Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN phương pháp dạy luyện từ và câu khái niệm từ láy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.32 KB, 28 trang )

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình
thành nhân cách của học sinh. Nội dung chương trình ở bậc Tiểu học có nhiều môn
học, các môn học này rất đa dạng và phong phú. Song chúng luôn tác động cho nhau
giúp học sinh phát triển toàn diện. Trong nội dung các môn học thì môn Tiếng Việt là
môn học hết sức quan trọng. Nó là công cụ cần thiết để học tốt các môn học khác. Học
tốt môn Tiếng Việt sẽ góp phần giáo dục nhân cách và cung cấp cho các em kiến thức
cơ bản để hình thành những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe- nói- đọc- viết) đáp ứng
nhu cầu cuộc sống và yêu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trong môn Tiếng việt có phân
môn Luyện từ và câu nó có tính chất tổng hợp, có mối quan hệ chặt chẽ với việc học
tập: tập đọc- kể chuyện-luyện từ và câu- tập làm văn. Đây là nơi tiếp nhận và cũng là
nơi luyện tập ngày càng nhuần nhuyễn kỹ năng và kiến thức của các phân môn trên.
Phân môn Luyện từ và câu trở thành sản phẩm tổng hợp là nơi trình bày kết quả đích
thực nhất của việc học Tiếng việt. Phân môn Luyện từ và câu là một tên gọi mới
trong chương trình thay sách giáo khoa sau năm 2000, thực chất nó là phân
môn bao gồm nội dung hai phân môn trong chương trình cũ là Ngữ pháp và Từ
ngữ. Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng trong
môn Tiếng việt. Nó bao gồm toàn bộ các quy tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết
hợp từ thành cụm từ, câu, các quy tắc liên kết cấu tạo thành đoạn văn và văn
bản (ở Tiểu học gọi là đoạn và bài). Luyện từ và câu còn chi phối việc sử dụng
các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được
chức năng công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội. Luyện từ và câu có vai trò
quan trọng trong việc tổ chức hoạt động tạo lập và lĩnh hội ngôn bản, hướng
dẫn học sinh nghe- nói- đọc- viết. Luyện từ và câu là một yếu tố quan trọng để
phát triển năng lực trí tuệ, kỹ năng giao tiếp, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của học sinh. Việc dạy Luyện từ và câu trong Tiểu học có một vai trò đặc biệt
quan trọng. Ngay từ ngày đầu đến trường các em đã được bắt đầu làm quen với
Luyện từ và câu, nó được dạy trong tất cả các phân môn Tiếng việt, ở đâu có
dạy tiếp nhận và sản sinh lời nói thì ở đó dạy Luyện từ và câu. Ngoài ra Luyện


từ và câu còn được dạy với tư cách là một phân môn độc lập.
Hiện nay ở Tiểu học trong phân môn Luyện từ và câu, phần dạy khái niệm Từ
láy là một phần tương đối khó và phức tạp gây khó khăn trong quá trình giảng dạy
của giáo viên. Đa phần giáo viên chưa nắm vững vấn đề này bởi còn rất nhiều ý kiến
chưa đồng nhất với nhau về các quan điểm.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy hầu như tất cả giáo viên đều rất coi
trọng môn Tiếng Việt, dành rất nhiều thời gian cho môn học nhưng chất lượng môn
Tiếng Việt vẫn chưa đạt như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là do
hiệu quả phân môn Luyện từ và câu chưa cao, đặc biệt là phần “khái niệm từ láy”
cho học sinh.
1


Làm thế nào để dạy học tốt phân môn luyện từ và câu phần khái niệm từ
láy góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt ?
Đây là nổi trăn trở của rất nhiều thầy cô đang trực tiếp đứng lớp, luôn tìm tòi
nghiên cứu tìm biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặt khác,
Luyện từ và câu là một phân môn trong sách Tiếng Việt lớp 4 thường được đánh
giá là khô khan, trừu tượng trong các phân môn Tiếng Việt, các em rất “chán” môn
này. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nội dung phân môn luyện từ và câu là phù
hợp với năng lực nhận thức của các em. Nếu người giáo viên có phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực, tổ chức hướng dẫn các hoạt động một cách linh hoạt, nhẹ
nhàng, thì các em sẽ rất hứng thú, chủ động nắm chắc kiến thức. Ngược lại, nếu
giáo viên “ngán” dạy phân môn mà tổ chức bài dạy đơn điệu, phương pháp áp đặt
thì học sinh sẽ khó tiếp thu, “sợ” học, nhất là những em có học lực trung bình và
yếu. Ngoài ra trong các nội dung của Luyện từ và câu thì giáo viên thường xem nhẹ
phần từ láy, học sinh không biết thì giáo viên tìm giúp nên các em thường rất thụ
động dẫn đến vốn từ nghèo nàn, việc dùng từ khi viết văn chưa hay ảnh hưởng
chung đến chất lượng môn Tiếng Việt.
Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ

(đơn vị nhỏ của câu). Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi
thấy việc giảng dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết vận dụng từ vào thực tế
bài học, vào cuộc sống giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, học sinh
muốn viết câu đúng ngữ pháp, câu có hình ảnh, cảm xúc phải hiểu rõ từ. Hình ảnh,
cảm xúc được thể hiện rõ ở các từ đơn, từ ghép, từ láy (đặc biệt là từ láy).
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ dạy ngữ pháp ở Tiểu học là giúp cho học
sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng
các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của mình. Đồng thời, ngữ pháp còn có
nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học sinh
Do đó, việc giảng dạy cho học sinh cần nắm chắc, phân biệt rõ cấu tạo các từ
sẽ là cơ sở cho việc viết văn hay, đúng ngữ pháp.
Chính vì vậy, từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: Phương pháp dạy Luyện
từ và câu “Khái niệm từ láy” . Với mong muốn tìm ra cách dạy tốt nhất để các em
hiểu và nắm chắc cấu tạo từ láy và vận dụng hết các tác dụng của nó vào quá trình sử
dụng ngôn ngữ trong học tập vào đời sống hằng ngày một cách chính xác, có hiệu
quả cao làm cho cuộc sống thêm giàu hình ảnh, giàu màu sắc, tươi tắn, vui vẻ hơn.
II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội tham gia vào các hoạt động nhận thức,
khám phá, chiếm lĩnh các tri thức một cách tốt nhất để có điều kiện khắc sâu, nhớ
lâu, vận dụng tốt.
- Giúp học sinh nắm vững khái niệm ngữ pháp, biết vận dụng để giải các bài
tập, học tốt các bộ môn khác của Tiếng Việt cũng như trong ngôn ngữ giao tiếp
thông qua “Cách” phân tích dữ liệu.
2


- Đối với giáo viên cung cấp một số phương pháp mới, cách thức để hoàn
thành việc dạy khái niệm Luyện từ và câu thông qua việc “phân tích ngữ liệu” mới
để làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái niệm.

III- BẢN CHẤT CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc dạy khái niệm từ láy.
- Điều chỉnh một số nội dung, phương pháp dạy khái niệm từ láy.
- Thực hiện dạy học thực nghiệm theo phương pháp đã điều chỉnh.
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Do khuôn khổ của đề tài và điều kiện thời gian hạn hẹp, đề tài chỉ đi sâu
nghiên cứu: Phương pháp dạy luyện từ và câu “Khái niệm từ láy” . Và chủ yếu
trình bày kiến thức và một số giải pháp chỉ dạy khái niệm Từ láy. Luyện từ và
câu lớp 4 + 5 và tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp 4 của trường Tiểu học Bình
Dương II - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc.
V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết được các nhiệm vụ của đề tài, tôi đã dùng các phương pháp
nghiên cứu như:
1-Phương pháp phân tích và tổng hợp
2-Phương pháp trao đổi và đàm thoại
3-Phương pháp điều tra thực trạng
4-Phương pháp thực nghiệm
5-Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan
6-Phương pháp nghiên cứu lý luận
7- Thăm dò, khảo sát chất lượng học sinh
VI-GIỚI HẠN VỀ KHÔNG GIAN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Do khuôn khổ của đề tài và điều kiện thời gian hạn hẹp. Tôi chỉ thực hiện
thực nghiệm đề tài trên lớp mình giảng dạy tại Trường Tiểu học Bình Dương IIVĩnh Tường – Vĩnh Phúc
VII- PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Trong quá trình giảng dạy Tiếng Việt lớp 4- 5 từ năm học 2012- 2013 đến

năm học 2013-2014

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Cơ sở của bài viết này dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp dạy học của
môn Tiếng Việt nói chung và cơ sở khoa học của phương pháp dạy Luyện từ và câu
nói riêng.
1- Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Triết học Mác - Lênin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy
Tiếng Việt, giúp ta hiểu được đối tượng của khoa học ngôn ngữ một cách sâu
sắc, trang bị cho chúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn.
Trong học thuyết Mác-Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp
quan trọng của loài người, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp quan
trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng của loài người. Không có ngôn
ngữ, xã hội không thể tồn tại. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư
tưởng tình cảm thì nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trường là phát triển
ngôn ngữ cho học sinh. Tất cả các giờ dạy Tiếng Việt phải đi theo khuynh
hướng toàn diện đó là (nói, đọc, viết, nghe) và đặc biệt với phân môn Luyện từ
và câu phải đi nghiên cứu về ngữ pháp, từ ngữ... Học sinh cần phải hiểu rõ
người ta nói và viết không phải chỉ để cho mình và cho người khác. Cho nên
ngôn ngữ cần sắc bén, rõ ràng, đúng đắn, dễ hiểu và chuẩn về ngữ pháp”. Các
Mác cho rằng “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy”.
Thật vậy, ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, ngôn ngữ là phương
tiện diễn đạt tư duy của loài người. Tư duy của loài người không thể phát triển
nếu thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề phát
triển tư duy trong việc dạy học (Việc giải nghĩa từ) cũng có thể đi từ tư duy đến

ngôn ngữ. Từ một ý ta có thể viết thành những câu khác nhau. Nếu tách ngôn
ngữ ra khỏi tư duy sẽ là phương pháp sai lầm về triết học của mọi quan hệ ngôn
ngữ và tư duy.
Nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra nhận thức tâm lý đi
qua 2 giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Đây là cơ sở nguyên
tắc trực quan trong dạy Tiếng Việt. Đứa trẻ nhận thức thế giới xung quanh một
cách cảm tính bằng mắt, gắn với màu sắc, âm thanh cụ thể. Do đó, nhiệm vụ
đầu tiên của trường Tiểu học trong dạy Tiếng Việt là phát triển khả năng nhận
thức cảm tính dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói để dần hình
thành cho các em đến nhận thức lý tính.
2- Cơ sở ngôn ngữ học:
Các nhà ngôn ngữ học đều thừa nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, thừa nhận
tính chất cơ bản, trọng tâm của từ trong ngôn ngữ nhưng đều đi tới một định nghĩa.
* Ví dụ: Sự biến đổi mất các phụ âm ghép, sự xuất hiện thanh điệu, sự chuyển
nghĩa trong từ, sự phát triển vốn từ.
Luyện từ và câu nhìn chung tương đối ổn định và bền vững. Các hiện tượng
ngữ pháp trong các văn bản thời xưa và hiện nay không quá khắc nghiệt và quá khó
hiểu đối với người bản ngữ.
4


3- Cơ sở giáo dục:
Giáo dục nói chung và lý luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp
phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung cũng như dạy Luyện từ và câu nói
riêng, những biểu hiện về quy luật chung của việc dạy học các môn.
Mục đích của phương pháp dạy học Tiếng Việt cũng như phân môn
Luyện từ và câu là tổ chức sự phát triển tâm hồn và thể chất của học sinh,
chuẩn bị cho các em đi vào cuộc sống thực tiễn hoặc tiếp tục học tập. Do đó
mục tiêu của giáo dục đề ra là phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan
khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo dục tư tưởng đạo

đức, phát triển óc, thẩm mỹ giáo dục tổng hợp và giáo dục lao động.
Dạy cho các em học sinh Tiểu học hình thành các khái niệm từ láy cơ bản
vào trong quá trình nhận thức, nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, nguyên
tắc trực quan, nguyên tắc vừa sức, nguyên tắc khoa học, nguyên tắc giáo dục và
phát triển của dạy học... do đó học sinh vận dụng những từ ngữ chuẩn mực đạt
đúng câu, hiểu rõ thực tế của từ, câu để áp dụng vào đặt câu, áp dụng tốt hơn
các môn học khác.
4 -Cơ sở tâm lý học:
1-Bản chất tâm lý quá trình hình thành khái niệm từ láy:
Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học về tri giác mang tính đơn giản, đại
khái, ít đi vào cụ thể chi tiết, không chủ động...
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các em rất khó khăn phân biệt chính xác sự
khác nhau và giống nhau giữa các sự vật. Trong khi đó các khái niệm ngữ
pháp hoàn toàn mang tính chất lý thuyết trừu tượng, cụ thể bằng các ngôn
liệu trực quan.
Ở cuối bậc Tiểu học, tuy ghi nhớ có chủ định của các em phát triển mạnh
nhưng ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan trọng, ở giai đoạn này các
em phải ghi nhớ một cách máy móc, mà các khái niệm ngữ pháp được xây
dựng trên cơ sở ngữ liệu Tiếng Việt, trong khi Tiếng Việt là một ngôn ngữ hết
sức phức tạp khiến cho việc nắm các khái niệm ngữ pháp là rất khó khăn.
Quá trình dạy hình thành về khái niệm học sinh sẽ lĩnh hội được ở nhiều
mức độ khác nhau, có học sinh chỉ nắm được những thuộc tính bề ngoài ứng
mới một vài khái niệm của bản thân, có học sinh do không hiểu bản chất
khái niệm nên không thể dùng lời nói để diễn đạt nội dung khái niệm.
Trình độ lĩnh hội khái niệm có thể các mức độ:
+ Mức độ mô tả, tái hiện.
+ Mức độ giải thích vận dụng.
+ Mức độ chỉ dẫn biến hoá.
2- Dạy cho học sinh nắm khái niệm một cách vững chắc:
Lựa chọn hiện tượng, sự vật, các ví dụ điển hình để hình thành khái niệm

khi dạy “Từ láy” bởi vì đối với phân môn Luyện từ và câu trong giờ dạy chủ
yếu hướng dẫn cho các em thực hành nhiều nên giáo viên cần lựa chọn những
dữ liệu tiêu biểu, có đặc điểm ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp rõ ràng, tiêu biểu
5


để học sinh dễ tiếp thu. Khi học sinh đã nắm được khái niệm rồi thì mới mở
rộng sự nhận biết về khái niệm đó.
Phải tổ chức cho các em quan sát phân tích sự vật để tìm ra những đặc
điểm chủ yếu bản chất so sánh với những nét không bản chất.
Cần chú ý đến trình độ nắm khái niệm của học sinh. Tuy nhiên, đối với
học sinh Tiểu học không phải bao giờ cũng hiểu dễ dàng được các khái niệm do
vốn kiến thức của các em còn có hạn nên việc nắm bắt của các em còn gặp
nhiều khó khăn.
Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của giờ dạy
hình thành khái niệm “Từ láy” cho học sinh Tiểu học.
II- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :

1- Về chương trình:
- Chương trình Luyện từ và câu ở Tiểu học dạy từ lớp 2 - lớp 5, ở lớp 2, 3
các bài Luyện từ và câu riêng nhưng được dạy mỗi tuần 1 tiết. Lớp 4, 5 có tiết
học độc lập riêng mỗi tuần 2 tiết. Nội dung gồm danh từ, động từ, tính từ, từ
đơn, từ ghép, từ láy, cách xưng hô trong giao tiếp, câu từ, tiết ôn tập, chủ ngữ,
vị ngữ, trạng ngữ... các câu có từ nối, hoặc không có từ nối.
Chương trình Luyện từ và câu ở bậc Tiểu học chủ yếu mang tính thực
hành, mang tính đồng âm, lấy câu làm trung tâm, học sinh bắt đầu học câu và
kết thúc chương tình ở cuối bậc Tiểu học cũng bằng câu.
2-Về việc dạy và học
Giáo viên cần nắm vững kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy bởi nội dung kiến
thức liên quan đến nhau, khi dạy giáo viên cần phân biệt về từ loại để học sinh dễ hiểu,

dễ phân biệt. Trong đó, vấn đề “Từ láy” bài dạy mới nên giáo viên cần nắm được quan
điểm của giáo trình và quan điểm sách giáo khoa Tiểu học để cung cấp cho học sinh
những khái niệm về “Từ láy” để các em nắm được và vận dụng vào bài học một cách
chính xác, đúng đắn kiến thức của bài học.
Khi dạy học giáo viên trung thành với sách giáo khoa, chưa có sự sáng tạo,
phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, giáo viên chưa quan tâm đến mức độ tiếp thu bài
của học sinh để có biện pháp dạy học tốt hơn
Việc học, tự học , bồi dưỡng thường xuyên giáo viên còn chưa đầu tư thời gian
vẫn còn xem nhẹ
Học sinh nắm và hiểu kiến thức còn lơ mơ
Việc học về từ láy đối với các em rất ngại. Các em sợ mình còn nói sai. Thời gian
học phần từ láy còn ít
Giáo viên dạy theo kiến thức sách giáo khoa, chưa nâng cao thêm kiến thức
Năm học 2012- 2013 tôi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 4. Sau khi
học xong phần từ láy. Tôi kiểm tra , đánh giá kết quả của học tập của học sinh đầu năm.
Thống kê kết quả khảo sát học tập của học sinh đầu năm:
6


Sĩ số
HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu


TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

35

8

22,9

6

17,1

18

51,4


3

8,6

Qua khảo sát, tôi rút ra một số ưu, nhược điểm sau:
*Ưu điểm:
-Học sinh đã dần làm quen với cách thức học mới.
-Tich cực chủ động tham gia xây dựng bài, hăng hái phát biểu ý kién.
*Nhược điểm:
-Còn một số em học sinh trung bình, yếu vẫn còn nhận thức chậm, thậm chí
không biết tìm từ.
Sau khi học hết phần từ láy( Cuối học kì I), tôi đã kiểm tra các kiến thức có liên
quan đến từ láy. Lớp tôi chủ nhiệm, tôi thấy học sinh nhận thức còn nhầm:
-Khái niệm từ láy.
-Phân biệt từ láy với từ ghép.
-Chưa hiểu nghĩa của từ láy
Qua kiểm tra đánh giá tôi thấy học sinh trong lớp nhận thức từ láy chưa tốt do
một số nguyên nhân sau:
-Nắm chưa đúng khái niệm về từ láy.
-Còn nhầm lẫn giữa từ láy với từ ghép.
-Hiểu nghĩa của từ chưa đúng.
Từ những nguyên nhân trên, tôi cần đưa ra một số giải pháp sau:
+Cung cấp đầy đủ về khái niệm từ láy để giúp các em hiểu từ láy.
+Giúp học sinh phân biệt được từ láy và từ ghép.
+Giúp học sinh hiểu đúng nghĩa của từ láy.
Qua đợt khảo sát cuối học kì I, kết quả đạt như sau:
Thống kê kết quả khảo sát học tập của học sinh cuối học kì I:
Sĩ số
HS


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

35

12

34,4


15

42,9

8

22,8

0

0

Qua khảo sát, tôi rút ra một số ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
+Giáo viên đã gây hứng thú học tập cho học sinh thông qua các giờ học trên lớp.
+Khuyến khích được học sinh có thành tích học tập tốt.
7


*Nhược điểm:
-Một số học sinh học lực yếu, nhận thức còn chậm
Quy trình áp dụng: Theo phương pháp đổi mới dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, phát huy tính tích cực của người học, tôi đã xây dựng nên giáo án
đổi mới về phương pháp dạy học, nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Các em biết được cách học không tiếp thu bài một cách thụ động mà nhằm để
các em nắm bắt đúng bản chất của vấn đề thông qua bài dạy.
* Hiệu qủa khi áp dụng vào thực tế lớp học.
Để giúp cho việc triển khai áp dụng phương pháp dạy học đạt kết quả tốt,
tôi đã đi sâu nghiên cứu phương pháp hướng dẫn học sinh Phương pháp dạy
luyện từ và câu “Khái niệm từ láy”. Song giáo viên phải vận dụng một cách

linh hoạt, sáng tạo đặc biệt khi bồi dưỡng HSG. Đối với phân môn Luy ện từ và
câu sao cho đạt hiệu quả.
Qua thực tiễn giảng dạy khi tôi vận dụng phương pháp dạy Luy ện từ và
câu Khái niệm từ láy vào dạy học với kiến thức đại trà thì 100% các em đều
nhận biết từ láy đúng theo yêu cầu, tôi đã thu được kết quả đáng khả thi trong
giảng dạy cụ thể như sau:
Tổng số
học sinh
35

Giỏi

Khá

Trung bình

TS

%

TS

%

TS

%

20


57,1

12

34,4

3

8,5

Yếu
TS

%

Với phương pháp này tôi vận dụng vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua
kì thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 cấp Tỉnh năm học 2013- 2014 tôi đã đạt được
kết quả như:
Năm học
2013 2014

Tổng số
HS đạt giải
5

Nhất

Học sinh giỏi cấp Tỉnh
Nhì
Ba

3

1

KK
1

* Kết quả bài dạy: Qua tiết dạy thực nghiệm lần đầu tiên áp dụng các thủ thuật
vào dạy khái niệm “Từ láy”, học sinh rất hào hứng học tập, phát biểu ý kiến xây
dựng bài, nên bài dạy đạt kết quả tốt.
Để có được những kết quả đáng kể trên, thầy và trò lớp tôi giảng dạy đã nỗ lực
phấn đấu hết sức mình vượt lên những khó khăn vất vả tất cả mọi mặt để hoàn
thành tốt kiến thức Tiếng Việt cho học sinh và nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Theo quan điểm của giáo trình thì “Từ láy” thường có bộ phận lặp lại về
8


âm thanh. Láy và lặp lại bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị gốc. Nói như
vậy ta phải hiểu được “Từ láy” là từ phải có một tiếng gốc mang nghĩa và một
tiếng lặp lại một bộ phận nào đó của tiếng gốc không có nghĩa.
Ví dụ: Lạnh
lạnh lùng, lạnh lẽo
Nhỏ
nhỏ nhắn, nhỏ nhon, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen
Rối
bối rối
Nếu như các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa thì các tiếng trong
từ láy có quan hệ về âm. Trong “Từ láy”, có thể xác định được tiếng gốc (tiếng
có nghĩa) và “Từ láy” ( láy lại toàn bộ hoặc bộ phận hình thức âm thanh của

tiến gốc.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 định nghĩa về Từ láy: Từ láy là từ do hai hay
nhiều tiếng láy tạo thành”. Định nghĩa này chưa nói rõ cơ chế tạo từ trong từ
láy là cơ chế “Láy lại toàn bộ hoặc bộ phận tiếng gốc.” Cạnh đó, nếu chỉ nhấn
mạnh dấu hiệu “hai hay nhiều tiếng tạo thành” thì các từ ghép như : mặt mũi, đi
đứng, buôn bán, tươi tốt, nhỏ nhẹ.... cũng có đặc trưng ấy.
Nhưng mặt hợp lý của định nghĩa về từ láy trong sách giáo khoa Tiểu
học là nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của từ láy, giúp học sinh Tiểu học dễ
dàng nhận biết được từ láy trong văn bản. Đó cũng chính là mức độ cần dạy
cho học sinh Tiểu học về khái niệm “Từ láy” trong Tiếng Việt.
Cách phân loại từ láy dựa vào bộ phận được giữ lại trong âm tiết của hình
vị cơ sở.
a- Từ láy toàn bộ:
* Ví dụ: Xanh xanh, tim tím, xinh xinh.
Hình vị láy có thể lặp lại toàn bộ âm tiết cơ sở theo quy tắc biến âm
hoài thanh.
+ Quy tắc biến âm theo quan điểm truyền thống chia thành 2 nhóm:
- Nhóm cao có các thanh: Thanh không, thanh hỏi, thanh sắc.
- Nhóm thấp có các thanh: Thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng.
b- Từ láy bộ phận:
Là những từ láy có hình vị láy lặp lại một bộ phận âm tiết của cơ sở. Chia
thành 2 loại: láy âm, láy vần.
Ngoài ra còn có thể phân loại từ láy dựa vào vị trí của hình vị cơ sở so với
hình vị láy kết hợp với việc dựa vào sự khác nhau của bộ phận bị thay đổi.
- Từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước.
- Từ láy âm có hình vị cơ sở ở sau.
+ Việc nhận diện và phân biệt từ láy với nội dung từ đơn âm, đa âm, từ
ghép có những khó khăn nhất định.
+ Ta có thể dựa vào quy tắc chuyển hoá thanh điệu để xác định các từ láy đôi.
9



+ Có những hai âm tiết, phụ âm đầu và vần của các âm tiết đó tuy vận
dụng theo quy tắc láy nhưng thanh điệu của chúng không phù hợp với quy tắc
láy, láy thanh thì chưa hẳn đã là từ láy đối chân chính.
* Ví dụ: Mơ màng, mơ mộng...
Có thể đây là những từ ghép bởi vì cả hai hình vị đều có nghĩa, dĩ nhiên
cũng có những từ láy chân chính không theo quy tắc nhóm thanh, song những
trường hợp này vẫn có thể giải thích được.
* Ví dụ: Thâm thẩm thay cho từ (thâm thâm).
Se sẻ thay cho từ (se sẽ).
- Có những từ hai âm tiết rất phù hợp với quy tắc láy đôi về âm và thanh
điệu song cả 2 âm tiết đều có nghĩa (hoặc trước kia hoặc hiện nay có nghĩa).
* Ví dụ: Đền đài, gậy gộc, đất đai...
* Ví dụ: Chùa chiền, hỏi han...
Về hình thức và ý nghĩa những từ này vừa giống láy vừa giống từ ghép để
có thể xếp lại được, ta quy ước như sau:
- Coi những từ nào mà cả 2 hình vị hiện nay đang có nghĩa và có thể sử
dụng như từ và có năng lực tạo từ ghép như ví dụ 1.
- Coi những từ nào mà cả một hình vị hiện đã mất nghĩa không dùng độc
lập và không còn năng lực tạo từ nữa ở ví dụ 2 là từ láy.
- Coi những từ có hai âm tiết phù hợp với cả quy tắc láy nhưng cả hai âm
thanh đều không có nghĩa là từ đơn đa âm.
* Ví dụ: Ba ba, đu đủ, chôm chôm...
+ Một số âm tiết của từ tách riêng không thể dùng độc lập để đại diện cho
các từ. Một số âm tiết của từ tách riêng có thể dùng đại diện cho cả những
trường hợp này là trung gian giữa từ láy và từ đơn đa âm ở đây chúng gọi tên
sự vật hiện tượng nên xếp vào loại từ đơn.
* Ví dụ: Bươm bướm, chuồn chuồn.
- Từ láy âm có hình vị cơ sở ở trước.

- Từ láy âm có hình vị cơ sở ở sau.
+ Các từ láy mà hình vị cơ sở đã mất nghĩa bởi vì ngoài chức năng gọi tên
chúng còn có chức năng miêu tả.
*Ví dụ: ồn ào, ấm ấp, êm ái, ốm o, ầm ĩ, óc ách, inh ỏi...
+ Trường hợp các tiếng trong từ cùng vắng khuyết đi phụ âm đầu khi đối
chiếu sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học ta có thể nghĩa rằng các từ trên không
phải là từ láy. Nhưng các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm cho nên một
số quan điểm cho rằng đó là từ láy nhưng những từ láy không điển hình.
+ Có quan điểm cho rằng do các âm tiết (tiếng) được biểu hiện trên chữ
viết chung có phụ âm đầu các nhà nghiên cứu Tiếng Việt có hai ý kiến. Một
cho rằng ở vị trí đầu mỗi tiếng một phụ âm các thanh hầu ( phương thức phát
10


âm phụ âm này là phương thức tắc, bộ phận tham gia và thanh hầu) các phụ
âm đó không dược thể hiện trên chữ Việt (giống như các thanh điệu của
Tiếng Việt).
- Ý kiến hai cho rằng ở vị trí này của âm tiết (tiếng không có phụ âm đầu) cả
hai cách hiểu trên đều cho rằng đó là từ láy. Khi dạy cho học sinh Tiểu học thì
giáo viên xem đây là những từ láy đặc biệt. Đặc biệt là ở chỗ nó không giống
các từ láy bình thường về hình thức ngữ âm.
* Ví dụ: ồn ào, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng...
Thoạt nhìn và đối chiếu với định nghĩa v ề “từ láy” trong sách giáo khoa
Tiếng Việt Tiểu học, ta có thể nghĩ rằng các từ trên không phải là từ láy. Nhưng
nếu quan sát kĩ, ta thấy các từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: ở các
tiếng trong từng từ cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Bên cạnh đó, đặc trưng ngữ
nghĩa của các từ này cũng gần giống với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của từ
láy. Vì vậy, một số người co rằng những từ này cũng là “từ láy”
*Ví dụ: Ồn ã, ấm áp, ép uổng, im ắng, ế ẩm, êm ả, ít ỏi, oi ả, ôm so, ao
ước, ấm ức, o ép, yên ả, oằn oại... ( những từ xác định được tiếng gốc)

*Ví dụ: ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, oái oăm, óc ách, ỏn ẻn, õng ẹo, ỡm ờ, ậm ẹo,
ánh ỏi... ( những từ không xác định được tiếng gốc)
Trong khi dạy giáo viên cần đưa ra một số ví dụ về từ láy không có nghĩa
“giảm nhẹ” hoặc “ mạnh hơn” so với nghĩa của tiếng gốc.
*Ví dụ: đẹp đẽ, xinh xinh, may mắn, lạnh lùng... Vậy nghĩa của những từ
láy này được hình thành từ nghĩa của tiếng gốc. Cụ thể, từ láy có nhiều sắc thái
ý nghĩa, sắc thái biểu cảm tinh tế khác với tiếng gốc. So với nghĩa của tiếng
gốc, nghĩa của từ láy xác định hơn, gợi tả hơn, có giá trị biểu hiện, biểu cảm
cao hơn.
*Ví dụ : từ một tiếng gốc là “ nhỏ”, ta có thể tạo ra một số từ láy với
những sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm rất khác nhau, như:
nhỏ nhỏ : hơi nhỏ
nhỏ nhắn: (vóc dáng) nhỏ và cân đối dễ thương.
nhỏ nhặt: nhỏ bé, vụn vặt không đáng chú ý
nhỏ nhẻ: ( nói năng, ăn uông) chậm rãi, từ tốn
nhỏ nhen: đối xử hẹp hòi, chú ý đến cả những việc nhỏ nhặt
nhỏ nhoi: nhỏ bé, ít ỏi, mỏng manh và yếu ớt.
Nghĩa của các từ láy: đẹp đẽ, xinh xắn, may mắn, lạnh lùng nói trên cũng
có những đặc trưng như vậy. Các từ láy này có những sắc thái nghĩa riêng so
với nghĩa của tiếng gốc ( đẹp, xinh, may, lạnh) .
Ở đây có điều cần lưu ý là nghĩa của từ láy rất phong phú, đa dạng, nhiều
màu vẻ mà dạng “giảm nhẹ” hoặc “mạnh hơn” ( so với nghĩa của tiếng gốc) chỉ
là hai dạng cơ bản trong sự phong phú, đa dạng ấy. Nói cách khác, ngoài hai
dạng “ giảm nhẹ” và “ mạnh hơn” ( so với nghĩa của tiếng gốc), nghĩa của từ
11


láy còn có những dạng khác, được hình thành theo những hướng khác, từ
nghĩa của tiếng gốc. Vì vậy, khi dạy về nghĩa của từ láy có học sinh, nếu giáo
viên quy nghĩa của tất cả các từ láy vào một trong hai dạng “ giảm nhẹ” hoặc “

mạnh hơn” (so với nghĩa của tiếng gốc) thì sẽ khó tránh được sự máy móc,
cứng nhắc, khiên cưỡng và hình thành ở học sinh một nhận thức không đầy đủ
rằng: nghĩa của từ này chỉ có hai dạng ấy mà thôi.
*Chú ý: Đối với các từ láy không xác định được tiếng gốc: (Ví dụ: lững thững,
thướt tha, nhỉ nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng, thì thào, khúc khích....), đặc
trưng chung về nghĩa của những từ này cũng vẫn là tính chất cụ thể xác định,
gợi tả, gợi cảm.
*Cách phối hợp về âm thanh của các tiếng trong từ láy.
-Lặp lại một bộ phận hoặc toàn bộ âm thanh của các tiếng.
-Có sự hài hoà về âm thanh trong các bộ phận của tiếng.
Sự lặp lại và sự phối hợp hài hoà về âm thanh các tiếng có tác dụng tạo
sắc thái nghĩa cho từ láy.
* Các kiểu từ láy trong tiếng việt:
Trong Tiếng việt có 3 kiểu từ láy
1. Láy âm: Cả tiếng được láy (lặp) lại
Ví dụ: khó khăn, đỡ đần, sạch sành sanh.
2. Láy vần: Bộ phận vần được láy ( lặp) lại
Ví dụ: Bồn chồn, lẩm bẩm, lào xào,
3.Láy cả âm và vần : bộ phận phụ âm và bộ phận vần được láy ( lặp) lại.
Ví dụ: ngoan ngoãn, dửng dưng, tim tím, trăng trắng...
* Định nghĩa: Từ láy là từ do hai tiếng hay nhiều tiếng tạo thành các tiếng trong từ
láy có thể có một bộ phận hay toàn bộ âm thanh lặp lại.
Có những từ phức gồm một tiếng có nghĩa ghép với tiếng không có nghĩa
hoặc các tiếng đều không có nghĩa ghép lại với nhau để tạo nên từ mới. Các
tiếng này được láy phần âm hoặc phần vần hoặc cả phần âm và phần vần, đây
là các từ láy.
Ngoài ra trong Tiếng việt, từ láy thường có 3 dạng khác nhau:
1.Láy đôi: Từ láy có 2 tiếng
Ví dụ: tan tành, lủng củng, canh cánh, tà tà...
2.Láy ba: ( từ láy có 3 tiếng): láy ba tiếng thường xuất phát từ một từ láy hai

tiếng làm gốc, phối hợp âm thanh với một tiếng khác thành láy ba.
*Ví dụ: Sạch sành sanh, sát sàn sạt, dửng dừng dưng, xốp xồm xộp, ba nhăng
nhăng....
3.Láy tư: (từ láy có 4 tiếng): từ láy bốn tiếng thường xuất phát từ một từ láy
hai tiếng làm gốc, phối hợp âm thanh theo các khuôn cấu tạo thành láy tư.
12


Ví dụ: hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng, lủng cà lủng củng, quần quần áo áo,
cười cười nói nói, đen nhẻm đen nhèm, thấp tha thấp thổm, thướt thướt tha tha...
*Lưu ý khi dạy từ láy:
Khi dạy phần từ láy cho học sinh, ngoài việc cung cấp về từ láy giáo viên
còn hướng dẫn cho học sinh biết cách phân biệt giữa từ láy và từ ghép:
-Điểm giống nhau giữa từ ghép và từ láy:
Đều là từ nhiều tiếng ( 2,3 hoặc 4 tiếng)
-Điểm khác nhau:
+Giữa các tiếng trong từ ghép có quan hệ về nghĩa.
+Giữa các tiếng trong từ láy có quan hệ về âm.
Như vậy khi dạy cho học sinh Tiểu học chỉ dừng ở mức độ hình thức để
học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy giáo viên không phải biết gì dạy nấy, dạy theo
chương trình mà giáo viên được học mà phải bám vào nội dung kiến thức của
sách giáo khoa yêu cầu.
Trong quá trình giảng dạy thì luôn xảy ra nhiều tình huống. Những câu hỏi mà
học sinh đưa ra mà vượt quá nội dung kiến thức chương trình của bài dạy thì giáo
viên phải khéo léo trả lời học sinh, dùng những kiểu kiến thức của chương trình học
sinh đã học hay bằng nhiều hình thức khác để trả lời cho phù hợp.
Việc nắm bắt kiến thức bộ môn và phương pháp giảng dạy chưa thật sâu
sắc, trình độ kiến thức của giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận tri thức mới
còn hạn chế, do đó việc dạy tìm ra giải pháp dạy học về khái niệm từ láy nhiều
hạn chế. Đặc biệt là đối với địa bàn là giáo viên vùng sâu, vùng xa còn gặp rất

nhiều khó khăn trong việc giảng dạy đối với học sinh bậc Tiểu học.
Khi dạy học giáo viên chỉ thường trung thành với sách giáo khoa ít có sự sáng
tạo, chưa mạnh dạn có ý kiến đề xuất đến nội dung bài dạy, phương pháp giảng dạy
chưa phù hợp. Giáo viên còn chưa quan tâm đến mức độ tiếp thu bài của học sinh
để có biện pháp điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học. Về kiến thức “Từ láy” đây là
một vấn đề khó, nan giải đối với những nhà biên soạn giáo trình để đào tạo giáo
viên, dẫn đến giáo viên còn nắm lơ mơ chưa rõ ràng về kiến thức. Vậy nên khi dạy
cho học sinh không thể có được những sáng tạo về hình thức tổ chức dạy học, chưa
mạnh dạn tự tin trong dạy học dẫn đến học sinh không nắm vững về ngữ pháp, vận
dụng vào thực hành lúng túng, làm bài lâu, không chính xác.
Học sinh nắm bắt kiến thức lơ mơ, thụ động. Từ thực tiễn trên làm cơ sở
để xây dựng nên những giải pháp về dạy khái niệm “Từ láy”.
Để nhận biết khái niệm “Từ láy” giáo viên cần tạo hứng thú cho học sinh
học tập.
Trong dạy học, tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng. Nó gần như quyết
định hiệu quả của việc dạy học. Luyện từ và câu được đánh giá là khô khan trong
các phân môn Tiếng Việt. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh lại càng quan trọng.
13


Khi học sinh có hứng thú, các em sẽ tự giác, chủ động học tập thì giờ dạy mới diễn
ra nhẹ nhàng, học sinh chủ động nắm được kĩ năng, kiến thức.
Để tạo hứng thú cho học sinh, tôi thường tạo cho các em không khí sẵn sàng
học tập ngay trong từng hoạt động như sau:
Giới thiệu bài : Đây cũng là một bước quan trọng. Đó không chỉ đơn giản là
nêu mục đích, yêu cầu của tiết học mà còn là bước tạo không khí sôi nổi, thu hút
các em vào giờ học. Có thể giới thiệu bài bằng nhiều cách : liên hệ kiến thức cũ
trong bài trước đã học bằng trò chơi, hỏi đáp….
Giúp các em biết thêm nhiều từ, nắm được khái niệm Từ láy
Thu hút học sinh vào bài học, ngoài giới thiệu bài thì trong khi tổ chức , hướng

dẫn làm bài tập tôi cũng luôn tạo không khí học tập để khơi gợi sự hứng thú đối với
học sinh.
Ngoài ra để tạo hứng thú học tập cho học sinh, người giáo viên cần phải biết
vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật chia nhóm, kĩ
thuật động não, ...
Đối với kĩ thuật chia nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách khác nhau để gây
hứng thú đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn
khác nhau trong lớp. GV có thể chia nhóm theo số điểm danh, theo màu sắc, theo
tên các loại trái cây các em yêu thích,….Yêu cầu học sinh có cùng số điểm danh,
cùng một màu, cùng một loại trái cây yêu thích sẽ vào cùng một nhóm.
Ví dụ: Tìm các từ láy có thanh hỏi đi với thanh ngang, các thanh hỏi đi với thanh
sắc, các từ láy có thanh ngã đi với thanh huyền theo mẫu:
- Các từ láy có thanh hỏi đi với thanh ngang: nhỏ nhoi.....................................
- Các từ láy có thanh hỏi đi với thanh sắc: nhỏ nhắn.........................................
- Các từ láy có thanh ngã đi với thanh huyền: mỡ màng...................................
* BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Mưa rả rích ngày đêm. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất, thối cát. Trận này
chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn.
Bài 2: Thay các từ gạch chân dưới đây bằng các từ láy cho thích hợp để các câu sau
gợi tả, sinh động.
- Những giọt sương đêm nằm trên lá cành.
- Đêm Trung thu, trăng sáng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.
- Mưa liên tục cả ngày, mưa làm tối mặt mũi.
- Gió thổi mạnh. Lá cây rơi nhiều. Từng đàn cò bay nhanh theo cây.
-Trên nền trời, những cánh cò đang bay.
-Mặt trăng tròn quá. Ánh trăng trong xanh chảy khắp khu vườn.
Bài 3: Tìm từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.


14


Bài 4: Các tổ hợp: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghêng nghênh, người người,
ngành ngành tổ hợp nào là từ láy?
Bài 5: -Tìm 5 từ láy chỉ giọng nói của trẻ em
-Tìm 5 từ láy nói về tình cảm phẩm chất của con người.
-Đặt câu với trong số từ đã tìm
Bài 6: Chọn từ láy trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: (liếp
nhiếp, từ từ, tấp lập, líu lo, là là, tíu tít, hối hả, ríu rít)
Tiếng chim .......(1)........(2)..........báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt
trời ......(3).........nhô lên từ sau luỹ tre xanh. Khói bếp nhà ai .....(4)......... bay trong
gió. Đàn gà con .......(5)........ gọi nhau, .....(6)..........theo chân mẹ. Đường làng
đã ....(7).........mọi người ......(8).......ra đồng làm việc.
Bài 7:
Xếp các từ sau đây thành 2 nhóm( từ ghép, từ láy): châm chọc, chậm chạp,
mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, tươi tắn, phương hướng, vấn
vương, tre pheo, bếp núc, xe cộ.
Bài 8:
Phân loại các từ sau thành các nhóm theo 2 cách: núi đồi, rực rỡ, chen chúc,
đi đứng, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập, sáng sớm, sung sướng, sinh sôi,
suy sụp, sơ sài, sóng sánh, sơ sinh, sinh sự.
Bài 9:
Hãy xếp các từ sau thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: ngoằn ngoèo,
khúc khích, đủng đỉnh, lêu nghêu, vi vu, líu lo, thiết tha, sừng sững, rì rầm, cheo leo.
Bài 10: Tìm các từ láy âm đầu trong đó có
a, Vần ấp ở tiếng đứng trước.
M: khấp khểnh
b,Vần ăn ở tiếng đứng sau:
M: vừa vặn

Theo em, nghĩa của từ láy tìm được ở mỗi nhóm giống nhau điểm nào?
Bài 11:
Tìm các từ láy trong đoạn văn trên rồi chia thành ba nhóm: từ láy âm đầu, từ
láy vần, từ láy âm đầu và vần.
Biển luôn thay đổi theo màu sắc mây trời. Trời âm u, mây mưa, biển xám xịt,
nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ. Như một con người biết buồn
vui, biển lúc tẻ nhạt, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
III- HỆ THỐNG BÀI HỌC ĐỂ KIỂM TRA HỌC SINH QUA BÀI HỌC:

Bài 1: Tìm những từ láy trong đoạn văn sau:
Con trâu nhà em trông mập mạp. Mình nó đen bóng như gỗ mun. Cái sừng
của nó nhọn hoắt, vênh vênh. Thân hình nó béo mẫm và lực lưỡng, trông thật đáng
15


yêu. Nó bước đi lặc lè, chậm chạp. Nó gặm soàn soạt từng nắm cỏ non một cách
ngon lành.
Các từ láy:...............................................................................................
Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm để có từ láy
Láy âm đầu
Láy vần
Rầm.......................................
Lõm...........................................
Nhấp......................................
Tràn............................................
Bài 3: Tìm hai từ láy mỗi loại có: hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng
Thang điểm: Bài 1: 3 điểm
Bài 2: 3 điểm
Bài 3: 4 điểm
Kết quả thực hiện

Tổng
số
HS
35

Điểm 10

Điểm 9

Điểm 8

Điểm 7

Điểm 6

Điểm 5

Điểm dưới
5

T
S

%

T
S

%


T
S

%

T
S

%

T
S

T
S

T
S

15

42,
9

10

28,
6

5


12,
3

3

8,9 2

%

%

%

5,7

Trong một lớp học bao giờ cũng có nhiều đối tượng như học sinh khá,
giỏi, học sinh trung bình và cũng có thể có cả học sinh yếu. Các bài tập trong
sách giáo khoa theo yêu cầu của Chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng
học sinh đều phải đạt được. Ngoài ra, vì là lớp học 2 buổi/ ngày có thời gian
rèn luyện thêm vào buổi chiều nên bản thân tôi thấy cần phải có các bài tập
dành cho học sinh khá, giỏi từng bước nâng cao chất lượng học sinh trung bình
và yếu. Sau giờ học buổi sáng, các em đã được làm các bài tập trong sách giáo
khoa. Đến buổi chiều, tôi cho các em rèn luyện thêm các bài tập mở rộng thêm.
Với bài tập này, học sinh khá, giỏi làm được. Tuy nhiên với học sinh trung bình
và yếu còn lúng túng thì giáo viên nên hướng dẫn học sinh.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc quan tâm đến các đối tượng học
sinh là một việc làm quan trọng, không thể thiếu trong quá trình giảng dạy nhất
là lớp học 2 buổi / ngày. Với những bài tập rèn luyện thêm vào buổi chiều đã
phát huy được khả năng học tập của các em học sinh khá, giỏi, nâng cao chất

lượng học sinh đại trà. Bên cạnh đó còn rèn cho các em tính chăm chỉ, không
chịu dừng lại ở những gì mình đã biết. Về việc ra bài tập để các em rèn luyện,
giáo viên cần căn cứ theo tình hình thực tế của lớp mình, tham khảo thêm các
sách như: Tiếng Việt nâng cao lớp 4. Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4 của
nhà xuất bản Giáo dục.
-Kiến thực Tiếng Việt vốn bắt nguồn từ đời sống thức tế, nếu trong khi
dạy, giáo viên liên hệ thực tế để học sinh tìm kiến thức thì các em làm bài tập
tốt hơn, hứng thú hơn. Ngược lại sau mỗi hoạt động hoặc mỗi bài, giáo viên
cần liên hệ thực tế để giáo dục các em vận dụng những điều đã học vào cuộc
sống. Có như vậy, các em mới cảm thấy kiến thức bài học thật gần giũ, yêu
thích môn học hơn.
16


Trên đây là một số thực trạng, kết quả của học sinh lớp tôi. Do đó, tôi
mạnh dạn đề ra một số biện pháp thực hiện để nâng cao chất lượng môn Tiếng
Việt, đặc biệt là phần “Từ láy”
IV- NỘI DUNG, BIỆN PHÁP VÀ THỰC HIỆN:

1- Biện pháp:
Qua thời gian giảng dạy khối 4+5 tại Trường Tiểu học Bình Dương II, tôi
đã đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy khái niệm “Từ láy” ở
Lớp 4.
1-Hướng dẫn học sinh hiểu rõ khái niệm “Từ láy”.
Đây là bước quan trọng để đạt hiệu quả cho giờ dạy thì người giáo viên
cần phải nắm vững kiến thức về từ ghép và từ láy để hướng dẫn học sinh tìm
đúng từ láy.
Giáo viên phải hướng dẫn làm sao để tránh tình trạng học sinh không tìm
được thì giáo viên cung cấp (cách làm này sẽ dẫn đến học sinh thụ động, không
tích cực trong giờ học.

2-Giáo viên hướng dẫn học sinh cần phân biệt từ láy với từ ghép.
Ví dụ:
-Từ ghép: mặt mũi, đi đứng, buôn bán...
-Từ láy: xinh xinh, xấu xí, bồn chồn....
Từ đó giúp học sinh thấy được sự giống và khác nhau giữa từ láy và
từ ghép.
3- Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ nghĩa của từ láy.
Với biện pháp này tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, nếu lớp có học
sinh trung bình nhiều thì tôi có thể giúp các em bằng cách cho các em đặt câu.
Ví dụ: Đặt câu với từ nhỏ nhẹ, nhỏ nhắn
- Nhỏ nhẹ : Cô ấy ăn nói nhỏ nhẹ.
-Nhỏ nhắn: Ngôi nhà nhỏ nhắn rất đẹp.
Nếu học sinh yếu không đặt được câu thì giáo viên giúp các em tìm ra
nghĩa của từ láy ( có thể dùng từ điển Tiếng Việt). Với biện pháp này vừa thu
hút được sự chú ý vừa giúp học sinh nhớ bài tốt hơn.
2- Mô tả các bước tiến hành dạy 1 giờ Luyện từ và câu Lớp 4
Trong quá trình giảng dạy Luyện từ và câu về khái niệm “Tứ láy” cùng với sự
tìm hiểu thực trạng giáo viên, học sinh nhà trường chúng tôi đã xây dựng cho mình
phương pháp dạy học, nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh. Các em biết được
17


cách học, không tiếp thu bài một cách thụ động mà nhằm để các em nắm bắt đúng
bản chất của vấn đề thông qua bài dạy

Ngày soạn 13/9/2013
Ngày giảng

Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2014
Luyện từ và câu


TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I/MỤC TIÊU:

-Nắm được 2 cách chính cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng
có nghĩa lại với nhau ( từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm
đầu và vần) giống nhau ( từ láy)
-Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy,
tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
-Giáo dục các em có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ghép, từ láy trong
giao tiếp Tiếng Việt.
II/ĐỒ DÙNG:
- Từ điển tiếng Việt hoặc từ điển học sinh.
- Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh
- Bút dạ, giấy tô ky kẻ bảng
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN

1.Tổ chức
2.Bài cũ

3.Bài mới
Phần nhận
xét

Hát
-Gọi 1 HS lên làm lại bài tập 4
tiết học : Nhân hậu - đoàn kết
-GV nhận xét


-HS đọc nội dung bài tập và gợi
ý
-Tìm từ phức trong đoạn văn
=> HS và GV kết luận.
-Từ phức “thì thầm” do các
tiếng có âm đầu th) lặp lại tạo
thành.
-Hỏi: từ phức “lặng im” do 2
tiếng nào có nghĩa tạo thành?
+ Những từ phức nào do
những tiếng có âm đầu hoặc
vần lặp lại nhau tạo thành ?
+Những từ thì thầm, chầm
chậm, cheo leo, se sẽ gọi là từ
láy
+Những từ phức như thế nào
gọi là từ láy

HỌC SINH

1. Thế nào là từ phức ? Thế
nào là từ đơn ?
2. Từ phức khác từ đơn ở điểm
nào? Nêu ví dụ
-Cả lớp đọc thầm
-1Hs đọc câu thứ nhất
-1 em đọc khổ thơ tiếp theo

thì thầm, chầm chậm, cheo
leo, se sẽ


-HS trao đổi phát biểu ý kiến

18


b. Phần
luyện tập

-GV kết luận:
*Ghi nhớ:
-Giải thích nội dung ghi nhớ
. Các tiếng tình, thương, mến
đứng độc lập đều có nghĩa.
Chúng ghép lại với nhau bổ
sung ý nghĩa cho nhau.
+Từ láy săn sóc có 2 tiếng lặp
lại âm đầu.
+Từ láy : khéo léo có 2 tiếng
lặp lại âm đầu.
+Từ láy luôn luôn có 2 tiếng lặp
lại âm đầu và vần
-Nhiều tiếng ( từ phức) từ nào
cũng có nghĩa và dùng để đặt
câu.
Bài tập 1: GV nêu yêu cầu
-HS đọc toàn văn yêu cầu của
bài tập.
-Muốn làm đúng bài tập, cần
xác định các tiếng trong các từ

phức (in nghiêng) có nghĩa hay
không. Nếu cả 2 từ đều có
nghĩa là từ ghép, mặc dù
chúng có thể giống nhau ở âm
đầu hay vần
VD: dẻo + dai = dẻo dai
-Những từ in đậm trong SGK là
tiếng có nghĩa giúp học sinh dễ
dàng nhận ra từ ghép.
- Giáo viên chốt lời giải đúng
Từ ghép
Câu a

-HS đọc các từ vừa in nghiêng
vừa im đậm.

- Từ phức lặng im do 2 tiếng
“lặng + im” tạo thành.
- Trong từ cheo leo, 2 tiếng cheo
và leo có vần eo lặp lại. Các từ
chầm chậm, se sẽ lặp lại cả âm
đầu và vần.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vở

ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi,
tưởng nhớ
Câu b
dẻo dai, vững chắc, thanh

cao
Trong trường hợp có học sinh
nói rằng “Cứng cáp “ là từ
ghép, GV cần giải thích cho
HS nghĩa của từng tiếng trong
từ ghép phải hợp với nghĩa
của cả từ. Trong từ “cứng
cáp”: tiếng “cứng” có nghĩanghĩa này hợp với nghĩa của

Từ láy
nô nức
mộc mạc, nhũn nhặn,
cứng cáp

19


từ; tiếng “cáp”, nếu coi là có
nghĩa (chỉ loại dây điện to,
dây điện cao thế) thì nghĩa
này không hợp với nghĩa của
từ “cứng cáp” chỉ trạng thái
đã khoẻ, không còn yếu ớt. Vì
vậy trong từ “Cứng cáp” chỉ
tiếng “cứng” có nghĩa, tiếng
“cáp” không có nghĩa. Hai
tiếng này
lặp lại âm đầu C nên là từ
láy.
Trong trường hợp có học

sinh
nói rằng “Cứng cáp “ là từ
ghép, GV cần giải thích cho
HS nghĩa của từng tiếng trong
từ ghép phải hợp với nghĩa
của cả từ. Trong từ “cứng
cáp”: tiếng “cứng” có nghĩanghĩa này hợp với nghĩa của
từ; tiếng “cáp”, nếu coi là có
nghĩa (chỉ loại dây điện to,
dây điện cao thế) thì nghĩa
này không hợp với nghĩa của
từ “cứng cáp” chỉ trạng thái
đã khoẻ, không còn yếu ớt. Vì
vậy trong từ “Cứng cáp” chỉ
tiếng “cứng” có nghĩa, tiếng
“cáp” không có nghĩa. Hai
tiếng này lặp lại âm đầu C
nên là từ láy.
-HS hoạt động nhóm
Bài tập 2: Nêu yêu cầu
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
tập
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Phát phiếu cho các nhóm làm
bài
- Đại diện mỗi nhóm lên trình
bày
- HS
-HS hoạt động nhóm
và GV nhận xét lời giải đúng

- GV chốt lại lời giải đúng
Từ ghép
Từ láy
20


a. Ngay
b. Thẳng
c. Thật

ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng...

ngay ngắn

thẳng băng, thẳng cánh, thẳng
cẳng......

thẳng thắn, thẳng
thớm

chân thật, thành thật, thật lòng...

thật thà

Chú ý: trong trường hợp HS
nêu các ví dụ “ngay lập tức,
ngay ngáy” GV giúp các em
hiểu: nghĩa của “ngay” trong
“ngay lập tức” không giống
nghĩa “ngay” trong “ngay

thẳng”, còn “ngay” trong “ngay
ngáy” không có nghĩa
4.Củng cố GV nhận xét tiết học
Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm 5 từ
láy và 5 từ ghép chỉ màu sắc
Rút kinh nghiệm giờ dạy:..........................................................................................
.....................................................................................................................................
IV- KẾT QUẢ

Khi áp dụng những biện pháp trên vào việc giảng dạy phân môn Luyện
từ và câu, tôi thu nhận được một số kết quả sau:
-Các em yêu thích học phần từ láy.
-Tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập và giao tiếp.
-Tỉ lệ học sinh dùng từ chính xác, tìm đúng từ và biết phân biệt được từ
láy , từ ghép
Lớp tôi trực tiếp giảng dạy có 100% học sinh là con em nông dân. Do
vậy cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dạy và học của nhà trường. Song
trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã có sự
thay đổi nhận thức, tập trung chăm lo cho giáo dục nhất là giáo dục Tiểu
học. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà trường đã có một ngôi trường mới
khang trang sạch đẹp. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh của
trường đã có nhiều cố gắng. Nhà trường đã đạt trường Tiểu học chuẩn quốc
gia “Mức độ một”.
Song song với sự đổi thay về cơ sở vật chất, Ban giám hiệu nhà trường đã tập
trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp mới lấy học
sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của người học. Ngay từ những năm
đầu thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới, nhà trường đã triển khai
chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ giáo
viên, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có nhiều thay đổi.
21



Từ thực tiễn trên làm cơ sở để xây dựng nên một số đề xuất nâng cao
hiệu quả dạy “Khái niệm từ láy” ở bậc Tiểu học.
Giáo viên cần nắm vững kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy bởi nội dung kiến
thức liên quan đến nhau, khi dạy giáo viên cần phân biệt về từ loại để học sinh dễ
hiểu, dễ phân biệt. Trong đó, bài dạy từ láy mới giáo viên cần nắm chắc kiến thức
để truyền đạt cho học sinh một cách tốt nhất có hiệu quả.
*GIẢI PHÁP MỚI

Quán triệt nguyên tắc xác lập quan hệ giữa hình thức và nội dung, đây là
nguyên tắc có tính chất ngôn ngữ học được coi là đặc trưng của việc dạy học
Luyện từ và câu ở Tiểu học, nghĩa là phải kết hợp việc dạy nội dung các khái
niệm “Ngữ pháp” với sự hiểu biết của chúng trong kết hợp việc dạy nội dung
của các khái niệm ngữ pháp với sự biểu hiện của chúng trong kết hợp ở góc độ
cụm từ, câu nguyên tắc này giúp học sinh nhận ra ý nghĩa và các dấu hiệu hình
thức của ngữ pháp được nghiên cứu và chức năng của nó trong việc với nội
dung đều có một hình thức tương ứng, nghĩa là nội dung được cố định lại trong
hình thức nhất định và hình thức này có thể nắm bắt được khái niệm được lĩnh
hội trong sự thống nhất của nội dung và hình thức mới chắc chắn.
Giáo viên khi dạy khái niệm ngữ pháp những dấu hiệu bản chất của các
hiện tượng ngôn ngữ đã được khái quát hoá, giáo viên chỉ cần ra dấu hiệu bản
chất và không bản chất. Quá trình hình thành khái niệm ngữ pháp có thể đi qua
các bước sau:
+ Phân tích ngữ liệu mục đích là làm rõ những dấu hiệu bản chất của khái
niệm. Giai đoạn này thực hiện trừu tượng hoá khỏi ý nghĩa từ vững và cần cụ thể
làm rõ những gì là điển hình của hiện tượng được xem xét.
+ Học sinh nắm thao tác phân tích và trừu tượng hoá - khái quát hoá các
dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái niệm, đưa thuật ngữ, học
sinh nắm thao tác so sánh tổng hợp.

+ Trình bày khái niệm chính xác hoá bản chất của dấu hiệu và các mối
quan hệ giữa chúng.
+ Cụ thể hoá khái niệm ngữ pháp được xem xét trên tài liệu ngôn ngữ mới,
ứng dụng kiến thức vào hoạt động lời nói thông qua các bài tập, những bước
trên là các giai đoan hình thành khái niệm ngữ pháp tương ứng với bài tập
Luyện từ và câu lớp 4.
+ Khi dạy Luyện từ và câu người giáo viên cần có thái độ mềm dẻo, không
tuyệt đối hoá, phiến diện, cứng nhắc, phải biết chọn những ngữ liệu điển hình, tránh
các trường hợp mơ hồ, có vấn đề còn nhiều tranh cãi.
+ Khi trình bày phải theo quan điểm sách giáo khoa Tiểu học. Việc lựa
chọn ngữ liệu, chọn thủ thuật trình bày khác với sách giáo khoa và hướng dẫn
giảng dạy, không có nghĩa là đưa ra một quan niệm ngược với quan điểm của
sách giáo khoa. Bên cạnh đó phải có một cái nhìn hệ thống nhất quán, thống
nhất trong cấp học.
22


+ Cần có chương trình bồi dưỡng thường xuyên để giáo viên nâng cao về
trình độ và kiến thức Luyện từ và câu vì có thể nói giáo viên Tiểu học đang
thiếu hụt về kiến thức Tiếng Việt và từ loại.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một là: Giáo viên trực tiếp giảng dạy phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết, phù
hợp với điều kiện thực tế của lớp mình giảng dạy.
Hai là: Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, đặc biệt có năng lực
chuyên môn tốt, say sưa với công việc giảng dạy.
Ba là: Nhà trường phải thường xuyên mở những chuyên đề về môn Tiếng
việt, tổ chức tuyển chọn đội ngũ giáo viên có năng lực, có tinh thần trách
nhiệm cao với công việc giảng dạy Tiếng việt.
Bốn là: Có kế hoạch khảo sát thường xuyên để kịp thời động viên những

em học sinh đạt kết quả tốt. Đồng thời bổ sung thiếu sót của các em về kiến
thức và rèn kĩ năng trình bày bài của các em.
Năm là: Chú ý công tác động viên, khen thưởng cho học sinh có thành
tích học tốt nhất là môn Tiếng việt.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/Kết luận:
Trên đây tôi đã đề cập đến Phương pháp dạy Luyện từ và câu “Khái
niệm từ láy” lấy học sinh làm trung tâm trong việc hình thành khái niệm, căn cứ
vào cơ sở lý luận và quá trình thực nghiệm để thực hiện dạy một tiết Luyện từ và
câu cho học sinh lớp 4 + 5 mà nội dung trọng tâm là rèn luyện kỹ năng phân biệt
từ loại thông qua cải tiến phương pháp dạy học. Đây là một hình thức nhằm tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình
nhận thức. Điều này là một yếu tố cần thiết, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý
ở các em, đặc biệt khí các em nắm vững về cấu trúc. Phân môn Luyện từ và câu là
một phân môn quan trọng giúp các em học tốt các môn khác trong chương trình.
Qua quá trình dạy phải kích thích được sự hứng thú của học sinh, nội dung bài
dạy phải phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy người giáo viên phải có trình độ
nhất định về kiến thức, phải tận tuỵ với học sinh, phải linh hoạt sáng tạo trong việc
vận dụng phương pháp dạy học tích cực, ngoài ra còn phải đầu tư nhiều thời gian
cho việc nghiên cứu từng loại bài cụ thể.
Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Việt, trước hết mỗi giáo viên không
được xem nhẹ một phân môn nào trong môn Tiếng Việt, cũng như một mảng kiến
23


thức nào, lập kế hoạch bài học chú ý phương pháp. Kĩ thuật dạy học tích cực để thu
hút học sinh chủ động, nắm kiến thức. Phải luôn tôn trọng nghiêm túc thực hiện
giáo dục, giảng dạy theo nguyên tắc từ đơn giản đến nâng cao, khăc sâu, quan tâm
đến tất cả đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên không ngừng học tập nâng

cao trình độ, tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp phải luôn tích cực tìm tòi
cái mới áp dụng vào công việc dạy học nhằm đạt kết quả cao nhất.
Vì thời gian và phạm vi của đề tài có hạn nên tôi chưa có thể trình bày hết quá
trình thực hiện. Chỉ có điều cần khẳng định là việc đặt ra vấn đề cải tiến phương
pháp dạy học, tìm tòi để dùng các phương pháp vận dụng vào dạy hình thành các
khái niệm “Từ láy” là rất cần thiết. Vì vậy yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều về
mặt thời gian để nghiên cứu về nội dung bài dạy, nghiên cứu thêm các loại tài liệu
để tìm ra các phương pháp phù hợp với bài dạy. Như vậy thì quá trình giảng dạy sẽ
đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh những kết quả mà bản thân đã đạt được thì cũng
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
*MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Thông qua nội dung của bài dạy thực nghiệm về hình thành khái niệm “ Từ
láy” bản thân tôi có những kiến nghị như sau:
Một là: Cần bồi dưỡng thêm về trình độ kiến thức môn Tiếng Việt nói
chung về phân môn Luyện từ và câu nói riêng, tăng cường cho giáo viên học tập
đổi mới phương pháp. Giáo viên cần thường xuyên trao đổi chuyên môn nghiệp
vụ với những người công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm để đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình giảng dạy, soạn bài theo hướng đổi mới phương pháp.
Hai là: Giáo viên cần lưu ý về nguyên tắc lập quan hệ hình thức và nội
dung, từ hình thức và nội dung tính bằng ngữ liệu do đó không nên dập khuân
theo một phương pháp nào cả mà phải căn cứ vào đối tượng học sinh để lựa
chọn phương pháp cho phù hợp.
Ba là: Khi dạy Tiếng việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói
riêng việc dùng trật tự cú pháp và quan hệ từ làm phương tiện ngữ pháp là một
đặc điểm nổi bật. Trật tự sắp xếp các từ trong câu là phương tiện chính để biểu
thị mối quan hệ ngữ pháp giữa các từ.
Bốn là: Cán bộ quản lý cần động viên, khuyến khích kịp thời những giáo viên
có những sáng kiến mới trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học

sinh mang lại hiệu quả cao. Đồng thời phải có thái độ dứt khoát với những trường
hợp trì trệ, tiêu cực... làm ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo.

24


Năm là: Các cấp, các ngành cần tạo điều kiện cùng Ngành Giáo dục làm
tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Ngành Giáo dục cần có chính sách đãi ngộ với
những giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm tốt, có giá trị phù hợp áp dụng được
vào thực tiễn thì sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình làm công tác giảng dạy của
các thầy giáo, cô giáo mang lại hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Thu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Dạy học Tiếng việt ở Tiểu học
(Nhà xuất bản Giáo dục)
2- Phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học.
(Phó GS-TS: Lê Phương Nga)
3- Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng việt ở Bậc Tiểu học
(Nhà xuất bản giáo dụcTrí)

4- Bài giảng về phương pháp dạy học Tiếng việt ở Tiểu học
(TS Phạm Thị Hoà - Trường ĐHSP Hà Nội II)
5- Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng việt Lớp 4 (Tập 1)
(Nhà xuất bản Giáo dục)
25


×