Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC HIỆN vẽ các DẠNG HÌNH BẰNG NGÔN NGỮ lập TRÌNH MSWLOGO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP VĨNH YÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LIÊN BẢO
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: THỰC HIỆN VẼ CÁC DẠNG HÌNH
BẰNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH MSWLOGO
Tác giả sáng kiến: Phạm Thị Vân Anh

Liên Bảo, năm 2019


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Ngôn ngữ lập trình là một loại ngôn ngữ đặc biệt được thiết kế để giúp các
lập trình viên có thể dựa trên đó viết các chỉ dẫn để máy tính thực hiện một hoặc
nhiều tác vụ cho trước.
Ngôn ngữ lập trình định nghĩa một bộ các quy tắc viết mã lệnh (còn gọi là
cú pháp) để lập trình viên có thể dựa vào đó viết các chỉ dẫn thực hiện các tác vụ
cụ thể cho máy tính. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau có các quy tắc riêng khác
nhau.
MSWLogo là một môi trường lập trình dựa trên Logo hiếm, ban đầu dựa
trên LISP và dành cho mục đích giáo dục.
Tuy nhiên, một điểm cộng lớn của Logo là vì nó được tạo ra cho giáo dục,
nó rất dễ học. Đó là một giới thiệu tuyệt vời để lập trình cho trẻ em hoặc những
người muốn bắt đầu lập trình . Nó không phải là tất cả nhàm chán hoặc - mặc dù
đồ thị và biểu đồ là ứng dụng chính của nó, MSWLogo có thể được sử dụng
để tạo ra các trò chơi hoặc các chương trình cho Windows.


Ở lớp 4 và lớp 5 học sinh mới được làm quen với phần mềm này và đây
cũng là lần đầu tiên học sinh được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Để học sinh
phát triển tư duy hình học, đồng thời khích lệ các em tìm tòi khám phá, từ đó tạo


tiền đề để giúp các em học tốt lập trình sau này. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra
sáng kiến kinh nghiệm “Thực hiện vẽ các dạng hình bằng ngôn ngữ lập trình
MSWLogo” nhằm kế thừa những mặt tích cực của các đề tài trước đó và khắc
phục những mặt tồn tại đảm bảo phù hợp với thực tiễn. Sáng kiến này được Hội
đồng Sư phạm và Ban Giám hiệu Nhà trường đánh giá cao, đã được triển khai
đưa vào áp dụng cho tất cả các khối lớp trong năm học 2018-2019.
2. Tên sáng kiến: Thực hiện vẽ các dạng hình bằng ngôn ngữ lập trình
MSWLogo
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Phạm Thị Vân Anh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Liên Bảo – Vĩnh Yên – Vĩnh
Phúc
- Số điện thoại: 0973060967
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Tác giả đồng thời là chủ đầu tư
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực bồi dưỡng cho học sinh học môn
Tin học ở các trường Tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:


Sáng kiến được áp dụng lần đầu bắt đầu từ ngày 10/09/2018.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:

7.1.1. Cơ sở lí luận
Môn Tin học được xuất phát từ nhu cầu thực tế Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa đất nước để hội nhập thế giới, học sinh dần làm quen và đi vào hứng thú
với môn học này.
Phần mềm Logo là phần mềm đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy,
kỹ năng phân tích bài toán, học sinh phải biết cách áp dụng tất cả các kiến thức
đã học vào để giải quyết các vấn đề.
7.1.2. Thực trạng giảng dạy môn Tin học tại Trường Tiểu học Liên Bảo
Môn Tin học là môn học được học sinh tại trường rất yêu thích, các em
say mê hứng thú. Các em biết cách vận dụng vào các môn học khác, thử sức với
các cuộc thi trên máy tính.
Qua quá trình quan sát nhận thấy học sinh đã vận dụng tốt kiến thức về
phần mềm vẽ hình (Paint), phần mềm soạn thảo (MSWord), phần mềm trình
chiếu (Mspowerpoint), kỹ năng sử dụng chuột và bàn phím, bên cạnh đó thì
phần mềm MSWLogo là ngôn ngữ lập trình đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư
duy và kỹ năng phân tích nên học sinh vẫn chưa vận dụng tốt.
7.1.3. Những dạng hình vẽ trong WMLogo
7.1.3.1 Dạng 1: Vẽ - Xoay


Với dạng này học sinh sẽ tìm ra quy luật lặp n lần cho thao tác vẽ 1 hình
rồi xoay.
Cú pháp: to HINHVE repeat n[ hinhve rt 360/n] end
Ví dụ: Vẽ 5 hình tam giác đều
to TAMGIAC
repeat 5[ repeat 3[fd 100 rt 120] rt 360/5]
end
7.1.3.2 Dạng 2: Vẽ - Đi - Xoay
Với dạng này học sinh sẽ tìm ra quy luật lặp n lần cho thao tác vẽ 1 hình
rồi đi và xoay.

Cú pháp: to HINHVE repeat n[ hinhve fd m rt 360/n] end
Kiểu 1: Đi bằng cạnh là bước đi sẽ bằng số bước đi của cạnh hình vẽ.
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ 5 hình ngũ giác đều như hình bên
to NGUGIAC
cs
repeat 6[ repeat 5[fd 100 lt 360/5] fd 100 rt 360/5]
end

Kiểu 2: Đi lớn hơn cạnh là bước đi sẽ lớn hơn số bước đi của cạnh hình
vẽ.
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ được hình như hình bên


to NGUGIAC
cs
repeat 6[ repeat 5[fd 100 lt 360/5] fd 140 rt 360/5]
end
Kiểu 3: Đi nhỏ hơn cạnh là bước đi sẽ nhỏ hơn số bước đi của cạnh hình
vẽ.
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ được hình như hình bên
to NGUGIAC
cs
repeat 6[ repeat 5[fd 100 lt 360/5] fd 70 rt 360/5]
end
7.1.3.3 Dạng 3: Đi – Vẽ - Lùi - Xoay
Với dạng này học sinh sẽ tìm ra quy luật lặp n lần cho thao tác đi m bước
vẽ 1 hình rồi lùi m bước và xoay.
Cú pháp: to HINHVE repeat n[ fd m hinhve bk m rt 360/n] end
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ lá cờ như hình bên
to LACO

cs
repeat 10[ fd 100 repeat 4[fd 40 lt 90] bk 100 rt 360/10]
end
7.1.3.4 Dạng 4: Nhấc – Đi – Hạ - Vẽ - Nhấc – Lùi – Hạ - Xoay


Với dạng này học sinh sẽ tìm ra quy luật lặp n lần cho thao tác nhấc bút,
rùa đi m bước, hạ bút, vẽ hình, nhấc bút, lùi m bước, hạ bút, xoay
Cú pháp: to HINHVE repeat n[ pu fd m pd hinhve pu bk m pd rt 360/n]
end
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ hình sau
to NGOISAO
cs
repeat 10[ pu fd 100 pd repeat 5[fd 50 rt 144] pu bk 100
pd rt 360/10]
end
7.1.3.5 Dạng 5: Vẽ - Nhấc – Đi – Hạ - Xoay
Với dạng này học sinh sẽ tìm ra quy luật lặp n lần cho thao tác vẽ hình,
nhấc bút, đi m bước, hạ bút, xoay
Cú pháp: to HINHVE repeat n[hinhve pu fd m pd rt 360/n] end
Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ hình sau
to HINHTRON
cs
repeat 6[repeat 30 [fd 10 rt 360/30] pu fd 100 pd rt 360/6]
end
7.1.3.6 Dạng 6: Vẽ sử dụng vòng lặp


Với dạng này học sinh sẽ gán biến cho bước rùa.
Cú pháp: to HINHVE for [i G.tridau G.tricuoi G.tritang][HINHVE] end


Ví dụ: Viết câu lệnh để rùa vẽ hình sau
to HINHTRON
cs
for [i 1 10 1][circle2 :i*10+10]
end
7.1.3.7 Hình vẽ kết hợp các dạng
Học sinh sẽ kết hợp cách vẽ của các dạng trên để thực hiện vẽ các hình.
Ví dụ 1: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWLogo thể rùa thực hiện vẽ hình sau:
Phân tích: Với hình vẽ bên học sinh sẽ phân tích hình
và nhận ra dạng hình:
- Để vẽ được 1 các tia như hình vẽ học sinh sẽ vận
dụng Dạng 3 (Đi – Vẽ - Lùi – Xoay)
- Để vẽ được hình chong chóng trên đỉnh mỗi tia học sinh sẽ vận dụng Dạng 1
(Vẽ - Xoay)
Vậy để vẽ được hình như hình bên học sinh sẽ thực hiện phân tích hình, đưa về
các dạng đã được học rồi sau đó thực hiện gõ câu lệnh để vẽ hình.
Câu lệnh:
to HINHVE


CS REPEAT 12[FD 100 REPEAT 3[
REPEAT 3[FD 20 RT 120] RT 120]
BK 100 RT 360/12] end
Ví dụ 2: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MSWLogo thể rùa thực hiện vẽ hình sau:
Phân tích: Với hình vẽ bên học sinh sẽ phân tích
hình và nhận ra dạng hình:
- Để vẽ được 1 bông hoa học sinh sẽ vận dụng Dạng
5 (Vẽ - Nhấc – Đi – Hạ - Xoay)
- Để vẽ được 6 bông hoa nằm ở vị trí như hình vẽ

học sinh vận dụng Dạng 4 (Nhấc – Đi – Hạ - Vẽ - Nhấc – Lùi – Hạ - Xoay)
Vậy để vẽ được hình như hình bên học sinh sẽ thực hiện phân tích hình, đưa về
các dạng đã được học rồi sau đó thực hiện gõ câu lệnh để vẽ hình.
Câu lệnh:
to BONGHOA
cs
repeat 6[ pu fd 150 pd
repeat 6[repeat 30 [fd 5 rt 360/30] pu fd 50 pd rt 360/6]
pu bk 150 pd rt 360/6]
end
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:


Sáng kiến này đã được áp dụng tại Trường Tiểu học Liên Bảo từ đầu năm
học 2018 – 2019, trong điều kiện cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là trang thiết bị phục vụ cho dạy học. Tuy nhiên sau một năm học được áp
dụng, sáng kiến đã đem lại hiệu quả rõ nét. Nó đã cho thấy và khẳng định tính
khả thi ở bất kì trường tiểu học nào trong toàn thành phố.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
Sáng kiến có tính mở để cộng đồng áp dụng và đóng góp xây dựng, không
cần bảo mật.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cần đầu tư đồng bộ trang thiết bị phục vụ dạy học, phòng máy tính
- Cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên.
- Kết hợp với giáo viên văn hóa để giúp học sinh tăng khả năng tư duy và
phân tích hình học.
- Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nhằm trao đổi về các biện
pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tin học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau:


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Tháng 9 năm 2018, sau khi được sự đồng ý của Hội đồng sư phạm, sáng
kiến này đã được chính thức đưa vào áp dụng cho các khối lớp của nhà trường.
Qua các kỳ khảo sát đã cho thấy hiệu quả mà sáng kiến đem lại. Sau đây là các
số liệu thống kê kết quả khảo sát của học sinh:
- Thời gian khảo sát: 05/03/2019
- Số học sinh tham gia khảo sát: 289 em học sinh khối 5
Sau khi tổng hợp, kết quả như sau:
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của học sinh
HS tham
TS Học
gia đánh
sinh
289

giá
289

Kết quả khảo sát
HTT
HT
Số
Số
Tỉ lệ %

Tỉ lệ %
lượng
lượng
281
97%
8
3%

CHT
Số
Tỉ lệ %
lượng
0

0

Từ những kết quả như trên đã chứng minh hiệu quả mà sáng kiến kinh
nghiệm đem lại. Ngoài những kết quả là những con số, khi áp dụng sáng kiến,
chúng tôi còn thu được kết quả đáng mừng về hứng thú học tập và sự tích cực,
chủ động tham gia các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh thực sự đã phát
huy được tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của mình. Từ đó khắc phục
những hạn chế mà trước đó đã chỉ ra.


10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Liên Bảo:
Hội đồng Sư phạm Trường Tiểu học Liên Bảo đánh giá cao lợi ích mà
sáng kiến này đem lại. Qua các phép đo kiểm chứng, chất lượng và hiệu quả
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có áp dụng sáng kiến so với trước đó được
tăng lên rõ rệt. Học sinh có kĩ năng sống tốt hơn thể hiện qua nhiều mặt tích cực

trong đó rõ ràng nhất là các em học tập sôi nổi, tích cực, chủ động hơn. Sáng
kiến đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, gồm:
- Nâng cao kiến thức và phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
của đội ngũ giáo viên nhà trường.
- Góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu:
Tên tổ
Số

Phạm vi/Lĩnh vực
chức/cá

Địa chỉ

TT

áp dụng sáng kiến
nhân

1

Trường Tiểu

Phường Liên Bảo –

học Liên Bảo

Thành phố Vĩnh Yên –


Giảng dạy môn Tin học cho
học sinh khối 4 + 5

Tỉnh Vĩnh Phúc
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, chắc hẳn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi hi vọng vấn đề tôi nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công


tác giảng dạy của các thầy cô trong các nhà trường và đặc biệt là của tôi sau này.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Liên Bảo, ngày 2 tháng 4 năm 2019

Liên Bảo, ngày 1 tháng 4 năm 2019

Thủ trưởng đơn vị

Tác giả sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngô Thị Lụa

Phạm Thị Vân Anh




×