứng, sữa
chăn nuôi
1990

100,0

63,9

19,3

12,9

3,9

2002

100,0

62,8

17,5

17,3

2,4
13



Phân tích: Bài tập yêu cầu vẽ biểu đồ cột, bảng số liệu lại có thêm cột tổng số nên ta phải vẽ
biểu đồ cột chồng. (Nếu đề bài yêu cầu chọn biểu đồ thích hợp nhất thì vẽ biểu đồ tròn).

Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu về “Tỉ lệ diện tích che phủ rừng” của nước ta dưới đây, hãy
vẽ biểu đồ sự thay đổi tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943-1995.
Năm
1943
1975
1985
1987
1995
Tỉ lệ che phủ rừng 40,7

28,6

23,6

22,0

27,7

Phân tích: Đề bài yêu cầu là vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ che phủ rừng và căn cứ
vào bảng số liệu thấy mỗi năm một tỉ lệ. Do đó vẽ biểu đồ cột rời là thích hợp nhất.

%

Tỉ lệ che phủ rừng

Năm


Ví dụ 3: Dựa vào bảng số liêu dưới đây:
Giá trị sản lượng các ngành sản xuất nông nghiệp (%)
Ngành

Năm

Trồng trọt
Chăn nuôi

1976

1990

1995

80,7
19,3

75,3
24,7

73,0
27,0

14


Vùng kinh tế
đồ thể hiện

lượng của
nuôi và
trọt trong
1976 – 1995.

Lực lượng lao động
(nghìn người)

Trung du và miền núi Bắc
Bộ
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long

6.433
7.383
4.664
3.805
1.442
4.391
7.748

Hãy vẽ biểu
giá trị sản
ngành chăn
ngành trồng
giai đoạn


Phân tích:
Đề bài yêu
cầu vẽ biểu
đồ thể hiện
sản lượng
của ngành
chăn nuôi và ngành trồng trọt qua các năm trên. Căn cứ vào yêu cầu của đề bài và bẳng số
liệu ta vẽ biểu đồ cột. Nhưng thích hợp nhất là cột cặp. Tại sao ta phải vẽ cột cặp? Bởi vì bài
này không thể hiện cột tổng số trong bảng số liệu. Hơn nữa là vẽ cột cặp thì ta dễ dàng so
sánh giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt qua các năm - thể hiện cụ thể
ở độ dài của các cột.
%

Năm
Biểu đồ thể hiện giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi và
ngành trồng trọt giai đoạn 1976 -1995

Ví dụ 4: Vẽ biểu đồ lực lượng lao động ở các vùng kinh tế nước ta năm 1996 theo bảng số
liệu sau:

Phân tích: Bài này có thể vẽ biểu đồ cột đứng nhưng tên các vùng kinh tế khá nhiều và dài,
do vậy ta nên chuyển thành biểu đồ thanh ngang để đảm bảo tính thẩm mĩ
Vùng

15


Nghìn
người


Biểu đồ lực lượng lao động của các vùng kinh tế nước ta năm 1996

4. Bài tập về biểu đồ đường.
Ví dụ 1:
Cho bảng số liệu về số lượng gia súc,gia cầm và chỉ số tăng trưởng (năm 1990=100,0%)

Gia
Chỉ số
cầm
Năm
tăng
(triệu
trưởng(%)
con)
1990 1854,1 100,0
3116,9 100,0
12260,5 100,0
107,4
1995 2962,8 103,8
3638,9 116,7
16306,4 133,0
142,1
2000 2987,2 101,5
4127,9 132,4
20193,8 164,7
196,1
2002 2814,4 98,6
6062,9 130,4
23169,5 189,0

233,3
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc,gia cầm qua các năm trên.
Trâu
(nghìn
con)

Chỉ số

tăng
(nghìn
trưởng(%) con)

Chỉ số
Lợn
tăng
(nghìn
trưởng(%) con)

Chỉ số
tăng
trưởng(%)
100,0
132,3
182,6
217,2

Phân tích: Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm. Căn
cứ vào bảng số liệu và yêu cầu của đề bài thì ta tiến hành vẽ biểu đồ đường.
%


250
200
150
150

100
50
0

1990

1995

2000

2002

Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc,gia cầm của nước ta trong giai đoạn 1990 – 2002.
16


Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản
lượng lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
Năm

1995

1998

2000


2002

Dân số

100,0

103,5

105,6

108,2

Sản lượng lương thực

100,0

117,7

128,6

131,1

Bình quân lương thực
theo đầu người

100,0

113,8


121,8

121,2

Tiêu chí

Phân tích: Căn cứ vào bảng số liệu và thấy đề bài có từ “tốc độ” nên ta vẽ biểu đồ đường
biểu diễn. Vẽ 3 đường biểu diễn đều xuất phát từ 100%, tuơng tự như VD1.
Ví dụ 3: (Đề thi HSG Tỉnh VP năm học 2011-2012).
Dựa vào bảng số liệu:
Diện tích, sản lượng và năng suất lúa của nước ta giai đoạn 1980- 2005.

Năm
1980
1990
1995
2000
2005
Diện tích (triệu ha)
5,6
6,0
6,8
7,6
7,3
Sản lượng (triệu tấn)
11,6
19,2
25,0
32,5
36,0

Năng suất (tạ/ha)
20,7
32,0
36,8
42,8
49,0
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng và năng suất lúa
của nước ta giai đoạn 1980- 2005.
b. Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
Hướng dẫn:
a. Thực hiện 2 bước:
- Tính tốc độ tăng trưởng (theo công thức đã học).
- Vẽ biểu đồ: Vẽ 3 đường biểu diến : chú ý khoảng cách hợp lí cả ở trục tung và trục hoành,
có tên biểu đồ, bảng chú giải.
b. Nhận xét và giải thích:
Nên nhận xét từng yếu tố. Mối ý nhận xét đều áp dụng công thức: đưa ra nhận định- số
liệu minh chứng- giải thích.
* Về diện tích: Xu hướng tăng nhưng không đồng đều (số liệu minh chứng)
Lí do: Từ 1980- 2000 diện tích tăng liên tục do Nhà nước khuyến khích khai hoang, mở rộng
diện tích đất nông nghiệp. Từ 2000- 2005 diện tích giảm do chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất,
một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất thổ cư và chuyên dùng.
* Về sản lượng: Tăng liên tục với tốc độ tăng cao nhất (tăng bao nhiêu triệu tấn? tốc độ gấp
mất lần?)
Lí do: Sản lượng tăng do diện tích và năng suất đều tăng, tăng vụ…, nhưng chủ yếu là do
tăng năng suất…
* Về năng suất: Tăng liên tục với tốc độ cũng khá nhanh (số liệu).
Lí do: Do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ thâm canh…
Ví dụ 4: (Đề thi HSG Tỉnh Quảng Ninh- Năm học 2011- 2012).
17



Cho bảng số liệu sau: Dân số, sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1990- 2007.

Năm
1990
1995
2000
2002
2005 2007
Dân số (triệu người)
66,01
71,99
77,63
79,72
83,11 85,17
Sản lượng lúa (triệu tấn)
19,23
24,96
32,53
34,45
35,83 35,94
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và bình quân lương theo
đầu người giai đoạn 1990- 2007.
b. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và mối quan hệ giữa
thực dân số và sản lượng lúa.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ.
- Tính bình quân lương thực theo đầu người.
- Tính tốc độ tăng trưởng, lấy năm 1990= 100%.
- Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn.

b. Nhận xét và giải thích:
* Dân số: Tăng nhanh và liên tục, nhất là ở giai đoạn 1990- 2000 (số liệu)
Nguyên nhân: Do nước ta có dân số đông, tỉ lệ gia tăng vẫn cao, cơ cấu dân số trẻ, nữ nhiều
hơn nam, hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ lớn. Những năm gần đây
do tích cực thực hiện CSDSKHHGĐ, tỉ lệ GTTN đã giảm ngang với mức TB của thế giới
(1,3%), đây vẫn là con số dương, số dân nước ta lại đông nên tổng số dân vẫn tăng liên tục
qua các năm.
* Sản lượng lúa: Xu hướng tăng nhanh (số liệu).
Nguyên nhân: Do tăng diện tích, tăng năng suất, tăng vụ…, chủ yếu là do năng suất tăng
mạnh nhờ áp dụng tiến bộ KHKT, nâng cao trình độ thâm canh.
* Mối quan hệ giữa dân số và sản lượng lúa:
- Tích cực: Dân số đông, tăng nhanh khiến lực lượng lao động dồi dào, đáp ứng cho việc
trồng lúa theo lối cổ truyền vốn cần nhiều lao động. Đây cũng là một nguyên nhân có thể
giúp tăng tổng sản lượng lúa, nhưng chỉ là nguyên nhân thứ yếu.
- Tiêu cực:
+ Dân đông gây áp lực cho vấn đề đất ở, khiến diện tích đất trồng lúa bị thu hẹp để chuyển
một phần sang đất thổ cư, là một nguyên nhân làm giảm tổng sản lượng lúa.
+ Dân đông khiến sản lượng lúa bình quân theo đầu người bị giảm sút, khiến vấn đề an ninh
lương thực lại bị đặt ra. Do đó cần có biện pháp giảm nhanh tỉ lệ GTTN.
Ví dụ 5: (Đề thi HSG huyện SL- Năm học 2012- 2013- có chỉnh sửa yêu cầu: Hãy vẽ biểu
đồ đường thể hiện năng suất và sản lượng lúa…).
Hướng dẫn:
Vẽ biểu đồ với 2 trục tung (mỗi trục thể hiện một đại lượng, đơn vị giữ nguyên), một trục
hoành (thể hiện năm).
Ví dụ 6: Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1995- 2005 (%).

Năm
1995
1996

1998
1999
2000
2005

Nông, lâm, ngư nghiệp
4,8
4,4
3,5
5,2
4,5
4,0

Công nghiệp- xây dựng
13,6
14,5
8,3
7,7
10,1
10,7

Dịch vụ
9,8
8,8
5,1
2,3
5,3
8,5
18



a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế phân theo ngành kinh tế của
nước ta trong giai đoạn trên.
b. Rút ra nhận xét.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn.
b. Nhận xét:
- Nhìn chung, TĐTT kinh tế trong các ngành của nước ta khá cao, cao nhất là 14,5%, thấp
nhất là 2,3%, TB 10%/năm. Tuy nhiên, do điểm xuất phát của nền kinh tế nước ta rất thấp
nên cần nâng cao hơn nữa TĐTT này để thúc đẩy kinh tế đất nước đi lên, rút ngắn khoảng
cách giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới.
- TĐTT kinh tế của các ngành đều có xu hướng giảm. Từ năm 1995- 2005:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm 0,8% (từ 4,8%-4,0%).
+ Công nghiệp- xây dựng ...........
+ Dịch vụ...............
Mặc dù TĐTT kinh tế giảm nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng vì điểm xuất phát ngày
càng được nâng cao.
- Trong 3 ngành thì CN- XD có TĐTT kinh tế cao nhất, rồi đến...và cuối cùng là...Điều đó
cho thấy nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nền kinh tế đất nước. Đây là một dấu
hiệu tích cực đưa nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp (mục tiêu đến năm
2020).
- Trong từng ngành, TĐTT kinh tế không giống nhau:
+ Nông, lâm, ngư nghiệp có TĐTT cao nhất là 5,2% (năm 1999), thấp nhất là 3,5% (năm
1998), xu hướng giảm.
+ CN- XD..................
+ Dịch vụ....................
- Trong 2 năm 1998-1999, hầu hết tất cả các ngành đều giảm mạnh về TĐTT do chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính khu vực Đông Nam Á.

5. Bài tập về biểu đồ kết hợp.

Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng cà phê giai đoạn 19801997 theo bảng số liệu sau:

Năm
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn
tấn)

1980
22,5

1985
44,7

1990
119,3

1995
186,4

1997
270,0

8,4

12,3

92,0

218,0


400,0

Hướng dẫn:
Vẽ biểu đồ với 2 trục tung (một trục ghi nghìn ha, một trục ghi nghìn tấn) và 1 trục hoành
(ghi năm). Chọn năm đầu và năm cuối trùng với 2 gốc tọa độ thì biểu đồ sẽ đẹp hơn.
Ví dụ 2: (Đề thi HSG huyện Sông Lô- Năm học 2012- 2013).
Ví dụ 3: ( BT 34 – Sách 58 BT vẽ biểu đồ).
Vẽ biểu đồ và nhận xét diện tích và sản lượng cây lạc nước ta trong thời gian từ 1985 đến 2001. Từ biểu đồ
đã vẽ và bảng số liệu hãy nhận xét sự phát triển của cây lạc trong thời gian nói trên.

Năm

Nghìn
ha
1980 106,0
1983 142,0
1985 213,0

Nghìn tấn Năm

Nghìn ha

Nghìn tấn

95,0
126,6
202,0

259,9
269,4

247,6

334,5
386,0
318,1

1995
1998
1999

19


1988 224,0
1990 204,0

213,0
259,0

2000
2001
*

244,9
241,4

355,5
352,5

Lựa chọn cách vẽ biểu đồ.

Lựa chọn dạng biểu đồ kết hợp (cột và đồ thị), cột kép, đồ thị kép hoặc đồ thị giá trị
tăng trưởng. Sử dụng loại biểu biểu đồ kết hợp là hợp lý nhất.
Xử lí số liệu và vẽ biểu đồ.
Tính tốc độ tăng trưởng lấy năm 1980 =100% (sử dụng khi nhận xét).
Tính năng suất lạc bằng tạ/ha.
Kết quả tính toán như bảng sau:
Năm DT(%) SL (%) Tạ/ha
Năm DT (%) SL (%) Tạ/ha
1980
100,0
100,0
9,0
1995
245,2
352,1
12,9
1983
134,0
133,3
8,9
1998
254,2
406,3
14,3
1985
200,9
212,6
9,5
1999
233,6

334,8
12,8
1988
211,3
224,2
9,5
2000
231,0
374,2
14,5
1990
192,5
272,6
12,7
2001*
227,7
371,1
14,6
- Vẽ biểu đồ kết hợp.
Cột thể hiện diện tích, đồ thị thể hiện sản lượng,
Có hai trục tung với đơn vị khác nhau, có một trục hoành chia đơn vị theo năm. Chú ý
là trục hoành phải chia khoảng cách hợp lí, nên vẽ cột trước khi vẽ đường.

Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cây lạc nươc sta thời kỳ 1985- 2001.
2- Nhận xét
a- Diện tích.
Cả thời kỳ tăng 2,78 lần, từ 1980 tới 1988 tăng từ 106,0 nghìn ha lên 224 nghìn ha.
Đây là giai đoạn sản lượng lạc nước ta có thị trường là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.
Năm 1990 giảm so với năm 1988 tới 20 nghìn ha...
b- Sản lượng lạc.

Sản lượng lạc tăng liên tục trong cả thời kỳ. Tốc độ tăng của sản lượng cao hơn so với
tốc độ tăng của diện tích.
Sản lượng lạc nước ta tăng vừa do diện tích vừa do tăng năng suất.
c- Năng suất lạc.
Trước năm 1988 năng suất dưới 10 tạ/ha, từ 1988 trở đi năng suất tăng nhanh và đạt
trên 10 tạ/ha.
Nguyên nhân...

6. Bài tập về biểu đồ miền.
20


Ví dụ 1:
Cho bảng số liệu sau đây. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2002
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%).
1991

1993

1995

1997

1999

2001

2002

Tổng số


100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nông-lâmngư nghiệp

40,5

29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0


Công
nghiệp-xây
dựng

23,8

28,9

28,8

32,1

34,5

38,1

38,5

Dịch vụ
35,7
41,2
44,0
42,1
40,1
38,6
38,5
Phân tích: Trong bài này ta thấy có từ cơ cấu nhưng được thể hiện qua nhiều năm nên các
em phải vẽ biểu đồ miền.
38.5

38.5

23.0
Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991

2002

Ví dụ 2: ( Đề thi HSG Tỉnh VP- Năm học 2010- 2011).
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP của nước ta giai đoạn 1993- 2005.(Đơn vị: %).

Năm
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp- XD
Dịch vụ

1993
29,9
28,9
41,2

1995
27,2
28,8
44,4

1997
25,8
32,1
42,1


1999
25,4
34,5
40,1

2003
23,3
38,1
38,6

2005
21,5
39,5
39,0

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta giai đoạn
1993- 2005.
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.
Ví dụ 3: (Đề thi HSG huyện Sông Lô- Năm học 2011- 2012).
Cho bảng số liệu:
Diện tích cây CN hàng năm và cây CN lâu năm thời kỳ 1975- 2005. (Đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây CN hàng năm

1975 1980 1985
201,1 371,7 600,7

1989
544,0


1995
716,7

2000
778,1

2005
860,3
21


Cây CN lâu năm

172,8 256,0 470,3

625,0

1451, 1491, 1593,1
3
5
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích giữa cây CN hàng năm và
cây CN lâu năm thời kỳ 1975- 2005.
b. Rút ra nhận xét về quy mô diện tích và cơ cấu diện tích của 2 loại cây nói trên.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ.
- Xử lí ra bảng số liệu tương đối (%).
- Vẽ biểu đồ miền.
b. Nhận xét:
* Về quy mô diện tích:

- Cây CN HN tăng nhưng còn biến động (tăng bao nhiêu nghìn ha? Gấp mấy lần? Thời kỳ
nào giảm?giảm bao nhiêu?).
- Cây CN lâu năm tăng liên tục (số liệu).
- Nguyên nhân: Diện tích cây CN tăng, nhất là cây CN lâu năm tăng rất mạnh do:
+ 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, rất thích hợp trồng cây CN, đặc biệt là cây CN lâu năm.
+ Khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp, trong đó có diện tích đất trồng cây CN.
+ Chính sách ưu tiên phát triển cây CN khiến một phần diện tích đất trồng cây lương thực và
các cây khác được chuyển sang trồng cây CN.
* Về cơ cấu diện tích:
- Cây CN HN có xu hướng giảm nhưng còn biến động (giảm bao nhiêu %? Gấp mấy lần?
Thời kỳ nào tăng? tăng bao nhiêu %?).
- Cây CN lâu năm tăng nhưng còn biến động (số liệu).
- Nguyên nhân: Do chính sách ưu tiên phát triển những cây CN có giá trị cao hướng về xuất
khẩu. Đó là những cây CN lâu năm như: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều...
* Nhìn chung: Trong 10 năm đầu (1975-1985), cây CN hàng năm chiếm ưu thế về diện tích,
nhưng từ năm 1989 trở đi thì cây CN lâu năm lại chiếm ưu thế.
(Trên đây là cách nhận xét theo chiều dọc. HS cũng có thể chọn cách nhận xét theo
chiều ngang, tức nhận xét từng loại cây về 2 khía cạnh, sau đó giải thích).

Ví dụ 4: (Đề thi HSG Tỉnh Nghệ An- Năm học 2011- 2012).
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta
(Đơn vị: %).
Năm
1995
2000
2002
2006
Hàng CN nặng và khoáng sản (1)
25,3

37,2
31,8
36,2
Hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN (2)
28,5
33,8
40,6
41,2
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
(3)
46,2
29,0
27,6
22,6
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm
hàng của nước ta thời kỳ1995- 2006 và nêu nhận xét.
b. Tại sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á- Thái Bình Dương?
Hướng dẫn:
a. Nhận xét:
- Trong 3 nhóm hàng, lúc đầu (năm 1995) nhóm (3) chiếm tỉ lệ cao nhất, nhưng về sau (năm
2006) nhóm hàng này lại thấp nhất. Nhóm (2) đứng vị trí đầu, sau đó là nhóm(1).
- Xu hướng: Tăng nhóm (1) và (2), giảm nhóm (3). Trong đó:
22


+ (2) tăng liên tục với tốc độ nhanh nhất, chiếm tỉ lệ lớn nhất (số liệu).
+ (1) cũng tăng nhanh song còn biến động, thời kỳ 2000- 2002 giảm (số liệu).
+ (3) giảm mạnh và giảm liên tục (số liệu).
- Nguyên nhân: VN gia nhập ASEAN năm 1995. Trước đó nước ta là một nước thuần nông,
(3)là thế mạnh nên ta xuất khẩu nhiều. CN còn rất nhỏ bé và lạc hậu nên (1) chiếm tỉ lệ nhỏ

nhất trong cơ cấu XK của ta. Nhưng từ khi VN gia nhập ASEAN, kinh tế có điều kiện phát
triển toàn diện với sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH- HĐH nên trong cơ cấu hàng
xuất khẩu, nhóm (1) và (2) tăng mạnh, nhóm (3) giảm.
b. Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường châu Á- Thái Bình Dương vì những lí do
chính sau đây:
- Vị trí liền kề, thuận lợi trong giao thông vận chuyển hàng hoá.
- Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển rất sôi động trên thế giới nên ta tăng cường buôn
bán để mở rộng giao lưu, hợp tác, học hỏi, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
- Các mối quan hệ có tính truyền thống từ lâu đời.
- VN và các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng trong văn hoá, cách ăn mặc, tâm lí
phương Đông...
- Yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao, đặc biệt không khắt khe như thị trường Tây Âu
hoặc Bắc Mĩ. Do vậy nền sản xuất non trẻ của VN có thể thâm nhập

Phần III.

KẾT LUẬN.
======*****=======
Qua quá trình nghiên cứu, xây dựng và áp dụng đề tài “Phương pháp vẽ và nhận xét các
loại biểu đồ Địa lí” trong quá trình dạy đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận
thấy việc nghiên cứu của mình đã đem lại những kết quả đáng mừng. Trước khi áp dụng
chuyên đề, đa số các em học sinh đều rất lúng túng khi gặp các dạng bài tập về vẽ biểu đồ.
Những học sinh khá hơn có thể vẽ được những biểu đồ đơn giản khi có sự gợi ý của giáo
viên, nhưng các em lại không biết cách nhận xét biểu đồ một cách khoa học. Nhiều em còn
trở nên sợ, thậm chí ghét những bài tập thực hành Địa lí.
Sau khi đề tài được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, đa số các em đều biết vẽ những biểu
đồ đơn giản. Các em dần trở nên thành thạo đối với những dạng bài tập được rèn luyện nhiều
lần. Phần nhận xét biểu đồ ở nhiều em khúc triết và sáng ý hơn hẳn. Đặc biệt các em trong
đội tuyển học sinh giỏi do được rèn luyện nhiều hơn nên tỏ ra khá vững trong kĩ năng này.
Không chỉ kĩ năng thực hành được nâng cao mà kiến thức của các em cũng thường xuyên

được củng cố thong qua phần nhận xét và giải thích, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
Môn Địa lí nhờ vậy mà được các em ngày càng yêu thích.
Đề tài nhỏ này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp, trao đổi cởi mở và chân thành của tất cả các quý thầy cô để chúng ta cùng chỉnh
sửa, bổ sung, tạo nên một tài liệu tham khảo bổ ích trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi,
góp phần đưa nền giáo dục Sông Lô tiến nhanh và vững chắc.

23



×