Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng việt của học sinh trường THPT nguyễn thị giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.51 KB, 21 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Tiếng Việt là tài sản vô cùng quý giá, nó không chỉ là phương tiện giao tiếp
mà còn được ví như một thứ “căn cước” của một dân tộc, là dấu hiệu nhận diện
một dân tộc, một nền văn hóa… Đối với một quốc gia độc lập, ngôn ngữ được xem
là một trong ba biểu tượng của một quốc gia (cùng với quốc ca và quốc kì).
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng căn dặn: “Ngôn ngữ là thư
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó,
quý trọng nó làm cho nó phát triển ngày càng rộng khắp”. Nhà nghiên cứu văn học
Đặng Thai Mai thì cho rằng: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sưc sống dân
tộc.” Còn cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì đã từng khẳng định: "Tiếng Việt của
chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu
tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam
ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của
nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý
nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du... và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam
đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng Việt đã vươn lên làm trọn chức
năng giao tiếp xã hội của một quốc gia độc lập và ngày càng vượt qua mọi thử
thách để phát triển như ngày nay. Tiếng Việt đã trở thành vũ khí quan trọng để dân
tộc Việt Nam thoát khỏi mọi vòng xiềng xích nô lệ và trở thành một quốc gia độc
lập như ngày hôm nay. Không những thế, nó còn làm nên bản sắc Việt Nam, mà
chúng ta hay nói đến một cách tự hào với cụm từ “niềm kiêu hãnh dân tộc”.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, đã và đang xuất hiện những biến tướng,
lai căng, tiếng Việt nhiều khi bị sử dụng một cách bừa bãi, sự trong sáng của tiếng
1


Việt đang bị giảm sút nghiêm trọng. Và một sự thật đáng buồn là học sinh trung


học phổ thông - những người đã và đang được học văn hóa, được tiếp thu những
thành tựu khoa học – lại là những người sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng nhất.
Học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi không khỏi trăn trở trước
thực trạng trên. Và để chấn chỉnh, định hướng kịp thời, hướng học sinh đến cách
thức giao tiếp có văn hóa, tôi quyết định nghiên cứu và đưa vào ứng dụng sáng
kiến: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thưc và kĩ năng sử dụng tiếng Việt
của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang.
2. Tên sáng kiến
Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thưc và kĩ năng sử dụng tiếng Việt
của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Khuất Thị Lý
- Địa chỉ : Trường THPT Nguyễn Thị Giang
- Số điện thoại: 037 387 1672; E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tác giả sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Sáng kiến có thể áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt của giáo viên
Ngữ văn trong nhà trường trung học phổ thông.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
Ngày 01/10/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung sáng kiến
7.1.1. Những biểu hiện cơ bản của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở
một bộ phận học sinh hiện nay
2


a. Xu hướng đơn giản hóa

- Đây là khuynh hướng phổ biến nhất.
- Một số kí tự học sinh thường dùng phổ biến qua nhắn tin, qua chát:
Ngôn ngữ (gốc)
(cười) haha
(cười) hihi
A
anh
Ăn cơm
Ba (cha)
Bà xã
bạn
Be
bệnh
biến
biết
bình thường
buổi
buồn
bực mình
Cái
cảm ơn

con
con gái
con trai
cơm
của
cút
cưng
cười

chà
chảnh chó
chào
chắc
chết
chia tay
chim

Ngôn ngữ (sáng tạo)
Kaka
Hjhj
Ah
A
ăn kum
Papa
Vx
you, pạn
Pe
Bịnh
phiến, bín
pít, pek,bk
Bt
Bỉu
pùn, bùn
pựx mìn
Káj
Tks
Koa
Kon
Girl

Boy
Kưm
Kủa
Kút
Kưng
Kười
Ckàz
c2
bye bye
Chắt
Chjt
Ct
Chym
3


chịu
cho
chó
chồng
chúc ngủ ngon
chuyện
chửi
Dạ
đang
đánh lộn
đánh nhau
đâu
đẹp
đẹp gái

đẹp trai
Đi
điên
điện thoại
Đó
đồng (đơn vị tiền Việt Nam
được
Em
Em yêu
Ê
ê (dùng gọi ai đó)
ghet

Gia kiệm (tên địa danh)
giận
giấy
giờ
giữ gìn
hên xui
hiểu
học
hôm (qua)
hôn
Im
kia
4

Ckju
Choa
Tró

Ck
g9, chux ngủ ngon
chiện, chyn
Ekuj
Dzạ
Dag
Wuynh lộn
Pk
Âu
Chẹp
chẹp gái
đẹp zai
Đj
Đin
Đt
Đok
k, kooo (trên game oline)
đk, đc
E
i*, ey
Êk
Êt
Gket
J
Gkịm
Jận
Jay
H
ju jin
hin xuj

Hju
Hox
Hum
kis, hun
Jm
Kiêu


kiêu
khiếp
khóc
khóc
không
khùng
khùng khùng
lắm
Lấy
luôn

Mẹ
mình
muốn
Ne

nói chuyện
nghe
nghĩ
nha
nhắn tin
nhiều

nhờ
nhớ
như thế nào
ông xã
ơi
phòng trọ
phúc
qua
quá
quen
quê
quên
quyển sách
Rồi
sao
sặc
Sốt (đang là chủ điểm)

Kiu
Khíp
khox, koh
hix hix
k, o, hok, hum
Khjn
khìn khìn
k'm, lem
Lax
Juôn
Mòa
mama, mọe

Mìk
Mún
Nak
Nóa
nc, pm, nói chỵn
Nge
Ghĩ
Heng
tn
nhju, nhiù
Nhok
Miss
Ntn
Ôx
Ui
Pt
Pux
Wa
góa, wa
Wen
Wế
Wên
wyen sak
ùi, gòi, rùi, rùj, roj
Seo
Sặx
Hót
5



sớm
tạm biệt
Tao
tiền
tình cảm
tình yêu
Tôi
thằng
Thì
thích
thích
thôi
thương
trong
trời
trước
uống nước
Ư
vẫn
vậy
Yêu
b. Xu hướng phức tạp hóa

Súm
pp. pipi
Kao
lúa, máu, tìn
Tc
t/ju
Tui

Theng
Tky
Thik
thít, thick
thoj, thui
Xương
Trog
Chaj
trướk, trc
un nc
uk, ừa
Zẫn
zậy, z, vz
iu

- Xu hướng này tuy không phát triển mạnh mẽ như xu hướng thứ nhất
nhưng nó vẫn tồn tại như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của giới
trẻ. Trong xu hướng phức tạp hóa, một trong những net đặc trưng cần phải nhấn
mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn được thể
hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế, càng được
phát huy mạnh mẽ.
- Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng loạt các biểu đạt tình
cảm đi kem.
Ví dụ:
:(( buồn
:) cười
:))))) rất buồn cười.
6



- Sự phức tạp còn được thể hiện trong cách trình bày cầu kỳ.
Ví dụ:
“ThiÊu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚt jÂy nAo nỮa”
(Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa).
c. Xu hướng tạo ra những lời nói cố định
Những câu giới trẻ hay sử dụng là:
Chảnh như con chó cảnh
Chán như con gián
Chuyện nhỏ như con thỏ
Biết chết liền
Đã xấu còn xa, đã si đa còn xông pha hiến máu
Bó tay chấm cơm
Bó tay con gà quay
Bực như con mực
Ăn trông nồi ngồi trông xó
Cái khó ló cái ngu
Buồn như con chuồn chuồn
Đen như con mèo hen
Đẹp trai có gì là sai
Đói như con sói
Dở hơi tập bơi
Không mày đố thầy dạy ai
Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ
Một điều nhịn là chín điều nhục
Ngu như con bò thích hát hò
Xấu như con gấu
Yêu là phải nói như đói là phải ăn
7



Ngất trên cành quất
Xấu nhưng biết phấn đấu…
Nếu xet về nội dung ta thấy có một số câu phù hợp với cách lí giải của tuổi
teen là nói cho vui, Xấu như con gấu; Đói như con sói; Chuyện nhỏ như con thỏ;
Chán như con gián; Chảnh như con chó cảnh. Nhưng ta còn nhận thấy bên cạnh
những câu nói có thể chấp nhận được còn là những câu nói dựa vào thành ngữ gốc
mà biến đổi, làm mất hết ý nghĩa của thành ngữ và nó mang lại một thông tin sai
lệch hoàn toàn với thành ngữ ban đầu mà người Việt sử dụng Không mày đố thầy
dạy ai; Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ; Một điều nhịn là chín điều
nhục; Ăn trông nồi ngồi trông xó. Và khi những câu nói quen thuộc này được giới
tuổi teen sử dụng để giao tiếp với người lớn. Giáo viên chúng ta cũng từng là nạn
nhân của những câu nói trên khi đôi lần hỏi bài học sinh trả lời trống không “biết
chết liền” đây là những tình huống nằm ngoài ý muốn của người đứng lớp.
- Những lời nói cố định như vậy được sử dụng rất rộng rãi:

8


9


10


d. Hiện tượng nói tục
Các từ thường trực ở cửa miệng của nhiều học trò mà ta thường xuyên thấy
qua các tin nhắn trên Facebook: “Đ.M”, “vl”, đcm, … Điều này làm xấu đi hình
ảnh tiếng Việt rất vốn rất giàu và đẹp.
e. Hiện tượng sử dụng ngoại ngữ một cách tùy tiện
11



Việc sử dụng ngoại ngữ một cách tùy tiện là vấn đề nhức nhối. Ngay từ năm
1925, nhà báo Nguyễn An Ninh đã trăn trở:
Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng
cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ
là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pe – ri – ê
(Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiểu người An
Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của
phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo
theo kiểu Tây phương.
Thái độ mù tịt về văn hóa châu Âu như thế không nên làm chúng ta ngạc
nhiên. Vì chỉ có những người đã hiểu biết vững một nền văn hóa rồi mới có khả
năng thưởng thưc một nền văn hóa ngoại bang. Những kiểu kiên trúc và trang trí
lai căng của những ngôi nhà thuộc về những người An Nam được hun đúc theo cái
mà những người ở Đông Dương gọi là văn minh Pháp, chưng tỏ rằng những người
ở An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thư văn minh nào. Việc từ bỏ văn hóa cha
ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng.
(Trích “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bưc” – Nguyễn An Ninh)
Vấn đề này đã từng được Trần Đức Nguyên - Trần Việt Phương đề cập đến
trên báo điện tử Vietnamnet ngày 03/03/2007:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và
viết tiếng Việt thường chen tiếng mrớc ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta
còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng đã khá phổ biến và được gọi
là nói “tiếng lai”.
Phải nhận rằng, trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và còng nghệ, nhất
là của tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời, mà do chưa kịp
có từ tương ưng trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ bằng tiếng nước
ngoài khi nói cũng như khi viết.
12



Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cư thích nói bằng tiếng Anh
những từ hoàn toàn có thế diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là
thời thượng, là “sành điệu ”.
Tiếng Việt, ngôn ngữ của dân tộc, không chỉ là biểu hiện của vẻ đẹp truyền
thống cũng như sự hiện đại hóa về tư duy của con người, của đất nước, mà còn
khẳng định vị thế của văn hóa Việt Nam. Vậy mà việc sử dụng thứ ngôn ngữ được
coi là tiếng Việt, nhưng không có trong từ điển tiếng Việt, của các bạn trẻ hiện nay
đang là trào lưu nổ rộ. Đó là cách các bạn trẻ thể hiện phong cách? Có lẽ đúng hơn
là một sự lai căng, biến tướng tiếng mẹ đẻ, và đó là vấn đề đáng lên án và cần phải
loại trừ.Việc xen kẽ những từ ngữ nước ngoài không còn quá xa lạ trong những
mẩu đối thoại hằng ngày của giới trẻ.
Ví dụ:
- Ngày Valentine, cậu định mua quà gi tặng người yêu?
- Mai nhớ mang laptop nhe!
- Có gì cứ call cho tôi.
- Hello bạn…
7.1.2. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở
một bộ phận học sinh hiện nay
a. Nguyên nhân khách quan
- Xã hội ngày càng phát triển, lối sống phương Tây ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Giới trẻ là những người nhạy ben nhất. Họ học tập, sáng tạo, áp dụng và làm ra
cái mới để thể hiện mình. Tuy nhiên, vì còn trẻ nên các em chưa khẳng định được
việc thể hiện mình như vậy là đúng hay sai, các em muốn thay đổi nhưng chưa
biết cách thay đổi như thế nào cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế đó là trong chính
tả của Tiếng Việt vẫn còn tồn tại sự bất hợp lý khi sử dụng nhiều ký hiệu để biểu

13



thị cùng một âm vị: K,Q, C cùng để biểu thị âm vị / K/; hay Z, d, gi cùng để biểu
thị âm /z/.v.v.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất: do sự giảm sút tình yêu tiếng Việt, ý thức giữ gìn và bảo vệ sự
trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng
- Thứ hai: do xu hướng lai căng, xính ngoại, thích “hiện đại”, thích được thể
hiện cá tính của giới trẻ. Tâm lý “thích sành điệu, thích được xem là dân chơi” của
đa phần giới trẻ.
- Thứ ba: do sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và
tiếng Việt nói riêng
- Thứ tư: do cách giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận không
nhỏ học sinh như: nói tục, chửi bậy, dùng từ, đặt câu không đúng nghĩa, không
phù hợp với hoàn cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp ...
- Thứ năm: do việc tiếp xúc thường xuyên với cách sử dụng ngôn ngữ một
cách tùy tiện của những bài viết không chuẩn mực trên mạng...
7.1.3. Giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng ở
một bộ phận học sinh hiện nay
Từ những thực trạng và nguyên nhân sử dụng tiếng Việt như trên, là giáo
viên giảng dạy Ngữ văn, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay như sau:
a. Giáo dục cho học sinh ý thức quý trọng tiếng Việt
Mỗi âm thanh, từ ngữ, quy tắc trong tiếng Việt là di sản quý báu của ông cha
để lại. Di sản đó giúp mọi người hiểu biết, có nhân cách, nuôi dưỡng cho dân tộc
trường tồn, phát triển. Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần có tình yêu
sâu sắc, quý trọng di sản của cha ông, phải quý trọng tiếng nói của dân tộc như
những tấc đất ở biên thùy.

14



Trong quá trình giảng dạy, giáo viên Ngữ văn cần phân tích cho học sinh
thấy được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt; lồng ghep giáo dục tình yêu tiếng Việt
qua các ngữ liệu trong phần đọc – hiểu. Từ đó, hình thành trong các em ý thức quý
trọng tiếng Việt.
b. Cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt.
Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt trong các phát âm, chữ
viết, cách dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, giao tiếp… có thể tích lũy kinh nghiệm
từ thực tế giao tiếp hay trau dồi qua sách báo nhưng vẫn tuân thủ quy tắc của tiếng
Việt.
c. Giáo dục cho học sinh trách nhiệm cá nhân trong hoạt động sử dụng tiếng
Việt
- Giáo viên giáo dục học sinh trách nhiệm cá nhân trong hoạt động sử dụng
tiếng Việt:
+ Muốn giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần diễn đạt đủ, đúng và chuẩn
mực và quy tắc trong tiếng Việt, chuẩn mực không phủ nhận những sự chuyển đổi
linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới. Tuy nhiên sáng tạo không nên sai
quy tắc của câu, cái mới luôn cần phải phù hợp với quy tắc chung, những điều đó
tạo nên sự phong phú cho tiếng Việt.
+ Bên cạnh việc giữ những phẩm chất đẹp đẽ của tiếng Việt cần dung nạp
những yếu tố tích cực để tăng thêm từ vựng và phong phú trong ngữ pháp của tiếng
Việt.
+ Trong tiếng Việt cần quan tâm tới nhiều yếu tố trong đó văn hóa và cách ăn
nói lịch sự cần phải được quan tâm hàng đầu để có thể giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Sự trong sáng của tiếng Việt được thể hiện ở những biểu hiện và các
phương diện khác nhau, đó là tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, đó là sự
không lai căng, pha tạp và tính lịch sự, văn hóa của lời nói… Trong những hoạt
15



động sử dụng tiếng Việt có thể áp dụng sáng tạo riêng nhưng vẫn phải tuân theo
quy tắc chung của tiếng Việt, cần tránh những các thể hiện thô tục, kệch cỡm để lời
nói vừa đúng, vừa hay, vừa có văn hóa.
+ Giáo viên Ngữ văn có thể xây dựng thành những đề văn nghị luận xã hội
về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của chính học sinh. Từ đó các em được trình bày
sự hiểu biết và những suy nghĩ của bản thân về việc sử dụng tiếng Việt của chính
mình.
Ví dụ 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta
16


Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất
Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.

Tiếng thao thưc lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
(Trích Tiếng Việt - Lưu Quang Vũ, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1985,
tr.218)
Câu 1. Sự mượt mà và tinh tế của tiếng Việt được thể hiện ở những từ ngữ nào
trong khổ thơ thứ nhất?
Câu 2. Kể tên hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ ba.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy bày tỏ cảm nghĩ của mình về tiếng
Việt.
Ví dụ 2:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thư tiếng đẹp, một thư tiếng hay. Nói

thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thư tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,
thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có
nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khá năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của
người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua
các thời kì lịch sử.
(2)

Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thư tiếng

khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của
quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thư tiếng giàu
chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người

“nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải
17


chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chưng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này
cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo
Thiên Chúa nước ngoài cũng là người rất thạo tiếng Việt), đã có thể nói đến tiếng
Việt như là một thư tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển
trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”.
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sưc sống dân tộc, trong
Tuyến tập Đặng Thai Mai, Tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984).
Câu 1: Chọn ra câu chủ đề của đoạn trích trên? .
Câu 2: Đoạn trích trên được viết bằng phương thức biểu đạt nào? .
Câu 3: Đoạn (2) có những phep liên kết nào? Nêu tác dụng của các phep liên kết
đó trong việc thể hiện nội dung chủ đạo của đoạn văn. .
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, hãy trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc giữ
gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt của bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ví dụ 3:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
"... Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu
tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam
hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sưc làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn
để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đưc và khoa học của châu
Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cư người An
Nam nào vưt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng
giải phóng giống nòi [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, choi từ tiếng mẹ
đẻ đồng nghĩa với từ chổi sự tự do của mình..."
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bưc, Theo
Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
18


Câu 3. Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thể nào đối với vận mệnh của
dân tộc?
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy nêu quan điểm của mình về vai trò của tiếng
nói dân tộc trong bối cảnh hiện nay.+ Phát hiện lỗi sử dụng trong giao tiếp, trong
bài kiểm tra của học sinh, khoanh tròn sửa lỗi đặc biệt những lỗi sai do cố tình sử
dụng sai cách dùng từ như hiện nay. Trừ điểm thành phần bài kiểm tra đối với
trường hợp sai nhiều lần. Giáo viên Văn nên có bảng thống kê bài kiểm tra các lỗi
sai kể cả sai chính tả để xem mức độ thay đổi. Ví dụ:
HỌ VÀ TÊN

SỐ LỖI CHÍNH TẢ, CÁCH DÙNG TỪ…
BÀI SỐ
BÀI SỐ
BÀI SỐ 3
BÀI SỐ 4
1

2

NGUYỄN VĂN A
NGUYỄN VĂN B
+ Giáo viên cũng có thể cho học sinh ren luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
qua việc đưa ra các bài tập yêu cầu học sinh phát hiện, mô tả lỗi và sửa lỗi trong
một số văn bản chưa chuẩn mực.
d. Xây dựng trong nhà trường phong trào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
- Việc giáo dục cần bắt nguồn từ thực tế, từ những câu chuyện, những tình

huống thật xảy ra trong cuộc sống. Thầy cô - những người có ảnh hưởng trực tiếp
đến các bạn trẻ, những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ
của mình cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ.
- Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay
chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh.
- Nhà trường và Đoàn thanh niên cần có những buổi sinh hoạt ngoại khóa
về vấn đề sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tế giảng dạy của tất cả các
giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn.
8. Những thông tin cần được bảo mật
19


Không.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Giáo viên phải nắm chắc những quy tắc sử dụng tiếng Việt; nói và viết
theo chuẩn để làm gương cho học sinh; chú ý quan sát, uốn nắn học sinh trong lời
ăn tiếng nói và cả chữ viết.
- Học sinh phải có ý thức học tập, tu dưỡng, coi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Lớp

Sĩ số

10A6

Số lối vi phạm

Bài viết số 1

Bài viết số 1

Bài viết số 1

Bài viết số 1

37

22

14

11

4

12A2

39

28

17

14

7


12A4

29

19

14

10

6

10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức,
cá nhân
- Các đồng nghiệp trong cơ quan khi đưa sáng kiến trên áp dụng vào thực
tiễn giảng dạy tiếng Việt đều thấy học sinh có những chuyển biến tích cực hơn,
trong bài làm văn, các lỗi dùng từ tiếng Việt giảm đi đáng kể, kết quả học tập môn
Văn được nâng lên.
- Học sinh phát huy được những năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, sử
dụng tiếng Việt trong sáng hơn.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử sáng kiến
STT
1

Tên tổ chức/
cá nhân
Lê Mai Anh

Địa chỉ


Phạm vi/ Lĩnhvực

Trường THPT

áp dụng sáng kiến
Dạy học Ngữ văn

20


2
3

Lê Thị Hiền

Nguyễn Thị Giang
Trường THPT

Dạy học Ngữ văn

Nguyễn Thị Phượng

Nguyễn Thị Giang
Trường THPT

Dạy học Ngữ văn

Nguyễn Thị Giang
Vĩnh Tường, ngày


tháng 02 năm 2019

Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 02 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Tuyết Oanh

Khuất Thị Lý

21



×