Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN rèn kỹ NĂNG GIẢI các DẠNG bài tập địa lý lớp 9 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 27 trang )

Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

RÈN KỸ NĂNG GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỊA LÝ LỚP 9 THCS
Người viết: Phạm Thị Huệ
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Vĩnh Tường
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh giỏi lớp 9
Số tiết: 20
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa lí trong nhà trường THCS là bộ môn khoa học có đặc thù riêng, vừa
nghiên cứu các vấn đề mang quy luật của tự nhiên, vừa nghiên cứu các vấn
đề về kinh tế xã hội. Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu chung trong đào tạo
con người mới.
Đây là môn học mà học sinh được tiếp xúc ngay từ các lớp dưới. Sau khi
hoàn thành chương trình PTTH, Địa lí là một trong những môn thi tuyển
sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và được xếp chủ yếu vào khối C.
Trong các đề thi môn Địa lí gồm có hai phần: Lí thuyết và thực hành. Phần
thực hành tuy chiếm tỉ lệ nhỏ trong bài thi, song nó giúp cho việc hoàn tất
nội dung bài thi để đạt số điểm cao. Hơn thế nữa, thực hành kĩ năng Địa lí là
một yêu cầu rất quan trọng trong việc học môn Địa lí, ngay từ các lớp dưới
nếu học sinh được tiếp xúc và có kĩ năng làm bài tập thực hành, đó sẽ là cơ
sở cho việc học tập môn Địa lí ở các cấp tiếp theo.
Xuất phát từ thực tế giảng dạy bộ môn, từ yêu cầu của việc đổi mới giáo
dục, từ việc ôn luyện cho học sinh, bản thân tôi thấy rằng việc dạy và rèn rũa
cho học sinh ở cấp THCS một số kĩ năng về các dạng biểu đồ, nhận xét số
liệu…là rất cần thiết. Giúp học sinh có hứng thú khi học tập bộ môn và phát
huy được khả năng thông minh, sáng tạo cho học sinh ngay từ các lớp dưới.
Trong tình hình chung hiện nay trên thế giới có nhiều biến động, diễn ra
mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, y tế, môi trường và ngay cả
trong lĩnh vực giáo dục. Những thành tựu về KHKT và công nghệ tiên tiến
đã được áp dụng vào mọi vấn đề trong cuộc sống. Nền giáo dục của nhiều
167




Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Quốc gia phát triển trên thế giới được hỗ trợ của khoa học công nghệ đã có
sự thay đổi về mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa, cách dạy và học. Sự
thay đổi đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn đã tác động sâu sắc tới
nền giáo dục Việt Nam.
Nước ta tiến hành đổi mới từ sau năm 1986. Nay đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể: Kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng nhanh, sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hội nhập vào nền
kinh tế khu vực và toàn cầu. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao,
chính trị ngày càng ổn định vững chắc, từng bước tiến hành công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Trước tình hình đó đã đặt ra yêu cầu đổi mới cho
ngành giáo dục.
Đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta. Đổi mới giáo dục
chính là đổi mới con người tạo cơ sở để nước ta hội nhập, giao lưu với khu
vực và thế giới. Nghị quyết TW II khoá VIII của Đảng đặt ra yêu cầu đổi
mới cho ngành giáo dục. Trong những năm gần đây giáo dục nước ta tiến
hành điều chỉnh trên nhiều phương diện, trong đó tiêu biểu là thay SGK các
bậc học, gắn liền với đổi mới SGK là đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Thầy giữ vai trò tổ chức, hướng
dẫn. Trò chủ động, sáng tạo, phát hiện tri thức, tích cực hoá trong việc lĩnh
hội tri thức), tiếp đó là đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh, dạy học theo
Chuẩn kiến thức và kĩ năng, công tác chủ nhiệm lớp…
Trước tình hình chung đó nền giáo dục nước ta cũng đặt ra cho mình
những mục tiêu chung là: Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục
Việt Nam đang từng bước được đổi mới. Đảng ta đã xác định giáo dục là
“Quốc sách hàng đầu” coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng
chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước, phục vụ đắc

lực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp. Nhân tố quyết định lại chính là nguồn nhân lực có trình
độ có tri thức khoa học kĩ thuật cao trên cơ sở mặt bằng dân trí cao. Vì vậy
168


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

muốn kinh tế phát triển, củng cố an ninh xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã
họi hiện nay như: Bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm, suy kiệt tài
nguyên, chống những căn bệnh thế kỷ, kiểm soát dân số, xoá đói giảm
nghèo, vấn đề việc làm, an toàn giao thông…Trước hết phải chăm lo cho
nguồn nhân lực kế tiếp có phẩm chất và năng lực phù hợp với yêu cầu đổi
mới của đất nước.
Sự nghiệp giáo dục phải đào tạo những lớp người mới có tri thức, có đầu
óc khoa học, những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo đáp
ứng yêu cầu của thời đại. Nhằm đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh hoà
nhập cùng khu vực và thế giới.
Trong nhà trường môn Địa lí giúp các em có kiến thức phổ thông cơ bản
về thiên nhiên, môi trường sống của con người, về những hoạt động của con
người ở mối Quốc gia trên khắp thế giới. Bước đầu hình thành cho các em
thế giới quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc
vận dụng kiến thức Địa lí để giải thích các hiện tượng về môi trường tự
nhiên, xã hội xung quanh, đáp ứng với đất nước và xu thế của thời đại.
Đổi mới chương trình giáo dục là đổi mới về: Nội dung SGK (cả nội
dung, cấu trúc, hình thức), về chương trình, về phương pháp, về cách đánh
giá học sinh đã đặt ra mục tiêu mới cho bộ môn:
- Về kiến thức: Giúp các em hiểu biết về tự nhiên, tài nguyên, môi
trường, dân cư, kinh tế - xã hội. Trên cơ sở những kiến thức phổ thông

cơ bản cần thiết.
- Kĩ năng: Học sinh sau khi học xong cần có kĩ năng tương đối thành
thạo (Kĩ năng: quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và vận dụng để
giải thích tự nhiên, xã hội. Vận dụng vào đời sống sản xuất từng địa
phương).
- Thái độ tình cảm: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu con
người lao động, có niềm tin vào khoa học, có ý thức khám phá, tìm
hiểu tự nhiên, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghệp phục vụ
Tổ quốc sau này.
169


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Chương trình Địa lí lớp 9:
- Kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết, phổ
thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội
của nước ta và những hiểu biết cần thiết về địa phương mình.
- Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ
năng cần thiết khi học Địa lí. Đó là:
+ Kĩ năng đọc và khai thác kiến thức từ biểu đồ, lược đồ.
+ Kĩ năng xử lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước.
+ Kĩ năng nhận dạng và vẽ các dạng biểu đồ khác nhau theo yêu cầu đề
bài và cho nhận xét.
+ Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn tin khác nhau
( báo chí, tranh ảnh, trên các thông tin đại chúng khác).
+ Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện các mối quan hệ
qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội.
+ Kĩ năng viết và trình bày báo cáo.
+ Kĩ năng liên hệ thực tiễn ở địa phương và đất nước.

Qua thực tiễn giảng dạy chương trình địa lí lớp 9 số tiết thực hành được đưa vào
với số lượng khá nhiều 11/44 bài, với nhiều dạng bài thực hành, đó là những bài
có nội dung, phương pháp sinh động giúp học sinh tiếp cận vấn đề theo tinh
thần một bài thực hành mở với nhiều đáp án với các mức độ được đào sâu khác
nhau
Ví dụ: Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam
Trung Bộ. Khi nhận xét so sánh về số lượng thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và duyên
hải Nam Trung Bộ. Tuỳ đối tượng học sinh, giáo viên có thể cho học sinh nhận
xét bằng số liệu tuyệt đối hoặc chuyển thành số liệu tương đối (%) để so sánh,
sau đó giải thích.
Các bài thực hành yêu cầu vẽ biểu đồ, Giúp học sinh tiếp thu kiến thức không
chỉ bằng kênh chữ mà bằng cả kênh hình nên học sinh rất hứng thú khi được
hiện tư duy và cả sự khéo léo của mình mỗi khi hoàn thành sản phẩm bài học
trên cơ sở sự hướng dẫn của giáo viên.
170


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Các bài thực hành yêu cầu vẽ sơ đồ, nhận xét số liệu, nhận xét lược đồ, biểu
đồ là những bài học sinh phải chủ đông tư duy, phát huy khả năng, năng lực bản
thân. Học sinh được trao đổi tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái, tự tin trên
cơ sở kiến thức đã học.
Nhìn chung, chương trình Địa lí 9 đã đưa vào số tiết thực hành tương đối
nhiều giúp việc dạy - học thêm sinh động, hứng thú, thoải mái. Việc tiếp thu
kiến thức chủ động hơn, đỡ nhàm chán, giúp cho việc kiểm tra đánh giá chính
xác hơn.
Như vậy, rõ ràng thực hành đia lí là phần kiến thức không thể thiếu trong
chương trình Địa lí nó phát huy cao hơn khả năng tiếp thu kiến thức của người
học, củng cố tốt nhất cho phần kiến thức đã học.

Chuyên đề xây dựng:
- Chủ yếu trong phạm vi chương trình Địa lí 9, với nhiều bài thực hành
mới mẻ với học sinh, nhằm giúp các em tiếp thu bài tốt đặc biệt trong vấn đề
bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí => Yêu cầu người dạy có phương pháp
hướng dẫn học sinh dễ hiểu nhất => người học có kĩ năng làm các dạng bài tập
thực hành.
- Phương pháp hướng dẫn học sinh làm một số bài tập thực hành: Vẽ các
dạng biểu đồ, nhận xét số liệu thống kê, củng cố kiến thức đã học thành kiến
thức dưới dạng sơ đồ cho dễ hiểu, dễ thuộc bài.
B. NỘI DUNG: CÁC DẠNG BÀI TẬP THỰC HÀNH TRONG CHƯƠNG
TRÌNH ĐỊA LÍ 9.
I. NỘI DUNG.
1. Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ là hình thức chuyển kênh chữ (số liệu) thành kênh hình. Vì vậy
biểu đồ là một hình vẽ cho phép biểu thị các số liệu cần thiết, các mối tương
quan giữa các yếu tố hoặc mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một
qúa trình (ví dụ quá trình phát triển của ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vận tải…qua các năm; quá trình phát triển dân cư…) hoặc cơ cấu thành
phần của một tổng thể (ví dụ như cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu nhóm tuổi…)
171


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

- Các loại biểu đồ rất đa dạng và phong phú, tương đối phức tạp vì mỗi loại
biểu đồ có thể được dùng để biểu hiện nhiều chủ đề khác nhau như biểu đồ tròn
(2 biểu đồ so sánh, các biểu đồ tròn độc lập), biểu đồ đường (biểu đồ đường
biểu diễn tốc độ tăng trưởng của đối tượng so với một thời điểm lấy làm gốc),
biểu đồ miền, biểu đồ cột (cột đứng, thanh ngang, cột chồng, cột kép…). Vì vậy
khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài, tìm hiểu chủ đề định thể hiện

trên biểu đồ (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan hay thể hiện cơ
cấu...). Sau đó căn cứ vào chủ đề đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ
thích hợp nhất.
1.1/ Biểu đồ cột (hoặc thanh ngang):
- Có thể sử dụng để biểu hiện động thái phát triển, so sánh tương quan về độ
lớn giữa các đại lượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể. Song
loại biểu đồ này thường hay được sử dụng để thể hiện tương quan về độ lớn
giữa các đại lương hơn cả. Có ưu thế trong thể hiện các nội dung về diện tích,
số lượng, sản lượng, giá trị sản xuất với số lượng tuyệt đối.
- Biểu đồ thanh ngang thực chất là biểu đồ cột xoay ngang (số liệu có thể
tuyệt đối hay tương đối).
- Cách vẽ: Tạo hệ trục:
+ Trục tung: Ghi số liệu tuyệt đối (Triệu người, nghìn ha…lớn hơn giá trị
trong đề bài ra).
+ Trục hoành: Ghi năm, vùng…gốc toạ độ bằng 0.
+ Chiều ngang các cột bằng nhau, chiều dài phụ thuộc vào số liệu đầu bài.
Ghi số liệu vào đầu cột khi vẽ song.
Lưu ý: Chọn kích thước biểu đồ (đặc biệt chú ý tới sự tương quan giữa chiều
ngang và chiều cao các cột) sao cho phù hợp với khổ giấy và đảm bảo tính mĩ
thuật. Tronh biểu đồ cột có thể vẽ cột chồng, cột kép…
1.2/ Biểu đồ tròn (hoặc hình vuông)
- Biểu đò tròn (hình vuông) được dùng để thể hiện cơ cấu thành phần đóng
góp trong một tổng thể:
+ Cơ cấu ngành kinh tế.
172


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

+ Cơ cấu các loại đất.

+ Cơ cấu cấp học.
+ Cơ cấu ngành giao thông vận tải.
- Cách vẽ:
Bước 1:
+ Nếu bài cho số liêu thô (số liệu tuyệt đối) thì việc đầu tiên là phải xử lí
số liệu sang số liệu tinh (%) sau đó lập bảng số liệu đã xử lí theo mẫu. Chú ý
khâu làm tròn sao cho tổng các thành phần đúng bằng 100%.
+ Nếu phải vẽ hai hoặc nhiêu hình tròn (hình vuông) cần lưu ý xem các
hình tròn đó có cần thiết phải vẽ với độ lớn khác nhau không. Nếu vẽ to nhỏ
khác nhau phải tính qui mô hình tròn ( vận dụng công thức toán học để tính).
Bước 2:
+ Vẽ theo qui tắc bắt đầu từ “ tia chỉ 12 giờ” thuận chiều kim đồng hồ, số
liệu vẽ theo thứ tự đầu bài cho sẵn.
+ Vẽ các hình quạt tương ứng với tỉ trọng của từng thành phần trong cơ
cấu. Ghi trị số % vào các hình quạt tương ứng. Vẽ đến đâu kẻ vạch đến đó đồng
thời thiết lập bảng chú giải.
+ Ghi đầy đủ tên biểu đồ, đơn vị, thời gian…
Lưư ý: Khi lập bảng số liệu, lấy thêm cột góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ) khi
vẽ cho nhanh.
1.3/ Vẽ đồ thị (biểu đồ đường)
- Đồ thị (đường biểu diễn) thường được sử dụng biểu diễn qui trình biến động
của một hiện tượng qua thời gian dài (10 – 20 năm).
- Cách vẽ: Tạo hệ trục
+ Trục tung: Thể hiện độ lớn của đại lượng (số người, tỉ lệ phần trăm, phần
nghìn…) có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu đề bài ra, có
mũi tên chỉ chiều gia tăng. Có ghi đơn vị tính với khoảng cách bằng nhau. Gốc
toạ độ lấy trị số bằng 0, song cũng có thể lấy trị số khác 0 cho phù hợp với đề
bài.

173



Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

+ Trục hoành: Thể hiện năm, có mũi tên theo chiều gia tăng giá trị, ghi rõ
năm. Gốc toạ độ có thể trùng với gốc toạ độ. Chú ý khoảng cách năm.
+ Nếu đồ thị nhiều đường thì lưu ý kí hiệu khác nhau.
+ Chú giải theo đúng hình vẽ trong biểu đồ. Ghi rõ tên biểu đồ.
+ Cần xác định tỉ lệ thích hợp cả hai trục sao cho biểu đồ phù hợp với khổ
giấy, cân đối và thể hiện rõ yêu cầu của chủ đề.
Lưu ý: Đườmg biểu diễn có thể vẽ bằng số tuyệt đối hoặc bằng số liệu tương
đối song phải cân nhắc xem cách vẽ nào dễ nhìn thấy sự phát triển nhất.
1.4/ Vẽ biểu đồ miền:
- Biểu đồ miền được sử dụng thể hiện đồng thời cả hai mặt: Cơ cấu và động
thái phát triển của đối tượng.
- Lưu ý:
+ Danh giới giữa các miền được vẽ như khi vẽ các đường biểu diễn (đồ thị)
+ Giá trị của đại lượng trên trục đứng là tỉ lệ % (nếu cần xử lí số liệu)
+ Không vẽ biểu đồ miền khi chuỗi số liệu không phải là theo các năm vì
trục hoành biểu diễn năm.
+ Biểu đồ miền thể hiện gia tăng dân số khác biểu đồ miền thể hiện sự thay
đổi cơ cấu kinh tế.
- Cách vẽ:
+ Biểu đồ miền là hình chữ nhật: Trục tung có trị số là 100%. Trục hoành là
các năm (chú ý khoảng cách năm)
+ Khi vẽ: Vẽ lần lượt theo từng chỉ tiêu chứ không vẽ theo năm, xác định các
điểm vẽ cần chính xác.
+ Vẽ đến đâu kẻ vạch, thiết lập bảng chú giải đến đó. Vẽ riêng bảng chú giải.
2. Phân tích bảng số liệu thống kê:
- Phân tích bảng số liệu thống kê là dựa vào một hoặc nhiều bảng thống kê để

rút ra nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân.
- Khi phân tích bảng số liệu cần chú ý:
+ Đọc kĩ đề để thấy được yêu cầu và phạm vi cần phân tích.
+ Cần tìm ra tính qui luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.
174


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

+ Không bỏ xót các dữ liệu đã cho (giống như các bài toán), nếu bỏ xót dữ
liệu dẫn đến sai xót đáng tiếc.
+ Phân tích đi từ khái quát đến cụ thể.
+ Nếu cần chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để so sánh, phân
tích, tổng hợp.
+ Tìm mối quan hệ của số liệu theo hàng ngang, hàng dọc.
+ Việc phân tích các số liệu thống kê gồm hai phần:
* Nhận xét mối quan hệ giữa các số liệu.
* Giải thích nguyên nhân (dựa vào kiến thức đã học để giải thích)
II. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HOẠ CỤ THỂ.
1/ Các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng về vẽ biểu đồ hình cột:
Bài tập 1: (Bài tập 2 trang 99 – SGK Địa lí 9)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản theo các tỉnh, năm 2002

Các

tỉnh, Đà

Quảng Quảng Bình


Phú

Khánh Ninh

Bình

thành phố
Diện tích

Nẵng Nam

Ngãi

Định

Yên

Hoà

Thuận Thuận

(nghìn

0,8

1,3

4,1

2,7


6,0

1,5

5,6

1,9

tấn)
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành
phố của vùng duyên hải NTB năm 2002.
b. Cho nhận xét?
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở CÁC TỈNH,
THÀNH PHỐ CỦA VÙNG DUYÊN HẢI NTB

175


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

b. Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
- Tất cả các tỉnh trong vùng đều có diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh và thành phố của duyên hải NTB
năm 2002 không đều nhau. Cụ thể:
+ Các tỉnh có diện tich snuôi trồng nhiều là: Khánh Hoà, Quảng Nam, Bình
Định.
+ Các tỉnh có diện tích nuôi trồng ít là: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận.

- Tỉnh có diện tích nuôi trồng nhiều nhất gấp 7,5 lần tỉnh có diện tích nuôi
trồng ít nhất.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây:
Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên năm 2003
Các tỉnh
Độ che

Kon Tum
phủ 64,0

Gia Lai
49,2

Đắc Lắc
50,2

Lâm Đồng
63,5

(%)
a. Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh.
b. Nêu nhận xét?
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CÁC TỈNH NĂM 2003

176


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường


c. Nhận xét: Năm 2003 độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên không
đều nhau. cụ thể:
- Tỉnh còn nhiều rừng là Kon Tum, Lâm Đồng.
- Tỉnh còn ít rừng là: Đắc Lắc, Gia Lai.
=>Vấn đề bảo vệ rừng và trồng rừng mới là vấn đề cấp bách của vùng.
Bài tập 3: Căn cứ bảng số liệu sau:
Dân số thành thị và nông thôn ở thành phố HCM ( nghìn người)

Vùng
Năm
Nông thôn

1995

2000

2002

1174,3

845,4

855,8

Thành thị
3466,1
4380,7
4623,2
a. Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở thành phố

HCM qua các năm.
b. Nhận xét?
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ.
Bước 1: Xử lí số liệu ra %
177


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Dân số thành thị và nông thôn ở thành phố HCM (%)
Vùng

1995

2000

2002

Năm
Nông thôn

25,3

16,2

15,6

Thành thị


74,7

83,8

84,4

100,0

100,0

Tổng số
100,0
Bước 2: Vẽ biểu đồ cột chồng

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN Ở
THÀNH
PHỐ
HCM
QUA
CÁC
NĂM

b. Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy:
- Tỉ lệ dân số tành thị ở TP Hồ Chí Minh khá cao.
- Từ năm 1995 – 2002. Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của TP Hồ Chí
Minh có sự thay đổi như sau:
+ Tỉ lệ dân số thành thị ngày càng tăng (9,7%)
+ Tỉ lệ dân số thành thị ngày càng giảm (9,7%)
 Tốc độ đô thị hoá nhanh.
Bài tập 4: Dựa vào bảng số liệu sau:

Sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (nghìn tấn)
Năm
ĐB sông

1995
Cửu 819,2

2000
119,1
178

2002
1354,5


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

long
Cả nước

1584,4

2250,5

2647,4

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiến sản lượng thuỷ sản ở ĐB SCL và cả nước.
b. Nêu nhận xét?
* Bài giải:
a/ Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN Ở ĐB SCL VÀ CẢ
NƯỚC

b. Nhận xét: Qua biểu đồ và bảng số liệu:
- Sản lượng thuỷ sản của ĐB SCL và cả nước đều tăng. Năm 2002 so với năm
1995 thì:
+ ĐB SCL tăng 1,65 lần.
+ Cả nước tăng 1,67 lần.
=> Cả nước tăng nhanh hơn ĐB SCL song không đáng kể.
- Sản lượng thuỷ sản của ĐB SCL qua các năm đều chiếm tỉ lệ cao so với cả
nước. Vượt 50%. Cụ thể:
+ 1995 chiếm 51,7% so với cả nước.
+ 2000 chiếm 51,9% so với cả nước.
179


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

+ 2002 chiếm 51,2% so với cả nước.
=> Ngành thuỷ sản ở ĐB SCL rất phát triển.
2/ Các dạng bài tập thực hành rèn kĩ năng về biểu đồ tròn.
Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)
Năm
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4

Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1
2173,8
a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét về sự thay đổi qui mô diện
tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây.
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:

Bước 1: Xử lí số liệu
Cơ cấu diện tích gieo trồng (%)

Góc ở tâm biểu đồ tròn (độ)

Loại cây
1990
Cây lương thực
71,6
Cây công nghiệp 13,3
Cây thực phẩm, 15,1

2002
64,8
18,2
17,0


1990
258
48
54

2002
233
66
61

cây ăn quả…
Tổng số

100,0

360

360

100,0

Bước 2: Tính quy mô hình tròn:
Vận dụng công thức toán học S = π .R 2 → R =

S
π

Gọi bán kính của hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích năm 1990 là R1
Gọi bán kính của hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích năm 2002 là R2

Ta có:

180


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

R1 = 9040
R2 = 12831, 4
R1 ≈

9040
≈ 53, 7
3,14

R2 ≈

12831, 4
≈ 63,9
3,14
63,9

Nếu lấy: R1 = 2cm thì R2 = 53, 7 = 2, 4cm
Bước 3: Vẽ biểu đồ vẽ hai hình tròn có bán kính khác nhau.
R1990 = 2cm
R2002 = 2, 4cm

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC
NHÓM CÂY


15,1

13,3

71,6

17,0

18,2

64,8

181


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

c. Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo
các nhóm cây có sự thay đổi như sau:
- Cây lương thực:

+ Diện tích gieo trồng tăng 1,28 lần.
+ Tỉ trọng giảm 6,8%.

- Cây công nghiệp: + Diện tích gieo trồng tăng 1,94 lần.
+ Tỉ trọng tăng 4,9%.
- Cây thực phẩm, ăn quả, cây khác:
+ Diện tích gieo trồng tăng 1,59 lần.
+ Tỉ trọng tăng 1,9%.
-> Về qui mô diện tích cả 3 nhóm cây đều tăng trong đó tăng nhanh nhất là cây

công nghiệp 1,94 lần.
Về tỉ trọng diện tích: Cây công nghiệp; cây thực phẩm, cây ăn quả và cây
khác tăng; cây lương thực giảm.
- Cây lương thực tuy giảm về tỉ trọng diện tích song vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu dưới đây
Diện tích và dân số nước ta năm1998
Vùng
Diện tích (km)
Dân số (triệu người)
Đồng bằng ven biển
82.720
57.564
Trung du và miền núi
248.250
20.436
a. Vẽ biểu đồ hình vuông so sánh diện tích, số dân của vùng đồng bằng ven biển
với diện tích số dân của trung du miền núi.
b. Qua biểu đồ, hãy nhận xét về sự phân bố dân cư giữa đồng bằng ven biển với
trung du miền núi nước ta.
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ.
Bước 1: Xử lí số liệu ra %
Vùng
Đồng bằng ven biển
Trung du và miền núi

Diện tích (%)
25,0
75,0


Bước 2: Vẽ biểu đồ

182

Dân số (%)
73,8
26,2


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CỦA ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN
SO VỚI TRUNG DU MIỀN NÚI NƯỚC TA.

25

75

Đồng bằng, ven biển
183


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Trung du, miền núi
b. Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy sự phân bố dân cư giữa đồng bằng ven biển
với trung du miền núi nước ta không đều và bất hợp lí:
- Đồng bằng ven biển chỉ chiếm 25% diện tích nhưng tập trung tới 73,8% dân
số cả nước (điển hình là đồng bằng sông Hồng 1192 ngưởi/km2 năm 2003)
- Miền núi dân cư thưa thớt, trong khi chiếm tới 75% diện tích thì chỉ có

26,2% dân số cả nước sinh sống (Tây Bắc 67 người/km 2, Tây Nguyên 84
người /km2 năm 2003)
3/ Các dạng bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng về vẽ đồ thị (biểu đồ
đường)
Bài tập 1: Căn cứ bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản (nghìn tấn)
Năm
1990
1994
1998
2002

Tổng số
890,6
1465,0
1782,0
2647,4

Chia ra
Khai thác

Nuôi trồng

728,5
1120,9
1357,0
1802,6

162,1
344,1

425,0
844,8

a. Vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thuỷ sản thời kì 1990–
2002. b. Cho nhận xét và giải thích?
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG THUỶ SẢN THỜI KÌ 1990 – 2002.

184


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

b. Nhận xét, giải thích:
* Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy:
- Ngành có tốc độ phát triển nhanh cả tổng số lẫn khai thác và nuôi trồng
(năm 2002 so với năm 1990: Tổng sản lượng tăng 2,97 lần; khai thác tăng 2,47
lần; nuôi trồng tăng 5,21 lần).
- Từ sau 1994, tốc độ phát triển nhanh hơn 1994.
- Bộ phân khai thác chiếm tỉ lệ lớn giá trị sản lượng thuỷ sản (năm 1990:
81,8%; năm 2000: 68,1%).
- Bộ phận nuôi trồng tuy sản lượng chiếm tỉ lệ nhỏ song tốc độ phát triển
nhanh hơn bộ phận khai thác.
* Giải thích:
Cả tổng số, sản lương khai thác và nuôi trồng đều tăng nhanh do tăng số
lượng tàu thuyền và tăng năng suất tàu đánh cá. Sản lượng nuôi trồng tăg nhanh
do có đầu tư chú trọng phát triển nghề nuôi trồng đề phục vụ cho xuất khẩu thuỷ
sản, được đầu tư về giống, vốn, kĩ thuật và mở rộng qui mô vùng nuôi trồng.
Bài tập 9: cho bảng số liệu sau

Số lượng gia súc, gia cầm (nghìn con)
Năm
1990

Trâu
2854,1


3166,9

Lợn
1,2260,5

Gia cầm
107,4

1995

2962,8

3638,9

16306,4

142,1

185


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường


2000

2897,2

4127,9

20193,8

196,1

2002

2814,4

4062,9

23169,5

233,3

a. Vẽ trên cùng hệ trục toạ độ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng
trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000, 2002 (lấy
năm 1990 làm gốc = 100%)
b. Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao
đàn gia cầm và đàn lợn tăng? Tại sao đàn trâu không tăng?
* Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:
Bước 1: Xử lí số liệu ra chỉ số tăng trưởng (lấy năm 1990 = 100%)


Năm
1990
1995
2000
2002

Chỉ số tăng trưởng
Trâu


Lợn

Gia cầm

100,0
103,8
101,5
98,6

100,0
133,0
164,7
189,0

100,0
132,3
182,6
217,2

100,0

116,7
132,4
130,4

Bước 2: Vẽ biểu đồ đường.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐÀN GIA SÚC, GIA
CẦM QUA CÁC NĂM (%)

186


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

b. Nhận xét - Giải thích:
* Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy:
- Từ năm 1990 – 2002:
+ Đàn trâu có xu thế giảm (1,4%)
+ Đàn bò tăng (30,4%)
+ Đàn lợn tăng (89,0%)
+ Đàn gia cầm tăng (117,2%)
=> Như vậy đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất, đàn trâu giảm.
* Giải thích:
- Đàn lợn và gia cầm tăng nhanh vì đây là nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Do nhu
cầu về thịt, trứng tăng nhanh, do giải quyết tốt ngiuồn thức ăn cho chăn nuôi, có
nhiều hình thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả chăn nuôi theo hình thức công
nghiệp ở hộ gia đình.
- Đàn trâu không tăng chủ yếu do nhu cầu về sức kéo trong nông nghiệp giảm
(nhờ cơ giới hoá nông nghiệp). Hơn nữa đây không phải là nguồn thực phẩm
thông thường để nhân dân sử dụng).
4/ Các dạng bài tập tực hành rèn luyện khả năng vẽ biểu đồ miền.

Bài tập 1: Cho bảng số liệu sau
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 (%)
Năm
Tổng số

1991 1993
100,0 100,0
187

1995
100,0

1997
100,0

1999
100,0

2001 2002
100,0 100,0


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dich vụ

40,5
23,8

35,7

29,9
28,9
41,2

27,2
28,8
44,0

25,8
32,1
42,1

25,4
34,5
40,1

23,3
38,1
38,6

23,0
38,5
38,5

a. Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991 – 2002.
b. Nhận xét và giải thích?
*Bài giải:
a. Vẽ biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GDP NƯỚC TA THỜI KÌ 1991 – 2002.

b. Nhận xét - giải thích:
* Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 có sự
thay đổi như sau:
- Tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm mạnh (17,5%).
- Tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, liên tục (174,7%).
- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng (2,8%), có nhiều biến động.
* Nguyên nhân: Sự chuyển dich cơ cấu kinh tế trên là kết quả của quá trình
chuyển dich cơ cấu kinh tế trên cơ sở công nghiệp hoá đất nước. Phù hợp với xu
thế chung của thế giới.
Bài tập 2: Dựa bảng số liệu sau
Nhịp độ gia tăng dân số nước ta thời kì 1960 – 1995
Năm
1960

Tỉ lệ sinh (% )
46,0
188

Tỉ lệ tử (% )
12,0


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

1965

37,8


6,7

1970

34,6

6,6

1976

39,5

7,5

1979

32,5

7,2

1985

28,4

6,9

1989

31,3


8,4

1992

30,4

6,0

1993

28,5

6,7

1995
23,9
3,9
a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tình hình gia tăng dân
số tự nhiên ở nước ta thời kì 1960 – 1995.
b. Rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới nhịp điệu gia tăng dân
số nhanh ở nước ta?
* Bài giải:

a. Vẽ biểu đồ: Bước 1: Tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên
Năm
1960

Gia tăng tự nhiên (%)
3,4


1965

3,1

1970

2,8

1976

3,2

1979

2,5

1985

2,2
189


Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

1989

2,3

1992


2,4

1993

2,2

1995

2,0

Bước 2: Vẽ biểu đồ ( yêu cầu vẽ đường biểu diễn tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, khoảng cách
giữa 2 đường là miền thể hiện tỉ lệ gia tăng tự nhiên)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT SINH, TỈ SUẤT TỬ, TÌNH HÌNH GIA TĂNG
DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1960 – 1995.

b. Nhận xét - giải thích:
* Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy nhịp điêu gia tăng dân số chia làm hai giai
đoạn:
- Từ 1960 – 1976: Tỉ lệ gia tăng dân số cao > 3%.
- Từ 1979 – 1995: Tỉ lệ gia tăng có giảm song vẫn cao, tốc độ gia tăng hàng
năm vẫn vượt quá 2%.
* Giải thích:
- Gia tăng dân số mhanh là do tỉ suất tử giảm, tuổi thọ tăng tronh khi tỉ suất
sinh vẫn cao.
- Số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ nhiều.
- Giai đoạn 1960 – 1976 gia tăng dân số nhanh, đây là hậu quả của bùng nổ
dân số.
190



Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phạm Thị Huệ - THCS Vĩnh Tường

- Do quan niệm lạc hậu của người dân, do tính chất nề nông nghiệp lạc hậu.
- Giai đoạn 1979 – 1995 gia tăng dân số giảm do thực hiện kế hoạch hoá gia
đình.
5/ Bài tập về rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu thống kê.
Bài tập 1: Căn cứ vào số liệu sau:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển theo loại hình GTVT (triệu tấn)
Loại hình
Đường sắt

1990
2,4

1991
2,6

1992
2,8

1993
3,2

1994
4,0

1995
4,5

1996

4,0

1997
5,1

Đường bộ

31,7

33,9

40,1

46,0

41,7

55,9

63,8

65,1

Đường sông

16,3

15,5

16,9


16,8

17,5

20,0

23,4

24,1

Đường biển

3,5

4,3

5,1

4,5

5,4

6,7

8.8

10,3

a. Nhận xét xu hướng phát triển của các loai hình giao thôn trên?

b. Tại sao khối lượng hàng hoá lại tập trung nhiều ở đường bộ?
* Bài giải:
a. Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:
- Tất cả các loại hình GTVT có xu hướng tăng lên song không đều nhau. Nếu so sánh năm 1997 với năm 1990 thì trong bốn loại hình giao thông tốc độ
phát triển của đường biển là nhanh nhất sau đó đên đường sắt và cuối cùng là
đường sông. Cụ thể:
+ Đường biển gấp 2,9 lần.
+ Đường sắt gấp 2,1 lần.
+ Đường bộ gấp 2,05 lần.
+ Đường sông gấp 1,5 lần.
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển nhiều nhất thuộc đường bộ.
b. Giải thích:
Khối lượng vận chuyển hàng hoá tập trung nhiều nhất ở đường bộ vì GTVT
đường bộ có những ưu điểm sau đây:
- Sự tiện lợi, tính cơ động cao, thích hợp với mọi loại địa hình, đi vào các
hang cùng ngõ hẻm.
- Hiêu quả kinh tếc cao trên quãng đường ngắn và trung bình.
191


×