Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHỈ đạo NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM sóc GIÁO dục TRẺ ở TRƯỜNG mầm NON BA tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.25 KB, 11 trang )

Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

Đề tài SKKN:
CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON BA TÔ

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ

I/ Lí do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc
dân, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa. Để chuẩn bị khâu đầu tiên cho thế hệ trẻ bước vào thời đại văn minh trí
tuệ, giáo dục mầm non cần có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới
trong sự đổi mới chung của Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu phấn đấu của ngành học mầm non là không ngừng nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Nghị
Quyết Bộ Chính Trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam về cải cách giáo dục đã
khẳng định: “ Làm tốt công tác giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi thơ ấu cho đến
lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt
Nam”.
Giáo dục mầm non còn có nhiệm vụ chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào
lớp một phổ thông một cách tự tin, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ may thẳng
tiến trên con đường học hành cũng như trong cuộc sống. Thế nên việc chăm sóc
giáo dục trẻ là một việc làm không dễ dàng, nó vừa mang tính khoa học vừa
mang tính nghệ thuật và dáng tạo, phải cụ thể và thực tế. Chính vì lẽ đó, cô giáo
mầm non phải yêu nghề mến trẻ thể hiện được tấm lòng cao cả của người mẹ
thứ hai trong đời bé. Phải đổi mới về nhận thức, có trình độ năng lực, kịp thời
nắm bắt về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức trong giảng dạy, biết



Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

liên kết các biện pháp chăm sóc phù hợp với sự phát triển của trẻ theo từng độ
tuổi. Biết kết hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
Hiện nay công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở ngành học mầm non huyện Ba
Tơ nói chung và trường Mầm non Ba Tô nói riêng có những chuyển biến, đã và
đang đổi mới hình thức tổ chức dạy và học. Tuy nhiên chất lượng chăm sóc giáo
dục chưa đạt yêu cầu cao vì có ít giáo viên lớn tuổi năng lực còn hạn chế, một số
giáo viên nhận thức về chuyên môn còn chậm, chưa có sự đầu tư nghiên cứu
sáng tạo trong việc soạn giảng, chưa linh hoạt trong lúc lên lớp. Về các cháu thì
đa số trẻ là con em đồng bào dân tộc Hre nên việc tiếp thu còn chậm vì cháu
chưa nói rõ tiếng phổ thông, cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn hạn chế.
Với lý do đó bản thân tôi một Hiệu trưởng là người phải chịu trách nhiệm trong
việc chất lượng chăm sóc giáo dục cho nên tôi đưa ra sáng kiến trong công tác “
Chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non Ba Tô”
để chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục
hiện nay.

II/ Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy
và học nhằm mục đích thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ.

Phần thứ hai: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I/Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu
1/ Cơ sở lý luận:



Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

Việc nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục cho thế hệ trẻ có ý nghĩa với
thời gian, vì mỗi giai đoạn phát triển của xã hội đều có những yêu cầu nhất định
đối với nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp. Trong
giai đoạn hiện nay con đường nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ ở tuổi
mầm non nó không chỉ là hoạt động riêng lẻ mà nó kết hợp hài hoà giữa nuôi
dưỡng, chăm sóc và giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý giúp trẻ phát
triển cân đối, khoẻ mạnh, thông minh và nhanh nhẹn để từ đó giúp trẻ phát triển
một cách toàn diện.
Như vậy đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp giáo dục,
đồng thời người cán bộ quản lý cũng cần có sự chỉ đạo thống nhất trong tất cả
các hoạt động, nắm vững kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn, biết sắp xếp kế
hoạch một cách khoa học để chỉ đạo, luôn thực hiện chức năng kiểm tra đôn
đốc,nhắc nhở, biết khắc phục tồn tại, phấn đấu xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những yếu tố quyết định hiệu
quả giáo dục ở trường mầm non.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Giáo dục mầm non là một khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là bậc học đầu tiên chuẩn bị tiền đề cho giáo dục phổ thông theo mục tiêu
giáo dục toàn diện mà Đảng và Nhà nước đã khẳng định. Thế nhưng thực tế
ngành học mầm non trong cả nước nói chung và trong tỉnh ta nói riêng chưa
được quan tâm đúng mức, nhiều nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tạm bợ, đồ
dùng đồ chơi còn hạn chế. Đa số phụ huynh đưa con em đến trường còn yêu cầu
cho giáo viên dạy chữ cho cháu, một số phụ huynh còn phó thác cho giáo viên
chưa quan tâm con em mình đúng mức. Vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm

sóc giáo dục trẻ cần phải được quan tâm.
II/ Kết quả nghiên cứu:
1/ Đặc điểm tổng quan trường Mầm non Ba Tô:


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

Trường Mầm non Ba Tô trực thuộc Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ba
Tơ. Trong những năm trước trường là một tổ mẫu giáo dưới sự chỉ đạo của
trường Tiểu học Ba Tô. Đến năm 2005 mới có Quyết định thành lập trường của
UBND huyện Ba Tơ. Được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành cũng như các bộ
phận trong nhà trường cho nên trường Mầm non Ba Tô từng bước đi vào hoạt
động.
Trường thu nhận các cháu từ 3 đến 5 tuổi, các lớp mẫu giáo rải đều ở tất
cả các thôn trong xã, mỗi lớp đều có phòng học. Cảnh quan môi trường thoáng
mát, sạch sẽ, có cây xanh bóng mát.
Về kinh tế của nhân dân trên địa bàn xã Ba Tô rất khó khăn phần lớn
người dân ở đây sống bằng nghề nông, trình độ văn hoá còn thấp nên chưa quan
tâm đến con cái.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, giáo viên: 100% giáo viên
chuẩn hoá, 27,3% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Về thực hiện chương trình: Trường đang thực hiện chương trình 26 tuần
đổi mới theo chủ điểm. Các nội dung trong chương trình được thống nhất với
nhau, song chương trình đổi mới còn nhiều bỡ ngỡ, phương pháp dạy của một số
giáo viên còn rập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy tính tích cực
của trẻ. Tổ chức các giờ hoạt động góc có nhưng vẫn còn nghèo nàn về đồ dùng
đồ chơi ở các góc, chưa nhập vai cùng trẻ, đồ dùng đồ chơi tự làm bằng nguyên
vật liệu sẵn có ở địa phương còn ít. Vì trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là chủ

đạo, thông qua trò chơi trẻ phản ánh được công việc lao động của người lớn, tạo
cho trẻ có thái độ ứng xử với mọi người với thái độ văn minh lịch sự. Nếu như
chúng ta tổ chức các hoạt động còn rời rạc không logic với nhau hình thức tổ
chức còn đơn điệu các cháu ít điều kiện tiếp thu những điều học vào cuộc sống
hàng ngày.
2/ Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ ở trường mầm non Ba Tô:


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

2.1/ Về nhận thức:
* Nhận thức của người cán bộ quản lý:
- Để nhận thức tố nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả thì người
cán bộ quản lý cần nghiên cứu, nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nắm vững
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đồng thời phải nắm vững nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó phải có kế hoạch triển
khai chỉ đạo cho giáo viên thực hiện chương trình và điều hành mọi công việc
trong nhà trường làm cho các thành tố vận hành và liên kết với nhau một cách
chặt chẽ mang lại chất lượng và hiệu quả, đạt được mục tiêu chăm sóc giáo dục
trẻ.
-Thực hiện việc lên kế hoạch: Kế hoạch năm, tháng, tuần và phải quản lý
thực hiện nghiêm túc kế hoạch, không cắt xắn tuỳ tiện thay đổi kế hoạch.
- Làm cho giáo viên nắm vững chương trình từ đầu năm học.
- Theo dõi kiểm tra, kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình thông qua
lịch giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.
- Quản lý tốt các loại hồ sơ sổ sách của giáo viên.
- Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi ở các góc

- Thường xuyên kiểm tra để kịp thời bồi dưỡng nâng cao tay nghề, phát
huy tính tích cực của giáo viên
- Tạo điều kiện để nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên,nhân
viên trong toàn trường.
- Làm tốt công tác tham mưu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ
chơi để tạo điều kiện giúp giáo viên thực hiện đủ đúng chương trình theo qui
định
* Nhận thức của giáo viên về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: Giáo viên
là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy việc giáo viên nhận thức đầy đủ
đúng đắn chương trình, mục tiêu và tổ chức thực hiện có chất lượng có vai trò


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

quyết định về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Để làm được điều đó giáo viên
phải luôn trau dồi học tập, tự nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ,
chính trị, tay nghề…
2.2/ Về chuyên môn nghiệp vụ:
Tổng số cán bộ giáo viên trong toàng trường: 11 cô .
Trong đó: - Đại học: 02 cô đạt 18,2 %
- Cao đẳng sư phạm: 01 cô đat 9,1%
- Trung học sư phạm: 72,7%
Nhìn chung tập thể giáo viên trong toàn trường luôn đoàn kết và có ý thức
học hỏi, rút kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, lập trường tư tưởng chính trị, luôn tìm tòi học hỏi dưới nhiều hình thức. Biết
vận dụng những kiến thức đã học vào nghiệp vụ chuyên môn một cách sáng tạo.
2.3/ Năng lục giảng dạy của giáo viên:
Trong những năm qua mặcdù có nhiều cố gắng học hỏi bằng nhiều hình

thức song vì nang lực của giáo viên còn có hạn, chưa bắt kịp được phương pháp
giảng dạy đổi mới và hình thức tổ chức một cách linh hoạt nên kết quả xếp loại
chuyên môn giáo viên trong năm học trước như sau:
-Giỏi: 5 cô
- Khá: 3 cô
-Trung bình: 2 cô
2.4/ Điều kiện cơ sở vật chất:
-Tổng số phòng học: 11 phòng
Trong đó:
+ 7 phòng học cấp 4
+ 1 phòng học tạm


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

+ 3 phòng học nhờ trường Tiểu học
-Đồ dùng đồ chơi:
+Đồ dùng đồ chơi ngoài trời: 1 bộ( Ở trường trung tâm)
+ Đồ dùng đồng bộ: 6 thùng
Nhìn chung các phòng ở trường mầm non Ba Tô còn gặp nhiều khó khăn,
thiếu thốn còn phải học nhờ, phòng tạm chưa đúng qui cách lớp học mẫu giáo.đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho việc học tập của các cháu còn thiều, trang thiết phục
vụ giảng dạy như bảng đen, tủ đựng đồ chơi đàn… còn thiếu chưa có ở các
lớp.Vì vậy rất ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm
non.
3/ Những mặt hạn chế từ thực trạng của trường mầm non Ba Tô làm
ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:
-Việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn phụ thuộc năng lực

chuyên môn của mỗi giáo viên. Vì ở trường có những giáo viên lớn tuổi, việc
đổi mới chương trình theo chủ điểm hiện nay một số giáo viên chưa linh hoạt
giữa lí thuyết và thực hành, ít nghiên cứu lí thuyết, các kỹ năng, nghệ thuật và
thao tác lên lớp chưa hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào ham thích học tập.
-Về đồ dùng dạy học tuy có làm nhưng một số đồ dùng vẫn chưa đảm bảo
tính khoa học và tính thẩm mỹ.
-Về đội ngũ giáo viên: Đa số giáo viên trẻ ở tuổi có con nhỏ nên việc xin
nghỉ con đao ốm, thai sản… Nên việc đứng lớp cól lúc không ổn định cho nên
làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
-Về học sinh: Địa hình hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, các lớp ở các
thôn là lớp ghép 3 độ tuổi nên việc tiếp thu của các cháu khong như nhau, các
cháu nhỏ thường xuyên nghỉ học khi thời tiết thay đổi, do đó chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ chưa cao.


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

-Về cơ sở vật chất: Phòng học còn thiều và chật chội, chưa có công trình
vệ sinh cho các cháu, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa đáp ứng với điều kiện
dạy học thực tế như hiện nay nên việc tổ chức các hoạt động cho các cháu chưa
tốt.
-Về phụ huynh: Đa số phụ huynh làm nghề nông, đi làm ăn xa gửi con ở
nhà, trình độ văn hoá thấpnên chưa quan tâm đến các con nhất là khâu chăm sóc,
vệ sinh chưa đảm bảo, nuôi dưỡng các cháu chưa cókhoa học…
-Công tác tham mưu: Nhà trường thường xuyên có kế hoạch công tác
tham mưu với các cấp song có lúc còn chậm trễ.
III/ Những biện pháp chỉ đạo để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo
dục trẻ:

Từ những thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất, sự nhận thức của giáo
viên, học sinh và phụ huynh như trên. Bản thân tôi có những biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như sau:
1/ Đối với Ban giám hiệu:
Là việc làm rất cần thiết, phải có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên sao cho có
hiệu quả nhất. Nội dung, phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với thực tế hàng
ngày. Muốn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ có hiệu quả người quản lý phải
nắm bắt được trình độ chuyên môn từng giáo viên, xác định sở trường, năng
khiếu xem giáo viên nào có hạn chế về mặt nào trong các năng lực sư phạm. Từ
đó có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp cho từng đối tượng và có những biện pháp
thiết thực làm tốt công tác quản lý của mình như: Quản lý hoạt động giáo viên là
trực tiếp thông qua quản lí giáo viên và quản lí gián tiếp được việc học tập của
trẻ.
Hàng tháng hoặc cuối kỳ, cả năm nên tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên
hoặc lớp. Ngoài ra còn tạo điều kiện tổ chức những hoạt động nhằmn nâng cao
đời sống tinh thần, vật chất cho đội ngũ giáo viên.


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

2/ Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên về việc nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục trẻ:
- Cô giáo phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có lòng nhiệt tình trong công
tác: Phải có kế hoạch năm tháng; nắm vững chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
và lịch giảng dạy theo đúng chủ điểm và thời khoá biểu.
- Cần nghiên cứu kỹ về soạn giảng, làm đồ dùng dạy học phù hợp với
từng bài , từng chủ điểm; đảm bảo đủ về mặt thời gian, tạo khả năng và điều
kiện tối thiểu để giờ lên lớp có chất lượng trong giảng dạy.

- Liên hệ khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi sức khoẻ cháu để kịp thời có
biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho các cháu
- Bồi dưỡng kiến thức nuôi con có khoa học cho giáo viên và cách thức
tuyên truyền để giáo viên nắm bắt được nội dung từ đó có kế hoạch tuyên truyền
cho phù hợp với nhóm lớp của mình.
3/ Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, chuyên đề cho đội ngũ giáo
viên để nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ:
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập các lớp đào tạo, bồi dưỡng
do các cấp tổ chức.
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng. Nội
dung sinh hoạt cần chuẩn bị chu đáo, phù hợp với chủ điểm để giáo viên trao đổi
thống nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
- Thường xuyên theo dõi kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên, bám sát các
điểm lớp, nắm bắt tình hình giảng dạy và có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời về
chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức để giáo viên nắm vững chuyên
môn nghiệp vụ như: soạn bài yêu cầu giáo viên xác định đúng mục đích của bài
dạy, sử dụng phương pháp lồng ghép tích hợp các nội dung trọng tâm của giờ
hoạt động sao cho phù hợp với nội dung bài giảng, có hỗ trợ bổ sung cho nhau
giúp cho giờ dạy thêm hấp dẫn.


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

4/ Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi trong đội ngũ giáo viên:
- Về đội ngũ giáo viên không phải ai cũng có năng khiếu làm đồ dùng đồ
chơi đẹp. Vì vậy phân công cho giáo viên giỏi và giáo viên còn hạn chế kèm để
cặp với nhau trong khi tổ chức làm đồ dùng đồ chơi.
- Hàng năm phát động phong trào thi đua làm đồ dùng đồ chơi theo từng

đợt, từng học kỳ, từng chủ điểm. Qua đó kiểm tra đánh giá việc thực hiện của
giáo viên, đồng thời giúp giáo viên sưu tâm mẫu mới để đồ dùng đồ chơi đẹp
hấp dẫn trẻ, kích thích sự tham gia vào các hoạt động của trẻ nhằm nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
5/ Từng bước có kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đồ
chơi, sửa sang trường lớp:
- Chỉ đạo cho giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của
lớp để tham mưu và xin sự hỗ trợ về đồ dùng, các nguyên vật liệu ở địa phương,
các phế liệu để làm đồ dùng, sửa chữa trường lớp.
- Tham mưu với chính quyền địa phương trong việc vận động học sinh đi
học thường xuyên, tránh trường hợp đi học giã gạo.
6/ Phát động phong trào thi đua trong hội đồng nhà trường:
-Ban giám hiệu – Công đoàn kết hợp phát động phong trào cho giáo viên
đăng ký thi đua. Qua đó có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện của giáo viên theo
kế hoạch đạt yêu cầu chưa mà từ đó có cơ sở đánh giá xếp loại giáo viên
- Ngoài việc phát động phong trào thi đua theo 4 đợt trong năm còn có thể
tổ chức phong trào theo từng chủ điểm.
7/ Tham quan học tập trường bạn, lớp bạn:
- Có kế hoạch cho giáo viên tham quan học hỏi ở các trường bạn trong và
ngoài huyện để giáo viên học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy


Trần Thị Xuân Nương

Trường Mầm non Ba Tô

- Tổ chức cho các cháu đặc biệt là cháu 5 tuổi tham quan các phong cảnh ,
cánh đồng, bản làng, trường tiểu học… để trẻ tiếp thu những tri thức nhất định
để bước vào lớp một tốt nhất.

8/ Tham mưu với các ngành ở địa phương, với các cấp để tạo điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất, chế độ cho giáo viên:
- Tham mưu với cấp Đảng uỷ, UBND xã về tầm quan trọng của giáo dục
mầm non, để từ đó có những biện pháp đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất ban
đầu cho trường học.
- Tham mưu với các ngành địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ
chức các ngày hội, ngày lễ nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần cho giáo
viên và các cháu trong trường.
- Xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, những biểu hiện sai lầm về quan điểm
giáo dục trong các bậc cha mẹ để họ họ kết hợp với nhà trường trong việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ theo
đúng hướng.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi tìm kiếm những biện
pháp trong công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở trường
mầm non Ba Tô.

Ba Tô, ngày 15 tháng 11 năm 2008



×