Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.63 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………..
TRƯỜNG THCS ……………….

Chuyên đề tổ KHXH
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM
Ở TRƯỜNG THCS

Người thực hiện: ……………
Chức vụ: Giáo viên

…………………. tháng 10, năm 2019

1


I.Thực trạng chất lượng giáo dục ở trường năm học 2018 - 2019,
Chúng ta đều biết: " Học tập là quyền của tất cả mọi người, tất cả mọi trẻ
em" trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Và tại hội nghị Ban chấp
hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Giáo dục - Đào tạo là
quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển".
Nghị quyết Trung ương 2 về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ đường và tạo đà cho sự
nghiệp giáo dục phát triển. Từ những định hướng lớn, kết hợp với nội lực của
ngành, nền giáo dục của ta cho đến nay đã làm được khá nhiều điều. Tuy nhiên,
bên cạnh những cái mà chúng ta đã làm được thì hiện nay ở nhiều nơi, học sinh
yếu kém ngồi nhầm lớp đang còn nhiều. Đặc biệt là ở bậc THCS có một số học
sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo... Điều này đã gây bất bình rất mạnh mẽ
trong phụ huynh, trong xã hội đối với nền giáo dục.
Năm 1945, khi đất nước mới dành được nền độc lập, nước nhà còn ở trong
tình trạng khó khăn vì thù trong giặc ngoài, Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn dân "


diệt giặc dốt". Theo Người, dốt cũng là một loại giặc và “giặc dốt” còn nguy
hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Từ những lớp bình dân học vụ mà nhân dân ta
thời đó đẩy lùi được cái dốt, cái mù chữ. Vậy mà ngày nay, khi đất nước đã giàu
mạnh, văn minh hơn nhiều, nền giáo dục đã được đầu tư rất lớn với một đội ngũ
thầy cô giáo được đào tạo một cách bài bản lại để học sinh mù chữ và yếu kém
nhiều đến như vậy. Đây là sự trăn trở đối với toàn ngành giáo dục cũng như đối
với toàn xã hội chúng ta hiện nay. Vậy chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào?
Phải nổ lực phấn đấu ra sao? …. để tháo gở vấn đề này.
Nhìn theo góc độ rộng, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có sự
chung tay của gia dình, nhà trường và cả xã hội. Nhìn theo góc độ hẹp hơn đó là
trong phạm vi nhà trường, để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải có sự nỗ
lực của tất cả các môn học, trong đó có môn học Lịch sử.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người
không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần
xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “đức-trí-thể-mĩ”. Ở những mức độ
khác nhau. Nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để
càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt nam thì thông qua Lịch sử, các em
không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn
là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình
thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các
môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình
cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho
các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp
2


phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “ Bắt
nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”.
Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ
trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình

và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ
môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu
hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự
kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái
đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào
thực tế.
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do
bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp,
chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy
được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ
môn khoa học, cần phải có sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa
tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình
trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí
học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "Tích hợp kiến thức liên
môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng học sinh
yếu, kém ở trường THCS" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng
phương pháp trên để giải quyết một vấn đề lịch sử cụ thể. Nhằm giúp giáo viên
lịch sử có thể áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử một cách sinh động, giúp cho
học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn
đồng thời nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường THCS.
Trong năm học 2018 - 2019 trường THCS Bình Dương cũng đã đạt được
những kết quả cụ thể như sau:
Hạnh kiểm:
+ Loại Tốt:

93,84%

+ Loại Khá:


6,05%

+ Loại TBình: 0,11%
+ Không có học sinh xếp loại Yếu, vi phạm tệ nạn xã hội
3


Học lực:
+ Loại Giỏi:

19,14%

+ Loại Khá:

41,47% .

+ Loại TBình:

38,17%

+ Loại Yếu:
+ Loại Kém:

1,21%.
0%.

Kết quả học sinh lên lớp & chất lượng mũi nhọn:
- Số HS lớp 6,7,8 sau khi thi lại được lên lớp: Đạt 100%.
- HS lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS: 221/221 em đạt tỉ lệ
100%.

- Thi vào cấp III : Đạt điểm bình quân 5 môn đạt 6,02 điểm .
- HSG văn hóa cấp tỉnh: có 05 HS đạt giải.
- HSG văn hóa cấp huyện: có 41 HS đạt giải.
- Thi TDTT: Có 17 giải HSG TDTT cấp huyện, 03 giải cấp tỉnh.
- Thi VN học sinh: 01 giải nhì huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vấn đề học sinh yếu kém
vẫn như một bài toán khó làm cho các giáo viên, các bộ môn trong nhà trường
phải trăn trở.
II. Đối tượng học sinh, dự kiến số tiết dạy.
1. Đối tượng học sinh: Học sinh THCS.
2. Dự kiến số tiết dạy: 05 tiết.
III. Hệ thống các phương pháp Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng
dạy bộ môn Lịch ở trường THCS
4


1. Tích hợp với môn Ngữ Văn:
Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những
kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần
thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế
giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng
kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho
bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Văn học và Lịch Sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho
môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có
thể nhận thức một cách rõ ràng, như khi học tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố,
học sinh sẽ hiểu về những thuế, những sưu mà nhân dân phải gánh chịu, hiểu
được những chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, đặc biệt hiểu và thông
cảm sâu sắc cho tình cảnh người nông dân Việt Nam, làm việc cực nhọc “bán

mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng vẫn không đủ sống, mà ta nghĩ là bằng
ngôn từ của mình giáo viên khó có thể khắc họa hết những tủi nhục, những đắng
cay mà người dân phải gánh chịu trong thời kỳ pháp thuộc. Và cũng khó tìm
thấy một ngôn từ nào để diễn tả cho hết sức mạnh như vũ bão của quân ta trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược hơn những lời thơ của Nguyễn
Trãi:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.”
( Bình Ngô đại cáo- Nguyễn Trãi)
Khi dạy bài: : “ Nước Âu Lạc” (Lịch sử 6) trong khi giảng về đất nước
ta rơi vào tay Triệu Trà do sự chủ quan của An Dương Vương, giáo viên yêu cầu
học sinh kể lại (hoặc giáo viên) về câu chuyện Mị Châu-Trọng Thủy, học sinh sẽ
hào hứng hơn trong học tập và nhớ lâu hơn các kiến thức về sự suy vong của nhà
nước.
Khi dạy bài 19 :“Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn” (1418-1427) (Lịch sử 7):
Sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi Nguyễn Trãi đã viết tác phẩm: “Bình
Ngô đại cáo”. Tác phẩm không những nêu bật ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn: “Xã tắc từ nay vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”, mà
còn toát lên niềm tự hào sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo sáng ngời
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” của nhân
dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.
Cũng bằng phương pháp trên ta áp dụng trong bài “Chiến thắng Chi Lăn
g Xương Giang” lịch sử 7.
5


Khi giảng diễn biến trận Chi Lăng –Xương Giang: ta có thể trích dẫn
các câu thơ trong bài “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi:

“… Ngày 18 trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế
Ngày 20 trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu
Ngày 25 bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày 28 Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn
… Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước…”
Khi dạy bài: “Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” (Lịch sử 8) mô tả về
hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà
Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kì, chúng ta có thể
trích dẫn bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”của Nguyễn Đình Chiểu:
“ Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao táu, bầu
ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông chưa nài, sắm dao tu nón gõ.
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy
đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay chém rớt đầu quan hai nọ…”
Thì học sinh sẽ hình dung được ngay về hoàn cảnh của phong trào đấu tranh.
Đối với bài:11 ( Lịch sử 7): “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Tống (1075 - 1077)”.
* Nội dung phấn 2: Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt :
Giáo viên có thể sử dụng thơ ca để minh họa nhấn mạnh bài “Thơ thần” của Lý
Thường Kiệt:
“ Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Bản dịch:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Giáo viên cần đọc minh họa khổ thơ trên và phân tích cho học sinh thấy
bài thơ đã có tác dụng một phần làm cho quân giặc càng thêm hoang mang lo sợ,

mặt khác còn động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ .
Khi dạy bài 14:”Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên “(Thế kỉ XIII) (Lịch sử 7) mục II-Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống
6


quân xâm lược Nguyên (1288). Khi nói về kết quả cuộc kháng chiến: Sau gần 2
tháng phản công, quân dân nhà Trần đã đánh tan tành hơn 50 vạn quân Nguyên,
một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới hồi đó. Đất nước sạch bóng quân thù,
cả dân tộc ca khúc khải hoàn. Trần Quang Khải đã viết bài thơ: ”Tụng giá hoàn
kinh sư”:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu”.
Trong bài 24: “Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” (Lịch sử 8) giáo viên
có thể trích dẫn bài thơ: “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ sơ chạy,
Mất ổ đàn chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn dày đâu vắng,
Lỡ để dân đen mắc nạn này.
Qua bài thơ học sinh có thể thấy được cảnh loạn lạc, khổ ải của nhân dân
ta khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta.
Hoặc giáo viên cũng có thể trích dẫn câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trung
Trực: : “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam
đánh Tây”.Qua câu nói đó học sinh biết được tinh thần kháng chiến của nhân
dân ta, chừng nào người Pháp còn xâm lược nước ta thì chừng đó nhân dân ta

còn kháng chiến.
Khi dạy bài 15: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)” (Lịch sử 8): Giáo viên cũng có thể đưa
ra câu hỏi : Sau khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, ngay năm 1919 nhà
văn Mĩ Giôn-rít đã công bố tác phẩm “Mười ngày làm rung chuyển thế
giới”.Vậy vì sao nhà văn Giôn-rit lại đặt tên cuốn sách là“Mười ngày làm rung
chuyển thế giới”.Dựa vào ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917,
hãy giải thích lí do đó?
Về câu hỏi này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trả lời:
Cách mạng tháng Mười Nga không những làm thay đổi hoàn toàn vận
mệnh đất nước, số phận của hàng triệu con người Nga: Lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng đã đưa người dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ
xã hội chủ nghĩa, làm cho các nước đế quốc phải hoảng sợ.
7


Tiếng vang của cách mạng tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới nước
Nga, có tác động lớn đến thế giới, đã dẫn đến những thay đổi lớn lao và để lại
nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động
và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân các nước, chỉ ra cho họ con đường đúng đắn đi đến thắng lợi
cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước trên thế
giới, nhất là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
Hay trong bài ngữ văn lớp 9 : “Hoàng Lê Nhất thống chí’’.
Giáo viên có thể sử dụng nội dung một phần kiến thức ở bài đó để làm nổi
bật nên tinh thần chiến đấu quật cường của nghĩa quân Tây Sơn:
Trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa được thể hiện qua hình ảnh của người

anh hùng áo vải Tây Sơn với ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ nền độc lập dân
tộc:
“Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Bên cạnh đó phần nào cũng vạch rõ bộ mặt phản dân bất tài của bè lũ Lê
Chiêu Thống….với thắng lợi lẫy lừng đó không thể không nhắc đến công lao to
lớn của Quang Trung –Nguyễn Huệ người anh hùng áo vải mà chính vợ ông là
công chúa Ngọc Hân đã ghi lại sự nghiệp của chồng mình như sau :
“Mà nay áo vải cờ đào.
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình”
Dạy bài: “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (Lịch sử 9), ta có thể
nhấn mạnh khí thế bừng bừng như thác đổ của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng
khắp các địa phương trong toàn quốc bằng đoạn trích:
“ Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy
Nước non ơi hết thảy vùng lên
Bắc, Trung, Nam khắp ba miền
Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay…”
8


Học sinh sẽ chú ý lắng nghe, khi được gọi nhận xét, các em có khả năng
nhận xét được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện
mình đang học bằng hình ảnh miêu tả của bài thơ. Đồng thời còn giúp các em
đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân là những người làm nên lịch sử Là động lực chính đưa cách mạng đến thành công.
Chẳng hạn khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
pháp xâm lược kết thúc” (Lịch sử 9 phần II) sau khi khái quát về kết quả của
chiến dịch Điện Biên phủ, ta có thể trích dẫn mấy câu thơ của Tố Hữu như sau:

“…56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa rầm cơm vắt…Máu trộn bùn non, gan
không núng, chí không mòn…”. Hay những câu thơ:
“Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.
Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng”.
Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm
hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy
rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này
có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của
các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương
đất nước trong nhận thức của các em.
Khi nói về ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ” ta trích câu thơ:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Nhìn chung có rất nhiều kiến thức đẻ vận dụng văn học trong giảng dạy
bộ môn Lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một
trích đoạn nhằm giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa
một vấn đề hây một sự kiện lịch sử đã được học.
Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy
lịch sử không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà
còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình
thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình.
2. Tích hợp với môn Mĩ thuật:
Không những môn Lịch sử chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức với môn
Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Mĩ thuật.
Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch Sử, giúp học sinh
9


phát triển toàn diện về mọi mặt áp dụng vào giảng các bài tìm hiểu về văn hóa xã
hội các thời kỳ lịch sử. Ví dụ như bài “Phong trào văn hóa Phục hưng” Giáo viên

có thể đưa ra những tranh, ảnh thể hiện hiện nội dung của phong trào văn hóa
Phục Hưng, sau đó sẽ giải thích về những nội dung được thể hiện trong tranh.
Cuối cùng, đặt một số câu hỏi giúp học sinh nhận thức vấn đề và rút ra kết luận
cần thiết.
Đối với việc tích hợp môn Lịch sử với môn Mĩ thuật, ta có thể đưa ra hai
nội dung:
* Sử dụng hình ảnh minh họa trong việc giảng dạy các tiết, các phần về
“ Văn hóa các thời kỳ lịch sử”.
Ở mảng này, tập trung vào việc cho học sinh xem các tranh, ảnh về nền
văn hóa các triều đại phong kiến của các nước và của Việt nam và đưa ra các câu
hỏi cho học sinh thảo luận:
Ví dụ: Khi dạy bài 3: “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến
hậu kỳ trung đại ở Châu âu” – Phần 1: “ Phong trào văn hóa Phục
hưng”( Lịch sử 7):
Giáo viên có thể hỏi học sinh: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời
Phục hưng muốn nói lên điều gì?...
Hay trong bài 6: “Các quốc gia cổ đại phong kiến Đông Nam Á” (Lịch
sử 7). Chi học sinh xem các hình ảnh: Đền tháp Bô-nô- bu- đua (In-đô-nê-xi-a);
Chùa tháp Pa-Gan (Mi-an-ma); Đền tháp Ăng-co-vát (Căm-pu-chia); Thạt
Luổng ( Lào)… để học sinh thấy được trình độ kiến trúc thế kỷ X – XVIII. Qua
đó thấy được lịch sử phát triển của các triều đại phong kiến thời đó.
Dạy bài 12: “ Đời sống kinh tế- Văn hóa” ( Lịch sử 7),chúng ta có thể
cho các em xem các bức tranh, ảnh chụp các đền, chùa, tượng phật, đồ gốm cổ,
phân tích cho các em thấy những nét kiến trúc, nét hoa văn khác nhau qua các
thời kỳ để các em hiểu được quá trình phát triển của lịch sử đất nước và hiểu
được giá trị của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
* Sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy các bài về các cuộc chiến tranh,
khởi nghĩa:
Cho các em xem tranh, ảnh minh họa, từ đó các em cảm nhận được về
chiến tranh, về quyền lực của các tổ chức, các triều đại…

Ví dụ khi dạy bài 6: “Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX,
đầu thế kỷ XX”
Cho học sinh xem bức tranh “ Tranh đương thời nói về quyền lực của các
tổ chức độc quyền ở Mĩ” (Chú ý các chữ viết trên mình mãng sà: Monopoly –
Độc quyền ) để thấy rõ chế độ độc quyền đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính
10


trị của nước Mĩ và khu vực như thế nào. Và giúp học sinh hiểu được đây chính
là nguyên nhân gây ra các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực, thuộc địa…
Bài 4: “ Phong trào công nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa Mác”
( Lịch sử 8): Cho học sinh xem bức ảnh “ Lao động trẻ em trong hầm mỏ ở
Anh”. Giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh thảo luận: Vì sao giới chủ lại thích
sử dụng lao động trẻ em? Liên hệ với trẻ em ngày nay, công ước về quyền trẻ
em… Từ đó thấy được tính ưu việt của chế độ ta. Đồng thời liên hệ ngay ở địa
phương: Một số trẻ em chưa đến tuổi lao động cũng đã bỏ học đi làm và bị bóc
lột sức lao động mà không biết.
Trong bài 2: “Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII”(Lịch sử 8)
giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về tình cảnh nông dân Pháp trước cách
mạng và đưa ra câu hỏi: Quan sát bức tranh em hãy mô tả tình cảnh người nông
dân trong xã hội Pháp lúc bấy giờ?.Về câu hỏi này giáo viên hướng dẫn học sinh
trả lời: Đời sống của người nông dân Pháp trước cách mạng vô cùng khổ cực:
Hình ảnh người nông dân già cõng trên lưng hai người muốn nói lên người nông
dân chịu nhiều tầng áp bức bóc lột, tay người nông dân cầm một cái cuốc thể
hiện công cụ lao động của người nông dân vẫn còn thô sơ, lạc hậu, bên cạnh đó
là sự phá hoại mùa màng của chim, chuột…
Hay trong bài 29: “ Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
và những chuyển biến về Kinh tế- xã hội ở Việt Nam” cho học sinh xem các
bức tranh “ Nông dân, công nhân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” Từ đó học
sinh thấy rõ chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đối với nước

ta.
3. Tích hợp với môn Địa lí:
Ngoài môn Ngữ Văn và môn Mĩ thuật thì môn Địa lí là một môn học có
kiến thức liên quan trong quá trình dạy học môn Lịch sử.Qua kiến thức môn Địa
lí giúp các em hiểu được sâu sắc hơn về một sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Khi dạy bài 11: “Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- Đầu thế kỉ
XX” giáo viên đưa phần kiến thức giới thiệu về khu vực Đông Nam Á: Đó là
một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km vuông, dân số hơn 500
triệu người (cuối thế kỉ XIX). Là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài
nguyên...nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương
Tây.
Khi dạy bài 24: “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873”(Lịch
sử 8) trong phần tìm hiểu về “ Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt
Nam” ta có thể đưa kiến thức của môn Địa lí: Vì nước ta có vị trí địa lí thuận lợi,
nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái
Bình Dương. Nước ta giàu tài nguyên: Lúa gạo, khoáng sản, động thực
vật...Nước ta còn đông dân cư tạo ra nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ
11


rộng lớn. Vào cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam suy yếu, đó là thời
cơ để thực dân Pháp xâm lược nước ta. Trong bài này giáo viên cũng có thể đưa
ra câu hỏi: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công mở đầu cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1858? Giáo viên có thể vận dụng kiến thức
của môn Địa lí kết hợp với kiến thức môn lịch sử:
Đà Nẵng là một vị trí chiến lược quan trọng, nếu chiếm được sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng, lại
nằm trên đường thiên lí Bắc Nam.
Đà Nẵng chỉ cách Huế 100 km, qua đèo Hải Vân, tại đây có nhiều người

theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu hoạt động từ trước làm
hậu thuẫn. Dụng ý của Pháp là sau khi chiếm được Đà Nẵng, sẽ tiến thẳng ra
Huế, buộc triều đình Huế đầu hàng.
Hậu phương Đà Nẵng là đồng bằng Nam –Ngãi có thể lợi dụng để thực
hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
Hay khi dạy bài 12: “Những thành tựu chủ yếu chủ yếu và ý nghĩa lịch
sử của cách mạng khoa học-kĩ thuật”(Lịch sử 9): Giáo viên có thể phân tích
tác động của cách mạng khoa học –kĩ thuật: Làm thay đổi cơ cấu dân cư lao
động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm
dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các nghành dich vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở
các nước phát triển cao.
Vídụ khi dạy bài 14: “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất”(Lịch
sử 9) khi dạy về nội dung chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
trong đó có nội dung Pháp tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là đồn
điền cao su và khai thác mỏ, chủ yếu là mỏ than vì đây là những nguồn tài
nguyên vốn có của Việt Nam.Còn khi phân tích về tác động của chính sách khai
thác của thực dân Pháp đối với xã hội nước ta, làm cho xã hội xuất hiện thêm hai
giai cấp là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
Khi dạy mục 2- phần II- bài 27: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953- 1954)” (Lịch sử 9) giáo viên cần
khaesc sâu địa danh Điện Biên Phủ bằng kiến thức Địa lí để nọc sinh thấy được
vị trí chiến lược quan trọng địa điểm này .Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra tại
lòng chảo Mường Thanh, tỉnh Lai Châu, nay thuộc thành phố Điện Biên, tỉnh
Điện Biên.
Điện Biên Phủ bao quanh là núi và nằm trong thung lũng Mường Thanh,
chiều dài khoảng 20 km, chiều rộng 6 km do sông Nậm Rốm bồi đắp. Đây là
đồng bằng giữa núi lớn nhất vùng Tây Bắc Việt Nam. Điện Biên Phủ cách biên
giới Việt – Lào khoảng 35 km, cách Hà Nội khoảng 474 km.
12



Như vậy, khi học sinh biết được các đặc điểm địa lí của Điện Biên Phủ các
em sẽ thấy được vị trí quan trọng của cứ điểm này và nguyên nhân vì sao thục
dân Pháp lại xây dựng ở đây một pháo đài bất khả xâm phạm, cũng như thấy
được sự vất vả, gian khổ của cha ông ta trong chiến dịch này.
Hay khi dạy phần Lịch sử địa phương giáo viên có thể đưa sự kiện: “Tối
ngày 14 tháng 3 năm 2016 tại thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đã diễn ra lễ
đón nhận bằng di tích quốc gia đặc biệt- di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
Tây Thiên- Tam Đảo; di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Sơn- Sông
Lô. Đây là sự kiện văn hóa, chính trị lớn vủa tỉnh khẳng định sự đóng góp của
đất và người Vĩnh Phúc vào kho tang di sản văn hóa dân tộc, khẳng định những
giá trị tiêu biểu, đặc sắc, những nét riêng của kho tàng văn hóa đã được các thế
hệ người dân Vĩnh Phúc sáng tạo nên qua các thời kì”. Trước sự kiện trên, là một
công dân của Vĩnh Phúc, em thấy mình cần có nghĩa vụ gì trong việc bảo tồn các
di tích quốc gia đặc biệt này? Về câu hỏi này giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh trả lời: Là một công dân Vĩnh Phúc, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm phải
giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo đối với các di tích, đồng thời thể hiện niềm tự hào sâu
sắc.
4. Tích hợp với môn GDCD:
Ngoài các môn học khác thì môn GDCD cũng là một môn học có kiến
thức liên quan đến dạy học lich sử. Khi học lịch sử các em đã hiểu được quá
trình đấu tranh giữ nước và dựng nước của ông cha ta, thấy được sự hi sinh lớn
lao của các vị anh hùng dân tộc. Môn học GDCD giáo dục học sinh ý thức tích
cực, tự giác và cố gắng trong học tập, để trở thành những con ngoan, trò giỏi, trở
thành những người công dân tốt, góp phần dây dựng đất nước trở nên giàu đẹp
để tỏ lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc và đáp ứng lòng mong đợi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đất nước Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập
của các cháu”.

Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn
cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng
như nội dung sâu sa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Ngược lại Văn
học, Mĩ thuật, Địa lí làm cho các sự kiện, các kiến thức của lịch sử dễ dàng thấm
vào tiềm thức của con người.Còn môn GDCD dạy các em về cách làm người.
Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử
học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các
khoa học này hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ
những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các
khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người.
13


Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái
quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây
dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không
có cơ sở vững chắc”.
Thông qua giảng dạy lịch sử, góp phần giáo dục hình thành nhân cách cho
học sinh, biết ơn thế hệ đi trước đã hi sinh cho độc lập của đất nước, từ đó hình
thành và bồi đắp thêm tinh thần yêu quê hương, đất nước, quyết tâm học tập để
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Về sự kết hợp này ta thấy ở hầu hết các
bài học lịch sử nào cũng có vì học lịch sử là trân trọng quá khứ, biết ơn các thế
hệ trước, là những bài học kinh nghiệm quý giá để lại cho muôn đời sau.
5.Tích hợp với môn Âm nhạc:
Đôi khi, trong nhiều giờ học Lịch sử sẽ rất căng thẳng nếu chỉ thấy những
trận đánh, những kế hoạch, những chiến dịch những thất bại của địch, những
thắng lợi của ta….Để xua tan những căng thẳng đó thì hiệu quả nào bằng nghe
một bài hát có liên quan. Ví dụ: Khi giảng dạy các chiến dịch trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ của lịch sử Việt Nam, giáo viên có thể cho học sinh
nghe những bài hát về truyền thống cách mạng: Hò kéo pháo, Chiếc gậy Trường

Sơn…
6. Tích hợp với môn Toán:
Không phải bài học lịch sử nào cũng có yếu tố Toán học, sự kết hợp tưởng
chừng như không thể có, không thể liên quan, xong đôi khi ta vẫn thấy có ở một
vài bài, khi ấy các kiến thức về Toán học lại có những tác dụng nhất định.Ví như
khi dạy bài 2: “Cách tính thời gian trong lịch sử”( Lịch sử 6) nếu không có
kiến thứ Toán học thì học sinh làm sao có thể biết csch ghi thứ tự thời gian, cách
tính khoảng cách thời gian của các sự kiện lịch sử…..
7. Tích hợp với môn Sinh học, Vật lí, Hóa học và các môn học khác:
Ngoài tích hợp với môn Ngữ văn, Địa lí, Mĩ thuật và môn GDCD, Âm
nhạc, Toán học.. môn Lịch sử còn có thể tích hợp kiến thức với các môn học
khác như: Sinh học, Vật lí, Hóa học….
Khi học bài 8: “Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ
thuật thế kỉ XVIII- XIX”(Lịch sử 8) học sinh còn biết được những phát minh
về khoa học- kĩ thuật, các nhà thơ, các nhạc sĩ và họa sĩ nổi tiếng thế kỉ XVIIIXIX:
Những thành tựu về kĩ thuật: Sự ra đời của thuật luyện kim, đặc biệt là
việc phát minh ra máy hơi nước, đã làm cho nghành giao thông vận tải tiến bộ
nhanh chóng.
Về khoa học tự nhiên: Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra
thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ.
14


Thế kỉ XIX, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp(Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật
chất và năng lượng.
Năm 1837,nhà bác học Puốc - kin- giơ (Sec) khám phá bí mật sự phát
triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
Măm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di
truyền.
Về khoa học xã hội: Ở Đức chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được

xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bach và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmit
và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông,
Phu-ri-ê (Pháp) và Ô-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa
học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăngghen đề xướng.
Về văn học và nghệ thuật: Ở Pháp, có các nhà tư tưởng như Vôn-te,
Mông-te-xki-ơ, Rút-xô.
Trong thế kỉ XIX, nhiều nhà văn tiến bộ còn vạch trần bộ mặt thật của xã
hội tư bản.
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến
bộ. Tiêu biểu là: Ban-dắc ở Pháp, Đích-ken ở Anh, Gô-gôn, Lep-tôn-xtôi ở
Nga…
Trong âm nhạc, xuất hiện nhiều thiên tài như Mô-da (Áo), Bách và Bét-tôven (Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga)…
Trong danh họa, xuất hiện nhiều danh họa nổi tiếng như: Đa-vít, Đơ-lacloa, Cuốc-bê, Gôi-a…
Còn trong bài 22: “Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật và văn hóa thế
giới nửa đầu thế kỉ XX”(Lịch sử 8), học sinh nắm được những thành tựu của
khoa học-kĩ thuật trong nửa đầu thế kỉ XX như trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời
của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đăc biệt là thuyết tương đối của An-be Anhxtanh.
Trong các lĩnh vực khác như Hóa học, Sinh học và các khoa học về trái
đất…cũng đạt được những thành tựu to lớn.
Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, nhiều phát minh đã được đưa vào sử
dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói
và phim màu….
IV. Kết quả triển khai chuyên đề
- Khi chuyên đề được báo cáo tại chuyên đề trường , các thầy cô dạy bộ
môn Lịch sử của trường đều đánh giá tốt chuyên đề về tính thiết thực và khả
năng áp dụng của chuyên đề, nó còn phù hợp với đối tượng gọc sinh yếu kém
15



trong nhà trường, các thầy cô coi đây là một tài liệu hay, một phương pháp tốt để
áp dụng giảng dạy các đội tuyển của mình.
Tuy nhiên, chuyên đề vẫn không thể tránh được những thếu sót, những ý
kiến mang tính chủ quan của cá nhân. Vì vậy tôi mong muốn nhận được các ý
kiến đóng góp của đồng nghiệp để chuyên đề của trường chúng tôi được hoàn
thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!

16



×