BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o-----
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT
NAM
Ngành: Quản trị Kinh doanh
TRẦN THỊ BÍCH NHUNG
Hà Nội – năm 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o-----
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ
HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT
NAM
Ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 9340101
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Bích Nhung
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Xuân Minh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................2
1.2.1 Nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo.......................................................2
1.2.2 Nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp......................8
1.2.3 Mối quan hệ giữa lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của
1.3
1.4
1.4.1
1.4.2
1.5
1.6
1.7
1.8
doanh nghiệp.....................................................................................................12
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên
cứu .....................................................................................................................14
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................16
Mục đích nghiên cứu.........................................................................................16
Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................17
Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................17
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................18
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................18
Kết cấu của luận án...........................................................................................19
Tiểu kết chương 1..............................................................................................20
................................................................................................................................
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.....................22
2.1 Cơ sở lý thuyết về kỹ năng lãnh đạo...................................................................22
2.1.1 Khái niệm về lãnh đạo và nhà lãnh đạo.............................................................22
2.1.2 Khái niệm kỹ năng lãnh đạo..............................................................................28
2.1.3 Các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp...............................................................29
2.1.4 Các yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh đạo.............................................................30
2.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................34
2.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp............................................34
2.2.2 Hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp...............................37
2.2.3 Một số đặc trưng của hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh..........................41
2.2.4 Một số yêu cầu đối với các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh
2.3
nghiệp ..............................................................................................................42
Ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp ................................................................................................................42
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu............................47
2.4.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát .........................................................................47
2.4.2 Mô hình nghiên cứu chi tiết và các giả thuyết nghiên cứu................................48
Tiểu kết chương 2.......................................................................................................52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................54
3.1
3.2
3.2.1
3.2.2
3.3
3.3.1
3.3.2
3.4
3.4.1
3.4.2
Quy trình nghiên cứu........................................................................................54
Giai đoạn 1- xây dựng và mã hóa thang đo.....................................................54
Thang đo kỹ năng lãnh đạo và mã hóa thang đo...............................................55
Thang đo hiệu quả kinh doanh và mã hóa thang đo .........................................59
Nghiên cứu định tính.........................................................................................64
Phỏng vấn ........................................................................................................65
Đánh giá kết quả, điều chỉnh thang đo, thiết kế bảng câu hỏi chính thức..........65
Nghiên cứu định lượng và viết báo cáo ...........................................................68
Thực hiện khảo sát chính thức..........................................................................69
Kiểm tra và hoàn thiện dữ liệu, kiểm định thang đo, kiểm định mô hình, giả
thuyết nghiên cứu và viết báo cáo.....................................................................70
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................................75
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................76
4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.1.4
4.1.5
4.1.6
4.2
4.3
4.3.1
4.3.2
4.3.3
4.4
Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam...........................................................76
Chỉ số sản xuất công nghiệp và xuất khẩu........................................................76
Thị trường chủ yếu............................................................................................76
Phương thức sản xuất chủ yếu..........................................................................77
Lao động trong ngành dệt may..........................................................................78
Số lượng và quy mô doanh nghiệp trong ngành dệt may..................................79
Một số chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu...............79
Thống kê mô tả mẫu..........................................................................................79
Kết quả kiểm định thang đo.............................................................................82
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha................................................................82
Kết quả kiểm định EFA.....................................................................................85
Kết quả kiểm định CFA.....................................................................................89
Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam............................................................................................................96
4.5 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................98
4.5.1 Kiểm định mô hình SEM sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh
4.5.2
4.5.3
4.5.4
doanh của doanh nghiệp....................................................................................98
Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap...............................................103
Kiểm định mở rộng mô hình nghiên cứu........................................................104
Kiểm định phương sai đa biến 1 chiều............................................................109
Tiểu kết chương 4.....................................................................................................110
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................113
5.1 Thảo luận về các kết quả nghiên cứu chính của luận án.................................113
5.1.1 Thực trạng về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng của nhà lãnh đạo
tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.....................................................................113
5.1.2 Sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam...........................................................................................118
5.2 Một số kiến nghị của tác giả liên quan đến đề tài nghiên cứu cho các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam........................................................................................120
5.2.1 Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua các chương trình đào tạo......................122
5.2.2 Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua học tập từ kinh nghiệm thực tế.............127
5.2.3 Phát triển kỹ năng lãnh đạo thông qua tự trau dồi từ bản thân nhà lãnh đạo.....131
5.3 Một số đóng góp của đề tài................................................................................132
5.4Định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả....................................................134
Tiểu kết chương 5 ....................................................................................................135
KẾT LUẬN...............................................................................................................136
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................139
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................140
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.................................................................................151
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CFA
DN
DNNVV
EFA
KH
ROA
ROE
ROI
SEM
SMEs
Tp.HCM
Tiếng Việt
Phân tích nhân tố khẳng định
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phân tích nhân tố khám phá
Khách hàng
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
Mô hình cấu trúc tuyến tính
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếng Anh
Confirmatory Factor Analysis
Exploratory Factor Analysis
Return on Assets
Return on Equity
Return on Investment
Structural Equation Modeling
Small and Medium Enterprises
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
Tên bảng
Bảng 3.1: Thang đo kỹ năng lãnh đạo và mã hóa thang đo
Bảng 3.2: Thang đo hiệu quả kinh doanh và mã hóa thang đo
Bảng 3.3: Thang đo hiệu quả kinh doanh điều chỉnh và mã hóa thang đo
Bảng 4.1: Chỉ số sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ
2013 đến năm 2018
Bảng 4.2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành dệt may Việt Nam từ năm
2013 đến năm 2018
Bảng 4.3: Chỉ tiêu tài chính của một số doanh nghiệp dệt may tiêu biểu
Bảng 4.4: Thống kê mô tả mẫu
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định lần 1 Cronbach’s Alpha thang đo kỹ năng lãnh đạo
Bảng 4.6: Kết quả Cronbach’s Alpha lần 2 thang đo kỹ năng nhận thức
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo hiệu quả kinh doanh
Bảng 4.8: Ma trận Pattern thang đo kỹ năng lãnh đạo
Bảng 4.9: Ma trận Pattern thang đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 4.10: Ma trận Pattern chung cả 2 thang đo
Bảng 4.11: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đối
với thang đo kỹ năng lãnh đạo
Bảng 4.12: Kết quả tính độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích đối với thang
đo kỹ năng lãnh đạo
Bảng 4.13: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đối
với thang đo hiệu quả kinh doanh
Bảng 4.14: Kết quả tính độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích đối với thang
đo hiệu quả kinh doanh
Bảng 4.15: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường
Bảng 4.16: Kết quả tính độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích tổng thể 2
thang đo
Bảng 4.17: Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng
của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.18: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đối
với mô hình nghiên cứu chi tiết của luận án
Bảng 4.19: Kết quả phân tích mô hình SEM chi tiết sự ảnh hưởng của kỹ năng
lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Bảng 4.20: Kết luận về các giả thuyết nghiên cứu
Bảng 4.21: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường đối
với mô hình nghiên cứu tổng quát của luận án
Bảng 4.22: Các trọng số chưa chuẩn hóa phân tích Bootstrap
Bảng 4.23: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu mở rộng với
dữ liệu thị trường (lần 1)
Bảng 4.24: Kết quả phân tích SEM lần 1 mô hình nghiên cứu mở rộng
Bảng 4.25: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiê ncứu mở rộng với
dữ liệu thị trường (lần 2)
Bảng 4.26: Kết quả phân tích SEM lần 2 mô hình nghiên cứu mở rộng
Trang
58
64
67
76
77
79
80
83
83
84
85
86
88
89
91
92
92
94
94
97
99
100
102
103
104
105
105
106
106
DANH MỤC HÌNH
Stt
1
2
3
4
5
6
Tên hình
Hình 4.1: Mô hình phân tích CFA thang đo kỹ năng lãnh đạo
Hình 4.2: Mô hình phân tích CFA thang đo hiệu quả kinh doanh
Hình 4.3: Mô hình phân tích CFA tổng thể 2 thang đo
Hình 4.4: Phân tích SEM mô hình nghiên cứu chi tiết
Hình 4.5 Phân tích SEM mô hình nghiên cứu tổng quát
Hình 4.6: Phân tích SEM đối với mô hình nghiên cứu mở rộng lần 2
trang
91
93
95
100
103
108
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
4
5
Tên sơ đồ, biểu đồ
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Kỹ năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh đạo của Mumford và cộng sự
Sơ đồ 2.2: Khung đo lường hiệu quả kinh doanh của Brown
Sơ đồ 2.3: Ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả lãnh đạo theo Kehinde, J.S.
Jegede, C.A và Akinlabi, H.B.
Sơ đồ 2.4: Ảnh hưởng của kỹ năng đến hiệu quả lãnh đạo của Md Atiqur Rahman
Sarker và cộng sự
Sơ đồ 2.5: Ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh tại các DNNVV
trên địa bàn Hà Nội của Đỗ Anh Đức
Sơ đồ 2.6: Ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh doanh tại các DNNVV
khu vực Bắc Miền Trung của Lê Thị Phương Thảo
Sơ đồ 2.7: Mô hình nghiên cứu tổng quát
Sơ đồ 2.8: Mô hình nghiên cứu chi tiết của luận án
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Ma trận GAP về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng lãnh
đạo
Biểu đồ 5.1: Ma trận GAP về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng nhận
thức
Biểu đồ 5.2: Ma trận GAP về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng làm
việc với con người
Biểu đồ 5.3: Ma trận GAP về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng kinh
doanh
Biểu đồ 5.4: Ma trận GAP về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các kỹ năng chiến
lược
Trang
7
32
39
43
44
45
46
47
52
54
98
114
115
116
117
10
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.9 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm bậc nhất
của mọi doanh nghiệp, bởi vìhiệu quả kinh doanh phản ánh khả năng kết hợp các yếu
tốđầu vào, cho phép tối thiểu hóa các chi phí trong hoạt động kinh doanh nhằm đạt
được mục tiêu sinh lợi. Qua đó, hiệu quả kinh doanh sẽ phản ánh khả năng của nhà
lãnh đạo trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo trong doanh nghiệp, khả năng sử
dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành mục tiêu và đạt được hiệu quả cao nhất trong
hoạt động kinh doanh.Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn không ngừng hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt
mang tính toàn cầu như hiện nay.
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, trong đó các yếu tố liên quan đến nhà lãnh đạo được xem là yếu tố có
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Nhà lãnh đạo là
người không thể thiếu trong bất kì một doanh nghiệp nào, dù là doanh nghiệp lớn hay
doanh nghiệp nhỏ, dù trong lĩnh vực sản xuất hay cung cấp dịch vụ,không những thế,
nhà lãnh đạo còn ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và thành tích của những người mà họ
lãnh đạo (Bass, 1990) vànhà lãnh đạo xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp.
Trong các yếu tố thuộc lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo được xem là một trong những
yếu tố quan trọng nhất. Bởi vì, kỹ năng lãnh đạo chính là khả năng thực hiện các công
việc, biến kiến thức thành hành động của nhà lãnh đạo, thể hiện sự thành thạo của
người lãnh đạo khi vận dụng kiến thức có được vào trong thực tế thực hiện chức năng
lãnh đạo nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.Nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp phải thực
hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên cần có nhiều kỹ năng khác nhau.
Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam là một ngành đã và đang phát triển mạnh
mẽ, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nền kinh tế
quốc gia, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và sẽ góp
phần rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Bởi vì, trong các mặt
hàng công nghiệp xuất khẩu, ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao,
ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, góp phần nâng cao mức sống và ổn
11
định xã hội, ngoài ra, sự phát triển của ngành dệt may còn là tiền đề để phát triển các
ngành công nghiệp khác. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam và các doanh nghiệp luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay
gắt và quyết liệt mang tính toàn cầu như hiện nay.
Cho đến thời điểm hiện tại, các chủ đề về kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành dệt may tại Việt
Nam nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy
nhiên, theo nghiên cứu của tác giả thì chưa có công trình nào nghiên cứu về mối quan
hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may. Do
đó, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam” để nghiên cứu.
Theo đó, luận ánsẽ nghiên cứusự ảnh hưởng củakỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và nghiên cứunhững kỹ
năng gì ảnh hưởng đến từng khía cạnh nào của hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam nói chung. Đồng thời, luận án cũng thực hiện đánh giá thực
trạng về kỹ năng của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, và trên cơ
sở đó, luận án đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ năng lãnh
đạo, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
1.10
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận ántừ lâu đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các học giả trên khắp thế giới.
1.10.1 Nghiên cứu liên quan đến kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo và vấn đề liên quan đến lãnh đạo từ lâu đã là một chủ đề thu hút rất
nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới, và sự quan tâm này chưa
bao giờ dừng lại. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hàng ngàn nghiên cứu khác nhau
về lãnh đạo và các nghiên cứu này tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Để thuận tiện
trong việc nghiên cứu về lãnh đạo, các nhà nghiên cứu cũng đã tổng hợp và hệ thống
hóa lý thuyết lãnh đạo theo nhiều cách khác nhau. Theo Yulk, G., (2013), các lý thuyết
và nghiên cứu thực tiễn về lãnh đạo có thể được phân chia thành 5 hướng tiếp cận sau:
12
(1) phẩm chất lãnh đạo, (2) lãnh đạo hành vi, (3) tiếp cận theo hướng ảnh hưởng/
quyền lực, (4) lãnh đạo tình huống, và (5) nghiên cứu tích hợp.
Nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo được xem là trung tâm của lý thuyết lãnh đạo
phẩm chất và lãnh đạo theo tình huống, và đã có rất nhiều học giả nghiên cứu trực tiếp
và gián tiếp về kỹ năng lãnh đạo (Bass, 1990)
Xét theo nội dung nghiên cứu, các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo có thể được
phân chia thành 2 nhóm nghiên cứu chính, đó là: nhóm nghiên cứu khám phá những
kỹ năng mà nhà lãnh đạo cần có và nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng
lãnh đạo và hiệu quả của lãnh đạo. Chi tiết như sau:
-
Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu khám phá những kỹ năng mà một người sẽ theo
đuổi một sự nghiệp lãnh đạo hoặc nổi trội như một lãnh đạo không chính thức trong
một nhóm cần có (Katz 1955; Lord, De Vader và Alliger 1986; Stogdill 1974;
Mumford và cộng sự 2000; Moore, L. L., và Rudd, R. D 2004; Mumford, Campion và
Morgeson 2007; Da’as, R. A. 2017). Hướng nghiên cứu này thường dựa vào vai trò,
nhiệm vụ, chức năng của người lãnh đạo trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất các kỹ
năng lãnh đạo cần có để thực hiện công việc một cách tốt nhất nhằm đạt được mục tiêu
của doanh nghiệp cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau,có thể là lãnh đạo trong các
lĩnh vực ngành nghề khác nhau hoặc lãnh đạo trong các doanh nghiệp có quy mô khác
nhau.
Nghiên cứu “Những kỹ năng của một nhà quản lý hiệu quả” của Katz (1955) có
thể được xem là một những nghiên cứu tiên phong về kỹ năng lãnh đạo. Bởi vì, nghiên
cứu này xuất hiện vào thời điểm mà hầu hết các nghiên cứu đều tập trung xác định các
phẩm chất cần có của lãnh đạo, và các phẩm chất này được coi là bẩm sinh.Katz
(1955) đã vượt qua giới hạn đó bằng cách nhấn mạnh bên cạnh các đặc điểm và tính
cách bẩm sinh, lãnh đạo cần phải sử dụng các kỹ năng để thực hiện công việc một cách
hiệu quả. Và đặc biệt là các kỹ năng này có thể phát triển được nếu học tập và thực
hành qua thời gian. Với quan điểm lãnh đạo là người hiểu rõ tầm nhìn chiến lược,
nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức, quản lý hoạt động của người khác và chịu trách
nhiệm trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức, Katz (1955) cho rằng, một nhà lãnh
đạo thành công phải có ba kỹ năng cơ bản sau: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và
kỹ năng nhận thức. Kỹ năng kỹ thuật là sự hiểu biết và sự thành thạo trong một loại
13
công việc hoặc hoạt động cụ thể, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến phương pháp,
quy trình, thủ tục hoặc kỹ thuật. Kỹ năng con người là những kiến thức và khả năng
làm việc với con người, trong khi kỹ năng kỹ thuật tác động đến đồ vật là chủ yếu. Kỹ
năng con người giúp cho người lãnh đạo làm việc hiệu quả với nhân viên, đồng nghiệp
và lãnh đạo cấp trên trong việc hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Kỹ năng này được
biểu thị trong cách một cá nhân nhận thức cấp trên, đồng nghiệp và cấp dưới cũng như
cách cá nhân này hành động sau đó. Người có kỹ năng con người phát triển cao là
người nhận thức được những thái độ, và niềm tin của chính mình đối với các cá nhân
khác hay đối với các nhóm, là người có khả năng thấy được tính hữu ích và những hạn
chế của các cảm giác này. Và kỹ năng thứ ba là kỹ năng nhận thức. Kỹ năng nhận thức
là khả năng làm việc với những ý tưởng và khái niệm, và là thành tố chính trong việc
xây dựng tầm nhìn và hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp. Trong ba kỹ năng, thì
kỹ năng kỹ thuật là quen thuộc nhất, vì nó cụ thể nhất và là kỹ năng cần có của hầu hết
mọi người, kỹ năng con người thì quan trọng đối với mọi cấp lãnh đạo trong doanh
nghiệp, trong khi đó kỹ năng kỹ thuật là cần thiết đối với các nhà lãnh đạo cấp thấp
hơn, và kỹ năng nhận thức thì lại quan trọng đối với các nhà lãnh đạo cấp cao trong
doanh nghiệp.
Tiếp theo đó, Mann (1965)cho rằng, người giám sát của một tổ chức nên có kỹ
năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ con người, và năng lực quản trị (được xem là tương tự
như kỹ năng nhận thức). Theo đó, người giám sát là người hướng dẫn và kết hợp các
nhiệm vụ và hoạt động của những người theo sau trong nhóm của họ, và liên kết các
hoạt động này tới hoạt động của các nhóm công việc khác ở cấp thấp hơn hoặc cao
hơn. Mintzberg (1973) đã quan sát các nhà quản lý về công việc và thấy rằng, bên
cạnh các kỹ năng truyền thống như là chỉ đạo và kiểm soát, nhà quản lý còn sử dụng
một số kỹ năng như tạo điều kiện, ảnh hưởng, huấn luyện, đàm phán và giải quyết vấn
đề.Đầu những năm 1990, một nhóm các nhà nghiên cứu, dưới sự tài trợ của quân đội
Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cho rằng hiệu quả lãnh đạo dựa trên ba yếu tố, đó
là kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo, kỹ năng đánh giá xã hội và kiến thức (Mumford
và cộng sự 2000). Mumford và cộng sự(2000) đã đặt các kỹ năng đượcphát triển ở
trung tâm thành tích lãnh đạo ở tất cả các cấp quản lý, trong khi Katz và Mann đề xuất
các kỹ năng khác nhau cho các cấp quản lý khác nhau.Mặc dù sự phân loại này phức
14
tạp hơn so với mô hình của Katz (1955) và Mann (1965), nhưng sự phân loại kỹ năng
lãnh đạo này hấp dẫn với bất kỳ ai quan tâm đến việc trở thành một nhà lãnh đạo hiệu
quả (Northouse, 2007).
Những năm gần đây, với những thay đổi đáng kể về môi trường kinh doanh và
môi trường làm việc, trí tuệ cảm xúc cũng được nghiên cứu như là một trong những kỹ
năng cần có của nhà lãnh đạo. Trí tuệ cảm xúc được định nghĩa như là khả năng của
các cá nhân để theo dõi cảm xúc của chính họ và của người khác, phân biệt giữa các
cảm xúc và sử dụng thông tin này để hướng dẫn suy nghĩ và hành động(Goleman,
1998).
Sau đó, dựa trên cơ sở các nghiên cứu đã có trước đó về kỹ năng lãnh đạo,
Mumford, Campion và Morgesonđã thực hiện tách ghép và đề xuất nhà lãnh đạo cần
có 4 kỹ năng, đó là: kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người, kỹ năng kinh doanh, và kỹ
năng chiến lược (Mumford, Campion và Morgeson, 2007)
Ngoài ra, tùy thuộc vào đối tượng và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, các nhà
nghiên cứu đề xuất một số kỹ năng cần thiết cho nhà lãnh đạo như: kỹ năng ra quyết
định (Edmunds, 1998); kỹ năng tạo động lực nhóm (Edmunds, 1998); kỹ năng hoạch
định (Edmunds 1998; Marshall-Mies và cộng sự 2000); động cơ (Connelly và cộng sự
-
2000; Mumford và cộng sự 2000)…
Bên cạnh nhóm nghiên cứu thứ nhất như trình bày trên, một số tác giả đi theo nhóm
nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu về mối quan hệ giữa kỹ năng của nhà lãnh đạo và
hiệu quả lãnh đạo trong vị trí quản lý hiện tại của nhà lãnh đạo. Chi tiết nhóm nghiên
cứu này sẽ được trình bày chi tiết trong mục 1.2.3 trang 12.
Xét theo nghiên cứu về các yếu tố cấu thành kỹ nănglãnh đạo, các nghiên cứu về
kỹ năng lãnh đạo trên thế giới thường sử dụng một trong ba hướng nghiên cứu là ba
yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh đạo của Katz (1955), các yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh
đạo của Mumford và cộng sự (2000), hoặc mô hình bốn yếu tố cấu thành kỹ năng lãnh
đạo của Mumford, Campion và Morgeson (2007). Chi tiết về các yếu tố cấu thành này
sẽ được trình bày chi tiết tại mục 2.1.4 trang 30.Ngoài ra, dựa vào các yếu tố cấu
thành trên, tùy theo đối tượng nghiên cứu khác nhau, các tác giả cũng đề xuất bổ sung
một số kỹ năng khác như:giá trị cá nhân (Edmunds, 1998; Lord và Hall, 2005;
Kalargyrou, Pescosolido và Kalargiros, 2012); các kỹ năng kiến thức liên quan đến
ngành (Robbins, Bradley và Spicer, 2001; Moore và Rudd, 2004; Connelly và cộng
15
sự, 2000; Mumford và cộng sự, 2000); kỹ năng giao tiếp (Edmunds, 1998; Moore và
Rudd, 2004); kỹ năng xây dựng giải pháp (Mumford và cộng sự, 2000; Mumford và
cộng sự, 2000; Marshall-Mies và cộng sự, 2000); kỹ năng ra quyết định (Edmunds,
1998); kỹ năng tạo động lực nhóm (Edmunds, 1998); kỹ năng hoạch định (Edmunds,
1998; Marshall-Mies và cộng sự, 2000); động cơ (Connelly và cộng sự, 2000;
Mumford và cộng sự, 2000); trí tuệ cảm xúc (Goleman, 1995; Goleman, Boyatzis và
McKee, 2002; Mayer và Salovey, 1995).
Xét theo phạm vi không gian nghiên cứu, thì các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo
trên thế giới được thực hiện trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và quy mô doanh nghiệp
khác nhau. Cụ thể, nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo trong quân đội (Zaccaro và cộng
sự, 2000); nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo trong giáo dục (Kalargyrou, Pescosolido và
Kalargiros, 2012; Da’as, R. A., 2016); nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo trong lĩnh vực
y tế (Zilz, D. A. và cộng sự 2004;Robbins, C. J. và cộng sự, 2001); nghiên cứu về kỹ
năng lãnh đạo trong hoạt động ngân hàng ngân hàng (Kehinde,J.S và cộng sự 2012);
nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo tại các doanh nghiệp dịch vụ công (Haq, S. 2011);
Mumford, Campion và Morgeson 2007); nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo trong các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (Kunene, T. R. 2009)…
Trực tiếp nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo tại Việt Nam gồm có luận án Tiến sĩ
nghiên cứu về phát triển kỹ năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
của Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Trang (2016) và bài viết về kỹ năng lãnh đạo của
các trưởng khoa tại một trường đại học khu vực tại Việt Nam được đăng tại Hội nghị
quốc tế về cải cách giáo dục lần thứ 7 (ICER 2014) của Hung, N. M., Tesaputa, K., &
Sri-ampai, A (2014).
Với mục đích là phân tích và đưa ra giải pháp để phát triển kỹ năng lãnh đạo
trong doanh nghiệp, Nguyễn Thị Thu Trang (2016) đã sử dụng mô hình của Warren
Blank (2007) để đánh giá kỹ năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
của Việt Nam. Theo đó, kỹ năng lãnh đạo được chia thành 3 nhóm kỹ năng chính với
tổng cộng là 15 kỹ năng, đó là: kỹ năng nền tảng, kỹ năng ảnh hưởng và kỹ năng định
hướng lãnh đạo. Kỹ năng nền tảng bao gồm 6 kỹ năng: kỹ năng lãnh đạo bản thân; kỹ
năng xây dựng chiến lược; kỹ năng xác lập kỳ vọng và mục tiêu; kỹ năng quản lý thời
gian; kỹ năng ra quyết định và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ. Kỹ năng ảnh hưởng
16
bao gồm 5 kỹ năng: tạo ảnh hưởng; kỹ năng giao tiếp và thuyết trình; kỹ năng đàm
phán, giải quyết xung đột; xây dựng môi trường có tính khích lệ; xây dựng và phát
triển mối quan hệ. Nhóm kỹ năng định hướng lãnh đạo bao gồm 4 kỹ năng: trao quyền
cho cấp dưới; định hướng kết quả; phát triển nhân viên; thích ứng và quản lý thay đổi.
Sơ đồ 1.1: Kỹ năng lãnh đạo trong các DN ngoài quốc doanh của Việt Nam
Kỹ năng nền tảng
Kỹ năng lãnh đạo bản thân
Kỹ năng xây dựng chiến lược
Kỹ năng xác lập kỳ vọng và mục tiêu
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng ra quyết định
Am hiểu chuyên môn nghiệp vụ
Kỹ năng lãnh đạo trong các DN ngoài quốc doanh của VN
Kỹ năng ảnh hưởng
Tạo ảnh hưởng
Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột
Xây dựng môi trường có tính khích lệ
Xây dựng và phát triển mối quan hệ
Kỹ năng định hướng lãnh đạo
Trao quyền cho cấp dưới
Định hướngkeết quả
Phát triển nhân viên
Thích ứng và quản lý thay đổi
(Nguồn: Nguyễn Thị Thu Trang, 2016)
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có duy nhất một kỹ năng mà tất cả các nhà lãnh
đạo đều đánh giá tốt là kỹ năng hiểu biết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các kỹ
năng còn lại được đánh giá chỉ ở mức trên trung bình. Nghiên cứu này đã làm rõ cơ sở
lý luận về lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo, đưa ra nội dung cơ bản của phát triển kỹ năng
lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam. Thế nhưng, phạm vi
nghiên cứu của đề tài còn hạn chế, ngoài ra, đề tài cũng chưa phân tích chuyên sâu về
17
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: văn hóa vùng miền, bằng cấp, tới các nhóm kỹ
năng lãnh đạo.
Khác với cách tiếp cận trên, Hung, N.M và cộng sự (2014) đã kế thừa các yếu tố
cấu thành kỹ năng lãnh đạo của Katz (1955), Mumford, Campion và Morgeson (2007),
Jones và Rudd (2007), Cheng, H. C. (2011) và Kalargyrou và cộng sự (2012) và đề
xuất đánh giá kỹ năng của trưởng khoa của 5 trường cao đẳng thuộc trường Đại học
Huế bao gồm 6 nhóm kỹ năng chính: kỹ năng nhận thức; kỹ năng con người; kỹ năng
kinh doanh; kỹ năng chiến lược; kỹ năng giao tiếp và kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng kinh doanh là quan trọng nhất, quan trọng tiếp theo là
kỹ năng chiến lược, kỹ năng con người, kỹ năng trí tuệ cảm xúc, kỹ năng nhận thức và
kỹ năng giao tiếp. Xét về mức độ đáp ứng, thì kỹ năng chiến lược được đánh giá cao
nhất, tiếp đến là kỹ năng kinh doanh, kỹ năng trí tuệ cảm xúc, kỹ năng con người, kỹ
năng nhận thức và kỹ năng giao tiếp, và các kỹ năng lãnh đạo của trưởng khoa chỉ
được đánh giá ở mức trên trung bình. Mặc dù nghiên cứu đã đạt được một số kết quả
như trình bày trên, thế nhưng đối tượng nghiên cứu lại khá hẹp, chỉ trong phạm vi của
trường Đại học Huế, đồng thời nghiên cứu cũng chưa làm rõ sự khác nhau về kỹ năng
lãnh đạo giữa đặc điểm của lãnh đạo, do đó kết quả nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng.
Nhìn chung, các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo rất phong phú và đa dạng về nội
dung, về các yếu tố cấu thành và được thực hiện trong nhiều lĩnh vực ngành nghề và
quy mô khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu khẳng định kỹ năng lãnh đạo có vai trò rất
quan trọng và ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
1.10.2 Nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh rất phong phú, đa
dạng, và thường được tiếp cận theo ba hướng chủ yếu sau:
-
Thứ nhất là đánh giá hiệu quả kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả kinh doanh
tại Việt Nam đều tập trung vào hướng này. Các nghiên cứu tiếp cận theo hướng này
thường dựa trên cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh để thực hiện đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, sau đó, tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
18
quả kinh doanh cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau (Chu Thị Thủy 2003; Nguyễn
Văn Tạo 2004; Nguyễn Thị Mai Hương 2008; Đoàn Ngọc Phúc 2014).
-
Thứ hai, nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp (Nguyễn Ngọc Tiến 2015;Kaplan, R.S. and Norton, D.P., 1996; Neely, A.,
Gregory, M, và Platts, K 1995; Hudson, M., Smart, A. and Bourne, M., 2001;Santos,
J.B. and Brito, L.A.L., 2012) và nghiên cứu về hoạt động đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp (Đỗ Huyền Trang 2012; Trần Thị Thu Phong 2012). Giống
với các nghiên cứu trên, các nghiên cứu tiếp cận theo hướng này cũng đi nghiên cứu
cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt là các nghiên
cứu tiếp cận theo hướng này sau đó đi sâu phân tích đặc thù của từng ngành nghề và
đề xuất hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thực hiện đánh giá hiệu quả kinh doanh cho
từng đối tượng nghiên cứu.
-
Thứ ba, nghiên cứu hiệu quả kinh doanh trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố
khác như: ảnh hưởng của giải quyết tranh chấp trong mua bán quốc tế và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam (Bùi Ngọc Sơn, 2012); cấu
trúc vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (San, O.T. and Heng, T.B., 2011; Saeed,
M.M., và cộng sự, 2013); nghiên cứu về tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp (Đoàn Ngọc Phúc 2014; Sami, H., và cộng sự,
2011; Wu, M.C., và cộng sự 2009; Khatab, H., và cộng sự, 2011); và nghiên cứu mối
quan hệ giữa sự lãnh đạo và hiệu quả doanh nghiệp. Các nghiên cứu của nước ngoài
thường tập trung theo hướng tiếp cận này.
Tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và gốc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đề
xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau.
-
Với quan điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh, các tác giả Bùi Xuân Phong (2004), Nguyễn
Văn Công (2005), Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Đoàn Ngọc Phúc (2014) cho rằng,
doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, suất hao phí và sức
sinh lợi để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Sức sản xuất cho biết khả năng tạo ra kết quả
sản xuất từ các yếu tố đầu vào. Suất hao phí là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu
19
ra phản ánh kết quả sản xuất hay lợi nhuận, doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn
vị chi phí hay yếu tố đầu vào. Sức sinh lợi phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào hay
một đơn vị đầu ra mang lại mấy đơn vị lợi nhuận.Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn
Văn Công (2009) cho rằng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua
ba nội dung là hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động. Hiệu
suất hoạt động phản ánh sự tương quan giữa kết quả sản xuất đầu ra với lượng chi phí
hay yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất đầu ra. Hiệu năng hoạt động thể hiện khả
năng hoạt động mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào hay
khi tiến hành từng hoạt động và thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu phản ánh
tốc độ vòng quay của các yếu tố đầu vào. Cuối cùng là hiệu quả hoạt động, được đo
bằng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị yếu tố đầu vào. Hiệu quả hoạt động là biểu
hiện của hiệu quả kinh doanh vì mục đích cuối cùng của kinh doanh là lợi nhuận.
Trong khi đó, Đỗ Huyền Trang (2012) cho rằng có thể sử dụng ba chỉ tiêu sau để đánh
giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể: chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng,
tốc độ luân chuyển và suất sinh lời của chi phí hoặc các yếu tố đầu vào. Trong đó, suất
sinh lời là nhóm chỉ tiêu chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là
cao hay thấp. Mặc dù các hướng tiếp cận trên đều đề xuất ba chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh với các tên gọi khác nhau, nhưng xét về bản chất thì khá giống nhau. Các
chỉ tiêu đều là phản ánh sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào; khả
năng sử dụng các yếu tố đầu vào và cuối cùng là khả năng tạo ra lợi nhuận từ các yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp. Đồng thời, các nghiên cứu trên cũng nhấn mạnh đến vai
-
trò của chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Với quan điểm kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, nên các tác
giả Josette Peyrard (2005), Ngô Thế Chi – Nguyễn Trọng Cơ (2008), Nguyễn Tấn
Bình (2010), Nguyễn Ngọc Tiến (2015) cho rằng khi phân tích hiệu quả kinh doanh
-
của doanh nghiệp chỉ cần chú trọng đến phân tích khả năng sinh lợi.
Với quan điểm doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, chịu sự tác động và chi phối
trong sự quản lý chung của Nhà nước, do đó hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp phải
gắn liền với hiệu quả xã hội. Từ đó, các tác giả cho rằng doanh nghiệp nên phân tích
thêm một số chỉ tiêu dưới gốc độ hiệu quả xã hội như: thuế (Nguyễn Văn Tạo 2004;
Huỳnh Đức Lộng 1999; Đỗ Huyền Trang 2012; Nguyễn Ngọc Tiến 2015); thu nhập
bình quân người lao động (Huỳnh Đức Lộng 1999; Nguyễn Ngọc Tiến 2015; Chu Thị
20
Thủy 2003); một số chỉ tiêu liên quan đến ngoại tệ (Nguyễn Thị Mai Hương, 2008) và
-
một số chỉ tiêu phi tài chính khác.
Khác với cách tiếp cận trên trên, các tác giả (Kaplan, R.S. and Norton, D.P. 1996;
Neely, A., Gregory, M. and Platts, K. 1995; Hudson, M., Smart, A. and Bourne, M.
2001; Đặng Thị Hương 2010;Santos, J.B. and Brito, L.A.L. 2012; Ngô Quý Nhâm
2011; Nguyễn Minh Tâm 2014; Lê Thị Phương Thảo 2016) cho rằng các thướt đo tài
chính mang tính ngắn hạn và chỉ phản ánh kết quả quá khứ, do đó các tác giả đã bổ
sung các thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Các mục tiêu
và thước đo đánh giá hiệu quả của một tổ chức xuất phát từ bốn viễn cảnh: tài chính,
khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển. Xét ở góc độ tài chính thì các chỉ số
về lợi nhuận được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Các mục tiêu trong viễn cảnh khách hàng có thể đo lường qua: mức độ hài
lòng của khách hàng, giữ chân khách hàng, thu hút khách hàng, lợi nhuận từ khách
hàng, tỷ trọng khách hàng mục tiêu thường được sử dụng. Trong viễn cảnh quy trình
nội bộ, doanh nghiệp phải xác định được các quy trình nội bộ cốt lỗi mà doanh nghiệp
cần đầu tư để trở nên vượt trội. Có thể dùng các chỉ tiêu như: tốc độ và chi phí cho
nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và dịch vụ, thời gian hay chi phí giải quyết đơn
hàng, công suất máy móc thiết bị, giao hàng đúng hẹn, … để đo lường chất lượng của
quy trình nội bộ. Và cuối cùng là viễn cảnh học hỏi và phát triển, bao gồm 3 nguồn
chính: con người, các hệ thống và các quy trình tổ chức. Mô hình này là một hệ thống
bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, được xây dựng cân bằng với nhau, hỗ
trợ nhau, có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau.
Hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam đều có chung một
hạn chế là quá tập trung và nhấn mạnh vào các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Một số học giả cho rằng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh bị ảnh hưởng bởi ngành nghề kinh doanh (Trần Thị Kim Thu 2006;
Nguyễn Thị Mai Hương 2008; Đỗ Huyền Trang 2012; Nguyễn Ngọc Tiến 2015), do
đó, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, các doanh nghiệp nên chọn hệ thống chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh doanh phù hợp.
1.10.3 Mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp
21
Như trình bày trên mục 1.2.1 trang2 và mục 1.2.2 trang8, nghiên cứu về mối
quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp (Connelly và cộng sự, 2000; Boyatzis 1982; Cheng, H. C., 2011; Kehinde, J. S
Jegede, C.A. và Akinladi, H.B. 2012; Abosede và cộng sự, 2011)là một trong những
nhánh nghiên cứu chính liên quan đến kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Các nghiên cứu này thường xác định kỹ năng của nhà lãnh đạo thông
qua kiểm tra, giải quyết tình huống, tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi người
khác,sau đó, xác định sự ảnh hưởng của kỹ năng của nhà lãnh đạo đến hiệu quả lãnh
đạo. Hiệu quả lãnh đạo được đo lường thông qua hiệu quả thực hiện công việc của cá
nhân, của nhóm và của cả doanh nghiệp (Yukl,G., 2013). Bao gồm: doanh số, lợi
nhuận, thị phần, tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), tỉ suất lợi nhuận trên tài sản
(ROA), sự hài lòng của nhân viên, tạo động lực cho nhân viên, phát triển kỹ năng nhân
viên, chất lượng giải pháp...
Connelly và cộng sự (2000) cho rằng kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo và kỹ
năng phán xét xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả lãnh đạo, hiệu quả lãnh
đạo được giá thông qua chất lượng các giải pháp giải quyết vấn đề của lãnh đạo và
thành tích của lãnh đạo. Cheng, H. C. (2011) đã sử dụng hồi quy đa biến, hồi quy phân
cấp và Anova để nghiên cứu về mối quan hệ giữa các kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả
lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người, kỹ năng
kinh doanh và kỹ năng chiến lược, hiệu quả lãnh đạo được đánh giá qua hiệu quả quản
lý chung, hiệu quả của lãnh đạo, hiệu quả của lãnh đạo so với các lãnh đạo khác… Kết
quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng kinh doanh là chìa khóa để các nhà lãnh đạo được
đánh giá cao hơn về hiệu quả lãnh đạo.Kỹ năng kinh doanh của lãnh đạo càng cao, nhà
lãnh đạo được đánh giá cao hơn về hiệu quả lãnh đạo, trong khi đó kỹ năng con người
càng cao có mối quan hệ kém với hiệu quả lãnh đạo càng cao. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng diện mạo bên ngoài của lãnh đạo như: chiều cao, sức hấp
dẫn tổng quan có ảnh hưởng đến hiệu quả lãnh đạo. Kehinde, J. S Jegede, C.A. và
Akinladi, H.B. (2012) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả
tổ chức thuộc lĩnh vực ngân hàng tại Nigeria. Theo đó, nghiên cứu cho thấy rằng kỹ
năng lãnh đạo có mối quan hệ đáng kể với hiệu quả của tổ chức và ảnh hưởng lớn đến
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Hiệu quả lãnh đạo được đo lường thông qua
22
ROI và lợi nhuận trong dài hạn, kỹ năng lãnh đạo được đo lường thông qua 10 kỹ năng
sau: kỹ năng lãnh đạo, sự đam mê, tổ chức, sự ủy quyền, quyền sở hữu và trách nhiệm,
kỹ năng truyền đạt hiệu quả, dũng cảm và thân thiện, lắng nghe người theo sau, hiểu
biết về người theo sau. Abosede, A. J. và cộng sự (2011) cho rằng, kỹ năng lãnh đạo có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Nigeria.
Tại Việt Nam, mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo, nhưng
thông qua các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, Đỗ Anh Đức (2014) và Lê Thị Phương
Thảo (2016) cũng đánh giá sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả của
doanh nghiệp.
Đỗ Anh Đức (2014) đánh giá kỹ năng của giám đốc DNNVV tại Hà Nội bao
gồm: (1) kỹ năng giải quyết vấn đề, (2) kỹ năng sử dụng quyền lực và gây ảnh hưởng,
(3) kỹ năng tạo động lực cho nhân viên, (4) kỹ năng giao tiếp đàm phán, (5) kỹ năng
xử lý xung đột, (6) kỹ năng quản lý sự căng thẳng, (7) kỹ năng ủy quyền, (8) kỹ năng
kiểm soát, (9) kỹ năng tin học, (10) kỹ năng ngoại ngữ.Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
kỹ năng quản lý của giám đốc DNNVV có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, nghiên cứu này lại chỉ mới đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ dựa vào yếu tố năng lực lãnh đạo,
không quan tâm đến các yếu tố khác như vốn, quy mô, …Lê Thị Phương Thảo
(2016)nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực lãnh đạo của giám đốc các doanh nghiệp
nhỏ và vừa khu vực Bắc miền trungđến kết quả hoạt động của doanh nghiệp DNNVV
thông qua mô hình ASK.Theo đó, năng lực lãnh đạo được đánh giá thông qua ASK,
kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên 4 phương diện, bao gồm
tài chính: khách hàng, quy trình nội bộ và đào tạo. Tương đồng với kết quả nghiên cứu
của Đỗ Anh Đức (2014), kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng lãnh đạo có tác động
mạnh đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.Kỹ năng lãnh đạo trong mô hình này
bao gồm: (1) kỹ năng thấu hiểu bản thân, (2) kỹ năng cân bằng công việc và cuộc
sống, (3) kỹ năng học hỏi, (4) kỹ năng giải quyết vấn đề, (5) kỹ năng giao tiếp lãnh
đạo, (6) kỹ năng động viên khuyến khích, (7) kỹ năng phát triển đội ngũ, (8) kỹ năng
gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, (9) kỹ năng thiết lập và lãnh đạo nhóm, (10) kỹ
năng xây dựng tầm nhìn và lên chiến lược, (11) kỹ năng tổ chức và triển khai công
việc, (12) kỹ năng huy động và phối hợp các nguồn lực, (13) kỹ năng khỏi xướng sự
23
thay đổi, (14) kỹ năng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp.Tuy nhiên, nghiên
cứu này còn giới hạn về vị trí địa lý và chưa làm rõ sự khác nhau trong ngành nghề cụ
thể.Hầu hết các nghiên cứu đều có cùng kết quả đánh giá là kỹ năng của lãnh đạo các
doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
1.11
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên
cứu
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu đã trình bày tại mục 1.2
trang 2, tác giả có một số đánh giá như sau:
Trên thế giới, các nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo rất phong phú, đa dạng, được
thực hiện theo nhiều mô hình nghiên cứu khác nhau, và được thực hiện trong nhiều
lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng kỹ năng có vai
trò rất quan trọng trong sự nghiệp của lãnh đạo, và các kỹ năng này không phải do
bẩm sinh mà có, kỹ năng có thể hình thành và phát triển thông qua quá trình học tập,
rèn luyện và thực hành qua thời gian. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kỹ
năng lãnh đạo có vai trò to lớn, và có ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của doanh
nghiệp.Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đề xuất các chương trình và hoạt động đào tạo
nhằm nâng cao kỹ năng của lãnh đạo để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, từ đó nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu liên quan về hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, thế nhưng các nghiên cứu về lãnh đạo và kỹ năng lãnh đạo còn khá hạn
chế.Các nghiên cứu về lãnh đạo chủ yếu tập trung nghiên cứu năng lực của lãnh đạo
và phong cách lãnh đạo, một số ít nghiên cứu về vai trò và tố chất cá nhân của lãnh
đạo trong doanh nghiệp.Hơn thế nữa, các nghiên cứu về lãnh đạo tại Việt Nam đều có
chung một hạn chế là chỉ mới nghiên cứu về lãnh đạo nói chung, lãnh đạo trong các
loại hình doanh nghiệp khác nhau, vị trí địa lý khác nhau, chưa đi sâu làm rõ sự khác
nhau về lãnh đạo trong các ngành nghề khác nhau. Nghiên cứu trực tiếp về kỹ năng
lãnh đạo chỉ mới có Hung, Nguyen Manh và cộng sự (2014)nghiên cứu về kỹ năng
lãnh đạo trong lĩnh vực giáo dục, và Nguyễn Thị Thu Trang (2016) nghiên cứu phát
triển kỹ năng lãnh đạo trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam.
Theo các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo, năng lực được cấu thành bởi 3 nhân
tố chính, đó là kiến thức, kỹ năng và phẩm chất/ thái độ (Lê Thị Phương Thảo 2016;
24
Đỗ Anh Đức 2014; Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh 2012). Theo đó, kiến thức được
hiểu là năng lực về thu thập dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề, năng lực ứng dụng,
năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá. Kỹ năng chính là năng lực
thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông thường kỹ năng được
chia thành các cấp độ chính như: bắt chước, ứng dụng, vận dụng, vận dụng sáng tạo.
Thái độ hay phẩm chất thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận
và phản ứng lại các thực tế, xác định giá trị, giá trị ưu tiên. Các phẩm chất và hành vi
thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để
đảm nhận tốt công việc (Lê Quân và Nguyễn Quốc Khánh, 2012).
Trong khi đó, Yukl (2013) cho rằng năng lực (competency) thường là một sự kết
hợp giữa các kỹ năng (Skills) và các đặc điểm (traits) có liên quan của lãnh đạo. Đặc
điểm (traits) đề cập đến một loạt các thuộc tính cá nhân, bao gồm nhân cách/tính cách,
khí chất, nhu cầu, động cơ, và giá trị, và kỹ năng (skills) đề cập đến khả năng (ability)
làm một việc gì đó có hiệu quả. Theo Katz (1955), một kỹ năng (skill) ngụ ý một khả
năng (ability), và khả năng này có thể được phát triển, không nhất thiết phải là bẩm
sinh, và được thể hiện trong hoạt động, không chỉ đơn thuần là tiềm năng. Lãnh đạo
cần có 3 kỹ năng, đó là: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức.
Theo Mumford và cộng sự (2000), lãnh đạo cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ
năng phán xét xã hội.Theo Mumford, Campion và Morgeson (2007), lãnh đạo cần có
4 kỹ năng, đó là kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ
năng chiến lược.Từ đó cho thấy góc độ tiếp cận kỹ năng lãnh đạo và năng lực lãnh
đạo là hoàn toàn khác nhau.
Ngành dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề
và sinh hoạt (Nguyệt A. Vũ2014). Theo Lê Hồng Thuận (2017), Ngành dệt may Việt
Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm cho n
người lao động và góp phần rất lớn trong việc ổn định xã hội, nâng cao mức sống cho
người dân. Do đó, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may, cũng như sự
tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp dệt may có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế xã
hội của quốc gia.
25
Những phân tích trên cho thấy “nghiên cứumối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo
và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam” là nghiên cứu mới,
không bị trùng lắp với các nghiên cứu đã có, có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.
Bởi vì:
-
Xét về giá trị khoa học, luận ánhệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng lãnh đạo, cơ
sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, trên cơ sở kiểm
định kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án sẽ góp phần vào việc củng cố lý
thuyết về mối quan hệ giữa kỹ năng lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của doanh
-
nghiệp.
Xét về thực tiễn, luận ánxác định các kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo tại
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đánh giá thực trạng kỹ năng của nhà lãnh đạo
tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, kiểm định mối quan hệ giữa kỹ năng của
nhà lãnh đạo và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận ánđề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng của nhà
lãnh đạo, làm tiền đề cho cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam.
1.12
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.12.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu
quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung.Cụ thể như sau:
-
Thứ nhất, luận án xác định các kỹ năng cần thiết đối với nhà lãnh đạo tại các
-
doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ hai, luận án đánh giá sự ảnh hưởng của kỹ năng lãnh đạo đến hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đồng thời luận án đánh giá chi
tiết sự ảnh hưởng của từng kỹ năng của nhà lãnh đạo đến từng khía cạnh của
-
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ ba, luận án đánh giá thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng trên của nhà
-
lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ tư, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển kỹ năng
của nhà lãnh đạo tại các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung, làm cơ sở
để cải thiện và nâng caohiệu quả kinh doanh trên nhiều khía cạnh tùy thuộc vào
mục tiêu và định hướng phát triển của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
1.12.2 Nhiệm vụ nghiên cứu