Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN hướng dẫn học sinh khối 6 học và ôn tập, củng cố từ vựng bằng bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.79 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊN TRƯỜNG THCS
TAM HỢP =====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH KHỐI 6
HỌC VÀ ÔN TẬP CỦNG CỐ TỪ VỰNG BẰNG BẢN ĐỒ TƯ DUY

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hồng
Mã sáng kiến: 39

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tam Hợp, Năm 2017

0


1. Lời giới thiệu:
Trong thời điểm hiện nay,hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu của sự
phát triển toàn xã hội. Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội và là tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của một quốc gia.Vì giáo
dục cung cấp nhân lực và nhân tài cho xã hội. Nước ta đang trong thời kì hội nhập
quốc tế. Để lĩnh hội được những tinh hoa văn hóa, khoa học kĩ thuật tiến bộ, hiện
đại của các quốc gia phát triển đòi hỏi chúng ta phải có trình độ ngoại ngữ nhất
định. Mà Tiếng anh là ngôn ngữ quốc tế, là phương tiện giao lưu quốc tế hữu hiệu
nhất. Tiếng Anh đã và đang được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội: Trong giao tiếp, trong lĩnh vưc tin học, điện tử viễn thông, trong
khoa học và công nghệ. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của 400 triệu người trên thế
giới, nó được dùng như ngôn ngữ thứ hai của 600 triệu người khác. Hơn 80%


chương trình phần mềm máy tính của thế giới được viết bằng Tiếng Anh v.v.v… vì
lý do đó mà mỗi cá nhân đều nhận thức được tầm quan trọng và cần thiết của việc
học và sử dụng Tiếng Anh.
Từ vựng đóng vai trò quan trọng trong việc học Tiếng Anh. Để thành thạo
bốn kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết thì người học phải có vốn từ vựng tốt. Tuy nhiên,
việc học từ vựng Tiếng Anh đối với học sinh THCS hoàn toàn không đơn giản, nhất
là đối với học sinh trung học cơ sở. Đa số các em cảm thấy việc học từ vựng rất khó
học và mau quên do hệ thống phát âm và chữ viết khác Tiếng mẹ đẻ. Từ đó dẫn đến
việc học từ vựng của các em trở nên căng thẳng. Học sinh bậc trung học cơ sở có
độ tuổi từ 11 đến 14, đây là lứa tuổi có khả năng tốt về trí nhớ trong việc học ngoại
ngữ, là lứa tuổi bản lề để tích luỹ khả năng và các kỹ năng giao tiếp. Vì vậy, nâng
cao chất lượng và định hướng phương pháp đúng và tốt nhất trong việc học từ vựng
ở lứa tuổi này là nhiệm vụ thực sự quan trọng và nhức nhối đối với mỗi giáo viên
trực tiếp đứng lớp như chúng ta.
Là giáo viên Tiếng Anh trực tiếp gắn bó với các em học sinh mỗi năm học
qua đi tôi cũng như các đồng nghiệp của mình rất băn khoăn, trăn trở về kết quả
học tập của các em học sinh, phần đa các em không hiểu tầm quan trọng của từ
vựng, vốn từ vựng rất nghèo nàn, lười và ngại khi học từ mới.
Ai cũng biết Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, ngày nay các bậc phụ huynh
cũng như học sinh mọi cấp học đều hiểu được tầm quan trọng của việc học 1


và dạy Tiếng Anh. Nó là ngôn ngữ quốc tế, hầu hết mọi lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội cũng đã và đang được sử dụng bằng Tiếng Anh. Hơn 80% chương trình
phần mềm máy tính của thế giới được viết bằng Tiếng Anh, ngày nay việc học
ngoại ngữ của học sinh nó trở thành như một phần tất yếu và các em cũng hiểu
được tầm quan trọng của nó, vì lý do đó mà việc học và sử dụng Tiếng Anh là nhu
cầu cần thiết và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nhưng làm thế nào để người học
có thể giao tiếp một cách tự tin, đạt yêu cầu và đúng về mặt ngữ nghĩa, đó mới là
câu hỏi lớn đặt ra cho ngững người dạy ngoại ngữ như tôi.

Để làm tốt việc này trước tiên người giáo viên biết cách cung cấp vốn từ
vựng cho các em, cũng như có phương pháp dạy từ vựng hợp lý và phù hợp với
từng đối tượng học sinh để các em hứng thú với môn học, từ đó việc học từ không
còn là nỗi sợ hãi và lo lắng của học sinh nữa.
Dạy ngoại ngữ nói chung hay Tiếng Anh nói riêng đều luôn đặt ra hai vấn đề
lớn cho giáo viên, đó là dạy từ mới như thế nào và dạy cấu trúc mới như thế nào để
học sinh biết cách vận dụng và sử dụng từ mới và cấu trúc mới trong giao tiếp bằng
tiêng Anh. Do vậy dạy từ vựng là thực sự quan trọng đối với cả người học và người
dạy học.
Theo chương trình tiếng Anh mới được chia làm nhiều chủ điểm khác nhau
mỗi một chủ điểm gồm những bài học gần gũi ,có nội dung hấp dẫn với học sinh
.Thông thường mỗi bài học được chia làm 7 tiết mà hầu như tiết nào nội dung cũng
dài và chứa nhiều từ vựng . Trong đó tiết thứ hai A closer look 1 học sinh sẽ được
học lượng từ vựng nhiều buộc các em phải nhớ và phát âm sao cho chính xác.Chính
vì vậy mà đa số các em thường mang nặng tâm lí chán học hoặc là học vẹt.
Đa số lớp học ở trường tôi thường đông mỗi lớp từ 35-40 học sinh, cho nên
rất khó cho giáo viên có thể bao quát và xát xao tới từng đối tượng học sinh .
Bên cạnh đó có không ít học sinh học hành qua loa, không khắc sâu được từ
vựng nào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa
hai chiều. Đến khi giáo viên kiểm tra các em sẽ không đáp ứng được yêu cầu.Ngoài
ra cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sịnh
thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng
Việt. Vì thế các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do
2


vậy nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên, từ đó người học có ác cảm với
môn học và sợ phải học. Cho nên giáo viên cần chú ý đến tâm lý này của học sinh.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy của giáo viên, qua thực tế dạy của bản
thân, qua thăm dò ý kiến của học sinh thấy nhìn chung học sinh rất sợ và ngại học

từ mới, việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế như: Viết sai chính tả, phát âm từ sai, sử
dụng từ không chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh. Đa số các em chỉ có thói
quen học thuộc nghĩa của từ, học vẹt rồi lại quên
Vậy làm sao để các em có thể vừa nhớ từ ,vừa có thể sử dụng chính xác.
Điều này đã thôi thúc tôi đưa ra một số kinh nghiệm bản thân “Hướng dẫn học
sinh khối 6 học và ôn tập, củng cố từ vựng bằng bản đồ tư duy” để làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm.
2. Tên sáng kiến:
“Hướng dẫn học sinh khối 6 học và ôn tập củng cố từ vựng bằng bản
đồ tư duy” .
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hồng
- Địa chỉ: Trường THCS Tam Hợp.
- Số điện thoại: 0986 520 865 Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hồng
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Cải tiến về áp dụng phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần
đầu : 3/2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Về nội dung của sáng kiến:
1. “Bản đồ tư duy” là gì:
“Bản đồ tư duy (BĐTD) được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư
duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và chữ viết. Đặc biệt đây là
một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người, không yêu cầu
tỉ lệ, chi tiết khắt khe như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi
người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác
3



nhau, cùng một nội dung nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD
theo một cách riêng do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo
của mỗi người”.
Nhờ vào bản đồ tư duy tôi có thể giúp học sinh ghi nhớ một cách nhanh
chóng hơn. Học sinh muốn nắm bắt được tốt một ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ
Tiếng Anh nói riêng thì trước tiên phải ghi nhớ được một số lượng từ vựng nhất
định.
Chính vì lẽ đó tôi đã áp dụng để giảng dạy và hướng dẫn học sinh häc ôn tập
từ vựng. Sau đây là các bước thực hiện:
2. Các bước tiến hành :
a. Bước 1: Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên liệt kê trước một số chủ đề từ vựng lớn trong sách như: My
School, My Home, My Friends, Activities, Classes, Places, Body, Sports and
Games, My neighbourhood..., Khi học đến các chủ đề đó, giáo viên cho học sinh
nắm vững chủ đề đã học và ôn tập các từ vựng liên quan đến chủ điểm.
- Thông thường trong bài A closer look 1 là bài dạy về từ vựng và phát âm
tôi thường dành ra khoảng 15 phút để hướng dẫn học sinh ôn tập từ vựng theo các
chủ đề đã học bằng cách vẽ bản đồ tư duy.
Ví dụ như hình dưới là chủ đề về “My new School” Unit 1 (Sách giáo khoa
Tiếng Anh 6)

4


b. Bước 2: Chuẩn bị của học sinh
Yêu cầu học sinh chuẩn bị một số các công cụ sau đây:
- Một hộp bút màu.
- Giấy A4, A3 hoặc tận dụng các mặt sau của các bức tranh, ảnh, lịch tết.
c. Bước 3: Hướng dẫn học sinh vẽ

- Trước hết tôi đưa một bản đồ tư duy mẫu được vẽ sẵn ở nhà cho học sinh
xem và giải thích về các nhánh, đường vẽ và đối tượng được vẽ trên đó.
- Khi hướng dẫn các em vẽ thì không nhất thiết yêu cầu các em phải vẽ
giống như bản đồ mẫu mà tôi đưa ra. Học sinh có thể vẽ theo sự sáng tạo riêng,
màu sắc riêng.
- Bắt đầu từ hình ảnh trung tâm của chủ đề chính, học sinh có vẽ thêm các
nhánh con, gọi là nhánh cấp 1. Tiếp đến từ nhánh cấp 1 đó lại triển khai thêm các
nhánh con của nhánh cấp 1 (nhánh cấp 2). Cứ tiếp tục như thế đến nhánh cuối cùng.
- Học sinh cũng có thể dùng hình ảnh để minh họa cho một chủ đề hay một
từ vựng đơn lẻ nào đó .
- Yêu cầu học sinh luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng
kích thích não như hình ảnh.
- Học sinh nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các
đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Học sinh cũng không nên vẽ hết tờ giấy mà để một số khoảng trống để có
thể thêm vào các nhánh với các từ mà các em sẽ học sau này. Như vậy bản đồ tư
duy không chỉ vẽ một lần mà sẽ tiếp tục vẽ tiếp khi học sinh học được thêm các từ
mới liên quan đến chủ đề
d. Bước 4: NhËn xÐt
- Sau khi học sinh vẽ xong, tôi treo một số bản đồ tư duy và cho nhận xét về
những điểm học sinh đã đạt được và một số khuyết điểm khi vẽ bản đồ. Với những
học sinh khá giỏi tôi yêu cầu học sinh đặt một số câu ví dụ đơn giản với những từ
có trên bản đồ tư duy để các em hiểu hơn về cách sử dụng của các từ đó.
- Sau đó yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện lại bản đồ của mình. Như vậy
các em có thời gian vẽ chi tiết và có chất lượng hơn.
5


Sau đây là một số chủ đề mà tôi đã áp dụng trong khi dạy cho học sinh lớp 6:

* Chủ đề 1: “My home” – Unit 3 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)
- Bắt đầu là hình ảnh trung tâm (ngôi nhà), rồi tiếp đến là các nhánh chính
như: Living-room (phòng khách), Bedroom (phòng ngủ), Kitchen (nhà bếp),
Bathroom (phòng tắm). Tiếp theo từ các nhánh chính lại vẽ thêm các nhánh con,
như với nhánh Livingroom liệt kê tất cả những từ vựng liên quan đến phòng khách

Giáo viên cũng có thể gợi ý thêm để học sinh thêm vào các từ không có trong
sách giáo khoa, hoặc cũng có thể để thªm vào sau này. Với mỗi nhánh thì học sinh
cũng có thể vẽ hình ảnh tương đương với từ vựng ngay bên cạnh.
Đối với chủ đề này giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh bổ xung thêm
từ vào các nhánh sau khi đã học bài : Unit 10 – Our Houses in the Future.
Từ vựng các em có thể bổ xung :wireless TV, modern fridge ,hi- tech robot,
automatic dishwasher, automatic washing machine…
* Chủ đề 2: Sport and Games – Unit 8 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)

6


- Với chủ đề này tôi lấy hình ảnh trung tâm là một hình ảnh miêu tả về các
môn thể thao “SPORTS”, tiếp đến từ hình ảnh trung tâm chia làm 3 nhánh chính.
Nhánh thứ nhất là GO: từ nhánh này lại vẽ thêm ra các nhánh con liệt kê một số
hoạt động thể thao liên quan đi sau động từ GO. Sau mỗi hoạt động này lại có các
hình ảnh minh họa để học sinh hiểu nghĩa của từ đó.
- Nhánh thứ hai là nhánh PLAY từ đây liệt kê tất cả các môn thể thao khi
dùng thì đi với
- Từ PLAY như: play soccer, play volleyball, play basketball, play baseball,
play tennis, play table tennis. Điều này làm cho học sinh không dùng sai khi chúng
muốn nói chơi môn thể thao nào vì học sinh có thể nhầm lẫn khi nói “play skip”
thay vì phải nói “skip”
- Sau cùng là nhánh OTHERS, liệt kê một số các hoạt động thể thao giải trí

khác mà
- Không dùng với các động từ như GO và PLAY. Với cách thể hiện bản đồ
như thế học sinh vừa nhớ từ vừa nhớ được cách sử dụng của từ đó tốt hơn.
* Chủ đề 3: My Friends – Unit 3 (Sách giáo khoa Tiếng Anh 6)
- Với chủ đề này học sinh cũng có thể sử dụng ngay một hình ảnh người để
làm hình ảnh trung tâm. Với hình ảnh như vậy học sinh sẽ cảm thấy hưng phấn hơn.
Các nhánh khác được mô tả như hình vẽ.
7


Chủ đề 4: My neighbourhood – Unit 4 ( Tiếng Anh 6 )
- Với chủ đề này học sinh sẽ được mở rộng vốn từ vựng về chủ đề The
country and The city .Cụ thể ở đây là các tính từ liên quan đến việc miêu tả
cuộc sống thành thị và nông thôn. Với chủ đề này tôi lấy hình trung tâm là The
Town and The City.Từ hình trung tâm chia làm ba nhánh :Nhánh thứ nhất là
The country học sinh sẽ phải liệt kê các tính từ dùng để miêu tả đến chủ đề The
country :peaceful,quiet ,cheap,friendly,comfortable ,fantastic, boring…..
- Nhánh thứ hai là chủ đề The town học sinh cũng phải liệt kê các tính
từ dùng để miêu tả về chủ đề The Town:noisy, narrow,modern, terrible,
polluted……
- Ở nhánh thứ ba giáo viên có thể hướng dẫn các em đặt câu với các từ
vừa tìm và bổ xung thêm công thức so sánh hơn với tính từ ngắn và tính từ dài
sau khi học xong tiết Acloser look 2.

8




Một số sản phẩm của học sinh trường THCS Tam Hợp sau khi


áp

dụng .

9


8. Những thông tin cần được bảo mật :
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối với giáo viên: Hiểu và nhận thấy tầm quan trọng của từ vựng trong dạy
và học ngoại ngữ để từ đó có những sáng kiến và Phuong pháp dạy cho phù

10


hợp.Được sự ủng hộ của các giáo viên bộ môn Tiếng Anh nói riêng và giáo viên
của tổ khoa hoc xã hội nói chung.
- Đối với nhà trường: Có đủ cơ sở vật chất,tạo mọi điều kiện thuận lợi để
giáo viên có thể nghiên cứu khoa học cũng như có những sáng kiến thiết thực cho
việc dạy và học.
- Đối với học sinh: Học sinh là đối tượng áp dụng sáng kiến,vì vậy để sáng
kiến đạt hiệu quả cao thì học sinh cần có tinh thần cầu tiến,có ý thức học tập là cho
bản thân mình chứ không phải là sự ép buộc
- Đối với phụ huynh học sinh: Các bậc phụ huynh cần quan tâm đến việc học
của con em mình nhiều hơn nữa,ủng hộ các em trong các hoạt động học tập,hiểu
được tâm tư tình cảm và mong muốn của con em mình
10. Đánh giá lợi ích thu được
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến tác giả
- Học sinh rất có hứng thú với cách học này. Với cách học này học sinh được
thỏa sức sáng tạo trí tưởng tượng của mình. Học sinh có thể vẽ theo ý thích của
mình mà không bị ràng buộc bởi các đường nét hay một khuôn mẫu nhất định nào.
Bản đồ tư duy cũng giúp học sinh tiết kiệm được thời gian, học sinh ghi nhớ tốt hơn
và nhìn thấy một bức tranh tổng thể và tổ chức phân loại của chúng.
- BĐTD cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nắm vững kiến
thức của bài học một cách chắc chắn hơn, nhớ bài lâu hơn.
- Nhìn vào bản đồ tư duy, bất cứ một học sinh nào cũng có thể thuyết trình
được nội dung hay một chủ đề theo mạch logic của kiến thức.
- Với những học sinh yếu kém BĐTD như một giáo cụ trực quan, rất có ích
trong việc giúp học sinh có được các kiến thức cơ bản của từng bài học qua việc
nghe thầy giáo giảng bài, nghe các học sinh khá giỏi thảo luận trong giờ học và
cuối cùng được thầy giáo hướng dẫn ghi lại hoặc phát cho bản tóm tắt bài học bằng
một BĐTD đơn giản. Có được BĐTD đơn giản này, về nhà học sinh sẽ dễ học bài
hơn, và các kiến thức chính yếu của từng bài học đã được ghi lại một cách cô đọng.
Học sinh yếu kém chỉ cần nắm vững những nét chính yếu này.
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân:
11


Ngoài việc giảng dạy từ vựng, trong giảng dạy các chủ điểm kiến thức
khác nếu giáo viên sử dụng BĐTD thì họ có thể giúp học sinh thay đổi cách ghi bài
theo lối truyền thống đang phổ biến hiện nay, tức là ghi hết dòng này đến dòng
khác. Nếu sử dụng được BĐTD thì giáo viên đã làm phong phú thêm kho tư liệu về
phương pháp, thủ thuật dạy học của mình, góp phần vào việc đổi mới phương pháp
giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện
khả năng tư duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh tham
gia vào bài giảng hoặc đọc các BĐTD mà học sinh đã ghi chép lại sau các tiết học.

- Sử dụng BĐTD trong giảng dạy cũng giúp khắc phục được tình trạng học
sinh tiếp thu một cách thụ động, máy móc... vì BĐTD được phát triển dần từng
bước theo tiến trình giờ dạy.
11. Danh sách tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Số

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến

TT
1

HS lớp 6

Trường THCS Tam Hợp

Phần dạy về từ vựng.

Tam Hợp,ngày 29 tháng 10 năm 2017

Thủ Trưởng Đơn vị

Người Thực Hiện

Nguyễn Thị Thu Hồng


12


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện Bình Xuyên
Tên tôi là: Nguyễn Thị Thu Hồng
Chức vụ (nếu có): Giáo viên
Đơn vị/địa phương: Trường THCS Tam Hợp - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0986 520865
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng Sáng kiến huyện Bình Xuyên
xem xét và công nhận sáng kiến cấp cơ sở cho tôi đối với sáng kiến đã được Hội
đồng Sáng kiến cơ sở công nhận sau đây:
1. Tên sáng kiến (thứ 1):
“Hướng dẫn học sinh khối 6 học và ôn tập,củng cố từ vựng bằng bản đồ
tư duy”.
(Có Báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến kèm theo) Tôi
xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Xác nhận của Thủ trưởng
đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Tam Hợp, ngày 29 tháng10 năm 2017
Người nộp đơn
(Ký tên, ghi rõ họ tên)


13


Nguyễn Thị Thu Hồng
PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS Tam Hợp

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN
CẤP: CƠ SỞ:
; TỈNH: .
I.
1.
2.
3.
4.

Thông tin về tác giả đăng ký sáng kiến
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hồng
Ngày sinh:19/11/1984
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Hợp
Chuyên môn: ĐH Anh

II. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Chủ nhiệm lớp 9A, Giảng
dạy môn Anh khối 8,9; Bồi dưỡng HSG Anh 8.
III. Thông tin về sáng kiến

Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh khối 6 học và ôn tập củng cố từ vựng
bằng bản đồ tư duy.
1. Cấp học: THCS
2. Mã lĩnh vực (Theo danh mục tại Phụ lục 3): 39
3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 /2015 đến tháng 5/2015
4. Địa điểm nghiên cứu: Trường THCS Tam Hợp
5. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6A
Ngày tháng năm 20..... Ngày tháng năm 20.... Ngày 29 tháng 10 năm
2017
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

(Ký, ghi rõ họ
tên,
đóng dấu)

TỔ
TRƯỞNG/NHÓM
TRƯỞNG CHUYÊN

NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)

MÔN
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Thu Hồng

14




×