Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một vài biện pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.4 KB, 22 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Lời giới thiệu
Đời sống tình cảm của con người là vô cùng phong phú, phức tạp. Các học
giả Trung Hoa thời xưa đã phân loại tình cảm con người thành bảy trạng thái,
gọi là “thất tình”, gồm: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, cụ (nghĩa là mừng, giận, yêu, ghét,
buồn, vui, sợ). Nhưng đó mới chỉ là những trạng thái cơ bản vì trong thực tế tình
cảm con người tinh tế hơn nhiều, thậm chí có những trạng thái pha tạp lẫn lộn
mà ta không dễ gì gọi tên ra được. Như một tất yếu khách quan, khi đã có tình
cảm nảy sinh trong lòng thì con người sẽ có nhu cầu biểu cảm. Nắm bắt được
nhu cầu đó, chương trình ngữ văn THCS đã cho học sinh tiếp cận với thể loại
văn biểu cảm ngay từ lớp 7. Bởi văn biểu cảm được xem là một trong những
phương thức quan trọng giúp các em bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Thực
tế ngày càng đòi hỏi học sinh không những nắm vững tri thức mà còn có kỹ
năng thực hành vận dụng thành thạo các tri thức đã có trước mắt cũng như lâu
dài. Ở môn Ngữ văn, học sinh phải tự mình tạo lập được những kiểu văn bản,
trong đó văn bản biểu cảm có một vai trò hết sức quan trọng trong thời gian học
sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, cũng như trong cuộc sống sau này. Thế nhưng
học sinh còn rất nhiều điểm yếu trong quá trình viết văn biểu cảm như: lúng túng
trong chọn đối tượng biểu cảm, vận dụng chưa thành thạo phương tiện ngôn
ngữ, triển khai ý trong bài văn chưa mạch lạc, bố cục bài viết chưa rõ ràng, liên
kết đoạn văn còn yếu.
Chính vì thế, tôi đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này và tìm ra phương pháp, áp
dụng những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh để rèn kỹ năng viết văn
biểu cảm cho học sinh lớp 7.
Nhiều năm tôi được phân công dạy Ngữ văn 7, dù đã bám sát chương trình
sách giáo khoa, trong quá trình giảng dạy mặc dầu đã cố gắng rất nhiều song tôi
vẫn nhận thấy một thực tế là: học sinh có bám sát yêu cầu của đề bài nhưng chất


lượng bài viết chưa cao. Những điểm yếu của các em được thể hiện qua bài viết


có thể kể ra như: nắm chưa chắc lý thuyết của làm văn biểu cảm, lúng túng khi
lựa chọn đối tượng biểu cảm và thực hiện phương thức biểu cảm, chưa biết áp
dụng những cách lập ý trong bài văn biểu cảm, kỹ năng viết đoạn và liên kết
đoạn chưa thành thạo. Ngoài ra còn có tâm lý phổ biến của các em là ngại và
thậm chí sợ khi phải viết văn.
Từ thực trạng trên, bước sang năm học 2017 – 2018, tôi đã có ý thức tìm và
thực hiện những biện pháp để nâng cao hiệu quả viết văn biểu cảm cho học sinh.
Tôi đã dự tính những biện pháp đó là: coi trọng giờ dạy lý thuyết, kết hợp chặt
chẽ giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng việc tích hợp giữa ba phân môn đặc
biệt giữa Tập làm văn với Văn học nên tôi đã mạnh dạn đề xuất Một vài biện
pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 THCS
II. Tên sáng kiến: Một vài biện pháp rèn kĩ năng viết văn biểu cảm cho học
sinh lớp 7 THCS
III. Tác giả sáng kiến:

1


- Họ và tên: Vũ Thị Tuyến
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Gia Khánh
- Số điện thoại 0918088439. Email:
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Vũ Thị Tuyến, giáo viên trường THCS Gia Khánh- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc.
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Dạy đại trà học sinh lớp 7
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn THCS
2. Vấn đề mà sáng kiến cầ giải quyết:
Mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn trong trường THCS đã được cụ thể
hóa thành ba phương diện: kiến thức, kỹ năng, thái độ. Về kỹ năng, trọng tâm là

làm cho học sinh có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo
các kiểu văn bản và có kỹ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu
có năng lực cảm nhận và bình giá văn học. Như vậy kỹ năng viết, tạo lập văn
bản biểu cảm là một yêu cầu cơ bản mà học sinh phải nắm được một cách thành
thạo.
Ở chương trình cũ học sinh chủ yếu học văn biểu cảm dưới các kiểu bài phát
biểu cảm nghĩ về tác phẩm, nhân vật văn học. Phạm vi phát biểu cảm nghĩ bị thu
hẹp trong lĩnh vực văn học, tách rời mọi lĩnh vực của đời sống. Chương trình
mới đã khắc phục hạn chế của chương trình cũ ở bốn điểm sau đây: phạm vi


biểu cảm rộng hơn, chủ yếu biểu cảm về con người, về thiên nhiên sự vật xung
quanh; biểu cảm đối với tác phẩm văn học chiếm tỷ lệ rất nhỏ; đề văn biểu cảm
thường đơn giản và khái quát ngắn gọn: từ đề có thể khái quát thành tiêu đề của
bài văn hoặc đề bài không có mệnh lệnh ( loài hoa em yêu ); tình cảm trong bài
viết mang đậm giấu ấn cá nhân.
Về yêu cầu bài viết cá nhân của học sinh: lấy ngắn gọn, dễ hiểu, đủ ý làm
tiêu chí. Chi tiết trong bài văn chân thật tự nhiên. Bài viết phải thể hiện được
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
Để khắc sâu kiến thức về văn biểu cảm, thực hành luyện tập rèn kỹ năng viết
văn, kết hợp với luyện nói để rèn kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh. Nếu
làm được đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp học sinh nâng cao kỹ năng viết văn
biểu cảm, hiệu quả của bài viết sẽ cao hơn.
VI. N gày sáng kiến được áp dụng lầ đầu:
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 9 năm 2017
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến.
1. Nội dung của sáng kiến.
1.Coi trọng giờ dạy lý thuyết
Trong các giờ dạy lý thuyết về văn biểu cảm tôi đã tập trung khắc sâu kiến
thức cho học sinh từ việc hình thành khái niệm thế nào là văn biểu cảm, đặc

điểm văn bản biểu cảm, đề văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm, cách lập ý
2


của bài văn biểu cảm, các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm, nắm được
cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Cách thực hiện rất đa dạng,
song nổi bật là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm buộc học sinh suy nghĩ động viên
học sinh hào hứng trả lời, qua đó nắm vững kiến thức. Cách làm này huy động
được tất cả học sinh tham gia vào quá trình lĩnh hội, củng cố kiến thức, bởi tất cả
đều được suy nghĩ, một số trả lời, một số khác nhận xét đánh giá bổ sung hoặc
sửa chữa.
Sau đây là một bài tập đã áp dụng khi giảng dạy (đáp án đúng)
Bài 1: Thế nào là một văn bản biểu cảm?
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một câu chuyện cảm động trong cuộc sống
C. Là những văn bản được viết bằng thơ
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật hiện tượng
trong đời sống
Bài 2: Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm:
A. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả và tự sự.
B. Không có lý lẽ, lập luận.
C. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp
D. Cảm xúc có thể được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp
( Hai bài trên được áp dụng cho tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm)


Bài 3: Cho đoạn văn sau: “ Hồ Chí Minh là cái sản phẩm trong sáng nhất của
giống nòi. Cụ Hồ là tinh hoa của muôn đời để lại. Vì sao chúng ta cảm động
không nói nên lời, khi nhìn thấy Hồ Chủ Tịch? Vì sao dân chúng thấy mặt Cụ
như thấy mặt mẹ, sung sướng giơ hai tay chào đón, ai nấy mặt mày hớn hở trong

lòng thỏa thuê? Há chẳng phải vì Hồ Chủ Tịch kết tinh được muôn cái gì hay,
đẹp nhất của mỗi người Việt Nam, há chẳng phải vì cụ Hồ là hiện thân của dân
tộc?"
a. Theo em tình cảm nổi bật trong đoạn văn trên là:
A. Ca ngợi tài năng trí tuệ của Hồ Chủ Tịch
B. Ngợi ca sự nghiêp cách mạng của Hồ Chủ Tích
C. Bày tỏ niềm ngưỡng vọng và kính yêu vô hạn của nhân dân đối với Bác
Hồ
D. Bày tỏ những tình cảm của tác giả đối với Bác
Hồ b. Tác giả đã bày tỏ tình cảm bằng cách nào?
A. Bày tỏ trực tiếp
B. Miêu tả sự việc
C. Liên tưởng so sánh
D. Lối ẩn dụ tượng trưng
( Sự dụng trong tiết 23: Đặc điểm văn bản biểu cảm).
Củng có kiến thức lý thuyết bằng những bài tập chắc nghiệm đồng thời gắn lý
3


thuyết với thực hành, bằng cách đưa ra những bài tập ứng dụng ngay sau đó. Ví
dụ đối với tiết 20 tôi ra đề sạu: “ Viết một đoạn văn từ hai đến ba câu nói lên
cảm xúc của em trước sự vật hoặc hiện tượng nào đó”. Với dạng bài tập này tôi
đã phân loại học sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giảm dần học sinh trung
bình. Với đối tượng yếu kém học sinh cũng phải viết theo yêu cầu của thầy song
chất lượng chưa nâng cao lên được. Một phần cũng do thời gian cuối tiết học
chưa nhiều. Vì vậy có những tiết học tôi cho học sinh làm ở nhà.
Thực hiện biện pháp này đối với học sinh, ban đầu không phải học sinh nào
cũng hào hứng mà có thể miễn cưỡng. Nhưng dần dần do tôi tích cực động viên
khích lệ hoạt động theo nhóm, kết hợp việc cho điểm những câu trả lời đúng và
nhanh, những bài viết đúng và hay, nên đã thu hút được 100% các em tham gia.

Đã xảy ra trường hợp học sinh tiếc ngẩn ngơ vì minh cũng làm được bài nhưng
chậm hơn để lỡ cơ hội trả lời. Chính cách làm này đã khiến học sinh nắm rất
chắc những vấn đề về lý thuyết văn biểu cảm để từ đó có cơ sở viết bài văn biểu
cảm đạt kết quả cao.
2. Tăng cường thực hành luyện tập
Cách làm này tên gọi không có gì mới, cái mới thể hiện ở trong quá trình
thực hiện.Trước hết, đây là giải pháp được thực hiện linh hoạt ở các khâu các
đoạn trong bài giảng ở trên lớp, hoặc ở nhà hoặc ở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi,
ở lớp phụ đạo học sinh yếu, với từng hoàn cảnh từng đối tượng mà áp dụng
những cách khác nhau, yêu cầu mức độ khác nhau.
Bắt đầu từ việc ra đề. Để giúp học sinh có thể thể hiện tình cảm thật sự
“mang dấu ấn cá nhân” với đối tượng biểu cảm, giúp cho các em thoải mái
tựnguyện bộc lộ tình cảm của mình không phải do một sự gò ép nào chọn những
đề bài có độ mở nhất định, tạo cơ hội cho các em lựa chọn đối tượng phù hợp
với cảm xúc của mình. Sau đây là một vài đề bài theo cách đó.
Đề 1: Loài hoa em yêu.


Đề 2: Cảm nghĩ về một mùa trong năm.
Đề 3: Cảm nghĩ về một chuyện vui hay chuyện buồn trong tuổi ấu thơ của em.
Đề 4: Phát biểu cảm nghĩ về một người thân yêu.
Đề 5: Cảm nghĩ về một loài cây em yêu.
Đề 6: Cảm nghĩ về một bài thơ đã học hay chưa học.
Qua theo dõi tôi thấy các em đều có ý thức lựa chọn đối tượng phù hợp với
tình cảm cá nhân. Vì vậy chi tiết thể hiện tự nhiên và tình cảm rất chân thật thậm
chí còn sâu sắc và cảm động. Đó là những trường hợp lựa chọn đối tượng biểu
cảm người cha đã mất (đề 4 ) hoặc cây đa nơi trường cũ (đề 5).
Sau khâu ra đề là việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn
sắp viết. Việc này tôi thường tổ chức cho học sinh tự làm và tự nhận xét đánh giá
bổ sung cho hoàn chỉnh. Việc phân tích đề phải chỉ ra được thể loại bài văn sẽ

việt, xác định được đối tượng biểu cảm và định hướng biểu cảm cho bài làm.
Việc tìm ý phải dựa trên cơ sở hình dung rõ về đối tượng trong mọi trường hợp
và cảm xúc tình cảm của mình trong các trường hợp đó.
4


Phân tích đề:
Thể loại: văn biểu cảm.
Đối tượng biểu cảm: Yêu mến, ưa thích, thích thú và nhớ mãi.
Phương thức biểu cảm: Cả hai cách song chủ yếu là biểu cảm gián tiếp.
Tìm ý và lập dàn ý:
a.Mở bài:
Giới thiệu mùa em thích.
Giới thiệu chung tình cảm của mình.
b.Thân bài
Miêu tả mùa đã chọn: Những đặc điểm về thiên nhiên, cuộc sống, con người
gắn liền với mùa mà em mến yêu. Có những kỷ niệm nào sâu sắc gắn với mùa
để lại trong em ấn tượng khó quên. Cảm xúc lạ lùng của em khi mùa về và đi
qua. Niềm mong ước của em.
c.Kết bài
Khẳng định tình cảm của em với đối tượng biểu cảm, ý nghĩa giáo dục tư
tưởng tình cảm cho em và cho bạn bè.
Tiếp theo là khâu hướng dẫn phân tích đề, tìm và lập dàn ý, tôi hướng dẫn
học sinh viết bài. Chính là giúp các em lựa chọn phương thức biểu cảm thích
hợp và đúng cách. Nếu là biểu cảm trực tiếp cần chú ý ngữ điệu, từ ngữ trực tiếp
biểu lộ cảm xúc, sử dụng kiểu câu cảm với những từ cảm thán, sử dụng các phép
tu từ đã học. Nếu biểu cảm gián tiếp cần chú ý mức độ sử dụng các yếu tố tự sự
và miêu tả như một phương tiện để bộc lộ cảm xúc, tránh trường hợp lạm dụng



hai yếu tố trên khiến bài viết trở thành bài văn tự sự hoặc miêu tả. Giúp các em
viết dàn ý trong văn biểu cảm, chọn những dàn ý sao cho cho phù hợp với đề tài
này.
Ví dụ đề bài: “ Phát biểu cảm nghĩ về một đồ chơi tuổi ấu thơ” đòi hỏi
phải lập ý theo cách hồi tưởng kỷ niệm về quá khứ là chủ yếu, rồi mới có thể kết
hợp với các cách lập ý khác. Học sinh thấy được rằng không nắm được cách lập
ý thì không thể triển khai ý theo yêu cầu đề bài này. Hoặc như đối với đề bài
“Phát biểu cảm nghĩ một người thân yêu” thì có sự quan sát miêu tả suy ngẫm về
đối tượng, ngoài ra có thể kết hợp các biện pháp khác.
Theo tôi, cái khó nhất đối với học sinh khi viết bài là việc viết đoạn văn và
liên kết đoạn văn lại với nhau để tạo thành một bài văn mạch lạc và hoàn
chỉnh.Tôi đã chỉ ra cho học sinh thấy nguyên nhân cơ bản khiến các em lúng
túng không biết bắt đầu đoạn văn như thế nào, triển khai nó ra sao và kết thúc nó
để chuẩn bị chuyển sang đoạn tiếp theo chính là các em không coi trọng việc lập
dàn ý và không bám sát vào dàn ý và không bám sát vào dàn ý để viết bài. Tức
là học sinh chưa biết sử dụng giấy nháp hiệu quả. Vậy làm thế nào để giải quyết
vấn đề này?
Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh sử dụng giấy nháp khi làm bài một cách đúng
đắn. Đó là nơi thể hiện những công việc có tính chất “bếp núc” của mỗi người
trong đó việc quan trọng nhất là xác định một dàn ý chi tiết cho một bài 5


văn. Cách ghi dàn ý phải cô đọng, không diễn đạt thành đoạn văn, sao cho dựng
được một cái khung cho bài văn. Cái khung cân đối thì bài viết sẽ chắc chắn. Để
biến một dàn ý thành bài viết thì phải làm thế nào? Phải bám vào từng ý cụ thể
trong mỗi phần của dàn ý để viết bằng cách sử dụng từ ngữ, sử dụng câu, sử
dụng biện pháp tu từ đã học và cách lập ý phù hợp, sao cho đoạn văn mình viết
ra làm nổi bật được ý định diễn tả.
Phần mở bài của bài văn biểu cảm là giới thiệu được đối tượng biểu cảm và
tình cảm của người viết với đối tượng đó. Vì vậy phần mở bài đôi khi rất ngắn

gọn, ví dụ như “ Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỷ niệm khó quên, nhưng em
nhớ nhất là một câu chuyện thật bất ngờ đến với em trong đêm Trung thu vừa
qua”. Hoặc “Tuổi ấu thơ của tôi gắn liền với một thức quà mùa hè: quả nhót.”
Việc phân chia đoạn ở phần thân bài của bài văn biểu cảm thường dựa trên
yếu tố cảm xúc tâm lý hoặc lập ý của những người viết. Vì vậy sẽ có đoạn văn
hồi tưởng quá khứ với những kỷ niệm khó quên để lại cảm xúc mạnh mẽ, da
diết… và cũng có một đoạn văn thể hiện một tình huống ngay trước mắt, người
viết vừa kể vừa tả thể hiện suy ngẫm cảm xúc trước người, vật, việc đó. Và dù
viết theo cách lập ý nào thì người viết cũng phải trình bày bộc lộ tình cảm có
thật của mình với đối tượng cũng có thật ở ngoài đời thì tình cảm mới tự nhiên,
có sức lay động đến người đọc. Mọi đoạn văn viết về đối tượng nào đó tự tưởng
tượng ra đều khó làm, chính người viết cũng khó có tình cảm chứ chưa nói đến
làm người đọc cảm động. Tôi thường cho học sinh một câu văn mang ý nghĩa
khái quát và yêu cầu viết đoạn văn theo ý đó. Sau nhiều lần như vậy học sinh
“lên tay” hơn nhiều.
Không có bài nào giống hoàn toàn bài nào về cả ý và cách diễn đạt nhưng lại
đạt được yêu cầu: ý tưởng đầy đủ, mạch lạc, tình cảm tự nhiên trong sáng phù
hợp lứa tuổi. Việc liên kết đoạn văn cũng được tôi chú ý hướng dẫn học sinh
thực hiện. Với đối tượng khá giỏi có thể sử dụng câu nối, song phần lớn các em
dừng ở mức sử dụng từ ngữ để liên kết đoạn văn. Muốn sử dụng từ ngữ liên kết
đoạn văn cho phù hợp phải xem xét mối quan hệ giữa hai đoạn về mặt nội dung


như đó là mối quan hệ tương phản hay bổ sung hay là ý cụ thể với ý khái quát…
hoặc như trình tự, như thời gian, không gian, sự việc,… Để học sinh dễ dàng
chọn lựa những phương tiện liên kết khi viết văn, tôi cung cấp cho các em
những từ ngữ liên kết thường dùng.
Phần kết bài của bài văn biểu cảm dòi hỏi học sinh phải khẳng định lại tình
cảm của mình đối với đối tượng biểu cảm. Phần này có thể lập ý bằng cách
hướng tới tương lai, thể hiện niềm tin, niềm mong ước…

Mọi thứ tình cảm, cảm xúc được biểu hiện phải có ý nghĩa giáo dục với
mình, với người. Ví dụ sau đây là một kết bài như thế: “ Mi Mi là một người bạn
nhỏ dễ thương của tôi. Cảm ơn bố đã đưa Mi Mi đến với tuổi ấu thơ của tôi, dạy
tôi hiểu biết về Mi Mi và tình yêu thương của tôi cứ lớn dần theo năm tháng.”
Trong quá trình luyện văn cho học sinh, tôi thường yêu cầu học sinh sau khi
đọc lại và tự sửa bài viết, biết thuyết minh về bài viết của mình (có thể cả bài
hoặc một đoạn) theo hình thức trả lời câu hỏi: Bài viết về đối tượng nào? Tình
6


cảm của em? Tiêu đề bài viết của em? Phần mở bài từ đầu đếu đâu? Phần thân
bài gồm mấy đoạn? Ý chính từng đoạn? Liên kết các đoạn bằng cách nào? Phần
kết bài?….
Về đoạn văn, chủ yếu là viết theo lối diễn dịch dễ viết hơn và dễ thuyết minh
hơn theo câu hỏi: Đoạn văn bày tỏ tình cảm cảm xúc gì? Bằng phương thức nào?
Cách lập ý là gì? Câu đầu đoạn văn nêu lên ý gì? Các câu sau nói cụ thể hơn ý
ấy ra sao và câu cuối đoạn văn có tác dụng gì? Có những biện pháp tu từ nào
được sử dụng ở đoạn văn, tác dụng?
Tôi cho rằng học sinh thuyết minh được như trên thì cũng chính là các em đã
thuộc và hiểu bài của mình từ đó nắm chắc hơn kỹ năng viết đoạn văn biểu cảm,
tránh được trường hợp học sinh viết bài qua loa, không có tình cảm, cảm xúc.
Một việc quan trọng trong khi rèn luyện kỹ năng biểu cảm cho học sinh là
cho phép khuyến khích học tiếp xúc với những bài văn từ các tài liệu tham khảo
nhất là những tài liệu tham khảo trong danh mục do Bộ giáo dục và Đào tạo quy
đinh. Việc này nhằm tăng vốn sống vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt của học
sinh. Tôi hướng dẫn học sinh cách học tập ở những bài văn có cách tìm ý, sắp
xếp ý, diễn đạt ý, sử dụng các biện pháp tu từ, cách biểu đạt tình cảm cảm xúc
sao cho tự hiên chân thực. Tránh việc học sinh chép trọn vẹn cả bài văn mẫu vào
trong bài làm của mình.
Để giảm bớt những lỗi dùng từ trong bài viết của học sinh, tôi vận động và

hướng dẫn các em mượn, sử dụng từ điển hoặc là lập sổ từ. Khi viết bài gặp
những từ nào chưa xuôi tai hoặc cảm thấy chưa ổn hay bí từ, các em có thể hỏi
thầy, hỏi bạn, hỏi mọi người trong gia đình và tra trong từ điển hoặc sổ từ. Việc
làm này rất có ích, bởi khi viết văn biểu cảm học sinh hay lúng túng khi sử dụng
từ, và có những trường hợp hay nhầm lẫn từ, ví dụ như: “lãng mạn” với “ lãng
mạng”, “tinh nghịch” với “ ngỗ nghịch”, “sán lạn” với “sáng lạn”…
Với đối tượng học sinh giỏi, ở những lớp bồi dưỡng tôi tăng cường ra đề
luyện tập viết văn biểu cảm và trực tiếp chữa bài viết của từng em. Mục đích chỉ


ra ưu nhược điểm từng bài viết ở từng em, vạch ra hướng sửa chữa hay phát huy
cho bài sau.
Thực hiện quan điểm dạy học tích hợp tôi đã tận dụng thời gian làm bài tập ở
giờ tiếng Việt để rèn học sinh kỹ năng viết văn biểu cảm qua những bài tập như:
“ Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ thể hiện tình cảm của em với
thầy cô giáo nhân ngày 20 tháng 11”.
Để khuyến khích học sinh đến với môn học và nuôi dưỡng niềm thích thú
học tập tích cực viết văn, nhất là viết văn biểu cảm, tôi rất chú ý quan sát tìm
hiểu hoàn cảnh gia đình, tâm tư tình cảm của học sinh, luôn gần gũi động viên
khích lệ các em từ những tiến bộ nhỏ đến những cố gắng lớn, cho các em mượn
sách, truyện của cá nhân và của nhà trường, sẵn sàng trả lời thắc mắc của các em
về bài học cũng như trong cuộc sống … Những việc làm đó không mất thời gian
và công sức bao nhiêu mà lại có tác dụng tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy và
trò, khiến các em mạnh dạn hỏi bài, thoải mái bộc lộ tâm tư tình cảm của mình
trong trang viết cũng như ngoài cuộc đời, những em chưa chịu khó học bài thì đã
7


chịu khó học hơn. Đó cũng chính là những biện pháp bổ trợ cần thiết trong quá
trình giảng dạy nói chung và việc rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học

sinh nói riêng.
VIII. Những thông tin cầ được bảo mật.( không)
IX. Các đều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
1. Đối với giáo viên:
Để nâng cao chất lượng làm văn biểu cảm của học sinh, cần chú ý thực hiện
các giải pháp:
3.1.Coi trọng giờ dạy lý thuyết, tăng cường thực hành luyện tập
3.2.Chú ý đến cách ra đề, rèn luyện kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý,
rèn kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn văn.
3.3.Tích cực tham khảo tài liệu, sử dụng sổ từ, làm bài tập theo hướng tích
hợp các phân môn.
Ngoài ra, cần thường xuyên tác động đến tư tưởng tình cảm của học sinh,
hình thành ở các em những tình cảm thẩm mỹ trong sáng.
3.4.Cách sử dụng sáng kiến:
Muốn sử dụng sáng kiến kinh nghiệm này có hiệu quả, người sử dụng phải
tuân theo nguyên tắc và các yêu cầu sau:
a. Nguyên tắc.
Phải lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học, giúp học sinh bộc lộ
những tìm cảm cảm xúc chân thành, tránh sự khiên cưỡng, giả tạo, hời hợt.
b. Một số yêu cầu.


b.1. Kế hoạch rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh phải đảm
bảo tính liên tục, tính khoa học, tính khả thi.
b.2. Các giải pháp phải được phối hợp thực hiện một cách linh hoạt.
b.3. Nâng cao năng lực viết văn cho học sinh không phải là việc một sớm
một chiều làm được ngay, mà là cả một quá trình. Do vậy đòi hỏi người thực
hiện phải biết kiên trì thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
2. Học sinh.
- Học sinh phải yêu thích, say mê môn học, các em cần đọc và chuẩn bị bài

trước khi đến lớp.
- Học sinh có thái độ hợp tác trong giờ học, có ý thức tự học, chủ động sáng
tạo trong giờ học ,nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan để giờ học cũng như bài
viết văn biểu cảm đạt hiệu quả cao nhất.
X. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến.
Sau khi áp dụng các giải pháp kể trên tôi nhận thấy chất lượng bài viết của
học sinh được nâng lên rõ rệt. Xuất hiện nhiều học sinh viết bài văn đạt điểm
giỏi, một số học sinh học lực trung bình cũng vươn lên giành điểm khá … Nhiều
đoạn văn, bài văn khiến người đọc phải rơi nước mắt vì cách diễn đạt mộc mạc,
8


giản dị, mạch lạc, tình cảm tự nhiên tràn đầy tình yêu thương đối với con người
đối với cuộc đời.
Việc bồi dưỡng tình cảm cho học sinh đang là vấn đề được coi trọng trong
các nhà trường. Vì thế, rèn luyện kỹ năng viết văn biểu cảm cho học sinh là việc
làm thiết thực, giúp các em hướng tới sự phát triển toàn diện.
Việc rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm cho học sinh lớp 7 có vai trò rất
quan trọng trong chương trình Ngữ văn THCS, nó góp phần giúp các em viết tốt
các dạng văn khác như: tự sự xen miêu tả và biểu cảm, nghị luận xen yếu tố biểu
cảm hoặc thuyết minh một danh lam thắng cảnh…
Sáng kiến kinh nghiệm có thể vận dụng trong giảng dạy Ngữ văn 7 phần văn
biểu cảm ở một số trường có đặc điểm giống trường chúng tôi. Bởi nó có giá trị
nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho học
sinh, góp phần đạt mục tiêu giáo dục của bộ môn nói riêng, toàn cấp học nói
chung. Trên cở sở những giải pháp nêu lên ở đây, ta có thể xây dựng những giải
pháp chung cho việc rèn luyện kỹ năng viết các kiểu văn bản khác phù hợp với
chương trình và lứa tuổi học sinh.
Kết quả khảo sát tháng 12 năm 2016 sau đây cho thấy rõ điều khẳng định

trên:
Tổng
Số
Điểm giỏi
số
khảo
học
Tổng
sát
%
sinh
số
107

107

15

14

Tổng
%
số

Điểm trung
Điểm yếu
bình
Tổng
Tổng
%

%
số
số

35

47

Điểm khá

32,7

43,9

10

Ghi
chú

9,4

Qua kết quả khảo sát tôi thấy sau khi áp dụng các giải pháp nhằm rèn luyện kỹ
năng biểu cảm cho học sinh lớp 7, chất lượng bài viết của học sinh so với cùng
kỳ năm học trước cao hơn hẳn. Cụ thể là: loại giỏi tăng 3%, loại khá tăng 09%,
loại yếu giảm 09%.


9



XI. Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lầ đầu.
Số
TT

Phạm vi/ Lĩnh vực áp
Tên tổ chức/ cá nhân

Địa chỉ

dụng sáng kiến

1

Giáo viên Ngữ văn
THCS Gia Khánh

Trường THCS Gia
Khánh

Hoạt động dạy học, bồi
dưỡng học sinh giỏi

2

Học sinh lớp 7

Trường THCS Gia
Khánh


Hoạt động dạy học

3

Đội tuyển học sinh giỏi
môn Ngữ văn

Trường THCS Gia
Khánh

Bồi dưỡng học sinh giỏi

4

Đội tuyển học sinh giỏi
môn KHXH

Trường THCS Gia
Khánh

Bồi dưỡng học sinh giỏi

Gia Khánh, ngày 25 tháng10 năm 2017. Gia Khánh, ngày 25 tháng10 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Vũ Thị Tuyến



10


TR

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN

TRƯỜNG THCS GIA KHÁNH

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: MỘT VÀI BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN
BIỂU CẢM CHO HỌC SINH LỚP 7 THCS
Tác giả sáng kiến :Vũ Thị Tuyến


Bình Xuyên năm 2017

11



×