Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chuyên đề một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn ngữ văn cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.29 KB, 39 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS TIÊN LỮ
------------------------------

Chuyên đề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO
HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS

Người thực hiện: Trần Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên Lữ
Năm học: 2019 - 2020


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS TIÊN LỮ

Chuyên đề:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS

Người thực hiện: Trần Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Tiên Lữ
Năm học: 2019 - 2020

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh


2


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 4
II. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 5
IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng chất lượng giáo dục của trường THCS Tiên Lữ năm học
2018-2019
I. Chất lượng giáo dục của trường THCS Tiên Lữ năm học 2018-2019
1. Xếp loại hai mặt chất lượng................................................................. 7
2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS Tiên Lữ …….. 7
II. Kết quả KSCL đầu năm 2019-2020 và kết quả KSCL giữa kì 1…………... 9
III. Kế hoạch phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn tại trường THCS Tiên Lữ…10
Chương 2:Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ
văn ở trường THCS Tiên Lữ
I. Các biểu hiện của HS yếu kém môn Ngữ văn....................................................... 11
II.Nguyên nhân dẫn đến HS yếu kém
1. Về phía giáo viên…………………………………………………... 11
2. Về phía HS…………………………………………………………. 12
3. Về phía phụ huynh học sinh……………………………………….. 12
III. Các giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS
1. Các giải pháp chung.
1.1. Đối với giáo viên ……………………………………………… 13
1.2. Đối với HS…………………………………………………….. 16

1.3. Đối với phụ huynh học sinh …………………………………... 17
1.4. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường……………………………. 17
2. Kế hoạch cụ thể
2.1. Chương trình phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn……………... 18
2.2.Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa ……… 19
PHẦN III. KẾT LUẬN

38

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
3


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ
Chữ viết tắt

Chú thích

GV

Giáo viên

HS

Học sinh


KSCL

Khảo sát chất lượng

PTBĐ

Phương thức biểu đạt

THCS

Trung học cơ sở

Ghi chú

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
4


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận.
Tri thức nhân loại vô cùng phong phú và không ngừng biến đổi theo thời gian,
nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại của khoa học công nghệ thông tin. Khi khoa
học đang có những bước tiến nhảy vọt thì kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi trội.
Vì vậy không có con đường nào khác ngoài học tập. Lê-nin từng nói: “Học, học nữa,
học mãi”. Học không chỉ trên tài liệu mà phải còn học ngay cả trong đời sống hàng

ngày. Trong báo cáo của Đại hội Đảng lần thứ IX, phần nói về giáo dục đào tạo thì tầm
quan trọng của việc tự học cũng được nêu lên như sau: “Phát huy tư duy khoa học
sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên để nâng cao năng lực tự học,
tự hoàn thiện học vấn tay nghề…”. Đây là một yêu cầu mà rất nhiều giáo viên tâm
huyết luôn trăn trở và quan tâm.
Trong quá trình giáo dục và đào tạo tri thức cho học sinh qua từng cấp bậc, thì
việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là
mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục. Có thể nói,
vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được nhà trường quan tâm và tìm giải pháp để
khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải
biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ
học sinh yếu kém.
Việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn là một trong những vấn đề rất
quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp
học nói chung và ở cấp THCS nói riêng. Đối với bộ môn Ngữ văn, việc phụ đạo
cho một số học sinh bị mất gốc từ lớp dưới là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần
tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn cho học sinh để các em tự mình khám phá tri
thức, vận dụng được kiến thức, kĩ năng vào các bài học có liên quan.
2. Cơ sở thực tiễn
Vấn đề học sinh yếu kém hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp
khắc phục. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên
không những chỉ biết dạy mà còn phải biết nghiên cứu những phương pháp tối ưu nhất,
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
Giúp học sinh yếu kém củng cố kiến thức cơ bản, bổ trợ những kiến thức học
sinh bị hổng từ các lớp dưới. Đồng thời, giúp các em có thói quen độc lập suy nghĩ, tự
giác trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học sinh lưu
ban. Thực hiện tốt “Nói không với học sinh ngồi nhầm lớp”.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh

5


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Mặt khác, nếu chúng ta quan tâm hơn đến việc giúp đỡ học sinh yếu kém thì sẽ
làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp Trung học cơ sở nói chung.
Qua việc giảng dạy hằng ngày trên lớp, qua việc kiểm tra đánh giá thường
xuyên và định kì, nhất là qua các đợt khảo sát chất lượng đầu năm và giữa học kì 1, tôi
nhận thấy tỉ lệ HS yếu trong môn Ngữ văn là tương đối nhiều. Trong đó, các em HS
yếu có những biểu hiện như : trong giờ học chưa chú ý tập trung nghe giảng, còn làm
việc riêng, nói chuyện; ghi chép bài học không kịp hoặc vừa chép vừa bỏ bài; hầu như
không thuộc bài cũ; không có kĩ năng viết bài, khi làm bài kiểm tra chỉ làm chống đối,
chiếu lệ hoặc chỉ làm phần trắc nghiệm mà không viết bài Tập làm văn...
Với những thực tế trên, ngay từ đầu năm học, Tổ chuyên môn của trường chúng
tôi luôn chú ý quan tâm đến việc tìm “giải pháp để khắc phục học sinh yếu, kém”, luôn
tìm ra những biện pháp nhằm hướng dẫn các em học tốt hơn. Đây sẽ là nền tảng, là
động lực thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, trau dồi tri thức. Tạo điều kiện tốt cho
việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Xuất phát từ những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định
chọn chuyên đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn
Ngữ văn cấp THCS” làm đối tượng nghiên cứu với hy vọng trao đổi, chia sẻ, học hỏi
kinh nghiệm từ các đồng nghiệp trường bạn để tìm ra giải pháp tốt nhất giúp đỡ học
sinh yếu kém nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn THCS nói riêng, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung.
II. Mục đích nghiên cứu.
Tôi quyết định chọn chuyên đề: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ
đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS” với mong muốn tìm ra được những giải
pháp tốt nhất giúp giáo viên và học sinh có thể dạy và học môn Ngữ văn đạt hiệu quả,

góp phần nâng cao chất lượng dạy học Văn nói chung trong trường THCS.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng: Học sinh yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS.
2. Phạm vi: Học sinh Trường THCS Tiên Lữ, năm học 2019-2020.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều
phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau:
1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan.
2. Phương pháp điều tra, quan sát:
Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy học.
3. Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm.
Tìm hiểu thực trạng việc dạy- học của giáo viên và học sinh qua các giờ
học Ngữ văn trong chương trình THCS.
4. Phương pháp đàm thoại:
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
6


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Trao đổi với giáo viên trong tổ KHXH Trường THCS Tiên Lữ về vấn đề
dạy Ngữ văn nói chung và dạy HS yếu nói riêng.
5. Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và xác định tác dụng
của các ý kiến đóng góp về vấn đề tiếp cận đối tượng HS yếu, để có những
điều chỉnh cho hợp lý hơn.


_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
7


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG
THCS TIÊN LỮ NĂM HỌC 2018-2019.
I. Chất lượng giáo dục của trường THCS Tiên Lữ năm học 2018-2019:
1. Xếp loại hai mặt chất lượng
Lớp
6
7
8
9
Tổng

Giỏi
SL
%
4
6.25
3
6.67
5
10.64
3

7.69
15
7.69

XẾP LOẠI HỌC LỰC
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
27
42.19 29
45.31 3
4.69
13
28.89 25
55.56 4
8.89
14
29.79 24
51.06 4
8.51
12
30.77 22
56.41 2
5.13

66
33.85 100 51.28 13 6.67

Kém
SL %
1
1.56
0
0
0
0
0
0
1
0.51


số
64
45
47
39
195

XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Tốt
Khá
TB
SL
%

SL
%
SL
%
54
84.38 10 15.63 0
0
32
71.11 11 24.44 2
4.44
38
80.85 7
14.89 2
4.26
30
76.92 7
17.95 2
5.13
154 78.97 35 17.95 6
3.08

Như vậy, trong năm học 2018 – 2019, trường THCS Tiên Lữ có 13 HS có học lực
yếu (chiếm 6,67%), và đặc biệt là có một em học sinh có lực học kém (chiếm tỉ lệ
0,51%). Số HS yếu kém chung của cả trường là 14 em (chiếm tỉ lệ 7,38%). Học sinh
thi vào THPT môn Ngữ văn xếp thứ 7/21 của huyện. Có thể thấy, tỉ lệ HS yếu kém của
trường THCS Tiên Lữ so với mặt bằng chung của huyện là tương đối nhiều, đòi hỏi
BGH và giáo viên bộ môn phải nỗ lực cố gắng tìm ra các giải pháp cụ thể, hữu hiệu
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, khắc phục triệt để tình trạng học sinh kém
(HS ngồi nhầm lớp) trong năm học 2019-2020.
2. Thực trạng dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS Tiên Lữ năm học

2018-2019.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, qua nghiên cứu thực tiễn tình hình dạyhọc của GV và HS, tôi nhận thấy thực tế như sau:
2.1.Về phía học sinh:
- Nhiều HS tỏ ra ngại học Ngữ văn, không hứng thú khi học đến các tiết học
này. Các em chưa có thói quen chủ động tìm hiểu khám phá bài học, còn thờ ơ, lãnh
đạm với tác phẩm văn chương. Đối với nhiều em, việc học văn là vô cùng khó khăn.
- Học sinh không yêu thích các tác phẩm văn chương, lười đọc tác phẩm, soạn
lấy lệ, chống đối.
- Học sinh chưa có ý thức tìm hiểu kĩ các vấn đề liên quan đến tác phẩm.
- Chính vì thế, các em có soạn bài nhưng làm một cách qua loa đối phó, một số
em có đọc trước bài nhưng chưa nắm được mạch, thậm chí một số em còn chưa soạn
bài trước khi đến lớp.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
8


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

- Thực trạng trên dẫn đến học sinh mất hứng thú khi học Văn và kéo theo chất
lượng học Văn ngày càng sa sút.
Cụ thể, kết quả dạy học môn Ngữ văn của trường THCS Tiên Lữ năm 20182019 như sau :
STT
1
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11

Lớp
2
6A
6B
K6
7A
K7
8A
8B
K8
9A
K9
TH


số
17
33
31
64
45
45
25

22
47
39
39
195

SL
18
4
0
4
2
2
1
0
1
3
3
10

Giỏi
%
19
12.12
0
6.25
4.44
4.44
4
0

2.13
7.69
7.69
5.13

SL
20
14
3
17
12
12
10
4
14
9
9
52

Điểm trung bình môn học cả năm
Khá
TB
Yếu
%
SL
%
SL
%
21
22

23
24
25
42.42
15
45.45
0
0
9.68
24
77.42
3
9.68
26.56
39
60.94
3
4.69
26.67
27
60
4
8.89
26.67
27
60
4
8.89
40
14

56
0
0
18.18
10
45.45
8
36.36
29.79
24
51.06
8
17.02
23.08
23
58.97
4
10.26
23.08
23
58.97
4
10.26
26.67
113
57.95
19
9.74

Kém

SL
%
26
27
0
0
1
3.23
1
1.56
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
1
0.51

TB trở lên
SL
%

28
29
33
100
27
87.1
60
93.75
41
91.11
41
91.11
25
100
14
63.64
39
82.98
35
89.74
35
89.74
175
89.74

2.2.Về phía giáo viên:
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đạt được những thành tích tương đối trong giảng
dạy nhưng việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn của nhà trường THCS Tiên Lữ còn có
những hạn chế sau:
- Một vài tiết học vẫn còn rơi vào tình trạng đọc chép khiến giờ học trở nên

nhàm chán, buồn tẻ và có tính áp đặt làm cho học sinh trở nên thụ động, thiếu tư duy
và sáng tạo.
- Chưa linh hoạt trong vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nên nhiều
khi bài học trở nên lan man, thiếu khoa học.
- Còn lúng túng trong việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học nên chưa
khai thác được một cách tối đa hiệu quả các trang thiết bị và phương tiện hỗ trợ dạy
học.
- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong lớp mà chỉ chú
trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp
thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
- GV chưa khơi gợi được sự hứng thú của HS dẫn đến thực trạng HS chán học,
kết quả học tập giảm sút.
- Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp
cho học sinh tham gia tích cực hỗ trợ hiệu quả cho việc học tập bộ môn.
Chính vì vậy, nhiều HS thường coi nhẹ môn Ngữ văn, dẫn đến còn nhiều đối
tượng HS yếu kém.
2.3. Các nhân tố khác:
- Thế kỉ 21 là thế kỷ hội nhập toàn cầu, đời sống kinh tế xã hội phát triển, những
môn học mang tính ứng dụng (Toán, Lý, Hoá, Tin học, Ngoại ngữ…) quan trọng hơn
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
9


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

bao giờ hết thì văn chương vốn ít tính ứng dụng, tương lai người học không được đảm
bảo, nên học sinh ngày càng xa rời văn chương.
- Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy: Sách tham khảo, sách

hướng dẫn để học tốt, những bài văn mẫu… quá nhiều đã làm cho học sinh bỏ rơi sách
giáo khoa. Nhiều học sinh tỏ ra biết đầy đủ nội dung tác phẩm văn chương, soạn bài
đầy đủ nhưng thực ra chưa một lần đọc văn bản trong sách giáo khoa vì các em dựa tất
cả vào sách tham khảo. Như vậy, vô hình chung, sách tham khảo quá nhiều lại phản tác
dụng đối với một bộ phận học sinh
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, đa phần là do
hoàn cảnh kinh tế gia đình, do các em lười học hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,...
Những điều này đã ảnh hưởng nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến
các em chán nản việc học, hổng kiến thức.
- Đặc điểm của trường là ở nông thôn, điều kiện học tập của một số học sinh còn
khó khăn.
II. Kết quả KSCL đầu năm học 2019-2020 và kết quả KSCL giữa kì I
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
STT Khối Sĩ số

Khá

Giỏi
SL

%

T.Bình

Kém

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

8

11,9

29

43,2

27

42

2

2,9


9

14,1

27

42,3

19

29,6

5

7,8

1

6

67

0

2

7

64


4

3

8

45

0

11

24,4

12

26,6

14

31,3

8

17,7

4

9


51

0

9

17,6

21

41,3

15

29,4

6

11,7

5

TH

227

4

37


19,9

89

39,2

75

30,0

21

9,2

6,2

1,7

BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
STT

Khối Sĩ số

Khá

Giỏi
SL

%


T.Bình

Kém

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

5

7,4

17

25,3


27

40,5

18

26,8

17

25,1

18

28,1

16

25,0

9

14,0

1

6

67


0

2

7

64

5

3

8

45

0

2

4,4

11

24,4

14

31,1


18

40,5

4

9

51

0

3

5,8

12

23,7

10

19,6

26

50,9

5


TH

227

5

27

11,8

58

23,2

67

29,5

71

33,3

7,8

2,2

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
10



Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Như vậy, ngay từ đầu năm học 2019 – 2020, tỉ lệ HS yếu và tái yếu của trường
tính theo bài thi khảo sát là rất nhiều (chiếm 39,2%). Qua kì thi khảo sát giữa học kì I,
tỉ lệ bài thi HS yếu kém môn Văn của trường còn tăng lên so với đầu năm (chiếm
62,8%).) (So với toàn huyện, môn Văn 9 đứng thứ 14/21; môn Văn 6 đứng thứ 9/21).
Thực trạng trên là một bài toán nan giải đặt ra cho Ban giám hiệu và mỗi giáo viên
đứng lớp. Vậy khắc phục tình trạng HS yếu kém như thế nào cho có hiệu quả? Đó vẫn
luôn là câu hỏi khiến bản thân tôi và các đồng nghiệp vô cùng trăn trở.
III. Kế hoạch phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn tại trường THCS Tiên Lữ năm
học 2019-2020
Từ thực trạng trên, nhóm Ngữ văn thống nhất với BGH nhà trường xây dựng
thời gian và kế hoạch phụ đạo HS yếu như sau:
- Thời gian thực hiện: Từ 15/09/2018 đến 15/04/2019
- Kế hoạch :
Môn

Văn

Khối 6

Khối 7

Số
lớp

Số
HS


Số
buổi

Số
lớp

1

11

15

1

Số
Số
HS
buổi
1
0 15

Khối 8
S

Khối 9

Số
lớp


Số
HS

Số
buổi

Số
lớp

Số
HS

Số buổi

1

12

15

1

9

15

Trong các khối lớp, tỉ lệ HS yếu kém của khối 8 chiếm tỉ lệ cao (có 12/45 HS
yếu kém, chiếm tỉ lệ 26,6%). Tỉ lệ ấy là một thách thức không hề nhỏ đối với mỗi giáo
viên đứng lớp. Đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng từ phía các thầy cô giáo, nhất là từ phía các
em học sinh.


_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
11


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤ ĐẠO HS
YẾU KÉM MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THCS TIÊN LỮ
I. Các biểu hiện của HS yếu kém môn Ngữ văn
Trong quá trình giảng dạy trên lớp và theo dõi HS, tôi và các đồng nghiệp đã liệt
kê một số biểu hiện của HS yếu kém môn Ngữ văn tại trường THCS Tiên Lữ như sau:
- Vở viết không đủ nội dung; nhiều em còn ghi chép lẫn lộn môn Ngữ văn với
các môn học khác; chữ viết cẩu thả; trình bày vở không khoa học; chữ viết thiếu nét,
thậm chí chưa viết thành từ, thành câu...
- Qua các bài kiểm tra và việc học tập trên lớp hằng ngày, học sinh yếu kém
thường mắc các lỗi về cả kiến thức và kĩ năng:
+ Về kiến thức: Đa phần học sinh yếu kém học trước quên sau, có khi dạy xong
một bài các em chẳng nắm được gì, ngay cả tên văn bản, tác giả, hoàn cảnh ra đời của
tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt cũng không nhớ; chưa hiểu được nội dung và
nghệ thuật của các văn bản; chưa xác định rõ được ngôi kể; sắp xếp các sự việc không
theo trình tự hợp lí...
+ Về kỹ năng: Kĩ năng đọc, viết: Tình trạng “chưa đọc thông, viết thạo” (đọc
chưa thạo, đọc ngọng, vừa đọc vừa đánh vần...), không biết đọc diễn cảm ; Về chính
tả: vở viết và bài kiểm tra còn sai chính tả nhiều (lỗi khi phân biệt d,r và gi; x và s; ch
với tr ...); Về kĩ năng diễn đạt: các em còn yếu về việc nhận diện từ, câu, chưa biết vận
dụng câu từ trong khi nói và viết, cấu trúc bài văn chưa mạch lạc, chưa rõ ràng (trong
một bài văn không biết tách phần mở bài, thân bài và kết bài).

- Ngoài ra, trong giờ học trên lớp, các em HS yếu kém thường không có hứng
thú học tập: uể oải, không tập trung chú ý, không quan tâm việc học, hay làm việc
riêng, trêu chọc các bạn...
Nhìn chung, HS yếu kém thường có nhiều biểu hiện chán nản, bất cần, không có
ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập. Nếu không có những giải pháp khắc phục tình
trạng trên, những HS ấy sẽ không tiến bộ, có khi còn lôi kéo thêm những em HS khác,
làm giảm chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của
nhà trường nói chung.
II.
Nguyên nhân dẫn đến HS yếu kém
Sau khi nghiên cứu kĩ thực trạng dạy và học của GV và HS, nhất là đi sâu vào
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng HS ở các lớp,
nhóm GV Ngữ văn chúng tôi rút ra một số nguyên nhân sau:
1. Về phía giáo viên
- Việc đổi mới phương pháp dạy – học chưa đồng bộ, một số giáo viên chưa
tích cực trong việc đổi mới phương pháp.
- Sự thiếu thốn về phương tiện, thiết bị dạy – học bộ môn.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
12


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

- Số lượng công việc của giáo viên Ngữ văn ở trường THCS còn nhiều, vì
vậy ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tự học, tự nghiên cứu để phục vụ cho giờ
dạy. Giáo viên Ngữ văn ở trường THCS phải nghiên cứu quá nhiều các nội dung
về kiến thức bộ môn mới có thể thực hiện đảm bảo những quy định về chương
trình dạy – học bộ môn. Thực tế, giáo viên ngữ văn THCS phải cáng đáng một số

lượng công việc rất lớn về chuyên môn, phải dành không ít thời gian vào việc
chấm, chữa bài cho học sinh, làm hồ sơ sổ sách theo quy định, làm công tác phổ
cập giáo dục và những công việc chuyên môn khác của nhà trường như công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu.
- Đời sống của giáo viên Ngữ văn nói riêng và đội ngũ nhà giáo nói chung
còn gặp nhiều khó khăn do chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ chưa cao. Vì vậy,
nhiều thầy cô giáo chưa thật sự chuyên tâm vào công tác dạy – học.
2. Về phía học sinh
Để dẫn đến chất lượng môn Ngữ văn chưa cao và đặc biệt là còn một bộ
phận học sinh yếu kém, bên cạnh nguyên nhân từ phía người dạy thì trong quá
trình giảng dạy và bằng các hình thức kiểm tra tôi thấy có những tồn tại từ phía
học sinh như sau:
- Một bộ phận học sinh ham chơi, lười biếng, chưa ham thích học tập. Trong
giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do chưa hiểu sâu,
chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu tư duy trước những câu hỏi, những
vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cô.
- Ở lớp, học sinh không tập trung vào việc học; ở nhà, không chủ động làm bài
tập, không chuẩn bị bài, chưa có phương pháp và động cơ học tập đúng đắn nên
thường học vẹt để đối phó mà không hiểu cặn kẽ bài học.
- Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi
xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc
học một số môn Khoa học tự nhiên, Ngoại ngữ, Tin học... để có lợi cho công việc,
cho việc chọn nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn.
- Học sinh bị hổng kiến thức từ những lớp dưới. Vì nguyên nhân nào đó làm cho
học sinh một vài giai đoạn không chuyên tâm vào việc học làm kiến thức bị gián đoạn.
- Học sinh chưa có phương pháp tự học. Các em chưa biết chủ động sắp xếp thời
gian, chưa biết sử dụng tài liệu tham khảo hợp lí. Tình trạng tài liệu tham khảo tràn lan
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh

13


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

trên thị trường và rất nhiều tài liệu trong quá trình xuất bản nội dung bị sai, và học sinh
cẩu thả dẫn đến những sai sót quá nhiều trong bài kiểm tra và bài thi.
- Một số ít HS khó khăn về nhận thức, có vấn đề về trí nhớ.
3. Về phía phụ huynh học sinh
- Một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em.
Một số gia đình phụ huynh mải đi làm ăn xa, con cái sống với ông bà, việc học của các
con phó mặc cho nhà trường và thầy cô…
- Một số cha mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh
lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi, đi du lịch, giả bệnh,...) cha mẹ cũng
đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất
dần căn bản...và rồi yếu kém.
- Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế hoặc đời sống tình cảm (cha
mẹ li hôn, li thân, mâu thuẫn…) khiến HS không chú tâm vào học tập.
- Một số gia đình hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn.
III. Các giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp
THCS
Từ thực trạng việc dạy và học bộ môn Ngữ văn và đặc biệt là thực trạng học
sinh yếu kém môn Ngữ văn của trường THCS Tiên Lữ, tôi thấy cần có những giải
pháp cụ thể đối với việc dạy các em học sinh yếu kém để góp phần nâng cao chất
lượng học sinh đại trà nói chung và chất lượng học sinh yếu kém môn Ngữ văn nói
riêng. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém như sau:
1. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
1.1.Đối với giáo viên:
a. Đối với những giờ học trên lớp:
* Tạo động cơ, gây lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập bộ môn cho

học sinh.
Giáo viên cần cho học sinh thấy được vai trò, tầm quan trọng của bộ môn Ngữ
văn tạo cho học sinh có nhu cầu nâng cao tri thức môn học. Nắm vững tâm lí lứa tuổi
của các em học sinh tạo động cơ quyết tâm phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình
bởi lẽ “Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt, phải hình thành dần dần trong
quá trình học sinh chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của
thầy”.
Vậy phải làm gì để gây lòng tin, tạo hứng thú, sự say mê, yêu thích bộ môn Ngữ
văn?
Tạo hứng thú, yêu thích bộ môn qua việc cho học sinh thấy được vai trò, tầm
quan trọng của môn Ngữ văn trong chương trình THCS; vai trò, tầm quan trọng của
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
14


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

môn Ngữ văn trong đời sống, giao tiếp, ứng xử, trong hình thành và phát triển nhân
cách mỗi con người vì “học văn là học cách làm người”.
Tạo cho học sinh hứng thú bằng sự thay đổi phương pháp, hình thức dạy học.
Linh hoạt đa dạng trong mỗi giờ, mỗi phần, chú ý hoạt động đặc trưng bộ môn.
* Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh:
Giáo viên cần chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện. Tránh sự
nóng vội, buông trôi, phó mặc. Việc quan tâm sát sao giúp giáo viên không chỉ xác
định chính xác mức độ kiến thức của học sinh mà còn nắm bắt được tâm lí, tình
cảm, sự thiếu hụt của các em về kiến thức. Giáo viên cần gần gũi, chăm lo và động
viên và cả kiểm tra việc học tập của học sinh đặc biệt là những em có học lực yếu
kém, học sinh cá biệt.

Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em về số lượng và chất lượng thông qua các
hình thức, có thể thông qua truy bài của ban cán sự lớp, hay của các thành viên trong
lớp, qua hình thức kiểm tra trực tiếp của giáo viên bằng cách trình bày bài giải lên
bảng, sau đó cho cả lớp nhận xét bài làm của bạn, phát hiện chỗ sai, chỗ thiếu để sữa
chữa bổ sung làm cho bài làm hoàn chỉnh, giúp cho các em học yếu thấy được chỗ
mình hay mắc sai lầm, chỗ mình còn thiếu- yếu để rút kinh nghiệm.
Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho các em
phải làm dù sai, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu cho từng học
sinh, phải tạo cho các em có thói quen làm bài tập ở nhà, biết được chỗ thiếu-yếu của
mình. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng tiến các em bộ của các em
dù là một tiến bộ nhỏ, giúp các em có lòng tin vào bản thân mình.
Thông qua hoạt động của ban cán sợ lớp, việc truy bài thường xuyên đối với các
bạn học yếu cũng là một cách để các bạn đó phải làm bài tập, tạo ra phong trào thi đua
theo bàn học, theo nhóm học hay theo từng tổ, nêu ra cách thưởng phạt công minh để
các thành viên trong tổ thực hiện.
* Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS theo hướng phát
huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới cần gắn với
khai thác, sử dụng thiết bị giáo dục trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu
cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng.
Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình lên
lớp, đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện
trong giờ học, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho
giờ học. Ở mỗi bài học cần:
- Xác định đúng, đủ mục tiêu bài học theo đặc điểm từng thể loại.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
15



Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

- Cải tiến hình thức tổ chức hoạt động để phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh.
- Hệ thống kiến thức phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp dựa trên
chuẩn kiến thức, cần giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm của từng bài.
- Mỗi bài học cần xây dựng một số câu hỏi then chốt nhằm khai thác những kiến
thức trọng tâm của bài.
- Tăng cường sử dụng dồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả
tiết dạy.
- Trong giờ học sinh phải được làm việc tham gia chiếm lĩnh kiến thức mới. Để
thực hiện tốt vấn đề này giáo viên cần quan tâm tới các đối tượng học sinh, đặc biệt
với học sinh yếu kém. Dạy học sinh cách học trong đó có phương pháp tự học là yêu
cầu bắt buộc luôn phải đặt ra trong mỗi giờ lên lớp.
,
Không dạy – học theo lối đọc – chép. Dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo
viên, học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thưc, tự rút ra những kết luận, những bài học
cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa. Làm cho “Học” là một quá trình kiến tạo ;
học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, …muốn
vậy cần có những biện pháp yêu cầu học sinh “động não”.
* Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)
Khi tiếp nhận lớp cần hướng dẫn học sinh cách ghi chép sao cho đúng, đủ, khoa
học, dễ học. Học sinh rất tiết kiệm, thường để lề rất ít hoặc không để lề, vì vậy giáo
viên phải kiểm tra nhắc nhở học sinh phải để lề đủ lớn (2,5-3,0 cm) giúp dễ theo dõi
bài học. Nếu cần bổ sung thì ghi vào lề cho tiện. Phần số tiết, tên bài, các đề mục cũng
cần phải ghi làm sao cho nổi bật dễ nhận thấy. Sau mỗi tiết học cần có thói quen kẻ hết
bài để dễ học, dễ kiểm tra.
Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập của từng
phần trong phân môn.

Đối với phần văn bản, giáo viên cần cho học sinh đọc, tóm tắt lại văn bản trước
khi học. Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt được
nội dung văn bản, học thuộc dẫn chứng.
Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả, sự nghiệp
văn chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm hiểu
phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ).
Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc.
Đối với phần Tiếng Việt:
- Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó (Từ nhận
biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao).
- Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép tu từ
đó trong hoàn cảnh sử dụng.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
16


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

- Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ đề.
Đối với phần Tập làm văn:
- Nắm được đặc trưng các kiểu văn bản: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận,
Thuyết minh, Hành chính công vụ.
- Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết viết
các đoạn để hoàn chỉnh bài viết.
* Thường xuyên đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
Trong kiểm tra đánh giá cần:
- Ra đề theo hướng phát triển năng lực, đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận

dụng kiến thức, hạn chế học vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng phải phù hợp với đối
tượng.
- Thực hiện nghiêm túc qui trình kiểm tra, trả bài kiểm tra và thời hạn trả bài
kiểm tra cho học sinh.
- Kiểm tra là thước đo sự chuyển biến vừa là sự nhắc nhở, động viên trong
quá trình học tập.
- Kiểm tra thường xuyên với nhiều dạng bài, nhiều hình thức khác nhau: Bài
tập trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra việc
ghi chép, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà, kiểm tra trong giờ dạy lí thuyết, kiểm tra
trong giờ thực hành... Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra theo tinh thần của
Bộ GD & ĐT, “Kiểm tra theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng
kiến thức, hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc”.
- Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, lấy sự chuyển biến của học
sinh để động viên khích lệ học sinh nỗ nực phấn đấu vươn lên trong học tập. Quan
trọng hơn là kiểm tra những sai xót, những lỗi mắc phải của học sinh để tìm ra
nguyên nhân dẫn đến sai sót và biện pháp khắc phục, bài học kinh nghiệm rút ra từ
sai lầm đó. (Lưu ý khi học sinh mắc lỗi, kết quả không như mong muốn, tuyệt đối
không biểu hiện bi quan, thất vọng hoặc dùng kết quả để lăng mạ, chỉ trích, mỉa
mai học sinh).
b.Công tác phụ đạo học sinh yếu kém:
- Lập danh sách học sinh yếu kém:
+ Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ môn
mình. Qua kết quả khảo sát đầu năm, kết quả học tập từ năm trước, các biểu hiện
trên lớp để nắm rõ các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém.
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
17



Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

+ Phân loại đối tượng HS yếu kém để có những giải pháp phù hợp. Những
em yếu do học lệch, những em yếu tất cả các môn để có kế hoạch phụ đạo hợp lí
và hệ thống bài tập vừa sức với từng đối tượng.
- Điểm danh học sinh mỗi buổi học. Ghi nhận và báo với giáo viên chủ nhiệm
những trường hợp học sinh bỏ học phụ đạo để có biện pháp khắc phục.
- Bù lấp kiến thức cho HS yếu kém bằng một chương trình phụ đạo riêng với hệ
thống kiến thức và bài tập vừa sức, từ những vấn đề cơ bản, tập trung vào những phần
HS bị thiếu hụt từ lớp dưới để nâng dần lên, giúp các em hòa nhập vào các giờ học trên
lớp.
- Lập hồ sơ cho từng em HS yếu kém, theo dõi chặt chẽ từng biểu hiện của các
em, động viên sự tiến bộ kịp thời và nhắc nhở khi các em có biểu hiện lơ là. Hàng
tuần, hàng tháng thầy cô giáo đều phải ghi chép những biểu hiện của các em về điểm
số, chữ viết, kĩ năng đọc, dùng từ, đặt câu... để điều chỉnh kế hoạch sao cho sát đối
tượng.
1.2. Đối với học sinh:
Để kết quả học tập của bản thân có những tiến bộ thì các em học sinh, nhất là
các em yếu kém cần phải:
- Nêu cao ý thức tự giác trong học tập, cả ở trên lớp và ở nhà.
- Biết vận dụng phương pháp học tập khoa học, hiệu quả, thiết thực.
- Ghi chép bài đầy đủ, có đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phù hợp
phục vụ cho môn học.
- Tự đánh giá được mức độ nhận thức của bản thân từ đó điều chỉnh phương
pháp học tập phù hợp.
- Những bài kiểm tra bị điểm yếu phải kiên trì, không chán nản, rút kinh nghiệm
và tự mình làm lại để giáo viên kiểm tra đánh giá.
- Luôn rèn kĩ năng nghe, đọc, nói, viết. Đặc biệt phải luôn chú ý rèn chữ và sửa
các lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ, sắp xếp ý trong bài văn.
- Tạo tâm lí thoải mái, chủ động, không ngại khó hay rụt rè tự ti trước tập thể.

Tích cực phát biểu, hỏi thầy cô những vướng mắc gặp phải trong khi học tập bộ môn.
1.3. Đối với phụ huynh học sinh
Các bậc phụ huynh cần xác định rõ mục đích cho con đi học: Tạo cho con
một nền móng vững chắc để bước vào đời, để lập nghiệp, để con em mình hoà
nhập được với xu thế phát triển của xã hội và hơn thế là để con em mình có đủ khả
năng để tự tách ra khỏi vòng tay của bố mẹ để tạo dựng một sự nghiệp vững chắc
và có một gia đình độc lập.

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
18


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Các bậc phụ huynh phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con
em mình, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm
hiểu việc học tập của con em mình.
Phụ huynh cần giúp các con vượt qua khó khăn để lấy lại kiến thức đã mất, động
viên con khi bị điểm kém thì cũng không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên
nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến trường (bảo đảm
thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập
với con em mình, nhắc nhở con cái giờ học…), khi giáo dục con em nên nhẹ nhàng,
cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt.
Giáo viên và phụ huynh học sinh cần giúp HS vượt qua khó khăn để lấy
lại kiến thức đã mất, động viên con khi bị điểm kém thì cũng không nên quá
chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Giáo viên thường xuyên thông tin cho phụ huynh có con em học yếu kém

để phụ huynh biết.
1.4. Đối với Ban Giám hiệu nhà trường
Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn
cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém, ngăn
ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học
sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng học sinh
đầu năm học và ở Hội nghị viên chức.
Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo sát
chất lượng học sinh đầu năm học này để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân
loại số học sinh yếu kém ở từng lớp, từng khối lớp.
Xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém, triển khai,
hướng dẫn trước hội đồng sư phạm của nhà trường. Phân công trách nhiệm cụ thể
cho từng thành viên trong bảng phân công chuyên môn của các tổ chuyên môn.
Yêu cầu giáo viên phụ trách công tác bồi dưỡng HS yếu kém phải có kế hoạch
về chương trình dạy, nội dung dạy và kế hoạch kiểm tra báo cáo lên Ban Giám hiệu.
Khi có sự điều chỉnh về nội dung, chương trình, số lượng HS tham gia cần báo cho
Phó Hiệu trưởng phụ trách.
Hằng tháng yêu cầu giáo viên phụ trách bộ môn có học sinh yếu kém báo cáo
với Ban Giám hiệu về các vấn đề liên quan đến chương trình, tài liệu hoặc các vấn đề
liên quan đến việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
2. KẾ HOẠCH CỤ THỂ.
2.1. Chương trình phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn:
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
19


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS


- Lớp 6
Buổi
1,2
3,4,5
6,7,8
9,10,11
12,13
14,15
- Lớp 7

Nội dung
Luyện tập đọc viết.
Chữa lỗi chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt.
Ôn tập các truyện dân gian- Kiểm tra
Ôn tập kiến thức và bước đầu rèn kỹ năng làm bài văn tự sự.
Ôn tập kiến thức Tiếng Việt
Ôn tập và rèn kĩ năng làm văn miêu tả

Buổi
1,2
3,4
5,6
7,8
9,10
11,12
13
14
- Lớp 8

Nội dung

Chữa lỗi chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt.
Ôn tập ca dao, dân ca
Ôn tập kiến thức chung về tạo lập văn bản
Ôn tập Tiếng Việt- Kiểm tra
Ôn tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam
Ôn tập và rèn kĩ năng làm văn biểu cảm
Ôn tập thơ hiện đại
Ôn tập Tiếng Việt

Buổi
1
2,3
4,5
6,7
8,9
10,11
12,13
14,15
- Lớp 9

Nội dung
Chữa lỗi chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt.
Ôn tập các văn bản truyện kí
Ôn tập kiến thức chung về tạo lập văn bản
Ôn tập Tiếng Việt – Kiểm tra
Ôn tập văn học nước ngoài
Ôn tập và rèn kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Ôn tập văn bản nhật dụng
Ôn tập văn thuyết minh


Buổi
Nội dung
1
Chữa lỗi chính tả, dùng từ, lỗi diễn đạt.
2,3
Ôn tập các văn bản nhật dụng
4,5
Ôn tập và rèn kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
6,7
Ôn tập Tiếng Việt- Kiểm tra
8,9
Ôn tập văn học trung đại
10,11,12
Ôn tập các văn bản thơ hiện đại
13,14
Ôn tập văn bản truyện hiện đại
15
Ôn tập – kiểm tra
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
20


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

2.2. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, BÀI TẬP CỤ THỂ CÙNG LỜI GIẢI MINH HỌA
CHO CHUYÊN ĐỀ
Dưới đây, tôi xin phép lấy ví dụ minh họa cho các dạng bài tập phụ đạo HS yếu
kém lớp môn Ngữ văn 6.

DẠNG BÀI LUYỆN TẬP ĐỌC, VIẾT
1.1.Mục tiêu :
- Về kiến thức: Kiểm tra năng lực đọc, viết của HS.
- Về kĩ năng: Giúp các em đọc đúng, biết ngắt nghỉ đúng chỗ; viết đúng chính tả.
- Thái độ: Giúp HS khắc phục tâm lí sợ môn Văn, bước đầu thấy hứng thú với
môn Văn; thấy học văn là điều không quá khó như tưởng tượng.
- Lưu ý với GV: cần gần gũi, thân thiện với HS, kiên trì, nhẫn nại với các em; có
quyết tâm hoàn thành mục tiêu bài học.
1.2. Chuẩn bị của GV và HS.
- GV: Chuẩn bị bảng phụ, hệ thống các bài tập với ngữ liệu quen thuộc, gần gũi.
- HS: Chuẩn bị vở ghi, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để học bài
1.3. Tiến hành của thầy và trò.
Bước này được thể hiện qua một hệ thống bài tập đơn giản, cùng hoạt
động của thầy và trò.

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
21


Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Treo bảng phụ bài thơ

Nội dung kiến thức cần đạt
Bài tập 1. Đọc, chép chính tả:
MẸ
Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn
Ngữ văn cấp THCS
Lặng rồi cả tiếng con ve,

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru,
Lời ru có gió mùa Thu,
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng
con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Bước 2 : Cách tiến hành :
(Trần Quốc
- GV cho từng em đọc thầm 2 lượt.
Minh)
- GV đọc mẫu một lượt, cho HS theo dõi.
- Cho HS đọc theo cặp đôi, kiểm tra chéo lẫn nhau,
nêu nhận xét.
- Cho 2-4 HS yếu kém nhất đọc, các HS khác nghe
và nhận xét.
- GV sửa lỗi cho HS, động viên khích lệ các em có
cố gắng.
- GV cất bảng phụ, đọc cho HS chép vào vở.
- Cho các em kiểm tra vở lẫn nhau.
- GV kiểm tra, nhân xét, nhắc nhở, động viên kịp
thời.
Bước 3 : Tổng hợp ý kiến, hướng dẫn HS cách
đọc bài.
- Biết ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu.
- Phát âm đúng khi đọc.

- Đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch.
- GV mở rộng vấn đề (không yêu cầu HS ghi: Bài
thơ cho ta thấy công lao to lớn của người mẹ. Cả
cuộc đời, mẹ luôn hi sinh thầm lặng cho con. Mẹ
luôn là ngọn gió mát lành đi theo mỗi chúng ta đến
suốt cuộc đời. (GV có thể hỏi thêm HS: vậy em có
biết câu thơ, câu ca dao nào nói về công cha
nghĩa mẹ không? Hãy đọc cho các bạn nghe nào?
(Nếu HS không trả lời được cũng là điều bình
thường, GV đừng thất vọng. Nếu HS đọc được, dù
chỉ một câu, thầy cô cần khích lệ các em để nhiều
em mạnh dạn và hứng thú hơn. Thầy cô có thể đọc
cho các em nghe một vài câu ca dao quen thuộc
cùng chủ đề để khắc phục trở ngại tâm lí của các
em rằng, học văn cũng không có gì là khó).
_____________________________________________________________________
Bài tập 2. Đọc, chép chính tả
Trường
GV: Trần
Hạnh
22
Bước 1:THCS
Treo Tiên
bảngLữ
phụ đoạn văn
Tục truyền
đờiThịHùng
Vương thứ sáu, ở làng Gióng



Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Lưu ý: Tùy từng trình độ HS, các thầy cô có thể xây dựng một hệ thống các bài tập
đọc viết gần gũi nhưng phải đa dạng, phong phú, tránh gây tâm lí sợ hãi, nhàm
chán…
1.4.Củng cố, dặn dò:
- Em gặp những khó khăn nào khi học môn Ngữ văn?
- Em mong muốn các thầy cô sẽ giúp đỡ em như thế nào?
- Em có kế hoạch gì để cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập?

DẠNG BÀI CHỮA LỖI CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ, LỖI DIỄN ĐẠT
2.1.Mục tiêu :
- Về kiến thức: Giúp HS đọc đúng, viết đúng chính tả, dùng từ đúng nghĩa, biết
cách diễn đạt ý thành câu văn.
- Về kĩ năng: HS có kĩ năng viết đúng chính tả, viết đúng hình thức ngữ âm của
từ, biết cách viết câu có nghĩa. HS có khả năng làm được một số bài tập nhận
biết đơn giản. Tiếp tục rèn các kĩ năng đọc. Có kĩ năng trao đổi nhóm nhỏ.
- Thái độ: Tiếp tục giúp HS khắc phục tâm lí sợ môn Văn, bước đầu thấy hứng
thú với môn Văn; thấy học văn là điều không quá khó như tưởng tượng.
- Lưu ý với GV: cần gần gũi, niềm nở với HS, kiên trì, nhẫn nại với các em; có
quyết tâm hoàn thành mục tiêu bài học.
2.2. Chuẩn bị của GV và HS.
- GV: Chuẩn bị bảng phụ, hệ thống các bài tập với ngữ liệu quen thuộc, gần gũi.
- HS: Chuẩn bị vở ghi, chuẩn bị tâm thế tốt nhất để học bài
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
23



Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

2.3. Tiến hành của thầy và trò.
Bước này được thể hiện qua một hệ thống bài tập đơn giản, cùng hoạt
động tích cực, chủ động của trò.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1. GV ôn tập kiến thức A.Rèn luyện chính tả
cho HS
1. Qui tắc viết hoa các danh từ riêng trong
HS lắng nghe, ghi nhớ, tái hiện, ghi tiếng Việt.
chép, lấy ví dụ minh họa.
- Tên người, tên địa lý Việt Nam:Viết hoa
chữ cái đầu mỗi tiếng. Ví dụ: Mai, Lan, Hà
Nội….
- Tên người, tên địa lý nước ngoài : viết hoa
chữ cái đầu mỗi tiếng có gạch nối. Ví dụ: Aima-tốp, Mat-xcơ-va
- Tên các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải
thưởng: Viết hoa chữ chữ cái đầu của mỗi bộ
phận tạo thành tên riêng đó. Ví dụ: Đảng
Cộng sản Việt Nam, Bằng khen, Trường
Trung học cơ sở Tiên Lữ…..
2. Cách phân biệt ch/tr ; s/x ; d/r/gi
a. Phân biệt ch/tr
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch.
Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn
ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông
chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuất hiện trong một
vài từ láy vần : trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân

thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không
viết tr): cha, chú, cháu, chị , chồng, chàng,
chút, chắt,...
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng
trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén,
chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,...
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch:
chẳng, chưa, chớ, chả,...
- Tên cây, hoa quả; tên các món ăn; cử động,
thao tác của cơ thể, động tác lao động chân
tay phần lớn viết với ch.
b. Phân biệt s/x
- X xuất hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề
xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh
_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
24


Chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng phụ đạo HS yếu kém môn Ngữ văn cấp THCS

Hoạt động 2:Luyện tập
Bước 1: Treo bảng phụ bài tập
Bước 2 : Cách tiến hành :
- GV cho từng em đọc thầm 1 lượt.
- GV nêu yêu cầu của bài tập
- Cho HS thảo luận và làm bài theo
cặp đôi.
- Cho mỗi cặp lên điền một phần nhỏ.

- Cho các cặp kiểm tra lẫn nhau, nhận
xét, bổ sung.
- GV sửa lỗi cho HS, động viên khích
lệ các em có cố gắng.
- GV cất bảng phụ, đọc cho HS chép
vào vở.
- Cho các em kiểm tra vở lẫn nhau.
Bước 3 : Tổng hợp ý kiến, hướng
dẫn HS cách làm bài tập.
- Biết viết đúng chính tả, biết phân

xoàng,...), s chỉ xuất hiện trong một số ít các
âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn,
soạng, suất.
- X và s không cùng xuất hiện trong một từ
láy.
c. Phân biệt d/r/gi
- Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ
láy.
- Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ
âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là
d (lim dim, lò dò, lai dai, líu díu,...)
- Từ láy mô phỏng tiếng động đều viết r (róc
rách, rì rào, réo rắt,...)
- Gi và r không kết hợp với các tiếng có âm
đệm. Các tiếng có âm đệm chỉ viết với d
(duyệt binh, duy trì, doạ nạt, doanh
nghiệp,...)
- Tiếng có âm đầu r có thể tạo thành từ láy
với tiếng có âm đầu b, c, k (gi và d không có

khả năng này) (VD: bứt rứt, cập rập,...)
3. Bài tập
Bài 1: Điền ch / tr:
- …ong …ẻo, …òn …ĩnh, …ập …ững, …
ỏng …ơ, …ơ …ọi, …e …ở, …úm …ím, …ẻ
…ung, …en …úc, …ải …uốt, …ạm …ổ, …
ống …ải.
Bài tập 2:
a) Điền chung / trung:
- Trận đấu ..... kết. (chung)
- Phá cỗ ..... Thu. (Trung)
- Tình bạn thuỷ .....(chung)
- Cơ quan ..... ương. (trung)
b) Điền chuyền hay truyền:
- Vô tuyến .... hình. (truyền)
- Văn học ... miệng. (truyền)
- Chim bay .... cành. (chuyền)
- Bạn nữ chơi .... (chuyền)
Bài tập 3: Điền x/s: ( bài đã điền sẵn đáp án)
Sơ suất
xuất xứ
xót xa
sơ sài
xứ xở
xa xôi

_____________________________________________________________________
Trường THCS Tiên Lữ
GV: Trần Thị Hạnh
25



×