Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài soạn Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa lý 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.19 KB, 14 trang )

Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa Lí lớp 9 – Năm học 2010-2011 1
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
* * * * * *
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ
ĐỒNG NAI 26 THÁNG 10 NĂM 2010
Giáo viên : Phạm Thị Kim Thanh – Trường THCS Hùng Vương – Biên Hòa – Đồng Nai
1
Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa Lí lớp 9 – Năm học 2010-2011 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên
nhiên và con người các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam
nói riêng.
Đối với môn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa
lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lý tỉnh, thành phố nơi các
em đang sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải
nắm vững phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài
thực hành, bài ôn tập hệ thống hóa kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức
một cách hiệu quả tốt nhất.
Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới đòi hỏi kỹ
năng vẽ ,nhận xét biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với
sách giáo khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh còn trừu tượng như
biểu đồ miền, đường..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các
dạng biểu đồ một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ
quan. Hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc
học tập cũng như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều
loại biểu đồ mà học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức
mới sau đó đi đến một kết luận địa lý và ngược lại
Giáo viên : Phạm Thị Kim Thanh – Trường THCS Hùng Vương – Biên Hòa – Đồng Nai
2


Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa Lí lớp 9 – Năm học 2010-2011 3
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số liệu
để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu
đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội được
dễ dàng hơn.
Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải rèn luyện cho học sinh trong quá
trình dạy Địa Lí 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Kỹ năng nhận
biết để vẽ biểu đồ thích hợp nhất, nhanh nhất và biết nhận xét giải thích”.
Đây là kỹ năng rất cơ bản cần thiết khi dạy Địa lí 9 . Nó giúp học sinh có thể dựa
vào biểu đồ nêu được nhận xét chính xác về tình hình kinh tế của ngành hay
vùng kinh tế nào đó......Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả về kỹ năng vẽ và
nhận xét biểu đồ là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng dạy quan tâm .
Đó cũng là vấn đề tôi đã trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm trong quá trình dạy học
Địa Lí lớp 9 .
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. Cơ sở lí luận :
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để củng cố kiến thức mới
trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo của học sinh. Một trong những kỹ
năng thường được sử dụng trong dạy học Địa Lí là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận
xét về những kết quả được thể hiện trên biểu đồ. Ở đây biểu đồ, lược đồ được
xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi khám phá và lĩnh hội kiến
thức. Ở hình thức nầy giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được kỹ
năng vẽ, phân tích, đánh giá rút ra những kiến thức cần thiết cho từng yêu cầu.
Với con đường nầy muốn đạt hiệu quả cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh
phương pháp, kỹ năng và nhận xét các loại biểu đồ.
Môn Địa Lí 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản về
dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của
nước ta và địa lí Tỉnh, Thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập; góp
Giáo viên : Phạm Thị Kim Thanh – Trường THCS Hùng Vương – Biên Hòa – Đồng Nai

3
Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa Lí lớp 9 – Năm học 2010-2011 4
phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình
cảm đúng đắn, giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức Địa Lí để ứng xử phù
hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất
nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ trong môn
Địa Lí là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc
tiếp thu kiến thức ở mức độ cao hơn.
II.Cơ sở thực tiễn :
1. Về Giáo Viên:
Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và sách giáo
khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại
đa số Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế
vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương
pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp,
không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ dạy trở nên nặng nề,
nhàm chán.Đặc biệt là các tiết thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn
xem nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho
học sinh làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn kịp thời.
2. Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đã khá thành thạo kĩ năng quan trọng nầy.
Tuy nhiên vẫn còn lúng túng trong cách xử lí số liệu, chọn biểu đồ thích hợp;
hoặc học sinh rất yếu trong việc nhận xét và rút ra kết luận cần thiết. Đối với học
sinh lớp 9, kĩ năng vẽ biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mĩ quan chỉ được thực
hiện ở học sinh khá giỏi, còn học sinh trung bình, yếu kĩ năng đó còn hạn chế.
Kết quả khảo sát về nội dung vẽ và nhận xét biểu đồ thường đạt kết quả thấp cụ
thể :
+ Khảo sát thực tế :
Trước khi tiến hành việc vận dụng cách vẽ và xác định biểu đồ cho học

Giáo viên : Phạm Thị Kim Thanh – Trường THCS Hùng Vương – Biên Hòa – Đồng Nai
4
Kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ Địa Lí lớp 9 – Năm học 2010-2011 5
sinh trong chương trình Địa Lí kinh tế xã hội Việt Nam lớp 9, tôi đã tiến hành
khảo sát
1. Thực trạng thực tế khi chưa khảo sát :
- Học sinh không hiểu được yêu cầu của đề bài.
- Học sinh không biết chọn kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì ?
- Học sinh vẽ biểu đồ không đúng với yêu cầu đề bài
- Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng
- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ
- Từ đó tỉ lệ học sinh đọc hiểu, vẽ, phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ
thích hợp đối với bài yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay còn hạn
chế.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện :
Lớp
Tổng số
học sinh
Biết xác định
và vẽ đúng
Chưa biết cách
xác định
9/4 40 30 10
9/5 40 26 14
9/6 40 28 12
9/7 40 30 10
9/8 41 31 10
9/9 40 27 13
9/10 40 26 14
III.Nội dung chính: phương pháp vẽ và nhận xét biểu đồ

1. Các dạng biểu đồ được chọn lọc thích hợp:
a) Có 7 dạng cơ bản:
- Biểu đồ cột ( cột đơn, cột đa, cột chùm )
- Biểu đồ tròn ( biểu đồ tương đối, biểu đồ tuyệt đối )
Giáo viên : Phạm Thị Kim Thanh – Trường THCS Hùng Vương – Biên Hòa – Đồng Nai
5

×