Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG THƠ ĐỖ PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27 KB, 3 trang )

GIÁ TRỊ HIỆN THỰC TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
Giá trị hiện thực là một giá trị nổi bật trong thơ Đỗ Phủ: Hiện thực
là một hiện thực về một xã hội rối loạn vì nạn chiến tranh, cướp bóc,
quan lại những nhiễu ăn chơi sa đọa, mặc dân đen lầm than đói khổ
cùng cực.
1.
Hiện thực nó được thể hiện trong thơ Đỗ Phủ là một thế giới
của lầm than cơ cực, từ con người đến muôn thú cỏ cây đều đau khổ:
Một bức tranh mờ tối và ẩn sau đó những nét họa bi thương:
“Cao giang cấp giáp lôi đình đầu,
Cổ mộc thương đẳng nhật nguyệt hôn.
Nhung mã bất như quy mã dật,
Thiên gia kim hữu bách gia tồn.
Ai ai quả phụ tru cầu tận,
Đỗng khốc thu nguyên hà xứ thôn?”
(Bạch Đế)
Dịch:
“Cây xanh, dây xám, trăng, trời tối
Thác dốc, đèo cao, sấm sét dồn
Phóng ngựa sao bằng về ngựa khỏe
Nghìn nhà chi đọ chục nhà còn
Vét vơ gái góa cơ đồ hết
Đâu đó đồng thu khóc nỉ non?”
2.
Hiện thực đó cũng bao gồm cuộc đời bất hạnh của một nhà
thơ nghèo:
Từ một “người thơ” ung dung ngao du sơn thủy, tài năng:
“Sách đọc vỡ muôn quyển, hạ bút như có thần”
Trở thành một kẻ hàn sĩ ăn đói mặc rách, lưu lạc bốn phương.
Cuộc đời ông từ 30 tuổi trở đi có thể nói là một tấn bi kịch kéo dài:
+ 10 năm ông sống ở Trường An là 10 năm ông sống hành khất,


nay đây mai đó, nhờ vả vào một số nhà quyền quý:
“Sáng gõ cửa nhà giàu
Chiều theo sau đuôi ngựa


Khắp nơi ngậm ngùi đau”
+ Trong những năm sống tha hương nơi đất khách, với rất nhiều
biến động xảy ra nhà thơ đã tiều tụy đi rất nhiều, sự thiếu thốn về vật
chất cộng với nỗi lo về tinh thần đã tạo nên những vần thơ thật xót xa:
“ Vâng phết trên vạn dặm phải ra đi
Mười năm ấy lưu li nơi đất khách
Huống gió bụi liên miên đầy trước mặt
Mái tóc kia sương tuyết bạc thêm nhiều.
3.
Mười năm cực khổ ở Trường An khiến ông thay đổi rất nhiều
phong cách sáng tác thơ. Viết nhiều bài mang tính hiện thực phê phán.
Ông tổng kết 10 năm đó trong bài thơ “Tự kinh phó Phụng Tiên vịnh
hoài ngũ bách tự” - tỏ bày những tăm tối đã qua:
Bài thơ tổng kết mười năm Đỗ Phủ ăn nhờ ở đậu tại Trường An
(746-755). Trong mười năm đó, Đỗ Phủ đã tận mắt chứng kiến sự xa hoa
thối nát của giai cấp phong kiến thống trị: “Cửa son rượu thịt ôi, Ngoài
đường người chết đói”. Năm trăm chữ độc vận, lại là trắc vận, nhưng
không hề khô cứng, nhàm chán mà vẫn rất gợi cảm, khiến người đọc
như thấy được sự trắc trở, mệt mỏi và cay đắng của ông. Xoay quanh
nhân vật chủ thể là ông, các sự kiện, các nhân vật khác đều được thể
hiện sinh động, miêu tả tỉ mỉ và cụ thể. Bài thơ đã đánh dấu một bước
ngoặt lớn trong tư tưởng và trong thơ ca của Đỗ Phủ. Nó chứng tỏ ông
đã thành thục cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
=> Hiện thực trong thơ Đỗ Phủ được phản ánh chân thực, sinh
động và toàn vẹn như những trang nhật kí của cuộc đời nhà thơ.

Thơ Đỗ Phủ có chứa hiện thực và rất nhiều hiện thực, hiện thực
phũ phàng và bi uất, hiện thực cay đắng và tàn bạo. Cũng bởi ông là một
nhà thơ, và cũng bởi cuộc đời đã khiến ông trầm luân trong những khổ
nạn không dứt, thế nên thơ ôngn quyêt liệt hướng về cuộc đời, về chiến
tranh, nạn đói, hướng về những người khốn khổ.




×