Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.9 KB, 17 trang )

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên
a. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hà
- Ngày tháng năm sinh: 14 - 10 – 1991; Giới tính: Nữ
- Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Xuân A
- Chức danh: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.
- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
b. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân – Nguyễn Thị Hà
c. Tên sáng kiến - lĩnh vực áp dụng - mô tả b ản chất c ủa sáng ki ến:
- Tên sáng kiến:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ
chơi trong trường mầm non”
- Lĩnh vực áp dụng:
- Nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
- Đưa ra một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi
trong trường mầm non.
- Mô tả sáng kiến:
+ Về nội dung của sáng kiến:
Tuổi ấu thơ, ai trong chúng ta cũng một lần trải qua cái th ời ch ơi đồ
hàng bằng lá cây, bằng dây cuốn của các loại dây leo. Lấy đất đ ể n ặn thành


nồi, chảo, bát … lấy rơm, dây len hoặc khăn mùi xoa cu ốn l ại thành hình
búp bê… Đối với trẻ nhỏ, đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không th ể
thiếu được trong cuộc sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, n ước uống. Nếu
được lựa chọn đúng, đồ chơi giúp ích cho sự phát tri ển về th ể ch ất, tinh
thần và cảm xúc của trẻ nhỏ. Chúng không chỉ đóng vai trò giải trí mà còn
có vai trò giáo dục quan trọng. Trong mọi thời đại, đ ồ ch ơi ph ản ánh n ền
văn hoá và mang lại cho trẻ em công cụ giúp trẻ liên hệ đ ến th ế gi ới mà
chúng đang sống.


Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non và đồ chơi là ph ương tiện
giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp tr ẻ tiếp
thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn. Vậy làm th ế nào đ ể trẻ
vừa chơi, vừa học, lại vừa sáng tạo là mối quan tâm đặc biệt c ủa các b ậc
phụ huynh và giáo viên mầm non. Đồ ch ơi đóng vai trò quan tr ọng là c ầu
nối giúp trẻ được tham gia các hoạt động vui ch ơi, trẻ đ ược tham gia tìm
hiểu nguyên vật liệu đồ chơi, hình dáng, màu sắc, công dụng, qua đó tr ẻ
hiểu thêm về đời sống, sinh hoạt, môi trường các tri th ức làm quen đến
các hoạt động và các kỹ năng. Đồ chơi trẻ em là một phương tiện, m ột
người bạn không thể thiếu trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ
mầm non, nó giúp cho trẻ hình thành và phát tri ển ngôn ng ữ, nhân cách,
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ..
Trong thực tế, qua nhiều năm đứng lớp dạy trẻ, hàng ngày được tiếp xúc
với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích
được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi mà do cô và
trẻ tự tay làm ra. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong l ớp l ại mang
tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy tr ẻ sẽ
không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động. T ừ nh ững
lý do trên, năm nay tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất


lượng làm đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non” để nghiên cứu. Qua quá
trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp nâng cao ch ất l ượng làm
đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
* Biện pháp 1: Kiểm kê số lượng, tình trạng đồ dùng đồ chơi của
nhóm lớp.
Là một giáo viên mầm non việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ rất thiết th ực
và phục vụ hàng ngày cho trẻ trong các hoạt động ở lớp. Tuy nhiên đ ồ ch ơi
của các cháu ở lớp còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng đủ để phục cho tr ẻ.
Vậy nên ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch kiểm kê, phân loại đồ

dùng đồ chơi của lớp mình.

- Xác định số

lượng đồ dùng đồ chơi còn lại ở lớp. Sắp xếp đ ồ dùng đ ồ ch ơi còn dùng
được, loại bỏ các loại đồ dùng đồ chơi đã cũ hỏng, dễ gây nguy hi ểm v ới
trẻ.
- Xác định số lượng đồ dùng đồ chơi ở từng góc, từng chủ đề
- Xác định số lượng đồ dùng đồ chơi cần làm. Từ đó bi ết đ ược số l ượng,
nhu cầu đồ dùng đồ chơi để làm bổ sung một cách phù h ợp, để tránh tình
trạng chỗ thừa chỗ thiếu.
* Biện pháp 2: Sưu tầm, thu gom phế liệu, nguyên vật liệu để làm đ ồ
dùng đồ chơi
Để có vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi ngoài việc mua các nguyên v ật
liệu có sẵn thì tôi luôn tìm tòi, sưu tầm những nguyên vật phế liệu nh ư các
vỏ hộp bánh đẹp, lạ mắt. Vỏ hộp sữa bột đã uống hết, vỏ s ữa t ươi b ằng
nhựa, vỏ chai nước ngọt, nước giặt, vỏ hộp bánh bằng sắt có các ki ểu
dáng khác nhau; Bìa carton thùng mì tôm, thùng s ữa; Ho ặc sau khi n ấu ăn
những con ngao thì tôi rửa sạch phơi khô giữ lại v ỏ phun s ơn nhi ều màu


sắc… Tôi còn tìm đến những ngôi nhà đang xây dựng thu th ập nh ững viên
đá nhỏ có hình dáng khác nhau, màu sắc hấp dẫn.
Ngoài việc tự mình tìm tòi, sưu tầm trong sinh hoạt hàng ngày thì tôi
còn phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, góc tuyên truy ền
để vận động phụ huynh thu gom các loại phế th ải nh ư chai, lọ nh ựa, v ỏ
ngao, xơ mướp, que kem…những thứ vật dụng phế thải an toàn lạ mắt
mang đến lớp để cô giáo làm nhiều đồ chơi cho trẻ chơi và học tập.
+ Do nhiều phụ huynh bận đi làm không đưa đón con đi h ọc, nên
ngoài việc vận động phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ, góc tuyên

truyền , tôi cũng đã lập một nhóm zalo của các bậc phụ huynh học sinh
trong lớp để ngoài việc trao đổi các hoạt động của lớp thì tôi cũng tuyên
truyền để các bậc phụ huynh thu gom những nguyên vật liệu cần thi ết
cho việc làm đồ dùng đồ chơiphục vụ các hoạt động của lớp.
Vào dịp trung thu vừa rồi tôi đã vận động phụ huynh thu gom nh ững
hộp vỏ hộp bánh trung thu, vỏ hộp bánh kẹo rất đa dạng thông qua các
hoạt động tuyên truyền.
Vào dịp cuối năm tôi vận động phụ huynh cho nh ững t ờ l ịch cũ, sau
đó cắt nhũng hình ảnh đẹp, các chữ số trong tờ lịch đ ể trẻ dán sách tranh
truyện phù hợp chủ đề, hoặc chơi ở góc học tập.
Đối với những phụ huynh làm nghề nông tôi vận động ph ụ huynh
ủng hộ hạt ngô, đỗ, thóc,…để cho trẻ hoạt động ở góc khám phá.
Đối với các phụ huynh bán hàng, tôi nhờ phụ huynh sưu tầm nh ững
bìa carton để làm đồ dùng đồ chơi bền đẹp.
- Những cái đàn từ bìa carton và xốp màu


Với những gia đình làm thợ mộc tôi cũng vận động ph ụ huynh t ận
dụng những miếng gỗ thừa cắt thành các khối vuông, kh ối tròn khối tam
giác để trẻ hoạt động.
Những khối gỗ hình vuông, hình tròn, hình tam giác… và sáng t ạo
của trẻ


- Bên cạnh đó tôi cũng nhắc nhở trẻ cùng cô sưu tầm các nguyên v ật
liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi: Nh ư là khi các con u ống h ết h ộp
sữa bột hay sữa tươicó vỏ nhựa xong thì tráng nước sạch sau đó ph ơi khô,
hoặc sau khi ăn hết hộp bánh có vỏ đẹp thì giữ lại và cất gọn mang đến
cho cô để cùng làm đồ dùng đồ chơi.
Hình ảnh một số hộp bánh trung thu, vỏ sữa thu thập được.




Tôi đã dùng biện pháp này phụ huynh đồng tình ủng h ộ r ất cao và
đạt kết quả. Từ đó nguồn nguyên vật liệu, phế thải tôi thu được là rất đa
dạng, từ học hỏi sáng tạo của mình tôi làm được rất nhiều lo ại đ ồ dùng
đồ chơi đa dạng, hấp dẫn trẻ.
* Biện pháp 3: Tự học, tự nghiên cứu, tham quan các lớp, học hỏi và
tham khảo đồng ngiệp.
Để làm được đồ dùng đồ chơi thì sau khi đã kiểm tra đồ dùng đồ
chơi, tìm ra được nhu cầu đồ dùng đồ chơi còn thiếu của lớp mình. Tôi bắt
đầu tìm hiểu, tự học hỏi, tham khảo các tài liệu h ướng d ẫn làm đ ồ dùng
đồ chơi để làm bổ sung đồ dùng đồ chơi còn thiếu ở lớp mình. Không ch ỉ
tự mình tìm tòi mà tôi còn tham quan các lớp, xem các video h ướng d ẫn t ừ
trang “Sáng tạo 512”, “Khéo tay hay làm”…. T ừ đó vận dụng làm đồ dùng đ ồ
chơi một cách đa dạng, đầy đủ và hấp dẫn trẻ.
Với những đồ dùng đồ chơi khó làm như uốn cây từ thép rất khó
làm, tôi đã nhờ đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp, học h ỏi nhiều lần tôi đã
làm thành công mặc dù chưa được đẹp nhưng tôi tin rằng qua nhiều l ần
làm lại tôi sẽ có kinh nghiệm, khéo léo hơn và sẽ làm đẹp hơn n ữa.
* Biện pháp 4: Thực hiện làm đồ dùng đồ chơi .
Là một giáo viên mầm non thời gian gần như là không có vì v ậy c ần s ắp
xếp thời gian hợp lý giữa hồ sơ sổ sách và việc làm đồ dùng đ ồ ch ơi. Tôi
thường tranh thủ các buổi trưa, buổi tối, thứ 7, chủ nhật để làm đồ dùng
đồ chơi.


Vào những đợt nhà trường phát động các cuộc thi chào m ừng ngày nhà
giáo Việt Nam 20/11… tôi còn huy động người thân và ph ụ huynh cùng
tham gia làm đồ dùng đồ chơi.

Để việc làm đồ dùng đồ chơi đạt hiệu quả cao tôi th ực hiện nh ư sau:
+ Chú trọng làm đồ dùng đồ chơi theo từng chủ điểm, đồng đều ở các góc.
Đồ dùng đồ chơi mới luôn thu hút lôi cuốn được sự tập trung c ủa
trẻ. Để đáp ứng với nhu cầu chơi của trẻ thì đồ dùng, đồ chơi phải phong
phú, đa dạng phục vụ cho từng cho từng góc ch ơi. Ngoài việc làm đ ồ dùng
phục vụ cho hoạt động học hàng ngày, tôi còn áp d ụng làm đ ồ ch ơi ph ục
vụ cho hoạt động góc sinh động thu hút trẻ chơi trong từng chủ đề. Tôi
không đưa tất cả đồ dùng đồ chơi ra cùng m ột lúc, mà tôi đ ưa ra các đ ồ
dùng đồ chơi cần phù hợp với chủ đề. Cứ mỗi ch ủ đề tôi l ại làm m ột b ộ
đồ chơi khác, mới lạ để trẻ không nhàm chán mà lại thích thú khám phá.
Những ngôi nhà từ vỏ chai nước rửa bát, vỏ hộp bánh và bìa thùng
bánh.


Ngôi nhà một tầng làm từ bìa carton và vỏ chai nước rửa bát, ngôi nhà hai
tầng, ba tầng được làm từ hộp bánh trung thu và bìa carton. V ới ba mái nhà
ba màu đỏ vàng xanh để trẻ nhận biết màu; nhận biết các ki ểu nhà trong
chủ đề gia đình; sử dụng cho trẻ chơi ở hoạt động góc; sử dụng cho trẻ
chơi trò chơi “Về đúng nhà”…
Vòng xuyến được làm từ bìa carton và xốp màu(chủ đ ề Phương tiện
giao thông).


Các loại hoa củ quả khâu bằng xốp dạ, nhồi bông
Trẻ chơi ở góc phân vai và chủ đề thế giới thực vật.


Các loại cây ăn quả, rau củ, thảm hoa, thảm cỏ làm t ừ x ốp màu .(Ngoài
tận dụng phế liệu thì tôi cũng mua nguyên vật liệu để làm thêm phong
phú)



- Những đôi dép làm từ những tấm xốp hỏng.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi và vận động
hội phụ huynh tham gia làm đồ dùng, đồ chơi.
Bản thân tôi luôn chia sẻ, tuyên truyền với các bậc phụ huynh v ề
tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi, đồ chơi có ý nghĩa quan tr ọng đ ối
với việc giáo dục và phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Bên c ạnh đó tôi
cũng chia sẻ những khó khăn của mình trong việc làm đ ồ dùng đ ồ ch ơi và


nhận được rất nhiều sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình của ph ụ phụ huynh.
Phụ huynh lớp tôi không chỉ ủng hộ đồ chơi cho lớp mà còn cùng giáo viên
làm đồ dùng đồ chơi tại lớp cũng như về nhà .
+Hướng dẫn trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô.
Trong hoạt động vui chơi tự do, tôi đã h ướng dẫn trẻ làm m ột số đ ồ ch ơi
đơn giản. Hoặc giúp cô làm những công đoạn đ ơn gi ản nh ư: Khi cô khâu
xong vỏ của quả xoài trẻ giúp cô nhồi bông vào trong , trẻ cắt nhỏ giấy vụn
để cuốn nem, làm những đĩa nộm nhiều màu sắc cùng cô,… Trẻ rất hứng thú
khi được tham gia làm đồ chơi với các nguyên v ật li ệu gi ấy v ụn, các phụ,
phế phẩm từ gia đình đang sẵn có và có rất nhiều để cho các cháu có th ể
sử dụng tái tạo làm đồ chơi cho chính mình. Khi món đồ ch ơi do t ự tay
mình làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quí và h ứng thú h ơn r ất nhi ều so
với các đồ chơi mua sẵn.Đây cũng là một hình th ức d ạy cho tr ẻ bi ết yêu
quí sức lao động ngay khi còn bé. Do vậy việc dạy cho trẻ t ự làm đ ồ ch ơi là
việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non. Giúp trẻ phát tri ển
trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng t ạo, đ ồng th ời ph ải
phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Mu ốn làm
được điều này, giáo viên cần phải định hướng tr ước một số nguyên v ật

liệu cần thiết.
Tùy vào từng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của trẻ mà qui đ ịnh th ời gian
thực hiện ngắn hay dài.
+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho cô và trẻ tại các tr ường m ầm
non, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để làm tại gia đình.


- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các n ội dung
sau:


Lợi ích về kinh tế

- Khi tự làm được đồ dùng đồ chơi sẽ tiết kiệm h ơn nhiều so v ới mua s ẵn.
Ví dụ: Khi mua một cây dàn đồ chơi bằng xốp bán sẵn giá là 40.000 đ ồng
thì tôi tự làm bằng bìa carton và xốp mỏng thì chỉ mất 15.000 đ ồng.
- Đồ dùng đồ chơi tự làm chắc chắn, bền và đẹp hơn dùng được cho nhiều
năm cũng sẽ tiết kiệm hơn.
- Khi tận dụng nguồn phế liệu giảm được chi phí mua nguyên vật liệu mà
đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng.


Lợi ích về môi trường

- Thu gom phế liệu góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, b ảo v ệ
sức khỏe con người.



Đối với giáo viên

- Những loại đồ dùng đồ chơi đa dạng, dễ làm, nguyên v ật li ệu dễ tìm, phù
hợp sử dụng trong các tiết học, các hoạt động của trẻ. Đồ dùng đồ ch ơi
hấp dẫn, sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ học bài.
- Tăng khả năng tự làm đồ dùng đồ chơi dạy học cho giáo viên. B ổ sung
nguồn đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động.
- Giảm chi phí mua đồ dùng đồ chơi cho giáo viên.
- Giúp giáo viên khéo léo hơn, sáng tạo hơn.


Đối với trẻ


- Qua quá trình làm đồ dùng đồ chơi giúp trẻ nâng cao hơn về kỹ năng c ắt,
dán, chắp ghép và biết lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp. T ừ đó tự làm ra
những đồ chơi có ý nghĩa, tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện các ý t ưởng và
cảm xúc của bản thân đồng thời góp phần to lớn trong phát tri ển toàn
diện cho trẻ:
- Thông qua quá trình trẻ mầm non tự tạo đồ dùng đ ồ ch ơi cô giáo
có thể nắm bắt được tính độc lập sáng tạo của trẻ.
- Giáo dục cho trẻ tính tiết kiệm, yêu quí sức lao động, ý th ức bảo v ệ
môi trường.
+ Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): không
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ;
+ Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Các trang thiết bị cần thiết: Kéo, súng bắn keo, keo nến, keo,….
- Các loại phế liệu khác nhau, giấy bìa, giấy nhăn, giấy màu các lo ại.
+ Điều kiện về giáo viên:
- Giáo viên mầm non: Yêu nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo.

+ Điều kiện về trẻ:
- Trẻ trong các trường mầm non.
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối t ượng, c ơ quan,
tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp d ụng sáng ki ến
lần đầu (nếu có): Giáo viên mầm non.
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đ ơn là trung


thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác
và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đ ơn
Phú Xuân, ngày 10 tháng 12 năm 2018
Người viết đơn

Nguyễn Thị Hà



×