Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm chương ester lipid, sách giáo khoa hóa học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HOÁ HỌC
---------

PHẠM THỊ NHUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC,
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CHƢƠNG ESTER - LIPID, SÁCH GIÁO KHOA
HOÁ HỌC 12

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ

HÀ NỘI - 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HOÁ HỌC
---------

PHẠM THỊ NHUNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC,
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
CHƢƠNG ESTER - LIPID, SÁCH GIÁO KHOA
HOÁ HỌC 12
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. DƢƠNG QUANG HUẤN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Hoá học - Trƣờng Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2, đƣợc sự giúp đỡ, giảng dạy tận tình của quý thầy cô giảng viên
cùng sự nỗ lực của bản thân, sau một khoảng thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em
đã hoàn thành đề tài khóa luận “Phát triển năng lực tự học, giải quyết vấn đề và
sáng tạo của học sinh thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm chương Ester - Lipid,
Sách giáo khoa Hóa học 12”.
Trƣớc hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Dƣơng Quang Huấn thầy giáo đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình
thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Khoa Hoá học Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời thân, bạn bè đã luôn ở
bên động viên giúp em hoàn thành đề tài khoá luận này.
Do thời gian và hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên bài khóa luận của em
còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dạy thêm của thầy
cô để đề tài khóa luận của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Nhung



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Phát triển năng lực tự
học, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua hệ thống bài tập trắc
nghiệm chương Ester - Lipid, Sách giáo khoa Hóa học 12” là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi. Bản khóa luận này đƣợc hoàn thành tại trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 dƣới
sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Quang Huấn. Vì vậy, tôi xin cam đoan rằng kết quả
đạt đƣợc là kết quả thực của bản thân tôi, không trùng với kết quả của tác giả khác.

Sinh viên

Phạm Thị Nhung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT

Trung học phổ thông

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GD


Giáo dục

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

NL

Năng lực

GQVĐ&ST

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

PTPƢ

Phƣơng trình phản ứng

BT

Bài tập

CTCT

Công thức cấu tạo


CTPT

Công thức phân tử

đktc

Điều kiện tiêu chuẩn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................2
4. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................................2
5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông .............................................3
1.1.1. Xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học ........................................................3
1.1.2. Một số biện pháp đổi mới phƣơng pháp dạy học .............................................3
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo ................................................................................................................................4
1.2.1. Năng lực ............................................................................................................4
1.2.2. Năng lực tự học .................................................................................................5
1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.............................................................6
1.3. Bài tập hoá học ở trƣờng THPT ...........................................................................7
1.3.1. Khái niệm bài tập hoá học .................................................................................7
1.3.2. Phân loại bài tập hoá học ..................................................................................8
1.3.3. Ý nghĩa, vai trò của bài tập hoá học .................................................................8

CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
CHƢƠNG ESTER - LIPID, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 12 ..........................10
2.1. Hệ thống hoá lý thuyết chƣơng Ester - lipid ......................................................10
2.1.1. Lý thuyết về Ester ...........................................................................................10
2.1.2. Lý thuyết về Lipid .......................................................................................... 14
2.1.3. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp .................................................................15
2.2. Các dạng câu hỏi lý thuyết về Ester - Lipid .......................................................16
2.2.1. Dạng câu hỏi về Công thức tổng quát - Cấu tạo - Đồng phân - Danh pháp ...16
2.2.2. Dạng câu hỏi về tính chất ................................................................................17
2.2.3. Dạng câu hỏi về điều chế ................................................................................19
2.3. Các dạng bài tập về Ester -Lipid và phƣơng pháp giải ......................................20
2.3.1. Dạng bài toán thuỷ phân ester ........................................................................20
2.3.2. Dạng bài toán tính hiệu suất ester hoá - Hằng số cân bằng ...........................22
2.3.3. Dạng bài toán xác định chỉ số acid, chỉ số xà phòng hoá. Bài toán về chất béo
...................................................................................................................................24


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI CHƢƠNG ESTER - LIPID,
SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 12 ........................................................................26
3.1. Xây dựng bộ câu hỏi lí thuyết và hệ thống bài tập mẫu có hƣớng dẫn giải theo
các dạng của chƣơng 2 ..............................................................................................26
3.1.1. Bộ câu hỏi lí thuyết có hƣớng dẫn giải ...........................................................26
3.1.2. Bộ câu hỏi bài tập có hƣớng dẫn giải ..............................................................35
3.2. Xây dựng bộ câu hỏi lí thuyết và bài tập không có hƣớng dẫn giải (chỉ có đáp
án) để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh theo các dạng của chƣơng 2 .54
3.2.1. Bộ câu hỏi lí thuyết không có hƣớng dẫn giải ................................................54
3.2.2. Bộ câu hỏi bài tập không có hƣớng dẫn giải ...................................................61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua bao thập kỷ, Đảng và nhà nƣớc ta luôn xem giáo dục là quốc sách
hàng đầu. Điều này có nghĩa là sự nghiệp giáo dục và chính sách giáo dục có vai trò
vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của đất nƣớc. Ngày nay, cả nhân loại đang
sống trong thế kỷ XXI - thế kỷ của trí tuệ, của nền kinh tế tri thức và phát triển năng
lực con ngƣời, coi con ngƣời là vốn quý nhất. Chính vì vậy, việc đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục là điều tất yếu và là yếu tố có tính quyết định đối với sự
thành công của các cải cách kinh tế, chính trị, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, giúp cho đất nƣớc phát triển bền vững.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá
XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đạo tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền
thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực.” Định hƣớng này đã chỉ rõ giáo dục theo định hƣớng phát triển năng
lực là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong xã hội ngày nay, đặc biệt là năng
lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo… cho học sinh.
Hiện nay, việc đổi mới chƣơng trình đào tạo, cũng nhƣ đổi mới sách giáo
khoa đã và đang tác động trực tiếp đến việc dạy của giáo viên và việc học của học
sinh. Với đặc thù là bộ môn khoa học thực nghiệm, trong khi điều kiện để thực
nghiệm còn hạn chế nên việc giải bài tập Hoá học sẽ góp phần không nhỏ vào việc
củng cố lí thuyết, phát huy năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học
sinh THPT.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THÔNG QUA
HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƢƠNG ESTER - LIPID, SÁCH GIÁO
KHOA HOÁ HỌC 12”.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi chƣơng Ester
- lipid, sách giáo khoa Hoá học lớp 12 nhằm phát triển năng lực tự học, giải quyết

1


vấn đề và sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy của giáo viên và
chất lƣợng học tập của học sinh thông qua hệ thống bài tập.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá lý thuyết chƣơng Ester - Lipid
- Phân loại các dạng bài tập của chƣơng
- Tổng hợp và xây dựng hệ thống câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Chƣơng Ester - Lipid, sách giáo khoa Hoá học 12.
5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm
chƣơng Ester - Lipid, sách giáo khoa Hoá học 12 để phát triển năng lực tự học, giải
quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.
- Phƣơng pháp: Nghiên cứu tài liệu.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông
1.1.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học [4]
Đổi mới PPDH nhằm chú trọng phát triển NL của HS. Những định hƣớng
chung, tổng quát về đổi mới PPDH các môn học thuộc chƣơng trình GD định hƣớng
phát triển NL là:

- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và
phát triển NL tự học, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng
tạo của tƣ duy.
- Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã quy
định. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Việc đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển NL thể hiện qua bốn đặc
trƣng cơ bản sau:
+ Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự
khám phá những điều chƣa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức đƣợc
sắp đặt sẵn. GV là ngƣời tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập
phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học
tập hoặc tình huống thực tiễn...
+ Chú trọng rèn luyện cho HS biết khai thác sách giáo khoa và các tài liệu
học tập. Định hƣớng cho HS cách tƣ duy nhƣ phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái
quát hoá, tƣơng tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển NL tƣ duy
sáng tạo.
+ Tăng cƣờng phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trƣờng giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.
+ Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, BT (đánh giá lớp học) và phát triển kỹ
năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS.
1.1.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học [4]
“- Cải tiến các PPDH truyển thống.

3


- Kết hợp đa dạng các PPDH.

- Vận dụng dạy học GQVĐ.
- Vận dụng dạy học theo tình huống.
- Vận dụng dạy học theo định hƣớng hành động.
- Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ
trợ dạy học.
- Tăng cƣờng sử dụng phƣơng tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ
trợ dạy học.
- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
- Chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn.
- Bồi dƣỡng phƣơng pháp học tập tích cực cho HS.”[4]
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo
1.2.1. Năng lực
1.2.1.1. Khái niệm về năng lực
“Năng lực là thuộc tính cá nhân đƣợc hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn
có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con ngƣời huy động tổng hợp kiến
thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhƣ hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực
hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những
điều kiện cụ thể”. [1]
NL không phải là một thuộc tính đơn nhất, mà là một tổng thể của nhiều yếu
tố có liên hệ tác động qua lại và hai đặc điểm cơ bản của NL là Tính vận dụng, tính
chuyển đổi và phát triển. NL đƣợc hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt động
tích cực của con ngƣời. Phát triển NL của con ngƣời chính là mục tiêu mà dạy và
học tích cực luôn hƣớng tới.
1.2.1.2. Phân loại năng lực
Trong các chƣơng trình giáo dục hiện nay của nhiều nƣớc trên thế giới, hầu
hết các nhà giáo dục phân loại NL thành hai nhóm chính, đó là NL chung và NL
riêng (còn gọi là NL chuyên biệt).
- NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho
mọi hoạt động của con ngƣời trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. NL chung

đƣợc hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học.

4


- NL chuyên biệt là những NL chuyên sâu, riêng biệt đƣợc hình thành và
phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó.
1.2.1.3. Những năng lực cần hình thành và phát triển cho HS trung học phổ thông
trong dạy học hoá học [1]
- Theo chƣơng trình GD phổ thông - Chƣơng trình tổng thể của Bộ GD&ĐT
đã xác định các NL cần phát triển cho HS THPT là
+ Những NLchung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL
GQVĐ&ST.
+ Những NL chuyên môn gồm: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự
nhiên và xã hội, NL tự học, NL công nghệ, NL thẩm mĩ, NL thể chất.
- Ở trƣờng THPT, ngoài các NL chung, môn hoá học cần phải hình thành và
phát triển cho HS một số NL chuyên biệt phù hợp với hoạt động học tập của môn
học. Các NL chuyên biệt này bao gồm: NL sử dụng ngôn ngữ hoá học, NL thực
hành hoá học, NL tính toán hoá học, NL GQVĐ thông qua môn hoá học, NL vận
dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Việc đánh giá và đo lƣờng mức độ đạt đƣợc những yêu cầu về NL chung và
NL đặc thù của HS qua từng cấp học đƣợc thực hiện thông qua nhận xét các biểu
hiện chủ yếu của các thành tố trong từng NL.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chú trọng vào nghiên cứu NL tự
học, GQVĐ&ST của HS THPT.
1.2.2. Năng lực tự học
1.2.2.1. Khái niệm năng lực tự học
- Tự học là quá trình mà trong đó chủ thể ngƣời học tự biến đổi mình, tự biến
đổi các giá trị của mình, tự làm phong phú giá trị của mình bằng các thao tác tƣ duy
và ý chí, nghị lực và sự say mê học tập của cá nhân.

- Theo Nguyễn Cảnh Toàn: “NL tự học đƣợc hiểu là một thuộc tính kỹ năng rất
phức hợp. Nó bao gồm kỹ năng và kĩ xảo cần gắn bó với động cơ và thói quen tƣơng
ứng, làm cho ngƣời học có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà công việc đặt ra” [7].
NL tự học là sự bao hàm cả cách học, kỹ năng học và nội dung học: “NL tự
học là sự tích hợp tổng thể cách học và kỹ năng tác động đến nội dung trong hàng
loạt tình huống - vấn đề khác nhau” [7].

5


Nhƣ vậy, ta hiểu: “NL tự học là những thuộc tính tâm lí mà nhờ đó chúng ta
giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra một cách hiệu quả nhất, nhằm biến kiến thức của
nhân loại thành sở hữu của riêng mình”.
1.2.2.2. Những biểu hiện của năng lực tự học
Theo chƣơng trình GD phổ thông - Chƣơng trình tổng thể của Bộ GD&ĐT
(12/2018), NL tự học có những biểu hiện sau:
- Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trƣớc đây và định
hƣớng phấn đấu tiếp, mục tiêu học đƣợc đặt ra chi tiết, cụ thể, đặc biệt tập trung
nâng cao hơn những khía cạnh còn yếu kém.
- Đánh giá và điều chỉnh đƣợc kế hoạch học tập, hình thành cách học
riêng của bản thân, tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn đƣợc nguồn tài liệu phù hợp
với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau, ghi chép thông tin bằng các hình
thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết, tự đặt
đƣợc vấn đề học tập.
- Tự nhận ra và điều chỉnh đƣợc những sai sót, hạn chế của bản thân trong
quá trình học tập, suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng
vào các tình huống khác, trên cơ sở các thông tin phản hồi biết vạch kế hoạch điều
chỉnh cách học để nâng cao chất lƣợng học tập.
1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
1.2.3.1. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

“NL GQVĐ&ST của HS là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các quá trình
nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để phân tích, đề xuất các biện
pháp, lựa chọn giải pháp và thực hiện giải quyết những tình huống, những vấn đề
học tập và thực tiễn mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông
thƣờng, đồng thời đánh giá giải pháp GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng linh hoạt
trong hoàn cảnh, nhiệm vụ mới”.[1]
1.2.3.2. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Theo [1], cấu trúc của NL GQVĐ&ST của HS THPT gồm 6 thành phần:
+ Nhận ra ý tƣởng mới.
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề.
+ Hình thành và triển khai ý tƣởng mới.

6


+ Đề xuất và lựa chọn giải pháp.
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề.
+ Tƣ duy độc lập.
1.2.3.3. Những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Theo [1], NL GQVĐ&ST có những biểu hiện sau:
- Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tƣởng mới và phức tạp từ các nguồn
thông tin khác nhau. Phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy đƣợc khuynh
hƣớng và độ tin cậy của ý tƣởng mới.
- Phân tích, phát hiện và phát nêu đƣợc tình huống có vấn đề trong học tập
cũng nhƣ trong thực tiễn.
- Nêu đƣợc nhiều ý tƣởng mới trong học tập và cuộc sống, suy nghĩ không
theo lối mòn. Tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tƣởng khác nhau, hình thành và
kết nối các ý tƣởng.
- Biết thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề. Đề xuất và phân
tích đƣợc một số giải pháp GQVĐ.

- Nêu, nội dung, hình thức, phƣơng tiện hoạt động phù hợp.
- Tập hợp và điều phối đƣợc nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.
- Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình
giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
- Đặt nhiều câu hỏi giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều,
không thành khi xem xét.
- Đánh giá vấn đề, quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục. Sẵn
sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
1.3. Bài tập hoá học ở trƣờng THPT
1.3.1. Khái niệm bài tập hoá học
- Theo [3], thì BT hoá học đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“BT là bài ra cho HS làm để vận dụng kiến thức đã học, còn bài toán là vấn
đề cần giải quyết bằng phƣơng pháp khoa học. BT hoá học là những vấn đề học tập

7


đƣợc giải quyết bằng những suy nghĩ logic, những phép toán và những thí nghiệm
hoá học trên cơ sở các khái niệm, định luật, học thuyết và PP hoá học’’.[3]
- BT định hƣớng phát triển NL là dạng BT chú trọng đến sự vận dụng những
hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với ngƣời học, gắn
với bối cảnh thực tiễn. Các BT dùng trong đánh giá HS quốc tế PISA là một ví dụ
điển hình về dạng BT định hƣớng phát triển NL, khả năng vận dụng tri thức vào
giải quyết các tình huống của cuộc sống.
1.3.2. Phân loại bài tập hoá học
BT hoá học đƣợc phân thành các loại cơ bản sau:
- Dựa vào nội dung chƣơng trình: BT vô cơ, BT hữu cơ.
- Dựa vào nội dung BT: BT định tính, BT định lƣợng, BT lý thuyết, BT thực
nghiệm, BT tổng hợp.

- Dựa vào mục đích dạy học: BT hình thành kĩ năng, BT củng cố kiến thức.
- Dựa vào kiểu hay dạng BT: BT xác định CTPT của hợp chất, BT tách chất
ra khỏi hỗn hợp, BT xác định thành phần của hỗn hợp, BT điều chế các chất
- Dựa vào chức năng của BT: BT biết, hiểu, vận dụng, vận dụng sáng tạo.
- Dựa vào hình thức: BT trắc nghiệm, BT tự luận.
- Dựa vào mức độ kiến thức: BT Cơ bản, BT nâng cao
1.3.3. Ý nghĩa, vai trò của bài tập hoá học [8]
- Giúp HS hiểu một cách chính xác hoá các khái niệm hoá học. Củng cố, đào
sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú và hấp dẫn.
- Giúp cho HS ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất.
- Rèn luyện các kỹ năng hoá học nhƣ cân bằng phƣơng trình phản ứng, tính
toán theo công thức hoá học…
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và các thao tác tƣ duy.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động
sản xuất và bảo vệ môi trƣờng…
- Phát triển NL nhận thức, NL tự học, NL GQVĐ&ST, biện chứng, khái
quát, độc lập, rèn luyện trí thông minh cho HS.

8


- Là phƣơng tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng của HS một
cách chính xác.
- Giáo dục đạo đức cho HS, rèn luyện tính cẩn thận, chăm chỉ, kiên nhẫn,
sáng tạo, trung thực và lòngg say mê với khoa học. BT thực nghiệm còn có tác dụng
rèn luyện văn hoá lao động.

9



CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
CHƢƠNG ESTER - LIPID, SÁCH GIÁO KHOA HOÁ HỌC 12
2.1. Hệ thống hoá lý thuyết chƣơng Ester - lipid
2.1.1. Lý thuyết về Ester
2.1.1.1. Khái niệm - công thức tổng quát
a. Khái niệm
- Ester là sản phẩm đƣợc tạo thành khi thay nhóm -OH ở nhóm carboxylic
của carboxylic acid bằng nhóm -OR của alcohol.
- Ester đơn giản có công thức cấu tạo nhƣ sau:
R - C - O - R’
O
Trong đó: R là gốc hydrocarbon hoặc H, R’ là gốc hydrocarbon.
- Ví dụ: HCOOCH3, CH3COOC2H5, CH3COOCH=CH2,
CH2=CHCOOC2H5,…
b. Công thức tổng quát
- Công thức tổng quát của ester: CnH2n + 2 - 2kO2a (với k là số liên kết đôi, a là
số nhóm ester)
-Công thức chung của 1 số ester:
+ Ester đơn chức: RCOOR’ (R là gốc acid, R’ là gốc alcohol)
+ Ester đơn chức, no, mạch hở đƣợc tạo bởi carboxylic acid no, đơn chức
mạch hở và alcohol no, đơn chức, mạch hở: CmH2m+1COOCm’H2m’+1 hay CnH2nO2
(m ≥ 0; m’ ≥ 1; n ≥ 2).
+ Ester đa chức đƣợc tạo bởi carboxylic acid đa chức và alcohol đơn chức:
R(COOR’)n
+ Ester đa chức đƣợc tạo bởi carboxylic acid đơn chức và alcohol đa chức:
(RCOO)nR’
+ Ester đa chức đƣợc tạo bởi carboxylic acid đa chức và alcohol đa chức
(cùng có n nhóm chức): R(COO)nR’
10



+ Ester chứa vòng benzene: C6H5COOR’ hoặc RCOO-CH2-C6H5
2.1.1.2. Phân loại
Tùy theo đặc điểm của gốc hydrocarbon và số nhóm carboxyl, ester đƣợc chia
thành nhiều loại khác nhau nhƣ: ester no, ester không no, ester đơn chức, đa chức…
2.1.1.3. Danh pháp
- Danh pháp:
Tên Ester = Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO- (đuôi “ate”)
Ví dụ: CH3COOC2H5 : Ethyl acetate
CH2=CH - COOCH3: Methyl acrylate
HCOOC6H5: Phenyl formiate
2.1.1.4. Tính chất vật lý
- Trạng thái: là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thƣờng.
- Nhiệt độ sôi: thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử.
- Tính tan: ít tan hoặc không tan trong nƣớc do không tạo liên kết hydrogen
giữa các phân tử với nƣớc.
- Đa số các ester có mùi thơm đặc trƣng
Ví dụ: Ethyl butirate: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa
Isoamyl acetate: CH3COOCH2CH2(CH3)2: mùi chuối
2.1.1.5. Tính chất hoá học
2.1.1.5.1. Phản ứng ở nhóm chức
a. Phản ứng thuỷ phân
- Thuỷ phân ester trong môi trƣờng acid, đun nóng


 RCOOH + R’OH
RCOOR’ + H2O 

Đây là phản ứng thuận nghịch, để cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận
cần có acid H2SO4 đặc.

- Thuỷ phân ester trong môi trƣờng kiềm (phản ứng xà phòng hoá):
t
RCOOR’ + NaOH 
 RCOONa + R’OH
0

11


t
CH3COOC2H5 + NaOH 
 CH3COONa + C2H5OH
0

t
HCOOCH=CH2 + NaOH 
 HCOONa + CH3CHO
0

t
C2H5COOC(CH3)=CH2 + NaOH 
 C2H5COONa + CH3COCH3
0

b. Phản ứng khử
- Ester bị khử bởi lithium aluminum hydride (LiAlH4), khi đó nhóm R - CO (gọi là nhóm acyl) trở thành alcohol bậc I:
LiAlH 4 ,t
RCOOR’ 
 RCH2OH + R’OH
0


2.1.1.5.2. Phản ứng ở gốc hydrocarbon
a. Phản ứng cộng vào gốc không no
Gốc hydrocarbon không nó ở ester có phản ứng cộng với H2, Br2, Cl2…
Ni ,t
CH2=CH -COOC2H5 + H2 
 CH3 -CH2 -COOC2H5
0

b. Phản ứng trùng hợp
Một số ester đơn giản có liên kết C=C tham gia phản ứng trùng hợp giống
nhƣ ankene.
xt ,t
nCH2=CH -C -O -CH3 

0

O

( CH - CH2 )n
COOCH3

2.1.1.5.3. Phản ứng cháy
- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn tạo ra CO2 và H2O
t
CxHyOz + O2 

0

xCO2 +


y
H2 O
2

2.1.1.6. Điều chế
a. Ester của alcohol:
- Phƣơng pháp thƣờng dùng để điều chế ester của alcohol là tiến hành phản
ứng ester hóa, đun hồi lƣu alcohol và acid hữu cơ , có H2SO4 đặc làm xúc tác.
H 2 SO4 ,t

 RCOOR’ + H2O
RCOOH + R’OH 

0

b. Ester của phenol:

12


- Các ester chứa gốc phenyl không điều chế đƣợc bằng phản ứng của
carboxylic acid với phenol mà phải dùng anhidrit acid hoặc chloride acid tác dụng
với phenol.
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH
c. Ester không no:
xt ,t
RCOOH + HC≡CH 
 RCOOCH=CH2
0


2.1.2. Lý thuyết về Lipid
2.1.2.1. Khái niệm
- Lipid là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong
nƣớc nhƣng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực nhƣ: ether, chloroform,
xăng dầu.
2.1.2.2. Phân loại
- Lipid bao gồm chất béo, sáp, steroit, phospholipids… hầu hết chúng đều là
các ester phức tạp.
+ Chất béo: là triester của glycerol với các acid béo, là các acid
monocarboxylic có số chẵn nguyên tử C (thƣờng từ 12C đến 24C) không phân
nhánh, đƣợc gọi chung là triglixerit hay triaxylglycerol.
Công thức cấu tạo chung của chất béo:
R1COO -CH2
R2COO -CH
R3COO -CH2
+ Steroit là ester của monoalcohol mà gốc hydrocarbon gồm 4 vòng có
chung cạnh với acid béo.
+ Phospholipids là ester của glycerol chứa 2 gốc acid béo và 1 gốc phosphate
hữu cơ.
2.1.2.2. Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thƣờng, chất béo là chất lỏng hoặc rắn.
+ Chất béo chứa chủ yếu các gốc acid béo no thƣờng là chất rắn .

13


+ Chất béo chứa chủ yếu các gốc acid béo không no thƣờng là chất lỏng.
- Nhẹ hơn nƣớc, không tan trong nƣớc nhƣng tan trong các dung môi hữu cơ
nhƣ: benzene, xăng, ether…

2.1.2.3. Tính chất hoá học
a. Phản ứng thuỷ phân trong môi trƣờng acid
- Khi đun nóng với nƣớc có xúc tác acid, chất béo bị thuỷ phân tạo ra
glycerol và các acid béo:
CH2 -O -COR1

R1 -COOH

CH2 -OH
 0

CH -O -COR

2

H ,t

 CH -OH
3H2O 


+

+

R2 -COOH

CH2 -O -COR3

CH2 -OH


R3 -COOH

triglixerit

glycerol

các acid béo

b. Phản ứng xà phòng hoá
- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra
glycerol và hỗn hợp muối của các acid béo. Muối sodium hoặc potassium của các
acid béo chính là xà phòng.
CH2 -O -COR1
CH -O -COR2

R1 -COONa

CH2 -OH
+

NaOH

t


0

CH2 -O -COR3
triglixerit

c. Phản ứng hiđro hoá

CH -OH

+

R2 -COONa

CH2 -OH

R3 -COONa

glycerol

xà phòng

- Chất béo có chứa các gốc acid béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối
đôi ở nhiệt độ và áp xuất cao có xúc tác Ni.
CH2 -O -COC17H33
CH -O -COC17H33

CH2 -O -CO -C17H35
+

Ni ,t , p

H2 
0

CH2 -O -COC17H33


CH -O -CO -C17H35
CH2 -O -CO -C17H35

triolein

tristearin (rắn)

14


d. Phản ứng oxi hoá
- Nối đôi C=C ở gốc acid không no của chất béo bị oxi hoá chậm bởi oxi
không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân huỷ thành các aldehydes có mùi khó
chịu. Đó chính là nguyên nhận của hiện tƣợng dầu mỡ để lâu thƣờng có mùi khó
chịu, hôi, khét.
2.1.3. Xà phòng và chất tẩy rửa tổng hợp
2.1.3.1. Xà phòng
a. Khái niệm
- Xà phòng thƣờng dùng là hỗn hợp muối sodium hoặc muối potassium của
acid béo, có thêm một số chất phụ gia.
- Thành phần chủ yếu của xà phòng thƣờng là muối sodium của acid
panmitic hoặc stearic acid. Ngoài ra xà phòng còn có chất độn, chất diệt khuẩn và
chất tạo hƣơng.
b. Phƣơng pháp sản xuất
- Sản xuất từ chất béo:
t
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 
 3RCOONa + C3H5(OH)3
0


- Ngoài ra, xà phòng còn đƣợc sản xuất theo sơ đồ sau:

 carboxylic acid 
 muối sodium của carboxylic acid
Ankane 
Thí dụ:
O2 ,t , xt
CH3[CH2]14CH2CH2[CH2]14CH3 
2CH3[CH2]14COOH
0

 2CH3[CH2]14COONa + H2O + CO2
2CH3[CH2]14COOH + Na2CO3 
2.1.3.2. Chất tẩy rửa tổng hợp
a. Khái niệm
Những hợp chất không phải là muối sodium của carboxylic acid nhƣng có
tính năng giặt rửa nhƣ xà phòng ngƣời ta gọi là chất giặt rửa tổng hợp.
b. Phƣơng pháp sản xuất

 dodexylbenzenesunfonic acid 
 sodium dodexylbenzenesunfonate
Dầu mỏ 
c. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

15


- Muối sodium trong xà phòng hay trong chất giặt rửa tổng hợp có khả năng
làm vết bẩn phân tán thành nhiều phần nhỏ hơn rồi đƣợc phân tán vào nƣớc và bị

rửa trôi.
- Trong xà phòng có các muối panmitat hay stearat của các kim loại hoá trị II
thƣờng khó tan trong nƣớc, do đó làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng. Vì vậy,
không nên dùng xà phòng để giặt rửa trong nƣớc cứng.
- Các muối của chất giặt rửa tổng hợp lại tan đƣợc trong nƣớc cứng, do đó có
thể giặt rửa cả trong nƣớc cứng.
2.2. Các dạng câu hỏi lý thuyết về Ester - Lipid
2.2.1. Dạng câu hỏi về Công thức tổng quát - Cấu tạo - Đồng phân - Danh pháp
Mục đích:
- Hiểu đƣợc khái niệm ester và một số dẫn xuất của carboxylic acid (đặc
điểm cấu tạo phân tử, danh pháp), viết đƣợc đồng phân của các ester.
Ví dụ minh họa:
Câu 1: Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:
A. Ester là sản phẩm phản ứng khi cho alcohol tác dụng với acid.
B. Ester là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức -COO- liên
kết với gốc R và R’.
C. Ester là sản phẩm khi cho alcohol tác dụng với carboxylic acid.
D. Ester là hợp chất sinh ra khi thế nhóm -OH trong nhóm -COOH của phân
tử acid bằng nhóm -OR.
Hƣớng dẫn giải:
“Thế nhóm -OH của acid bằng nhó -OR của alcohol” => Đáp án D.
Câu 2: Công thức tổng quát của ester no, đơn chức là
A. CnH2n-2O2.

B. CxHyOz.

C. RCOOR’.

D. CnH2nO2.


Hƣớng dẫn giải: Lý thuyết: Ester no, đơn chức nên k = 1, vì có 1  ở gốc COO => CnH2n+2 -2kO2 hay CnH2nO2, vì đơn chức => Đáp án D.
Câu 3: Cho ester có công thức cấu tạo: C2H5COOCH2C6H5
Tên gọi của nó là

16


A. benzyl propionate.

B. phenyl propionate.

C. phenyl acetate.

D. benzyl acetate.

Hƣớng dẫn giải:
Cách đọc tên ester: Tên Ester = Tên gốc R’ + Tên gốc acid RCOO -( đuôi “ate”)
Tên gốc R’: CH2C6H5 - CH2 -: benzyl.
Tên gốc acid RCOO -: C2H5COO -: propionate.
=> Tên của ester: benzyl propionate => Đáp án A.
Câu 4: Số đồng phân ester mạch hở ứng với công thức C4H6O2 là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Hƣớng dẫn giải:

Số liên kết π = (2 × 4 + 2 - 6) : 2 = 2.
Các đồng phân:
HCOO -CH=CH -CH3 (đồng phân hình học cis và trans)
HCOO -CH2CH=CH2
CH3COOCH=CH2

HCOO -C(CH3)=CH2
CH2=CHCOOCH3

=> Đáp án D.
2.2.2. Dạng câu hỏi về tính chất
a. Dạng câu hỏi về tính chất vật lý
Mục đích: giải thích đƣợc các tính chất vật lí của ester, lipid nhƣ tính tan, nhiệt độ sôi.
Ví dụ minh hoạ:
Câu 1: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C6H5OH.

B. C2H5COOCH3.

C. C2H5COOH.

Hƣớng dẫn giải:
Nhiệt độ sôi đối với các nhóm chức khác nhau:
-COOH > -OH > -COO - > -CHO > -CO Vậy chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5COOH.
=> Đáp án C.
Câu 2: Chỉ ra phát biểu nào sau đây không đúng?

17

D. C3H7OH.



A. Chất béo còn đƣợc gọi là triglixerit hay là triaxylglycerol.
B. Dầu ăn và dầu mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
C. Chất béo nhẹ hơn nƣớc.
D. Chất béo không tan trong nƣớc, nhƣng tan nhiều trong các dung môi hữu
cơ nhƣ benzene, hexan …
Hƣớng dẫn giải:
Phát biểu không đúng: Dầu ăn và dầu mỡ bôi trơn có cùng thành phần
nguyên tố.
Dầu ăn bản chất là các chất béo, dầu mỡ bôi trơn bản chất là các
hydrocarbon.
=> Đáp án B.
b. Dạng câu hỏi về tính chất hoá học
Mục đích: -Biết các phƣơng trình phản ứng hoá học của các loại ester khác nhau.
- Phân biệt đƣợc ester với các chất khác nhƣ alcohol, carboxylic acid…
Ví dụ minh họa
 Dạng câu hỏi về phản ứng hoá học
Câu 1: Đun nóng vinyl acetate với một lƣợng vừa đủ dung dịch NaOH, sản
phẩm thu đƣợc là :
A. CH3COONa và CH3CHO.

B. C2H5COONa và CH3OH.

C. CH3COONa và CH2=CHOH.

D. CH2=CHCOONa và CH3OH.

Hƣớng dẫn giải:
t

PTPƢ: CH3COOCH=CH2 + NaOH 
 CH3COONa + CH3CHO
0

=> Đáp án A.
 Dạng câu hỏi xác định các chất trong sơ đồ:
Câu 1: Cho sơ đồ chuyển hóa sau :
t
(1) C4H6O2 (M) + NaOH 
 (A) + (B)
0

t
 (F)↓ + Ag + NH4NO3
(2) (B) + AgNO3 + NH3 + H2O 
0

18


×