Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

báo cáo kết quả nghiên cứu ứng dụng sáng kiến vận dụng tư liệu về vở kịch vũ như tô của nguyễn huy tưởng vào dạy học đoạn trích vĩnh biệt cửu trùng đài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.38 KB, 49 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. LỜI GIỚI THIỆU
Vũ Như Tô là vở bi kịch hiếm hoi của văn học Việt Nam hiện đại. Thể
loại văn học và sân khấu này có quá nhiều nét ngoại biệt, không thấy ở các
thể loại khác. Tác phẩm được chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường với
đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
Tính đến thời điểm hiện tại, kịch Vũ Như Tô đã có mặt trong chương
trình ngữ văn lớp 11 được 14 năm với đoạn trích gần trọn vẹn hồi V của vở
kịch với tiêu đề Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Đoạn trích được phân phối thời
lượng chương trình 2 tiết đọc văn, bằng với thời lượng cho những tác phẩm
văn học khác như Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù... Cũng bình đẳng
về vị trí so với các tác phẩm văn học Việt Nam khác trong chương trình ngữ
văn 11, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có mặt trong phạm vi kiến thức thi trung học
phổ thông quốc gia, học sinh giỏi.
Tuy nhiên, thực tế dạy học tác phẩm và đoạn trích này còn nhiều điều
phải trăn trở:
- Đa số giáo viên không hứng thú và ít có sự đầu tư nghiêm túc cho 2 tiết
dạy về Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
- Hầu hết học sinh xem nhẹ bài học này và không lưu giữ lại được bao
nhiêu kiến thức sau 2 tiết học, nếu có chỉ nhớ tên nhân vật hoặc kết thúc nhân
vật chết, đài Cửu Trùng bị phá.
- Các bài kiểm tra của lớp 11 đều “né” tác phẩm này. Bởi vậy thiết nghĩ
nếu đề thi trung học phổ thông quốc gia, học sinh giỏi một lần nữa xuất hiện
câu hỏi về tác phẩm này có lẽ nhiều học sinh sẽ … lắc đầu ngao ngán!
Thực tế đó đã thôi thúc tôi thực hiện đề tài Vận dụng tư liệu về vở kịch
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu
Trùng Đài. Từ đó đề tài hướng đến việc nâng cao năng lực cảm thụ vở kịch
Vũ Như Tô nói riêng, tác phẩm kịch nói chung cho học sinh. Thông qua bài
học này chúng tôi cũng nhằm trang bị vốn kiến thức cơ bản cho học sinh về
kịch, một thể loại khó tiếp nhận đối với các em để học tốt hơn các tác phẩm
kịch khác.


II. TÊN SÁNG KIẾN
Vận dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào
dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Áp dụng vào giảng dạy đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài trích Vũ Như
Tô của Nguyễn Huy Tưởng.

1


- Nâng cao năng lực cảm thụ, vở kịch Vũ Như Tô nói riêng, tác phẩm
kịch nói chung cho học sinh.
IV. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU: 10/12/2018.
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận.
1.1. Lý thuyết thể loại kịch
1.1.1. Khái niệm về kịch
Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản
ánh hiện thực của văn học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp có
nghĩa là "hành động", kịch tính (tiếng Hy Lạp cổ điển: δρᾶμα, drama), được
bắt nguồn từ "I do" (Tiếng Hy Lạp cổ: δράω, drao). Là sự kết hợp giữa 2 yếu
tố bi và hài kịch. Được coi là một thể loại thơ ca, sự kịch tính được đối chiếu
với các giai thoại sử thi và thơ ca từ khi Thơ của Aristotle (năm 335 trước
Công nguyên) - tác phẩm đầu tiên của thuyết kịch tính ra đời. Mặc dù kịch
bản văn học vẫn có thể đọc như các tác phẩm văn học khác, nhưng kịch chủ
yếu để biểu diễn trên sân khấu. Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là phải
hành cuộc sống bằng các hành động kịch, thông qua các xung đột tính cách

xảy ra trong quá trình xung đột xã hội, được khái quát và trình bày trong một
cốt truyện chặt chẽ với độ dài thời gian không quá lớn. Mỗi vở kịch thường
chỉ trên dưới ba giờ đồng hồ và còn tuy kịch ngắn, kịch dài.
Căn cứ vào nội dung kịch, có thể chia thành các thể loại: hài kịch, bi
kịch, bi hài kịch, chính kịch... Cũng có thể căn cứ vào nội dung của các đề tài
mà chia kịch thành: kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện
đại... Một cách phân chia khác dựa theo chính thời gian biểu diễn, có kịch
ngắn, kịch dài.
1.1.2. Đặc trưng của thể loại kịch
1.1.2.1 Xung đột và cách giải quyết xung đột:
+ Xung đột: là biểu hiện cao nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực
lượng, các cá tính trong vở kịchà Tạo nên kịch tính, thúc đẩy sự phát triển
hành động kịch, bộc lộ tính cách nhân vật
· Tập trung miêu tả xung đột trong đời sống (Xung đột là cơ sở của
kịch – Pha đê ép)
· Có 2 loại xung đột: Xung đột bên ngoài (NV này với NV khác, NV
với gia đình, dòng họ..), xung đột bên trong (xung đột trong nội tâm NV)

2


+ Xung đột phát triển đến cao trào à giải quyết (mở nút) à Tư tưởng tác
phẩm.
? Thế nào là xung đột kịch? Đặc trưng này tạo nên điểm khác nhau như
thế nào giữa kịch với truyện và thơ?Trong vở kịch VNT có những xung đột
nào?
Có 2 xung đột chính:
· Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc mâu thuẫn
với nhân dân đau khổ, lầm than;
· Giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi

ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
1.1.2.2 Hành động kịch:
+ Là sự tổ chức các tình tiết, sự kiện, biến cố trong cốt truyện theo một
trình tự logic, chặt chẽ, chủ yếu theo quy luật nhân quả.
+ Được miêu tả căng thẳng, gấp gáp. Hết hành động này đến hành động
khác, ngay cả khi thực hiện những hành động suy tư, ngẫm nghĩ cũng diễn ra
rất nhanh.
1.1.2.2.Nhân vật kịch:
+ Luôn ở trạng thái căng thẳng (xúc động, xao xuyến, chờ đợi, lo lắng),
được xây dựng bằng ngôn ngữ.
+ Mối quan hệ: Xung đột kịch được cụ thể hóa thành hành động kịch.
Nhân vật kịch là người thực hiện các hành động kịch.
1.1.2.3 Ngôn ngữ kịch:
+ Đặc điểm:
- Khắc họa tính cách: Ngôn ngữ biểu hiện đặc điểm, tính cách, phẩm
chất của nhân vât, “cá tính hóa”
- Ngôn ngữ mang tính hành động: thể hiện tranh luận, tấn công,
chống đỡ, thuyết phục, cầu khẩn, đe dọa, ra lệnh…
- Tính khẩu ngữ cao: gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày.
+ Có 3 loại: Đối thoại, độc thoại (nhân vật tự bộc bạch tâm sự của mình,
có khi hướng tới 1 ai đó: Ju-li-et nói 1 mình trong đêm khuya), bàng thoại.
- Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật. Ðây
là dạng ngôn ngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc
sảo, sinh động và có tác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính.

3


- Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt
nội tâm và những ý nghĩa thầm kín. Ðây là biện pháp quan trọng nhất nhằm

biểu hiện nội tâm nhân vật nhưng không phải là biện pháp duy nhất. Ðể biểu
hiện nội tâm, bên cạnh độc thoại, người ta có thể thay thế bằng những phút
yên lặng, những tiếng vọng, tiếng đế...
- Bàng thoại là nói với khán giả. Có khi đang đối đáp với một nhân vật
khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng về khán giả nói vài câu để
phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần được chia xẽ, một điều
bí mật: loại này chiếm tỉ lệ thấp trong ngôn ngữ kịch.
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông,văn bản kịch chiếm tỷ
lệ rất khiêm tốn so với văn bản văn học khác. Tâm lý phổ biến của đời sống
văn học nhà trường là ít quan tâm đến kịch bản văn học. Kinh nghiệm thưởng
thức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch không nhiều,văn bản kịch là loại văn
bản có những nét đặc thù riêng. Như chúng ta đã biết, kịch được giảng dạy
trong nhà trường không phải với tính chất là một loại hình nghệ thuật. Chúng
ta giảng dạy kịch trên phương diện văn học, nhưng kịch không đơn thuần
giống như tự sự bởi nó là môn nghệ thuật tổng hợp,nó có mối quan hệ với sân
khấu như hình với bóng. Việc thưởng thức một tác phẩm thuộc thể loại kịch
không giống với mọi tác phẩm văn học khác.Tiếp cận tác phẩm văn chương,
người đọc, người học có thể đi theo nhiều con đường khác nhau. Mục
đích cuối cùng là làm sao đạt được hiệu quả tiếp nhận cao nhất. Nên việc Vận
dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học
đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, sẽ đem lại nhiều hiệu quả trong quá
trình dạy và học.
CHƯƠNG 2.
THỰC TẾ GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “VŨ NHƯ TÔ” VÀ ĐOẠN
TRÍCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”
Khi dàn dựng vở kịch “Vũ Như Tô” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng,
đạo diễn Phạm Thị Thành nhận xét: “Vũ Như Tô là một trong những vở kịch
sâu sắc và hoàn chỉnh nhất của Việt Nam”.Phạm Vĩnh Cư sau khi đã dành
nhiều tâm huyết để nghiên cứu vở kịch đã đánh giá: “Vũ Như Tô là tác phẩm

bi kịch duy nhất và đích thực của Nguyễn Huy Tưởng. Nó đáp ứng đầy đủ và
khá hoàn hảo mọi yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học
châu Âu xưa nay có lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo
được những bi kịch thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle,
Shakespeare, Corneille, Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người
viết kịch trên khắp thế giới trong ba thế kỷ nay. Điều đó làm cho chúng ta
thêm tự hào về thành công rực rỡ của nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy

4


Tưởng”. Những đánh giá nhận xét này phần nào giúp chúng ta nhận thấy
được vai trò và vị trí vinh quang của Nguyễn Huy Tưởng, cũng như vở kịch
“Vũ Như Tô” trong nền kịch Việt Nam.
Từ năm 2005, tác phẩm “Vũ Như Tô” được lựa chọn để đưa vào giảng
dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ở hai ban cơ bản và nâng cao bằng
đoạn trích tiêu biểu “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Với một vở kịch hàm súc,
nhiều lớp nghĩa tiềm ẩn, việc giúp học sinh hiểu đúng và cảm thụ được giá trị
tác phẩm quả là vấn đề không hề đơn giản.
Vở kịch “Vũ Như Tô” được Nguyễn Huy Tưởng hoàn thành vào năm
1941. Là một nhà văn, nhà tri thức giàu lòng yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng
rất quan tâm tìm trong quá khứ dân tộc câu trả lời cho các vấn đề hệ trọng của
đời sống đất nước, của nghệ thuật vào thời điểm đó. Thực tế, khi giảng dạy
văn bản này nếu giáo viên không gắn với đặc trưng cụ thể của thể loại thì có
thể rất khó khăn cho học sinh khi tiếp cận vì kiến thức quá lớn, chung chung,
mơ hồ. Vì vậy, vấn đề dạy học theo phương pháp nào để vừa đảm bảo chuyển
tải được kiến thức vừa có độ sâu vừa dễ hiểu, học sinh lại vừa hứng thú say
mê mới chính là mong muốn và điều cần làm được của giáo viên khi dạy học
đoạn trích này.
Từ trước đến nay, đa số giáo viên vẫn hướng dẫn cho học sinh cách tiếp

cận đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” chủ yếu theo các nội dung sau:
Xác định thể loại: bi kịch, Yếu tố xung đột kịch, Nhân vật Vũ Như
Tô, Nhân vật Đan Thiềm, Ý nghĩa đoạn trích
Từ hướng tiếp cận trên, chúng ta có thể kết luận rằng việc tiếp cận
đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” từ góc nhìn thể loại vẫn chưa đầy đủ và
đôi lúc sa vào tiếp cận một văn bản kịch như phương pháp tiếp cận các thể
loại văn xuôi khác. Vì vậy việc Vận dụng tư liệu về vở kịch Vũ Như Tô của
Nguyễn Huy Tưởng vào dạy học đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, đề
xuất thêm một cách tiếp cận đoạn trích với hi vọng mang lại hiệu quả cho
người dạy và người học những vấn đề mới mẻ hơn - dù chưa hẳn là hoàn
toàn đầy đủ.

5


CHƯƠNG 3.
NHỮNG TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ VỞ
KỊCH “VŨ NHƯ TÔ” ĐỂ GIẢNG DẠY
TRÍCH ĐOẠN “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI”
I. TƯ LIỆU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƯỞNG
1. NGUYỄN HUY TƯỞNG –SỐNG TRONG LỊCH SỬ VÀ VIẾT
VỀ LỊCH SỬ.
1.1. Người sống trong lịch sử.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
(thứ 2 từ phải
sang) cùng các văn nghệ sĩ trên Việt Bắc.

Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6 tháng 5 năm 1912 trong một gia đình

nhà nho tại làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú,
huyện Đông Anh, Hà Nội. Thuở nhỏ ông sống ở làng. Cha ông mất sớm, ông
chịu sự giáo dục, nuôi dưỡng chủ yếu của mẹ, một người phụ nữ tần tảo, nhân
từ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của con mình. Khoảng
năm lên mười tuổi, Nguyễn Huy Tưởng được gửi xuống ăn học ở Hải Phòng,
sống với gia đình người chị gái lớn tuổi.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã say mê những câu
chuyện về các nhân vật anh hùng trong lịch sử. Vùng đất Dục Tú quê hương
ông, nơi mà có nhà nghiên cứu cho là tất cả mọi cái đều là lịch sử đã truyền
cho ông sự say mê đặc biệt, một sự say mê có thể nói là nhục cảm, về quá khứ
oai hùng của cha ông, đồng thời cũng sớm đặt ra cho ông những băn khoăn
của người dân mất nước.
Năm 18 tuổi, khi còn là cậu học trò thành chung, ông đã xác định con
đường đi của mình: Phận sự của người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu
nước thì chỉ có việc viết văn quốc ngữ thôi. Với ý thức ấy, cậu học trò Nguyễn
6


Huy Tưởng âm thầm tìm đọc các tác giả cổ điển Pháp, Nga, Trung Quốc….,
hầu tìm thấy ở các nhà văn bậc thầy những bài học sáng tác thơ, kịch, tiểu
thuyết. Đồng thời, cậu cũng miệt mài cấu tứ những vần thơ đầu tiên, ghi lại
những suy nghĩ về văn chương, nghệ thuật, đạo đức của riêng mình trong
những trang nhật ký viết khá đều đặn. Những trang viết đầu tay của Nguyễn
Huy Tưởng còn lưu giữ được, cho thấy sự vụng về của một người không hẳn
đã có năng khiếu bẩm sinh về văn chương, nhưng cũng bộc lộ một khát vọng
lớn lao, một tâm hồn nhạy cảm với những suy nghĩ nhiều khi vượt quá tầm
của một cậu học trò đang tập sự nghề văn. Công việc đó thầm lặng kéo dài
suốt từ năm 1930 (nếu chỉ tính từ thời điểm Nguyễn Huy Tưởng để lại tập bản
thảo sớm nhất còn lưu giữ được – hồi ký Cái đời tôi) cho đến đầu những năm
40, khi ông bắt đầu có tác phẩm được công bố: bộ ba truyện, kịch lịch sử

Đêm Hội Long Trì (1942), Vũ Như Tô, An Tư (1943).
Sớm đến với chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia nhiều
hoạt động mang tính chất xã hội, cách mạng. Khi còn là một học sinh ở Hải
Phòng, ông tham gia rải truyền đơn, treo cờ búa liềm ở chợ Sắt… Đến khi làm
công chức sở Đoan (thuế quan) ở tuổi 30, ông tham gia hoạt động Hướng đạo,
những mong luyện chí cả gan vàng và sau đó là hoạt động Truyền bá quốc
ngữ ở Hải Phòng và Hà Nội. Đặc biệt, từ cuối năm 1942, ông bắt liên lạc với
phong trào Việt Minh, và đầu năm 1943, gia nhập tổ chức Văn hóa cứu quốc
của Đảng. Từ đây, cuộc đời Nguyễn Huy Tưởng chuyển sang một bước ngoặt
mới, nguy hiểm hơn nhưng cũng hào hứng hơn, cả trong hoạt động xã hội
cũng như trong sự nghiệp văn chương.
Những ngày khởi nghĩa, Nguyễn Huy Tưởng được đoàn thể tín nhiệm cử
đi dự Đại hội quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng Tám thành công, ông
tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong và là Tổng thư ký Ban trung
ương vận động đời sống mới, Ngày 1/1/1946, ông được kết nạp vào Đảng
cộng sản Đông Dương và cũng năm 1946 được vào Quốc hội khóa I, giữ chức
Phó thư ký Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam. Kháng chiến toàn quốc, ông
được giao nhiệm vụ tổ chức Đoàn văn hóa kháng chiến, đưa các nghệ sĩ lên
chiến khu tham gia kháng chiến. Năm 1948, ông tham gia sáng lập tạp chí
Văn nghệ, Nhà xuất bản Văn nghệ và trực tiếp làm Thư ký tòa soạn tạp chí
Văn nghệ từ số 3 đến số 21. Đầu năm 1949, ông được chỉ định vào Tiểu ban
văn nghệ trung ương của Đảng.
Bên cạnh công tác lãnh đạo Hội văn nghệ, Nguyễn Huy Tưởng còn tham
gia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong kháng
chiến. Ông có công phát hiện và bồi dưỡng nhiều cây viết trẻ trong quân đội
cũng như sau này tham gia dìu dắt nhiều nhà văn mới từ miền Nam tập kết ra.
Dù ở cương vị và hoàn cảnh nào, Nguyễn Huy Tưởng luôn có những sáng tạo
kịp thời đóng góp cho văn học và cách mạng. Tham gia Chiến dịch biên giới,
ông viết Ký sự Cao Lạng (1950). Thâm nhập nông dân trong phong trào giảm


7


tô và cải cách ruộng đất, ông viết Truyện Anh Lục (1955-1956). Đi vào thực tế
xây dựng tại Điện Biên sau chiến tranh, ông viết Bốn năm sau (1959)…
Nguyễn Huy Tưởng là một trong số ít nhà văn sớm quan tâm đến việc
viết cho thiếu nhi. Ngay từ trước Cách mạng, ông đã từng viết những câu
chuyện cho thiếu nhi in trong tủ sách Hoa xuân. Nhưng những tác phẩm quan
trọng nhất của ông cho đối tượng này đều xuất hiện sau năm 1951, khi ông
cùng một số văn nghệ sĩ khác bắt tay xây dựng phong trào sáng tác cho thiếu
nhi như một thể loại riêng trong văn học. Nhiều truyện viết cho thiếu nhi của
ông cho đến nay vẫn được coi là mẫu mực và được các em tìm đọc: Tìm mẹ,
An Dương vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ
vàng,… Ông cũng là Giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.
Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25/7/1960, khi ông mới hoàn thành xong
tập I tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô. Cùng với những trang bản thảo dở dang,
ông còn để lại hàng chục tập nhật ký được ông viết liên tục trong suốt trong
30 năm cho đến trước khi qua đời. Một số trang nhật ký của ông gần đây
được công bố đã giúp bạn đọc hiểu thêm những sóng gió trong cuộc đời ông
cũng như những mối quan tâm mà lúc sinh thời, ông khó có điều kiện bộc lộ
trực tiếp. Nổi lên qua những suy tư đầy trăn trở, dằn vặt của ông là một tấm
lòng thiết tha với dân tộc và văn học, một ý thức công dân đầy trách nhiệm
với mọi vấn đề xã hội, một tâm hồn nghệ sĩ không bao giờ bằng lòng với
chính mình. Những trang viết riêng tư đó cũng như toàn bộ cuộc đời và tác
phẩm của Nguyễn Huy Tưởng đã phản ánh thật nhất quán con đường của ông.
Từ một thanh niên yêu nước, giàu lý tưởng, lấy văn chương làm hành động
cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã nhập vào trung tâm điểm của những hoạt
động văn học dưới chế độ mới và có những đóng góp quan trọng cho văn học
Việt Nam hiện đại. Tháng 9 năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nước
trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, dành cho những tác phẩm tiêu biểu của

ông viết ở hai thời kỳ trước và sau Cách mạng tháng Tám.
1.2. Người viết sử bằng văn chương.
Chỉ 48 năm trên dương thế nhưng Nguyễn Huy Tưởng để lại một gia tài văn chương
đồ sộ và một trái tim yêu lịch sử mãnh liệt. Suốt một đời, ông đã truyền tình yêu ấy cho
bao thế hệ người đọc...Sự nghiệp văn chương lớn lao mà ông để lại đã góp phần nuôi
dưỡng trong mỗi người đọc tình yêu đối với đất nước.

8


(Ảnh minh họa: Các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng)
Từ tác phẩm đầu tay là “An Dương Vương xây thành ốc” đến tác phẩm
cuối cùng ông viết ngay trên giường bệnh là “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” đã
cho thấy hình ảnh một nhà văn kiên cường, nặng lòng với sự nghiệp văn
chương. Ông đã hướng ngòi bút của mình đến những trang sử vẻ vang, bi
tráng của dân tộc, từ “An Dương Vương xây thành ốc”; “Cột đồng Mã
Viện”; “An Tư”; “Đêm hội Long Trì”; “Vũ Như Tô” đến những trang sử
cách mạng như: “Bắc Sơn”; “Sống mãi với Thủ đô”; “Ký sự Cao Lạng”;
“Gặp Bác”...
Sự kiện và con người của lịch sử đã được ông dùng nhãn quan soi chiếu
của nhà sử học, trung thực, khách quan và cách xây dựng tác phẩm văn học
của nhà văn mà tinh luyện, đẩy lên thành nhân vật điển hình của thời đại,
sống động trong nội tâm, hành động… đến thần tình.
Nói về sự nghiệp viết văn của Nguyễn Huy Tưởng, nhà phê bình văn học
Phạm Xuân Nguyên nhấn mạnh: “Nguyễn Huy Tưởng khi mới bắt đầu viết
văn đã từng băn khoăn giữa việc làm sách lấy tư tưởng quốc gia là cốt yếu
hay là viết những chuyện tình cảm muôn thuở của con người. Nhưng rồi ông
thấy “nước tôi ngày nay đang lúc non nớt, cần những bài văn mạnh mẽ, bi
hùng”. Ý thức lịch sử trong ông sâu rộng hơn theo quá trình sống và nhận
thức để rồi khi những tác phẩm của ông xuất hiện thì lịch sử đã qua được nói

với hiện tại dưới những góc độ khác”.
“Đêm hội Long Trì” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là lời cảnh tỉnh
thói lộng hành chuyên quyền của kẻ cầm quyền, khi vận mệnh xã tắc và số
phận người dân bị bỏ quên trong lầu son gác tía của các bậc vua quan, khi kỷ
cương phép nước bị coi thường, khi trung thần nghĩa sĩ bị xử tội.

9


Rọi chiếu lại lịch sử nước nhà từ những góc độ khác nhau nhưng cái đích
Nguyễn Huy Tưởng nhằm tới vẫn là đề cao dân - nước, ông muốn truyền tới
người đọc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Tinh thần này đã xuyên suốt trong
tiểu thuyết “Sống mãi với Thủ đô” và kịch bản“Lũy hoa” viết về Hà Nội
những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
Thành tựu lớn nhất và cao nhất của Nguyễn Huy Tưởng ở vở kịch lịch sử
“Vũ Như Tô” đã khẳng định ý thức lịch sử của ông để cho người tiếp nhận
lịch sử vẫn còn mãi thao thức.
Nguyễn Huy Tưởng sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang chìm đắm
trong gông cùm nô lệ và lớn lên trong thời kỳ giới trí thức đang tìm cách chấn
hưng nền văn hóa dân tộc. Ông xác định viết văn bằng chữ Quốc ngữ là yêu
nước, cũng có nghĩa là ông tự chọn con đường đi với nhân dân, hướng về dân
tộc. Và ông khẳng định trong nhật ký của mình năm ông 20 tuổi rằng: Người
không biết lịch sử nước mình là một con trâu đi cày ruộng. Cày với ai cũng
được, mà cày ruộng nào cũng được . Trong đêm trường tăm tối, nhân dân Việt Nam
bị hai đế quốc Pháp, Nhật xâm lấn, tiểu thuyết “An Tư” của Nguyễn Huy Tưởng ra đời như
một luồng sinh khí, tiếp sức cho mọi người chuẩn bị tư tưởng và hành trang đi vào cuộc
trường chinh giành lại non sông”, nhà văn Hoàng Quốc Hải nhấn mạnh.

Hội thảo Nguyễn Huy Tưởng và lịch sử
PGS.TS văn học Nguyễn Thị Huế cho rằng, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

cùng một số ít tên tuổi như: Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Hà Ân, Đoàn Giỏi...là
những người có công trong việc đưa truyện cổ tích và huyền thoại vào sáng
tác văn học cho thiếu nhi. Những câu chuyện cổ tích và truyện lịch sử viết cho
10


thiếu nhi chỉ là một phần trong di sản sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng,
nhưng chính mảng sáng tạo mang dấu ấn cá nhân và đích thực này đã mãi mãi
đem lại cho ông niềm mến yêu vô hạn không chỉ ở những bạn đọc nhỏ tuổi
mà cả những người đọc lớn tuổi.
Dẫu rằng nhà văn Nguyễn Huy Tưởng chỉ sống trên cõi đời 48 năm
nhưng các tác phẩm ông để lại cho hậu thế vẫn còn nguyên giá trị thời sự và
là ngọn đuốc sáng soi đường cho thế hệ ngày nay tiếp bước truyền thống yêu
nước của cha ông.
2. TƯ LIỆU VỀ VỞ KỊCH VŨ NHƯ TÔ VÀ ĐOẠN TRÍCH VĨNH
BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.

(Ảnh: Bìa các ấn phẩm Vũ Như Tô)
2.1.Số phận của vở kịch Vũ Như Tô
Giống như nhiều văn nghệ sĩ cùng trang lứa trước năm 1945, Nguyễn
Huy Tưởng vào nghề văn sớm. Năm 1930, 18 tuổi, ông viết hồi kí Cái đời tôi.
Đây là bản thảo sớm nhất còn giữ lại được. Năm sau, ông viết Nhật kí tư
tưởng, ghi chép các suy nghĩ của mình về đạo đức, văn chương. Kể cũng lạ,
những trang viết được xem là đầu tay của một nhà văn danh tiếng ở tương lai
lại là hồi kí, nhật kí. Hai năm sau, Nguyễn Huy Tưởng “ôm mộng viết những
tập thơ trường thiên về Trưng Vương, Hưng Đạo Vương, Quang Trung”. Mãi
đến năm 1940, Nguyễn Huy Tưởng mới viết các vở kịch ngắn để… “cho các
tráng sinh diễn”. Tuy nhiên, suốt 10 năm, nhà văn chưa bao giờ bỏ “mộng văn
chương”. Và, cho đến tháng 5.1942, ông mới quyết định viết Vũ Như Tô. Tác
phẩm viết xong vào tháng 6.1942, nhưng đến tháng 4.1943 nhà văn mới giới

thiệu Vũ Như Tô với tạp chí Tri Tân mà ai cũng biết, đấy là nơi thân thiết với
ông.

11


Chưa vội đưa in, nhưng Nguyễn Huy Tưởng không để Vũ Như Tô yên
một chỗ. Nhà văn đưa cho bạn bè của mình đọc góp ý kiến. Khi Vũ Như Tô
đăng trên báo, Nhà xuất bản Anh Hoa đã đề nghị cho in thành sách, Nguyễn
Huy Tưởng lại càng không giống chút nào so với thông thường. Nhà văn bắt
tay vào việc sửa chữa tác phẩm (hai lần). Đó là lí do khiến Vũ Như Tô mãi
đến năm 1946 mới được in thành sách, lúc nhà văn đã ở tuổi 34 ! Như vậy,
“tính từ khi được khởi bút cho đến khi định hình, kịch bản Vũ Như Tô đã làm
một cuộc hành trình kéo dài hơn bốn năm, với ba lần được viết đi viết lại”.
Nếu đúng như lời con trai Nguyễn Huy Tưởng là Nguyễn Huy Thắng đã
viết, thì thời gian Nguyễn Huy Tưởng sáng tác lần đầu Vũ Như Tô không dài
lắm, khoảng một tháng (từ tháng 5/1942 đến đầu tháng 6/1942). Nhưng thật kì
lạ, thời gian nhà văn sửa chữa tác phẩm lâu hơn nhiều. Trong đó, lần sửa thứ
nhất kéo dài đến hai tháng (cuối năm 1944). “Theo hồi ức của nhiều bạn bè,
đồng nghiệp với Nguyễn Huy Tưởng cũng như theo các ghi chép cá nhân của
ông, tác giả Vũ Như Tô sau này còn muốn sửa lại nữa tác phẩm của mình”.
Tuy nhiên, bệnh ác đã cướp ông đi giữa lúc nhà văn còn đang ôm ấp nhiều dự
đồ văn nghệ, trong đó có việc sửa chữa Vũ Như Tô.
Rõ ràng, Vũ Như Tô là tác phẩm được Nguyễn Huy Tưởng thai nghén
khá dài, có thể suốt mười năm đầu trong sự nghiệp cầm bút, khi nhà văn luôn
suy ngẫm về các vấn đề “đạo đức và văn chương”. Vũ Như Tô cũng là tác
phẩm mà cho đến lúc cuối đời nhà văn vẫn không thôi thao thức về nó. Thiết
nghĩ, đấy là điều rất đáng lưu ý khi xem xét, đánh giá tác phẩm, bởi có lúc
người ta xem Vũ Như Tô là “tác phẩm đầu tay” mà mọi người thường nghĩ
hẳn sẽ chưa đủ độ “chín” hoặc chí ít là có “những băn khoăn, ngập ngừng,

hạn chế”. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể là yếu tố quan trọng để tìm hiểu
tác phẩm văn học. Thế nhưng, với Vũ Như Tô, có thể xem là “tác phẩm một
đời” của Nguyễn Huy Tưởng, việc bó hẹp hoàn cảnh sáng tác chỉ vào những
năm đầu của thập niên bốn mươi ở thế kỉ trước hẳn sẽ không phù hợp.
Để có được kịch bản định hình như ngày nay, Vũ Như Tô đã đi “một
chặng đường trường”. Lí do thật đáng trân trọng và cả tự hào nữa, vì khát
vọng vươn tới một Cửu Trùng Đài trong văn chương của Nguyễn Huy Tưởng.
Thế nhưng, từ khi “vào đời”, Vũ Như Tô lại bước vào “một chặng đường
trường” mới. Lần này, không thuộc về tác giả. Nhìn lại, chúng ta sẽ thấy hai
lần “vào đời” trước (1943 - 1944 và 1946) của Vũ Như Tô khá suôn sẻ. Nhưng
khoảng cách giữa lần xuất bản (thành sách) đầu tiên với lần thứ hai cách nhau
đến 17 năm (năm 1963), lúc này nhà văn đã mất hơn 3 năm. Giữa lần thứ hai
đến lần thứ ba, còn dài hơn nữa, đến 21 năm (năm 1984). Còn việc công diễn
tác phẩm, mãi tới năm 1995, tức 53 năm sau khi ra đời, lần đầu tiên Vũ Như
Tô mới ra mắt khán giả. Nếu so sánh với các tác phẩm kịch khác của chính
Nguyễn Huy Tưởng chúng ta cũng thấy có sự thiệt thòi của Vũ Như Tô: kịch
Bắc Sơn ra đời, được công diễn và xuất bản ngay trong năm 1946; Những
người ở lại ra đời, xuất bản năm 1948, được công diễn năm 1957. Vào năm
12


1978, Nhà xuất bản Tác phẩm mới xuất bản Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập,
kịch Bắc Sơn có mặt cùng Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kí sự Cao Lạng, Sống
mãi với thủ đô, còn Vũ Như Tô thì… không!
So với các tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ cùng thời với Nguyễn Huy
Tưởng trước năm 1945, sự có mặt của Vũ Như Tô trong nhà trường thật muộn
màng, nếu không nói là muộn nhất. Tuy nhiên, sự có mặt này đánh dấu bước
nhận thức và đánh giá mới, rất mới của giới nghiên cứu văn học và cả xã hội
đối với Vũ Như Tô. Nó là kết quả của quá trình đổi mới văn học bắt đầu ở
thập niên 80 của thế kỉ trước, trong đó, đối với Nguyễn Huy Tưởng hẳn đó là

kết quả trực tiếp từ việc nhận thức lại những giá trị của nhà văn vào những
năm 90, nhất là sau cuộc hội thảo khoa học của Viện Văn học và Hội Nhà văn
Việt Nam tổ chức vào năm 1992 và tiếp đến là các công trình nghiên cứu
công phu, chính đáng của những cây bút danh tiếng. Những đánh giá như: Vũ
Như Tô là “một bi kịch hiện đại ở Việt Nam”, kịch bản này “có cấu trúc lôgic,
nghiêm ngặt của kịch cổ điển phương Tây”, mang “ý nghĩa vĩnh cửu và toàn
nhân loại”; hay “Vũ Như Tô là tác phẩm bi kịch duy nhất và đích thực của
Nguyễn Huy Tưởng”, “Sáng tạo được những bi kịch thực thụ tức là sánh
ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille, Racine – mơ ước của
hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên thế giới trong ba thế kỷ nay”,... ban
đầu có thể khiến đôi người hơi ngỡ ngàng, nhưng từ bấy đến nay vẫn chưa
thấy có ai phủ nhận hay nói khác.
2.2.Tóm tắt vở kịch “Vũ Như Tô”
Vũ Như Tô một kiến trúc sư thiên tài, bị hôn quân Lê Tương Dực bắt
xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi với các cung nữ. Vốn
là một nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, cho nên mặc dù bị Lê Tương
Dực dọa giết, Vũ Như Tô vẫn ngang nhiên chửi mắng tên hôn quân và kiên
quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài .
Đan Thiềm, một cung nữ đã thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu
của Lê Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng để
xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại bền như trăng sao, có thể tranh
tinh xảo với hóa công để cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện.
Theo lời khuyên, Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ, chấp nhận xây Cửu
Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí và bằng mọi giá xây dựng tòa đài sao
cho thật hùng vĩ, tráng lệ. Ông đã vô tình gây biết bao tai họa cho nhân dân :
để xây dựng Cửu Trùng Đài, triều đình ra lệnh tăng thêm sưu thuế, bắt thêm
thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm phẫn vua làm cho
dân cùng, nước kiệt; thợ oán Vũ Như Tô bởi nhiều người chết vì tai nạn, vì
ông cho chém những kẻ chạy trốn. Thị Nhiên, vợ Như Tô lặn lội lên thăm
chồng đã từ bóng gió xa xôi đến nói thẳng nói thật với ông về tình hình nhân

dân điêu đứng, lầm than vì đài Cửu Trùng. Vì quá đam mê, ông gạt sang một
bên những hiện thực ấy để tiếp tục sáng tạo nghệ thuật. Công cuộc xây dựng

13


càng gần kề thành công thì mâu thuẩn giữa tập đoàn thống trị sống xa hoa ,
trụy lạc với tầng lớp nhân dân nghèo khổ, giữa Vũ Như Tô với những người
thợ lành nghề và nhân dân lao động mà ông hằng yêu mến càng căng thẳng,
gay gắt,..
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẩn ấy, Quận công Trịnh Duy Sảnkẻ cầm đầu phe đối lập trong triều đình- đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm
phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. Cửu Trùng Đài bị chính
những người thợ nổi loạn đập phá, thiêu hủy.
Nguyễn Huy Tưởng đã đặt trọn tình yêu của ông vào Vũ Như Tô tới mức
có cảm tưởng lời nói của nhân vật này đã nói thay cho ông: “Tôi sống với
Cửu Trùng đài, chết cũng với Cửu Trùng đài... Hồn tôi để cả ở đấy thì tôi
chạy đi đâu” và trong lời đề từ tác phẩm của mình, nhà văn đã hai lần nhắc lại
một câu hỏi nhức nhối: “Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như
Tô phải?”.Nếu hồn Vũ Như Tô để cả ở Cửu Trùng đài thì hồn Nguyễn Huy
Tưởng đã gửi trọn vào cho lịch sử để rồi từ đó ông khẳng định mình không
chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà văn hóa lớn với câu nói đã từng khiến
ông có lúc khốn khổ: “Cuộc đời không phải chỉ có cách mạng, mà còn có lịch
sử, còn có cái âm vang truyền qua các thời đại, những cái bây giờ tưởng là
không dùng nữa, nhưng không có thì cuộc đời trở thành trơ trẽn, lạnh
lùng”.Và nhờ có những trang viết của ông, cuộc đời này đã bớt đi phần nào
điều đó.
2.3.Các vấn đề xoay quanh vở kịch và đoạn trích.
2.3.1.Thể loại bi kịch và xung đột bi kịch.
Vũ Như Tô có lẽ là tác phẩm có tiếng vang đầu tay của nhà văn Nguyễn
Huy Tưởng. Là một trong không nhiều tác phẩm tâm huyết, “ám ảnh” dai

dẳng suốt một đời văn của ông và đồng thời, theo sự sàng lọc nghiệt ngã mà
công bằng của thời gian, nó dường như trở thành đỉnh cao duy nhất trong toàn
bộ sự nghiệp sáng tạo của nhà văn này.
Về mặt thể loại, từ khi ra đời cho đến nay, Vũ Như Tô đã được định
danh khá đa dạng. Có nhà nghiên cứu nhận thấy quá trình sáng tác, sửa chữa
và hoàn thiện tác phẩm vắt sang cả giai đoạn sau Cách mạng bèn gộp chung
với các vở Bắc Sơn và Những người ở lại và gọi chúng là “bi kịch lạc
quan”(Tất Thắng); có nhà nghiên cứu khẳng định và chứng minh rằng Vũ
Như Tô là tác phẩm bi kịch “duy nhất và đích thực”(Phạm Vĩnh Cư) của
Nguyễn Huy Tưởng.
Có thể thấy Vũ Như Tô là vở bi kịchđáp ứng đầy đủ và khá hoàn hảo mọi
yêu cầu, mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa nay có
lý do coi là thể loại cao quý nhất và khó nhất. Sáng tạo được những bi kịch
thực thụ tức là sánh ngang với Eschyle, Sophocle, Shakespeare, Corneille,
Racine - mơ ước của hàng trăm, hàng ngàn người viết kịch trên thế giới trong

14


ba thế kỷ nay. Ðiều đó làm cho chúng ta thêm tự hào về thành công rực rỡ của
nhà viết kịch Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng. Nhưng điều thiết thực hơn là,
nhiều vấn đề cốt yếu còn để ngỏ, nhiều câu hỏi quan trọng về kịch Vũ Như Tô
có thể sẽ tìm thấy giải đáp thỏa đáng, nếu ta tiếp cận với nó từ góc độ đặc
trưng thể loại như xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, tội lỗi bi kịch…
Mâu thuẫn bi kịch là mâu thuẫn: a) mang tính nội tại; b) có ý nghĩa xã
hội to lớn; c) không thể giải quyết; d) mọi cách khắc phục mâu thuẫn đều dẫn
đến sự diệt vong những giá trị quan trọng. Mâu thuẫn phát triển thành xung
đột trong kịch Vũ Như Tô đã ứng hợp với yêu cầu vừa được nêu của mĩ học
thế giới về mâu thuẫn bi kịch.
Trước hết, cần nói đến vai trò quan trọng của sử liệu. Lịch sử Việt Nam

đã cung cấp cho một nhà văn có Tây học, lại chuyên cần tìm hiểu quá khứ dân
tộc, mong tìm ra ở đấy chìa khóa để đoán định tương lai, một sự tích mà bản
thân nó tiềm ẩn khả năng trở thành hạt nhân của một bi kịch nhân loại. Câu
chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Ðài cho vua Lê Tương Dực, như nó được
kể trong Ðại Việt sử ký và Việt Sử thông giám cương mục, với cái chết oan
khốc của người thợ có tài bên cạnh công trình bỏ dở gây cho mọi người đọc
có tầm nhìn rộng hơn các sử gia Nho giáo ấn tượng một thảm kịch nhân sinh
đau xót và chua chát. Nguyễn Huy Tưởng cấu tạo tình huống bi kịch bằng
cách phóng đại đến mức khổng lổ, đến mức huyền thoại tầm cỡ nhân vật
chính, song vẫn tái tạo khá trung thành hoàn cảnh lịch sử - xã hội mà trong đó
nó sống và hành động. Người thợ có tài trong lịch sử trong kịch bản trở thành
một thiên tài "ngàn năm chưa dễ có một" (lời của quan thượng thư bộ công Lê
An), một kiến trúc sư "sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây
những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ",
một họa sĩ "chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa
như cảnh hóa công", một nhà điêu khắc "có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm
đục... không kém đường gì". Bằng nhiều phương tiện và thủ pháp, ngòi bút
Nguyễn Huy Tưởng khiến chúng ta tin vào thiên tài của Vũ Như Tô và một
khi đã tin thì chia sẻ đến cùng khát vọng sáng tạo của nhân vật này, bởi lẽ đối
với thiên tài không sáng tạo đồng nghĩa với chết. Và nguyên nhân sâu xa của
bi kịch là ở chỗ người nghệ sĩ tài trời này không có điều kiện lao động sáng
tạo, không thể thi thố tài năng. Con người ấp ủ tham vọng thi sức đua tài với
Thượng Ðế sáng thế ("tranh tinh xảo với Hóa công", lời của chính Vũ Như
Tô!), con người tự tin đủ sức xây cất những công trình còn hoành tráng nguy
nga hơn mọi kỳ quan mà chàng đã thấy tận mắt ở Trung Quốc, Chiêm Thành,
ấn Ðộ, bị lịch sử dân tộc kết án chung thân làm một thợ thủ công vô danh tiểu
tốt. Ý "nghệ sĩ sinh bất phùng thời" đã được một hai nhà nghiên cứu đưa ra để
cắt nghĩa bi kịch của Vũ Như Tô là hoàn toàn đúng, có điều chữ "thời" ở đây
nên hiểu theo nghĩa rộng, theo nghĩa "thời đại lớn" chứ không phải "thời đại
nhỏ", không phải triều đại của một ông vua nào cụ thể, mà là nhiều thế kỷ nối

tiếp của lịch sử nước nhà.

15


Trong kịch bản, chính Vũ Như Tô nhắc đến Lê Thánh Tông, ai oán vì
sao mình phải xây dựng điện đài cho hôn quân bạo chúa Lê Tương Dực chứ
không phải cho vị hoàng đế hiền minh đã quá cố này. Ai oán thì cứ ai oán,
nhưng nhân vật này (và tất nhiên cả tác giả của nó) thừa biết là chỉ Lê Tương
Dực, chứ Lê Thánh Tông thì sẽ không bao giờ ra lệnh xây Cửu Trùng Ðài. Là
ông vua sùng đạo Nho, tâm niệm lời dạy của thánh hiền, nhớ gương tầy liếp
của Kiệt - Trụ (trong kịch bản, Kiệt - Trụ được Trịnh Duy Sản gọi tên, hòng
cảnh tỉnh Lê Tương Dực), Hồng Ðức không ăn chơi xa xỉ, không nghĩ đến
chuyện xây cung điện nguy nga chín tầng trăm nóc làm hao tổn ngân khố,
thiệt hại tài sản và tính mạng của dân, để dân oán giận và có thể nổi dậy lật đổ
ông. Ðộc tôn Khổng - Nho và bài Phật, bài Lão, Lê Thánh Tông cũng sẽ
không cho xây đền chùa miếu mạo với quy mô to lớn như thời Lý - Trần;
thành thử nếu họ Vũ sống dưới triều Lê Thánh Tông thì cũng sẽ không có việc
làm. Chính sách trọng sĩ, khuyến nông, khống chế công thương mà Vũ Như
Tô tố cáo trong kịch bản, bắt đầu đâu phải từ Lê Tương Dực, mà từ xa xưa
hơn nhiều. Không gặp Lê Tương Dực, bi kịch có xảy ra với Vũ Như Tô hay
không? Vẫn cứ xảy ra, nhưng một cách lặng lẽ, âm thầm, sử sách không ghi
lại. Vũ Như Tô sẽ tất yếu phải chôn vùi tài năng cùng với những cao vọng
sáng tạo của mình để hoặc vui vầy với nhà tranh vách đất, với củ khoai củ
sắn, như Thị Nhiên, vợ chàng, hoặc nếu không chịu đựng được cuộc sống
thực vật ấy thì tìm cách tự kết liễu cuộc đời mình, như bao nhiêu người tài bất
đắc chí vẫn làm ở mọi châu lục và mọi thời đại.
Ta tiến gần đến cốt lõi của xung đột bi kịch trong vở kịch của Nguyễn
Huy Tưởng. Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần (tuổi của nhân vật
được nhắc đi nhắc lại trong kịch bản kiệm lời) mà chưa làm nên sự nghiệp gì,

đứng trước ngã rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu:
hoặc chối từ thiên chức của mình, tức là tự sát, hoặc tuân lệnh Lê Tương Dực
và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn sáng tạo, nhưng như thế là
sẽ tất yếu gieo rắc thêm nhiều tai họa cho quần chúng nhân dân không có
công trình Cửu Trùng Ðài đã quá khốn khổ vì bị áp bức, bóc lột, ức hiếp trăm
đường. Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả kịch bênh vực bằng
những phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuống
dưới phạm trù "cái nhất thời" mà có thể không day dứt lắm hy sinh cho "cái
vĩnh cửu". Và khi họ Vũ chọn con đường xây Cửu Trùng Ðài đã ý thức rất rõ
những gì phải làm để đạt đích. Như Tô đòi vua cho "toàn quyền làm việc, kẻ
nào trái lệnh chém bêu đầu". Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười
vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước ngoài. Cái
quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy
được phát lên thành lời nhiều lần và từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản
ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho,
nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dân, đối lập với
gian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đào ngũ và bị đưa đi hành quyết ở
hồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiên ở hồi 4 và sỗ sàng hể hả từ miệng những
16


người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn. Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu
Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài
trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp
dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằng
uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nào
lấn át bè nào.
Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác
phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ
và Nhân Dân. Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm

thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương
máu của nhân dân. Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những
đòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳ
quan của y. Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của
cái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con
người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc
xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử
nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã
có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX. Kết cục của
vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn
năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công
trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm
mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Nhưng ta thử giả định một kết cục
khác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ
Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực
với lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người...
Có ý kiến bênh vực Vũ Như Tô xây đài Cửu Trùng cũng là vì động cơ
phụng sự dân tộc, làm vẻ vang cho đất nước. Ðộng cơ này có thực, chính Vũ
Như Tô nói ra nhiều lần, lại được Ðan Thiềm hết sức cổ vũ, nhưng nó là thứ
yếu: nó phối sinh từ khát vọng sáng tạo của nhà kiến trúc sư thiên tài này và
là một lập luận biện hộ cho những hy sinh vật chất và tính mạng mà công
trình Cửu Trùng Ðài đòi hỏi ở quần chúng nhân dân. Trong thâm tâm, Vũ
Như Tô biết xây cung điện chín tầng trăm nóc trước hết cho mình, để thể hiện
cái tài của mình. Y nói thẳng với Lê Tương Dực: "Xây Ðài Cửu Trùng, vì
hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều". Họ Vũ muốn thi đua với
những người thợ xây của các nước khác, muốn chứng minh thợ Việt tài giỏi
không kém và có khi còn hơn họ, điều đó dễ thông cảm và ủng hộ, nhưng
thiết nghĩ từ đó không nên ngoại suy rằng việc xây Cửu Trùng Ðài phục vụ
"quyền lợi dân tộc", mà quyền lợi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy,
lại mâu thuẫn với "quyền lợi nhân dân", và đấy là nguồn gốc bi kịch của Vũ

Như Tô.
Cửu Trùng Ðài, mà đồ án Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê Tương Dực,
không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác phẩm của
17


cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp "vô ích", nó muốn đứng trên mọi lợi ích thiết thực,
lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc. Chuyện An Dương Vương xây
thành ốc được gợi nhớ trong kịch bản để làm cái phông tương phản cho công
trình Cửu Trùng Ðài. "Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành cho
vua chơi"- những người trợ thủ gần gũi nhất nói thẳng với tổng công trình sư
ở điểm cao trào của hành động kịch (hồi 3, lớp 3). Và sau đó thái tử Chiêm
Thành - nhân vật không liên quan đến hành động kịch - xuất hiện trên sân
khấu để một lần nữa nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ nguy
hại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài. Thế
nhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết Vũ
Như Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Đó chính là dư âm từ xung đột của bi
kịch để lại cho người đọc, người xem Vũ Như Tô.
2.3.2.Bi kịch người nghệ sĩ Vũ Như Tô.
Kịch Vũ Như Tô của do đạo diễn Phạm Thị Thành dàn dựng năm 1995,
diễn xuất của các viên nhà hát Tuổi Trẻ)

Vũ Như Tô

Vũ Như Tô-Đan Thiềm

Vũ Như Tô- Thị Nhiên

Vũ Như Tô là nhân vật tâm đắc của nhà văn, là con người “to lớn” vượt
ra ngoài khuôn khổ thể loại bi kịch, là kiểu loại “nhân vật anh hùng của bi

kịch” (Phạm Vĩnh Cư).Vũ Như Tô có sự tương đồng với các nhân vật trong bi
kịch cổ điển phương Tây như Hamlet, vua Lia, thuộc mẫu người không chịu
sự áp chế.. Hành động của Vũ Như Tô mang ý thức phản kháng , không hiền
từ yếu đuối, có ý thức chủ động chống lại số phận.
Theo từ điển văn học, bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão, lí
tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực
hiện khát vọng, lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại, thậm chí dẫn đến cái
chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai

18


dẳng không có cách nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Vũ Như
Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ
không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai
và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ
thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau đớn.
Vũ Như Tô là một nhân vật có thật đã từng được Đại Việt sử ký toàn
thư ghi chép rất tỉ mỉ: "Trước đây, Vũ Như Tô một người thợ ở Cẩm Giàng,
xếp những thanh nứa làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên
nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom
việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu trùng
đài. "(Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên, quyển 26).
Tuy nhiên Cửu Trùng Đài đã làm"Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc.
Quân năm phủ đắp thành chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha
môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua
hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng,
bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm
này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch
lệ đến một phần mười."(Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ thực lục, Quyển XV,

Kỷ Nhà Lê, Tương Dực Đế). Sau đó, Trịnh Duy Sản phản nghịch, dẫy binh,
Vũ Như Tô bị thợ thuyền giết chết, xác quăng ngoài chợ, bị mọi người khinh
khi nhổ nước bọt. Tuy nhiên, bi kịch đó của họ Vũ là sự oan khuất bởi ông chỉ
là người thừa lệnh của vua làm Cửu Trùng Đài vì thế nhân dân lầm tưởng
ông chỉ biết phụng sự cho hôn quân bạo chúa. Năm 1941, Nguyễn Huy Tưởng
đã minh oan cho họ Vũ bằng vở kịch năm hồi này.
Vũ Như Tô trở thành thiên tài đến mức huyền thoại là nhờ vào lòng ham
muốn sáng tạo, tự học hỏi trau dồi nghề nghiệp: “,nghe tiếng ai giỏi là tìm
đến thụ giáo”. Niềm đam mê nghề được đền đáp xứng đáng bằng tài năng
xuất chúng: ” vẩy bút là chim, hoa hiện lên…, thần tình biến hóa như cảnh
hóa công“; “Sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân”. Nhà văn gửi vào
nhân vật cảm hứng ngợi ca như huyền thoại:“ngàn năm chưa dễ có
một”, bởi thiên tài ấy mới xứng đáng với Cửu Trùng đài lộng lẫy. Vũ Như Tô
là một nghệ sĩ lớn mang trong mình nhân cách cao đẹp, một nghệ sĩ có hoài
bão lớn lao, có lý tưởng nghệ thuật cao cả. Khát vọng nghệ thuật của ông lớn
lao hơn bao giờ hết, ông muốn xây dựng một toà lâu đài vĩ đại “bền như
trăng sao” để cho “dân ta nghìn thu còn hãnh diện” . Đó là một công trình
kiến trúc vĩ đại, tuyệt mĩ, tô điểm cho non sông đất nước: “để ta xây một Cửu
Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn
thành, cao cả huy hoàng, giữa cõi trần lao lực có một cảnh Bồng Lai.... Đời
ta không quý bằng Cửu Trùng Đài”. Tâm hồn của Vũ dành hết cho Cửu Trùng
đài.

19


Cửu Trùng Đài – như cái tên của nó – là một công trình kiến trúc mà tầm
vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những
con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng : “hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao
như núi, toàn những gỗ quý vô ngần”,“hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi

vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra”. Tầm vóc của nó, phải hình dung bằng
chính tầm vóc ý tưởng, khát vọng đầy ngạo nghễ của người sẽ tạo ra nó: một
công trình độc nhất vô nhị, vượt xa tất cả những kỳ quan ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Chiêm Thành,… và những công trình mà người đời từng biết đến, từng
truyền tụng. Lại là một kỳ quan bền vững, bất diệt. Xây công trình, họ Vũ
không thèm “tranh tinh xảo” với người, chỉ “tranh tinh xảo với Hóa công”!
Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nói chung mà là cái
Đẹp “siêu đẳng”.
Tuy nhiên, Đài Cửu Trùng lại là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên
kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng
tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và
máu nữa. Mà Đài chỉ xây cho kẻ ăn chơi sa đọa là vua dâm Lê Tương Dực.
Còn nhớ đời Tây Chu bên Trung Hoa, U vương vì Bao Tự mà bắt dân xây
Giao Đài để ăn chơi hưởng lạc, khiến cho lòng dân trong nước oán hận rồi
cuối cùng đời Tây Chu cũng diệt vong. Cái mầm mống bi kịch của Vũ Như Tô
ở đây là ước mơ khát vọng to lớn như vậy nhưng bản thân thì không thực hiện
được vì không có tài chính. Còn phụng sự cho hôn quân bạo chúa Lê Tương
Dực thì ông không bao giờ hợp tác. Nhưng rồi, Đan Thiềm xuất hiện: sắc đẹp,
lời ngon tiếng ngọt và sự tôn kính của Đan Thiềm đã làm cho Vũ xiêu lòng và
bằng lòng xây Cửu Đài. Cái oái oăm là ở đó, và mầm mống bi kịch của Vũ
Như Tô cũng là ở đó.
Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập
trên nhiều mối quan hệ. Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho “mộng
lớn”. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước
nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân
chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,… từ đó bi kịch đã đến
với Vũ Như Tô.
Vì khát vọng nghệ thuật nung nấu trong tâm hồn, nên khi gặp người
“đồng bệnh” Đan Thiềm khuyên nên “tô điểm non sông” thì tài năng bung
nở với một sức bật không gì có thể ngăn cản. Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài

với một quyết tâm lớn, mặc cho “ dân gian lầm than”. Chà đạp lên tính mạng
dân chúng không phải là tính cách của người thợ cả đôn hậu Vũ Như Tô.
Quá đam mê thi thố tài năng, Vũ Như Tô nào có hiểu được sâu xa, trên thực
tế, Cửu Trùng Đài đã xây dựng bằng mồ hôi xương máu của nhân dân và nếu
được hoàn thành thì nó cũng chỉ là nơi ăn chơi xa xỉ, sa đoạ của vua chúa,
giống như công trình kiến trúc “Vạn Niên” của triều đình Nguyễn sau này :
“Vạn niên là vạn niên nào? Thành xây xương lính, hào đào máu dân”. Như
vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để thực hiện
20


khát vọng nghệ thuật của mình. Vậy vì sao quyền sống của dân lại bị hy sinh
một cách không thương xót? Bởi vì trong cuộc đấu tranh vì nghệ thuật thì con
người nghệ sĩ đã chiến thắng con người đời thường. Niềm ham mê nghệ
thuật của Vũ Như Tô không hề thay đổi trong suốt diễn biến kịch, mọi can
ngăn đều không có tác dụng, mọi khó khăn đều được tìm cách vượt qua. Với
Vũ Như Tô, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được sáng tạo nghệ thuật, Vũ Như
Tô và niềm say mê không giới hạn là trạng thái gây ra bi kịch. Sự chủ động là
tính cách xuyên suốt và chi phối mọi hành động của Vũ Như Tô. Say mê với
khát vọng về công trình vĩ đại có thể sánh với hóa công, nghệ sĩ miệt mài
sáng tạo ngay cả khi đang bị quân nổi loạn đang truy bắt, khi biết dân chúng
nổi loạn để “ giết ông và phá Cửu Trùng đài”. Bởi vì tâm trí nghệ sĩ bị cuốn
hút bởi cảnh quan tráng lệ của Cửu Trùng đài. Phải chăng chính Vũ Như Tô
cũng là bi kịch đối với gia đình? Và Vũ Như Tô là hiện thân của bi kịch của
người nghệ sĩ khi luôn cô đơn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật?
Như vậy, Vũ Như Tô đã sai lầm khi lợi dụng quyền lực của bạo chúa để
thực hiện khát vọng nghệ thuật của mình. Chỉ đứng trên lập trường nghệ sĩ
thuần tuý nên đã vô hình chung, trở thành kẻ đối nghịch với nhân dân, gây
đau khổ cho nhân dân. Để xây dựng Cửu đài, triều đình đã ra lệnh tăng sưu
thuế, bắt thêm thợ giỏi, tróc nã, hành hạ những người chống đối. Dân căm

phẫn vua làm cho dân cùng nước kiệt; thợ oán Vũ vì nhiều người chết vì tai
nạn, vì ông cho chém những kẻ bỏ trốn. Vì thế cho nên nhân dân căm giận
bạo chúa, đồng thời cũng oán trách, nguyền rủa, thậm chí là oán hận kiến trúc
sư đầy tài năng Vũ Như Tô và cuối cùng đã giết chết cả tên hôn quan bạo
chúa Lê Tương Dực lẫn Vũ Như Tô, đốt cháy cả Cửu Trùng Đài.
Mâu thuẫn đỉnh điểm được giải quyết bằng vũ lực. Trịnh Duy Sản cầm
đầu bọn phản nghịch đã náo loạn kinh thành. Chúng tìm Lê Tương Dực và
giết chết tên hôn quân ấy. Chúng đốt phá Cửu trùng đài, chúng tìm Vũ Như
Tô để rửa hận. Nhưng Vũ đúng là một nhân vật bi kịch. Ông không thể nào
trả lời câu hỏi “xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, là có công hay có
tội?. Thật đau đớn thay, bi kịch thay cho đến khi cuộc nổi loạn nổ ra, Đan
Thiềm mặt cắt không còn hột máu, hốt hoảng đến báo cho Vũ Như Tô, nếu
không chạy trốn thì ông sẽ bị giết, nhưng Vũ Như Tô vẫn không chịu đi và
vẫn day dứt một câu hỏi: “Tôi có tội gì? Tôi làm gì nên tội? Làm gì phải
trốn?”.Thậm chí Vũ Như Tô còn khẳng định “ Bà không nên lo cho tôi. Tôi
không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết,
thì cũng để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang
minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không
thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây!”. Khi được Đan Thiềm
giục giã chạy trốn bởi nguy hiểm cận kề, Vũ Như Tô còn ngây thơ : “Họ tìm
tôi nhưng có lý gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì với ai”. Câu nói thể
hiện sự bảo thủ và có phần mê muội. Ngay cả khi bị bắt Vũ vẫn không tin là
sự thật, vẫn nói với Đan Thiềm “đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ

21


xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỷ”. Khi bị quân sĩ vả vào miệng Vũ vẫn
không ngừng nói về Cửu đài: “…vài năm nữa, đài Cửu Trùng sẽ hoàn thành,
cao cả, huy hoàng giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai”. Đến chết Vũ

Như Tô vẫn hi vọng sẽ thuyết phục được An Hoà Hầu, một kẻ cầm đầu một
phe nổi loạn, song sự thực đã diễn ra một cách phũ phàng tàn nhẫn, không
như ảo tưởng. An Hoà Hầu đã cho quân đốt phá kinh thành, đốt phá cả Cửu
Trùng đài. Cửu Trùng đài tan thành tro bụi.
Tất cả chỉ là ảo vọng. Đan Thiềm và Vũ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu
huỷ thì Vũ mới bừng tỉnh, ngửa mặt lên trời mà cất lên tiếng than ai oán tuỵệt
vọng “Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Trời ơi! Phú cho ta cái tài để làm gì. Ôi
mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! Thôi thế là hết! Dẫn ta đến
pháp trường”. Trong tiếng kêu than ấy, tiếng “Đan Thiềm, mộng lớn Cửu
Trùng Đài” dồn dập vang lên hoà nhập vào nhau thành khúc ca bi tráng, ai
oán, đầy tiếc thương. Đó chính là âm hưởng chủ đạo của đoạn trích “Vĩnh biệt
Cửu Trùng Đài”. Vậy là cuối cùng Vũ Như Tô cũng đã phải trả giá cho chính
hành động của mình. Cái chết bi thảm của Vũ Như Tô là tất yếu, nó vừa đáng
thương lại vừa đáng giận.
Sáng tạo Cửu Trùng đài không phải là tội lỗi, nhưng là một quá trình
xây cất tốn kém : mười mấy vạn thợ ; tiền nhiều như nước sông; gỗ chất cao
như núi; Trong cảnh đói kém triền miên, việc “xây đài cao mộng lớn” càng
gây bất bình sâu sắc trong dân chúng. Xây đài trong một quan điểm cứng
rắn:“ công việc tôi làm là quang minh chính đại”, Vũ Như Tô thất bại vì đòi
hỏi dân chúng hy sinh quá nhiều, mà họ lại không cần thứ nghệ thuật: “ cho
vua chơi“. Nghệ thuật thật khó tồn tại, khi không đi cùng quyền lợi dân
chúng. Dù rất ưu ái nghệ sĩ, thì việc dân chúng giết Vũ là điều bất khả kháng.
Là một nghệ sĩ đầy tài năng và giàu sáng tạo, Vũ Như Tô muốn khẳng định tài
năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước, muốn làm đẹp cho đời, nhưng
khát vọng nghệ thuật và đam mê sáng tạo của ông đã đặt lầm nơi lạc chốn, lạc
điệu với thời thế, xa rời thực tế. Người đọc, người xem thương người nghệ sĩ
có tài có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hi sinh tất cả
cho cái đẹp nhưng xa rời thực tế, mà phải trả giá đắt bằng cả sinh mệnh và cả
công trình nghệ thuật đầy tâm huyết sáng tạo cuả mình.
Bi kịch của Vũ Như Tô có ý nghĩa sâu sắc ở chỗ bằng khát vọng sáng

tạo nghệ thuật để vươn đến cái Đẹp toàn bích, muốn mang tài năng tạo nên
giá trị tinh thần vĩnh cửu. Nhưng khát vọng đẹp đẽ của nghệ sĩ không được
hiểu đúng, đã bị nhân dân hủy diệt. Đây là bài học đau đớn về số phận của
nghệ sĩ và nghệ thuật, mà không ít lần lịch sử đã phải trả giá.
Trong kịch Vũ Như Tô, vấn đề số phận nghệ sĩ và hành trình sáng tạo
nghệ thuật được nhà văn quan tâm sâu sắc, nhân vật xoay trở trong các mối
quan hệ không đơn giản. Với thợ thuyền và dân chúng, Vũ Như Tô là “Ông
Cả” gần gũi, thân thiện. Ngược lại, khi với mục đích xây Cửu Trùng Đài lộng

22


lẫy, “ Ông Cả” sẵn lòng để cho “ vua xa xỉ, công khố hao hụt, dân gian lầm
than, thần nhân trách móc”. Phải chăng Vũ Như Tô đứng về phía nhà vua? Lê
Tương Dực là vị quân vương tồi tệ, nhưng có tiền bạc và quyền lực. Vũ Như
Tô chỉ có thể dựa vào vương quyền mới có cơ hội thực hiện khát vọng nghệ
thuật, để cho tài năng được phát triển tận độ. Nhận lời xây Cửu Trùng đài,
hành động của Vũ Như Tô mang phẩm chất của người nghệ sĩ luôn tôn vinh
và coi nghệ thuật là cao quý hơn tất cả mọi giá trị khác trong cuộc sống.
Trong xã hội phong kiến, đây là khuynh hướng nghệ thuật thoát ly cuộc sống,
các nhà Nho thường tìm nơi ở ẩn, các nghệ sĩ thường trốn vào tháp ngà của
văn chương.
Nghệ thuật xứng đáng được tôn vinh vì nó là sản phẩm cao quý trong
sáng tạo. Nhưng vì nghệ thuật mà hy sinh và chà đạp lên những giá trị khác
của cuộc sống thì cần phải xem xét lại. Xuất phát từ mục đích cao cả là sáng
tạo nghệ thuật, nhưng Vũ Như Tô đã làm cho “dân lầm than, man di oán
giận”, vì thế trở thành đối tượng cho dân chúng dồn nỗi căm hận. Dù đưa ra
lý do biện hộ cho nghệ sĩ là” xây một cái đài vĩ đại làm vinh dự cho non
sông” thì cũng không thể tha thứ cho tội ác . Mang niềm đam mê nghệ thuật
nên đã không bỏ lỡ cơ hội được sáng tạo cái Đẹp, về điều này có thể cảm

thông với nghệ sĩ . Nhưng vấn đề là ở chỗ Vũ không nhận thức được sáng tạo
cái Đẹp lại gây tai họa cho dân chúng. Bài học rút ra là không thể coi trọng
nghệ thuật mà chà đạp lên những giá trị khác trong cuộc sống. Cái chết bi
thảm là bài học vô cùng đau xót, là sự trả giá cho sự nhận thức không đầy đủ
của người nghệ sĩ.
Vì giá trị của cái Đẹp mà coi thường những giá trị khác của cuộc sống,
đó là điều đáng tiếc cho người nghệ sĩ .Tài năng của nghệ sĩ làm ta khâm
phục, nhưng tội lỗi lại gây phẫn nộ và tiếc nuối, khi: “dân gian đói kém nổi
lên tứ tung…Trịnh Duy Sản mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm
loạn”. Vì cái Đẹp, Vũ Như Tô đã coi Cửu Trùng Đài quý hơn sự sống muôn
dân, cho nên cái Đẹp không có chỗ tồn tại. Bản chất con người vốn hướng
thiện, không thừa nhận cái Đẹp được xây dựng bằng cái ác, nên Vũ Như Tô
phải trả giá bằng mạng sống của mình. Trong “Chữ người tử tù” Nguyễn
Tuân cũng thể hiện quan niệm cái Đẹp phải đi cùng cái Thiện. Nhân vật Huấn
Cao là anh hùng, là nghệ sĩ viết chữ đẹp, cảm phục tấm lòng “biệt nhỡn liên
tài” nên nhận lời viết chữ với lời khuyên quản ngục : “Hãy thay đổi nghề đi
rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ “. Phải chăng đây là sự gặp nhau trong tư
tưởng của nhà văn khi thể hiện mẫu nhân vật tài hoa nghệ sĩ?
Tuy Vũ Như Tô có tội, nhưng có đáng được thương xót, cảm thông?
Một trong những đặc điểm của nhân vật bi kịch là phải vừa có tội, vừa không
có tội. Sẽ là không có tội khi nghệ sĩ sống mãnh liệt và cao cả trong khát khao
sáng tạo về công trình nghệ thuật tồn tại vĩnh hằng cùng thời gian. Sẽ có quá
nhiều tội lỗi khi Vũ Như Tô thực hiện khát vọng sáng tạo nghệ thuật bằng
quyền lực của hôn quân bạo chúa, bằng sức mạnh của cái ác. Nhân vật bi kịch
23


Vũ Như Tô đã khẳng định tài năng vượt trội của Nguyễn Huy Tưởng bằng cái
nhìn đa chiều trong con người nghệ sĩ, mở rộng ra là những vấn đề về cuộc
sống và nghệ thuật. Hình tượng nghệ sĩ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch hoàn

chỉnh.
2.3.3.Lời đề tựa vở kịch.
Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải
Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?
Tháp người Hời nguyên là giống Angkor!
Mải vật lộn quên cả đài cao mộng lớn
Công ông cha hay là nỗi thiệt thòi?
Ôi khô khan! Ôi gay gắt! Nhưng đừng vội tủi
Sức sống tràn từ ải Bắc đến đồng Nam
Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?
Ta chẳng biết!
Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.
- Nguyễn Huy Tưởng Đề tựa là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm; thâu tóm cảm hứng và
quan điểm sáng tác của nhà văn, cũng như nội dung chủ đạo của tác phẩm. Nó
cũng là chìa khóa quan trọng giúp người đọc hiểu sâu hơn những vấn đề mà
người viết kí thác trong đứa con tinh thần của mình. Trong các tác phẩm đưa
vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, có khá nhiều tác phẩm có lời đề
tựa như: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài (Tràng giang - Huy Cận); Khi
tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn (Đàn ghi-ta của Lor-ca, Thanh Thảo); Tây
Bắc ư? Có riêng gì Tây bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/Khi Tổ quốc
bốn bề lên tiếng hát/Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu (Tiếng hát con tàu –
Chế Lan Viên) và lời đề tựa kịch Vũ Như Tô: “…. Than ôi! Như Tô phải hay
những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một
bệnh với Đan Thiềm…”. Những lời đề tựa đó đều có đặc điểm chung là ngắn
gọn, hàm súc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc, được đặt trang trọng trước
tác phẩm. Riêng kịch Vũ Như Tô, lời đề tựa không được SGK trích dẫn đầy
đủ, trọn vẹn, không đặt ở phần đầu đoạn trích mà mà nằm ở phần luyện tập.
Phải chăng đây là trích đoạn (hồi V) của một thể loại mới hay do tính phức
tạp trong nội dung lời đề tựa mà các soạn giả SGK có phần còn dè dặt, khiêm
tốn? Theo Nguyễn Huy Thắng thì “Lời đề tựa được xem là chìa khóa quan

trọng để để hiểu được đúng tác phẩm, hiểu và thông cảm với khát vọng sáng

24


tạo thật đáng trân trọng của nhà văn”. Nhưng trong bài viết của mình ông
cũng chưa lí giải và chưa đưa ra cách hiểu và nội dung chính mà Nguyễn Huy
Tưởng muốn thổ lộ qua bức thông điệp lời đề tựa. Còn tác giả SGV Ngữ Văn
11 nâng cao, tập 2, định hướng: “Lẽ phải không hoàn toàn đứng về phía nào.
Mất Cửu Trùng đài vừa đáng mừng vừa đáng tiếc. Nguyễn Huy Tưởng không
chủ ý cũng không có khả năng đưa ra một lời giải đáp rạch ròi (hai lần ông
thú nhận: Chẳng biết, Ta chẳng biết).
Qua lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng đã chân thành bộc lộ nỗi băn khoăn
của mình: Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô? Điều
đó đồng nghĩa với việc Cửu Trùng Đài bị đốt nên mừng hay nên tiếc? Đây
thực sự là một câu hỏi lớn đối với nhà văn. Nguyễn Huy Tưởng cũng không
chủ ý, cũng không thể đưa ra một lời giải đáp rạch ròi, thoả đáng khi 2 lần
ông thú nhận: "ta chẳng biết". Qua vở kịch có thể tháy chân lí không hoàn
toàn thuộc về phái nào. Việc mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng hay nên tiếc.
Mừng vì Nhân dân đỡ phải đóng góp công sức, tiền của; tiếc vì mất công trình
nghệ thuật vô giá có thể tồn tại cùng thời gian, "tranh công cùng tạo hoá". Lời
đề tựa cho thấy mâu thuẫn giữa những khát vọng hiến dâng tất cả cho nghệ
thuật của người nghệ sĩ thiên tài với những quyền lợi thiết thực, sống còn của
quần chúng nhân dân chưa được giải quyết thoả đáng.
Trong lời đề tựa nhà văn cũng khẳng định:"Cầm bút chẳng qua cùng một
bệnh với Đan Thiềm". Đan Thiềm là con người kính phục tài trời, đam mê
nghệ thuật, đặc biệt nhạy cảm với bi kịch của người tài. "Bệnh Đan Thiềm" là
một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Huy Tưởng. Đó là bệnh
đam mê nghệ thuật, kính phục "tài trời" (thiên tài), nhạy cảm với bi kịch của
những tài năng siêu việt. Nguyễn Huy Tưởng khẳng định giữa mình và Đan

Thiềm có sự "đồng bệnh", tức là giữa hai người có sự đồng điệu, có tình tri
âm tri kỉ...Lời đề tựa này cho thấy động lực thôi thúc Nguyễn Huy Tưởng cầm
bút viết vở kịch "Vũ Như Tô" chính là niềm đam mê nghệ thuật; là thái độ
trân trọng cảm thông, ngưỡng mộ của tác giả đối với những nghệ sĩ có tâm
huyết, hoài bão và tài năng nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thuẫn không thể
giải quyết được giữa lí tưởng và thực tế.
Viết Vũ Như Tô, nhà văn tôn trọng sự thật, để cho nhân vật hành động
và suy nghĩ theo quy luật của chính đối tượng đó. Và khi đặt dấu chấm hết kết
thúc tác phẩm, nhà văn cũng chính là bạn đọc nghiêm khắc và khó tính nhất.
Chính chúng ta, sau độ lùi nhất định của thời gian vẫn cảm thấy khó khăn khi
nhận định, đánh giá Vũ Như Tô - một nhân vật bi kịch, vừa đáng thương vừa
đáng giận, ngay trong bản thân nhân vật đã mang một khối mâu thuẫn lớn
giữa người công dân và người nghệ sĩ. Qua Vũ Như Tô toát lên bài học về
chân lí nghệ thuật: Khi nghệ sĩ sáng tác đứng trên và tách khỏi lợi ịch của
quần chúng nhân dân thì tác phẩm viết ra sẽ không bao giờ tồn tại. Tiếng thét
ai oán, xót xa của Vũ Như Tô ở cuối vở kịch là tiếng thét đau thương, cảnh
tỉnh. Sự ngập ngừng của Nguyễn Huy Tưởng là điều dễ hiểu, đáng cảm thông.
25


×