Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.23 KB, 11 trang )

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch- Ngân hàng
chính sách xã hội Nam Định
3.1. Phương hướng hoạt động tín dụng của Sở giao dịch- Ngân hàng chính sách xã
hội Nam Định
3.1.1. Môi trường hoạt động của Sở giao dịch
Là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế do vậy mọi sự biến động của nền kinh
tế đều tác động đến hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng của Sở giao dịch.
3.1.2. Thuận lợi
- Nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực. Nhịp độ tăng trưởng GDP đạt
khoảng 5%.
- Nông nghiệp đạt vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng sản lượng thực đạt 33,8
triệu tấn. Mức cao nhất từ trước đến nay.
- Công nghiệp đạt mức tăng trưởng hơn 10%
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 20% so với năm 2002, vượt hơn 2 lần chỉ tiêu kế hoạch
đề ra, hạn chế các tác động bất lợi do hậu quả của khủng hoảng kinh tế khu vực.
- Sở giao dịch nằm tại số 263- Trần Hưng Đạo là địa bàn đẹp nằm ngay trung tâm
thành phố có điều kiện để thu hút khách hàng.
3.1.3. Khó khăn
- Mức tăng trưởng kinh tế ở mức thấp sản xuất cầm chừng, nhiều sản phẩm sản xuất
ra khó tiêu thụ, khu vực dịch vụ tăng chậm, đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục giảm
mạnh.
- Tình hình lũ lụt miền trung để lại nhiều hậu quả nặng nề trong khu vực, có tác
động xấu đến nền kinh tế đất nước.
- Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn pháp luật tạo hành lang
pháp lý quan trọng cho hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó trong năm 2003 Nhà nước liên
tục điều chỉnh giảm lãi suất trần cho vay làm ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng nói
chung và hoạt động của Sở nói riêng.
- Hơn nữa, trên địa bàn Nam Định hiện nay có rất nhiều Ngân hàng quốc doanh và
ngoài quốc doanh cùng hoạt động, các Ngân hàng kinh doanh đa năng nội tệ, ngoại tệ và
tham gia thanh toán quốc tế. Thực trạng một khách hàng vay nhiều Ngân hàng đang phổ
biến và là yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Tuy nhiên các ngân hàng không có sự phối hợp


chặt chẽ với nhau, còn thiếu giải pháp có thể kiểm soát an toàn vốn vay. Việc cạnh tranh
giữa các ngân hàng đôi khi gay gắt, thiếu lành mạnh, rất dễ xảy ra rủi ro mà Sở giao dịch
lại mới được thành lập số lượng còn ít, năng lực sản xuất kinh doanh và tài chính của các
doanh nghiệp khách hàng không đồng đều do vậy trong thời gian trước mắt sự cạnh trang
gay gắt giữa các Ngân hàng sẽ là một yếu tố không thuận lợi cho hoạt động của Sở.
3.1.4. Định hướng và một số chỉ tiêu trong thời gian tới
Dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, NHCSXH Nam Định đã phát huy được
những thuận lợi cơ bản, nhận thức được những khó khăn trong thời gian tới. Với tinh thần
đoàn kết, sáng tạo, làm việc hết mình SGD quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2004 với
phương châm “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động theo Luật Ngân hàng Nhà nước và
Luật các tổ chức tín dụng, từng bước phát triển bến vững, nâng cao sức mạnh cạnh tranh
của sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò là Sở đầu mối
của toàn ngành, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ phục vụ tăng
trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, từng bước hội nhập vào thị trường các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới”
Phát huy những kết quả đã đạt được năm 2004, năm 2005 SGD phấn đấu thực hiện
chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động tín dụng như sau:
- Nguồn vốn tăng trưởng 35% so với năm 2004
- Nguồn nội tệ chiếm 20% tổng nguồn vốn
- Dư nợ cho vay tăng trưởng 25%
- Tỷ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 20% so với tổng dư nợ.
- Tỷ lệ cho vay trung,dài hạn chiếm 50% so với tổng dư nợ.
- Tỷ lệ cho vay Doanh nghiệp chiếm từ 90-95% tổng dư nợ cho vay.
- Cho vay hộ nghèo là 18.375 tỷ đồng tăng 28.5% so với năm 2004
- Cho vay giải quyết việc làm là 14.899tỷ đồng tăng 28% so với năm 2004
- Cho vay học sinh, sinh viên(tính từ thời điểm nhận bàn giao) là 2.500tỷ đồng tăng
11% so với năm 2004
- Cho vay CT nước sạch và VSMTNT là 160 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2004
- Cho vay ĐTCS đi lao đông có thời hạn ở NN là 200 tỷ đồng tăng 186% so với năm

2004
- Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ là 65 tỷ đồng tăng 100% so với năm 2004
- Cho vay dự án trồng rừng (vốn vay WB) là 28 tỷ đồng tăng 100% so với năm 2004
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch
Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đứng trước những nguy cơ rủi ro và tín dụng
là một trong những lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Đối với các ngân hàng Việt Nam hoạt động
tín dụng đang là lĩnh vực chủ đạo chiếm tỷ trọng từ 85-95% doanh thu nên việc đảm bảo
tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì
vậy mà nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là
mục tiêu và là một nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh và phát triển của mỗi ngan hàng.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng
Thông qua việc phân tích thực trạng tín dụng của Sở giao dịch chúng ta thấy thực
trạng tín dụng tại Sở đang còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Để chất lượng tín dụng tại Sở
trong thời gian tới thực sự hiệu quả thì Sở cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây
3.2.1. Công tác huy động vốn
Nguồn vốn mà ngân hàng huy động bao gồm có: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức như phát hành các giấy tờ có giá... Các loại
tiền gửi này có thể được hưởng lãi hoặc không và ngân hàng phải hoàn trả khi khách hàng
yêu cầu. Đây là nguồn vốn cơ bản để ngân hàng hoạt động cho vay và các dịch vụ khác
mang lại lợi ích cho ngân hàng.
Trong công tác này khách hàng yêu cầu cần phải nhanh chóng dễ dàng, tạo thoải
mái khi giao dịch, bí mật... Do đó, đòi hỏi sự hướng dẫn của cán bộ nhân viên ngân hàng.
Sở giao dịch là một đơn vị kinh doanh có nhiều ưu thế trong sự cạnh tranh giữa
các ngân hàng như:
+ Là một Ngân hàng thuộc sự quản lý của Nhà nước: Đây là một ưu thế tâm lý bởi
khách hàng rất tin tưởng vào các Ngân hàng quốc doanh, khi gửi vào họ không sợ bị mất
nhất là sau khi hàng loạt các trung tâm tín dụng đổ vỡ.
+ Là một Ngân hàng có uy tín, có địa điểm vị trí hoạt động thuận lợi địa bàn hoạt
động ngay tại thành phố Nam Định nơi đông dân cư có đời sống cao.
+ Về công nghệ Ngân hàng: Đã đưa vào sử dụng hệ thống máy vi tính cập nhật

thông tin hàng ngày.
+ Về cán bộ nhân viên: Cán bộ làm việc tại Sở hầu hết là những cán bộ năng lực có
trình độ có chuyên môn, nhiệt tình trong công việc, tận tuỵ với khách hàng.
Như vậy để phát huy được những thuận lợi trên nhằm thu hút tối đa lượng tiền
gửi, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu vay vốn của các đơn vị kinh tế trên địa bàn thì trong thời
gian tới SGD vẫn phải quan tâm hơn nữa đến trình độ cán bộ nhân viên, đặc biệt là đối với
các nhân viên giao dịch có quan hệ trực tiếp với khách hàng gửi tiền bởi với sự thông thạo
nghiệp vụ, nhanh nhạy trong công tác, thái độ phong cách giao tiếp cư sử và văn hoá, lịch
sự văn minh, ưa nhìn sẽ là một trong những nhân tố rất cơ bản quyết định đến sự thành
công của Sở trong công tác này. Cần tổ chức ra các kỳ thi tuyển có sự chọn lọc nghiêm
minh, chính xác.
Củng cố và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho trụ sở giao dịch. Việc
nâng cấp, tân trang các phòng tiếp khách, điểm giao dịch sẽ khiến khách hàng cảm thấy
thoải mái, tin tưởng hơn.
Thực hiện nhiều hình thức huy động đa dạng phong phú hấp đẫn khách hàng như
nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi tổ chức kinh tế , tổ chức các đợt phát hành kỳ
trái phiếu bằng nội tệ, ngoại tệ...
Tăng cường hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng để Sở tự giới thiệu
về mình với khách hàng. Có thể nói cho đến nay, trong phần lớn bộ phận dân cư còn chưa
hiểu biết đầy đủ về SGD nên việc làm trên sẽ tạo được ưu thế của SGD trên thị trường có
như vậy các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trong dân cư mới có thể tập trung về Sở.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá
nên lượng vốn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế ngày càng lớn. Vì vậy nếu SGD thực
hiện tốt những công tác trên sẽ thu hút được một lượng vốn tốt nhất cho nền kinh tế.
3.2.2. Trong công tác cho vay và thu nợ
Đây là công tác quan trọng nhất quyết định đến chất lượng của các khoản tín dụng
và sự tồn tại của ngân hàng. Do vậy mục tiêu của Sở ở đây không chỉ là mở rộng doanh số
cho vay mà phải thực hiện các khoản vay có hiệu quả trong công tác này Sở cần phải áp
dụng các biện pháp như
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng có vô số các rủi ro khác nhau có thể dẫn đến việc không
trả được khi đến hạn của khách hàng. Đều có thể đưa ra được quyết định cho vay các nhà
lãnh đạo ngân hàng phải cố gắng ước lượng những rủi ro không hoàn trả. Rủi ro này có thẻ
dự đoán được trong quá trình phân tích tín dụng hay thẩm định tín dụng. Thẩm định tín
dụng là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay. Có rất
nhiều yếu tố mà các nhà ngân hàng cần phải xem xét về khả năng và sự sẵn sàng hoàn trả
tiền vay phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Trong đó còn chú ý tới 5
nhân tố quan trọng đó là : Năng lực, uy tín, vốn, tài sản thế chấp, điều kiện hoạt động.
Trong các nhân tố này uy tín nổi lên là nhân tố quan trọng nhất bởi nhiều khoản tín dụng
được cấp với hy vọng sẽ được hoàn trả như thoả thuận.
Nếu như khâu thẩm định được thực hiện tốt thì các nhà quản trị ngân hàng sẽ đưa
ra được những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên để làm được việc này các nhà ngân hàng
phải
3.2.3. Thực hiện thu nhập và xử lý thông tin một các chính xác

×