Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Dạy học tác phẩm hai đứa trẻ của thạch lam theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.79 KB, 30 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến:
DẠY HỌC TÁC PHẨM HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thúy Ngân
Mã sáng kiến:

Vĩnh Phúc, năm 2020

0


MỤC LỤC
1. Lời giới thiệu........................................................................................................2
2. Tên sáng kiến:.......................................................................................................2
3. Tác giả sáng kiến..................................................................................................2
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến..................................................................................3
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến..................................................................................3
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.....................................3
7. Mô tả bản chất của sáng kiến................................................................................3
7.1. Về nội dung của sáng kiến.................................................................................3
7.1.1. Cơ sở lí luận:...................................................................................................3
7.1.3. Giáo án minh họa............................................................................................9
7.1.4. Phần kết luận:...............................................................................................27
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến.................................................................27
8. Những thông tin cần được bảo mật:...................................................................27


9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.....................................................27
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)........................................................27
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả............................................................................................27
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.............................................................................27

1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang thực hiện
bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực
của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ
quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của
đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp
dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách
đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra ghi nhớ sang kiểm tra đánh giá năng
lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả
học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm
nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học.
Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách
giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2018 thì việc đổi mới đồng bộ phương
pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển
năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, môn Ngữ văn được coi là môn

học công cụ có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực
học sinh. Bởi dạy văn là khám phá cái hay, cái đẹp từ những tác phẩm văn chương
nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh, bồi dưỡng cho
các em tri thức hiểu biết và làm phong phú đời sống tâm hồn, hướng các em tới
Chân – Thiện -Mĩ – những giá trị đích thực của cuộc sống.
Nhận thấy được những tích cực từ phương pháp đổi mới dạy học theo
hướng đánh giá năng lực học sinh, tôi đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học
một số bài trong đó có bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Sở dĩ tôi chọn bài học này
để nghiên cứu vì Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn của
Thạch Lam, văn bản có rất nhiều cách để tiếp cận và chúng tôi cũng đã tìm cho
mình một cách tiếp cận tác phẩm hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng học sinh
nhằm tạo sự hứng thú hấp dẫn để từ đó các em yêu thích môn học.
2. Tên sáng kiến:
Dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Ngân
- Địa chỉ : Trường THPT Yên Lạc

2


- Số điện thoại: 0965 216 668

Email:

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Không có chủ đầu tư. Người làm sáng kiến tự đầu tư các chi phí liên quan
đến đề tài.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 (chương trình chuẩn). Học sinh THPT
khối lớp 11.
Mục tiêu hướng đến là: Dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo
định hướng phát triển năng lực học sinh
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Ngày 18/11/2019
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
Nội dung của sáng kiến chia làm 4 phần:
- Phần 1: Cơ sở lí luận:
- Phần 2: Cơ sở thực tiễn:
- Phần 3: Giáo án minh họa.
- Phần 4: Kết luận
7.1.1. Cơ sở lí luận:
7.1.1.1. Khái niệm năng lực, chương trình giáo dục định hướng năng
lực.
a. Khái niệm năng lực
- Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là:“ Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả
năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
- Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm
2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ
chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm
đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất
định. Năng lực thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố(phẩm chất của người
lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá
nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ

3


bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực
chung, cốt lõi” . Định hướng chương trình giáo dục phổ thông(GDPT) sau năm
2015 đã xác định một số năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam
cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm:
+ Năng lực tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;
+ Năng lực sáng tạo;
+ Năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm:
+ Năng lực giao tiếp;
+ Năng lực hợp tác.
– Năng lực công cụ, bao gồm:
+ Năng lực tính toán;
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ;
+ Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin(ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất
cả những yếu tố chủ quan(mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập)
để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
b. Chương trình giáo dục định hướng năng lực.
- Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát
triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến
nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục
quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng
lực người học.
Giáo dục định hướng năng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy
học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng

năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho
con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá
trình nhận thức.
- Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là
”sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học
chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học
tập của HS.

4


Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội
dung và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm
của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:
Chương trình định hướng Chương trình định hướng phát triển
nội dung
năng lực
Mục
tiêu
giáo
dục

Mục tiêu dạy học được mô
tả không chi tiết và không
nhất thiết phải quan sát,
đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết

và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện
được mức độ tiến bộ của HS một cách liên
tục

Nội
dung
giáo
dục

Việc lựa chọn nội dung dựa
vào các khoa học chuyên
môn, không gắn với các
tình huống thực tiễn. Nội
dung được quy định chi tiết
trong chương trình.

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được
kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các
tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy
định những nội dung chính, không quy
định chi tiết.

– GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS
tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú
GV là người truyền thụ tri
trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn
Phương
thức, là trung tâm của quá
đề, khả năng giao tiếp,…;
pháp

trình dạy học. HS tiếp thu
dạy
– Chú trọng sử dụng các quan điểm,
thụ động những tri thức
học
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực;
được quy định sẵn.
các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực
hành
Hình
thức
dạy
học

Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
Chủ yếu dạy học lý thuyết
cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy
trên lớp học
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học

Đánh
giá kết
quả
học tập
của HS

Tiêu chí đánh giá được xây
dựng chủ yếu dựa trên sự

ghi nhớ và tái hiện nội
dung đã học.

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra,
có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học
tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các
tình huống thực tiễn.

7.1.1.2. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến:
a. Năng lực giải quyết vấn đê

5


Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải
quyết vấn đề (GQVĐ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho
rằng GQVĐ là một NL chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận
thức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà
không có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những
vấn đề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong
việc lựa chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển
khai các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình
hình thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn
bản) của môn học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung
dạy học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể,
tiếp nhận một thể loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện
tượng đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi
đánh giá các hiện tượng văn học,… quá trình học tập các nội dung trên là quá trình
giải quyết vấn đề theo quy trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong

môn Ngữ văn có thể được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc
trong một chủ đề dạy học.
b. Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc
suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc
sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực
hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò,
niềm say mê tìm hiểu khám phá.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà
môn học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các
tình huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn
bản văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc
nhìn khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước
một vẻ đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ
đam mê và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo
công thức. Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS,
với tư cách là người đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có
được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của
tác phẩm; có cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…).
c. Năng lực hợp tác
Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để
hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc
6


cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe
người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là
hình thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn
thành tích học tập.

Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân
và tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm
việc hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương
trợ lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần
thiết trong xã hội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một
không gian rộng mở của quá trình hội nhập.
Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ,
phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ
học tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể
hiện những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng
nghe những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình.
Đây là những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học
sinh trong bối cảnh mới.
d. Năng lực tự quản bản thân
Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát
cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập
kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi
của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi
người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của
mình, sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn
luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần
biết xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế
hoạch để đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến
việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy
những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các
hành vi đúng đắn, cần thiết trong những tình huống của cuộc sống.
e. Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe,
nhằm đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng

nhiều phương tiện, tuy nhiên, phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp
là ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc
của hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của
đời sống xã hội, trong từng bối cảnh/ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích

7


nhất định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã
hội. Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng
ngôn ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp
những hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực
giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang
tính đặc thù của môn học. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS
được hiểu về các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu
quả trong các tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội
thoại theo nghi thức và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước
làm chủ tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng
tạo môi trường, bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống
xung quanh, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học.
Đây cũng là mục tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn
là dạy học theo quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng
những kiến thức tiếng Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4
kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng
ấy vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
f. Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mi
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc
nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống,

thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng
những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm
thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số
cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định,
đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm
cảm xúc.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn
với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với
tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác
phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng
lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình
người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở
những phương diện sau:
– Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình
ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc
sống qua ngôn ngữ nghệ thuật.

8


– Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn
học: cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận
được những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện
qua tác phẩm.
– Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm
văn học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết
cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có
những hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới
quan thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.
Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái

đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình
tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và phát
triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn
luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Trong quá trình hướng dẫn HS
tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn còn giúp HS từng bước hình thành và nâng
cao các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm
kĩ năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết).
7.1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi
thấy việc dạy – học các tác phẩm văn học chưa thật phát huy và khơi dậy tối đa
các năng lực của học sinh. Điều đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
- Dạy học đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một chiều những
cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho HS cách
đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn học, ít chú
trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy kiến thức hơn
là hình thành kỹ năng.
- Dạy học tích hợp đã được chú trọng trong những năm học gần đây và
cũng đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, dạy học tích hợp vẫn mang
tính khiên cưỡng, thiếu tự nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung
tích hợp vào bài học như bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách lộ
liễu. Chưa phát huy học sinh huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực… để giải quyết các nhiệm vụ học tập. Chủ yếu tích hợp liên môn,
chưa chú trọng tích hợp các phân môn… chính vì vậy chưa giúp học sinh hình
thành kiến thức, kỹ năng mới và tất nhiên các năng lực của học sinh chưa được
phát triển.
9



- Việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện. Tuy nhiên cách
thực hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, cụ thể như:
+ Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ
lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được – tính dân
chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận
quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
+ Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết(chẳng hạn nhập vai Tấm kể lại
truyện Tấm Cám), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình huống giả định, trình
bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh ít có cơ hội
bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và năng lực của
người học.
Những tồn tại và thiếu sót này đã được chúng tôi nhìn nhận, rút kinh
nghiệm và đã, đang sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng
lực của người học. Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh là nội dung lớn, được nhiều công trình bàn rất kĩ lưỡng. Trong phạm vi sáng
kiến này, chúng tôi xin phép được trình bày những hiểu biết của cá nhân về những
vấn đề về năng lực mà môn Ngữ Văn hướng đến. Cụ thể minh họa qua giáo án Hai
đứa trẻ của Thạch Lam ( tiết 1).
7.1.3. Giáo án minh họa
TIẾT 37. Đọc văn.

HAI ĐỨA TRẺ (tiết 1)
- Thạch Lam -


I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a. Về kiến thức
*Nội dung 1: Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai
đoạn 1930-1945
- Giúp HS nắm được một số nét cơ bản về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam
giai đoạn 1930-1945.
*Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hai đứa trẻ ( Thạch
Lam)
10


- Nắm được những nét khái quát về tác giả Thạch Lam và tác phẩm “Hai
đứa trẻ”.
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua
cảm nhận của hai đứa trẻ.
- Tình cảm của tác giả trước bức tranh phố huyện chiều tàn.
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ,
là truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
b. Về kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Có kĩ năng suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận, trình bày cảm nhận về
vẻ đẹp nên thơ và bình dị của bức tranh phố huyện và tâm trạng của hai đứa trẻ
trước cảnh phố huyện.
- Có kĩ năng giao tiếp: thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những kiếp
sống nghèo khổ, quẩn quanh.
c. Về tư tưởng, thái độ, phẩm chất:
- Cảm thông với cuộc sống của những con người nghèo khổ, trân trọng khát
vọng đổi đời của họ.

- Biết yêu thương và trân trọng cuộc sống, có ước mơ và có niềm tin
- Biết sống tự chủ, sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước.
2. Các năng lực cần hình thành cho hs
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
- Năng lực giao tiếp (Nghe, nói, đọc, viết).
- Năng lực thẩm mĩ (Cảm thụ và sáng tạo)
II. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: Giáo án; phiếu học tập, máy tính; máy chiếu.....
- Học sinh: Đọc tác phẩm, đọc sách Để học tốt Ngữ văn 11 và soạn bài
theo câu hỏi SGK, phiếu học tập...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

HS vắng
11


11G

18.11.2019


45

0

2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Nội dung 1: Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai
đoạn 1930-1945
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài học. Gợi
nhớ những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu về các khuynh hướng sáng tác của VHVN
từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Sử dụng phương pháp làm việc nhóm. Tổ
chức dưới dạng trò chơi. Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên nhận
xét, đánh giá.
- Phương tiện dạy học: Giấy A0.
- Sản phẩm: Đáp án đúng.
Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV chia lớp thành 3 nhóm tham gia trò
HS nêu đúng tên các
chơi: Tìm hiểu về các khuynh hướng sáng tác của tác giả và tác phẩm văn xuôi
VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám của VHVN từ đầu thế kỉ XX
năm 1945.
đến Cách mạng tháng Tám
Nội dung: Kể tên các tác giả, tác phẩm văn xuôi năm 1945.
của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng

Tám năm 1945.
Cách chơi: Trong vòng 5 phút, mỗi nhóm kể tên
các tác giả, tác phẩm (đã học và đã đọc) của VHVN từ
đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sau đó xếp các tác giả, tác phẩm đã tìm được vào 2
khuynh hướng sáng tác chính: Văn xuôi lãng mạn và
văn xuôi hiện thực.
Kết quả: Nhóm nào tìm được nhiều tác phẩm và
xếp chính xác vào các khuynh hướng hơn là nhóm
chiến thắng.
- HS làm việc nhóm, trình bày trên giấy A0 trong
5 phút.

12


- Trưng bày sản phẩm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10 phút)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp HS có cái nhìn khái quát về truyện ngắn lãng
mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Nội dung hoạt động: Hoạt động này tập trung hướng dẫn HS hiểu được
một số nét khái quát về truyện ngắn lãng mạn 1930-1945, yêu cầu HS tái hiện kiến
thức về bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám 1945, đặc biệt là bộ phận văn học công khai, trong đó có xu hướng văn học
lãng mạn.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Vấn đáp. HS làm việc cá nhân.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
- Sản phẩm: Câu trả lời đúng.
Hoạt động của GV và HS


Nội dung cần đạt

GV sử dụng kĩ thuật
*Giới thiệu chung về truyện ngắn lãng mạn
đặt câu hỏi.
Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Nhận xét sau khi HS đã
1. Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 nằm
trả lời.
trong bộ phận văn học công khai và khuynh
Cung cấp đáp án đúng. hướng văn học lãng mạn của văn học Việt Nam
? Trình bày những hiểu giai đoạn 1930-1945, ra đời trong bối cảnh văn học
biết của em về truyện ngắn nước ta bước vào giai đoạn hiện đại hóa toàn diện.
2. Truyện ngắn lãng mạn có những đặc trưng
lãng mạn Việt Nam giai đoạn
cơ bản của thể loại truyện ngắn: có cốt truyện,
1930-1945.
(Câu hỏi này có thể nhân vật, kết cấu truyện theo lối tương phản hoặc
giao từ tiết trước để HS chuẩn liên tưởng, theo trục tâm lí nhân vật hoặc theo diễn
biến sự kiện…, ngôn ngữ truyện ngắn mang dậm
bị ở nhà)
chất đời thường, có ngôn ngữ nhân vật (đối thoại,
Gợi ý:
độc thoại) và ngôn ngữ người kể chuyện.
- Nằm trong bộ phận
3. Truyện ngắn lãng mạn 1930-1945 có
và xu hướng văn học nào?
những đặc trưng riêng về bút pháp và cảm hứng
- Có những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn
chung và đặc trưng riêng

- Các nhân vật, tình huống hình ảnh được nhà
nào?
văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí
- Thành tựu và đóng tưởng và tình cảm của tác giả.
góp nổi bật.
- Truyện ngắn lãng mạn thường được viết bởi
cảm hứng lãng mạn: nhà văn thường hướng tới

13


những cái phi thường có tính biệt lệ, xây dựng
những hình tượng con người vượt lên thực tại của
đời sống của hoàn cảnh, hướng tới một cái gì tốt đẹp
và thánh thiện hơn hiện thực. Có khi đó chỉ là những
khát vọng dẫu mơ hồ nhưng cũng đủ để niềm tin của
con người có điểm tựa.
- Lãng mạn nhưng vẫn được kết hợp nhuần
nhuyễn với chất hiện thực tạo nên vẻ đẹp riêng của
văn xuôi lãng mạn.
- Phong cách riêng của các nhà văn: tuy có
điểm tương đồng về cảm hứng và bút pháp nhưng
mỗi nhà văn lãng mạn lại có phong cách nghệ thuật
riêng
- Văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương
phản, đối lập, thích khoa trương, phóng đại, sử dụng
ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.
4. Thành tựu truyện ngắn lãng mạn 19301945 kết tinh ở sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn
Tuân, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh… Truyện ngắn lãng
mạn 1930-1945 góp phần cách tân về thể loại và

ngôn ngữ cho văn học dân tộc.

Nội dung 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hai đứa trẻ (Thạch
Lam)
A. KHỞI ĐỘNG(4’)
Giới thiệu tác phẩm bằng tranh đã chuẩn bị sẵn
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : tạo tâm thế hứng thú cho học sinh vào bài
học
- Nội dung hoạt động : GV trình chiếu tranh, học sinh quan sát và đưa ra
nhận xét.
- Phương pháp tổ chức dạy học : Học sinh quan sát và đưa ra nhận xét.
GV đánh giá và giới thiệu bài học.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị tranh ảnh.
- Sản phẩm : Lời nhận xét của học sinh.
- Cách thức tiến hành
GV tổ chức trò chơi: Lật miếng ghép tìm tranh.
14


Luật chơi như sau:
Sẽ có 4 miếng ghép, ẩn sau đó là 1 bức tranh có liên quan tới bài học.
Nhiệm vụ của HS là sẽ lật 4 miếng ghép và trả lời câu hỏi.
Mỗi một miếng ghép sẽ mở ra 1 góc của bức tranh.
Câu hỏi:
1. Tác giả của bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm” ở sách Ngữ văn 7, tập 1
là ai?
-> Đáp án: Thạch Lam
2. Địa danh Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc tỉnh nào của nước ta? -> ĐA: Hải
Dương
3. Các câu chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích hơn

truyện dài gọi là....-> ĐA: Truyện ngắn
4. Trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng
tháng Tám 1945, bộ phận văn học công khai có 2 xu hướng: văn học hiện thực và
văn học... -> ĐA: Lãng mạn
=> Bức tranh hai đứa trẻ đang đợi tàu trong đêm.
GV dẫn vào bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Phát triển
cho học sinh các năng lực: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử
dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề
- Nội dung hoạt động : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Phương pháp tổ chức dạy học : GV sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật
dạy học tích cực là : Phương pháp thảo luận nhóm , kĩ thuật đặt câu hỏi.
HS: Trả lời cá nhân, nhóm bằng hình thức giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị câu hỏi.
- Sản phẩm : Câu trả lời, kết quả thảo luận của học sinh.
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của giáo viên

Kiến thức cần đạt

1. Khái quát về tác giả

I. Tìm hiểu chung:

- Bước 1: Phương pháp thảo luận

1. Tác giả Thạch Lam


nhóm
- Giao nhiệm vụ:

a. Cuộc đời:

+ Chia lớp thành 3 nhóm cùng làm phần b. Sự nghiệp:
tìm hiểu chung về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn, c. Đặc điểm truyện ngắn và phong
đặc điểm truyện ngắn và phong cách của Thạch cách:
Lam theo sự chuẩn bị phiếu học tập ở nhà
15


+ Cử đại diện trình bày trên lớp.

(Phiếu học tập số 1)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS thảo luận nhóm theo dãy hoàn
thành phiếu học tập số 1.
- Bước 3: Đại diện báo cáo kết quả.
- Bước 4: GV: nhận xét đánh giá kết
quả làm việc của học sinh và chốt kiến thức
- GV chiếu hình ảnh một số hình ảnh
tác giả Thạch Lam và một số tác phẩm của
ông.
- GV giới thiệu thêm về gia đình, hoàn
cảnh sống của Thạch Lam.
2. Tác phẩm “Hai đứa trẻ”
* GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:
- Nêu xuất xứ của truyện ngắn “Hai đứa

trẻ”?

2. Tác phẩm“Hai đứa trẻ”:

- Xuất xứ:
+ In trong tập Nắng trong
vườn (1938).

+ Tiêu biểu cho truyện ngắn
GVgiảng: Tác phẩm viết trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Đất nước bị thực của Thạch Lam, kết hợp yếu tố hiện
dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân cực khổ, thực và lãng mạn trữ tình.
lầm than. Trong khi các nhà văn hiện thực
phản ánh hiện thực trên tinh thần tố cáo, lên án
xã hội thì các nhà văn lãng mạn chủ yếu bộc lộ
cảm xúc buồn chán trước hiện thực, thể hiện
khát vọng thay đổi cuộc sống.
- Hãy nêu bối cảnh và hoàn cảnh ra đời
của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”?
GV giảng: Đó là một phố huyện nghèo
có chợ, ga xếp đêm đêm có một chuyến tàu
chạy qua…
- Bối cảnh truyện: quê ngoại
của tác giả - phố huyện, ga xép Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương.
? Em hãy nêu chủ đề tác phẩm?
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Dựa trên những kỉ niệm
16



của tác giả thời thơ ấu.
- Chủ đề: Bức tranh phố
huyện nghèo trước Cách mạng
- Em có thể phân chia bố cục của truyện tháng Tám từ lúc chiều muộn đến
thành mấy phần? Nội dung của từng phần ấy? đêm khuya qua cái nhìn và tâm
trạng của nhân vật Liên.
Gv nhận xét và chốt kiến thức.

- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “tiếng
cười khanh khách nhỏ dần về phía
làng”: Tâm trạng của Liên trước bức
tranh phố huyện lúc chiều tàn.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “
chừng ấy người trong bóng tối
mong đợi một cái gì tươi sáng cho
sự sống nghèo khổ hằng ngày của
họ: Tâm trạng của Liên trước bức
tranh phố huyện lúc đêm về.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng
của Liên trong cảnh đợi tàu lúc đêm
khuya.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản:
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Rèn cho học sinh năng lực tự đọc- hiểu
văn bản theo đặc trưng thể loại, năng lực giao tiếp( nghe- nói- đọc- viết), hợp
tác( hoạt động nhóm), năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực thẩm mĩ.
- Nội dung: Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản:

+ Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tàn.
+ Bức tranh đời sống nơi phố huyện: cảnh chợ tàn, kiếp người tàn, đồ vật
tàn
+ Tâm trạng của Liên.
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: GV sử dụng các phương pháp/kĩ thuật
dạy học tích cực là : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật đọc hợp tác và kĩ thuật
mảnh ghép,.... Chia nhóm, Thuyết trình, Vấn đáp, bổ sung.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
- Phương tiện dạy học: phiếu học tập, máy chiếu, bảng phụ, SGK, giáo
án…
- Sản phẩm : Câu trả lời, kết quả thảo luận của học sinh.
17


- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
* Thao tác 1: Hướng dẫn
học sinh đọc, tìm hiểu Tâm trạng
của Liên trước bức tranh phố
huyện lúc chiều tàn.

Kiến thức cần đạt
II. Đọc - hiểu văn bản

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho
hs:
+ Đọc đoạn văn với giọng nhẹ
nhàng êm ái phù hợp với văn phong
của Thạch Lam, phù hợp với chất trữ
tình của truyện; Cần chú ý đến diễn

biến tâm trạng buồn thương, day dứt
của Liên, nhân vật mang chủ đề của
truyện.
- Sử dụng kĩ thuật mảnh
ghép:
- Chia lớp thành 3 nhóm và
giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo
luận theo các câu hỏi (mỗi nhóm tìm
hiểu một nội dung), có nhóm trưởng
và thư kí ghi chép.
- Sau đó yêu cầu HS thành lập
nhóm mới, 1 thành viên đại diện của
nhóm cũ giảng cho nhóm mới nghe.
+ Nhóm 1: Bức tranh thiên
nhiên nơi phố huyện lúc chiều tà
được miêu tả qua những âm thanh,
hình ảnh, màu sắc, đường nét nào?
Nhận xét ngòi bút miêu tả của Thạch
Lam? Cảm nhận của em về vẻ đẹp
của bức tranh ấy?
+ Nhóm 2: Trước giờ khắc
ngày tàn, tâm trạng của Liên như thế
nào? Tìm những chi tiết miêu tả tâm
trạng ấy? (tư thế, dáng vẻ, tâm hồn).
Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân
vật? Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm
18


hồn của Liên?

+ Nhóm 3: Cảnh chợ tàn được
gợi qua chi tiết nào? ( âm thanh, hình
ảnh, mùi vị?) Nhận xét nghệ thuật
miêu tả cảnh chợ tàn? ( tả thực hay
lãng mạn, cảm nhận bằng những
giác quan nào?) Tâm trạng của Liên
trước cảnh chợ tàn? Cảm nhận về vẻ
đẹp tâm hồn Liên.
+Nhóm 4: Những kiếp người
tàn là ai? Cuộc sống của họ như thế
nào?
Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh con
người? (cử chỉ, hành động, đối thoại,
đồ vật vây quanh). Cảm nhận của em
về cuộc sống của con người nơi phố
huyện?
Bước 4: GV nhận xét đánh giá kết
quả làm việc của học sinh và chốt
kiến thức.
GV: Phải là một ngòi bút tinh
tế lắm, tác giả mới cảm nhận được
những cảm xúc mơ hồ ấy của Liên.
Đây chính là một biệt tài trong văn
Thạch
Lam.

GV bổ sung: Chợ là nơi tập
1. Tâm trạng của Liên trước bức
trung đông người phản ánh bộ mặt tranh phố huyện lúc chiều tàn.
kinh tế, sức sống của một vùng dân

a/ Cảnh chiều tàn và tâm trạng của
cư. Ở đây tác giả chọn cảnh chợ tàn Liên
hơn nữa lại còn là phiên chợ chính để * Cảnh chiều tàn:
làm nổi bật cảnh xơ xác, tiêu điều
* Tâm trạng của Liên:
của phố huyện, đồng thời cũng chính
* Nghệ thuật:
là cuộc sống ảm đạm tối tăm nghèo
(Phiếu học tập số 2)
khổ của làng quê Việt Nam trước
=> Bức hoạ đồng quê quen thuộc, gần
Cách mạng tháng Tám.
gũi và gợi cảm. Một bức tranh quê hương bình
19


GV liên hệ: Nhà thơ Huy Cận dị mà không kém phần thơ mộng, mang cốt
từng viết
cách Việt Nam.
“Đâu tiếng làng xa vãn chợ
b) Cảnh chợ tàn và tâm trạng của
chiều”
Liên:
(Tràng giang)
(Phiếu học tập số 3)
GV bình: chúng ta đã thấy rõ
nét đặc trưng trong văn Thạch Lam ở
sự kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và
hiện thực. Nếu ở cảnh chiều tàn, ngòi
bút Thạch Lam thật lãng mạn trữ tình

thì ở cảnh chợ tàn, nhà văn lại dùng
ngòi bút tả thực.
GV giảng
+ Liên: Cứ mỗi chiều, Liên lại
dọn hàng, đếm hàng, tính tiền như
một người chủ gia đình thực sự. Ở
Liên, ta thấy dáng dấp người phụ nữ
đảm đang, hiền thục. Liên tỏ ra hãnh
diện với sợi dây xà tích bằng bạc,
đeo chiếc chìa khoá, chứng tỏ Liên
đã lớn, được mẹ tin cậy. Đó là tính
cách của một cô bé mới lớn.
c. Những kiếp người tàn và tâm trạng
+ Những đứa trẻ tâm hồn ngây thơ của Liên
trong sáng đáng lẽ phải được nuôi
( Phiếu học tập số 4)
dưỡng, được đến trường. Nhưng ở
- Bởi họ sống mà không ra sống thực
đây chúng phải tự kiếm sống, phải
chất chỉ là sự cầm cự, quẩn quanh, bế tắc.
sớm từ giã tuổi thơ thật tội nghiệp,
-> Bức tranh đời sống nghèo nàn, hiu
đáng thương->tấm lòng xót xa, đầy
hắt, úa tàn.
thương cảm của Thạch Lam.
+ Liên có cảm giác buồn mơ hồ vì
Liên vẫn còn là môt đứa trẻ hồn
nhiên ngây thơ. Đây cũng là nỗi buồn
mơ hồ không hiểu của văn học lãng
mạn:

“Hôm nay trời nhẹ mây cao/
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”
(Xuân
Diệu). Dường
như

20


trong “Chiếc linh hồn nhỏ” của cô bé
nơi phố huyện đã vương vấn chút
*Tiểu kết
“Mang mang thiên cố sầu” của văn
- Nghệ thuật: kết hợp yếu tố hiện thực
học lãng mạn. Thạch Lam đã để cho với yếu tố lãng mạn trữ tình; câu văn xuôi
cô bé Liên dường như nghe được một như câu thơ, khéo kết hợp các chi tiết, nghệ
cách vô thức sự hữu hạn của đời .
thuật miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế.
*Thao tác 2: Đánh giá phần - Nội dung:
1
+ Thạch Lam đã phần nào phản ánh
- GV sử dụng ki thuật “Đặt bức tranh hiện thực đời sống của người dân.
câu hỏi”
+ Tác giả thể hiện một cách nhẹ nhàng
+ Qua tìm hiểu tâm trạng của
nhân vật Liên trước cảnh chiều tàn,
chợ tàn và những kiếp người tàn, em
có nhận xét gì về bút pháp nghệ
thuật và tư tưởng của tác giả?


mà thấm thía niềm xót thương với những kiếp
người nhỏ bé, sống nghèo khổ, tàn tạ ở một
phố huyện nhỏ trước Cách mạng tháng Tám,
trân trọng những nét đẹp tâm hồn của họ.
->Đó là giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
của đoạn trích.

C. LUYỆN TẬP(2 phút)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Củng cố kiến thức đã học.
- Nội dung hoạt động: GV nêu câu hỏi, HS làm bài tập tại lớp.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Học sinh hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học: GV chuẩn bị bài tập.
- Sản phẩm: bài làm của học sinh.
- Cách thức tiến hành
Nối cột A với cột B
1. Nối đặc điểm ở cột A tương ứng với chi tiết ở cột B
A

B

Âm thanh

Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn.

Đường nét

Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve.

Hình ảnh, màu


Dãy tre làng ... cắt hình rõ rệt trên nền trời.

sắc
2. Nối tên nhân vật ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B
A
Chị em Liên

B
…ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi.

21


Chị Tí

... trông coi là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu...

Mấy đứa trẻ
đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ dần
con nhà nghèo
về phía làng.
Bà cụ Thi

Ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn
hàng nước…

3. Nối đặc điểm nghệ thuật ở cột A với chi tiết ở cột B
A


B

So sánh

Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man
mác trước giờ khắc của ngày tàn.

Nhân hóa

Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên
ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen;…

Miêu tả

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.

Biểu cảm

Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây
ánh hồng như hòn than sắp tàn.

D. VẬN DỤNG
- Ý tưởng thiết kế hoạt động : Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự
học của học sinh.
- Nội dung hoạt động : GV nêu câu hỏi, HS làm bài tập ở nhà.
- Phương pháp tổ chức dạy học : Học sinh hoạt động cá nhân.
- Phương tiện dạy học : GV chuẩn bị bài tập.
- Sản phẩm : bài tập của học sinh.
- Cách thức tiến hành

Hoạt động của GV

Kiến thức cần đạt

- B1: GV giao nhiệm vụ:
Hãy vẽ tranh theo trí
tưởng tượng của em, tái hiện bức
tranh thiên nhiên, cuộc sống con
người phố huyện lúc chiều tàn.

- Tranh vẽ của học sinh.

- B2:
HS thực hiện
nhiệm vụ: ở nhà
- B3: HS báo cáo kết
quả thực hiện nhiệm vụ vào
lúc kiểm tra bài cũ của tiết
22


sau.
- B4: GV đánh giá, nhận
xét, cho điểm
E. MỞ RỘNG VÀ SÁNG TẠO
(Khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà và không bắt buộc)
- Ý tưởng thiết kế hoạt động: Giúp HS mở rộng kiến thức liên quan đến
nội dung bài học.
- Nội dung hoạt động: Khuyến khích HS tìm đọc những bài viết, những
nhận đinh về tác giả Thạch Lam, bài “Hai đứa trẻ”(đoạn 1) và một số truyện ngắn

của Thạch Lam.
- Phương pháp tổ chức dạy học: Hướng dẫn HS làm việc ở nhà. Tìm các
nguồn tư liệu trên mạng, các tài liệu khác.
- Phương tiện dạy học: Câu hỏi hướng dẫn học ở nhà.
- Sản phẩm: Hoàn thành câu trả lời vào giấy.
- Cách thức tiến hành
Hoạt động của GV

Kiến thức cần đạt

- B1: GV giao nhiệm vụ:
- Sưu tầm các bài viết(phân
tích, nhận định...) về tác giả TL, tác
phẩm : Hai đứa trẻ (đoạn 1).

- Học sinh sưu tầm, tìm đọc:

- Tìm đọc thêm về truyện
+ Các bài phân tích, những ý kiến
ngắn TL.
nhận định đánh giá về cảnh phố huyện lúc
- B2: HS thực hiện nhiệm chiều tàn
vụ: ở nhà
+ Tìm đọc các truyện ngắn của
- B3: HS báo cáo kết quả Thạch Lam có đặc điểm giống truyện “Hai
thực hiện nhiệm vụ: vào lúc kiểm đứa trẻ”: Dưới bóng hoàng lan....
tra bài cũ của tiết sau.
- B4: GV nhận xét, chốt
kiến thức.
F. CỦNG CỐ, DẶN DÒ(1’)

- Củng cố: Nắm chăc kiến thức phần đã học.
- Dặn dò: chuẩn bị tiết 2 của bài Hai đứa trẻ( Phần 2).
*SẢN PHẨM CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

23


Cuộc đời, sự nghiệp văn học, đặc điểm truyện ngắn và phong cách của
Thạch Lam
Cuộc đời

Sự nghiệp văn học

- Thạch Lam (1910- Có quan niệm
1942). Tên khai sinh Nguyễn lành mạnh, tiến bộ:
Tường Vinh, sau đổi Nguyễn
+ Văn chương
Tường Lân. Bút danh Việt không phải là cách đem
Sinh, Thạch Lam.
đến cho con người sự
- Có chân trong nhóm thoát ly hay sự quên…”
Tự lực văn đoàn nhưng lại có
+ Thiên chức của
phong cách riêng. Ông nhà văn cũng như những
thường viết về cuộc sống của chức vụ cao quý khác là
tầng lớp tiểu tư sản, trí thức phải nâng đỡ những cái
nghèo và những người dân tốt để trong đời có nhiều
lao động.
công bằng, thương yêu

- Quê ở Hội An nhưng
sinh ra và mất ở Hà Nội.
Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại phố huyện Cẩm Giàng, Hải
Dương (sau này trở thành
không gian nghệ thuật trong
các tác phẩm của ông).

Đặc điểm truyện ngắn
và phong cách
- Đặc điểm:
+ Truyện không có
cốt truyện
+ Mỗi truyện như
một bài thơ trữ tình
đượm buồn.
+ Đặc biệt, khai
thác thế giới nội tâm của
nhân vật với những cảm
xúc mong manh, mơ hồ
trong cuộc sống thường
ngày.

hơn.

+ Hòa quyện
-> Thạch Lam đề hiện thực và lãng mạn.
cao thiên chức của nhà
văn. Văn chương phải
- Phong cách:
hướng về con người->

+ Văn phong trong
Văn học vị nhân sinh.
sáng, giản dị, thâm trầm,
sâu sắc.
- Là một trong những
- Biệt tài về truyện
đại diện xuất sắc của văn học ngắn.
Việt Nam giai đoạn 1930
- Là người mở
-1945, cầu nối văn học hiện
đường cho lối viết truyện
thực và văn học lãng mạn.
không có cốt truyện.
- Con người đôn hậu,
- Tác phẩm chính:
tinh tế.
sgk
- Mất khi tuổi đời còn
trẻ, tài năng đang ở độ chín.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TÂM TRẠNG CỦA LIÊN TRƯỚC BỨC TRANH CHIỀU TÀ
Cảnh
- Âm thanh:

Tâm trạng của Liên
- Tư thế: Ngồi yên

Nghệ thuật
- Phép nhân hóa: Tiếng
24



×