Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giảng dạy tác phẩm “ rừng xà nu” ( nguyễn trung thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 42 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
----------------------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA
GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “ RỪNG XÀ NU” ( NGUYỄN TRUNG
THÀNH) BẰNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

Tác giả sáng kiến: LÊ THỊ HỒNG LIỄU
*Mã sáng kiến:

31.51.11

Năm 2019
1


MỤC LỤC
Trang
1.Lời giới thiệu................................................................................................3
2.Tên sáng kiến................................................................................................4
3. Tác giả sáng kiến.........................................................................................4
4.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hồng Liễu.......................................4
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn ......................................................4
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử........................5
7.Mô tả bản chất của sáng kiến......................................................................5
7.1 Thực trạng vấn đề.......................................................................................5
7.2 Giải pháp cho vấn đề ..................................................................................8


7.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm .................................................................9
7.4 Mô tả nội dung sáng kiến.............................................................................15
7.5 Kết quả đạt được .......................................................................................28
Kết luận ............................................................................................................33
Phụlục…………………..……………………………………………………………
+Phụ lục 1......................................................................................................34
+ Phụ luc 2………………………………………………….................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................39
8. Những thông tin bảo mật ( nếu có)............................................................40
9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến...........................................40
10.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có)..............................41..
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả...............................................................41
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến của tổ chức, cá nhân..................................................................41
11.Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có)................................................................42
2


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục là nhằm xây dựng những con người
và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn và
phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, phát huy tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam. Hơn nữa, đó còn
là những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân,

làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kĩ năng
thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỉ luật, có sức
khỏe, là những người xây dựng xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn
dặn của Bác Hồ.
Với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường, dạy học
sinh biết ứng dụng những kĩ năng cơ bản trong học tập vào cuộc sống đúng như
mục đích học tập mà Unesco đã đề ra “ Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để khẳng định mình”. Trước những yêu cầu bức thiết của giáo dục và
cuộc sống, các nhà giáo dục đã và đang miệt mài đổi mới phương pháp theo
hướng phát huy tính tích cực, tự giác của người học. Từ đó, phải làm sao để học
sinh say mê, hứng thú học tập, tìm thấy ở học tập tình cảm nhân văn.
Giáo dục đã và đang hướng con người tới sự phát triển toàn diện, nhưng
ngành giáo dục và công tác giáo dục cũng đang đứng trước bao thử thách, khó
khăn. Từng ngày, từng giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các
câu chuyện giáo dục, chúng ta phải nghe biết bao nhiêu những câu chuyện đau
lòng khiến cho những con người đang “trồng người” phải trăn trở, lo âu: đó là
những học sinh vô lễ, đánh thầy cô giáo, học sinh đánh nhau trước cổng trường,
những clip bạo lực được quay và tung lên mạng, những câu chuyện học trò yêu
đương gây bao hậu quả đau lòng…Học trò ngày nay được tiếp cận với công
nghệ thông tin hiện đại lại vốn là thế hệ trẻ thời hiện đại để thích ứng với cái
mới. Rồi còn đó những lo ngại của cha ông khi giới trẻ quay lưng lại với truyền
thống, đang bỏ qua những nề nếp tốt đẹp mà bao thế hệ đã giữ gìn, phát huy.
3


Phải làm sao để định hướng, dạy các em lựa chọn? Đó là câu hỏi lớn mà tất cả
chúng ta phải đau đầu trăn trở. Để từng bước giải đáp nó các nhà trường đang
chú trọng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh coi đây là một nội dung
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Môn học Ngữ văn trong
trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục

này.Với sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
giảng dạy tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số
phương pháp dạy học tích cực” người viết sáng kiến kinh nghiệm nhận thấy
các tác phẩm văn chương có khả năng đặc biệt trong khơi gợi tình cảm, định
hướng các giá trị sống cho học sinh THPT. Đặc biệt nhất là tác phẩm thuộc thể
loại truyện ngắn, có thể triển khai kĩ năng sống mà không cần đưa thêm thông
tin, kiến thức nặng nề vào nội dung bài học, chỉ thông qua các phương pháp dạy
học tích cực. Qua sáng kiến này, người viết muốn đi sâu vào một số nội dung
trong giáo dục kĩ năng sống: giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định
các giá trị, kĩ năng kiên định, đảm nhận trách nhiệm…Từ đó, giúp học sinh có
nhận thức tư tưởng đúng đắn, nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết sống và phấn
đấu không chỉ cho bản thân mà còn biết sống vì gia đình, quê hương.
2.Tên sáng kiến:
“Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua giảng dạy tác phẩm “ Rừng
Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương pháp dạy học tích cực”
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Lê Thị Hồng Liễu.
Địa chỉ: Trường THPT Bình Xuyên.
Số điện thoại: 0979.233.012
Email:
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Lê Thị Hồng Liễu.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết:
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Bộ môn Ngữ văn.

4


- Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Với đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh qua giảng dạy tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung
Thành)

bằng một số phương pháp dạy học tích cực”người viết mong muốn hướng tới:
+/ Khơi gợi tình cảm, định hướng các giá trị sống cho học sinh THPT
thông qua các phương pháp dạy học tích cực.
+/Qua sáng kiến này, người viết muốn đi sâu vào một số nội dung trong
giáo dục kĩ năng sống: giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định các giá
trị, kĩ năng kiên định, đảm nhận trách nhiệm…
+/ Hình thành cho học sinh có nhận thức tư tưởng đúng đắn, nuôi dưỡng
ước mơ, lí tưởng, biết sống và phấn đấu không chỉ cho bản thân mà còn biết
sống vì gia đình, quê hương.
6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ tháng 09/2017 đến tháng 05/2018. Sáng kiến được áp dụng vào giảng
dạy tiết 64-65 ở lớp 12A1,12A8 trường THPT Bình Xuyên.
7. Mô tả bản chất sáng kiến
7.1 Thực trạng vấn đề
7.1.1 Tình hình dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông:
* Về phía giáo viên:
- Trong quá trình soạn giáo án đầu tư cho tiết dạy trên lớp, sách giáo viên,
chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ trình bày kiến thức cần đạt một số thao tác, phương
pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, không đưa ra nội dung, phương pháp cụ
thể để giáo dục kĩ năng sống. Vấn đề này được giáo viên xem xét rối giáo dục kĩ
năng phù hợp nên đòi hỏi người thầy phải đầu tư, phải có sự linh hoạt thì giáo
dục mới đạt hiệu quả.
- Một số giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa cân đối thời gian, cung
cấp quá nhiều kiến thức nên không có thời gian phát vấn hay thảo luận một số
bài tập khác để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Hoặc việc giáo dục kĩ năng
sống thông qua câu hỏi bài nào tiết nào cũng thế tạo sự nhàm chán, đơn điệu cho
học sinh.
5



* Về phía học sinh:
- Hiện nay, việc học văn của các em chủ yếu là đọc và học thuộc văn bản,
ghi nhớ lời dạy của thầy cô. Đặc biệt là học sinh lớp 12, các em học lệch để
chuẩn bị cho thi đại học, cao đẳng khối A, B nên không dành thời gian đầu tư
nhiều cho môn văn dẫn đến các em không tự bồi dưỡng cho mình kĩ năng sống.
Thực tế cho thấy, môn Ngữ văn trong nhà trường chưa thực sự hấp dẫn học sinh.
Điều đó có ảnh hưởng từ xu hướng chọn trường và khối thi, việc làm trong xã
hội và việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn chưa có sự chuyển biến
tích cực. Trong một điều tra nhanh của chúng tôi trên đối tượng học sinh lớp
12A1, 12A8 trường THPT, đa phần học sinh gặp khó khăn khi hỏi về kĩ năng
sống của bản thân. Năm học 2015-2016 đã có sự đổi mới trong yêu cầu thi
THPT Quốc gia. Thực hiện đổi mới trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện thế hệ trẻ, trong đề thi tốt nghiệp, thi THPT Quốc gia, Bộ GD-ĐT
đã đưa giáo dục kĩ năng sống vào phần đọc hiểu, đề Nghị luận xã hội. Ví dụ đề
thi THPT Quốc gia năm 2015 Có ý kiến cho rằng: việc rèn luyện kĩ năng sống
cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Anh/chị hãy viết một bài văn nghị
luận (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Cho nên, tôi nhận
thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua một số truyện ngắn lớp
12 là vô cùng cần thiết.Đến năm học 2017-2018, một lần nữa nền giáo dục Việt
Nam lại có một sự chuyển biến lớn trong việc tổ chức chung kì thi THPTQG và
xét tuyển Đại học. Văn là một trong ba môn bắt buộc. Đề thi môn Văn cũng có
rất nhiều đổi mới cho phù hợp với việc phân loại học sinh.Điều đó đặt ra yêu
cầu cần thiết phải chú trọng đến việc định hướng,đổi mới phương pháp dạy và
học đã đặt ra vấn đề không chỉ là phương pháp chung chung mà chính là đi vào
các thao tác giảng dạy cụ thể để đem lại hiệu quả thực sự, không phải chạy theo
thành tích mà là đào tạo những con người có tư duy và năng lực nhạy bén, thông
minh. Hơn nữa, những năm gần đây, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
các trường THPT đang được các cấp quan tâm.
7.1.2. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
6



- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người
sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ
năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, cộng đồng và đất nước.
- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,
giàu mơ ước, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội,
còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động… Đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên
chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực luôn đặt vào những
hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn ,
thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu
thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào
lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng dễ phát triển lệch lạc về nhân cách. Một
trong các nguyên nhân dẫn đấn các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học
sinh phổ thông trong thời gian vừa qua như : nghiện hút, bạo lực học đường, đua
xe máy, ăn chơi sa đọa,… chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cấn thiết
như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải
quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp…
-Việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là giúp các em rèn luyện hành
vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có
khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối
quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an
toàn, hài hòa và lành mạnh.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh với bản chất là hình thành và phát
triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với
những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống
của cuộc sống rõ ràng là phù hợp, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông.
Phương pháp giáo dục kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích

cực như hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, tranh luận động não, viết tích cực…
7


cũng là phù hợp với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ
thông.
Như vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ
thông là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Môn Ngữ
văn có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách,
phẩm chất con người. Vì thế đề tài: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua
giảng dạy tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một số
phương pháp dạy học tích cực” đề phần nào góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện thế hệ trẻ.
7.2. Những giải pháp cho vấn đề
7.2.1. Những giải pháp chung
- Yêu cầu quan trọng nhất là phải đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng bài
học với học sinh lớp 12 khi các em đang chuẩn bị cho những kì thi quan trọng
trước mắt
- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cần nhất quán với mục tiêu của bài học
Ngữ Văn 12
- Giáo dục kĩ năng sống thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích
cực cần thực hiện linh hoạt, phù hợp từng bài học và đối tượng học sinh
- Giáo dục kĩ năng sống có thể và cần được tiến hành ở nhiều tình huống,
nhiều thời điểm, phù hợp với đối tượng, nhẹ nhàng, tự nhiên không gượng ép,
cứng nhắc.
- Yêu cầu về cách thức: Thông qua giáo dục môn học, qua thực hiện các
phương pháp dạy học tích cực, vừa giáo dục kĩ năng sống vừa giáo dục về tình
cảm, tâm hồn.
7.2.2. Giải pháp cụ thể về việc giáo dục kĩ năng sống qua giảng dạy tác
phẩm: Rừng Xà Nu (Nguyễn Trung Thành) bằng một số phương dạy họ tích

cực:
Dựa vào nội dung và yêu cầu giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn đã được
nêu trong tài liệu “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT”
(Tài liệu của Bộ giáo dục và đào tạo- NXB Giáo dục 2010). Với giới hạn của đề
8


tài người viết chỉ xin nêu ra một vài nội dung dựa trên một số tài liệu hướng dẫn
đối với một vài truyện ngắn trong chương trình SGK Ngữ văn 12, Đặc biệt là tác
phẩm văn học thời kháng chiến chống Mĩ “Rừng Xà Nu”(Nguyễn Trung
Thành).
7.2.2.1. Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách tiếp cận và cảm nhận
thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những
cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa
lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi
trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí
chống lại kẻ thù tàn ác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm, cách thể hiện tư tưởng thông qua hình tượng nghệ thuật, hệ thống
nhân vật, giọng điệu.
- Kĩ năng tự nhận thức: Thông qua hình tượng rừng xà nu nà nhân vật Tnú
để nhận ra chân lí: Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo
- Kĩ năng xác định các giá trị: Học sinh tìm kiếm những giá trị đích thực
của độc lập tự do, của tinh thần đoàn kết, của bài học: dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng.
7.2.2.2. Giáo dục kĩ năng sống thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy
học tích cực
- Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh

- Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
-Các kĩ năng thông qua hệ thống câu hỏi:
7.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
qua giảng dạy tác phẩm “ Rừng Xà Nu” ( Nguyễn Trung Thành) bằng một
số phương pháp dạy học tích cực”:
7.3.1. Về phương pháp
9


Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh là những bạn đọc còn hạn chế về vốn
sống, kinh nghiệm thực tế nhưng lại có khả năng rung động và có cảm xúc đặc
biệt với tác phẩm văn học. Vì vậy vai trò của thầy cô giáo là phải bổ sung, bồi
dưỡng vốn sống, phát triển các năng lực cảm thụ cho học sinh và hướng dẫn họ
đến với tác phẩm văn học một cách đúng nhất, gần nhất. Để làm được nhiệm vụ
cao quý và nặng nề này, thầy cô giáo cần có những phương pháp thích hợp,
đồng thời phải biết cách sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích tác phẩm
một cách nhuần nhuyễn nhất, nhằm giúp học sinh vừa nắm bắt tri thức, vừa nắm
bắt phương pháp học tập nghiên cứu.
7.3.2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực:
- Động não: Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến về ý nghĩa biểu tượng của
rừng xà nu, về những bài học thông qua tác phẩm, ý nghĩa tác phẩm với thế hệ
trẻ ngày nay.
- Thảo luận nhóm: trao đổi về ý nghĩa, vẻ đẹp trong hình tượng nhân vật
Tnú và tập thể làng Xô Man.
- Trình bày một phút: Học sinh trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của
cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Chú ý đến đặc trưng của thể loại vừa là một yêu cầu vừa là một nguyên
tắc của quá trình phân tích và giảng dạy tác phẩm văn học.
- Rèn luyện phương pháp đọc hiểu cho học sinh

Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp
học, hướng tới việc hình thành phát triển năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng lực
tiếp nhận và xử lý thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực trình bày, năng
lực tạo lập các loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Dạy học đọc hiểu là một
trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong
tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta coi phân tích tác phẩm hay giảng
văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn, thì hiện nay đã có những thay đổi
trong cách tiếp cận này. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu không có nghĩa là nhằm
10


cảm thụ một chiều cho học sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được
học mà hướng dẫn cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá
những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học
sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động
đọc hiểu của học sinh cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ
thấp đến cao, từ đọc đúng, đọc thông, đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc
sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc hiểu của học sinh cũng chính là hình
thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy.
Trong quá trình đọc hiểu học sinh cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân – là những hiểu
biết về chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ
đề, thể loại của văn bản.
- Thể hiện những hiểu biết về văn bản
+ Tìm kiếm thông tin, đọc lướt để tìm ý chính, đọc kỹ tìm các chi tiết
+ Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, phân tích, kết nối, tổng hợp…
thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản.
+ Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản
- Vận dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu vào việc đọc các loại
văn bản khác nhau, sẵn sang thực hiện các nhiệm vụ học tập, các nhiệm vụ trong

đời sống yêu cầu dùng đến hoạt động đọc hiểu.
+ Đọc các văn bản khác (ngoài chương trình, sách giáo khoa) có cùng đề
tài/ chủ đề hoặc hình thức để thực hiện củng cố hiểu biết và rèn luyện kỹ năng
đọc hiểu.
+ Trình bày những giải pháp để giải quyết một vấn đề cụ thể từ việc vận
dụng những hiểu biết về văn bản đã đọc hiểu.
- Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh
để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách ghi nhớ chi tiết
để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề thành một dạng của lược đồ phân
nhánh. Cách ghi chép này khoa học, giúp cho học sinh dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.
11


Việc nhớ và ghi lại các thông tin sau này sẽ dễ dàng, đáng tin cậy hơn so với khi
sử dụng phương pháp truyền thống. Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy sẽ có
những ưu điểm sau:
- Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
- Quan hệ hỗ trợ tương ứng giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng
quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần ý chính.
- Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
- Ôn tập và ghi nhớ sẽ rất hiệu quả và nhanh hơn.
- Thêm thông tin (ý) dẽ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
- Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
- Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng,
bát chap thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh
chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
Như vậy, bản đồ tư duy là một công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và
trình bày các khái niệm trong lớp học. Bản đồ tư duy giúp cho giáo viên tập
trung vào các vấn đề cần trao đổi cho học sinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan

về chủ đề mà không có thông tin thừa. Học sinh sẽ không phải tập trung vào
việc đọc chép dài dòng, mà thay vào đó sẽ lắng nghe những gì mà thầy cô giáo
diễn đạt. Hiệu quả bài học sẽ tăng lên.
Khi dạy học bài “ Rừng Xà Nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành, giáo
viên có thể tóm tắt hoặc cho học sinh ghi lên bảng tóm tắt lại nội dung bài học
theo bản đồ tư duy.

12


(Nguồn: internet.vn)
13


Với phương pháp bản đồ tư duy, giáo viên có thể cho học sinh tổng kết lại
ở phần kết thúc bài học hoặc trong quá trình giảng bài, vừa tổng kết kiến thức và
vừa là để ghi nhớ bài học một cách ngắn gọn, dễ nhớ nhất. Có một điều thú vị
nữa là trong quá trình giảng dạy, thầy cô giáo có thể thêm ngay vào bản đồ tư
duy bài giảng của mình những ý tưởng hay, đột phá mà thầy cô chợt nghĩ ra hay
từ sự đóng góp, phát hiện của học sinh. Làm như vậy bài học sẽ không bị nhàm
chán mà lại gây được sự hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ không còn sợ cảm
giác học môn văn dài, ghi chép mỏi tay đáng sợ nữa. Môn văn sẽ trở nên khoa
học hơn, ngắn gọn và súc tích hơn
-Các kĩ năng thông qua hệ thống câu hỏi:
- Giáo viên đặt câu hỏi, nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu: Hiện thực mà tác
giả đề cập trong truyện ngắn là gì?
Học sinh tìm ra đơn vị kiến thức:
+ Đó là cuộc chiến đấu kiên cường của dân làng Xô Man nói riêng và
nhân dân Tây Nguyên nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Qua đó, giáo viên rèn kĩ năng tự nhận thức cho học sinh.

- Tiếp theo, giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai hình
tượng trong tác phẩm đó là hình tượng cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú.
+ Khi phân tích nhân vật Tnú, giáo viên lưu ý kiến thức: Vợ con anh bị
giặc bắt đánh đập cho đến chết. Anh bị giặc bắt, bị đốt mười đầu ngón tay bằng
nhựa xà nu. Mỗi ngón tay anh còn 2 đốt nhưng anh vẫn tham gia lực lượng vũ
trang. Anh đã vượt qua bi kịch cá nhân để cầm súng tiêu diệt kẻ thù bảo vệ quê
hương.
- Giáo viên giáo dục cho học sinh: Đứng trước lợi ích cá nhân và lợi ích
dân tộc chúng ta phải biết hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, đất nước.
- Tiếp theo, khi phân tích nhân vật cụ Mết, giáo viên đặt câu hỏi: Em có
suy nghĩ gì về lời nói của cụ Mết “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm
giáo!”.
14


+ Học sinh sẽ tìm ra đơn vị kiến thức: Chứng kiến cái chết thảm thương
của Mai và sự bất lực của Tnú trước sự tra tấn dã man tàn bạo của bọn thằng
Dục, cụ Mết càng thấm hiểu là đối với kẻ thù chỉ có 2 bàn tay trắng, chỉ có 2 bàn
tay không thì không thể nào đối đầu với chúng được, phải cầm vũ khí đứng lên!
-Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh: Trong cuộc sống, khi kẻ thù gây
rối, chống phá, xâm lược, chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo
lực phản cách mạng.
7.4. Mô tả nội dung sáng kiến:
7.4.1. Tổ chức định hướng bài học:
Định hướng có nghĩa là xác định một phương hướng, con đường đi nhằm
đạt đến kết quả, mục đích nhất định. Đây cũng là khâu đầu tiên trong quá trình
tiếp cận tác phẩm.
Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh lớp 12A1,12A8 có học lực trung
bình, khả năng tiếp nhận tác phẩm còn hạn chế bởi vậy cần tổ chức hoạt động
chuẩn bị bài ở nhà mang tính chất định hướng cho bài học trên lớp.

Phần lược trích tác phẩm vẫn còn khá dài nên việc đọc ở trên lớp chỉ
mang tính chất chọn lọc. Giáo viên yêu cầu học sinh phải đọc kĩ tác phẩm ở nhà,
tóm tắt và chuẩn bị các câu hỏi theo sách giáo khoa.
Để định hướng phân tích tác phẩm theo các phương pháp dạy học tích cực, giáo
viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại truyện ngắn, học sinh phát hiện được
đặc điểm của “cái tôi” tác gỉa trong tác phẩm, vẽ sơ đồ tư duy...
7.4.2. Tổ chức các hoạt động Đọc - hiểu văn bản
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp, chú trọng đến dạy học nêu
vấn đề, khai thác câu hỏi tình huống, sử dụng bản đồtư duy, nhấn mạnh liên hệ
thực tế chúng tôi thiết kế giáo án thử nghiệm. (Lưu ý rằng đây là giáo án thử
nghiệm minh họa dạy trong 2 tiết 64, 65. Trong giáo án không tách riêng từng
tiết một để thấy được sự liền mạch. Còn trong thực tế soạn và dạy, tôi có tách
riêng từng tiết).

15


*Tiết dạy thực nghiệm
Ngày soạn: 01/03/2018
Ngày dạy, lớp dạy: 12A1 ( 4,5/3/2018), 12A8 ( 7,8/3/2018)
Tiết 64-65: Đọc văn: RỪNG XÀ NU( Nguyễn Trung Thành)
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
a .Kiến thức:
- Nắm vững đề tài, cốt truyện, các chi tiết sự việc tiêu biểu và hình tượng
nhân vật chính; trên cơ sở đó, nhận rõ chủ đề cùng ý nghĩa đẹp đẽ, lớn lao của
truyện ngắn đối với thời đại bấy giờ và đối với thời đại ngày nay .
- Thấy được tài năng của Nguyễn Trung Thành trong việc tạo dựng cho
tác phẩm một không khí đậm đà hương sắc Tây Nguyên, một chất sử thi bi
tráng và một ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng .
b. Kỹ năng

b1. Kĩ năng chuyên môn
- Thành thục hơn trong công việc vận dụng các kĩ năng phân tích tác
phẩm văn chương tự sự .
- Tóm tắt, đọc hiểu văn bản tryện ngắn
- Vận dụng kiến thức liên môn Địa lý, Lịch sử, GDCD, Tin học, Giáo dục
hướng nghiệp, Âm nhạc vào việc tìm hiểu bài học.
b2. Kĩ năng sống
- Kĩ năng giao tiếp: Trình bày, trao đổi về cách tiếp cận và cảm nhận
thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng hẻo lánh, bên những
cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa
lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi
trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí
chống lại kẻ thù tàn ác.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về ý nghĩa tư tưởng của
tác phẩm, cách thể hiện tư tưởng thông qua hình tượng nghệ thuật, hệ thống
nhân vật, giọng điệu.
16


- Kĩ năng tự nhận thức: Thông qua hình tượng rừng xà nu nà nhân vật Tnú
để nhận ra chân lí: Chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo
- Kĩ năng xác định các giá trị: Học sinh tìm kiếm những giá trị đích thực của
độc lập tự do, của tinh thần đoàn kết, của bài học: dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng.
c. Thái độ:
- Thái độ khách quan khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong đời sống.
- Bồi đắp tình yêu thiên nhiên, đất nước. Tự hào về sự giàu đẹp của giang
sơn đất nước.
- Ý thức trân trọng, bảo vệ giữ gìn tài nguyên thiên nhiên - tiềm năng của
đất nước. Ý thức bảo vệrừng.

- Ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc.
- Ý thức lao động, cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Ý thức công việc, nghề nghiệp mình sẽ chọn trong tương lai.
- Linh hoạt trước các dạng đề thi THPT Quốc gia theo hướng đổi mới gắn
nội dung văn học với thực tiễn.
d. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực tiếp nhận văn bản
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực tự học.
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, giáo án, các slide bài giảng của giáo viên,tranh
ảnh, clip nhạc…
17


- Các slide kết quả thảo luận nhóm của học sinh
2. Học sinh:
- Hoàn thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng bài Powerpoint, bài Word
- Hoàn thành các Phiếu học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong
nhóm, Phiếu nhìn lại dự án, Phiếu tổng hợp phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn
nhau trong nhóm.
III. Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:
1. Phương pháp- kĩ thuật dạy học:

* Phương pháp:
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật dạy học:
- Vấn đáp
- Thuyết trình
- Thảo luận nhóm
- KWL
2. Kiểm tra đánh giá: Thông qua Phiếu KWL.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Cách xây dựng dàn ý cho bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn
trích văn xuôi
2. Bài mới :
Khởi động:
GV chiếu lên một số hình ảnh về sinh hoạt truyền thống của Tây Nguyên,
về cây Xà Nu.Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của Tây Nguyên, của cây Xà Nu,
đặc biệt vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.
Giáo viên dẫn dắt vào bài: Nguyễn Trung Thành( Nguyên Ngọc) là cây
bút văn xuôi hàng đầu của văn học hiện đại. Ông viết nhiều và viết rất hay về
Tây Nguyên. Nếu không có những sáng tác của Nguyễn Trung Thành chúng ta
18


chỉ biết đến Tây Nguyên qua những pho sử thi Đăm Săn, Xinh Nhã, Đăm
Bri….Nếu Nguyễn Tuân suốt đời săn tìm cái đẹp thì Nguyễn Trung Thành suốt
đời kiếm tìm các sự tích anh hùng, những nhân vật anh hùng. “Rừng Xà Nu”(1965) là truyện ngắn
xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, là một “Đất nước đứng lên” thời chống Mỹ. Có thể xem truyện
ngắn như một khúc ca về Tây Nguyên với thiên nhiên tráng lệ với những con người gan góc quả cảm.


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

* Hoạt động 1: Tổ chức tìm

I. ĐỌC HIỂU CHUNG

hiểu chung
- Thao tác 1: Hướng dẫn

1. Tác giả

HS đọc phần Tiểu dẫn - Tên khai sinh (Nguyên Ngọc) là Nguyễn Ngọc Báu.
(SGK).
+ GV: Kết hợp với những

Ông sinh năm 1932, quê ở Thăng Bình, Quảng Nam.
- Nguyễn Trung Thành là bút danh được nhà văn

hiểu biết cá nhân, hãy giới Nguyên Ngọc dùng trong thời gian hoạt động ở chiến
thiệu về nhà văn Nguyễn trường miền Nam thời chống Mĩ.
Trung Thành (cuộc đời, sự

- Năm 1950, ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên

nghiệp, đặc điểm sáng tác, báo quân đội nhân dân liên khu V. Năm 1962, ông
…) ?

tình nguyện trở về chiến trường miền Nam.


+ HS: giới thiệu về nhà văn

- Tác phẩm:

Nguyễn Trung Thành

+ Đất nước đứng lên- giải nhất, giải thưởng Hội

+ GV: Chốt lại các ý chính.

văn nghệ Việt Nam năm 1954- 1955;
+ Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc
(1969);
+ Đất Quảng (1971- 1974);…
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Nhà nước

về văn học nghệ thuật.
- Thao tác 2: Tìm hiểu 2. Tác phẩm
xuất xứ và hoàn cảnh ra
đời tác phẩm:
+ GV: cho biết xuất xứ của a. Xuất xứ:
truyện ngắn Rừng xà nu?

Rừng xà nu (1965) ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí

+ HS: nêu xuất xứ của văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 219


Hoạt động của thầy và trò

truyện ngắn Rừng xà nu

Nội dung cần đạt
1965), sau đó được in trong tập Trên quê hương

+ GV: bằng việc tham khảo những anh hùng Điện Ngọc.
tài liệu và hiểu biết lịch sử,
cho biết hoàn cảnh ra đời của
truyện ngắn Rừng xà nu?

b. Hoàn cảnh ra đời:

+ HS: nêu hoàn cảnh ra đời

- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-

của truyện ngắn Rừng xà nu.

vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù

+ GV điều chỉnh, nhận xét phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát. Cách mạng
và cho những HS khác phát rơi vào thời kì đen tối.
biểu bổ sung.

- Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân vào miền Nam và tiến
hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc.
- Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm cả nước
sục sôi đánh Mĩ, được hoàn thành ở khu căn cứ chiến
trường miền Trung Trung bộ.
- Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của

buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước
1960, nhưng chủ đề tư tưởng tác phẩm vẫn có quan hệ
mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến
lúc tác phẩm ra đời.

- GV hướng dẫn HS đọc: c. Đọc, tóm tắt tác phẩm
Đọc với giọng hào sảng thể
hiện âm hưởng sử thi và cảm
hứng lãng mạn của tác phẩm.
- Gọi HS tóm tắt tác phẩm:
Tóm tắt tác phẩm cần đảm
bảo những chi tiết chính

20


Hoạt động của thầy và trò

* Hoạt động 2: Tổ chức

Nội dung cần đạt

II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

đọc- hiểu văn bản tác
phẩm.
- Thao tác 1 : Động não

1. Ý nghĩa nhan đề


+ GV gọi HS phát biểu cảm
nhận về nhan đề tác phẩm

- Chứa đựng cảm xúc của nhà văn và tư tưởng chủ

+ HS: Thảo luận và phát đề tác phẩm.
biểu tự do.

- Gợi lên vẻ đẹp hùng tráng, sức sống bất diệt của

+ GV định hướng, nhận xét cây và tinh thần bất khuất của con người.
và điều chỉnh, nhấn mạnh ý
cơ bản.

 Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

+ GV: Hai lớp ý nghĩa này
xuyên thấm vào nhau toát
lên hình tượng sinh động của
xà nu, đưa lại không khí Tây
Nguyên rất đậm đà cho tác
phẩm.
- Thao tác 2: Động não

2. Hình tượng rừng xà nu
21


Hoạt động của thầy và trò


Nội dung cần đạt

GV tổ chức cho HS đọc đoạn a. Đau thương:
đầu tác phẩm và tìm hiểu về
hình tượng rừng xà nu.
+ GV: Hình tượng rừng xà

- Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu cụ

nu dưới tầm đại bác được thể về rừng xà nu: "nằm trong tầm đại bác của đồn
miêu tả như thế nào?

giặc", ngày nào cũng bị bắn hai lần, "Hầu hết đạn đại

+ GV: Tìm các chi tiết miêu bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".
tả cánh rừng xà nu đau

 nằm trong sự hủy diệt bạo tàn, trong tư thế của

thương và phát biểu cảm sự sống đang đối diện với cái chết.
nhận về các chi tiết ấy?

- Với kĩ thuật quay toàn cảnh, tác giả đã phát hiện
ra: "Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là
không bị thương".
 Đấy là sự đau thương của một khu rừng mà tác
giả chứng kiến.
- Nỗi đau hiện ra nhiều vẻ khác nhau:
+ Có cái xót xa của những cây con, tựa như đứa trẻ
thơ: "vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác

chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, vết thương không lành được cứ
loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết".
+ Cái đau của những cây xà nu như con người đang
tuổi thanh xuân, bỗng “bị chặt đứt ngang nửa thân
mình đổ ào ào như một trận bão”.
+ Những cây có thân hình cường tráng: “vết
thương của chúng chóng lành”, đạn đại bác không

+ GV: Sức sống man dại, giết nỗi chúng.
mãnh liệt của rừng xà nu

 Nhà văn đã mang nỗi đau của con người để biểu

mang ý nghĩa biểu tượng đạt cho nỗi đau của cây: gợi lên cảm giác đau thương
như thế nào?
của một thời mà dân tộc ta phải chịu đựng.
22


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
b. Anh dũng, có sức sống mãnh liệt:

- Tác giả đã phát hiện được sức sống mãnh liệt của
cây:
+ "trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe
như vậy".
 Đây là yếu tố cơ bản để xà nu vượt qua ranh giới

của sự sống và cái chết.
+ Sự sống tồn tại ngay trong sự hủy diệt: "Cạnh
một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con
mọc lên".
 Tác giả sử dụng cách nói đối lập (ngã gục- mọc
lên; một- bốn năm) để khẳng định một khát vọng thật
của sự sống.
+ Cây xà nu đã tự đứng lên bằng sức sống mãnh liệt
của mình: "…cây con mọc lên, hình nhọn mũi tên lao
thẳng lên bầu trời".
 Xà nu đẹp một vẻ đẹp hùng tráng, man dại đẫm
tố chất núi rừng.
+ GV: Hình ảnh cánh rừng

- Xà nu không những tự biết bảo vệ mình mà còn

xà nu trải ra hút tầm mắt bảo vệ sự sống, bảo vệ làng Xô Man:
chạy tít đến tận chân trời
"Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực
xuất hiện ở đầu và cuối tác lớn ra che chở cho làng".
phẩm gợi cho em ấn tượng
 Hình tượng mang tính ẩn dụ cho những con
gì?
người chiến đấu bảo vệ quê hương.
+ HS thảo luận theo nhóm,
cử đại diện trình bày và tranh
luận với các nhóm khác.
23



Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

+ GV: định hướng, nhận xét
và điều chỉnh, nhấn mạnh ý

- Câu văn mở đầu được lặp lại ở cuối tác phẩm:

cơ bản.

“ đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm
mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu
nối tiếp tới chân trời”

 gợi ra cảnh rừng xà nu hùng tráng, kiêu dũng và
bất diệt không chỉ của con người Tây Nguyên mà còn
cả Miền Nam, cả dân tộc.
=> Những câu văn đẹp, gây ấn tượng + nhân hóa,
ẩn dụ: gợi vẻ đẹp mang đậm tính sử thi, biểu tượng
cho cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất
Tiết 2

diệt.
3. Hình tượng nhân vật Tnú

- Thao tác 3: Hoạt động - Phẩm chất, tính cách của người anh hùng:
nhóm

+ Khi còn nhỏ:


GV tổ chức cho HS thành 3

được học chữ, đã có ý thức lớn lên sẽ thay cho anh

nhóm tìm hiểu về cuộc đời Quyết lãnh đạo cách mạng.
Tnú và cuộc nổi dậy của dân
làng Xô Man .

cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, làm giao
liên

+ Nhóm 1: Phẩm chất của

 Gan góc, táo bạo, dũng cảm.

người anh hùng Tnú được

- Khi bị bắt: giặc tra tấn tàn bạo, lưng ngang dọc vết

thể hiện như thế nào? Tìm dao chém của kẻ thù nhưng vẫn gan góc, trung thành
chi tiết chứng minh?

 Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ
qua thử thách.
- Khi vượt ngục trở lại làng: đã là chàng trai hoàn
hảo (cường tráng, hạnh phúc bên vợ con)
- Số phận đau thương:
24



Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
+ Giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy.
Để truy tìm Tnú, chúng bắt và tra tấn bằng gậy sắt đến
chết vợ con anh
 Mắt anh biến thành hai cục lửa hồng căm thù

- Xông vào quân giặc như hổ dữ nhưng không cứu
+ Nhóm 2:

Số phận đau được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu

thương của Tnú được thể ngón tay).
hiện như thế nào? Tìm chi

 Cuộc đời đau thương

tiết chứng minh?

- "Tnú không cứu được vợ con"- cụ Mết nhắc tới 4
lần
 như một điệp khúc day dứt, đau thương trong

+ Nhóm 3: Vì sao trong câu câu chuyện kể và nhằm nhấn mạnh: khi chưa có vũ
chuyện bi tráng về cuộc đời khí, chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người
Tnú, cụ Mết 4 lần nhắc tới ý: thương yêu nhất cũng không cứu được.
"Tnú không cứu được vợ
- Hình ảnh bàn tay của Tnú:

con" để rồi ghi tạc vào tâm

- Tnú và dân làng Xô Man quật khởi, đứng dậy

trí người nghe câu nói: cầm vũ khí:
"Chúng nó đã cầm súng,
+ Trong đêm Tnú bị đốt 10 đầu ngón tay, dân làng
mình phải cầm giáo".
đã nổi dậy “ào ào rung động”, cứu được Tnu, tiêu
diệt bọn ác ôn. Tiếng cụ Mết như mệnh lệnh chiến
- Động não: vì sao Tnú đấu: "Thế là bắt đầu rồi, đốt lửa lên!"
không cứu được vợ con?
 Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi
rừng. Câu chuyện về cuộc đời một con người trở
thành câu chuyện một thời, một nước.
+ Bàn tay Tnu được chữa lành, anh vào lực lượng,
+ GV: Cảm nhận về cuộc nổi
25


×