Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài thu hoạch qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 4 trang )

Huyện ủy Càng Long
CHI BỘ TRƯỜNG THPT TÂN AN
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Tân An, ngày 16 tháng 10 năm 2010
BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN
Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Họ và tên người viết: NGUYỄN VĂN HIỀN. Sinh năm 1973
Chức vụ: Chi ủy viên
Ngày vào Đảng: 25/8/2003. Ngày chính thức: 25/8/2004
Sinh hoạt tại Chi bộ: TRƯỜNG THPT Tân An
Cơ quan: TRƯỜNG THPT Tân An.
Qua 4 năm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bản thân
tôi xin tiếp thu và nhận thức được về tấm gương đạo đức tư tưởng về Hồ Chí
Minh như sau:
1.Nhận thức của cá nhân về học tập tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh:
Khái quát về việc tiếp thu học tập các chuyên đề qua 4 năm thực hiện cuộc
vận động:
Năm 2007: đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chính
Minh gồm 3 chuyên đề:
• Chuyên đề 1: Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
• Chuyên đề 2: Giới thiệu tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng,
quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
• Chuyên đề 3: Giới thiệu tác phẩm di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Năm 2008: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hiện tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu và tác phẩm sửa lối làm việc.
Năm 2009: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân
dân.


Năm 2010: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây
dựng đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”.
Thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đã làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về
những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận
thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên
và nhân dân. Tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một nền tảng
tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó
học tập và làm theo tấm gương đao đức của Hồ Chí Minh là một biện pháp quan
trọng hàng đầu để mỗi cán bộ Đảng viên và tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa
chữa tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị,
giữ vững niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo của Đảng.
1
Nhận thức chung về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác:
Học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực
hành, tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và nâng cao ý thức trách nhiệm, hết
lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân, học tập về xây dựng Đảng ta
trong sạch, vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”. Khẳng định vai trò lãnh đạo
của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Công tác xây dựng Đảng có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài và thực
tiễn. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo đường lối đổi mới ngày
nay đòi hỏi đảng ta phải trong sạch, vững mạnh để đáp ứng tốt yêu cầu cách
mạng theo từng giai đoạn.
Luôn kiên quyết đấu tranh những luận điểm cơ hội, xuyên tạc, xét lại
chủ nghĩa Mac – Lênin; chống phá lại những chủ trương đường lối của Đảng.
Luôn bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mac – Lênin và Đảng Cộng sản Việt
Nam. Luôn xây dựng đoàn kết nội bộ, tạo sức mạnh trong Đảng để xây dựng

Chi bộ ngày càng trong sạch vững mạnh.
Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh thật sự là một tấm gương sáng
ngời cho mọi thế hệ chúng ta noi theo, luôn đề cao trách nhiệm về phần việc
được giao, nghĩa vụ luôn hoàn thành theo chức trách của mình, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng, đáp ứng
yêu cầu chung của công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
làm cho đất nước ngày càng phát triển, ngày càng phồn vinh “dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, dân minh”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một di sản tinh thần vô
cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định những
giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng là
vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội
ngũ cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu gốc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là những di
sản vật chất quí báu để góp phần nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh.
Những tấm gương đạo đức của Bác thể hiện trong các chuyên đề:
Tấm gương về thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu: Tiết
kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; tiết kiệm không phải là
bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào đúng mục đích. Nếu cần,
bao nhiêu cũng chi; tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực. Tư tưởng,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu: Là một
cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc cách mạng
này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của toàn xã hội. Là
thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm bảo xã hội
ta thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia. Là để hoàn
thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng trong từng thời kỳ.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nâng cao ý thức trách
nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân: Ý thức trách
nhiệm của mỗi người, mỗi cá nhân, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức trước hết

2
thể hiện trong quan hệ với nhiệm vụ được giao, phải hoàn thành tốt công việc
được giao với tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn gian khổ, phải
biết đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Luôn luôn đấu tranh ngăn
ngừa bệnh quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật
sự trong sạch vững mạnh “là đạo đức, là văn minh”: Cách mạng cần có Đảng
"Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt"; xây dựng Đảng là phải thực
hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; quan tâm xây dựng, rèn
luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài; tăng cường mối quan hệ gắn bó
giữa Đảng và dân; Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.
2.Ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc vận động:
Quá trình thực hiện cuộc vận động có ý nghĩa:
Giúp bản thân hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, biết vận dụng sáng tạo và phát triển cho phù hợp với từng lúc,
từng nơi, từng lĩnh vực. Phải luôn luôn tổng kết những hoạt động của mình để
rút ra những bài học kinh nghiệm và bổ sung để làm thêm phong phú lý luận
cách mạng của bản thân.
Khẳng định tầm quan trọng của cuộc vận động:
Nguyên tắc tập trung dân chủ: tập trung và dân chủ luôn luôn đi đôi với
nhau, phát huy dân chủ, mở rộng và thực hành dân chủ trong đảng. Đề phòng và
chống các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, những biểu hiện dân chủ “quá
trớn”.
Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: tập thể và cá nhân phải
có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tập thể lãnh đạo là để phát huy trí tuệ và
kinh nghiệm của nhiều nhiều. Cá nhân phụ trách là để xác định rõ trách nhiệm
thực hiện, nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: phải tiến hành thường xuyên,
thành khẩn, thành tâm, trung thực, kiên quyết, xây dựng để thấy được những
khuyếm khuyết, những tồn tại và hạn chế của bản thân để sửa chữa, khắc phục,

phấn đấu vươn lên hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn.
Kỷ luật nghiêm minh và tự giác: Mỗi cán bộ đảng viên phải luôn luôn
tự giác trong mọi công việc mà minh đảm trách. Những việc làm sai trái phải kỷ
luật nghiêm minh coi đó là bài học kinh nghiệm cho bản thân để khắc phục và
phấn đấu vươn lên tốt hơn.
Đoàn kết và thống nhất trong đảng: Đoàn kết là sức mạnh, phải tập hợp
trí tuệ của tập thể và thống nhất theo “thiểu số phục tùng đa số” để hoàn thành
tốt mọi nhiệm vụ được giao.
3.Những kết quả cụ thể làm theo tấm gương đạo đức HCM của cá nhân:
Về rèn luyện đạo đức lối sống, thực hiện phẩm chất đạo đức cách
mạng: Luôn có lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng; luôn luôn có phẩm chất
cách mạng tốt, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt những
chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Chi bộ.
Bản thân là đảng viên giáo viên luôn ra sức thực hành tiết kiệm,
không lãng phí, quan liêu, luôn sửa đổi lối làm việc ngày càng tốt hơn, thời gian
lao động có hiệu quả tất cả vì học sinh thân yêu, biết đoàn kết trong cơ quan và
3
xã hội, hết lòng tận tụy vì sự nghiệp trồng người, luôn tự học, tự rèn để hoàn
thành nhiệm vụ được giao, là tấm gương cho học sinh noi theo.
Đối với Chi bộ phải luôn gắn sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao, tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4.Những việc chưa làm được và nguyên nhân:
Bản thân cần phải thẳng thắn, mạnh dạn, cương quyết đấu tranh trong phê
bình và tự phê bình; tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức chính trị, bồi dưỡng chuyên
môn ngày càng tốt hơn.
Trong công tác giảng dạy lớp và quản lý tổ chuyên môn nhiều lúc chưa
thật sự nghiêm túc, chưa sâu sát, chưa tỉ mỉ, chưa khoa học và chưa hệ thống.
Nguyên nhân hạn chế:
Kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lý tổ chuyên môn kinh
nghiệm chưa nhiều, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn dạy lớp cuối cấp với

đồng nghiệp cùng đơn vị và các trường bạn còn hạn chế.
5.Những đề xuất và kiến nghị:
Cần có sơ, tổng kết hàng tháng, hàng quý, hàng năm tại đơn vị về thực
hành tiết kiệm, tuyên dương rộng rãi đối với những cá nhân hay tập thể tích cực
về thực hành tiết kiệm.
Phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp những cá nhân, tập thể tích cực về
chống tham ô, lãng phí, quan liêu.
Thường xuyên cho cán bộ, công chức học tập về lề lối làm việc để khắc
phục những khuyết điểm đã sai lầm.
Người viết
NGUYỄN VĂN HIỀN
4

×