Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

SKKN vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử tiết 20 bài 14 phong trào cách mạng 1930 1935

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.39 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Lời giới thiệu

1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.1.1 Cơ sở lí luận của đề tài

1

1.1.2. Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay

2

1.1.3. Mục tiêu dạy học môn Lịch sử

3

1.2. Mục đích nghiên cứu

4

1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu


4

1.4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu

5

1.5. Phạm vi nghiên cứu

5

1.6. Giả thuyết khoa học

5

1.7. Phương pháp nghiên cứu

5

2. Tên sáng kiến kinh nghiệm

6

3. Tác giả sáng kiến

6

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

6

6

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

6

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

6

7.1. Về nội dung của sáng kiến

6

7.1.1. Khái quát chung phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử

6

7.1.1.1. Nguyên tắc thực hiện tích hợp:

7

7.1.1.2. Một số môn học, lĩnh vực tích hợp trong dạy học Lịch sử:

7

7.1.1.3. Tiểu kết

11


7.1.2. Thực nghiệm vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 19301935 (Tiết 1 - Lịch sử 12 ban cơ bản)

11

7.1.2.1. Tổ chức thực nghiệm

12

7.1.2.2. Tên dự án dạy học

12

1


7.1.2.3. Mục tiêu dạy học

12

7.1.2.4. Đối tượng dạy học của dự án

16

7.1.2.5. Ý nghĩa thực tiễn của dự án

16

7.1.2.6. Thiết bị và tài liệu dạy - học


16

7.1.2.7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

30

7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm

30

8. Những thông tin cần được bảo mật

30

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

30

9.1. Về trình độ chuyên môn

30

9.2. Về cơ sở vật chất

30

9.3. Về phía cán bộ quản lí giáo dục, lãnh đạo nhà trường

30


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả

31

10.1.1. Kết quả thực nghiệm

31

10.1.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến

32

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tổ chức, cá nhân

32

11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần
đầu

33

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, vì giáo dục là nền tảng của
sự phát triển xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa và sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, mỗi quốc gia đang tự điều chỉnh mọi mặt để
không bị tụt hậu và hòa nhập vào sự phát triển cùng thế giới. Việt Nam cũng nhận thức rõ

tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước nên đã không ngừng đổi
mới về nội dung và phương pháp giáo dục: đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới
cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học… đặc biệt là vận dụng
phương pháp tích hợp trong dạy học đối với tất cả các môn học trong nhà trường phổ
thông nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động trong học tập cho học sinh, thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,

2


thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”…(điều 2, điều 27 mục 1, Luật Giáo dục, 2005).
1.1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
Trong những năm gần đây, quan điểm tích hợp trong giáo dục được thế giới và
Việt Nam rất quan tâm, coi trọng. Tích hợp Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết
hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối
chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa nhập và sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong
cùng một kế hoạch dạy học” (Tài liệu tập huấn về dạy học tích hợp).
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những
quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Đưa tư tưởng sư phạm tích
hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.
Tích hợp liên môn là “quá trình xích gần và liên kết các ngành khoa học lại với
nhau trên cơ sở những nhân tố, những quy luật giống nhau, chung cho các bộ môn, ngược
lại với quá trình phân hóa chúng” (Tài liệu tập huấn về tích hợp).
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong
giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp

và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học,
các mặt giáo dục được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD
nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất
và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực
Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong dạy học và cho rằng quan
điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.
Dạy học theo quan điểm tích hợp không phải là một xu thế quá mới mẻ đối với thế
giới. Quan điểm tích hợp trong dạy học thể hiện ở việc xây dựng chương trình học của
nhiều quốc gia trên thế giới như Mĩ, Hà Lan, Nga, Pháp… và ngày càng được áp dụng
rộng rãi vì những ưu điểm của dạy học tích hợp đem lại cho người học.
Hiện nay, theo xu hướng hiện đại, mọi hoạt động giáo dục đều lấy người học làm
trung tâm và dựa trên nền kiến thức được tích hợp từ nhiều môn khoa học khác nhau.
Minh chứng rõ ràng nhất qua việc nền giáo dục thế giới và Việt Nam phân luồng học sinh
theo nguyện vọng lựa chọn môn học, lấy năng khiếu của người học làm cơ sở để bồi
dưỡng hứng thú trong học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, nâng cao
hiệu quả dạy học.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, phương pháp dạy học tích hợp đã được
triển khai và thực hiện. Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học lịch sử” của GS. Phan
Ngọc Liên chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy
học.
Quyển “Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của nhóm tác giả GS.
Phan Ngọc Liên, PGS.TS Trịnh Đình Tùng, GS.TS Nguyễn Thị Côi có nói tới việc sử
dụng thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao
hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc.

3


Năm 2014, lần đầu tiên sở GD – ĐT Vĩnh Phúc đã phát động cuộc thi “Dạy học
theo chủ đề tích hợp” tới các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh. Đến nay, cuộc thi đó

vẫn được diễn ra hằng năm. Hè năm 2015, toàn bộ giáo viên trung học trong tỉnh Vĩnh
Phúc được tập huấn “Dạy học tích hợp ở trường THCS, THPT”, được trang bị cơ sở lí
luận kĩ càng hơn về dạy học tích hợp.
Dạy học tích hợp là vấn đề được đặc biệt quan tâm đối với các cán bộ quản lí giáo
dục, các giảng viên ĐH –CĐ, giáo viên THCS, THPT. Một số tài liệu cũng đề cập đến
dạy học tích hợp như trong khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, sáng kiến kinh
nghiệm…những tài liệu đó tiếp cận về tích hợp dưới các khía cạnh khác nhau như: “Hiệu
quả của phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Ngữ văn 6” của tác giả
Hoàng Thị Hương Lan; “Phương pháp liên môn Ngữ văn trong dạy học Lịch sử ở trường
THCS”… phần lớn những sáng kiến kinh nghiệm, những nghiên cứu khoa học đều đề
cập đến sự tích hợp liên môn giữa 2 môn học.
Như vậy, vấn đề tích hợp trong dạy học lịch sử với một môn học khác đã được đề
cập không ít trong các tài liệu ở trong và ngoài tỉnh.
1.1.2. Thực trạng việc dạy và học Lịch sử hiện nay
Lịch sử có là một môn học quan trọng trong trường phổ thông? Những cuộc Hội
thảo giữa các nhà quản lý giáo dục liên quan tới nội dung này đã diễn ra. Trong tâm thư
của các giáo viên dạy Lịch sử mà đại diện là thầy giáo Trần Trung Hiếu – giáo viên Lịch
sử trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục năm
2015 đã nhấn mạnh nguyện vọng ngành giáo dục cần coi trọng môn Lịch sử bằng cách
không thể coi môn học này là môn tự chọn mà phải là môn học bắt buộc và thi tốt nghiệp
trong trường THPT. Tôi chắc chắn lãnh đạo các cấp ngành giáo dục và nhiều giáo viên
nhận thấy tầm quan trọng to lớn của môn học này. Nhưng quan điểm của phần lớn học
sinh thì khác, các em cho rằng, đó là một môn học phụ, không có ý nghĩa thực tiễn giúp
các em tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Những lời nhận xét: Lịch sử khô khan, kiến
thức dài, khó nhớ, cách dạy nhàm chán, những kiến thức về quá khứ lịch sử không đáp
ứng yêu cầu về một công việc cho tương lai của chúng em… đã không còn xa lạ gì với
chúng ta. Các bậc phụ huynh nghĩ gì về môn Lịch sử? cùng không ít phụ huynh thẳng
thắn chia sẻ: “dù con tôi thích Lịch sử, thích khối C nhưng tôi không muốn cháu theo
khối đó vì ra trường khó tìm việc lắm, khối A, B, D vẫn dễ tìm việc hơn”…
Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích môn Lịch sử của 162 học sinh tại trường

THPT Quang Hà đầu năm học 2018-2019 như sau:
Thái độ

Thích

Bình thường

Không thích

Số HS

Tỉ lệ (%)

Số HS

Tỉ lệ (%)

Số HS

Tỉ lệ (%)

28

17.3%

48

29.6%

86


53.1%

Môn Lịch sử là một môn học bắt buộc trong trường phổ thông. Đây là một trong
những con đường giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua hoạt động dạy và học. Theo
chương trình đổi mới, bộ môn Lịch sử ở các cấp học nói chung và ở trường THPT nói
riêng sẽ cung cấp, củng cố và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tương đối có hệ
thống về Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam, kể từ khi loài người xuất hiện cho đến nay.
1.1.3 . Mục tiêu dạy học môn Lịch sử

4


Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT ngoài việc cung cấp kiến thức, còn hướng tư
tưởng tình cảm, rèn luyện các kỹ năng, định hướng hình thành năng lực (năng lực chung
và năng lực chuyên biệt) cho học sinh.
* Về mặt kiến thức:
Môn Lịch sử sẽ giúp cho học sinh có hiểu biết tương đối chắc chắn và có hệ thống
về lịch sử loài người. Qua mỗi bài học, mỗi lớp học, học sinh sẽ hiểu biết sâu hơn và có
hệ thống về quá trình phát triển của lịch sử loài người, lịch sử dân tộc từ khởi thủy đến
nay. Từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay, con người đã trải qua biết bao thăng
trầm, bao giai đoạn phát triển. Học sinh sẽ nắm được những giai đoạn phát triển chủ yếu
của lịch sử dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự,
văn hóa, xã hội. Học sinh sẽ hiểu biết được phần nào quá trình sáng tạo, văn minh, những
nét lớn của văn hóa các dân tộc trên thế giới, của văn hóa Việt Nam.
Nắm được những thành tựu chính về các mặt trong Lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới
đồng thời cũng sẽ nhận thức được một số hạn chế của Lịch sử mà chúng ta cần khắc
phục.
* Về tư tưởng, tình cảm:
+ Lịch sử sẽ giúp học sinh nhận thức được quá trình phấn đấu gian khổ và sáng tạo,

xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể để vươn lên những đỉnh cao mới của
văn minh. Nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của con người, của các dân tộc không
ngừng được cải thiện và nâng cao.
+ Đời sống của các dân tộc luôn có mối quan hệ khăng khít, ảnh hưởng lẫn nhau, dù
có khi hòa thuận êm đẹp hay có khi trái ngược hoặc xung đột nhau.
+ Càng ngày càng thấy rõ Trái đất và quê hương là ngôi nhà chung mà mọi người,
mọi dân tộc phải phấn đầu xây dựng, bảo vệ.
+ Nhận thức được những truyền thống cơ bản, tốt đẹp của dân tộc.
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu quê hương và niềm tự hào chân chính.
+ Trân trọng và có ý thức giữ gìn nên văn hóa dân tộc được xây dựng và phát triển
qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân tộc đã
lao động, chiến đấu, hi sinh vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đồng thời có quyết tâm
vươn lên trong học tập, lao động xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
Với những mực tiêu quan trọng và ý nghĩa như trên nhưng chỉ có 17.3% số học sinh
hứng thú với lịch sử, còn 53.1% số học sinh được khảo sát lại không hề thích lịch sử, đó
là một nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng giáo viên Lịch sử mà còn là vấn đề mà
giáo dục và cả xã hội rất quan tâm.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử nói chung và Lịch sử
lớp 12 nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải phát huy hơn nữa hiệu quả của việc dạy và học để
nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh theo tinh thần đổi mới cách
thức kiểm tra đánh giá cũng như phương pháp dạy học. Dạy học tích hợp là một xu thế
đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm, đề cao và đang triển
khai thực hiện. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực
về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ ý kiến: “Dạy học tích hợp sẽ
mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, nền tảng kiến thức

5



tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc
đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, ngay từ khi mới bước vào nghề, tôi đã luôn trăn trở:
làm thế nào để bài dạy của mình luôn lôi cuốn học sinh, để học sinh phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội tri thức lịch sử. Trong những năm đất nước và ngành
giáo dục đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt, sau đợt tập huấn về dạy
học tích hợp do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức, tôi đã luôn tạo hứng thú cho
học sinh bằng cách vận dụng phương pháp tích hợp liên môn Văn học, Âm nhạc, Địa lí,
Hội họa, Giáo dục công dân, Toán học… trong dạy học lịch sử và đã thu được kết quả tốt.
Tôi muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng các đồng nghiệp về phương
pháp dạy học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch
sử 12 ban cơ bản)” trước hết là nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn Lịch sử,
hướng tới người học là trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của người
học, giúp người học hình thành được những phẩm chất, năng lực thực tiễn để giải quyết
các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời, góp phần thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới
giáo dục đất nước “xây dựng con người mới trong thời đại mới”.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát bước đầu về phương pháp dạy học tích hợp trong các nhà trường, từ đó
hình thành đề tài nghiên cứu.
+ Xác định cơ sở lý luận về việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
+ Tiến hành điều tra thực tiễn, thông qua việc điều tra bằng bảng hỏi, điều tra thực
trạng và ý kiến của học sinh về thái độ học tập môn lịch sử, kết quả học tập môn lịch sử
trong nhà trường.
+ Phân tích, xử lý số liệu, đánh giá số liệu để chứng minh cho giả thuyết của đề tài.
+ Tiến hành thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm.
+ Viết báo cáo và hoàn chỉnh đề tài.

1.4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch sử ở trường THPT.
b. Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT Quang Hà.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn Lịch
sử cho học sinh lớp 12 trường THPT Quang Hà.
- Về khách thể nghiên cứu: trên 162 học sinh ở 5 lớp 12 của trường THPT Quang Hà.
- Về thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019.

6


1.6. Giả thuyết khoa học
Phần lớn HS THPT chưa thực sự có thái độ học tập tích cực đối với môn học Lịch sử
trong trường học. Nếu giáo viên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới, đặc
biệt là phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong môn học lịch sử thì sẽ nâng cao tính
tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức lịch sử ở học sinh, giúp học sinh hình thành được
các năng lực thực tiễn trong từng bài học. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học môn Lịch sử ở trường phổ thông.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái quát hóa những tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, hình thành cơ sở lý thuyết
cho đề tài.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trước và trong quá trình thực nghiệm để đo sự
khác biệt của việc giáo dục tính trách nhiệm cho học sinh.
- Phương pháp điều tra dùng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ phỏng vấn trực tiếp
một số học sinh về giờ học vận dụng phương pháp tích hợp và trao đổi với một số giáo

viên có kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn.
- Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh
giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch
sử.
Thực nghiệm tiến hành tại trường THPT Quang Hà Sẽ chọn 1 lớp học – lớp 12G để
tiến hành thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm: Tiến hành vào tiết 3, Thứ Tư, ngày 14
tháng 11 năm 2018.
Một số công việc trong quá trình thực nghiệm:
+ Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong giờ học lịch sử ở lớp thực
nghiệm.
+ Ghi lại kết quả thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý số liệu thu thập được trong quá
trình nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm
Xuất phát từ những lí do trên và ý nghĩa thực tiễn của phương pháp dạy học tích
hợp, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên
môn trong dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 Lịch sử 12 ban cơ bản) là đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình. Tôi mong
muốn được góp phần thực hiện tốt sự nghiệp đổi mới giáo dục đất nước “xây dựng con
người mới trong thời đại mới”, trước hết là nhằm nâng cao chất lượng dạy – học môn
Lịch sử, hướng tới người học là trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của
người học, giúp người học có đầy đủ phẩm chất và năng lực thực tiễn để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hiện đại.
3. Tác giả sáng kiến

7


- Họ và tên: Trương Thị Nguyệt Nga
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên Vĩnh Phúc

- Số điện thoại: 0962392168
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Họ và tên: Trương Thị Nguyệt Nga
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0962392168
- Email:
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến được áp dụng đối với Tiết 20 – bài 14: Phong trào cách mạng 19301935 (tiết 1) trong chương II: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945, phần Lịch sử Việt
Nam của môn Lịch sử lớp 12 (ban cơ bản).
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 14/11/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
- Phần nội dung gồm 2 vấn đề:
1: Khái quát chung phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử
2: Thực nghiệm vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử
12 ban cơ bản)”
7.1.1. Khái quát chung phương pháp tích hợp trong dạy học Lịch sử
7.1.1.1. Nguyên tắc thực hiện tích hợp:
Với mục đích giúp học sinh nắm được kiến thức Lịch sử sâu sắc, toàn diện, đa
chiều hơn, đặc biệt là có sự liên hệ, tích hợp kiến thức giữa các môn học, tránh được tình
trạng rời rạc trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh tìm ra bản chất, quy luật phát
triển của lịch sử, người dạy nên vận dụng phương pháp tích hợp liên môn. Song không vì
thế mà giáo viên có thể đưa tài liệu vào bài học một cách tràn lan, ôm đồm mà không
quan tâm rằng tài liệu đó có phù hợp với bài dạy hay không. Việc sử dụng kiến thức các
môn khoa học, các lĩnh vực khác vào dạy học Lịch sử cần tuân theo một số nguyên tắc
sau:
- Tài liệu phải phù hợp với nội dung bài dạy và trình độ nhận thức của học sinh.

- Tài liệu phải đảm bảo tình khoa học và tính tư tưởng.
- Tài liệu phải đảm bảo tính tiêu biểu.
- Lựa chọn các biện pháp thích hợp để sử dụng tài liệu.

8


7.1.1.2. Một số môn học, lĩnh vực tích hợp trong dạy học Lịch sử:
a. Tích hợp tài liệu Văn học trong dạy học lịch sử
Đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu, nhận thức hiện thực lịch sử qua những sự
kiện, hiện tuợng đã xảy ra và không lặp lại trong quá khứ, nếu có lặp lại cũng không hoàn
toàn như cũ. Vì vậy, trong học tập Lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát các sự
kiện, hiện tượng đã xảy ra nên việc lĩnh hội tri thức gặp nhiều khó khăn.
Để tạo ra những biểu tượng lịch sử sinh động, chân thực, trong dạy học lịch sử cần
dùng những tài liệu khác nhau, trong đó, tài liệu Văn học là một trong những nguồn tài
liệu phong phú.
Với nội dung phản ánh cuộc sống, văn học đã góp phần phục dựng bức tranh quá
khứ lịch sử, trình bày các đặc trưng của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
một cách khá sinh động thông qua ngôn ngữ và hình tượng nghệ thuật.
Văn học và Lịch sử là hai lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết, khăng khít với nhau.
Nhiều tác phẩm văn học lấy bối cảnh sáng tác từ chính hiện thực cuộc sống, từ những
mẫu hình có thật để dựng nên hình tượng văn học. Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống
và sự thật lịch sử. Còn lịch sử thông qua nội dung văn học để có cái nhìn toàn diện, sâu
sắc hơn về sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.
Việc sử dụng văn học trong dạy học lịch sử sẽ tránh được tình trạng “hiện đại hóa”
lịch sử. Đồng thời, giúp học sinh củng cố và phát triển kiến thức lịch sử, phát huy tính
tích cực, năng động của học sinh và tạo hứng thú trong học tập.
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh dễ tiếp nhận
kiến thức lịch sử, phát huy trí tưởng tượng, tái tạo kiến thức lịch sử cho người học. Đây
là việc rất cần trong việc học tập lịch sử để có thể hình dung quá khứ một cách khách

quan và hiểu bản chất lịch sử. Vì vậy, sử dụng tài liệu văn học trong bài dạy lịch sử là
một việc làm thiết thức, có ý nghĩa thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở
trường phổ thông.
Các tài liệu văn học có thể được sử dụng trong dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930-1945 như:
Trong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”:
Khi nói về cuộc sống cơ cực của người nông dân lao động, có thể lấy dẫn chứng
một số tác phẩm văn học phản ánh sự bần cùng hóa của người nông dân như: truyện
“Bước Đường cùng” – Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo”, “LãoHạc” – Nam Cao; “Tắt
đèn” – Ngô Tất Tố. Trong “Lão Hạc”: Ông giáo (đại diện cho trí thức) vì nghèo mà phải
lần lượt bán hết những cuốn sách quý mà ông giáo coi như con của mình. Còn Lão Hạc
(đại diện cho nông dân) quá nghèo không thể đủ tiền cưới vợ cho con trai mà con trai Lão
đã phẫn uất bỏ nhà đi vào đồn điền làm thuê – nơi mà thực dân Pháp bóc lột thậm tệ
những người công nhân lao động. Bản thân Lão Hạc không có việc làm để tự nuôi sống
mình, mà Lão không muốn động vào mảnh vườn duy nhất dành cho con trai, Lão đã tìm
đến cái chết bằng một liều bả chó…; Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” đã phải bán con
và cả đàn chó lấy tiền nộp sưu cho chồng… Những số phận, những cuộc đời đó là một
phần minh chứng cho cuộc sống bị bần cùng hóa cao độ của người nông dân Việt Nam
trong thời kì đó, đồng thời cũng phê phán sâu sắc sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp đối
với nhân dân ta.

9


Khi trình bày về diễn biến của phong trào ở Nghệ An và Hà Tĩnh, GV tích hợp văn
học để nói về phong trào ở Nghệ - Tĩnh từ đầu năm 1930:
Bài thơ: “Xô viết Nghệ - Tĩnh” của tác giả Nguyễn Duy Xuân nói về phong trào ở
Nghệ - Tĩnh:
“Thế rồi một ngày tháng chín
Trời rung đất chuyển

Những con người đói khổ
Oằn mình đứng lên.
Họ cầm trong tay những gì họ có
Gậy tre, lưỡi mác
Trống chiêng và mõ
Kẻ thét người hô
Ào ào như nước vỡ bờ”.
Như vậy, có thể thấy, tài liệu văn học là một nguồn tài liệu phong phú. Song cần chú ý,
không có phương pháp nào là tối ưu hoàn toàn nên ngoài cách tích hợp Lịch sử - Văn
học, giáo viên cần chú ý đến tích hợp Lịch sử với những môn học khác và sử dụng nhiều
phương pháp dạy học khác để đạt hiệu quả cao trong dạy học.
b. Tích hợp Âm nhạc trong dạy học Lịch sử
Nhiều tác phẩm được sáng tác trong chính thời kì lịch sử học sinh đang học, các tác
phẩm đó có tác dụng minh họa kiến thức lịch sử một cách cụ thể. Thông qua ca từ và âm
nhạc sẽ có sức lay động lớn đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người học, giúp người
học hình dung một cách cụ thể, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học.
Trong bài: “Phong trào cách mạng 1930 – 1935” (Tiết 1), giáo viên có thể sử dụng
một đoạn bài hát “Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh” của nhạc sĩ Dân Huyền cho học
sinh nghe để giới thiệu vào bài học.
“Ta đi trên đường “12 tháng 9”
Bỗng nhớ những người bất khuất trung kiên
Dậy trời Thái Lão,chuyển rung đất Hưng Nguyên
Trong cao trào Xô Viết ngọn cờ Búa Liềm gọi vùng lên
Ta không thể nào quên, không thể nào lãng quên…”
Ca khúc này nhắc đến sự kiện ngày 12 tháng 9 ở huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ
An trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh những năm 1930 – 1931.
Khi dạy phần diễn biến của phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, giáo viên giới
thiệu cho học sinh nghe bài “Cùng nhau đi hồng binh” của nhạc sĩ Đinh Nhu. Ca khúc ra
đời chính trong hoàn cảnh phong trào đang tiếp diễn quyết liệt ở Nghệ - Tĩnh  cổ vũ và
ca ngợi tinh thần chiến đấu của nhân dân nơi đây. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh trải

nghiệm cảm xúc, hòa vào khí thế hào hùng thông qua hát trực tiếp ca khúc này.
“Cùng nhau đi hồng binh
Đồng tâm ta đều bước

10


Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hi sinh.
Nào anh em nghèo đâu?
Liều thân cho đời sống
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân hồng!
Như vậy, Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ
giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo cơ sở
hình thành nhân cách con người. Âm nhạc được sử dụng phù hợp trong các bài dạy Lịch
sử sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, giúp các em khắc sâu kiến thức bài
học lịch sử.
c. Tích hợp tài liệu Địa lí trong dạy học lịch sử
Học lịch sử là tái tạo quá khứ theo ba khía cạnh: thời gian; không gian; nhân vật
lịch sử. Sự kiện lịch sử thường gắn liền với vị trí không gian nhất định. Có những sự kiện
lịch sử xảy ra bắt nguồn từ đặc điểm địa lí hoặc do điều kiện địa lí tác động chi phối. Do
vậy, kiến thức địa lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong dạy học lịch sử. Bài học lịch sử
gắn với biểu đồ và kiến thức địa lí luôn tạo được hiệu quả, giúp học sinh nắm chắc sự
kiện, biết lí giả bản chất sự kiện qua chi phối của yếu tố địa lí. Có nhiều cách thức vận
dụng kiến thức địa lí trong dạy học lịch sử:
Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức địa lí để luận giải nội dung lịch sử. Trong bài
“Phong trào cách mạng 1930-1935”, giáo viên sử dụng bản đồ địa lí để giới thiệu hai địa
điểm Nghệ An và Hà Tĩnh, có sử dụng kiến thức địa lí và lịch sử để lí giải về ảnh hưởng
của không gian địa lí đối với sự bùng nổ của phong trào cách mạng ở hai tỉnh này (một

trong những nguyên nhân diễn ra phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh).
“Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, diện tích khoảng hơn 22
000km2. Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình chủ yếu là vùng đồi núi, với diện tích hơn 80% đất
tự nhiên. Đây là vùng đất nghèo, thường gặp thiên tai: hạn hán, úng lụt, lại bị thực dân,
phong kiến đàn áp, bóc lột tàn bạo. Nghệ - Tĩnh cũng là mảnh đất giàu truyền thống
cách mạng. Tại đây có khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên
6000 người), có 1 đảng bộ mạnh với 2.011 đảng viên và các tổ chức quần chúng phát
triển (công hội, nông hội, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản).”
Có thể khẳng định thông qua lược đồ và kiến thức địa lí, học sinh sẽ khắc sâu và
nhớ kiến thức hơn.
d. Tích hợp phim tư liệu, tranh ảnh trong dạy học lịch sử
Một đoạn phim tư liệu, một hình ảnh nghệ thuật, một tác phẩm hội họa giúp người
học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào những điểm quan trọng, dễ dàng tạo
biểu tượng lịch sử, gây hứng thú và chắc chắc sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Giáo viên cần lựa chọn những đoạn phim có nội dung gắn với nội dung bài học, có
vai trò giúp học sinh hiểu rõ, biết rõ hơn về kiến thức, từ đó lĩnh hội trọn vẹn nội dung
trong bài học. Như trong giai đoạn lịch sử từ năm 1930-1945, có rất nhiều phim tư liệu có
thể sử dụng: phim về đời sống công nhân trong đồn điền cao su, đời sống của các tầng

11


lớp lao động dưới thời Pháp thuộc; phim tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh,
những thành tựu của chính quyền Xô viết…
Những hình ảnh, bức tranh giáo viên sử dụng trong dạy học lịch sử không chỉ là
những hình ảnh có sẵn trong chương trình sách giáo khoa mà còn là những tranh, ảnh
giáo viên sưu tầm phản ánh nội dung bài học. Khi nói về ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới, giáo viên giới thiệu hình ảnh cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước
tư bản, hình ảnh về tình cảnh của các tầng lớp nhân dân lao động Việt Nam (công nhân,
nông dân) trong thời kì khủng hoảng kinh tế đó; hình ảnh đấu tranh của nhân dân cả nước

nhân ngày kỉ niệm Quốc tế lao động 1/5/1930...
Khi trình bày diễn biến phong trào cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh, giáo viên giới
thiệu học sinh bức tranh sơn dầu: đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để học
sinh có thêm một kênh thông tin giúp khắc sâu kiến thức được học. “Nội dung bức tranh
nhằm tái hiện cuộc biểu tình quyết liệt của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong năm 1930. Đỉnh
cao là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên với hơn 3 vạn người tham gia.
Bức tranh thể hiện đông đảo nông dân kéo về huyện lị. Đi đầu đoàn biểu tình là người
cầm cờ đỏ búa liềm. Họ giương cao khẩu hiệu “đả đảo chủ nghĩa đế quốc”, “đả đảo
phong kiến”… đoàn biểu tình với vũ khí thô sơ dũng cảm tiến lên phía trước, mặc cho
những toán lính Pháp đang dùng súng bắn dữ dội vào những người biểu tình. Nhiều
người đã ngã xuống nhưng vẫn không ngăn được dòng người đấu tranh.”
Như vậy, trong quá trình dạy học lịch sử, giáo viên biết tích hợp về phim tư liệu và
hình ảnh một cách hợp lí sẽ giúp cho học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập;
hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ, giúp học sinh dễ ghi nhớ kiến thức bài học lịch sử hơn.
e. Tích hợp kiến thức môn Giáo dục Công dân
Mục tiêu của môn học GDCD ở trường phổ thông là xây dựng cho người học những
nhận thức, thái độ đúng về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trên cơ sở đó người học có
những hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được xác định từ lâu. Mục tiêu về thái độ của
môn học này là: giúp học sinh có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện
đạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hằng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh
đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước. Có niềm tin vào
tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. Có
trách nhiệm đối với hành động của bản thân; có nhu cầu tự điều chỉnh tự hoàn thiện để
trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động. .
Với mỗi bài học lịch sử, học sinh đều có thể rút ra những bài học cho bản thân, như
trong bài “Phong trào cách mạng 1930-1935”, ở tiết 1, học sinh có thể trao đổi, thảo luận
“Qua tìm hiểu về phong trào cách mạng 1930-1931, em có thể rút ra bài học gì cho bản
thân? Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những thành quả cách mạng, những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc?”. Giáo viên nhấn mạnh: Yêu quê hương, đất nước, trân trọng

biết ơn sự dũng cảm hi sinh vì độc lập, dân chủ của các thế hệ cha ông đi trước; Yêu hòa
bình, tự do, độc lập, ghét chiến tranh nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nền độc
lập, chủ quyền của dân tộc; Bài học về sự đoàn kết giữa các giai cấp, tầng lớp nhân dân.
Niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng; Phấn đấu học tập và làm
việc thật tốt để gìn giữ và phát huy những truyền thống hào hùng của dân tộc, góp phần
xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh trong thời bình; Có trách nhiệm với những gia
đình có công với cách mạng, những gia đình thương binh, liệt sĩ…

12


Học sinh có thể vận dụng bài học “Biết ơn” (GDCD lớp 6) để học sinh thể hiện lòng
biết ơn đối với những người có công với đất nước trong mỗi bài học lịch sử Việt Nam
giai đoạn 1930-1945.
Nhìn chung, với yêu cầu đặc trưng là giúp học sinh hiểu rõ từng thời kì phát triển
của xã hội để có những nhận thức thức lịch sử đúng đắn, bộ môn Lịch sử có thể tích hợp
nhiều nội dung, chủ đề giáo dục của môn GDCD trong nhà trường. Qua đó, giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách dễ dàng hơn, thấy giờ học lịch sử trở nên ý nghĩa và
thiết thực hơn.
f. Tích hợp Toán học thống kê
Trong nhiều bài học lịch sử có thể vận dụng kiến thức toán học thống kê để làm sáng
tỏ hơn về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Học lịch sử không nhất thiết yêu cầu học sinh
phải nhớ mọi chi tiết, mọi số liệu. Song có một số sự kiện bắt buộc học sinh cần nắm
được số liệu để hiểu hơn về bản chất sự kiện. Chẳng hạn, trong bài “Phong trào cách
mạng 1930-1935”, khi tìm hiểu về tình hình kinh tế Việt Nam trong thời kì khủng hoảng
kinh tế 1929-1933, giáo viên thống kê cho học sinh về số ruộng đất bỏ hoang: năm 1930
là 200 000 ha, năm 1933 là 500 000 ha. Giá lúa gạo giảm: năm 1929 là 11 đồng/tạ, năm
1933 chỉ còn 3 đồng/tạ.
Khi miêu tả về diễn biến sự kiện biểu tình ngày 12 tháng 9 năm 1930 ở huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An, giáo viên cũng cần chú ý đến số lượng người tham gia: ban đầu

từ hơn 8000 người, sau đó đã thu hút thêm đông đảo quần chúng với số lượng lên đến
gần 3 vạn người. Điều đó chứng tỏ ý thức đấu tranh, tinh thần dũng cảm và sự nhất trí,
đồng lòng của nhân dân ở Nghệ - Tĩnh…
7.1.1.3. Tiểu kết
Để vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử một cách hiệu quả, giáo viên
cần xem xét nội dung cần tích hợp và tích ở mức độ nào cho phù hợp. Không nhất thiết
trong bài học lịch sử, giáo viên phải tích hợp với quá nhiều môn, mà quan trọng hơn là
tích hợp kiến thức phải phù hợp, thể hiện sự nhuần nhuyễn các kiến thức giữa các môn
học, các lĩnh vực được kết hợp với nhau, hướng đến một mục tiêu quan trọng là giúp học
sinh nâng cao hứng thú trong học tập lịch sử, có kiến thức thực tiễn để giải quyết các tình
huống thực tiễn cuộc sống.
7.1.2. Thực nghiệm vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp kiến thức liên môn trong
dạy học Lịch sử: Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1 - Lịch sử
12 ban cơ bản)
7.1.2.1. Tổ chức thực nghiệm
Mục đích: Nhằm đánh giá giả thuyết khoa học của đề tài: Phần lớn HS THPT chưa
thực sự có thái độ học tập tích cực đối với môn học Lịch sử trong trường học. Nếu giáo
viên vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phương pháp dạy học
tích hợp liên môn trong môn học lịch sử thì sẽ nâng cao tính tích cực, chủ động lĩnh hội
kiến thức lịch sử ở học sinh, giúp học sinh hình thành được các năng lực thực tiễn trong
từng bài học. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường phổ
thông.
7.1.2.2. Tên dự án dạy học

13


Dạy học tích hợp môn Lịch sử với Văn học - Địa lí - Âm nhạc - Hội họa -Giáo
dục công dân… trong Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1),
chương trình Lịch sử lớp 12 ban cơ bản.

7.1.2.3. Mục tiêu dạy học
* Những kiến thức kĩ năng và thái độ và định hướng năng lực hình thành mà học sinh cần
đạt được:
a. Về kiến thức
Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Giáo dục
công dân, Tin học… để hiểu rõ kiến thức Lịch sử:
- Hiểu được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam trong cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước,
ở Nghệ An và Hà Tĩnh và nguyên nhân thất bại của phong trào này.
- Trình bày được diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết
Nghệ - Tĩnh.
- Đánh giá được những chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của chính quyền
Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
b. Về tư tưởng
- Qua tích hợp kiến thức Văn học, Địa lí, Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục công dân… trong
bài học lịch sử, sẽ tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. Học sinh khắc sâu niềm
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ khi
Đảng ra đời. Đồng thời biết quí trọng, biết ơn và tự hào về tinh thần dũng cảm chiến đấu,
không ngại hy sinh của thế hệ cha ông ta, đặc biệt là những chiến sĩ đã hi sinh trong
phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh. Từ đó, học sinh ý thức rõ trách nhiệm
của bản thân trong học tập để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Khơi dậy niềm vinh dự, tự hào là người con của mảnh đất xứ Nghệ - Tĩnh anh hùng,
quyết tâm xây dựng quê hương Nghệ - Tĩnh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung ngày
càng giàu đẹp hơn.
- Ý thức trách nhiệm với đất nước, tinh thần đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, biết
trân trọng giá trị của hòa bình, tự do, đoàn kết, hợp tác, yêu thương, tôn trọng – đó là
những “giá trị sống” mà nhân loại luôn khao khát hướng tới.
c. Về kĩ năng
Học sinh được hình thành và rèn luyện một số kĩ năng tổng hợp:

* Môn Lịch sử:
- Làm việc với sách giáo khoa và các nguồn tư liệu mà học sinh sưu tầm, nghiên cứu.
- Rèn kĩ năng phân tích: phân tích và tìm hiểu nguyên nhân diễn ra phong trào cách mạng
1930-1931 trong cả nước; ở Nghệ - Tĩnh. Nguyên nhân tại sao phong trào 1930-1931
cuối cùng lại bị dập tắt.
- Rèn kĩ năng so sánh: về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt
Nam so với các thuộc địa khác của thực dân Pháp; phong trào cách mạng 1930-1931 với

14


những phong trào thời kì trước để thấy nét tiến bộ của phong trào 1930-1931 về lãnh đạo,
mục tiêu, lực lượng, quy mô, hình thức đấu tranh.
- Rèn kĩ năng đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử: về tình hình Việt Nam trong cuộc
khủng hoảng kinh tế 1929-1933; về các chính sách của chính quyền Xô viết để thấy đây
là một chính quyền của khối liên minh công – nông, thể hiện tính ưu việt là chính quyền
của dân, do dân và vì dân.
+ Rèn kĩ năng khai thác tranh ảnh: Thông qua hình ảnh được sử dụng trong bài, các em
khai thác để hiểu rõ được tình cảnh của các tầng lớp nhân dân lao động trong thời kì
khủng hoảng kinh tế 1929-1933; thấy được khí thế anh dũng, quyết tâm đấu tranh của
quần chúng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng
Cộng sản Đông Dương).
* Môn Địa lí:
- Học sinh biết xác định vị trí địa lí của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh để thấy được đây là
một trong những nguyên nhân làm cho phong trào ở Nghệ - Tĩnh sôi nổi, quyết liệt nhất.
- Học sinh biết sử dụng bản đồ, lược đồ diễn biến các cuộc đấu tranh những năm 19301931.
* Môn Văn học, Âm nhạc, Mĩ thuật:
- Tích hợp với Văn học để thấy rõ tình cảnh của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong
những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Văn học và Âm nhạc giúp học sinh
rèn luyện tư duy tưởng tượng, kĩ năng phân tích, liên hệ để hiểu được khí thế hào hùng,

tinh thần quyết chiến, tình đoàn kết của liên minh công – nông và niềm tin tuyệt đối của
quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
* Môn Tin học:
- Kĩ năng tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng trong bài học.
* Môn Giáo dục công dân:
- Học sinh tự ý thức được tinh thần dân tộc, trách nhiệm của bản thân trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Tự bồi dưỡng những giá trị sống cho bản thân:
Yêu thương, Đoàn kết, Hợp tác…
* Các môn học khác: Phân tích, tổng hợp các vấn đề lịch sử.
d. Định hướng các năng lực được hình thành
* Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng
lực sử dụng công nghệ thông tin.
* Năng lực chuyên biệt:
- Thực hành bộ môn Lịch sử: khai thác được kênh hình có liên quan đến bài học; sử dụng
bản đồ địa lí tự nhiên để lý giải được nguyên nhân phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh
diễn ra quyết liệt và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931. Sử dụng lược đồ
phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh để hiểu được diễn biễn cụ thể của phong trào; nhận xét
được về phong trào cách mạng 1930-1931…

15


- Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động của các sự kiện lịch sử.
- Năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử (Điều tra, thu thập, xử lí
thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc
sống).
7.1.2.4. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng dạy học là học sinh khối 12 trường THPT Quang Hà.

Bài dạy được thực hiện trên 5 lớp học sinh học chương trình Lịch sử 12 ban cơ
bản, năng lực tiếp thu kiến thức môn Lịch sử tương đương nhau, gồm: 12C, 12D, 12E,
12G, 12H với tổng số 162 HS. Trong đó, giờ dạy thực nghiệm ở tại lớp 12G.
7.1.2.5. Ý nghĩa thực tiễn của dự án
- Dạy học tích hợp môn Lịch sử với Văn học - Địa lí - Âm nhạc - Hội họa - Giáo dục
công dân… trong Tiết 20 - Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 (Tiết 1), chương
trình Lịch sử lớp 12 ban cơ bản nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
- Qua việc tích hợp bài học lịch sử với các môn khoa học xã hội có liên quan: Văn học,
Địa lí, giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều và toàn diện, rèn luyện học sinh một tư duy
phong phú, một cách suy nghĩ vận động về bài học lịch sử. Từ đó có quan điểm toàn diện
khi nhận thức vấn đề, đây là nguyên tắc quan trọng khi xem xét một sự kiện lịch sử.
- Trên cơ sở vận dụng kiến thức Văn học, Địa lí, Âm nhạc trong bài học lịch sử, học sinh
nắm bắt nhanh chóng nội dung kiến thức giáo viên muốn truyền đạt: Tình hình kinh tế, xã
hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933; Nguyên nhân,
diễn biến, kết quả và đặc điểm của phong trào cách mạng 1930-1931 trong phạm vi cả
nước và ở Nghệ - Tĩnh; Những chính sách tích cực của chính quyền Xô viết đối với nhân
dân.
- Qua việc học sinh sưu tầm tư liệu phục vụ bài học: tranh ảnh, lược đồ, tìm hiểu về vị trí
địa lí vùng đất Nghệ - Tĩnh, thơ văn về phong trào cách mạng 1930-1931 trong phạm vi
cả nước và ở Nghệ - Tĩnh, học sinh tự bổ sung nguồn tư liệu phong phú phục vụ cho học
tập của mình, góp phần ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài học.
- HS tự tìm hiểu về ca khúc cách mạng trong thời kì đó và được trải nghiệm cảm xúc trực
tiếp thông qua hát bài hát tại lớp học.
- Khơi dậy ý thức trách nhiệm của học sinh với quê hương Nghệ - Tĩnh nói riêng, với
toàn dân tộc nói chung.
7.1.2.6. Thiết bị và tài liệu dạy - học
a. Giáo viên
* Phương tiện (Thiết bị)
- Thiết bị: Giáo án, máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay, đĩa CD…

- Bản đồ Bắc Trung bộ để nói về vị trí địa lí của Nghệ An, Hà Tĩnh; lược đồ diễn biến
phong trào cách mạng 1930-1931 trong cả nước. Lược đồ phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
- Một số bảng thống kê số liệu về kinh tế Việt Nam những năm 1929-1933.

16


- Tranh ảnh lịch sử có liên quan đến bài học: tình cảnh thất nghiệp, đói khổ của người dân
thế giới và các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933;
hình ảnh về phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong ngày Quốc tế lao động
1/5/1930; bức tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh; hình ảnh về chính quyền Xô
viết…
- Một số tác phẩm văn học, về tình cảnh nhân dân Việt Nam thời kì khủng hoảng kinh tế
1929-1933 và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh như: Lão Hạc, Chí Phèo (Nam Cao); Tắt
đèn (Ngô Tất Tố); Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan); Thơ Xô viết Nghệ - Tĩnh
(Nguyễn Duy Xuân), Gửi bạn người Nghệ Tĩnh (Huy Cận), Bài ca cách mạng (Đặng
Chánh Kỷ)…
- Một số bài hát: Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh (Dân Huyền), Cùng nhau đi hồng
binh (Đinh Nhu)…
- Phim tư liệu về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh và thành tựu của Xô viết.
- Phiếu học tập và phiếu kiểm tra đánh giá kết quả cuối giờ học.
- Bài giảng điện tử của giáo viên.
* Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội.
* Phương pháp: Học theo dự án - tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lí, Lịch sử - Văn học,
Lịch sử - Âm nhạc, Lịch sử - Giáo dục công dân, nêu vấn đề, phát vấn - đàm thoại, thảo
luận…
b. Học sinh
- Vở, sách giáo khoa, kiến thức liên môn.
- Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu, hình ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.
7.1.2.7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

- Hoạt động và tiến trình dạy học bao gồm các bước sau:
a. Ổn định tổ chức
Lớp

Tiết

Ngày dạy

Kiểm diện

12G

20

14/11/2018

Đủ

b. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam năm 1930?
c. Bài mới
Vào Bài:
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh và nghe một đoạn bài hát “Trên quê
hương Xô viết Nghệ - Tĩnh”.

17


Nông dân VN


Cờ đỏ búa liềm của Đảng

thời Pháp thuộc

Phong trào Xô viết
Nghệ - Tĩnh

Trên quê hương Xô viết Nghệ - Tĩnh (Dân Huyền)
Ta đi trên đường mười hai tháng chín
Bỗng thấy những người bất khuất trung kiên
Dậy trời Thái Lão, chuyển rung đất Hưng Nguyên
Ta không thể nào lãng quên, không thể nào lãng quên…

Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Những hình ảnh và bài hát trên gợi cho em nhớ đến sự
kiện gì? Nêu khái quát những hiểu biết của em về sự kiện đó?
Học sinh suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên nhận xét và chốt ý:
Dưới ách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, đời sống các tầng
lớp nhân dân lao động Việt Nam ngày càng khổ cực. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã liên
tiếp vùng lên đấu tranh. Phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào cách mạng đầu
tiên do Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến.
Từ trong phong trào, chính quyền Xô viết đã ra đời, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao
động. Dù phong trào chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn nhưng có ý nghĩa lịch sử rất
to lớn, được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho cuộc
tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. Bài học hôm nay: “Tiết 20, Bài 14: Phong trào cách
mạng 1930-1935 (Tiết 1), chương trình Lịch sử lớp 12 cơ bản – cô sẽ cùng các em vận
dụng kiến thức Lịch sử - Địa lí - Văn học - Âm nhạc - Giáo dục công dân… để tìm hiểu
rõ hơn về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và đặc điểm của phong trào cách mạng
1930-1931 và hiểu rõ hơn chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh – một sự kiện

lịch sử được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng này.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cơ bản

18


I. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
1929-1933
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thực trạng kinh 1. Tình hình kinh tế
tế Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929-1933
Hình thức: Cả Lớp.
Phương pháp/ kỹ thuật: Phát vấn
- Bước 1: GV cho HS quan sát một số hình
ảnh về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
GV hỏi: Em có hiểu biết gì về cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929-1933?
HS: trả lời. GV nhận xét, chốt ý.
Bước 2: GV hỏi: Thực trạng kinh tế Việt
Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933?
HS: trả lời.GV: nhận xét, chốt ý.

- Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào
thời kì suy thoái, khủng hoảng trầm trọng,
toàn diện.

Bước 3: GV hỏi: Biểu hiện của sự khủng - Biểu hiện:

hoảng kinh tế ở Việt Nam?
HS: trả lời. GV: nhận xét và chốt ý.
+ Nông nghiệp: giá lúa gạo, nông phẩm
giảm sút, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng
nhiều.
GV sử dụng tư liệu để nói về tình hình kinh
tế Việt Nam:
+ Trong nông nghiệp
Năm

1929

1933

Giá
gạo 11
(Đồng/tạ)

3

Ruộng đất 200
bỏ hoang
(nghìn ha)

500

(Bảng số liệu về giá lúa gạo và diện tích
đất bỏ hoang trong thời kì 1929-1933)

19



+ Công thương nghiệp: sản xuất công
nghiệp bị suy giảm mạnh. Xuất nhập khẩu
đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt
đỏ.
.+ Công thương nghiệp:
Năm

1929

1933

Tổng sản lượng khai 18
khoáng (Triệu đồng)

10

(Bảng số liệu giá trị sản lượng khai khoáng
1929-1933 của Pháp ở Đông Dương)

Nước nhập than

1931

1933

Trung Quốc

504


253

Nhật Bản

436

252

Nước khác

49

23

(Bảng số liệu về xuất khẩu than của Pháp
thời kì 1929 – 1933 ở Đông Dương)
(Đơn vị: Nghìn tấn)
- Bước 4: GV hỏi: Em có nhận xét gì về
kinh tế Việt Nam trong những năm khủng
hoảng kinh tế 1929-1933?
HS: suy nghĩ, trả lời. GV chốt ý.

=> Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam
nặng nề hơn so với các thuộc địa khác của
Pháp và so với các nước trong khu vực.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác động của 2. Tình hình xã hội
khủng hoảng kinh tế đến xã hội Việt Nam
- Bước 1: GV hỏi: Thực trạng xã hội Việt

Nam trong cuộc khủng hoảng kinh tế 19291933?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm
trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng
lớp nhân dân lao động.

HS: trả lời. GV: nhận xét và chốt ý.

20


* Tích hợp Lịch sử - Văn học:

- Biểu hiện:

- Bước 2: GV hỏi: Đời sống cực khổ của
nhân dân lao động trong thời kì khủng
hoảng kinh tế 1929-1933 được biểu hiện
như thế nào? thể hiện trong những tác
phẩm văn học nào mà em đã được học hoặc
biết?
HS suy nghĩ, trả lời.
GV sử dụng hình ảnh, tư liệu để nhận xét,
chốt ý.
- GV tích hợp Văn học để miêu tả tình
cảnh nông dân: Các tác phẩm văn học trong
giai đoạn này đã phần nào cho thấy cuộc
sống của người nông dân bị dồn đến bước
đường cùng, như truyện “Bước Đường
cùng” – Nguyễn Công Hoan; “Chí Phèo”,
“LãoHạc” – Nam Cao; “Tắt đèn” – Ngô

Tất Tố. Trong “Lão Hạc”: Ông giáo (đại
diện cho trí thức) vì nghèo mà phải lần lượt
bán hết những cuốn sách quý mà ông giáo
coi như con của mình. Còn Lão Hạc (đại
diện cho nông dân) quá nghèo không thể đủ
tiền cưới vợ cho con trai mà con trai Lão đã
phẫn uất bỏ nhà đi vào đồn điền làm thuê –
nơi mà thực dân Pháp bóc lột thậm tệ những
người công nhân lao động. Bản thân Lão
Hạc không có việc làm để tự nuôi sống
mình, mà Lão không muốn động vào mảnh
vườn duy nhất dành cho con trai, Lão đã
tìm đến cái chết bằng một liều bả chó…;
Chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” đã phải
bán con và cả đàn chó lấy tiền nộp sưu cho
chồng… Những số phận, những cuộc đời đó
là một phần minh chứng cho cuộc sống bị
bần cùng hóa cao độ của người nông dân
Việt Nam trong thời kì đó, đồng thời cũng
phê phán sâu sắc sự cai trị tàn bạo của thực
dân Pháp đối với nhân dân ta.
1 suất sưu (kg 1929
gạo/ người)
50

1932

1933

100


300

(Bảng số liệu về mức sưu của người nông
dân trong những năm 1929-1933)
+ Giai cấp nông dân: bị mất đất, phải gánh
sưu cao, thuế nặng, bị bần cùng hóa cao

21


độ.
+ Giai cấp công nhân: Nhiều công nhân bị
thất nghiệp, những người có việc làm thì
đồng lương ít ỏi.
+ Các tầng lớp lao động khác: gặp nhiều
khó khăn.
- Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn
áp, làm tăng thêm tình trạng bất ổn trong
xã hội Việt Nam.
- Bước 3: GV hỏi: Em có nhận xét gì về xã
hội Việt Nam trong thời kì khủng hoảng
kinh tế?
HS: tìm hiểu, trả lời. GV bổ sung, chốt ý.

=> Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc,
với hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với
địa chủ phong kiến  bùng nổ các cuộc đấu

tranh.
II. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 19301931 VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ
- TĨNH
1. Phong trào cách mạng 1930-1931

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân
phong trào cách mạng 1930-1931

a. Nguyên nhân

Hình thức: cá nhân – cả lớp
- GV hỏi: Vì sao lại bùng nổ phong trào
cách mạng 1930-1931?
HS: trả lời. GV nhận xét, chốt ý:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh
tế làm đời sống nhân dân cực khổ, mâu
thuẫn xã hội gay gắt hơn.
- Chính sách đàn áp, khủng bố dã man của
thực dân Pháp.
- Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ra đời và kịp thời tổ chức, lãnh đạo
phong trào đấu tranh của quần chúng công
– nông rộng khắp cả nước.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về diễn biến phong b. Diễn biến:
trào cách mạng 1930-1931

22


Hình thức: nhóm - cả lớp


b.1. Phong trào đấu tranh trên quy mô
GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu cả nước
học tập số 1 cho nhóm. Yêu cầu HS theo
dõi lược đồ, hình ảnh và tư liệu về diễn biến
của phong trào cách mạng trên cả nước. Sau
đó hoàn thiện mục 1: diễn biến phong trào
cách mạng trên cả nước.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hoàn thiện bảng niên biểu sau về diễn
biến phong trào cách mạng 1930-1931
trong cả nước:
Thời gian

Nội dung

Kết quả

sự kiện

(Nếu có)

2,3,4/1930
5/1930
6,7,8/1930
9,10/1930
- GV sử dụng tư liệu, hình ảnh, lược đồ và
tích hợp Văn học, Địa lí, Toán học trình bày
diễn biến.
- HS theo dõi để hoàn thiện mục 1 phiếu

học tập.
- Từ tháng 2 – 4/1930: nhiều cuộc đấu
tranh của công nhân và nông dân đã nổ ra
đòi mục tiêu kinh tế và có các khẩu hiệu
chính trị.
GV dùng hình ảnh, lược đồ mô tả cuộc đấu
tranh của nhân dân trong ngày 1/5/1930
nhân kỉ niệm ngày Quốc tế lao động.
Số cuộc đấu tranh trong tháng 5/1930
Bắc kì

21

Trung kì

21

Nam kì

12

Tổng

54

23


(16 cuộc của nông dân, 34 cuộc của công
nhân, 4 cuộc của trí thức tiểu tư sản).

- Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930 và trong
tháng 5, trên khắp cả nước bùng nổ nhiều
cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân
 đòi quyền lợi cho nhân dân lao động
trong nước và thể hiện tình đoàn kết với
nhân dân lao động trên thế giới.
- Trong tháng 6,7,8/1930: phong trào đấu
tranh tiếp tục diễn ra sôi nổi trên phạm vi
cả nước với 121 cuộc đấu tranh.

Số cuộc đấu
6,7,8/1930

tranh

Bắc kì

17

Trung kì

82

Nam kì

22

Tổng

121


trong

tháng

(22 cuộc của nông dân, 95 cuộc của công
nhân, 4 cuộc của trí thức tiểu tư sản).
- 9/1930: phong trào lên đến đỉnh cao, đặc
biệt ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Số cuộc
9,10/1930

đấu

tranh

Bắc kì

29

Trung kì

316

Nam kì

17

Tổng


362

trong

tháng

(hơn 20 cuộc của nông dân, hơn 300 cuộc
của công nhân, hơn 10 cuộc của trí thức tiểu
tư sản).
Sau khi tìm hiểu xong về diễn biến, GV yêu
cầu HS hoàn thành mục 2 của Phiếu học tập

24


số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
2. Nhận xét về phong trào CM 1930-1931
trong cả nước theo bảng sau:
Tiêu chí

Phong trào CM 19301931 trong cả nước

Mục tiêu
Quy mô
Lực lượng
Hình thức
đấu tranh
Sau khi HS hoàn thiện phiếu học tập số 1,
GV thu phiếu và đưa ra Bảng niên biểu và

bảng nhận xét về phong trào cách mạng
1930-1931 trong cả nước đã được chuẩn bị
sẵn (PHỤ LỤC).
Hoạt động 5: Tìm hiểu phong trào ở Nghệ b.2. Phong trào ở Nghệ An, Hà Tĩnh
An và Hà Tĩnh
Tích hợp Lịch sử - Địa lí
GV hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
môn Địa lí – Bài 23 – Lớp 9: Vùng Bắc
Trung Bộ và lược đồ tự nhiên vùng Bắc
Trung Bộ để nắm được điều kiện tự nhiên,
vị trí địa lí của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.
GV cho HS quan sát tư liệu: Nghệ An và Hà
Tĩnh là hai tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ,
diện tích khoảng hơn 22 000km2. Lãnh thổ
hẹp ngang, địa hình chủ yếu là vùng đồi
núi, với diện tích hơn 80% đất tự nhiên.
Đây là vùng đất nghèo, thường gặp thiên
tai: hạn hán, úng lụt, lại bị thực dân, phong
kiến đàn áp, bóc lột tàn bạo. Nghệ - Tĩnh
cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách
mạng. Tại đây có khu công nghiệp Vinh –
Bến Thủy tập trung đông công nhân (trên
6000 người), có 1 đảng bộ mạnh với 2.011
đảng viên và các tổ chức quần chúng phát
triển (công hội, nông hội, hội phụ nữ, Đoàn

25



×