Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.24 KB, 27 trang )

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH TỈNH TRÀ VINH
PHÒNG GIAO DỊCH THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG
Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là Ngân hàng thương mại
Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ
tướng Chính phủ với tên giao dịch là : Housing Banking of Mekong Delta (MHB),
vốn điều lệ là 800 tỷ đồng (Nguồn: Báo cáo thường niên ngân hàng MHB -
). Với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại hoạt động đa
năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông
Cửu Long được phép huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực
tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng MHB đã có trụ
sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở
giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty
Chứng khoán và hơn 130 chi nhánh, PGD tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp
cả nước (Nguồn: Website ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL năm 2010 -
)
Tuy là một ngân hàng non trẻ nhưng Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông
Cửu Long đã và đang thực hiện các dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự
động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại. Trong những năm
tới, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệu
quả hoạt động trong tất cả các mặt kinh doanh cũng như nâng cao phong cách phục
vụ đối với khách hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD
THÀNH PHỐ TRÀ VINH


3.2.1. Quá trình hình thành
Ngày 06/02/2002 Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước đã ký công văn số
142/NHNN – CNH vào ngày 8/05/2002, Hội đồng quản trị ký quyết định số
12/2002/QĐ – NHNN – HĐQT chấp thuận thành lập Ngân hàng Phát triển Nhà
ĐBSCL chi nhánh tỉnh Trà Vinh. Ngày 18/09/2002 Ngân hàng MHB chi nhánh Trà
Vinh chính thức đi vào hoạt động. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh là đại diện
pháp nhân, có con dấu và bảng cân đối kế toán riêng. Hiện nay, do điều kiện kinh tế
ở các huyện trong tỉnh đã và đang phát triển, số lượng khách hàng tương đối đông và
ở xa, gây khó khăn trong quá trình thẩm định nên MHB chi nhánh Trà Vinh đã thành
lập 6 PGD ở các huyện Duyên Hải, Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà
Cú và một PGD tại Thành phố Trà Vinh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời và
thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch.
Trong đó, Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh là
đơn vị kinh tế phụ thuộc, được thành lập theo công văn số 36/NHNN – TV1 ngày 13
tháng 01 năm 2008 của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Trà Vinh
theo quyết định số 74/QD – NHNN – TV1 ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Giám
đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh. Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh là đại diện pháp nhân, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con
dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được thực hiện một số giao dịch với khách hàng
theo phân cấp ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh.
Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh thành lập đã tạo
thêm một kênh cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, huy động các nguồn
vốn nhàn rỗi trong xã hội, nhận nguồn vốn điều chuyển để cung cấp vốn dưới các
hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh,
xây dựng, sửa chữa nhà ở, vay sinh hoạt… Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh –
PGD Thành phố Trà Vinh đã góp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
nhà.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Hà Mỹ Trang
Giám Đốc
Phó Giám Đốc

Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phòng Kế Toán Ngân Quỹ
Bộ phận Kinh DoanhBộ phận Hỗ trợ Kinh DoanhBộ phận Quản lý Rủi roBộ phận Kế Toán Bộ phận Ngân Quỹ
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh
PGD Thành phố Trà Vinh
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.2.2. Chức năng của các phòng ban
a) Giám đốc
Là người quản lý và điều hành mọi phòng ban, mọi hoạt động của ngân hàng
và là người quyết định cuối cùng trong việc xét việc cho vay.
Là người đại diện cho PGD quan hệ với Ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện
các chính sách, chế độ nghiệp vụ, kế hoạch kinh doanh dựa trên các quyết định trong
phạm vi quyền hạn của PGD.
Là người chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong quan hệ trực thuộc và báo cáo kết quả lên cấp trên, đồng thời là người chịu
trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng.
Ban hành nội qui, qui định về điều hành và quản lý công việc trong phạm vi
PGD, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, phân phối tiền lương,
tiền thưởng của cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo kết quả HĐKD.
Chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo thống kê định kỳ, báo cáo đột xuất về mọi
hoạt động của PGD theo quyết định của NHNN và của ngân hàng cấp trên.
b) Phó giám đốc
Là người hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành và quản lý một số hoạt
động của PGD, do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về
những công việc được giao, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
công việc của bản thân. Phó giám đốc được uỷ quyền thay mặt Giám đốc giải quyết
các công việc khi Giám đốc vắng mặt.

c) Phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động để lập kế hoạch
kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, kế hoạch khai thác nguồn vốn và tổ chức
thực hiện theo kế hoạch được giao.
Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đúng quy trình nghiệp
vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ vay theo đúng qui định của NHNN và ngân hàng
cấp trên.
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo qui trình nghiệp vụ tín dụng,
theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ, lãi đến hạn, đề xuất các biện pháp ngăn
ngừa và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu…
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Tổ chức theo dõi tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản, quản lý các tài sản
cầm cố được lưu giữ tại kho chi nhánh hoặc kho thuê ngoài. Lưu giữ, bảo quản hồ
sơ tín dụng, ngoại hối và các báo cáo nghiệp vụ theo chế độ qui định.
d) Phòng Kế toán - ngân quỹ
Phòng kế toán tiếp nhận khách hàng đến giao dịch, nhân viên phòng kế toán
hướng dẫn qui trình và thủ tục cần thiết cho khách hàng gửi tiền, giải thích những
vấn đề mà khách hàng còn vướng mắc.
Nhân viên phòng ngân quỹ sau khi kiểm tra thủ tục và tiến hành các dịch vụ
ngân quỹ cho khách hàng. Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình
hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tại PGD, báo cáo hoạt
động kinh tế - tài chính theo qui định của nhà nước.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và ngoài nước qua
hệ thống ngân hàng. Thu chi tiền mặt, giải ngân, đồng thời bảo quản an toàn tiền bạc
tài sản của ngân hàng và của khách hàng.
Ngoài ra, phòng kế toán còn làm các công tác như: Điện toán và xử lý thông
tin, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, lập và bảo vệ kế
hoạch tài chính, chấp hành đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
e) Quy định về phong cách làm việc tại PGD

Được thể hiện cụ thể qua văn hóa làm việc và quy định khi giao tiếp với khách
hàng. Những nét riêng này được Ngân hàng MHB áp dụng trong toàn hệ thống của
mình.
- Về văn hóa làm việc
01. Phục vụ khách hàng một cách chu đáo và bình đẳng.
02. Giữ lời hứa và thực hiện cam kết với khách hàng.
03. Tiêu chuẩn “liêm chính cá nhân” cao nhất ở tất cả các cấp.
04. Phân quyền và trách nhiệm rõ ràng.
05. Quyết định và thực thi nhanh gọn.
06. Phương thức làm việc nhanh gọn.
07. Đặt quyền lợi của ngân hàng, trước quyền lợi của bộ phận, cá nhân.
08. Hòa nhập với xã hội và địa phương hoạt động.
10. Hãnh diện và tự hào khi làm việc tại MHB.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
- Về quy định khi giao tiếp với khách hàng (quy định 10K)
01. Khách đến, được chào đón.
02. Khách ở, luôn tươi cười.
03. Khách hỏi, được tư vấn.
04. Khách yêu cầu, phải tận tâm.
05. Khách cần, được thông báo.
06. Khách vội, giải quyết nhanh.
07. Khách chờ, được xin lỗi.
08. Khách phàn nàn, phải lắng nghe.
09. Khách chờ, luôn chu đáo.
10. Khách về, được hài lòng.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh
Bảng 1: TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH

PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH QUA 2 NĂM 2008, 2009 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh)
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Hà Mỹ Trang
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2009/2008 06 tháng đầu năm
Chênh lệch
6t 2010/6t 2009
2008
Tỷ
trọng 2009
Tỷ
trọng Số tiền % 2009
Tỷ
trọng 2010
Tỷ
trọng Số tiền %
I. Tổng doanh thu 7.939 100,00 8.474 100,00 535 6,73 4.327 100,00 5.266 100,00 939 21,70
1. Thu từ lãi 7.799 98,24 8.398 99,11 599 7,67 4.283 98,98 5.143 97,67 860 20,09
2. Thu từ dịch vụ 21 0,26 29 0,34 8 40,53 16 0,37 23 0,43 7 41,80
3. Thu khác 119 1,50 47 0,55 (72) (60,86) 28 0,65 100 1,90 72 257,25
II. Tổng chi 7.267 91,54 7.721 91,12 454 6,25 4.044 93,46 4.851 92,12 807 19,96
1. Chi HĐKD 7.032 88,58 7.346 86,69 314 4,46 3.893 89,97 4.579 86,95 686 17,62
2. Chi khác 235 2,96 375 4,43 140 59,78 151 3,47 272 5,17 122 81,33
III. Tổng lợi nhuận 672 8,46 752 8,88 80 11,98 283 6,54 415 7,88 132 46,64
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
Bảng số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của PGD qua 2 năm 2008, 2009
luôn đạt kết quả tốt. Cụ thể, dù mới thành lập vào ngày 13 tháng 01 năm 2008 nhưng

PGD đã đạt lợi nhuận khá tốt, năm 2009 vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tiền tệ, doanh thu của PGD đạt 8.474 triệu đồng tăng 6,73% tương đương tăng 535
triệu đồng so với năm 2008, trong đó nguồn thu từ lãi chiếm tỉ trọng cao nhất trên
98% trong tổng doanh thu qua cả 02 năm 2008, 2009. Nguồn thu từ dịch vụ tuy
chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng năm 2009 cũng đạt kết quả tốt, tăng trên 40%
so với cùng kỳ năm 2008, điều đó cho thấy ngân hàng đã từng bước đa dạng hóa các
dịch vụ của mình. Nguồn thu khác giảm đáng kể, do tính chất không ổn định của
nguồn thu này. Bên cạnh việc tăng doanh thu thì các khoản chi của ngân hàng cũng
tăng, chi phí lãi tiền gửi tương đối ổn định, riêng về chi phí chi phí phát sinh khác
tăng gần 60%, tương đương tăng 140 triệu đồng so với năm 2008, đó là kết quả của
việc mở rộng qui mô hoạt động của ngân hàng. Về chi phí thì chi phí qua 2 năm
chiếm khoảng 91% so với doanh thu đạt được, trong đó, chi phí lãi tiền vay chiếm tỷ
trọng cao nhất năm 2008 chiếm trên 88,56 % và 2009 là 86,69% so với tổng doanh
thu ,mặc dù chi phí tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu là cao hơn. Do đó, ngân hàng
hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận của ngân hàng năm 2009 tăng 80 triệu so với năm
2008 và chiếm tỷ trọng gần 8,9% so với doanh thu trong năm 2009 đã khẳng định
được những nổ lực của PGD trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế lúc bấy giờ.
Về kết quả HĐKD của PGD trong 06 tháng đầu năm 2010 đạt nhiều kết quả
đáng khích lệ. Tỷ trọng các khoản mục doanh thu và chi phí không biến động nhiều.
Lợi nhuận 06 tháng đầu năm 2010 tăng gần 50% tương đương tăng 132 triệu đồng
so với 06 tháng đầu năm 2009. Đó là kết quả của các khoản doanh thu đều tăng
trong đó nguồn thu khác tăng nhanh với tỷ lệ tăng 257,25%, tương đương tăng 72
triệu đồng, do PGD đã thu hồi được khoản nợ quá hạn trong việc thanh lý tài sản thế
chấp của khách hàng, nhưng góp phần đáng kể vào việc tăng lợi nhuận phải kể đến
là việc tăng nguồn thu từ lãi, tăng hơn 06 tháng đầu năm 2009 là 860 triệu đồng, đây
là kết quả của việc PGD thực hiện tốt các biện pháp tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tuy
nhiên, PGD cần mở rộng các loại hình dịch vụ như phát hành thẻ ATM, dịch vụ thu
đổi ngoại tệ, chuyển tiền để có thể tăng nguồn thu từ dịch vụ. Bên cạnh đó, PGD cần
quan tâm đến việc cắt giảm các khoản chi phí khác, mở rộng qui mô hoạt động cả về
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Hà Mỹ Trang

Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
chiều sâu và chiều rộng để chất lượng tín dụng tốt hơn, cắt giảm được các khoản
trích lập dự phòng rủi ro ngoài kế hoạch, từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho ngân
hàng.
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH: Hà Mỹ Trang
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Luận văn tốt nghiệp
3.2.5. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh
Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH TRÀ VINH – PGD THÀNH PHỐ TRÀ VINH
QUA 02 NĂM 2008, 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2009/2008
06 tháng đầu năm
Chênh lệch
6t 2010/6t 2009
2008
Tỷ
trọng
2009
Tỷ
trọng
Số tiền % 2009
Tỷ
trọng
2010
Tỷ
trọng
Số tiền %

I. Vốn huy động 19.718 35.54 22.430 28.80 2.713 13,76 23.571 32,23 28.256 40,80 4.684 19,87
1. Tiền gửi không kỳ hạn 140 0.25 331 0.42 191 136,93 308 0,42 157 0,23 (151) (49,03)
2. Tiết kiệm không kỳ hạn 10 0.02 6 0.01 (4) (44,45) 5 0,01 2 0,00 (3) (68,25)
3. Tiết kiệm có kỳ hạn 16.155 29.12 18.079 23.21 1.924 11,91 18.802 25,71 27.907 40,29 9.105 48,43
4. Kỳ phiếu 3.413 6.15 4.015 5.15 602 17,64 4.457 6,09 190 0,27 (4.267) (95,74)
II. Vốn điều chuyển 35.758 64.46 55.463 71.20 19.704 55,10 49.561 67,77 41.006 59,20 (8.555) (17,26)
III. Tổng nguồn vốn 55.476 100.00 77.893 100.00 22.417 40,41 73.132 100,00 69.262 100,00 (3.871) (5,29)
(Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh – PGD Thành phố Trà Vinh)
GVHD: Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH: Hà Mỹ Trang

×