Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phần soạn thảo văn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.85 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a) Tác giả sáng kiến: Đỗ Thị Hồng
- Ngày tháng năm sinh: 25/05/1991

Nam,Nữ: Nữ

- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và trung học cơ sở Trung Mỹ
- Chức danh: Giáo viên tiểu học hạng III
- Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tin học
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Thị Hồng
c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phần soạn
thảo văn bản.
- Lĩnh vực áp dụng: CNTT
Áp dụng giảng dạy môn Tin học đối với học sinh khối lớp 3 .
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:

1


Trong chương trình Tin học ở tiểu học mỗi bài đều có nội dung kiến thức
khác nhau. Nên trong mỗi giờ học liên quan giáo viên cần lựa chọn các biện pháp
sao cho phù hợp với học sinh trong lớp. Một trong những phương pháp mà trong
quá trình giảng dạy môn tin học ở tiểu học tôi nhận thấy phương pháp rèn kĩ năng
soạn thỏa văn bản bằng mười ngón tay có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học


sinh tiểu học. Để có thể soạn thảo văn bản bằng mười ngón tốt nhất tôi đã đưa ra
sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phần soạn thảo văn bản”
như sau:
+ Biện pháp 1: Xây dựng và thiết kế bài giảng phù hợp với từng bài liên
quan.
+ Biện pháp 2: Thiết kế các trò chơi hoặc hoạt động phù hợp giúp học sinh
hứng thú hơn .
+ Biện pháp 3: Tìm kiếm các bài tập và các phần mềm luyện gõ 10 ngón.
+ Biện pháp 4: Cung cấp phản hồi.
Biện pháp 1. Xây dựng và thiết kế bài giảng phù hợp với từng bài học liên
quan.
- Giáo viên cho học sinh quan sát kĩ bàn phím máy tính và phải xác định rõ
cho học sinh biết khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím chính, nêu
được tên của các phím theo hàng (Bài 4 chủ đề 1 sách Hướng dẫn tin học lớp 3).
Ví dụ:

2


Hàng phím số
Hàng phím trên
Hàng phím cơ sở
Hàng phím dưới

Hàng phím dưới cùng

Khu vực chính của bàn phím gồm 5 hàng phím:
• Hàng phím số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0
• Hàng phím trên: Q W E R T Y U I O P
• Hàng phím cơ sở: A S D F G H J K L ;

• Hàng phím dưới: Z X C V B N M , . /
• Hàng phím dưới cùng: Phím cách.
- Trong giờ học, giáo viên cho học sinh quan sát cách đặt tay trên bàn phím,
sau đó hướng dẫn học sinh cách đặt tay đúng cách trên bàn phím. Giáo viên cho
Hai phím,
bàn tay
lên bàn
học sinh thực hành cách đặt tay đúng cách trên- bàn
chođặtcácnhẹ
nhóm
quan sát

và sửa lỗi cho nhau.

phím
- Hai ngón trỏ đặt trên hai phím
có gai (F, J)
-Hai ngón cái đặt trên phím
cách.
-Các ngón khác đặt nhẹ lên các
phím như hình bên.
Các ngón tay đặt lên các phím
xuất phát ở hàng cơ sở.

3


- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gõ bàn phím bằng 10 ngón và nêu được
lợi ích của việc gõ bàn phím bằng 10 ngón. Đó là giúp học sinh gõ nhanh và chính
xác hơn. (Bài 5 chủ đề 1 sách Hướng dẫn tin học lớp 3).

- Trước khi giới thiệu cho học sinh cách soạn thảo văn bản thì giáo viên phải
hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm hỗ trợ gõ chữ Tiếng việt để chọn kiểu
gõ cho phù hợp:
Với các loại bảng gõ như Unikey em hãy dùng kiểu gõ Text là kiểu gõ hiện
tại, vì kiểu gõ này khá quen thuộc và có ưu điểm so với các kiểu gõ khác như VNI
thì khi gõ tốc độ di chuyển để bấm sẽ ít hơn và với kiểu Text bạn có thể không phải
di chuyển quá xa để bấm phím, ít bị mỏi hơn trong quá trình bấm do phải di
chuyển.

Hướng dẫn cho học sinh cách gõ chữ và gõ dấu: khi giáo viên hướng dẫn
cách gõ chữ và gõ dấu theo hai kiểu gõ thì phải yêu cầu học sinh học thuộc và cho
4


học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau để cùng ghi nhớ. Nắm chắc hai bảng quy tắc gõ
chữ Tiếng việt thì phần soạn thảo văn bản sẽ tốt.
+ Gõ chữ theo 2 kiểu: Telex và Vni
Để gõ chữ

Telex

Vni

â

aa

a6

ô


oo

o6

ê

ee

e6

ă

aw

a8

ơ

ow

o7

ư

uw

u7

đ


dd

d9

• Giáo viên lấy ví dụ và hướng dẫn học sinh cách gõ các từ theo
hai kiểu gõ để học sinh nắm chắc cách gõ chữ.
Ví dụ: Để gõ từ Sơn dương
Gõ theo kiểu Telex: Sown duwowng
Gõ theo kiểu Vni: So7n du7o7ng
+ Gõ dấu theo kiểu Telex và kiểu Vni

Để gõ dấu

Telex

Vni

Dấu huyền

f

2

Dấu sắc

s

1


Dấu hỏi

r

3

Dấu ngã

x

4

5


Dấu nặng

j

5

Sau đó, giáo viên nêu quy tắc gõ và yêu cầu học sinh phải tuân theo: Gõ hết
các chữ trong từ , rồi gõ dấu. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gõ trên bảng, yêu
cầu học sinh viết theo để nắm được quy tắc gõ. Cuối cùng, cho học sinh sang thực
hành kiểm tra kết quả trên máy.
Ví dụ: Để gõ từ Hoa vàng trên cỏ xanh
Gõ theo kiểu Telex: Hoa vangf treen cor xanh
Gõ theo kiểu Vni: Hoa vang2 tre6n co3 xanh
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp,
không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học

sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Biện pháp 2. Thiết kế các trò chơi hoặc hoạt động phù hợp giúp học sinh
hứng thú hơn.
Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” : Chia lớp làm 5
đội, mỗi đội chọn 6 học sinh để thi đấu với nhau. Giáo viên viết lên bảng từ cần gõ
và nêu tên của kiểu gõ chữ cho học sinh thực hiện. Lần lượt các thành viên trong
đội sẽ thi với nhau và chọn ra đội xuất sắc nhất. (Có thể thi viết tay hoặc thi trên
máy tính).
Giáo viên cần tạo sự tranh đua giữa các nhóm trong giờ thực hành để tạo sự
hào hứng trong học tập và sáng tạo trong thực hành: Do số lượng máy tính không
đủ cho mỗi học sinh một máy, nên trong giờ thực hành giáo viên sẽ xếp 2 học
sinh/1 máy; và yêu cầu mỗi học sinh trong nhóm đều phải thực hành và thực hành
6


lần lượt. Và thi trong các nhóm, nhóm nào hoàn thành bài tập nhanh và chính xác
nhất sẽ được khen và tích điểm thưởng đến cuối tháng sẽ có phần thưởng dành cho
nhóm xuất sắc nhất. Như vậy, trong mỗi giờ học các nhóm đều hào hứng tham gia
để tích điểm cuối tháng sẽ tạo được động lực phấn đấu.
Biện pháp 3. Tìm kiếm các bài tập và các phần mềm luyện gõ 10 ngón
- Giáo viên đưa ra các bài tập thực hành đa dạng và phong phú hơn giúp học
sinh được rèn luyện nhiều hơn. Và có thể lấy những bài thơ trong chương trình
Tiếng Việt lớp 3 mà học sinh đã học để cho học sinh thực hành.
- Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá
trình dạy và học.
- Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện gõ bằng 10 ngón khi sử dụng
bàn phím như: Phần mềm Mario Typing, phần mềm Kiran’s Typing Tutor.
Ví dụ: ở bài 5 Tập gõ bàn phím, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách sử
dụng phần mềm Kiran’s Typing Tutor để luyện gõ 10 ngón.

Biện pháp 4. Cung cấp phản hồi
Trong tiến trình dạy học giáo viên cần phải đưa ra những phản hồi kịp thời
để giúp học sinh đánh giá kết quả hoạt động của mình. Giáo viên cần luôn luôn
xem xét phản hồi một cách cẩn thận. Số lượng và chất lượng phản hồi là rất quan
trọng để tạo mối liên hệ đúng đắn với học sinh. Nếu giáo viên dành quá nhiều thời
gian để khắc phục mọi lỗi học sinh tạo ra đồng nghĩa là giáo viên sẽ kết thúc sư kì
diệu của học sinh. Học sinh sẽ có tâm lý sợ sai, ngại phát biểu.
Điều quan trọng là phải đưa ra phản hồi tích cực với tinh thần động viên
những cố gắng và kết quả đạt được của học sinh, khen ngợi và khuyến khích cũng
như phê bình kịp thời. Khi giáo viên có ý kiến nhắc nhở để cung cấp kiến thức tốt
hơn nên cung cấp với thông tin tích cực. Ví như thay vì nói “Em đã nói sai.” giáo
7


viên hãy nói “Ý kiến của em chưa chính xác, em hãy suy nghĩ thêm nhé.” ; hay
thay vì nói “Em thực hành chậm quá!” mà hãy nói “Rất tốt! Hôm nay em đã cố
gắng hơn hôm trước rất nhiều rồi, cố lên nhé!” Tôi tin rằng với những phản hồi
tích cực học sinh sẽ không e dè, sợ sệt mà sẽ tiếp tục suy nghĩ để có những đáp án
chính xác hơn, kích thích sự tự tin và tư duy của học sinh.
Một điều quan trọng nữa là, giáo viên không phải là người phản hồi duy nhất
cho học sinh. Hãy khuyến khích phản hồi từ chính học sinh và bạn bè của họ. Học
sinh sẽ tích cực hơn, giao tiếp sẽ nhiều hơn trong quá trình bài học
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Sáng kiến này không chỉ có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học sinh
khối lớp 3 của Trường Tiểu học và trung học cơ sở Trung Mỹ mà còn có thể áp
dụng cho các đối tượng học sinh khác trong các trường tiểu học khác hoặc học sinh
lớp cao hơn.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp theo ý kiến của tác giả:
Thực trạng học môn Tin học của học sinh khối lớp 3 trước khi áp dụng

sáng kiến.
- Học sinh bắt đầu môn học mới nên còn bỡ ngỡ. Và đây là môn học cần
thực hành nhiều.
- Tâm lý e dè, nhút nhát, ngại giao tiếp, thể hiện trước đám đông dẫn đến
việc hạn chế sự hứng thú và phát triển kỹ năng làm việc với máy tính của học sinh.
8


- Học sinh không có nhiều thời gian làm việc với máy tính.
- Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3 thông qua giờ
dạy lý thuyết, dạy thực hành. Khi tổng hợp kết quả thu được:

Mức độ

Thao tác

Thao tác

Thao tác

Chưa biết

thao tác

nhanh, đúng

đúng

chậm


thao tác

Số học sinh

25/118

40/118

37/118

16/118

Tỉ lệ

21,2

33,9

31,4

13,5

Kết quả thu được sau một thời gian áp dụng giải pháp.
- Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, so sánh với bảng tổng
hợp trước đó đã thu được kết quả như sau:
Mức độ

Thao tác

Thao tác


Thao tác

Chưa biết

thao tác

nhanh, đúng

đúng

chậm

thao tác

Số học sinh

40/118

64/118

14/118

0/118

Tỉ lệ

33,9

54,2


11,9

0

Qua kết quả trên ta nhận thấy:
+Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng: tăng 12,7%
+ Tỉ lệ Thao tác đúng:

tăng 20,3%

+ Tỉ lệ Thao tác chậm:

giảm 19,5%

+ Tỉ lệ Chưa biết thao tác:

giảm 13,5%
9


Như vậy sau một thời gian vận dụng các biện pháp này ta thấy:
• Tạo sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích môn học.



Tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong các tiết học.
Sự hứng thú với môn Tin học của các em đã được cải thiện rõ rệt từ

đó làm cải thiện các kỹ năng soạn thảo văn bản cho học sinh.



Học sinh tự tin hơn trong việc soạn thảo văn bản.



Nâng cao chất lượng học tập môn Tin học.

- Từ kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học
lớp 3 đã trình bày ở trên các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các
em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
- Chúng ta muốn giảng dạy để đạt hiệu quả thì phải đổi mới và áp dụng
những phương pháp mới nhằm đưa nền giáo dục nhà trường phát triển bắt kịp với
một số trường trong và ngoài huyện. Đáp ứng những yêu cầu phù hợp với chương
trình cải cách giáo dục.
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả nhất là:
* Về phía giáo viên:
- Yêu nghề, mến trẻ, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ…
- Thăm lớp dự giờ, hội thảo phương pháp giảng dạy các bộ môn khác.

10


- Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp máy, trang
thiết bị dạy học.
- Phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh yếu,
những học sinh còn lúng túng trong việc đặt tay lên bàn phím sao cho đúng.
- Sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị sẵn có, các phần mềm hỗ trợ phục
vụ công tác giảng dạy môn Tin học để làm sinh động cho tiết dạy. Tìm tòi sáng tạo

cách dạy, cách học tạo sự hứng thú tiếp thu bài .
- Nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp mới kích thích được sự
đam mê, hứng thú của học sinh đối với môn Tin học.
- Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học
nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự
tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của
trường bạn.
* Về phía học sinh:
- Chủ động học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Có ý thức tự học, tiếp thu sự góp ý của bạn bè thầy cô trong học tập. chủ
động tham gia vào các hoạt động, không sợ sai, không sợ mắc lỗi.
- Tận dụng tối đa giờ học trên lớp để thực hành và tiếp thu bài học.
* Về phía các cấp quản lý:
- Sở giáo dục, phòng giáo dục thường xuyên mở các đợt chuyên đề bồi
dưỡng để các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
11


- Đầu tư cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu.
đ) Danh sách những tổ chức cá nhân đã tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến
lần đầu:
Sáng kiến này không chỉ có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học sinh
khối lớp 3 của Trường Tiểu học và trung học cơ sở Trung Mỹ mà còn có thể áp
dụng cho các đối tượng học sinh khác trong các trường tiểu học khác hoặc học sinh
lớp cao hơn.
Tôi làm đơn nay trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng
sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu
trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.
Trung Mỹ, ngày 15 tháng 01 năm 2019

NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đỗ Thị Hồng

12



×