Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
(Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)

Tên tôi là: ĐẶNG THÚY PHƯỢNG
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0988 164 678
Email:
Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
1. Tên sáng kiến: Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tiếng Anh cho học
sinh tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu
học
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2015
4. Nội dung của sáng kiến
4.1. Ứng dụng bản đồ tư duy trong bước giới thiệu từ mới.
4.2. Áp dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra từ vựng.
4.3. Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy kỹ năng nói.
4.4. Áp dụng bản đồ tư duy trong việc dạy cấu trúc ngữ pháp.
5. Điều kiện áp dụng của sáng kiến: sáng kiến được áp dụng trong trường
tiểu học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh cho
học sinh.



6. Khả năng áp dụng: Áp dụng cho học sinh trong trường tiểu học.
7. Hiệu quả đạt được
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng đối với học sinh trong trường tiểu học
và đã đạt được những hiệu quả cơ bản ban đầu giúp học sinh hứng thú hơn đối với
giờ học Tiếng Anh.
8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật,
không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.

........., ngày........tháng......năm 2016
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Vĩnh Yên, ngày ..... tháng 3 năm 2016
NGƯỜI NỘP ĐƠN

( ký tên, đóng dấu )

Đặng Thúy Phượng



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trên xu thế hội nhập với các nước trên toàn thế giới phương tiện chủ yếu và

quan trọng nhất đó là ngoại ngữ. Và Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có
vai trò như một phương tiện tích cực hỗ trợ hiệu quả nhất. Vì vậy, nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Tiếng Anh nói riêng là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Chúng ta biết rằng những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả học tập của
học sinh là phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây phong trào đổi mới
phương pháp dạy học có kết quả đáng ghi nhận đặc biệt là môn tiếng Anh. Bộ giáo
dục đào tạo đã nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
hoạt động của học sinh. Phương pháp dạy học này tập trung và phát huy tính năng
động, sáng tạo tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết
vấn đề, coi học sinh là chủ thể hành động, khuyến khích các hoạt động tích cực,
chủ động và sáng tạo trong việc dạy học ngoại ngữ. Dạy ngoại ngữ chọn giao tiếp
làm phương pháp chủ đạo, năng lực giao tiếp là đơn vị dạy học cơ bản, coi giao
tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học, phát huy tốt nhất vai trò chủ thể,
chủ động của học sinh trong việc rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ và ý thức học tập
đúng đắn. Trong các giờ học, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo trực
tiếp để giúp học sinh tìm ra kiến thức cơ bản, chân lý đúng đắn, tạo môi trường để
học sinh phát huy tối đa khả năng của mình trong các kỹ năng cơ bản: nghe, nói,


đọc, viết. Qua đó, rèn luyện thói quen lao động, độc lập, sáng tạo phù hợp với yêu
cầu của xu thế phát triển của thời đại.
Vì vậy, người giáo viên phải không ngừng tìm tòi các phương pháp dạy học
mới để phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. Khi học sinh tự
mình chủ động, hứng thú tham gia vào giờ học thì sẽ làm cho học sinh khắc ghi
được bài học hơn. Do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài : “ Áp dụng bản đồ tư duy
trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học ” để giúp các em học sinh có
hứng thú hơn đối với giờ học Tiếng Anh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy và học
của giáo viên và học sinh.
Trong quá trình thực nghiệm tôi nhận thấy thái độ học tập của học sinh có

chuyển biến rõ rệt, kết quả học tập cũng được nâng cao. Các em đã thích học môn
Tiếng Anh hơn, hào hứng hơn và mạnh dạn hơn.
2. Tên sáng kiến: Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học Tiếng Anh cho học sinh
tiểu học
3. Tác giả sáng kiến
Họ và tên: Đặng Thúy Phượng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học Đống Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0988164678
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường tiểu học Đống Đa – Thành phố Vĩnh Yên
– Tỉnh Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Tiếng Anh trong trường Tiểu học
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Nội dung của sáng kiến
Thực trạng và biện pháp việc áp dụng bản đồ tư duy vào dạy Tiếng Anh
trong trường tiểu học
7.1.1. Thực trạng


- Thuận lợi: Năm học 2015 – 2016, nhà trường có 38 lớp với tổng số 1501
học sinh. Trong đó số học sinh được học Tiếng Anh là 100%. Là giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 3 tôi nhận thấy trong quá trình dạy học của
mình có những thuận lợi sau:
+ Được sự quan tâm sát sao của Ban giám hiệu nhà trường đối với môn
học. Nhà trường đầu tư mọi cơ sở vật chất cần thiết cho môn học như: máy chiếu,
đầu đĩa, tivi...
+ Các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình.
+ Học sinh có ý thức học tập đối với môn học.

- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được ở trên thì trong quá trình
dạy và học tôi cũng có một số khó khăn nhất định. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn tiếng Anh tôi đã nhận thấy trình độ nhận thức của học sinh trong môn học này
không đều. Nhiều học sinh còn yếu kém, chỉ có một số học sinh nói, viết khá lưu
loát. Từ đó khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân,
từ đó có hướng khắc phục làm sao để giảm bớt số lượng học sinh yếu kém và nâng
cao chất lượng học sinh giỏi. Qua thực tế, tôi nhận thấy một trong những nguyên
nhân khiến số lượng học sinh yếu kém nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp
nhiều khó khăn, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, chưa đầy đủ, các em
không có từ điển, sách tham khảo, băng hình, máy móc hỗ trợ để các em thực
hành. Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như máy cát sét, tranh
ảnh, sĩ số lớp đông. Nhưng nguyên nhân được các em nhắc đến nhiều nhất khi
được hỏi ý kiến là do các em cảm thấy chưa hứng thú với môn học, rằng môn học
này khó, kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của các em chưa đạt yêu cầu. Đồng thời chưa
có môi trường để giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày nên các em chóng quên, từ đó
dẫn đến tiếp thu chậm, lực học của các em không đồng đều. Chính từ thực tế này,
nhằm cổ vũ, động viên, kích thích sự ham học của học sinh tôi cho rằng mỗi giáo
viên cần nghiên cứu, áp dụng các phương pháp cho phù hợp với nội dung bài dạy,
góp phần nào hướng học sinh vào nội dung bài học và ham muốn được học tiếng
Anh.


* Khảo sát hứng thú học tập của học sinh lớp 3A7, 3A8 trước khi thực hiện
SKKN
Đầu mỗi năm học, để biết được kiến thức cũng như hứng thú học tập môn
Tiếng Anh của học sinh đồng thời giúp mình tìm ra được những điểm yếu của học
sinh cần bồi dưỡng, tôi luôn thực hiện một bài khảo sát để đánh giá mức độ của
học sinh. Sau đây là kết quả khảo sát mà tôi thực hiện:
*Kết quả khảo sát học sinh lớp 3 về hứng thú học tập môn Tiếng Anh trước
khi thực hiện đề tài

Số HS

Lớp

dự khảo
sát

3A7
3A8

Rất thích
SL
%

45
15
33,3%
33
12
36,4%
7.1.2. Biện pháp

Kết quả
Thích
Bình thường
SL
%
SL
%
18

16

40%
48,5%

7
3

15,6%
9,1 %

Không thích
SL
%
5
2

11,1%
6,1%

Dựa trên kết quả điều tra ở trên, tôi luôn trăn trở, tìm tòi các biện pháp hiệu
quả để giúp học sinh có được hứng thú hơn nữa trong việc học Tiếng Anh. Sau
đây, tôi xin giới thiệu một số biện pháp áp dụng bản đồ tư duy cụ thể mà tôi đã
tìm hiểu và áp dụng trong quá trình dạy học Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 tại nhà
trường. Qua những biện pháp này tôi thấy đạt được rất nhiểu hiệu quả trong công
tác dạy và học đặc biệt là khơi dậy tư duy và sự ham tìm tòi của học sinh.
* Ứng dụng BĐTD trong bước giới thiệu từ mới
Đối với những bài có nhiều từ mới cùng chung một chủ đề, sử dụng bản đồ
tư duy sẽ giúp học sinh dễ nhớ, nhớ được nhiều từ và nhớ lâu hơn . Từ đó các em
có thể tìm ra các từ có liên quan đến bài học.



Từ chủ đề ở trung tâm của sơ đồ, giáo viên giới thiệu các từ có liên quan
đến chủ đề của bài học.
Bước 1: Trong Unit .....lớp 3, chủ đề của bài học là “My house”, giáo viên
viết từ chủ đề.
Bước 2: Giáo viên lần lượt giới thiệu các từ có liên quan bằng các nhánh.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ.
Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ một sơ đồ tương tự vào vở bằng
cách dế dàng nhất.
* Áp dụng bản đồ tư duy trong việc kiểm tra từ vựng


Bước 1: Giáo viên đưa ra một sơ đồ nói về “Classroom Objects” cùng với
các hình ảnh.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn tranh và đọc các từ bằng Tiếng
Anh.
Như vậy với cách kiểm tra bài cũ thế này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh
quen dần với cách học và ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp theo chủ đề một cách ngắn
gọn, có hệ thống. Bên cạnh đó khi kiểm tra các bài đọc hiểu, học sinh không chỉ
nắm các ý chính của bài học mà một lần nữa các em nhớ từ vựng trong ngữ cảnh


và cách sử dụng của chúng thay vì các em chỉ nhớ từng từ riêng lẻ như trước đây,
và một khi các em đã biết cách sử dụng của từ vựng thì chắc chắn sẽ nhớ từ lâu
hơn cũng như vận dụng chúng linh hoạt hơn. Và trong khi trình bày, thuyết minh
sơ đồ các em sẽ dần dần luyện tập cho mình kĩ năng diễn thuyết trước đám đông,
tăng dần sự tự tin cũng như khả năng nói tiếng Anh.
* Sử dụng bản đồ tư duy trong việc dạy kỹ năng nói

Để giúp học sinh có một kỹ năng nói Tiêng Anh tốt, người giáo viên cần
phải hướng dẫn học sinh viết ra một dàn ý để trong khi nói không để thiếu ý, bỏ
sót ý. Việc lập dàn ý dựa trên một sơ đồ tư duy là cách rất hiệu quả và được học
sinh rất hứng thú.
Trong giờ dạy kĩ năng nói cho học sinh lớp 3, tôi thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Đưa ra chủ đề nói “ Hãy nói về bản thân em” ( tên, tuổi, khả năng,
sở thích....)

Bước 2: Đưa ra mẫu câu và từ gợi ý.


Bước 3: Cho học sinh thời gian để chuẩn bị bài nói.
Bước 4: Yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ gợi ý và nói về bản thân mình.
* Áp dụng bản đồ tư duy trong việc dạy cấu trúc ngữ pháp
Ở lớp 3, học sinh được học cấu trúc câu What is it? Và What are they?.
Để giúp học sinh phân biệt rõ hơn cách dùng của hai cấu trúc câu này và giúp học
sinh tránh nhầm lẫn giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau:


Bước 1: Giáo viên đưa ra mẫu câu What is it? cùng câu trả lời và từ gợi ý.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh hỏi và trả lời với mẫu câu trên.
Bước 3: Giáo viên đưa ra mẫu câu What are they? cùng câu trả lời và từ gợi ý.
Bước 4: Giáo viên cho học sinh luyện tập với mẫu câu What are they?
Bước 5: Giáo viên cho học sinh nhìn sơ đồ và phân biệt giữa 2 mẫu câu.
Học sinh quan sát bản đồ và có thể nhận ra được khi nào dùng What is it?
Và khi nào thì dùng mẫu câu What are they?. Từ đó học sinh có thể dễ dàng
luyện tập hỏi và trả lời với hai mẫu câu này.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sau đây là kết quả học tập của học sinh khối 3 năm học 2015- 2016 so với
kết quả đầu năm mà tôi đã tổng hợp được:

Số HS

Lớp

dự khảo
sát

3A7
3A8

Rất thích
SL
%

Kết quả
Thích
Bình thường
SL
%
SL
%

Không thích
SL
%

45
18
40%
22

48,9%
5
15,6%
0
0%
33
14
42,4%
17
51,5%
2
6,1%
0
0%
So sánh giữa hai kết quả khảo sát đầu năm học và kết quả khảo sát cuối năm

học sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ta có thể nhận thấy kết quả cụ thể mà
học sinh đạt được như sau:
Kết quả
Thời gian

Đầu năm học
Cuối năm học

Giỏi

Khá

Trung bình


21( 37%)
32 ( 41%)

40( 38%)
36 ( 46/1% )

12( 13%)
10 ( 12,8% )

Dưới
Trung bình
5 ( 12% )
0 ( 0%)

Qua quá trình thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng bản đồ tư duy
vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Bài học có sức lôi cuốn, hấp dẫn học
sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú học tập ở mỗi học sinh, học sinh tập
trung vào bài học hơn. Giúp cho việc truyền đạt kiến thức của giáo viên có hiệu
quả nhiều so với trước. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ rõ rệt. Đầu năm có
rất nhiều em còn sợ học bộ môn, không thích học đến nay chất lượng học đã tăng
khá đồng đều. Đa số các em đã thích học môn tiếng Anh, ở các tiết học có phần sôi


nổi hơn, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều, góp phần làm
cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh dần được nâng cao.
8. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Để sáng kiến có thể thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần thiết
cần có là:
Cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu trong nhà trường.

Được đầu tư trang thiết bị cần thiết cho môn học như: đài, sách giáo khoa,
tranh ảnh...
10. Lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến
Đối với bản thân tôi khi áp dụng đề tài này vào thực tế giảng dạy trên lớp học,
tôi nhận thấy các em cảm thấy hào hứng hơn và mạnh dạn hơn trong các giờ học.
Giáo viên có thời gian bao quát lớp hơn, hướng đến mọi đối tượng học sinh trong
lớp, thực hiện tiết dạy nhẹ nhàng hơn và đạt hiệu quả cao.
Khi áp dụng sáng kiến này đối với học sinh, các em rất hào hứng và hăng hái
tham gia vào tiết học. Giờ học Tiếng Anh đối với các em trở nên nhẹ nhàng và thú
vị. Kết quả học tập của các em cũng được tiến bộ rõ rệt.
11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử
hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu

Phạm vi/lĩnh
TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

vực áp dụng
sáng kiến

Trường tiểu học Đống
1

Học sinh lớp 3A7

Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh


Cả lớp

Phúc
Trường tiểu học Đống
2

Học sinh lớp 3A8

Đa – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc

Cả lớp


........., ngày........tháng......năm 2016
Thủ trưởng đơn vị
( ký tên, đóng dấu )

Vĩnh Yên, ngày

tháng 2 năm

2016
Người viết sáng kiến

Đặng Thúy Phượng




×