Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.29 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo
dục trong trường mầm non
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả:
Họ và tên: Cao Thị Dực

Nữ

Ngày tháng năm sinh: 15/3/1965
Trình độ chuyên môn: Đại học Mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng - trường Mầm non Thái Học.
Điện thoại: 01695580122
4. Đồng tác giả:
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường Mầm non Thái Học – Khu dân cư Ninh chấp 6 - Phường Thái
Học - Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3586408
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường Mầm non Thái Học – Khu dân cư Ninh chấp 6 - Phường Thái
Học - Thị xã Chí Linh – Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0320.3586408
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng
- Phối kết hợp với lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, hội cha
mẹ phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên trong nhà trường
- Người cán bộ quản lý phải nhiệt tình, năng động, có trình độ năng lực,
có niềm tin với quần chúng nhân dân
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 8/2014 đến tháng 2/2015
TÁC GIẢ


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG

( Ký ghi rõ họ tên)

SÁNG KIẾN

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục trong trường
mầm non
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục đã đem lại những hiệu quả thiết thực, nhiều nhà trường đã huy động
được cộng đồng tham gia vào giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do
dân và vì dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
mầm non còn nhiều bất cập. Thể hiện, có nơi công tác xã hội hoá giáo dục mầm
non chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất, Nhà nước
khoán cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại thụ động trông chờ
vào sự bao cấp chủ yếu của Nhà nước. Một số địa phương thực hiện vấn đề này
còn mờ nhạt. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội chưa được thường
xuyên. Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về công tác xã
hội hóa giáo dục, chưa mạnh dạn làm công tác xã hội hóa giáo dục,
Từ những lý do trên, Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội
hóa giáo dục ở trường Mầm non, tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn
bè đồng nghiệp và lựa chọn thực thi đề tài : Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả xã hội hoá giáo dục trong trường mầm non
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng. Phối kết hợp với lãnh đạo địa phương,

các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên trong
nhà trường
- Người cán bộ quản lý phải có trình độ năng lực, uy tín với lãnh đạo với
nhân dân
- Đề tài nghiên cứu thời điểm tháng 8/2014 đến tháng 2/2015 trong phạm
vi tại trường mầm non do tôi phụ trách.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong nội dung sáng kiến của mình, tôi đã chỉ ra được thực trạng của tồn
tại, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất 4 biện pháp sau:
2


Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục
Biện pháp 2: làm tốt công tác tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa
giáo dục.
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non.
Biện pháp thứ 4: Nâng cao nhận thức trong nhân dân về công tác xã hội hóa giáo dục.
4. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
- Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo. bằng
những việc làm cụ thể, thiết thực nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ngành học
cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ, tạo điều kiện tin tưởng cho các bậc phụ huynh và cộng đồng vào chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường, tuyên truyền sâu rộng về
ngành học.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Các biện pháp đề ra có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở tất cả
các trường Mầm non trong thị xã tùy từng điều kiện nhà trường tùy khả năng
kinh tế của địa phương, công tác tuyên truyền vận động của ban giám hiệu, giáo
viên trong nhà trường mà mức độ áp dụng cho phù hợp.
* Ích lợi của sáng kiến:

Thực hiện đề tài: ” Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo
dục trong trường mầm non”. Nhằm mục đích giúp cho mọi người trong xã hội
nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, cũng như sự
cần thiết của xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay, một việc làm quan
trọng để phát huy sức mạnh các nguồn lực của xã hội đối với giáo dục nói chung
và đối với trường mầm non nói riêng, phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất trong
nhân dân. Huy động toàn xã hội quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục trong nhà
trường. Tạo điều kiện cho nhà trường huy động được nhiều nhân lực, vật lực đầu
tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5. Đề xuất, kiến nghị:
3


- Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa về cơ
sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt ưu tiên nhiều hơn cho các trường
còn khó khăn về tài chính,
- Đối với ngành học Mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô
cùng quan trọng bởi vậy hiện nay đội ngũ cô nuôi chưa được quan tâm về chế độ
đề nghị với các cấp có thẩm quyền quan tâm đến chế độ cho đội ngũ cô nuôi để
các cô yên tâm phục vụ các cháu được tốt.
- Ngành giáo dục cần quan tâm, tham mưu với cấp trên hỗ trợ kinh phí
cho các trường mầm non xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, hỗ trợ kinh phí
mua sắm trang thiết bị đồ dùng cho các nhóm lớp đáp ứng với yêu cầu giáo dục
hiện nay, góp phần thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Xã hội hóa giáo dục được hiểu là sự huy động toàn xã hội tham gia làm
giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc
dân dưới sự lãnh đaọ của Đảng và quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, xã hội hóa
giáo dục còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển
giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân
và vì dân.
Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng Giáo dục Mầm non. Thủ tướng
Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 2015” với quan điểm chỉ đạo là: “... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận
lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát
triển giáo dục mầm non”.
Có thể nói rằng xã hội hóa công tác giáo dục là một tư tưởng giáo dục
lớn của thời đại. Trong hệ thống tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh
thì xã hội hóa công tác giáo dục là một trong những tư tưởng giáo dục cốt lõi
của Người. Vậy công tác xã hội hóa giáo dục được Đảng và nhà nước ta đặc biệt
coi trọng, đây là nhiệm vụ không của riêng những người làm công tác giáo dục
mà giáo dục là của mọi người trong cộng đồng Việt Nam.
Thực tế cho thấy, ở nơi nào thực hiện xã hội hóa giáo dục tốt thì ở đó sự
nghiệp giáo dục phát triển. Một trong 5 tiêu chuẩn cần đạt của trường chuẩn
quốc gia hiện nay là thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trong khi nguồn
lực của nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp và gặp không ít những
khó khăn. thấm nhuần lời dạy của Bác "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, Khó
vạn lần dân liệu cũng xong" cho thấy công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm
rất quan trọng và cần thiết.
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới đất nước, việc thực hiện công tác xã
hội hóa giáo dục đã đem lại những hiệu quả thiết thực, nhiều nhà trường đã huy
động được cộng đồng tham gia vào giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của
5



dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục mầm non còn nhiều bất cập. Thể hiện, có nơi công tác xã hội hoá giáo
dục mầm non chỉ đơn thuần về mặt huy động tài chính, huy động cơ sở vật chất,
Nhà nước khoán cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại thụ động
trông chờ vào sự bao cấp chủ yếu của Nhà nước. Một số địa phương thực hiện
vấn đề này còn mờ nhạt. Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội chưa
được thường xuyên, địa phương chưa thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Phó mặc việc giáo dục cho các nhà trường. Một số cán bộ quản lý, giáo viên
chưa nhận thức sâu sắc về công tác xã hội hóa giáo dục, chưa mạnh dạn làm
công tác xã hội hóa giáo dục, còn trông chờ vào địa phương và kinh phí của nhà
nước. Thậm chí có trường nhà nước đã đầu tư xây dựng kiên cố trường học
nhưng ban giám hiệu nhà trường chưa chú ý đến việc huy động nguồn lực để tu
sửa cơ sở vật chất. quy hoạch sân vườn, trồng hoa cây cảnh trong trường, chưa
nói đến việc huy động để mua sắm trang thiết bị hiện đại. Công tác tuyên truyền
phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về giáo
dục mầm non chưa sâu rộng.
Vẫn còn một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
giáo dục mầm non. Chưa thực sự quan tâm phối hợp với nhà trường trong công
tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
toàn diện và sự phát triển của nhà trường.Vì vậy, làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục mầm non là việc làm rất quan trọng và cần thiết
Từ những lý do trên, Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội
hóa giáo dục mầm non tôi đã tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng
nghiệp và lựa chọn thực thi đề tài : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội
hoá giáo dục trong trường mầm non .
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội lần
thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Chăm lo phát triển giáo dục mầm non thực hiện
“Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non
6



là một quy luật và khâu then chốt để thực hiện “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”, thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 là: “Xây dựng hoàn
chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến
kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”.
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,chuẩn bị
cho trẻ vào lớp một. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lý,
năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù
hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền
tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Để
thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, thì các
nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng phải không ngừng nâng cao
chất lượng giáo dục. Xã hội hóa giáo dục mầm non là một trong những nhân tố
hàng đầu để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu huy
động tối đa trẻ đến trường, góp phần thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi.
3. Thực trạng của vấn đề thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục:
* Thuận lợi:
Trong nhiều năm qua, đa số các nhà trường đã có nhiều đổi mới trong
công tác xã hội hóa giáo dục. Ngành giáo dục và đào tạo phường tôi công tác
tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng cả về số lượng và chất lượng. Những
thành tích đạt được của ngành giáo dục và Đào tạo đã từng bước khẳng định vị
thế của mình. Nhiều dự án đầu tư cho giáo dục đã làm cho cảnh quan sư phạm
của một số trường từ Mầm non đến trung học cơ sở ngày càng khang trang. Bên
cạnh sự đầu tư của nhà nước nhiều trường còn nhận được sự tài trợ của các tổ
chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, nhiều nhà hảo tâm đã hiến tặng
cả vật lực, tài lực cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Sự hỗ trợ đó đã góp
phần tích cực, có hiệu quả vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết

bị dạy học đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phong trào thi đua:" Xây
7


dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" làm thay đổi diện mạo của nhà
trường, toàn thị xã hiện nay đã có 11 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia.
Trường mầm non do tôi phụ trách là một trường đã được công nhận
trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia nhiều năm. Hiện nay việc phấn đấu xây
dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia đã khó việc duy trì gữi vừng danh
hiệu càng khó hơn. Bởi nhà trường xây dựng nhiều năm về cơ sở vật chất ngày
một xuống cấp, vậy muốn có kinh phí thì việc xã hội hóa giáo dục là vô cùng
cần thiết. Trong nhiệu năm nay trường Mầm non chúng tội luôn được phòng
giáo dục đánh giá cao về công tác xã hội hóa giáo dục.
* Khó khăn:
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà
trường còn có những hạn chế: Ban giám hiệu nhà trường còn lúng túng trong
việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục, công tác tham
mưu với chính quyền địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non hiệu
quả chưa cao. Công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước về giáo dục mầm non chưa được sâu rộng tới các
lực lượng phụ huynh. Một số phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng
của mục tiêu giáo dục mầm non, chưa quan tâm nhiều đến việc ủng hộ kinh phí
xây dựng cơ sở vật chất, chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm
chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Để khắc phục những hạn chế về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
trong nhà trường, là một hiệu trưởng phụ trách phong trào giáo dục mầm non
của một Phường miền núi, tôi luôn suy nghĩ mình phải làm gì? và làm như thế
nào? để huy động được mọi người trong cộng đồng cùng quan tâm, ủng hộ nhà
trường, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. từ đó, tôi
đã đi sâu nghiên cứu tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của ban bè đồng nghiệp để

tìm ra các giải pháp tốt nhất thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. Tôi đã áp
dụng và thành công xin được trình bày cùng các bạn đồng nghiệp tham khảo.
* Điều tra thực trạng
8


Việc điều tra thực trạng là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho việc
nghiên cứu. Điều tra thực trạng sẽ giúp chúng ta thấy được những ưu điểm và
tồn tại của những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó giúp người
nghiên cứu định hướng được những vấn đề ta cần làm để có biện pháp cụ thể
phù hợp với thực tế, thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy để thực thi đề tài này
tôi đã tiến hành điều tra thực trạng về một số vấn đề sau:
* Kết quả thực hiện kế hoạch giao :
Năm học

Kế hoạch giao
Số trẻ

Thực hiện

Lớp

Số trẻ

Lớp

2012 - 2013
257
8
260

* Kết quả khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi :
T/s
trẻ 5

Năm học

2012-2013

T/s
trẻ

67

Đạt
tỷ lệ

67

100

Tốt

Tỷ
lệ

Khá

22

32,8


37

8

0

Xếp loại
Đạt
Tỷ lệ yêu
cầu
55,2

8

0

Tỷ
lệ

Không
đạt yêu
cầu

Tỷ lệ

12,0

0


0

* Khảo sát trẻ ăn bán trú và chất lượng giáo dục:
Năm học

2012-2013

Tổng Tổng
số
số

260

260

Tỷ
lệ

Theo dõi chất lượng giáo dục
Tỷ lệ bé
chăm

Tỷ lệ bé
ngoan

Tỷ lệ bé
ngoan toàn
diện

96,3


92,4

83,2

100

* Khảo sát chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng:
Cân nặng
Kênh BT

2012-2013

260
T/s trẻ

Số
260
trẻ

Số
trẻ

100

Tỷ
lệ

253 97,3


Chiều cao

Kênh dưới
-2
Số
Tỷ
trẻ
lệ

7

2,7

Kênh dưới
-2
Số
Tỷ
trẻ
lệ

Kênh BT
Số
trẻ

Tỷ
lệ

251 96,5

9


* Khảo sát thực trạng kết quả huy động nguồn vốn:
Năm học

Tổng kinh
phí huy
động

Kinh phí
địa
phương

Kinh phí
phụ
huynh
9

Đoàn thể
và các tổ
chức xã

Cá nhân

3,5


hội
2012-2013

52.143.000


45.643.000

3.000.000

3.500.000

* Nhìn vào bảng trên ta thấy công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường
đã có chiều hướng phát triển, hiệu quả huy động nguồn vốn chưa cao. Chất
lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chỉ đạt ở mức độ đảm bảo chỉ tiêu giao.
4. Các biện pháp thực hiện:
4.1: Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục:
Việc xây dựng kế hoạch là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với
người cán bộ quản lý. Có đầu tư xây dựng kế hoạch giúp ta làm việc theo kế
hoạch. Có làm việc theo kế hoạch thì công việc mới có tiến chuyển, kết quả mới
cao. Song kế hoạch phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, kế hoạch
phải mang tính chiến lược lâu dài. Nhận thức được vấn đề này tôi đã đi sâu
nghiên cứu và căn cứ vào kết quả khảo sát cơ sở vật chất của từng năm và tình
hình thực tế, khả năng của địa phương từng cơ sở và căn cứ vào số lượng trẻ ở
từng khu để xây dựng kế hoạch.
VD: Xây dựng kế hoạch tu sửa đường điện, tu sửa công trình vệ sinh ở khu
A(từ 4 khu dân cư sát nhập về Mầm non A) gồm 4 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ
với 146 cháu. Mua đồ chơi ngoài trời ở khu B( từ 3 khu dân cư sát nhập về khu
Mầm non B) gồm 3 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ với 130 cháu với cách làm như sau:
Do trường mầm non chúng tôi đã xâ dựng lâu năm nên toàn bộ hệ thống
đường điện đã bị xuống cấp không đảm bảo về ánh sáng cũng như an toàn trong
khi sử dụng điện, về công trình vệ sinh: Sử dụng lâu năm các thiết bị đều bị hư
hỏng, ách tắc... một số công trình chưa đảm bảo theo tiêu chí trường mầm non
đạt chuẩn Quốc gia theo quy chế mới. Đồ chơi ngoài trời khu Mầm non B còn ít
chưa đảm bảo cho trẻ vui chơi

Tôi cùng các đồng chí trong ban giám hiệu căn cứ vào việc khảo sát thực
tế cơ sở vật chất của nhà trường trong đầu năm học;

10


Tổng kinh phí đầu tư tu sửa cho khu Mầm non A là: Thay thế sửa chữa
đường điện, các thiết bị hệ thồng điện các phòng nhóm tổng cộng: 20.000.000
đồng, tu sửa hệ thống nhà vệ sinh của 5 nhóm, lớp là: 45.000.000 đồng. Đầu tư
mua bổ sung đồ chơi ngoài trời khu Mầm non B là: 35.000.000 đồng. Mua sắm
trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi; quạt trần, gương, tủ đồ chơi, đồ dùng vệ sinh: 35
triệu đồng. Tổng kinh phí đầu tư cho mua sắm, tu sửa cho toàn trường là:
135.000.000 đồng. nguồn kinh phí đề nghị với Phường đầu tư là 70.000.000
đồng còn lại huy động nhân dân đóng góp là 65.000.000 đồng
- Kế hoạch được Cấp ủy chi bộ, Hội đồng trường nhất trí sau đó thông qua
hội đồng sư phạm nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh cùng góp ý xây
dựng, đi đến thống nhất và lập tờ trình đề nghị với các đồng chí lãnh đạo phòng
giáo dục xem xét, tư vấn giúp đỡ, phê duyệt sau đó tôi đem trình lên Đảng ủy,
hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân phường phê duyệt và lên kế hoạch mua
sắm tu sửa. Kế hoạch đã được các đồng chí lãnh đạo nhất trí và có chủ trương đề
nghị cụ thể triển khai xuống các cơ sở, về phía nhà trường tôi triển khai tới các
nhóm,lớp họp phụ huynh học sinh đầu năm học thông qua dự kiến kế hoạch.
Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
4.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu, đẩy mạnh công tác xã
hội hóa giáo dục.
Kế hoạch đã lập xong được các cấp phê duyệt nhưng để có kinh phí mua
sắm tu sửa cơ sở vật chất thì việc làm đầu tiên là phải làm tốt công tác tham mưu
bởi có tham mưu tốt thì mọi người mới hiểu được tác dụng của công tác xã hội
hóa giáo dục có ích lợi như thế nào đối với công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo
dục trẻ mầm non hiện nay. Là người hiệu trưởng tôi đã tìm ra nhiều hình thức

tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu được: Thông qua các buổi họp giao
ban bí thư chi bộ, các cuộc họp của Ủy ban nhân dân phường, thông qua các
cuộc họp huynh, gặp gỡ các nhà doanh nghiệp đóng quân trên địa bàn, các nhà

11


hảo tâm.... tôi trình bầy nội dung kế hoạch bằng những việc làm cụ thể của nhà
trường.
Mặt khác ban giám hiệu chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt quy chế chuyên môn,
thường xuyên tổ chức các hội thi, các buổi giao lưu để mọi người thấy được các
cháu đến trường Mầm non được vui chơi, học hành như thế nảo. Từ đó gây được
niềm tin với phụ huynh học sinh.
Được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo phòng giáo dục, các đồng chí
lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các đồng chí trưởng, phó các khu dân
cư, Bí thư chi bộ cơ sở, và toàn thể nhân dân các khu dân cư đặc biệt là phụ
huynh học sinh đã nhiệt tình ủng hộ. Kế hoạch tu sửa và mua sắm các trang
thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, quy hoạch sân trường. Đồng thời Ủy ban nhân dân đã
phối kết hợp với nhà trường, ban đại diện phụ huynh học sinh đã bầu ra ban xây
dựng và ban thanh tra giám sát công trình. Các khoản thu chi xây dựng đều được
tập thể lãnh đạo bàn bạc thống nhất và công khai trước Hội nghị của các cấp
thực hiện tốt “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”. Do vậy việc huy
động kinh phí từ nhân dân đạt kết quả tốt. Sau hơn hai tháng toàn bộ đường
điện, công trình vệ sinh khu Mầm non A đã được hoàn thiện. Song khung cảnh
bên ngoài còn bừa bộn sân vườn quy hoạch chưa hợp lý, tôi đã huy động toàn
bộ chị em giáo viên trong nhà trường kết hợp với phụ huynh học sinh, hội phụ
nữ phường… để quyét dọn, trồng hoa, cây cảnh ,vườn trường trồng các loại cây
có giá trị dinh dưỡng cao như: rau ngót, rau rền, xu hào bắp cải..., kết hợp trồng
cây bóng mát trong sân trường như: cây bàng, cây phượng, cây nhãn. “ Tấc đất
- Tấc vàng” tôi nghiên cứu chỉ đạo chị em giáo viên trồng những cây vừa đẹp lại

vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Tôi phát động phong trào “ Trồng một cây, nuôi
một con”, nhiều phụ huynh ủng hộ trường trồng nhiều loại cây hoa tạo cảnh
quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Phụ huỵnh học sinh đã ủng hộ nguồn kinh
phí là 35 triệu đồng để mua sắm cho các cháu đồ chơi ngoài trời cho khu mầm
non B. Và mua sắm trang thiết bị đồ dùng bổ sung theo đúng kế hoạch đã xây dựng.
Đến nay toàn bộ hệ thống đường điện, công trình vệ sinh, đổ chơi ngoài trời
và khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch, sửa chữa thay thế hoàn chỉnh
12


Nhà trường đã mời các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền, các ban ngành
Đoàn thể, các đồng chí lãnh đạo các cơ sở, ban đại dieenjphuj huynh học sinh về
tham quan quang cảnh trường. Thấy được sự quan tâm của các đồng chí lãnh
đạo cơ sở đối với giáo dục Mầm non của phường nhà, Trường đã trở thành địa
chỉ tin cậy của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương.
4.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường
mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng. Chất lượng nuôi
dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển
tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì
vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Để có được lòng tin đối với Đảng, lòng tin đối với nhân dân, đặc biệt là sự
tín nhiệm của phụ huynh học sinh thì không những chỉ thể hiện bằng lời nói mà
phải bằng những việc làm có kết quả cụ thể. Từ đó họ sẽ quan tâm đầu tư nhiều
hơn, dân sẽ tự nguyện đóng góp, ủng hộ không ngần ngại, không đắn đo. Phụ
huynh học sinh họ sẽ tin tưởng gửi con em tới trường, sẵn sàng đóng góp mọi
khoản kinh phí ủng hộ nhà trường xây dựng phòng học, mua sắm trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi...
Nhận thức rõ vấn đề này, tôi đã chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tôi cùng với đội ngũ cốt cán của trường

từ tổ trưởng chuyên môn đến ban giám hiệu chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt
chương trình giáo dục mầm non. Thường xuyên thăm lớp, dự giờ, kiểm tra đột
xuất để giúp giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động,
đảm bảo cân đối giữa hoạt động học với hoạt động vui chơi của trẻ, sáng tạo
trong tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm, biết cách kết hợp các nội dung phù hợp với
từng chủ đề, từng lĩnh vực hoạt động, Đồng thời hướng dẫn giáo viên tích cực
ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, để không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho trẻ thông qua các môn học và hoạt động. Tổ chức
13


nuôi dưỡng các cháu tốt, đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất đủ lượng, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm và chỉ đạo toàn trường thực hiện tốt khâu vệ sinh chăm sóc,
vệ sinh môi trường tạo cảnh quan nhà trường ngày càng xanh sạch đẹp. Kết hợp
với trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho các cháu 2 lần/năm để biết cách
phòng chống các bệnh trẻ em, kịp thời phát hiện các bệnh nguy cơ đối với trẻ.
Cùng với trạm y tế vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ môi trường cho trẻ.
Từ những việc làm thực tế của tôi và các cô giáo trong trường đã làm cho
các bậc cha mẹ của các cháu và các đồng chí lãnh đạo địa phương càng nhận
thức sâu sắc hơn về vị trí, và tầm quan trọng của bậc học mầm non, hiểu được
công việc làm của các cô giáo. Họ rất thông cảm với nỗi vất vả, nhọc nhằn của
các cô giáo Mầm non và cũng từ đó trường chúng tôi đã tạo được niềm tin đối
với Đảng, tạo được niềm tin đối với nhân dân, còn phụ huynh học sinh thì rất
phấn khởi, tin tưởng các cô và yên tâm gửi con đến trường, sẵn sàng đóng góp
mọi khoản kinh phí ủng hộ việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
4.4. Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức trong xã hội về công tác xã hội
hóa giáo dục:
Trước hết là quán triệt mục tiêu, xây dựng kế hoạch, Nghị quyết thống
nhất từ cấp ủy Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường, đồng thời tham mưu tích cực

với Đảng, chính quyền địa phương về công tác giáo dục mầm non, có đầy đủ kế
hoạch, nội dung tham mưu đã được chuẩn bị trước và ý kiến xác đáng trong
công tác tham mưu.
Để làm tốt vấn đề này, tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu tích
cực tuyên truyền về chủ trương công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Với hình
thức: thông qua các cuộc họp, giao ban với thường trực Đảng ủy, Uỷ ban nhân
dân xã, thông qua hội nghị, các kì họp hội đồng nhân dân, các ban ngành đoàn thể.
Mặt khác nhà trường đã thành lập ban tuyên truyền kết hợp ban văn hóa
phường thường xuyên viết bài tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
địa phương với công tác giáo dục mầm non thông qua hệ thống loa truyền thanh
của xã. Với mục đích huy động các nguồn lực, các hoạt động tham gia vào quá
trình giáo dục mầm non bằng cách vận động tuyên truyền để làm cho mỗi người
14


đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục. Vì vậy
mỗi ban ngành, mỗi đoàn thể và mỗi tổ chức xã hội, mỗi người dân trong cộng
đồng phải thấy được nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng phát triển sự
nghiệp giáo dục ở địa phương.
Mặt khác tôi tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng để có sự đổi mới về
công tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó các cấp ủy Đảng tập hợp các ngành, các lực
lượng xã hội vào công việc chung, cùng xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục,
ra các nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, không phó mặc công tác giáo
dục cho nhà trường, cho xã hội, cho cộng đồng. Kết hợp triển khai thực hiện
phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
* Kết quả: Từ cách làm trên, Các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng các
ban ngành, đoàn thể, gia đình và nhân dân địa phương đã có những hiểu biết về
mục tiêu giáo dục mầm non, từ đó nhận thức được trách nhiệm của mình với sự
nghiệp giáo dục. Kể từ đó quan tâm đến giáo dục nhiều hơn thể hiện tập trung
nhiều kinh phí đầu tư cho nhà trường, đồng thời thường xuyên quan tâm đến đội

ngũ giáo viên vào các ngành lễ, tết, động viên khen thưởng kịp thời đối với
những giáo viên đạt thành tích cao trong công tác.
5. Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền và nhân
dân địa phương, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi cùng tập thể giáo viên trong
nhà trường đã tích cực tham mưu đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, trường
mầm non chúng tôi đã có nhiều khởi sắc mới.
Nhà trường tích cực tham mưu có hiệu quả: Địa phương, các ban nghành
đoàn thể và nhân dân quan tâm ủng hộ tu sửa cơ sở vật chất, xây dựng, mua sắm
bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi. Kết quả ủng hộ trên 135.000.000 đồng
Từ một trường khi xây dựng trường chuẩn Quốc gia vẫn còn nhiều điểm lẻ, đến
nay đã quy hoạch về 2 khu
- Trường có 9 phòng học và 4 phòng chức năng đều được xây dựng khang
trang, nằm tập trung ở khu trung tâm của phường, đều có cổng biển trường
đúng quy định điều lệ trường Mầm non.
15


* Trong những năm qua, trường mầm non chúng tôi đã đạt được một số
kết quả thể hiện qua qua bảng so sánh đối chứng sau:
5.1. Kết quả thực hiện kế hoạch giao trong các năm học

Năm học

Kế hoạch giao

2012 - 2013
2013 - 2014
Tháng
2/2015


Thực hiện

Số trẻ

Lớp

Số trẻ

Lớp

257
260

8
8

260
265

8
8

3
5

265

8


275

8

10

5. 2. Kết quả chất lượng trẻ 5 tuổi trong 3 năm học

Năm học

T/s
trẻ

T/s
trẻ

Đạt
tỷ

Xếp loại
Tốt

2012 - 2013
2013 - 2014

Tháng
2/2015

67
75


67
75

100
100

22
37

Không
Đạt
Tỷ
Tỷ
đạt
Khá Tỷ lệ yêu
yêu
lệ
lệ
cầu
cầu
32,8 37
55,2
8 12,0
0
0
49,3 38
50,7
0
0

0
0

Tỷ
lệ

87

5.3. Kết quả trẻ ăn bán trú và chất lượng giáo dục.
Năm học

Tổng
số trẻ

Tổng
số trẻ

Tỷ lệ

Theo dõi chất lượng giáo dục
Tỷ lệ bé Tỷ lệ bé
chăm
ngoan

2012 - 2013
2013 - 2014

260
265


260
265

100
100

96,3
97,4
16

92,4
93,1

Tỷ lệ bé
ngoan
toàn diện
83,2
85,1


Tháng
2/2015

275

275

100

98,4


93.5

86.3

5.4. Kết quả chất lượng chăm sóc các năm học

2012 - 2013
2013 - 2014

Năm học
Tháng
2/2015

Số
T/s
trẻ 260
trẻ
260
100
ra
được
265
265 Đạt
100
nhóm theo tỷ lệ
275
275
lớp
dõi 100

SK

Cân nặng
Kênh
Kênh BT
dưới -2
Số Tỷ Số Tỷ
trẻ
lệ trẻ lệ
252 96,9 8
3,1
257 97,1 8
2,9

Chiều cao
Kênh dưới
Kênh BT
-2
Số Tỷ
Số
Tỷ
trẻ
lệ
trẻ
lệ
248 95,4 12
4,6
254 96,0 11
4,0


270 98,2

269 97,8

5

1,8

6

2,2

5.5. Kết quả huy động nguồn vốn từ công tác xã hội hóa giáo dục trong
các năm.

Năm học

Tổng kinh
phí huy
động

2012 - 2013
2013 - 2014
Tháng 2/2015
Tổng cộng

52.143.000
89.100.000
135.500.000
276.743.000


Kinh phí
địa
phương
30.000.000
70.000.000
100.000.000

Kinh phí phụ
huynh

Đoàn thể và
các tổ chức
xã hội

Cá nhân

45.643.000
51.000.000
55.500.000
152.143.000.000

3.000.000
4.000.000
5.000.000
12.000.000

3.500.000
4.100.000
5.000.000

12.600.000

6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Qua thực thi đề tài “ Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục
trong trường mầm non” tôi nhận thấy rằng:
Đặc thù của trường mầm non mang tính chất xã hội hóa cao. Trường mầm
non muốn tồn tại và không ngừng phát triển thì trước hết người cán bộ quản lý
và giáo viên phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền và phát huy
hết sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
Muốn vậy nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng
trong nhân dân. Để giúp mọi người dân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, tầm
quan trọng và mục tiêu đào tạo của bậc học mầm non.

17


- Người hiệu trường phải biết xây dựng kế hoạch. Kế hoạch phải gồm cả kế
hoạch ngắn hạn, và dài hạn. Kế hoạch phải mang tính chiến lược lâu đài và phải
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Kế hoạch phải được thông qua hội
đồng nhà trường ban đại diện hội cha mẹ phụ huynh học sinh nhất trí trình
phòng giáo dục phê duyệt, sau đó mới báo cáo lên Đảng Ủy - HĐND-UBND
phường phê duyệt và có chủ trương, nghị quyết triển khai xuống cấp dưới thực hiện.
- Công tác huy động nguồn vốn từ xã hội hóa giáo dục phải thực sự dân chủ
trong nhân dân. Thực hiện tốt việc “Dân biết, dân bàn, dân là và dân kiểm tra”.
- Trong khi xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phải tăng cường
kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn đảm bảo tính công bằng, công
khai, tránh lãng phí. Có như vậy thì việc huy động nguồn vốn mới đạt được kết
quả cao.
- Khi xây dựng cơ sở vật chất phải làm tốt công tác tuyên truyền nhân rộng
trong toàn phường.

-Trường phải làm tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ có chất lượng cao. Đội
ngũ giáo viên trong nhà trường phải thực sự yêu trẻ, yêu nghề. Dù khó khăn đến
mấy cũng phải vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao
phó. Có như vậy chắc chắn, Đảng và nhân dân sẽ quan tâm, phụ huynh ủng hộ
phong trào, ủng hộ kinh phí xây dựng, tu sử cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết
bị cho trường mầm non
- Hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, gương mẫu, nhiệt tình,
tích cực và năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực công tác. Hiệu trưởng phải
tạo được niềm tin đối với Đảng, niềm tin đối với nhân dân và phụ huynh học
sinh cùng tập thể giáo viên trong nhà trường. Có như vậy thì việc gữi vững danh
hiệu trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mới duy trì và phát triển.

18


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, thực hiện công tác xã hội hóa giáo duc mầm
non tại địa phương, tôi nhận thấy, thực hiện xã hội hóa giáo dục là con đường cơ
bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục mầm non nói riêng.
Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, công tác xã hội hóa giáo
dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Nếu làm tốt,
công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương sẽ tạo điều kiện cho nhà trường thực
hiện tốt nhiệm vụ chính trị, nhà trường sẽ tạo được niềm tin với Đảng, Chính
19


quyền và nhân dân địa phương. Ngược lại nếu làm không tốt công tác xã hội hóa
giáo dục sẽ đánh mất lòng tin đối với Đảng, chính quyền và nhân dân địa
phương, hiệu quả công tác xã hội hóa sẽ không cao.

Vì vậy, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non là một việc làm rất
quan trọng và cần thiết. Để làm tốt vấn đề này các nhà trường phải đi đầu trong
việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là trường mầm non với đặc
thù mang tính chất xã hội hóa cao, công tác xã hội hóa giáo dục mầm non đã trở
thành nhu cầu rất cần thiết và là một trong 5 tiêu chuẩn để xây dựng trường
mầm non đạt chuẩn Quốc gia, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp
ứng với yêu cầu đổi mới đất nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giầu
đẹp, văn minh.
2. Khuyến nghị
- Đảng, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, đầu tư hơn nữa về cơ
sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt ưu tiên nhiều hơn cho các trường
còn khó khăn về tài chính, để từng bước tháo gỡ những khó khăn về cơ sở vật
chất, góp phần xây dựng môi trường tốt cho trẻ hoạt động. Đồng thời quan tâm
nhiều hơn nữa đối với giáo viên mầm non ngoài biên chế cả về vật chất lẫn tinh
thần, tạo mọi điều kiện giúp đỡ cán bộ giáo viên, nhân viên trong các nhà trường
yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó.
- Đối với ngành học Mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô
cùng quan trọng bởi vậy hiện nay đội ngũ cô nuôi chưa được quan tâm về chế độ
đề nghị với các cấp có thẩm quyền quan tâm đến chế độ cho đội ngũ cô nuôi để
các cô yên tâm phục vụ các cháu được tốt.
- Ngành giáo dục cần quan tâm, tham mưu với cấp trên hỗ trợ kinh phí
cho các trường mầm non xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, hỗ trợ kinh phí
mua sắm trang thiết bị đồ dùng cho các nhóm lớp đáp ứng với yêu cầu giáo dục
hiện nay, góp phần thực hiện tốt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5
tuổi.

20


Trên đây là Một số biện pháp :“nâng cao hiệu quả xã hội hoá giáo dục

trong trường mầm non”nơi tôi đang công tác. Tôi xin trình bầy để các bạn đồng
nghiệp tham khảo và đóng góp bổ sung vào bản sáng kiến cho hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

MỤC LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. MỤC LỤC
THỨ TỰ

1
2

NỘI DUNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Cơ sở lý luận của vấn đề

3

Thực trạng của vấn đề

4
4.1.

TRANG
1
2->4
5->19
5

6
7

Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1:Xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo
21

10->15
10


4.2.
4.3.
4.4.
5
6
1
2

dục
Biện pháp 2: Làm tốt công tác tham mưu đẩy mạnh
công tác xã hội hóa giáo dục
Biên pháp 3: Nâng cao chất lượng giáo dục trong
trường Mầm non
Biện pháp 4: Nâng cao nhận thức trong xã hội về
công tác xã hội hóa giáo dục
Kết quả đạt được
Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận

Khuyến nghị và đề xuất
II.TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
13
14
15->17
18->19
20->21
20
20

1. Đảng cộng sản Việt Nam, nghị quyết hội nghị lần thứ hai BCHTW
khóa VIII. NXB chính trị Quốc gia.
2. Xã hội hóa công tác giáo dục (GS-TS Phạm Minh Họa) NXB Giáo dục.
3. Xã hội hóa công tác giáo dục - Nhận thức và hành động ( GS - TS
Minh Đức ) Viện khoa học giáo dục xuất bản.
4. Luật giáo dục và điều lệ trường mầm non, chương trình giáo dục mầm
non tập san mầm non và một số tài liệu có liên quan đến công tác xã hội hóa
giáo dục.

22



×