Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyên đề ôn thi THPT quốc gia tuyên ngôn độc lập của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.02 KB, 40 trang )

Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
…………..***********……………

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
Tên chuyên đề:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI THỰC HIỆN : DƯƠNG KHÁNH TOÀN
CHỨC VỤ
: TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
ĐƠN VỊ
: TRƯỜNG THPT QUANG HÀ
ĐỐI TƯỢNG : HỌC SINH LỚP 12
SỐ TIẾT
: 6 TIẾT

NĂM 2017
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

MỤC LỤC
A


I
II
III
1
1
IV
B
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
II
1
2
3
III
1
2
IV
C
D


MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
NỘI DUNG
KĨ NĂNG
PHƯƠNG PHÁP
Về phía giáo viên
Về phía học sinh
ĐỐI TƯỢNG, THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Hoàn cảnh sáng tác
Mục đích sáng tác
Đối tượng
Giá trị của bản tuyên ngôn
Bố cục
Thể loại
Nội dung tác phẩm
Nghệ thuật tác phẩm
Những ý kiến nhận xét về Tuyên ngôn Độc lập
Cảm xúc, tâm tư, tình cảm của Bác Hồ ẩn chứa trong tác phẩm
Tổng kết
CÁC DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP
Dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Dạng đề nghị luận về một ý kiến (hoặc nhiều ý kiến) bàn về tác phẩm
Dạng đề so sánh
ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA
Đề kiểm tra 15 phút
Đề kiểm tra 90 phút
CÁC ĐỀ TỰ GIẢI
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐƠN VỊ TRƯỜNG
KẾT LUẬN


3
3
3
3
3
4
4
5
5
5
5
6
6
7
7
7
9
10
11
11
12
12
22
34
37
37
38
39
40

40

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
I. NỘI DUNG
- Nắm chắc và phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tuyên ngôn
Độc lập trên cái nhìn nhiều chiều, so sánh với những tác phẩm khác trong chương trình.
- Thấy được giá trị nhiều mặt (lịch sử, tư tưởng, nghệ thuật) và ý nghĩa to lớn của bản
Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời cảm nhận được tấm lòng yêu nước nồng nàn và tự hào dân
tộc của Bác.
- Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn Độc lập.
II. KĨ NĂNG
Ôn luyện và hình thành cho học sinh kĩ năng giải các đề thi liên quan đến tác phẩm ở
nhiều mức độ, nhiều kiểu bài theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia phần đọc – hiểu (3,0đ),
phần làm văn (7,0đ).
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Về phía giáo viên
Để thực hiện chuyên đề đã chọn, chúng tôi đã kết hợp sử dụng kết hợp những phương
pháp sau:
- Hoạt động song phương giữa giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu
và nhận biết những phương diện đặc sắc của văn bản.

- Đọc - hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thống kê - phân loại
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp so sánh văn học
- Thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, tự liên hệ.
- Tổ chức cho HS nghe băng, xem băng hình về chủ đề “Bác Hồ”.
=> Mục đích: nhằm hệ thống hóa những đơn vị kiến thức cơ bản cần giảng dạy và
hướng dẫn học sinh. Kết hợp sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận
nhằm phát triển khả năng tư duy hệ thống, thiết lập hệ thống ý và phát huy khả năng làm
việc nhóm, làm việc độc lập ở học sinh.
2. Về phía học sinh
- Yêu cầu học sinh xử lí nguồn tài liệu ở nhà qua hệ thống câu hỏi (Đọc hiểu văn bản
trong sách giáo khoa, đọc sách tham khảo, truy cập internet tìm nguồn tài liệu trực
tuyến…).
- Sau khi xử lí nguồn tài liệu, học sinh tích cực, chủ động trả lời các câu hỏi trong
phần hướng dẫn học bài, đồng thời thiết lập hệ thống dàn ý dựa trên hệ thống câu hỏi ra về
nhà.
- Học sinh cần huy động những năng lực như: năng lực vận dụng tổng hợp, năng lực
hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức liên môn giải
quyết vấn đề thực tiễn… để hiểu sâu, rộng hơn bài học Tuyên ngôn Độc lập.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

IV. ĐỐI TƯỢNG, THỜI LƯỢNG GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ

- Học sinh lớp 12: ôn thi THPT Quốc gia và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Số tiết: 06 tiết

Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

B. PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Hoàn cảnh sáng tác
1.1. Trên thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt
của phát xít Đức.
- Nhật đầu hàng Đồng minh
1.2. Trong nước
- Sau gần một trăm năm dưới ách đô hộ của thực dân và hàng ngàn năm dưới chế độ
phong kiến, nhân dân Việt Nam đã nổi dậy đấu tranh, chỉ trong vòng một tuần lễ, từ 19 đến
25/8/1945 đã giành chính quyền trong cả nước. Cách mạng tháng Tám thành công, nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã mở ra kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho
dân tộc Việt Nam.
- Tuy nhiên, sau cách mạng tháng Tám tình hình đất nước ta còn nhiều bất ổn, ở trong
thế “ngàn cân treo sợi tóc”:
+ Ở biên giới phía Bắc, có 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch lăm le xâm lược nước ta,
chúng theo chân bọn Việt quốc, Việt cách.
+ Ở phía Nam, tàn quân của Pháp nấp sau quân đội Anh với ý định nhân danh Đồng
minh vào tước vũ khí của phát xít Nhật nhưng thực chất là muốn tái chiếm Việt Nam.

+ Về phía Pháp, chúng tuyên bố với thế giới rằng: Đông Dương là thuộc địa của Pháp
bị quân Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng Đồng minh, chúng có quyền quay trở lại
Việt Nam, bởi chúng cho rằng chúng có công “khai hóa” và “bảo hộ” Đông Dương.
+ Quân Anh núp dưới chiêu bài quân Đồng minh nhảy vào miền Nam Việt Nam.
- Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng thù trong giặc ngoài, với tầm nhìn chiến lược
của một nhà cách mạng đại tài, ngày 26 tháng 8 năm 1945 Bác gấp rút từ Việt Bắc về Hà
Nội. Tại số nhà 48, phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.
- Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đã thay
mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập trước
toàn thể đồng bào cả nước.
=> Như vậy:
- Tuyên ngôn Độc lập ra đời giáng một đòn tâm lý mạnh mẽ vào những thế lực muốn
xâm lược Việt Nam, đồng thời muốn tuyên bố với toàn thể thế giới quyền độc lập tự do
bình đẳng của người dân Việt Nam, khẳng định ý chí sắt đá của toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết bảo vệ nền độc lập tự do của mình, không cho phép bất kì kẻ thù nào đặt chân lên
lãnh địa của dân tộc Việt Nam.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc
Việt Nam, có sự tiếp nối, nâng cao của dòng chảy lịch sử dân tộc trong thời đại mới. Bản
tuyên ngôn không chỉ giải quyết được yêu cầu độc lập cho dân tộc như hai bản tuyên ngôn
trong thời kỳ phong kiến: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại Cáo của
Nguyễn Trãi mà còn giải quyết thêm một yêu cầu hết sức quan trọng là dân chủ cho nhân
dân.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh


2. Mục đích sáng tác
+ Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa trước quốc dân đồng bào và thế giới.
+ Vạch trần và bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế.
+ Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới đối với cách mạng
Việt Nam. Thể hiện lập trường nhân đạo, chính nghĩa, nguyện vọng hòa bình cũng như tinh
thần quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
3. Đối tượng
- Hồ Chí Minh viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập còn hướng tới bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp, những kẻ đang
có âm mưu xâm lược Việt Nam.
4. Giá trị của bản tuyên ngôn
4.1. Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử vô giá.
* Đối với trong nước
+ Tuyên ngôn Độc lập không chỉ báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng ngàn năm
phong kiến, ách thống trị ngót trăm năm của thực dân, sự sụp đổ của chế độ phát xít tàn
bạo mà còn khẳng định sự ra đời của một chế độ hoàn toàn mới: Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, mở ra một kỉ nguyên độc lập cho toàn thể dân tộc, tự do cho những người lao động bị
áp bức.
+ Nói cách khác, với Tuyên ngôn Độc lập: thiên trường hận của dân tộc Việt Nam
chấm dứt, thiên trường ca hạnh phúc của dân tộc Việt Nam bắt đầu.
* Đối với quốc tế
+ Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định tư thế độc lập và tư cách bình đẳng của nước
Việt Nam mới - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, buộc công luận quốc tế phải chấp
nhận.
+ Tuyên ngôn Độc lập còn là tiếng súng khởi đầu cổ vũ, báo hiệu sự thức tỉnh của các
dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ tất yếu không gì cưỡng lại được của chủ nghĩa thực dân ở
Đông Dương nói riêng và thế giới nói chung.
4.2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
* Giá trị nội dung

- Tuyên ngôn Độc lập chan chứa lòng yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc:
+ Bản tuyên ngôn khẳng định, đòi quyền độc lập tự do, dân chủ cho đất nước.
+ Là bản cáo trạng đanh thép về tội ác man dợ vô nhân đạo của thực dân Pháp ngót
một thế kỷ áp bức đồng bào ta, đất nước ta.
+ Ca ngợi tinh thần nhân ái, đức hòa hiếu của con người Việt Nam.
+ Nêu cao ngọn cờ quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. Dù phải hy sinh tất cả tinh thần,
lực lượng, tính mạng và của cải cũng nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác còn là tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn cao
đẹp, không trực tiếp nói về vấn đề nhân quyền nhưng vấn đề nhân quyền vẫn được đặt ra
trong bản tuyên ngôn. Ở một đất nước thuộc địa như Việt Nam muốn thực hiện quyền của
con người thì trước hết phải giành quyền độc lập dân tộc. Với nhiệt tình đòi tự do độc lập
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

cho dân tộc Việt Nam, đòi quyền bình đẳng cho các dân tộc trên thế giới, không kể da
trắng, da đen hay da vàng là mong ước lớn lao của Hồ Chí Minh. Hướng tới một xã hội
công bằng dân chủ, văn minh. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân văn cao đẹp của Người.
* Giá trị nghệ thuật
- Là áng văn chính luận mẫu mực, cô đọng. Mỗi câu, mỗi chữ đều hàm chứa suy tư,
cảm xúc của một con người suốt đời đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do của con người,
của nhân loại.
- Hệ thống luận cứ, luận chứng chân thực và chính xác, giàu sức thuyết phục, đa dạng
về giọng điệu: đanh thép khi đối thoại với quân thù, mềm mỏng khi đối thoại với thế giới
tiến bộ và tha thiết khi nói với đồng bào, đồng chí.

- Kết cấu chặt chẽ khoa học mà vẫn linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với cảm xúc đó là
sự kết hợp tuyệt diệu giữa lý trí sáng suốt với tấm lòng yêu nước nồng nàn.
=> Đánh giá:
+ Với những giá trị trên Tuyên ngôn Độc lập được xem là áng văn lập quốc, áng thiên
cổ hùng văn của thế kỷ XX.
5. Bố cục
+ Đoạn 1 (từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản
Tuyên ngôn Độc lập.
+ Đoạn 2: (từ “thế mà” đến “lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”): Tố cáo tội ác của
thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự
do của dân tộc.
6. Thể loại: Văn chính luận
- Hồ Chí Minh chọn thể loại này vì văn phong phù hợp với tính chất trang trọng, trang
nghiêm của bản tuyên ngôn.
- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn gắn lí luận với thực tiễn, lập luận chặt chẽ,
logic; lí lẽ mạch lạc, bằng chứng xác đáng; giọng văn hùng hồn, giàu tính luận chiến; chất
trí tuệ uyên thâm và giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.
=> Tuyên ngôn Độc lập mang đầy đủ những đặc điểm này của văn chính luận Hồ Chí
Minh.
7. Nội dung tác phẩm
7.1. Phần 1: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn
của người Pháp và người Mĩ.
+ Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền
ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cách mạng Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự
do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.


Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

=> Đó là những danh ngôn, là những chân lý lớn của nhân loại “không ai có thể chối
cãi được”. Đó lại là tư tưởng lớn của chính tổ tiên người Mĩ, người Pháp, không có lý gì
người Mĩ người Pháp lại dám phản bội lại tổ tiên của mình.
- Hồ Chí Minh đã từng nói “Đối với kẻ địch, chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”.
Việc trích dẫn danh ngôn của người Mĩ, người Pháp để mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập
của ta là một lập luận vừa kiên quyết vừa khôn khéo. Có thể coi đó là sách lược “gậy ông
đập lưng ông” rất đích đáng của Hồ Chí Minh (dùng chính lý lẽ của đối phương để đập lại
đối phương).
- Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn còn có ý nghĩa Bác đã đặt ba cuộc cách mạng của
nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ
của người Mĩ và người Pháp. Điều này bản Tuyên ngôn Độc lập đã nêu rõ ở phần sau:
+ “Dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên
nước Việt Nam độc lập”. Đó là nhiệm vụ của cách mạng Mĩ.
+ “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủng mấy mươi thế kỷ để lập nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa”. Đó là nhiệm vụ của cách mạng Pháp.
=> Bác coi ba dân tộc ngang bằng nhau vì vậy bản tuyên ngôn cũng có ý nghĩa như
nhau. Như thế niềm tự hào dân tộc được gửi gắm một cách kín đáo.
- Từ vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân đặt ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập
của người Mĩ, Bác đã suy rộng ra vấn đề quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
=> Đây là một đóng góp lớn về tư tưởng của Người đối với phong trào giải phóng dân

tộc trên thế giới sẽ được phát triển mạnh mẽ ở nửa sau của thế kỷ XX.
7.2. Phần hai: Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn
a. Bác đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước ta thực chất đây
cũng là cuộc tranh luận gầm với những luận điệu của bọn thực dân Pháp
* Pháp kể công “khai hóa” thì bản Tuyên ngôn Độc lập đã kể tội chúng:
- Về chính trị:
+ Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
+ Chúng thi hành những luật pháp dã man, chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung,
Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng giết những người yêu nước
thương nòi của ta.
- Về kinh tế:
+ Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
+ Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu...
+ Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng.
+ Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.
+ Chúng không cho những nhà tư sản ta ngóc đầu lên.
+ Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
=> Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã giết
hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị đến Bắc Kì.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

* Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn đã lên án chúng “trong 5 năm chúng đã
bán nước ta hai lần cho Nhật”.

* Thực dân Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn
Độc lập đã chỉ rõ:
- “Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là
thuộc địa của Pháp nữa”.
- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.
* Pháp nhân danh đồng minh tuyên bố đã thắng Nhật vậy chúng có quyền lấy lại
Đông Dương thì bản Tuyên ngôn Độc lập vạch rõ: chúng là kẻ phản bội đồng minh, đã hai
lần dâng Đông Dương cho Nhật, bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định chỉ có việt minh
(Việt Nam độc lập đồng minh hội) mới thực sự thuộc phe đồng minh vì đã đứng lên đánh
Nhật giải phóng Đông Dương.
* Ngoài ra, bản Tuyên ngôn Độc lập còn lên án tội ác dã man và tư cách đê hèn của
bọn thực dân Pháp:
- Khi thua chạy chúng đã nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao
Bằng.
- Ngược lại Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo giúp cho nhiều người Pháp chạy ra biên
thùy, cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật bảo vệ tính mạng và tài sản của
họ.
b. Tuyên bố:
- Thoát ly hẳn mọi quan hệ với thực dân Pháp.
- Xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.
- Xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Bày tỏ: Quyết tâm chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Bày tỏ niềm tin với
Đồng minh.
=> Tất cả những lý lẽ và bằng chứng trên đã dẫn đến kết luận: “Một dân tộc đã gan
góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng
minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc
lập”.
7.3. Phần ba: Thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ độc lập tự do đã giành được
- Tiếp tục lời tuyên bố và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc
lập và tuyên bố một cách công khai sự thật là đã thành một nước tự do và độc lập”.

- Người bày tỏ quyết tâm như một lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem
tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập và tự do ấy”.
8. Nghệ thuật bản tuyên ngôn
* Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn, giản dị mà súc
tích, trong sáng mà đanh thép, sắc sảo
- Ngắn gọn, giản dị mà súc tích: thể hiện một nội dung lớn diễn ra trong một thời
gian dài gần một thế kỷ, nhưng tác giả cô đọng lại trong vài ba trang giấy, từ ngữ mà Bác
sử dụng đọc lên là hiểu ngay. Đối với những câu dài có cấu trúc phức tạp Bác đã tìm cách
diễn đạt thật ngắn gọn, các câu ngắn thì lại giàu ý tứ.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Trong sáng: trong sáng được thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu tuân thủ các nguyên
tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Trong sáng về tư tưởng tình cảm, thái độ rõ ràng yêu gét
phân minh trên lập trường chính nghĩa.
- Đanh thép, sắc sảo: thể hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát,
thể hiện bản lĩnh vững vàng, kiên cường. Sắc sảo ở trí tuệ, ở lối lập luận sắc bén.
* Bố cục: chặt chẽ sáng rõ, ở mỗi phần đều có luận điểm chính được triển khai bằng
cách lập luận độc đáo, lý lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, cách đặt câu hết sức linh
hoạt.
* Bút pháp: có sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và cảm xúc khi viết văn nghị luận.
Là áng văn chính luận mẫu mực, Tuyên ngôn Độc lập thể hiện rõ phong cách nghệ
thuật trong văn chính luận của Bác:
- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao
của các dân tộc)

- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và
chính nghĩa của dân tộc.
- Dẫn chứng: xác thực, lấy ra từ sự thật lịch sử
- Ngôn ngữ: đanh thép, hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm
gần gũi.
- Tình cảm: Lòng yêu nước thương dân nồng nàn, sâu sắc.
=> Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa có giá trị lịch sử lớn lao, vừa xứng
đáng là áng “thiên cổ hùng văn” trong thời đại ngày nay.
9. Những ý kiến nhận xét về Tuyên ngôn Độc lập
9.1. Nhà văn Nguyễn Công Hoan: “Với một nội dung ngắn gọn, súc tích được thể
hiện bằng thể văn chính luận mẫu mực, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo mà vẫn
dung dị, gần gũi, thuyết phục, đi sâu vào lòng người. Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí
Minh thực sự là một văn kiện lịch sử vô giá, một bản anh hùng ca cách mạng của dân tộc
ta, đất nước ta”.
9.2. Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam không chỉ là
tấm giấy khai sinh cho một nhà nước Việt Nam theo thể chế Dân chủ Cộng hòa và theo
đuổi mục tiêu Độc lập -Tự do - Hạnh phúc mà còn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng
nhân loại bằng một sự “suy rộng ra” thành một chân lí mang tầm thời đại”.
9.3. Giáo sư Trần Trọng Đăng Đàn: “Rất giản dị mà lại rất vững chãi”. Giản dị vì
ai cũng hiểu. Vững chãi vì không ai bẻ được, vì nó lấy thực tế sôi bỏng của cách mạng làm
cốt lõi, vì nó bắt nguồn từ lòng yêu thương kính trọng quần chúng, nhân dân”.
9.4. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: “Tài nghệ ở đây là đã dàn dựng một lập luận
chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau
lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn,
trong sáng, khúc triết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh giành độc lập, tự do, vì nhân
quyền, dân quyền của dân tộc, nhân loại”.
9.5. Trần Dân Tiên: “Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao
nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù,
trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản
Dương Khánh Toàn


THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai
mươi triệu nhân dân Việt Nam”
9.6. Nguyên thượng nghị sĩ McGovern người Mỹ nhận xét rằng: “Trong Tuyên
ngôn Độc lập của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc lại cuộc kháng chiến giành
độc lập của Hoa Kỳ, do Thomas Jefferson soạn thảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thay đổi
một ý so với bản tuyên ngôn của Th. Jefferson. Câu “Chúng tôi ủng hộ một sự thật hiển
nhiên rằng mọi người đều sinh ra bình đẳng” thì Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nói rằng: “Mọi
dân tộc sinh ra đều bình đẳng”. Quả là một sự thay đổi khéo léo và sáng suốt”...
10. Cảm xúc, tâm tư, tình cảm của Bác Hồ ẩn chứa trong tác phẩm
- “Tuyên ngôn Độc lập” ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh phúc lớn lao
nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh như có lần Người từng tâm sự.
Phía sau những lập luận chặt chẽ, sắc sảo, đanh thép, đầy tính đối thoại, xác định giá trị
pháp lí của chủ quyền dân tộc là dòng cảm xúc, tình cảm của người viết Tuyên ngôn. Bởi
lẽ những lời tuyên bố trang trọng trên Quảng trường Ba Đình lịch sử hôm nay cho toàn thể
dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới là kết quả bao nhiêu máu đã đổ của các chiến sĩ trên
chiến trường, trong trại tập trung, trên máy chém, bao nhiêu tính mạng đồng bào đã hi sinh.
Mỗi dòng chữ là chan chứa niềm tự hào khi so sánh cách mạng dân tộc với những cuộc
cách mạng lớn trên thế giới. Mỗi dòng chữ là một niềm hạnh phúc vô biên khi đất nước đã
được tự do, độc lập. Mỗi dòng chữ cũng là những đau đớn, nhức nhối khi nhìn lại bao rên
xiết lầm than của nhân dân trong suốt hơn 80 năm qua dưới ách thống trị của thực dân
Pháp và phát xít Nhật.
- Tuyên ngôn Độc lập kết tinh quyết tâm, ý chí sắt đá của toàn dân tộc, điệp đi nhấn
lại như một lời thề sắt đá: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực

lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Và như vậy, sức thuyết
phục của áng văn chính luận đối với người đọc không chỉ ở hệ thống lập luận sắc sảo, mẫu
mực của nó mà còn ở tình cảm chan chứa, sâu sắc của tác giả.
11. Tổng kết
– Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản ngắn gọn, khúc chiết, khẳng định quyền tự do
bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam, có tính chiến đấu cao đập tan luận điệu của kẻ
thù xâm lược nước ta.
– Tuyên ngôn Độc lập thể hiện tầm tư tưởng, tầm văn hoá lớn của tư tưởng yêu nước
và căm thù giặc sâu sắc của Hồ Chí Minh , xứng đáng là một bản hùng văn của dân tộc ta.

II. CÁC DẠNG ĐỀ LUYỆN TẬP
1. Dạng đề nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Đề 1: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ
Chí Minh viết :
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do .
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói

:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi” .
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” .
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh )
Anh (chị) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội
dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam,
đồng thời là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Cùng với sự nghiệp
cách mạng vĩ đại của mình Người còn để lại một sự nghiệp văn học to lớn.
- Bản Tuyên ngôn Độc lập vừa là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa là một áng
văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, đanh thép, lời lẽ hùng hồn đầy sức
thuyết phục. Đoạn đầu của bản tuyên ngôn có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập
luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.
2. Thân bài
2.1. Khái quát chung
- Hoàn cảnh ra đời bản tuyên ngôn
- Mục đích viết bản tuyên ngôn
- Giá trị bản tuyên ngôn
=> Tham khảo mục 1,2,4 phần I kiến thức cơ bản
2.2. Nội dung phân tích
2.2.1. Phân tích giá trị nội dung tư tưởng
- Đoạn văn đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được
sung sướng , quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của
con người "không ai có thể xâm phạm được”. Nhân quyền là cao cả, thiêng liêng bởi lẽ
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”.
- Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập càng trở lên sâu

sắc hơn khi từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên
quyền của các dân tộc : “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ thể
hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc
bị áp bức, phản ánh xu thế giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là “cống
hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh ”
- Ý nghĩa:
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

+ Hồ Chí Minh đồng tình với những tư tưởng tiến bộ của các bản Tuyên ngôn Độc
lập của Mĩ và Pháp.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng ba cuộc cách mạng, ba bản Tuyên ngôn
của nước Việt Nam, Mĩ, Pháp nhằm quốc tế hoá vấn đề độc lập của dân tộc ta.
+ Đoạn văn gợi lại niềm tự hào cao cả của lịch sử dân tộc Việt Nam về các triều đại:
Triệu, Đinh, Lý, Trần, cùng sánh vai với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên đã được
Nguyễn Trãi ghi trong Bình Ngô Đại Cáo.
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phê phán bản chất phản động của thực dân Pháp đi
ngược lại tư tưởng tiến bộ của tổ tiên họ đã 80 năm qua khi chúng đến cướp nước ta, áp
bức đồng bào ta (sẽ được đề cập đến ở phần hai của bản tuyên ngôn).
2.2.2. Phân tích giá trị nghệ thuật
- Tuyên ngôn Độc lập có kết cấu ba phần rất chặt chẽ: định đề - phản đề - tuyên bố
- Ở phần định đề: Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về nhân
quyền và dân quyền trong bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Mĩ và Pháp là hai quốc gia lớn,

nhân quyền và dân quyền là khát vọng của con người, là chân lí có ý nghĩa phổ quát,
“không ai có thể chối cãi được”. Cách trích dẫn của Hồ Chí Minh chuẩn mực theo trình tự
thời gian (1776 – 1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ và châu Âu), hai quốc gia
khác nhau (nước Mĩ và nước Pháp). Từ quyền thiêng liêng của con người Hồ Chí Minh
“suy rộng ra” nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định “Đó
là lẽ phải không ai chối cãi được”.
=> Cách lập luận rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục khi Hồ Chí Minh đã
dẫn chứng chính xác, từ ý tưởng lời văn hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Pháp để
tạo cơ sở pháp lí, dùng lời nói của đối phương để so sánh, phản bác âm mưu và hành động
trái với công lí của chúng, dùng nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”.
- Nghệ thuật trích dẫn của Hồ Chí Minh đã chỉ ra về độc lập tự do của nhân dân ta, ca
ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám. Người vừa tranh thủ được sự đồng
tình ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, đồng thời ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối
của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng chúng xâm lược nước ta là chính chúng đã chà đạp
lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Lập luận của đoạn văn chặt chẽ, đặc sắc. Lời văn mạnh mẽ, trong sáng dễ hiểu làm
tăng thêm sức thuyết phục bằng lí lẽ của đoạn văn. Từ đoạn văn mở đầu - định đề mà
chuyển sang phản đề, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân
Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”
trong suốt hơn tám mươi năm trời, gây ra bao nhiêu tội ác ghê tởm về chính trị, về kinh tế.
Cách lập luận như thế là chặt chẽ và hùng hồn.
3. Kết bài
- Tóm lại, phân tích đoạn văn trên ta thấy được giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng và
nghệ thuật lập luận khéo léo của Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đoạn văn chính
luận mẫu mực, ngắn gọn, súc tích, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn chương bền
vững.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Với những giá trị đó, Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định một chân lí lớn về dân tộc
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” bằng cảm hứng trang trọng, giọng văn tha thiết hùng
tráng. Chính Hồ Chí Minh cũng “thấy sung sướng” trong cả cuộc đời viết văn làm báo của
mình.
Đề 2: Phân tích đoạn cuối bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ chí Minh: “Nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do,
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Gợi ý trả lời
1. Mở bài
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh là áng văn chính luận mẫu mực, là bản khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự do của dân
tộc. Kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố :
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do,
độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đây là một lời tuyên bố đanh thép và hùng
hồn, đã kết tinh một cách sáng ngời những tư tưởng nhân văn và khát vọng độc lập, tự do
của dân tộc.
2. Thân bài
2.1. Khái quát chung
- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại, là bản khai sinh
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là kết tinh của chủ nghĩa yêu nước, của khát vọng tự
do, hòa bình và tự chủ.
- Ngày 2.9.1945, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn này trước hàng chục vạn đồng
bào thủ đô, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc.
2.2. Nội dung phân tích

a. Hồ Chủ Tịch khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng độc lập tự do và
độc lập”. Khẳng định như vậy vì điều đó phù hợp với đạo lí và pháp lí.
- Đất nước và con người Việt Nam cũng như tất cả mọi quốc gia, mọi dân tộc và mọi
người “đều sinh ra có quyền bình đẳng … có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc” (Tuyên ngôn Độc lập 1776 của Mĩ). Mặt khác, “Nước Việt Nam có quyền
hưởng tự do và độc lập” bởi lẽ “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của
Pháp 1791). Cách lập luận mở đầu của Bác bằng cách lấy hai bản tuyên ngôn của Mĩ và
Pháp đã tạo ra tiền đề để khẳng định độc lập, tự do của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với
quyền bình đẳng quốc tế.
- Từ nhân quyền đặt ra trong bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp, Hồ Chủ tịch đã “Suy
rộng ra”, nói đến quyền tự quyết của mọi dân tộc “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Lẽ phải
ấy “không ai chối cãi được” và vô cùng thiêng liêng. Có thể nói, sau hơn 80 năm bị bọn
thực dân Pháp thống trị, lời tuyên bố “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

bộc lộ niềm tự hào dân tộc và khát vọng độc lập tự do của đất nước và con người Việt
Nam.
b. Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
“và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập”. Đó là một thực tế lịch sử không ai chối cãi
được.
- Hồ Chí Minh đã vạch trần những tội ác dã man về chính trị, về kinh kế của thực dân
Pháp đối với dân tộc ta trong gần một trăm năm qua. Chúng áp bức bóc lột dân ta đến tận

xương tủy “khiến cho dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta tiêu điều xơ xác”. Thực dân
Pháp đã tước đoạt tự do, dìm dân ta vào máu và nước mắt trong đêm trường nô lệ: “chúng
lập ra nhiều nhà tù hơn trường học, chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta, chúng tắm những cuộc khởi của ta trong bể máu”…Chúng thủ tiêu mọi
quyền lợi kinh tế của dân tộc “cướp không hầm mỏ, nguyên liệu, độc quyền in giấy bạc,
bóc lột công nhân ta một cách tàn nhẫn”. Mang tiếng là bảo hộ ta nhưng thực tế thực dân
Pháp chỉ “trong vòng 5 năm 1940 – 1945 chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Pháp và
Nhật đã gây ra nạn đói năm ất Dậu 1945 khiến “hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói”. Khi
Nhật đảo chính Pháp, trước khi thua chạy (ngày 9/3/1945) thực dân Pháp “còn nhẫn tâm
giết chết số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”
- Tiếp đến, Người nói lên niềm tự hào mãnh liệt về sự thắng lợi của cuộc cách mạng
tháng Tám long trời lở đất đã làm nên lịch sử nước nhà. Cách mạng tháng Tám bùng nổ và
thắng lợi, “dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”. Nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời khi ba kẻ thù bị lật đổ, thất bại: “Pháp chạy, Nhật hàng,
vua Bảo Đại thoái vị”. Chỉ một câu thôi mà Người đã tổng kết được cả một quá trình vươn
lên kì vĩ của dân tộc Việt Nam: Ta đã đánh bại chủ nghĩa thực dân “Pháp chạy”. Ta đã đập
tan xiềng xích của Nhật “Nhật hàng”. Ta đã làm sụp đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng
ngàn đời nay “Vua Bảo Đại thoái vị”. Đó là lẽ phải, là sự thật lịch sử không ai chối cãi
được. Như vậy, Độc lập và Tự do là thành quả đấu tranh và cách mạng bền bỉ, gan góc, lâu
dài của dân tộc ta: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một
dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải
được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Cách lập luận ấy đã làm “đẹp mặt, đẹp lòng ”
với các nước Đồng minh, đồng thời cách lập luận đó đã cho ta thấy thái độ nhục nhã của
thực dân Pháp khi “phản bội lại Đồng minh” bán nước ta hai lần cho Nhật.
- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là một sự thật lịch sử, nên Hồ Chí Minh
mới tuyên bố một cách đanh thép, hùng hồn: “Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với
Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam”. Cách nói “xóa bỏ
hết”, “xóa bỏ tất cả” là cách nói thể hiện sự dứt khoát chối bỏ sự có mặt của người Pháp
trên đất nước ta. Từ nay, nước ta là một nước độc lập.
c. Độc lập tự do là khát vọng, là ý chí của đất nước và con người Việt Nam, của

dân tộc Việt Nam
- Lời tuyên bố vang lên như một lời thề thiêng liêng làm chấn động lòng người: “Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Lời tuyên bố hùng hồn, chắc nịch như một lời thề vang
vọng khắp núi sông.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

- Cụm từ “toàn thể dân tộc Việt Nam” nói lên sức mạnh đại đoàn kết, triệu triệu con
người Việt Nam kết thành một khối mà không thể một kẻ thù tàn bạo nào có thể khuất phục
được. Các yếu tố như “tinh thần”, “lực lượng”, “tính mạng”, “của cải”. “Tự do hay là
chết”, “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành lại nền độc lập!”. Quyết tâm
ấy được Hồ Chí Minh tuyên bố đanh thép hùng hồn. Triệu triệu con người Việt Nam
“quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc
lập ấy”.
- Lời tuyên bố của Hồ Chí Minh là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với thực dân Pháp
đang âm mưu tái chiếm Việt Nam một lần nữa, đồng thời kêu gọi toàn thể dân tộc Việt
Nam sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Ba mươi năm kháng chiến
chống Pháp và Mĩ, nhân dân ta đã thể hiện một cách hùng hồn lời tuyên bố mạnh mẽ ấy.
Đó là khát vọng, là ý chí sắt đá về độc lập, tự do của dân tộc ta, của nhân dân ta. Một lần
nữa, Người lại tuyên bố “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
nhất định không chịu làm nô lệ”. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19.12.1946).
- Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc
lập, những chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc ta đã trải qua rất đáng tự hào: Cách
mạng tháng Tám ; chiến thắng Điện Biên oai hùng; Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng,

Non sông liền một dải, Bắc Nam sum họp một nhà …Đó là chiến thắng tất yếu của cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại của một dân tộc Việt Nam bé nhỏ nhưng có sức vươn lên kì vĩ:
“Ta như thuở xưa thần phù Đồng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chí căm hờn rèn thép thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
2.3. Nghệ thuật
- Tuyên ngôn Độc lập có nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác
thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm. Giọng văn linh hoạt.
Tuyên ngôn Độc lập của Bác đã trở thành một áng văn chính luận mẫu mực nổi tiếng.
Đằng sau đó là một tầm tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh, Người đã tổng kết được một
cách giản dị mà súc tích những kinh nghiệm đấu tranh của nhiều thế kỷ giành độc lập dân
tộc, dân quyền, nhân quyền của dân tộc ta và nhân loại.
3. Kết bài
- Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là một áng “thiên cổ hùng văn”. Nó đã kế tục truyền
thống vinh quang của Nam quốc sơn hà, của Bình Ngô đại Cáo. Nó là lời non nước cao cả
và thiêng liêng, thể hiện sâu sắc tư tưởng vĩ đại: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, biểu
lộ ý chí và sức mạnh Việt Nam.
- Đọc đoạn văn cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, chúng ta càng thấm thía tự hào về độc
lập, tự do mà dân tộc ta đã giành được bằng xương máu của bao thế hệ, của bao anh hùng
liệt sĩ đã ngã xuống cho chúng ta được tự do như ngày hôm nay.
ĐỀ 3: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.
Gợi ý trả lời
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

1) Mở bài
- Tác giả: (như đề 1)
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực của dân tộc Việt Nam trong
thời đại mới. Tác phẩm không chỉ kết tinh tâm hồn Bác, điểm hội tụ những nét đẹp tinh tuý
của dân tộc, những tình cảm thiết tha và sâu lắng của thời đại mà hơn hết còn tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh nói chung, rất độc đáo và đặc sắc.
2) Thân bài
2.1. Phần 1: Hồ Chí Minh đưa ra chân lí của thời đại về quyền con người và
quyền độc lập của các dân tộc trên thế giới (Cơ sở pháp lí)
2.1.1. Để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc ta là đúng và phù hợp với công
luận quốc tế, mở đầu bản tuyên ngôn ta thấy cách đặt vấn đề của Hồ Chí Minh bất ngờ, độc
đáo, thú vị. Người không ôn lại những trang sử chói lọi của dân tộc, không dùng những mĩ
từ, những quan điểm riêng tư của bản thân mà lại trích những lời bất hủ trong Tuyên ngôn
Độc lập của Mĩ (1976), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1979): “Người ta
sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi”
- Cách trích dẫn cho thấy Bác sắc sảo trí tuệ trong cuộc đối thoại lịch sử.
- Cách trích dẫn còn rất chuẩn mực khoa học theo trình tự thời gian, trên cả hai châu
lục Châu Âu, châu Mĩ, là tiếng nói của những nước hùng mạnh, danh tiếng nhất.
- Những lời dẫn ở hai bản tuyên ngôn có sự tương đồng về chiều sâu tư tưởng, đề cao
Nhân quyền và Dân quyền. Đó là thành quả của hai cuộc cách mạng vĩ đại thuộc về người
Mĩ và người Pháp, đánh dấu buổi bình minh mới của nhân loại, lật đổ chế độ phong kiến
và chủ nghĩa thực dân, thiết lập chế độ cộng hòa dân chủ cho con người.
2.1.2. Cách viết mở đầu như vậy là khéo léo và kiên quyết
- Khéo léo vì Bác rất trân trọng tư tưởng tiến bộ của người Pháp và người Mĩ. Với
cách viết này Người thể hiện thái độ trân trọng đối với kẻ thù.
- Kiên quyết vì Tuyên ngôn Độc lập một mặt khẳng định quyền độc lập tự do của dân

tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ, người Pháp đưa ra. Đồng thời ngầm
cảnh báo nếu thực dân Pháp tấn công Việt Nam một lần nữa thì chính họ đã phản bội lại tổ
tiên của mình, làm dơ bẩn lá cờ nhân đạo thiêng liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của
dân tộc họ đã giành được.
- Cách viết thể hiện lập luận sắc sảo. Hồ Chí Minh thực hiện chiến thuật “gậy ông đập
lưng ông” vì thế Chế Lan Viên viết: “Những câu tuyên ngôn trích trên kia vừa là quả táo
đối với chúng ta vừa là quả lựu đạn đối với kẻ thù”.
- Trích dẫn lời tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Bác muốn đặt ba bản tuyên ngôn ngang
bằng nhau, từ đó gián tiếp khẳng định thành quả to lớn của cuộc cách mạng tháng Tám, thế
đứng của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do.
- Trong lịch sử cuộc đấu tranh phát triển thuộc địa Bắc Mĩ nhằm thoát khỏi chế độ
thống trị của thực dân Anh, với cách mạng tháng Tám 1945 Bác nêu rõ: “Dân ta đánh đổ
xiềng xích thực dân 100 năm nay để gây dựng nước Việt Nam độc lập”.
- Nếu cuộc cách mạng Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp mà lật đổ chế độ chuyên chế
phong kiến quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa thì với cách lập
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

luận này, Hồ Chí Minh khẳng định: cách mạng tháng Tám của Việt Nam đã giải quyết
đúng đắn những nhiệm vụ mà cách mạng Pháp, Mĩ đạt được. Vì thế nếu người Pháp, Mĩ
được độc lập tự do thì lẽ gì điều đó không là hiện thực của người Việt Nam.
- Trích dẫn lời tuyên ngôn của Pháp, Mĩ còn thể hiện niềm tự hào dân tộc của Bác,
Người nêu rõ thế đứng của dân tộc Việt Nam sánh ngang cường quốc Pháp, Mĩ. Điều này
khiến người đọc nhớ tới những câu văn hào hùng trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn
Trãi:

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
2.1.3. Bác trích dẫn hai bản tuyên ngôn rất sáng tạo linh hoạt thể hiện ở lời suy
rộng ra của Người : “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
- Từ quyền của con người trong tuyên ngôn của Mĩ, Pháp Bác suy ra thành quyền của
các dân tộc trên thế giới. Nhà văn hóa Cu Ba trong cuốn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân
thế giới viết: “Cống hiến lớn nhất của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền
lợi con người thành quyền lợi dân tộc. Như vậy, tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết
định lấy vận mệnh của mình”. Lời “suy rộng ra” này là đóng góp quan trọng đối với phong
trào phát triển của các nước bị áp bức trên thế giới, nó không chỉ đòi quyền độc lập, tự do
cho dân tộc Việt Nam mà còn là tiếng súng khởi đầu, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức, dự
báo thời kỳ bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên
toàn thế giới vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX.
2.1.4. Nhận xét chung
Với lời lẽ giản dị, cách viết cô đọng, lập luận chặt chẽ, hai câu trích dẫn bổ sung cho
nhau, kết hợp với một lời bình luận sáng tạo đầy chất trí tuệ, cùng câu kết thúc: “Đó là lẽ
phải không ai chối cãi được” phần mở đầu đã đặt nền móng, cơ sở pháp lí thuyết phục hấp
dẫn.
2.2. Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
2.2.1. Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp
- Câu văn mở đầu: “Thế mà hơn 80 năm nay thực dân Pháp đã lợi dụng lá cờ tự do
bình đẳng, bác ái đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta” chỉ bằng một câu văn chuyển tiếp
mà đã mở ra một nội dung hoàn toàn đối lập với những gì là văn minh nhân đạo mà kẻ thù
nêu ở hai bản tuyên ngôn của chúng. Từ câu văn này Bản án chế độ thực dân Pháp từng
được Hồ Chí Minh đưa ra cách đấy hai mươi năm nay lại được tóm tắt và đưa ra trước
công luận thế giới một lần nữa.
- Đứng trên lập trường dân tộc nếu Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo trước đây đã
tố cáo tội ác xâm lược của giặc Minh với luận điệu xảo trá “Phù Trần diệt Hồ”:
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng minh thừa cơ gây hoạn
Bọn gian tà bán nước cầu vinh”.

Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Thì nay bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh cũng đứng trên lập trường dân tộc tố
cáo thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức
đồng bào ta. Đây là hành động phi nhân nghĩa, vô nhân đạo.
- Hơn thế, thực dân Pháp tuyên bố với thế giới chúng đến Đông Dương là để khai hóa
và bảo hộ. Thực dân Pháp muốn kể công nhưng qua bản tuyên ngôn Bác cho thấy chúng có
nhiều tội lớn “trời không dung đất không tha”. Đứng trên lập trường nhân bản Hồ Chí
Minh đã tố cáo tội ác man dợ này của thực dân Pháp, với những tội ác về chính trị: “Chúng
tuyệt đối không cho dân ta chút tự do nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man…
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách
ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm nòi giống ta suy nhược”. Bên cạnh đó
là những tội ác về kinh tế: “Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy. Chúng độc quyền in giấy
bạc, xuất cảng, nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí. Chúng không cho các
nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.
- Nhận xét nghệ thuật lập luận:
+ Sức mạnh của văn chính luận là cách lập luận bởi thế nó thường nghiêng về lí lẽ, lí
trí trở nên khô cứng giáo điều. Thế nhưng ở Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã viết
những câu văn có sức thuyết phục cao, lay động mạnh mẽ người đọc. Bản cáo trạng về tội
ác của Pháp được thiết lập bằng những lý lẽ, dẫn chứng sát thực, những sự thật mà thực

dân Pháp không thể chối cãi.
+ Văn chính luận Hồ Chí Minh còn giàu hình ảnh, sử dụng điệp từ, điệp ngữ hết sức
điêu luyện tài tình. Từ “chúng” được nhắc đi nhắc lại kết hợp với những động từ mạnh
“cướp”, “đâm” … có tác dụng nêu bật tội ác tày trời của quân cướp nước. Người đọc nghe
như được xem những thước phim thời sự ghi lại tình cảnh thê thảm của người dân Việt
Nam và cũng giúp nhận rõ bộ mặt quỷ dữ của quân cướp nước.
+ Câu văn sinh động hiệu quả bởi các thủ pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
liên tưởng … đặc biệt câu văn “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” được
Bác viết tràn đầy xúc động chan chứa xót thương cùng lòng căm thù giặc sâu sắc gợi người
đọc liên tưởng tới tội ác một thời của giặc Minh:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
+ Kiểu điệp câu: 14 câu câu nào cũng có chữ “chúng” mở đầu nặng như búa tạ (Chế
Lan Viên). Cách viết làm cho đoạn văn thêm nhức nhối, làm cháy ngọn lửa căm hờn, sức
mạnh cụ thể hóa, hình tượng hóa tội ác của giặc.
2.2.2. Hồ Chí Minh hùng biện về quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và
khẳng định Pháp không có quyền trở lại Việt Nam
* Pháp không được quay trở lại Đông Dương và Việt Nam
- Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sự thật từ mùa thu 1940 nước ta đã là thuộc địa của Nhật chứ
không phải của Pháp”.
- Hơn thế, Pháp là kẻ đớn hèn đi ngược lại thế giới tiến bộ, không đủ tư cách để khai
hóa bảo hộ Việt Nam: Quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật, liên kết với Nhật bóc
lột nhân dân ta gây ra nạn đói khủng khiếp 1945 khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói;
nhiều lần Việt minh kêu gọi Pháp liên minh chống Nhật nhưng chúng đã hèn nhát từ chối,
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40



Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

trong năm năm bán nước ta hai lần cho Nhật; thậm chí chúng còn giết tù chính trị của ta
khi rút chạy.
- Với những lập luận và dẫn chứng xác đáng này, đặt trong bối cảnh thời đại khi Pháp
tuyên bố với thế giới rằng: Chúng có công “khai hóa” và “bảo hộ” Việt Nam thì những
luận chứng ấy có sức mạnh to lớn, trở thành bức rào cản không cho Pháp quay trở lại Việt
Nam. Đây cũng là lời cảnh tỉnh nhân dân tiến bộ thế giới về bộ mặt xảo trá đê hèn của thực
dân Pháp.
* Bác khẳng định dân tộc Việt Nam có đủ tư cách để độc lập
- Hồ Chí Minh chỉ rõ nếu thực dân Pháp hai lần phản bội đồng minh thì dân tộc Việt
Nam anh dũng đứng về phe đồng minh chống phát xít.
- Nếu thực dân Pháp đê hèn giết tù chính trị thì dân tộc Việt Nam lại đối xử độ lượng
nhân ái. Sau biến động 9/3 Việt Minh giúp người Pháp chạy qua biên thùy, cứu nhiều
người Pháp khỏi nhà giam của Nhật, bảo vệ tính mạng tài sản của họ, các từ “đã giúp”,“đã
cứu”, “đã bảo vệ” biểu hiện ba tình trạng khốn quẫn của kẻ thù và biểu hiện tấm lòng nhân
đạo của người Việt như ông cha ta đã từng đúc kết:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Quan trọng nhất là dân tộc Việt Nam tiến hành cách mạng tháng Tám thành công lật
đổ ba tầng xiếng xích. Câu văn “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị” ngắn ngọn,
súc tính nhưng đủ sức diễn tả ách thống trị nghìn năm phong kiến, trăm năm Pháp thuộc và
chế độ phát xít bạo tàn. Đây là cách nói hình ảnh sinh động thể hiện sức mạnh vũ bão của
cách mạng tháng Tám, thế oai hùng của dân tộc Việt Nam sải những bước dài vào kỷ
nguyên độc lập, tự do.
* Nghệ thuật lập luận:
- Dùng những từ “sự thật”, điệp ngữ “sự thật là” làm tăng tính thuyết phục chân thực
một mặt phủ nhận quyền của thực dân Pháp đối với Việt Nam, mặt khác buộc công luận
thế giới chấp nhận quyền độc lập tự quyết của Việt Nam.
- Hồ Chí Minh sử dụng những ngôn từ giản dị nhưng chọn lọc: “quỳ gối”, “rước” …

chỉ rõ bản chất đớn hèn của thực dân Pháp, chặn đứng âm mưu dã tâm của chúng.
- Giọng điệu đanh thép sắc sảo mang tầm vóc của một trí tuệ lớn.
2.2.3. Lời tuyên bố tuyệt giao với Pháp
- Yêu cầu đồng minh công nhận tư cách độc lập của Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn
với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước, mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
- Những cụm từ: “thoát ly hẳn”; “xóa bỏ hết”; “ xóa bỏ tất cả” … theo chiều tăng tiến
mang nghĩa phủ nhận mạnh mẽ mọi mối quan hệ, ràng buộc nhà Nguyễn bù nhìn đã ký với
Pháp nay không còn giá trị nữa. Lời tuyên bố tuyệt giao được Bác viết với giọng điệu dứt
khoát, đó là tiếng nói không khoan nhượng, kiên quyết chống âm mưu của bọn thực dân
Pháp.
- Hồ Chí Minh đối xử với thực dân Pháp sắc sảo không khoan nhượng bao nhiêu thì
hướng tới đồng minh lại mềm mỏng theo lập luận “lạt mềm buộc chặt” thấu tình đạt lí:
“Chúng tôi tin rằng”…. lý do người đưa ra hết sức thuyết phục:
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

+ Việt Nam là một dân tộc như bao dân tộc khác, mà các nước đồng minh đã công
nhận nguyên tắc dân tộc bình đẳng, thì đương nhiên Pháp phải thừa nhận điều đó ở Việt
Nam.
+ Dân tộc Việt Nam đã gan góc chống phát xít thực dân, luôn trung thành ủng hộ
đồng minh thì tất yếu phải được tự do, độc lập. Từ dân tộc đi liền với từ “gan góc” được
điệp đi điệp lại đã làm nổi bật một sự thật mà kẻ thù phải kính trọng, thế giới phải thừa
nhận.
2.3. Phần tuyên ngôn
- Từ giọng văn hùng biện ở phần một và phần hai thì đến phần ba giọng điệu thay đổi

trở nên trang trọng đanh thép.
Thay mặt chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, toàn thể dân tộc Việt Nam Hồ Chí
Minh khẳng định “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Đó không phải là cái
quyền cần có mà đó là một sự thật không ai chối cãi được. Lời kết luận giản dị mà chắc
như dao chém xuống đá nêu lên một chân lí, một quyền lợi chính đáng, một sự thật hiển
nhiên.
Tự do độc lập là khát vọng lý tưởng của đất nước của dân tộc Việt Nam. Dòng cuối
của tuyên ngôn như một lời thề làm chấn động lòng người:
+ “Toàn thể dân tộc Việt Nam”, sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam là một thành
đồng, một lũy thép không kẻ thù nào có thể đánh bại được. Khát vọng giữ gìn quyền độc
lập tự do không phải là của một người mà là triệu con người đất Việt.
+ Lời thề ở câu cuối chất chứa tinh thần của thời đại cách mạng tự do hay là chết?
“Dân tộc Việt Nam quyết hy sinh tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải chứ nhất
định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
+ Mặt khác nó còn hàm chứa sức mạnh của truyền thống dựng nước, giữ nước mấy
ngàn năm của dân tộc, khắc họa thế đứng hào hùng của dân tộc Việt Nam, một đất nước
chưa bao giờ khuất, đất nước chưa bao giờ chịu khuất phục, bị diệt vong trước bất cứ một
kẻ thù tàn bạo nào.
+ Lời khẳng định ấy chan chứa lòng yêu nước và tự hào dân tộc, thức tỉnh muôn thế
hệ người đọc lòng yêu quê hương đất nước mà biểu hiện cao đẹp nhất chính là phải biết
“gắn bó” và “san sẻ”, phải biết “hóa thân” cho đất nước.
3/ Kết luận
Tuyên ngôn Độc lập thấm nhuần tư tưởng chính nghĩa, yêu nước, thương dân cùng
khát vọng độc lập tự do cháy bỏng của Hồ Chí Minh, ý chí sức mạnh đoàn kết của dân tộc
Việt Nam. Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chính luận của Bác được viết bằng lí chí
sáng suốt, sắc sảo bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn sâu sắc của một trái tim vĩ đại. Lập
luận giàu sức thuyết phục, bố cục chặt chẽ, giọng điệu đa dạng, ngôn từ hàm súc, giàu giá
trị thẩm mĩ.
Tuyên ngôn Độc lập xứng đáng là “áng thiên cổ hùng văn” của thế kỷ XX, chan chứa
lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tư tưởng nhân văn tiến bộ sẽ còn làm xúc động người đọc

đương thời…
Đề 4: Phân tích nghệ thuật lập luận tài tình của Hồ Chí Minh trong tác phẩm
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Tuyên ngôn Độc lập
* Hướng dẫn: Tham khảo đề 3
Đề 5: Phân tích tính thuyết phục bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
* Hướng dẫn: Tham khảo đề 3

2. Dạng đề nghị luận về một ý kiến (nhiều ý kiến) bàn về tác phẩm
Đề 1: “Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được
viết rất cao tay: vừa khéo léo, lại vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc” (Phan Trọng
Luận). Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý trả lời
1. Mở bài
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), vừa là một nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, vừa là
một nhà văn hóa lớn.
- Tuyên ngôn Độc lập được xem là mẫu mực của thể loại văn chính luận. Đoạn văn
mở đầu “được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết, lại hàm chứa nhiều ý nghĩa
sâu sắc” đúng như nhận xét của giáo sư Phan Trọng Luận.
2. Thân bài
2.1. Giải thích ý kiến
- cao tay: nghĩa là có khả năng xử lí, ứng phó tài tình hơn người khác trước
những việc nan giải.

- viết rất cao tay: là khả năng viết của con người một cách tài tình hơn người khác.
- khéo léo: biết có những cử chỉ, hành động, lời lẽ thích hợp làm người khác vừa
lòng, để đạt được kết quả như mong muốn trong quan hệ đối xử.
- kiên quyết: tỏ ra hết sức cứng rắn, quyết làm bằng được điều đã định, dù khó
khăn trở ngại đến mấy cũng không thay đổi
- hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc: chứa đựng một nội dung ý nghĩa nào đó ở bên
trong, chứ không diễn đạt trực tiếp
=> Đánh giá của Phan Trọng Luận: “Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo, lại vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu
sắc” là sự khẳng định nghệ thuật viết văn, nghệ thuật trích dẫn của Bác rất tài tình, chứa
đựng nội dung tư tưởng sâu sắc.
2.2. Nội dung phân tích
2.2.1. Đoạn mở đầu được viết vừa khéo léo vừa kiên quyết
- Đoạn mở đầu Bác không nêu trực tiếp nguyên lí của một bản tuyên ngôn mà dựa
vào việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và
Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm khẳng định “quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do” của nhân dân ta. Đây chính là nghệ thuật “gậy ông đập
lưng ông”.
- Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của
tổ tiên người Mĩ, người Pháp ghi trong hai bản tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho truyền
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

thống tư tưởng, văn hóa của hai dân tộc ấy đã được cả thế giới công nhận. Cách viết như
thế vừa khéo léo vừa kiên quyết

+ “Khéo léo” vì tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ để
“khóa miệng” bọn thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào
nước ta.
+ “Kiên quyết” vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm vấy bẩn
bùn lên lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng của nước Pháp, nước Mĩ nếu cứ nhất
định xâm lược Việt Nam.
2.2.2. Đoạn mở đầu còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc
- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của đất nước Việt Nam Bác trích dẫn hai bản tuyên
ngôn nổi tiếng của nước Mĩ, Pháp không chỉ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà còn có
hàm ý coi ba đất nước, ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau. Thực tế, cuộc cách mạng
tháng Tám đã giải quyết được cả hai nghiệm vụ mà hai bản tuyên ngôn của người Pháp và
người Mĩ đề cập: đánh đổ giai cấp phong kiến và giải phóng dân tộc.
- Luận điểm “suy rộng ra” của Bác không những khẳng định quyền tự quyết, con
đường đi lên của dân tộc Việt Nam mà còn là đóng góp đầy ý nghĩa của Bác với phong trào
giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu
cho bão táp cách mạng, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân ở nửa sau thế kỉ XX.
3. Kết bài
- Đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng lớn với
nhiều ý nghĩa sâu sắc, lại được viết bằng một nghệ thuật cao tay, mang sức thuyết phục
mạnh mẽ.
- Nó xứng đáng là một đoạn mở đầu mẫu mực cho một bản tuyên ngôn bất hủ.
Đề 2: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá Tuyên ngôn Độc lập của Chủ
tịch Hồ Chí Minh như sau: “Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt
chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được và
đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được
trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỷ
đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền của dân tộc và của nhân loại”.
Anh/ chị hãy phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập để làm sáng tỏ ý trên.
Gợi ý trả lời
1. Mở bài

- Tác giả Hồ Chí Minh (như đề số 1 ở trên)
- Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực của dân tộc Việt Nam trong
thời đại mới. Bản tuyên ngôn có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn người nghe, người đọc bởi
chính tài nghệ của Bác mà “Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra
được những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lí lẽ
ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn,
trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân
quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại” đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã
đánh giá.
2. Thân bài
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

2.1. Giải thích ý kiến
- tài nghệ : Tài năng đạt đến độ điêu luyện, tinh xảo trong nghề nghiệp
- dàn dựng: tập để chuẩn bị đưa ra diễn (nói khái quát)
- dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được những luận điểm, những bằng
chứng không ai chối cãi được: nghĩa là khả năng thuyết phục đối phương bằng lập luận,
dẫn chứng và lí lẽ
- tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn: quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với
hiện thực khách quan và đối với xã hội; những tư cách, phẩm chất đạo đức mà một người
cần phải có để được coi là một người tốt, một người gương mẫu.
- dân quyền: quyền công dân nói chung
- nhân quyền: quyền căn bản của con người, như quyền tự do ngôn luận, tự do tín
ngưỡng, tự do đi lại, …

- Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được
trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu
tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và của nhân loại”. Là kết
quả của ngòi bút tài tình Hồ Chí Minh
=> Nhận định của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định tác phẩm Tuyên ngôn
Độc lập không chỉ kết tinh tâm hồn Bác, điểm hội tụ những nét đẹp tinh tuý của dân tộc,
những tình cảm thiết tha và sâu lắng của thời đại, mà hơn hết còn tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật Hồ Chí Minh nói chung, rất độc đáo và đặc sắc.
2.2. Phân tích ý kiến
2.2.1. Đọc Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh điều ta nhận thấy được đầu tiên
là tài nghệ của Người, đó là: “dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được
những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được”
2.2.1.1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh mở ra bằng những câu văn trích trong hai
văn kiện lập quốc: Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của cách mạng Pháp 1791:
+/ “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do,
và quyền mưu cầu hạnh phúc”
+/ … “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn tự do và
bình đẳng về quyền lợi”.
- Việc trích dẫn như thế mang lại một cách lập luận có tính chiến thuật sắc bén, khéo
léo, khóa miệng đối phương. Trích dẫn như vậy, tác giả vừa khéo léo vừa rất kiên quyết:
+ Khéo léo vì Người đã ngợi ca Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ và Pháp - được xem là
những tư tưởng tiến bộ, chân lí của loài người. Những lời bất hủ ấy về quyền sống, bình
đẳng, sống tự do, sống hạnh phúc, không ai không thể công nhận bởi nó đã được thực tế
lịch sử chứng minh, đã trải nghiệm xương máu qua hai cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
điển hình của nhân loại.
+ Kiên quyết vì: Với đôi mắt sáng suốt, nhìn xa trông rộng, Bác đã thấy kẻ thù cụ thể
trước mắt sẽ xâm lược dân tộc ta là thực dân Pháp, đằng sau đó là đế quốc Mĩ nên mở đầu

Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

bản tuyên ngôn, Bác đã rung hồi chuông cảnh báo: nếu chúng xâm lược Việt Nam là đi
ngược lại lời cha ông chúng, đã làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo và chính nghĩa mà tổ tiên
chúng đã dựng lên.
-> Ý nghĩa sâu sắc và đanh thép trên ẩn dưới cách nói khéo léo, tỏ ra tôn cao, tôn
trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mĩ, nhưng thật chất thể hiện sự mềm
dẻo của sách lược, thắt bụng chúng như “lạt mềm buộc chặt”. Thật thú vị và cũng thích
đáng biết bao với cú đòn lấy “gậy ông đập lưng ông” của Bác.
- Mặt khác, Người dùng nghệ thuật đăng đối cân xứng đề:
+ Trích dẫn văn kiện lập quốc của Mĩ và Pháp – hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong
lịch sử nhân loại, bản tuyên ngôn của Bác đã nâng cao tầm vóc văn hóa của dân tộc Việt
Nam, sánh ngang với ánh sáng văn minh thế giới, một dân tộc với bề dày truyền thống
“vốn xưng nền văn hóa đã lâu”. Ta như gặp lại âm hưởng ngân vang, tự hào của áng “thiên
cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo khi đặt nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngang hàng với
những nước lớn trên thế giới, cũng như cha ông ta xưa kia:
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.
+ Hơn nữa, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng nâng lên tầm vóc thế giới, kết
hợp vừa “đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt
Nam độc lập”, vừa “đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ
cộng hòa” những nhiệm vụ cuộc cách mạng Mĩ 1776 và cách mạng Pháp 1791 đã giải
quyết. Nối liền trong nguồn mạch dạt dào của truyền thống tự hào dân tộc, bản tuyên ngôn
gợi mối dây lịch sử hiện nay với quá khứ ngàn xưa, niềm tự hào dân tộc từ ngàn xưa như

kết tinh lại trong thời điểm hiện đại, cùng âm vang tha thiết hào hùng. Tư tưởng Hồ chí
minh đã vượt phạm vi trong nước nhỏ hẹp vươn đến tầm cao nhân loại, vượt thời gian,
không gian hiện tại, bắt gặp và lắng đọng “hồn thiêng sông núi”.
- Nét sáng tạo linh hoạt, mới mẻ của ngòi bút văn phong chính luận của Bác không
chỉ ở việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn trên mà Bác còn mở rộng, phát triển lên tư tưởng
mới”: “… Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
+ Từ quyền con người Bác đã vận dụng thiết thực, sáng tạo vào quyền độc lập dân
tộc.
+ Câu nói không chỉ thức tỉnh trí tuệ Việt Nam mà trí tuệ nhân loại cũng như bừng
tỉnh, hay nói như giáo sư nguyễn Đăng Mạnh, đó là “phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp
cách mạng ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào
nửa sau thế kỉ XX”.
+ Những lí lẽ sắc bén, chặt chẽ giàu sức thuyết phục thể hiện ngòi bút già dặn “cao
tay” của một nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn có tầm vóc nhân loại, kết tinh trí tuệ tình cảm
tha thiết và sâu lắng của thời đại, của con người.
=> Tóm lại: cách đặt vấn đề khéo léo, lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác
buộc thế giới phải thừa nhận độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Dương Khánh Toàn

THPT Quang Hà
40


×