Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.39 KB, 29 trang )

SỞ GD - ĐT TỈNH VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BẾN TRE

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
“SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - THPT”

Tác giả sáng kiến: Trần Thị Út Huệ
Mã sáng kiến:

Vĩnh Phúc, năm 2019


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu……………………………………………………………………1
2. Tên sáng kiến……………………………………………………………………3
3. Tác giả sáng kiến……………………………………………………………….. 3
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến…………………………………………………….. 3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến…………………………………………………….. 3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử……………………….. 3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến…………………………………………………… 3
8. Những thông tin cần được bảo mật…………………………………………… 19
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ………………………………… 19
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử…………………………………………….. 21
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử lần đầu………… 23
12. Phụ lục…………………………………………………………………………24
13. Tài liệu tham khảo…………………………………………………………… 26



1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
1.1. Lí do chọn đề tài
Địa lí vốn là môn học có kiến thức gắn liền với thực tiễn, thay đổi hàng ngày
theo sự phát triển của xã hội, cho nên, địa lí thực sự gần gũi và có vai trò quan
trọng trong việc hình thành thế giới quan cho học sinh. Thế nhưng, một bộ phận
không nhỏ học sinh còn thờ ơ với việc học tập bộ môn, nhiều phụ huynh coi nhẹ
tầm quan trọng của môn Địa lí. Để học sinh trở nên yêu thích môn học, để phụ
huynh có cái nhìn đúng đắn về bộ môn thì rất cần sự thay đổi từ nhiều phía. Việc
thay đổi chương trình sách giáo khoa theo hướng hiện đại, tích hợp liên môn thôi là
chưa đủ mà điều quan trọng là phải đổi mới người thầy, đổi mới phương pháp giảng
dạy để mỗi bài học là một sự khám phá, mỗi tiết lên lớp là những cuộc phiêu lưu,
cuốn người học vào các hoạt động giảng dạy tích cực và hữu ích.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng chính là đổi mới người thầy, biến
những kiến thức hàn lâm, khô cứng trong sách giáo khoa đó trở thành những thông
tin đơn giản, dễ tiếp thu. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả
giáo dục với mô hình “lấy học sinh làm trung tâm” là mục tiêu quan trọng mà toàn
ngành đang ưu tiên hướng tới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho
tương lai.
Trong quá trình nhận thức của con người sự hứng thú giữ vai trò hết sức quan
trọng. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông, luật
giáo dục có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng
tạo của học sinh. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Một khi các em đã có hứng thú, có

niềm vui sẽ tạo cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Do đó
việc tổ chức trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp là những hình thức phong phú hỗ trợ
tích cực cho học tập của học sinh. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá,
ham hiểu biết, kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn.
2


Đối với học sinh lớp 12, lượng kiến thức rất nhiều, lại liên quan đến thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông nên nhiều học sinh cảm thấy sợ, thậm chí nhiều giáo
viên cũng không cảm thấy nhiệt tình vì phải giúp học sinh ghi nhớ lượng kiến thức
rất nhiều đó. Bắt đầu từ năm 2017, thi tốt nghiệp bằng hình thức trắc nghiệm, kiến
thức kiểm tra được trải rộng trên tất cả các chủ đề trong chương trình địa lí 12 và
các kĩ năng phổ biến như đọc Atlat, phân tích biểu đồ, bảng số liệu… Với hình thức
thi mới này, cách học và cách ôn tập của học sinh cũng thay đổi, do đó, việc thực
hiện các cách thức dạy học, ôn tập theo hướng cô đọng, ngắn gọn và đơn giản hơn
nhưng vẫn đảm bảo được các kiến thức trọng tâm cho học sinh là một trong những
cách thức của nhiều giáo viên hướng tới.
Xuất phát từ việc thay đổi lớn lao trong kì thi THPT, từ thực tiễn giảng dạy, tôi
đã lựa chọn đề tài “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” cho sáng
kiến kinh nghiệm năm 2019 nhằm góp thêm một giải pháp, một cách làm giúp học
sinh thêm yêu thích học tập bộ môn Địa lí, giúp giáo viên cảm thấy nhẹ nhàng hơn
mỗi khi giảng dạy và ôn tập chương trình địa lí 12.
1.2. Mục đích
Làm đa dạng về phương pháp dạy học và cách thức tiến hành.
Nhằm đem lại hiệu quả dạy học bộ môn, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo
hứng thú học tập, niềm tin và tình cảm của học sinh được nâng cao. Và làm môn
Địa lý trở nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý
hơn.
Đề tài là kinh nghiệm quý báu để chia sẻ, trao đổi với đồng nghiệp giúp giáo
viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tính chủ

động, tích cực trong học tập.
1.3. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Đưa ra được một số kinh nghiệm của bản thân về việc sử dụng trò chơi trong
dạy học môn địa lí lớp 12- THPT.
Sử dụng trò chơi học tập được áp dụng trong nhiều khâu của quá trình dạy
học bộ môn địa lí nói chung và trong chương trình Địa lí lớp 12 – THPT nói riêng.
Việc sử dụng các trò chơi học tập trong giảng dạy Địa lí 12 giúp cho giáo viên có
nhiều lựa chọn trong khâu thiết kế bài dạy, đa dạng hình thức tổ chức và phương
3


pháp dạy học, tạo cho học sinh có nhiều hứng thú trong học tập bộ môn. Vai trò
của người thầy trong tiết dạy được nâng cao, dẫn dắt học sinh tìm tòi, khám phá
kiến thức và học bài nhớ bài lâu hơn. Có những tiết dạy in đậm trong tiềm thức
học sinh, là hành trang tri thức theo học sinh suốt cả cuộc đời.
2. Tên sáng kiến: “Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT”.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trần Thị Út Huệ
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Bến Tre - TX Phúc Yên
- Số điện thoại: 0388 205 688
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Bến Tre về kinh phí, đầu tư cơ sở
vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực ngiệm sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Phạm vi: Đề tài tập trung tìm hiểu việc sử dụng các trò chơi học tập được áp
dụng cụ thể vào các bài học trong chương trình Địa lí 12 – THPT.
- Đối tượng: Đề tài được nghiên cứu ở đối tượng là học sinh khối lớp 12. Sử
dụng trò chơi trong giảng dạy Địa lí lớp 12 – THPT giúp học sinh học tập tích cực
hơn.

- Địa điểm: Trường THPT Bến Tre, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
“Sử dụng trò chơi trong dạy học Địa lí 12 - THPT” được dạy thực nghiệm từ
ngày 6/9/2018 đến 31/12/2018 tại trường THPT Bến Tre, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
phúc.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Những điều kiện cho việc nghiên cứu
Tôi lựa chọn trường THPT Bến Tre vì trường có những điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu:
+ Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, sát sao chuyên môn, nỗ lực trong
bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục.
4


+ Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cần thiết.
+ Giáo viên: Hiện đang dạy lớp 12, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao
trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Học sinh: Học sinh được chọn tham gia nghiên cứu đều tích cực chủ
động. Thành tích học tập của năm trước ở mức trung bình, khá trở lên.
7.1.2 Các bước thực hiện giải pháp
Bước 1: Xác nhận vấn đề cần giải quyết trong sáng kiến
- Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT
- Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Địa lí 12 THPT
Bước 2: Vài nét tổng quan về sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT
* Quan niệm về trò chơi địa lí:
Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, giúp cho cá nhân mỗi
học sinh được rèn luyện, giúp cho tập thể lớp có bầu không khí vui vẻ, thân ái....
Trò chơi địa lý trong dạy và học ở trường THPT là trò chơi học tập, có
tác dụng mở rộng và củng cố hiểu biết kiến thức, rèn luyện các kỹ năng địa lý của

học sinh. Ngoài ra, trò chơi địa lý còn có vai trò tạo hứng thú học tập, niềm tin và
tình cảm của học sinh được nâng cao. Và đối với các em học sinh, môn Địa lý trở
nên sinh động, gần gũi, thiết thực hơn, giúp các em yêu thích môn Địa lý hơn.
* Nguyên tắc thực hiện trò chơi địa lí:
Để có một trò chơi đúng nghĩa và bổ ích phải hội tụ 3 yếu tố sau:
- Xây dựng bầu không khí vui tươi, sống động, thu hút tất cả
mọi người cùng tham gia.
- Rèn luyện kỹ năng phản ứng nhanh, tháo vát, quyết đoán...
- Giáo dục chiều sâu: Thông qua các trò chơi giúp cho các em
học sinh nhận thức được tinh thần đoàn kết, tình đồng đội và kỷ luật tập thể, tính
trung thực.
Để thực hiện trò chơi địa lý cần thực hiện những nguyên tắc sau:
- Tổ chức trò chơi địa lý phải phù hợp với đặc điểm tâm lý,
trình độ nhận thức và hoàn cảnh học tập của học sinh, phù hợp với điều kiện vật
chất và không gian, thời gian thực hiện.

5


- Nội dung trò chơi là nội dung địa lý hoặc có liên quan trực
tiếp, giúp mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng địa lý.
- Trò chơi địa lý tuy mang tính tự nguyện tham gia nhưng phải
đề cao tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể của học sinh; đề cao được vai trò, tính tích
cực, sáng tạo của các cá nhân học sinh.
* Đặc trưng của trò chơi Địa lí: Trò chơi địa lý có hai đặc trưng quan trọng
- Nội dung trò chơi phải nằm trong chương trình địa lý 12 THPT, có
mở rộng, củng cố và vận dụng kiến thức địa lý bậc THPT, vừa phải có tác dụng gây
hứng thú học tập, kích thích tinh thần học tập và phát huy năng lực chuyên biệt về
bộ môn địa lý của học sinh.
- Trò chơi địa lý phải mang đầy đủ các tính chất của trò chơi thông

thường, đó là: có luật chơi, hình thức chơi, có sự thi đua và gây hứng thú giữa các
cá nhân, các nhóm, các tổ học sinh.
* Phân loại trò chơi Địa lí:
Trò chơi Địa lí rất đa dạng, phong phú. Trò chơi có thể tiến hành ở
đầu giờ với mục đích khởi động, tạo hứng thú và tâm lí sẵn sàng cho tiết học. Tuy
nhiên, nội dung trò chơi cần thiết phải hướng đến nội dung bài học, dựa trên những
hiểu biết sẵn có của học sinh. Trò chơi cũng được tiến hành trong giờ học, được coi
như là một nội dung bài học. Trò chơi được tiến hành nhằm mục đích giúp học sinh
hào hứng với việc khám phá kiến thức mới và chính bản thân nội dung trò chơi
cũng là những kiến thức mới. Thông qua trò chơi, ngoài ý nghĩa về việc cung cấp
kiến thức, trò chơi còn có giá trị to lớn góp phần phát huy sự nhanh nhạy, quyết
đoán của người chơi, phát huy tính tập thể của nhóm lớp. Trò chơi còn có ý nghĩa
lớn trong việc hình thành các kĩ năng sống, nhân cách của học sinh thông qua biểu
hiện đơn giản nhất là tôn trọng người chơi, lắng nghe đáp án và phản biện một cách
hợp lí.
Trong phạm trù của bài viết, tác giả mạnh dạn chia trò chơi thành 3
nhóm lớn dựa vào phương tiện và cách thức thực hiện:
a. Nhóm trò chơi dùng lời:

6


Với nhóm trò chơi dùng lời, giáo viên lúc này chủ yếu có nhiệm vụ là đọc câu
hỏi, học sinh trả lời và giáo viên sẽ là người công bố đáp án, hỏi đáp để giúp học
sinh tái hiện hoặc củng cố kiến thức.
Ở trò chơi này, giáo viên là người linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ, động tác
cơ thể hoặc di chuyển liên tục nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, giúp tiết học trở
nên sinh động.
Các loại trò chơi dạng này rất phong phú, có thể kể tên một số trò chơi phổ biến
như:

+ Trò chơi trả lời nhanh: Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh phải nêu nhanh đáp
án. Nếu sai, học sinh khác sẽ có quyền trả lời thay. Dạng câu hỏi này phù hợp cho
kiểu tái hiện kiến thức.
+ Trò chơi đoán từ: bằng cách ghi vào các tờ giấy một số từ hay thuật ngữ
quan trọng của bài học, nhiệm vụ của các học sinh là phải gợi ý hoặc đoán các
thuật ngữ hay khái niệm này. Trò chơi này giúp khắc sâu kiến thức, đặc biệt là các
khái niệm và thuật ngữ phổ biến.
+ Trò chơi Ai là chuyên gia: Với trò chơi này, giáo viên sử dụng các câu hỏi
tự luận ở mức độ nâng cao như các câu hỏi chứng minh, phân tích, giải thích với
thời gian 1-2 phút để học sinh có thể suy nghĩ, thảo luận và đưa ra đáp án hợp lí.
b. Nhóm trò chơi có sử dụng phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan trong địa lí phổ biến là tranh ảnh, bản đồ, tập bản đồ,
phim, sơ đồ, mô hình. Với các phương tiện này, giáo viên kết hợp dùng lời để mô
tả, yêu cầu học sinh quan sát, nghiên cứu, ghi chép và trả lời nhằm tái hiện kiến
thức, đánh giá, phản biện, giải thích các vấn đề địa lí.
Tùy theo bài học, đối tượng và mục đích của giáo viên mà phương tiện trực quan
có thể sử dụng ở mức độ thời lượng sao cho hiệu quả và đảm bảo phát triển kĩ năng
cho các em.
Một số trò chơi phổ biến với các phương tiện trực quan có thể kể đến như:
+ Trò chơi với Atlat (Atlat địa lí Việt Nam)
Để tham gia trò chơi này, học sinh sẽ phải sử dụng tập bản đồ xuyên suốt
tiết học. Các em sẽ phải ghi nhớ các thông tin trên bản đồ như địa danh, kí hiệu... Ở
mức độ đọc đơn giản là những câu hỏi ngắn nhằm phát hiện nhanh kiến thức, đối
7


tượng là những câu hỏi chủ đề cái gì, ở đâu. Ở mức độ cao hơn, học sinh phải sử
dụng từ 2 trang bản đồ trở lên để tìm kiếm và tổng hợp thông tin để trả lời cho các
câu hỏi tại sao, như thế nào.
Những trò chơi đơn giản trong nhóm chủ đề này như:

- Chỉ tên tỉnh, tên đối tượng địa lí trên bản đồ lớn.
- Giải thích đặc điểm tự nhiên của một vùng lãnh thổ như khí
hậu, sông ngòi, thảm thực vật.
- So sánh hai vùng lãnh thổ hay hai đối tượng địa lí như so
sánh hai trung tâm công nghiệp, hai vùng kinh tế về vị trí và đặc điểm tự nhiên...
c. Nhóm trò chơi có sử dụng công nghệ
Trong nhóm trò chơi này, giáo viên và học sinh đều phải sử dụng máy tính,
điện thoại thông minh có kết nối mạng để phục vụ cho việc tìm kiếm và tổng hợp
kiến thức. Các trò chơi phổ biến bao gồm:
+ Trò chơi kahoot: Đây là trò chơi phổ biến, đòi hỏi người chơi nhanh
trí lựa chọn đáp án đúng nhất trong 4 đáp án gợi ý được đưa ra. Trò chơi rất công
bằng về mặt thời gian khi điểm số thu nhận được dựa trên mức độ hoàn thành.
Ngoài ra, trò chơi còn có các điểm thưởng với các trường hợp đúng liên tiếp. Trò
chơi này dành cho cá nhân và cả nhóm lớn. Tuy nhiên, chơi theo nhóm cặp đôi là
hợp lí hơn cả.
+ Trò chơi lật hình, ghép hình: Bằng cách kết hợp giữa các hình ảnh
và câu hỏi, học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi sau khi chọn số/chọn hình ảnh. Việc
giở ra từng góc hình và đoán nội dung bị che giấu là điều học sinh rất hào hứng.
Ngoài ra, với trò chơi lật hình và tìm các cặp giống nhau cũng có thể giúp học sinh
phát huy khả năng ghi nhớ rất tốt.
+ Trò chơi ô chữ: Thông qua việc đoán các từ hàng ngang và lắp ghép
các từ khóa để đoán được trọng tâm bài học sẽ giúp học sinh hệ thống kiến thức
hiệu quả cũng như giúp học sinh phát huy tính quyết đoán của bản thân. Việc thiết
kế trò chơi ô chữ trên phần mềm Powerpoint mất rất nhiều thời gian bởi sự phức
tạp từ các hiệu ứng.
+ Trò chơi từ các đoạn phim: Với môn địa lí, sử dụng phim nhiều giáo
viên còn mang tính minh họa. Việc sử dụng các đoạn phim làm học liệu và khai
8



thác thông tin từ các đoạn phim nhằm minh họa, giải thích cho các đơn vị kiến thức
được học sinh rất quan tâm. Tác giả biến đoạn phim, xem và ghi chép đơn thuần
thành trò chơi liệt kê thông tin, giải thích sự phát triển... sẽ giúp học sinh tập trung
và làm việc hiệu quả hơn hẳn so với các yêu cầu thông thường.
Nhưng trong quá trình giảng dạy, tôi thường áp dụng hình thức trò chơi nhỏ
trong không gian lớp học với số lượng học sinh khoảng 31 – 36 HS. Do đó, trong
bài viết này tôi xin phép trình bày nội dung chủ yếu là một số trò chơi nhỏ.
Bước 3: Thiết kế trò chơi học tập trong dạy học Địa lí 12 THPT
Trong thời gian qua, tác giả đã dùng nhiều trò chơi trong dạy học Địa lí ở trên
lớp.

Dưới đây là các trò chơi phổ biến nhất với học sinh mà được các em yêu

thích.
Bảng 1: Các loại trò chơi phổ biến được thực hiện trong dạy học
môn địa lí 12, ở trường THPT Bến Tre

9


Trò chơi

Qui mô
1 hoặc nhiều

Trả lời nhanh

Thời gian

học sinh


Nhanh chóng, 15

cùng trả

giây/câu hỏi

lời

Đoán từ

Kiểm tra tất cả các bài

30 phút

lời

2 hay một nhóm

đơn vị kiến thức
nhanh chóng
Kiểm tra kiến thức

1 học sinh trả

Bingo

Ưu điểm
Kiểm tra nhanh nhiều


của 1 bài hoàn
chỉnh
Kiểm tra nhiều thông
tin

Nhanh chóng, 10

học sinh

giây/từ

trong

một

thời gian
Nội dung trong nhiều
bài
Hợp tác nhóm

Chuyên gia

Nhóm

3 – 5 phút

Kể tên

Cá nhân/nhóm


3 – 5 phút

Ghép nối

Cá nhân/nhóm

3-5 phút

Phát triển tư duy phản
biện
Liệt kê nhiều thông
tin theo chủ đề
Có tính liên kết cao,
đòi hỏi học sinh
tổng hợp nhanh

Để thực hiện trò chơi, giáo viên thực hiện các bước cơ bản sau:
- Chuẩn bị
+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử
dụng trò chơi
+ Bước 2: Lựa chọn trò chơi hợp lí với nội dung kiến thức
+ Bước 3: Thiết kế nội dung của từng trò chơi (soạn ô chữ,
phiếu chơi, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh …)
+ Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức …

10


Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, GV chuẩn bị các đồ
dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể) để

trò chơi thêm hấp dẫn.
- Tổ chức trò chơi
+ Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, qui định vá cách tiến hành
+ Bước 2: Lựa chọn HS tham gia trò chơi (nếu tổ chức cho
cả lớp cùng chơi thì không cần thực hiện bước này) bằng cách chỉ định hoặc bốc
thăm ngẫu nhiên.
+ Bước 3: Tổ chức cho các HS tham gia trò chơi, dẫn dắt
hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi.
+ Bước 4: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có)
- Kết thúc
+ Đánh giá, nhận định phần trả lời của HS.
+ Cùng HS chốt lại các kiến thức có liên quan, giảng giải, phân
tích với các đáp án sai.
+ HS ghi nhận lại phần kiến thức.
Sau đây là một số trò chơi minh họa cụ thể:
Trò chơi Trả lời nhanh
- Là trò chơi phổ biến, dễ thực hiện và học sinh rất hào hứng.
- Hình thức:
+ Theo nhóm hoặc cá nhân
+ Là những câu trả lời ngắn
+ Các câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ đơn giản chủ yếu là câu nhận
biết
+ Câu hỏi từ các đoạn phim mà giáo viên cho học sinh xem.
- Nội dung câu hỏi phổ biến:
+ Câu hỏi về địa danh.
+ Câu hỏi về số liệu.
Bước 1: Chuẩn bị
+ Bảng con
+ Bút viết bảng
11



Bước 2: Tiến hành
+ Giáo viên quy ước về thời gian, có thể là 5 giây bằng cách
đếm số thứ tự. Hết giờ, giáo viên nói tiếng “hết” và học sinh giơ bảng kết quả.
+ Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh ghi nhanh đáp án ra bảng con
+ Giáo viên xác nhận kết quả của các nhóm.
+ Giáo viên ghi nhận điểm số của học sinh hoặc học sinh có thể
tự ghi nhận điểm số vào một góc bảng của mình.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
+ Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
+ Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời
sai.
+ Khen thưởng
Một số câu hỏi ví dụ:
- Chiều dài đường biên giới trên đất liền của nước ta là
- Địa hình núi cao nước ta chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích
của cả nước?
- Cấu trúc địa hình nước ta có hướng chính nào?
- Tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta?
- Nhà máy thủy điện nào lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên?
- Hệ thống sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta?
- Huyện đảo nào thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?
- Nước ta có bao nhiêu huyện đảo?
- Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô, cơ cấu thì biểu đồ nào là
thích hợp nhất?
Trò chơi này có thể tiến hành rất tiện lợi, ở bất cứ thời điểm nào phù hợp trong
tiết học. Các cách đố vui có thể dùng bảng hoặc trả lời trực tiếp. Trong đó, bằng
cách trả lời trực tiếp, ngẫu nhiên sẽ mang lại nhiều bất ngờ cho học sinh.
GV có thể dùng cách:

+ Gọi một số thứ tự ngẫu nhiên
+ Rút thăm một số ngẫu nhiên
+ Hỏi theo hàng dọc/hàng ngang
12


+ Gọi ngẫu hứng
+ Thi đua giữa hai HS
+ Thi đua nhóm nam và nhóm nữ...
Trò chơi đoán từ
Ở trò chơi này có thể sử dụng hai hình thức:
+ Học sinh trả lời trực tiếp.
+ Học sinh trả lời trên bảng con.
Để tiến hành được trò chơi này, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1:
- Giáo viên chuẩn bị một số từ khóa quan trọng của bài học hoặc chủ
đề. Các từ khóa có thể in ra mẩu giấy nhỏ hoặc trình chiếu trên màn hình.
- Giáo viên nêu quy ước trong trò chơi. Vì là trò chơi đoán từ nên học
sinh phải dùng các kiến thức địa lí để gợi ý cho các bạn đoán. Do đó, học sinh
không được tách từ, lặp từ có trong khái niệm mà giáo viên cung cấp.
Bước 2. Tiến hành
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh đại diện của nhóm hoặc 1
đến 3 học sinh đại diện cho cả lớp. Học sinh đứng quay mặt về phía lớp, quay lưng
với bảng. Giáo viên sử dụng một trong hai hình thức:
- Giáo viên chuẩn bị các từ khóa ở trên máy chiếu rồi lần lượt chiếu
từng từ cho học sinh bên dưới gợi ý cho học sinh trên bảng đoán và trả lời.
- Giáo viên chuẩn bị một số từ in sẵn trên giấy rồi phát cho đại diện
của từng nhóm. Nếu dùng cách này học sinh đại diện đó sẽ gợi ý cho các thành viên
ở trong lớp cùng đoán.
- Giáo viên xác nhận kết quả của các nhóm.

- Giáo viên ghi nhận điểm số của học sinh hoặc học sinh có thể tự ghi
nhận điểm số vào một góc bảng của mình.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai.
- Khen thưởng

13


Ví dụ 1: Để hỏi về chủ đề “Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp”,
giáo viên có thể sử dụng một số từ khóa quan trọng như: thâm canh, vùng chuyên
canh, nông nghiệp hàng hóa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, trang trại,ngư trường,
chăn nuôi gia súc, nguồn thức ăn…
Ví dụ 2: Để hỏi về chủ đề “Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ”, giáo viên có thể sử dụng một số từ khóa quan trọng như: chè, trâu, 15,
mùa đông lạnh, đồng cỏ, cây dược liệu, cây ăn quả, dân tộc thiểu số, cảng Cái Lân,
thủy điện, Sơn La, khai thác khoáng sản…
Để trò chơi trở nên hấp dẫn hơn, giáo viên cho các học sinh cùng tham gia
hoạt động thi đua giữa các thành viên và giữa các nhóm bằng cách cùng lúc cho các
nhóm cùng đoán hoặc các thành viên ở phía trên cùng đoán từ nếu các thành viên ở
dưới lớp gợi ý cho các thành viên trên bảng. Với trò chơi này, ngoài ý nghĩa kiểm
tra kiến thức của học sinh, giáo viên còn có thể kiểm tra được khả năng diễn đạt
mức độ hiểu bài và sự phản xạ nhanh nhạy của học sinh.
Trò chơi Bingo
Đây là trò chơi lí thú vì có sự thi đua, phán đoán rất gay cấn giữa các thành
viên trong lớp.
Để tiến hành được trò chơi này, giáo viên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn bài phù hợp, có thể là bài tương đối đơn giản mà học sinh

dễ nhớ, dễ hiểu hoặc những bài có nhiều thông tin, khái niệm cần ghi nhớ.
- Chuẩn bị 1 tờ giấy khổ A5, có thể chia thành 16 hoặc 25, thậm chí là
36 ô trống để học sinh có thể điền các nội dung tương ứng.
- Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, bút viết, bút đỏ hoặc bút dạ
quang.
Bước 2: Tiến hành
- Giáo viên nêu yêu cầu, phát phiếu Bingo.
- Học sinh đọc sách, nghiên cứu kĩ và chọn ra 16/25/26 thuật ngữ,
cụm thông tin quan trọng, tiêu biểu cho bài học trong thời gian cho trước khoảng
10 đến 15 phút.

14


- Giáo viên đọc câu hỏi ngắn, học sinh dựa vào kiến thức ghi nhớ để
trả lời kết hợp với việc xác định sự trùng khớp giữa đáp án của bản thân và của
giáo viên.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai.
- Học sinh nếu đạt Bingo (tức là đúng liên tiếp các hàng
ngang/dọc/chéo) sẽ được nhận phần thưởng của giáo viên. Trong trường hợp khác,
giáo viên có thể tổng kết bằng cách tính tổng số câu trả lời đúng.
Trò chơi này có ưu điểm nổi bật đó là:
- Huy động sự tham gia của tất cả học sinh trong lớp.
- Kiểm tra thông tin cho toàn bài.
- Ghi nhớ được kiến thức nhiều lần thông qua đọc, trả lời và đánh giá
nên sẽ có thể ghi nhớ được lâu.
- Trò chơi có tính thi đua cao thể hiện quả việc Bingo và tổng số đáp
án trả lời đúng.

- Trò chơi phù hợp với hình thức thi tốt nghiệp theo hình thức trắc
nghiệm hiện nay do đòi hỏi việc ghi nhớ thông tin ngắn gọn.
Ví dụ: Bingo bài 6,7: Đất nước nhiều đồi núi
HS điền các từ khóa quan trọng của bài học. Độ dài không quá 5 tiếng của cả
từ.

Thông tin phản hồi:
Tây bắc –

Nhiệt đới ẩm

đông nam
85%
Đồng bằng

gió mùa
Vòng cung

duyên hải
40000km2

Sông Hồng
Bạch Mã

Tây Bắc

Khoáng sản

Bất đối xứng


Đông Bắc
Trường Sơn

Đá vôi
Song song và

Đê
Vùng trũng/ô

Bắc
Trường Sơn

so le
Bán bình

trũng
Hẹp ngang,

15


15000km2

Đồng bằng

Nam
Cao nguyên

châu thổ
Câu hỏi trả lời đối chứng:


badan

nguyên

chia cắt

Trung du

Thủy năng

1. Dãy núi Hoàng Liên Sơn, Con Voi có hướng này?
2. Loại địa hình nhân tạo phổ biến ở đồng bằng sông Hồng là gì?
3. Đồng bằng nào có diện tích lớn nhất nước ta?
4. Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là bao nhiêu?
5. Các dãy núi Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, sông Gâm của vùng núi nào?
6. Vùng núi nào có đặc điểm cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa?
7. Ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là gì?
8. Vùng núi nào cao nhất nước?
9. Vùng núi Trường Sơn Bắc có cấu trúc như thế nào?
10. Dạng địa hình phổ biến của vùng núi Trường Sơn Nam là gì?
11. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi có độ cao dưới
200m phổ biến ở miền nam có tên là gì?
12. Tài nguyên nào phổ biến ở miền núi do kết hợp của địa hình và sông ngòi?
13. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi có độ cao dưới
200m phổ biến ở miền Bắc có tên là gì?
14. Dãy núi nào là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam?
15. Tài nguyên nào được khai thác làm nguyên liệu chủ yếu cho các ngành
16.
17.

18.
19.

công nghiệp cơ bản?
Loại địa hình cao nguyên phổ biến ở miền Bắc?
Đặc điểm nổi bật của địa hình đồng bằng duyên hải là gì?
Diện tích của đồng bằng sông Hồng là bao nhiêu?
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long thuộc nhóm đồng

bằng nào?
20. Dạng địa hình tích nước, phổ biến ở các đồng bằng châu thổ?
21. Tỉ lệ núi thấp dưới 1000m là bao nhiêu?
22. Tên vùng núi ở phía Nam dãy Bạch Mã là gì?
23. Địa hình bị xâm thực, bào mòn là do sự tác động của yếu tố nào?
24. Sườn Đông dốc, sườn Tây thoải cho thấy đặc điểm nào của vùng núi
Trường Sơn Nam?
25. Hướng núi chính của vùng núi Đông Bắc là gì?
Trò chơi kể tên
Trong đề thi THPT Quốc gia, phần câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến địa danh
khá nhiều. Các câu hỏi liên quan như tên tỉnh/thành, tên trung tâm công nghiệp, tên
đảo, tên vườn quốc gia, dãy núi… Do đó, trò chơi kể tên giúp HS ghi nhớ được
nhiều thông tin địa lí.
Bước 1: Chuẩn bị
16


- Giáo viên chuẩn bị đề tài liên quan để kể tên. Có thể kể tên 63
tỉnh/thành nước ta, kể tên các trung tâm công nghiệp; kể tên các đô thị…
- Gọi đại diện ngẫu nhiên
- Đồng hồ bấm giờ

Bước 2: Tiến hành
Cách 1:
- GV yêu cầu học sinh liệt kê thật nhanh tên các địa danh trong vòng
15 giây
- Lần lượt các học sinh hoàn thành phần thi
- Học sinh được quyền kể lại địa danh các bạn đã kể.
Cách 2:
- Học sinh kể theo vòng tròn
- Mỗi học sinh được kể 1 địa danh
- Học sinh không được lặp lại đáp án. Nếu không kể được sau tiếng
đếm đến 3 của trọng tài sẽ bị loại.
- Kể đến khi người cuối cùng không kể được đáp án nào khác
Cách 3:
- Giáo viên bốc số thứ tự
- Bốc đến số nào, số đó phải kể 1 địa danh. Nếu đó là địa danh thuộc
tỉnh phải cho biết tên tỉnh đi kèm.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích các câu mà học sinh trả lời sai.
- Khen thưởng
Ưu điểm của trò chơi:
- Trò chơi này rất dễ thực hiện do giáo viên không phải chuẩn bị
nhiều.
- Trò chơi được tiến hành trong thời gian ngắn nên không lấy mất
nhiều nội dung khác của tiết học.
- Có thể kiểm tra mức độ hiểu biết của cả lớp
Trò chơi ghép nối/điền thông tin
17



Đây là trò chơi mà có thể kiểm tra được nhiều kiến thức bộ môn nhất là phần
kiến thức liên quan đến địa lí kinh tế.
Bước 1: Chuẩn bị
- Tìm kiếm các kiến thức liên quan
- Phần trình chiếu trên màn hình hoặc thông tin giấy
- Bảng con, bút viết, giẻ lau
Bước 2: Tiến hành
- Thông qua quy định về cách nối ghép/điền
- Chiếu yêu cầu/phát giấy
- Bấm giờ
- Hết giờ, chuyển chéo bài qua nhóm khác theo ma trận
- HS tự chấm chéo và công bố kết quả.
Bước 3: Tổng kết, đánh giá
- Học sinh tổng hợp số đáp án đúng.
- Giáo viên cùng học sinh phân tích các ý mà học sinh trả lời sai.
- Khen thưởng
Ví dụ: Ghép tên các trung tâm công nghiệp, nông sản đặc trưng vào các vùng tương
ứng.
Nông sản tiêu biểu

Vùng

Trung tâm công nghiệp

Cao su, cà phê

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Không có


Lúa, cây ăn quả, vịt đàn

Đồng bằng sông Hồng

Thủ Dầu Một, Biên Hòa

Cà phê, chè, cao su

Bắc Trung Bộ

Vinh, Huế

Duyên hải Nam Trung Bộ

Cà Mau, Tân An, Mỹ Tho

Tây Nguyên

Việt Trì, Thái Nguyên

Chè, trâu

Đông Nam Bộ

Phúc Yên, Bắc Ninh

Lúa, rau vụ đông

Đồng bằng sông Cửu Long


Quảng Ngãi, Nha Trang

Cây hàng năm, cây lâu
năm, rừng, thủy sản
Cây hàng năm, thủy sản,
muối

7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến
18


Trò chơi dễ sử dụng trong dạy học, thực hiện được ở tất cả các lớp, các trình
độ khác nhau và có thể áp dụng ở các khối lớp khác.
Tính phổ biến: tất cả các đối tượng giáo viên, học sinh khi học tập và tìm hiểu
môn địa lí.
Thiết kế trò chơi hay sử dụng trò chơi của các tác giả có thể dùng cho nhiều
nhóm nội dung khác của môn địa lí, đặc biệt là nội dung ngắn gọn, trả lời nhanh đòi
hỏi HS vốn hiểu biết rộng.
Nếu trong tiết học giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học nào học
sinh sẽ cảm thấy: tiết học trôi qua nạng nề, khô khan thời gian trôi chậm chạp, lớp
học rất trầm…
Với ý tưởng sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí 12 - THPT bản thân tôi đã
thực hiện và thông qua đánh giá kết quả học tập của học sinh và quan sát thái độ
học tập, thăm dò ý kiến của học sinh đã có hiệu quả rất tích cực.
Về thái độ của học sinh khi tham gia trò chơi
Năm học 2018 – 2019, trường THPT Bến Tre có 163 học sinh chọn tổ hợp
môn khoa học xã hội để thi tốt nghiệp. Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành
khảo sát và thu được kết quả qua bảng dưới đây:
Bảng 2: Thái độ của học sinh lớp 12 khi tham gia học tập bằng trò chơi địa lí
ở trường THPT Bến Tre năm học 2018 - 2019

Thái độ
Rất thích, hào hứng
Thích
Bình thường
Không thích
Không quan tâm
Tổng

Số lượng HS
146
11
6
0
0
163

Tỉ lệ (%)
89.6
6.8
3.6
0
0
100.0

(Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra)
Như vậy, hầu hết học sinh đều thích và rất thích trò chơi trong các tiết học
khi có tới 96.4% học sinh được hỏi đều tỏ ra thích và rất thích và chỉ có 3.6% học
sinh thấy bình thường khi có trò chơi. Việc sử dụng trò chơi thường xuyên trong
các bài học đã tạo được tác động tích cực đối với học sinh.
Về tác động của trò chơi đối với học sinh

19


Tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm đánh giá toàn diện hơn về tác động của
trò chơi đến việc học tập bộ môn Địa lí. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới
đây:
Bảng 3: Tác động của trò chơi trong dạy học môn Địa lí 12
bằng trò chơi ở trường THPT Bến Tre - học kì I - năm học 2018- 2019
Hoàn toàn
đồng ý
Tác động

Đồng ý
Số

Số

Tỉ lệ

Tỉ lệ

lượng

(%)

môn

163

100


0

0

hơn
Hiểu bài hơn
Hào
hứng

128

78.5

29

tham gia học

163

100

136
139

Không đồng

Hoàn toàn

ý


không đồng ý

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

(%)

lượng

(%)

0

0

0

0

17.8

6

3.7


0

0

0

0

0

0

0

0

83.4

24

14.8

3

1.8

0

0


85.3

19

11.6

5

3.1

0

0

lượn

(%)

g

lượn
g

Yêu thích học
tập

bộ

tập

Nhớ bài lâu
hơn
Tăng

cường

hợp tác

(Nguồn: Kết quả xử lí phiếu điều tra)
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, trò chơi đang có tác động rất tích cực đến
các em học sinh.
Tất cả 100% đều yêu thích học tập bộ môn hơn vì có trò chơi. Trong khi đó,
có 17.8% học sinh đồng ý và có tới 78.5% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc hiểu
bài hơn nhờ có các trò chơi.
Có 100% học sinh cho rằng, trò chơi giúp cho các em hào hứng tham gia
việc học tập và tới 83.4% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc sẽ nhớ bài lâu hơn
sau khi chơi trò chơi liên quan đến phần kiến thức. Trò chơi cũng góp phần giúp
học sinh tăng cường tính hợp tác thông qua các hoạt động thảo luận, trao đổi và liên
kết lẫn nhau nhằm thực hiện các yêu cầu của trò chơi.
20


Rõ ràng, trò chơi có rất nhiều tác động tích cực trong việc học tập của học
sinh.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để trò chơi tiến hành có kết quả mong muốn thì cần có sự kết hợp đồng bộ
giữa lãnh đạo cấp cơ sở, giáo viên và học sinh. Đặc biệt, giáo viên là khách thể
nhưng trực tiếp chỉ đạo điều hành cuộc chơi, học sinh là chủ thể tham dự trực tiếp
trò chơi. Vì vậy cần:

- Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn
đề đổi mới của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng
dạy học…để giáo viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức
và nội dung dạy học.
- Đối với giáo viên:
Trước hết, giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương trình; các
đơn vị kiến thức địa lí cơ bản, nâng cao và phần liên hệ thực tế, liên môn. Chủ động
tìm hiểu và lĩnh hội những vấn đề mới nhằm đáp ứng yêu cầu về giáo dục trong
tình hình mới của đất nước. Đồng thời để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động, giáo viên phải
có trình độ tin học nhất định.
Thứ hai, chuẩn bị biên soạn: Nội dung trò chơi, hình thức chơi và cụ
thể trò chơi nào sao cho phù hợp với hàm lượng kiến thức cần chuyển tải trong bài
dạy. Hệ thống câu hỏi trong trò chơi cần đa dạng. Cần chú ý tính tương đồng với
các gói câu hỏi trong cùng 1 loại trò chơi. Các trò chơi cần xây dựng thành chủ đề,
cập nhật và đa dạng để thu hút HS. Đây là bước mở đầu hết sức quan trọng để đi
đến thành công hay không. Như vậy ngoài việc giảng dạy truyền đạt kiến thức, giáo
viên còn là chủ biên tập tốt, gồm: Chuẩn bị một số phương tiện đồ dùng cần thiết
thích hợp cho trò chơi như: Các mảnh bản đồ cắt rời (bản đồ trống, tự nhiên kinh
tế, tổng hợp hoặc từng yếu tố) và ghi sẵn các câu hỏi nêu dưới hoặc bên trên để học
sinh trả lời đã đề ra nhằm củng cố các khái niệm địa lý. Các phiếu có ghi sẵn các
câu hỏi và hình vẽ mang nội dung kiến thức bản đồ, biểu đồ v.v...; Các phiếu có ghi
sẵn nội dung mô tả các sự vật hiện tượng địa lý nhưng không định rõ câu trả lời về
21


đối tượng đó (mô tả đủ điều kiện tự nhiên, dân cư hoặc kinh tế v.v...) của một vùng
nhưng không biết tên và địa điểm; Các lược đồ và đồ thị vẽ sẵn; Bản đồ, lược đồ,
tranh ảnh, đồ thị; Bảng phụ…
Thứ ba, chuẩn bị các hình thức trò chơi: Hình thức trò chơi rất đa

dạng, phong phú. Tùy vào quy mô, đối tượng học sinh, chương trình địa lý ở từng
bài khác nhau, điều kiện cơ sở vật chất chúng ta có thể tổ chức được những trò chơi
phù hợp với học sinh. Các hình thức có thể là là hình thức giải đố, đặt câu đố, bài
đố, cả lớp, cá nhân.
Thứ tư, trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên phải là người cầm
trịch, trọng tài, công bằng, quyết đoán và kiến thức chắc chắn. Giáo viên phải là
người nhiệt tình qua hoạt động, giọng nói, cổ vũ… và làm một MC linh hoạt để có
thể lôi cuốn các HS tham gia. Các trò chơi sau khi kết thúc cần tổng kết, phân tích,
ghi nhận để tránh lặp lại. Các câu nào sai cần được giải quyết ngay lập tức để HS
ghi nhớ hiệu quả.
- Đối với học sinh: Thứ nhất, chuẩn bị ở nhà: Đây chính là các thành
viên tham gia trực tiếp cuộc chơi. Nếu các em chuẩn bị ở nhà chu đáo thì cuộc chơi
diễn ra thuận lợi có hiệu quả. Một khi đã trở thành thói quen, thì việc chuẩn bị ở
nhà giáo viên không cần nhắc nhở vì bản thân các em đã ham thích, vì mình cần
chiến thắng, gồm các việc sau: Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kỹ càng. Nắm
bắt kiến thức sắp và sẽ học đến (hoặc rộng hơn nữa). Sưu tầm sách báo, tranh ảnh,
tài liệu v.v... có liên quan đến kiến thức mình học.
Thứ hai, trong giờ học các học sinh cần: Mạnh dạn và ham thích chơi
trò chơi; Nhanh nhẹn chớp lấy cơ hội; Trả lời nhanh gọn, súc tích. Học sinh phải
tham gia vào các hoạt động mà giáo viên tổ chức, đồng thời tự lực thực hiện các
nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra thể hiện tính sáng tạo và năng lực tư duy của bản
thân.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả
22



Để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong dạy
học địa lí 12 THPT, tôi đã xây dựng phiếu điều tra đối với 02 giáo viên giảng dạy
bộ môn Địa lí và 163 học sinh lớp 12 trường THPT Bến Tre (Phần phụ lục).
Qua kết quả của bảng điều tra và kết quả của bài kiểm tra của các lớp học
sinh chúng ta cũng nhận thấy phần lớn học sinh đều trả lời các thầy cô có sử dụng
trò chơi trong quá trình dạy học nhưng với tần suất không nhiều. Kết quả phần
đông các em thấy hứng thú hơn, hiệu quả tiếp thu kiến thức cũng cao hơn khi thầy,
cô sử dụng trò chơi vào dạy học địa lí.
Đồng thời kết quả của bảng điều tra, có thể nhận thấy tất cả các giáo viên
dạy Địa lí ở trường THPT Bến Tre đều có sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí và
nhận thấy được hiệu quả của việc sử dụng đối với học sinh (làm các em hứng thú
hơn, hiểu bài hơn). Khi sử dụng trò chơi để phục vụ dạy học phần lớn các thầy cô
đều gặp khó khăn là thiếu tư liệu.
Ngoài ra, để khảo nghiệm tính hiệu quả thực tiễn của việc sử dụng trò chơi
trong dạy học địa lí 12 THPT, tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá về kiến
thức đối với tiết học chỉ sử dụng kiến thức có trong bài với hình ảnh sách giáo khoa
và tiết học kết hợp kiến thức sách giáo khoa, có sử dụng trò chơi. Tôi đã thống kê
số liệu giữa các lớp 12 (trong HK I) có sử dụng trò chơi và các lớp không sử dụng
trò chơi trong các bài học và kết quả đạt được như sau:
Tỉ lệ học sinh đạt kết quả sau bài kiểm tra mà các lớp đó có sử dụng trò chơi
trong các bài học:
Tổng sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình
Điểm yếu
67
25
31
11
0
Tỉ lệ học sinh đạt kết quả sau bài kiểm tra các lớp đó không sử dụng trò chơi
trong các bài học:

Tổng sĩ số Điểm giỏi Điểm khá
Điểm trung bình
Điểm yếu
68
8
29
25
6
Xuất phát từ thực tiễn điều tra giáo viên và học sinh trên tôi đã mạnh dạn sử
dụng các trò chơi trong dạy học địa lí 12 THPT và hướng dẫn cách thiết kế, tổ chức
trò chơi để đem lại hiệu quả dạy học cao nhất.
Dạy đúng kiến thức địa lí đã khó, dạy để học sinh yêu thích bộ môn lại càng
khó hơn, nhất là ở với học sinh lớp 12 phải đối mặt với kì thi THPT Quốc gia. Để
23


học sinh yêu thích bộ môn, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải nỗ lực, quyết tâm, tìm
tòi, nghiên cứu, trao đổi và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp. Đó cũng chính là
mục đích của bài viết này muốn đề cập. Rất mong được các đồng nghiệp tham khảo
và đóng góp ý kiến xây dựng các trò chơi hoàn thiện và được sử dụng hiệu quả
hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
Trò chơi Địa lý là một phương pháp dạy học địa lý sinh động, hấp dẫn. Sử
dụng trò chơi Địa lí trong dạy học địa lí 12 THPT, giáo viên có thể sử dụng trò chơi
để tạo ra một mở bài cuốn hút với các em, để khai thác kiến thức địa lí, để minh
họa, mở rộng kiến thức cho bài học, hoặc để củng cố, kiểm tra kiến thức và đánh
giá khả năng vận dụng của các em vào những tình huống cụ thể. Do đó việc tổ chức
trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp là những hình thức phong phú hỗ trợ tích cực cho
học tập của học sinh. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá, ham hiểu biết,

kích thích sự chủ động sáng tạo và giúp các em học tập tốt hơn.
Có rất nhiều trò chơi với hình thức, quy mô phù hợp với bộ môn Địa lý,
trong quá trình dạy học giáo viên Địa lý có thể tìm hiểu, dễ dàng khai thác hiệu quả
và thực hiện các trò chơi kết hợp với các phương pháp dạy học khác để nâng cao
chất lượng dạy và học Địa lý ở bậc THPT nói chung và lớp 12 nói riêng.
Thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn, vấn đề sử dụng trò chơi trong dạy
học địa lí 12 - THPT được TỔ - NHÓM chuyên môn đánh giá cao. Kết quả khả
quan được đánh giá thông qua các bài kiểm tra và các phiếu trắc nghiệm thăm dò ý
kiến hứng thú học tập của học sinh.
Như vậy, việc đưa sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng trò chơi trong dạy học
địa lí 12 - THPT” là có hiệu quả và thiết thực.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)
Số Tên tổ chức/cá
TT

nhân

1

Lớp 12A4

Phạm vi/Lĩnh vực

Địa chỉ

áp dụng sáng kiến

Trường THPT Bến Tre


24

Môn Địa lí


×